Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Báo cáo thực tập nghiệp vụ Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất tại Công ty TNHH Đại Thiên Quý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.99 KB, 40 trang )

BáO CáO THựC TậP NGHIệP Vụ
Lm th tc hi quan cho lụ hng tm nhp tỏi xut
Lời mở đầu
Trong quỏ trỡnh hc tp v rốn luyn ti ngnh Kinh T Ngoi Thng -
khoa Kinh T Vn Ti Bin - Trng i Hc Hng Hi Vit Nam, em ó c
tip cn v trang b cho mỡnh cỏc kin thc v cỏc hc thuyt kinh t, cỏc kin
thc chuyờn ngnh Ngoi Thng Bờn cnh ú, Nh Trng cng to iu kin
cho em c tip cn vi thc t, vi mc ớch kt hp thc hnh vi lý thuyt ó
hc.
Thc tp chớnh l c hi cho chỳng em c tip cn vi thc t , c ỏp
dng nhng lý thuyt mỡnh ó hc trong nh trng, phỏt huy nhng ý tng m
trong quỏ trỡnh hc cha thc hin c. Trong thi gian ny, chỳng em c tip
cn vi tỡnh hỡnh hot ng ca doanh nghip, lm quen vi mt s cụng vic liờn
quan n hot ng Ngoi Thng, cng nh cú th quan sỏt hc tp phong cỏch
v kinh nghim lm vic t cỏc cỏn b nhõn viờn.
Khong thi gian thc tp tp 6 tun ti Cụng ty TNHH i Thiờn Quý,
c s giỳp tn tỡnh ca ban lónh o, cỏc anh ch cỏn b cụng, nhõn viờn ca
cụng ty v s hng dn ca thy cụ, em cú iu kin nm bt tng quỏt chung v
tỡnh hỡnh hot ng ca cụng ty, lm quen vi mt s nghip v liờn quan n
chuyờn ngnh Ngoi Thng v hon thnh c bi bỏo cỏo thc tp.
Mc dự ó c gng hon thnh tht tt bỏo cỏo thc tp nhng chc chn
khụng trỏnh khi nhng thiu sút. Em kớnh mong nhn c s cm thụng v tn
tỡnh ch bo ca quý Thy cụ v cỏc anh ch trong cụng ty.
Sinh viờn thc hin
Chu Th Thanh Mai
H tờn : Chu Th Thanh Mai Trang 1
Lp : KTN50 H2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY


I. GIỚI THIỆU CÔNG TY
Công ty TNHH Đại Thiên Quý đăng kí kinh doanh chính thức vào ngày 4
tháng 10 năm 2005 và đi vào hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh do
Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư TP.Hải Phòng cấp.
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Đại Thiên Quý
Tên công ty viết bằng tiếng Anh: Dai Thien Quy Company Limited
Tên viết tắt: Dai Thien Quy Co.,Ltd
Địa chỉ trụ sở chính: số 18 lô 3B khu đô thị mới ngã 5 sân bay Cát Bi,
Phường Đông Khê, Quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng, Việt Nam
Ngoài ra công ty còn có chi nhánh tại TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt
Nam
Điện thoại: 031 376519 Fax: 031 3651036
Email:
Mã số DN: 0200648398
Giám đốc: Đỗ Thị Lý
Ngành nghề kinh doanh được ghi rõ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh kèm theo báo cáo này, chủ yếu kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất
Công ty hoạt động tuân thủ theo chủ trương và chính sách của Nhà nước và
hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh.
II. CƠ CẤU CÔNG TY
Vì là công ty có quy mô nhỏ nên cơ cấu công ty tương đối đơn giản
bao gồm:
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 2
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
+ 01 trưởng kế toán kiêm giám đốc
+ 02 kế toán viên
+02 nhân viên làm chứng từ
+02 nhân viên làm giao nhận hàng

+02 nhân viên làm thủ tục hải quan
+01 nhân viên làm xin giấy phép kiểm dịch
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1. Đánh giá sơ bộ về hoạt động tạm nhập tái xuất của Việt Nam nói
chung
Do đặc thù của hàng hóa tạm nhập, tái xuất là mặt hàng có thuế suất thuế
nhập khẩu bằng 0% (mặt hàng gỗ); hàng tạm nhập tái xuất không thuộc đối tượng
phải nộp thuế VAT.
Diễn biến phức tạp của hàng tạm nhập, tái xuất:
Thời gian qua, hàng hóa tạm nhập, tái xuất có dấu hiệu bị tồn đọng tại các
cảng biển. Hàng hóa và phương tiện bị dồn ứ, ách tắc tại các khu vực biên giới.
Doanh nghiệp không chấp hành quy định về hàng hóa tạm nhập, tái xuất như: Sau
khi làm thủ tục để tái xuất khỏi các khu vực kiểm soát của hải quan ở Hải Phòng,
Quảng Trị đã đi sai tuyến đường, xuất hàng sai địa điểm tái xuất ở cửa khẩu; Lợi
dụng sự sơ hở của các cơ quan chức năng phá dỡ container, tẩu tán hàng, đưa vào
nội địa tiêu thụ. Đặc biệt là thực hiện hành vị tẩu tán hàng hóa ảnh hưởng đến môi
trường, sức khỏe cộng đồng gây bức xúc trong dư luận. Tờ khai tái xuất đã có xác
nhận thực xuất của Hải quan cửa khẩu nhưng doanh nghiệp không đến thanh
khoản…., dẫn đến còn nhiều hồ sơ tạm nhập, tái xuất quá hạn chưa thanh khoản.
2. Tình hình hoạt động của công ty nói riêng
a) Thị trường chủ yếu
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 3
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
Công ty chuyên kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất với các bạn chủ hàng tại
các vùng như Châu Phi, Trung Quốc, Indonexia, Malaysia,….
Cụ thể chủ yếu là các mặt hàng có nguồn gốc thực vật như:
+ Lạc nhân: Senegal
+ Rau câu: Indonexia

+ Hồ tiêu: Malaysia
+ Thuốc lá, hạnh nhân, hạt cười,…
b) Khái quát tình hình kinh doanh của công ty và đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, hoạt động tạm nhập tái xuất của Việt Nam nói
chung cũng như của công ty nói riêng có phần ngưng trệ, nguyên nhân là do thế
giới vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế, cùng với đó là những cuộc
đụng độ liên tiếp trong vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam với phía Trung
Quốc, Trung Quốc với các nước trong khu vực Đông Nam Á,… Điều này làm cho
tình hình vốn dĩ đã không khả quan nay lại thêm phần khó khăn. Đứng trước tình
hình đó, ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể nhân viên vẫn đồng lòng quyết tâm
giữ vững hoạt động đều đặn của công ty.
Thủ tục hải quan trong lĩnh vực tạm nhập tái xuất ở Việt Nam có phần hơi
phức tạp, đa phần là do đây là mặt hàng khá nhạy cảm, các doanh nghiệp phi pháp
thường lợi dụng kẽ hở của hoạt động này để buôn lậu làm ăn phi pháp. Do đó,
việc kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất gặp phải sự kiểm soát chặt chẽ và hết sức
gắt gao của hải quan. Do vậy, thủ tục hải quan được công ty thực hiện như thế
nào, phải nhanh chóng, chính xác như thế nào thì mới đem lại lợi nhuận nhanh
nhất cho công ty. Sau đây là phần nghiệp vụ về thủ tục hải quan mà em đã được
thực tập tại công ty.
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 4
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
PHẦN II
QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN CHO LÔ
HÀNG TẠM NHẬP TÁI XUẤT
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1. Khái niệm tạm nhập tái xuất
Theo điều 29 luật Thương mại 2005, tạm nhập tái xuất được định nghĩa như
sau:

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc
từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc
đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.
2. Cơ sở pháp lý
Công ty tiến hành hoạt động kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất hoàn toàn
dựa trên những quy định của pháp luật về hoạt động tạm nhập tái xuất.
a) Quy định của Chính Phủ về hoạt động tạm nhập tái xuất
Chính phủ có quy định rõ ràng, chi tiết về hoạt động tạm nhập tái xuất trong
chương III của nghị định Số: 12/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua,
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài:
Điều 12. Tạm nhập tái xuất hàng hóa
1. Thương nhân được quyền kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa theo
các quy định sau đây:
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 5
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
a) Việc tạm nhập tái xuất hàng hoá thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm
ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập
khẩu và hàng hoá thuộc Phụ lục số 02, số 03 kèm theo Nghị định này (nếu có quy
định cấp phép) thương nhân phải có giấy phép của Bộ Thương mại.
b) Đối với các loại hàng hoá khác không thuộc điểm a khoản 1 Điều này,
thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm nhập tái xuất tại Hải quan cửa khẩu.
2. Hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá một

trăm hai mươi ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường
hợp cần kéo dài thời hạn thương nhân có văn bản gửi Cục hải quan tỉnh, thành phố
nơi làm thủ tục đề nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá ba mươi ngày
và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập tái xuất.
3. Hàng tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt
Nam và chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam.
4. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập tái xuất phải tuân
thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
5. Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp
đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu do thương nhân Việt Nam ký với thương
nhân nước ngoài. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập
khẩu.
Điều 13. Các hình thức tạm nhập tái xuất khác
1. Hàng hóa là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không
thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm
nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, được phép tạm nhập tái xuất theo các hợp đồng
thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi
công. Thủ tục tạm nhập tái xuất giải quyết tại Hải quan cửa khẩu. Việc tạm nhập
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 6
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
tái xuất các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý bằng giấy phép
thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12.
2. Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân
với bên đối tác và đăng ký với Hải quan cửa khẩu.
3. Thương nhân được quyền tạm nhập hàng hóa mà thương nhân đã xuất
khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất

khẩu trả lại thương nhân nước ngoài. Thủ tục tạm nhập tái xuất giải quyết tại Hải
quan cửa khẩu.
Điều 14. Tạm xuất tái nhập hàng hóa
1. Thương nhân được tạm xuất tái nhập các loại máy móc, thiết bị, phương
tiện vận tải để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê, theo các hợp đồng
sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê với nước ngoài. Thủ tục tạm xuất
tái nhập quy định như sau:
a) Hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng
hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hoá thuộc Phụ lục số 02, số 03
kèm theo Nghị định này (nếu có quy định cấp phép) phải có giấy phép của Bộ
Thương mại.
b) Các loại hàng hóa khác không thuộc điểm a khoản 1 Điều này, thương
nhân chỉ cần làm thủ tục tạm xuất tái nhập tại Hải quan cửa khẩu.
2. Thời hạn tạm xuất tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân
với bên đối tác và đăng ký với Hải quan cửa khẩu.
3. Hàng hóa tạm xuất quy định tại Điều này được phép nhượng bán, biếu
tặng, trả lại khách hàng nước ngoài hoặc dùng làm tài sản để góp vốn vào liên
doanh đầu tư ở nước ngoài theo thỏa thuận trong hợp đồng của thương nhân với
bên nước ngoài, trừ hàng hoá tạm xuất tái nhập thuộc điểm a khoản 1 Điều này
phải có giấy phép của Bộ Thương mại trước khi thực hiện thoả thuận với bên
nước ngoài. Thủ tục thanh khoản lô hàng tạm xuất đó giải quyết tại Hải quan cửa
khẩu, nơi làm thủ tục tạm xuất khẩu.
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 7
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
4. Việc thanh toán tiền hàng máy móc, thiết bị thi công, phương tiện vận tải
nhượng bán hoặc dùng làm tài sản để góp vốn vào liên doanh đầu tư ở nước ngoài
phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam hoặc các quy định hiện hành về đầu tư ra nước ngoài của thương

nhân Việt Nam.
Điều 16. Chống chuyển tải bất hợp pháp
Để ngăn ngừa tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận thương
mại, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, trong trường hợp cần thiết
Bộ trưởng Bộ Thương mại báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi công bố danh
mục mặt hàng tạm ngừng kinh doanh theo các phương thức tạm nhập tái xuất,
chuyển khẩu; quy định điều kiện đối với một số mặt hàng hoặc ban hành danh
mục mặt hàng kinh doanh theo các phương thức này phải có giấy phép của Bộ
Thương mại.
Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29

tháng 6 năm 2001 cũng có quy
định vể hoạt động tạm nhập tái xuất như sau :
Điều 33. Hàng hóa tạm xuất khẩu, tạm nhập khẩu
1. Hàng hóa tạm xuất khẩu, tạm nhập khẩu chịu sự kiểm tra, giám sát hải
quan bao gồm:
a) Hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;
b) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp để phục vụ công việc trong thời
hạn nhất định;
c) Linh kiện, phụ tùng để phục vụ việc thay thế, sửa chữa của tàu biển, tàu
bay nước ngoài;
d) Hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa tạm xuất khẩu phải tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu
phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định và phải được làm thủ tục hải quan.
3. Hàng hóa tạm xuất khẩu mà không tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập
khẩu mà không tái xuất khẩu nếu được bán, tặng, trao đổi thì phải làm thủ tục hải
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 8
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất

quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; nếu thuộc danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật
về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện.
b) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất
b1. Trình tự thực hiện
+ Đối với cá nhân, tổ chức:
- Nộp Hồ sơ hải quan
- Nộp Hồ sơ thanh khoản
+ Đối với cơ quan Hải quan
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập
tái xuất thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại,
gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thuế.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 3: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và
trả tờ khai cho người khai hải quan.
Bước 4:. Phúc tập hồ sơ.
Bước 5:. Thanh khoản tờ khai tạm nhập.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập- tái xuất thực hiện
theo Điều 37 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính,
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2011 v/v hướng dẫn về thủ tục hải quan;
kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, theo đó :
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất thực hiện
theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra do
tính đặc thù của loại hình này, một số nội dung được hướng dẫn thêm như sau:
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 9
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô

Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
a) Hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất chỉ được làm thủ tục hải quan tại
cửa khẩu.
b) Hàng hoá khi tái xuất được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc
cửa khẩu tái xuất.
c) Hàng hoá tạm nhập-tái xuất là hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu
thì phải lưu giữ trong khu vực cửa khẩu nhập, phải làm thủ tục tái xuất tại Chi cục
Hải quan cửa khẩu tạm nhập hàng. Trường hợp hàng tái xuất được phép đi qua
cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì việc giám sát hàng hoá trong quá trình vận
chuyển đến cửa khẩu xuất áp dụng như đối với hàng chuyển cửa khẩu.
2. Quản lý hàng tạm nhập-tái xuất
a) Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá
xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải nộp một bản sao và xuất trình bản
chính tờ khai hàng tạm nhập.
b) Hàng hoá tạm nhập có thể được chia thành nhiều lô hàng để tái xuất. Khi
tái xuất, doanh nghiệp phải tái xuất một lần hết lượng hàng khai trên một tờ khai
tái xuất.
c) Hàng hóa tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan
c.1) Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập để tái xuất thuộc
danh mục hàng cấm nhập khẩu thực hiện theo điểm c khoản 1 Điều này.
c.2) Giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu:
c.2.1) Thương nhân chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hoá, niêm
phong trong thời hạn lưu lại tại Việt Nam và vận chuyển tới cửa khẩu xuất hàng;
c.2.2) Trường hợp nguời khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu tạm
nhập hàng nhưng hàng hoá được tái xuất tại cửa khẩu khác thì Chi cục Hải quan
cửa khẩu tạm nhập lập Biên bản bàn giao hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 10
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô

Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
(mẫu 03/BBBG-TNTX/2010 ban hành kèm theo Phụ lục III kèm theo Thông tư
này); việc giám sát hàng hoá được thực hiện bằng niêm phong hải quan;
c.2.3) Trường hợp người khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu
khác cửa khẩu tạm nhập thì sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất hàng, Chi cục Hải
quan cửa khẩu xuất fax tờ khai tái xuất (bản lưu Hải quan) cho Chi cục Hải quan
cửa khẩu tạm nhập để theo dõi, thanh khoản tờ khai theo quy định.
d) Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được xuất khẩu
qua cửa khẩu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất;
trường hợp chưa xuất hết, nếu có lý do chính đáng và còn trong thời hạn lưu giữ
tại Việt Nam theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày
23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt
động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá
cảnh hàng hoá với nước ngoài thì Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất xem
xét, gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp.
e) Việc gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa tạm nhập tái
xuất quy định tại khoản 2, Điều 12 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày
23/01/2006 của Chính phủ được thực hiện như sau:
e.1) Thời hạn ghi trong giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công thương là
thời hạn để thương nhân làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập vào Việt
Nam.
e.2) Trường hợp hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất đã hoàn thành thủ
tục tạm nhập vào Việt Nam được lưu lại tại Việt Nam theo thời hạn quy định (theo
Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 04/2006/TT-BTM của Bộ
Thương mại (nay là Bộ Công Thương), Thông tư 165/2010/TT-BTC và Thông tư
126/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính, hàng hóa tạm nhập- tái xuất được lưu ở Việt
Nam 120 ngày và được 2 lần gia hạn, mỗi lần là 30 ngày, thêm 15 ngày tờ khai
còn giá trị hiệu lực, như vậy hàng hóa tạm nhập được lưu tổng cộng là 195 ngày).
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 11
Lớp : KTN50 – ĐH2

B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
Nếu thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản
đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh
đạo Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận thời gian gia hạn theo quy định, ký,
đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thưong nhân để
làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản sao; không yêu cầu
thương nhân phải xin phép bổ sung của Bộ Công thương.
3. Thanh khoản tờ khai tạm nhập
a) Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập hàng hoá chịu trách nhiệm thanh
khoản tờ khai tạm nhập.
b) Hồ sơ thanh khoản thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 119 Thông tư này.
Theo đó:
1. Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế đã nộp, trong đó nêu rõ loại
hàng hoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế, số
tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan
khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản
chính;
2. Hợp đồng mua bán hàng hoá ký với người bán và người mua hoặc hợp
đồng nhập khẩu uỷ thác ký với nước ngoài: nộp 01 bản sao;
3. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01
bản chính;
4. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản
chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 26
Thông tư này: nộp 01 bản sao;
Điều 26. Cơ sở để xác định hàng hoá đã xuất khẩu
1. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển (bao gồm cả hàng
qua CFS), đường thuỷ nội địa là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục
hải quan, vận đơn xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh.
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 12

Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
2. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường hàng không, đường sắt
là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, chứng từ vận chuyển
xác định hàng đã xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh.
3. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng
chuyển tải, khu chuyển tải hoặc hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với
hành khách xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không (không có vận đơn) là tờ khai
hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, có xác nhận của Hải quan cửa
khẩu xuất: “HÀNG HÓA ĐÃ XUẤT KHẨU”.
4. Đối với hàng hoá xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan, là tờ khai hàng hoá
xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, có xác nhận của Hải quan kho ngoại
quan: “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO KHO NGOẠI QUAN”.
5. Đối với hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan là tờ khai hàng
hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, có xác nhận của Hải quan khu phi
thuế quan: “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO KHU PHI THUẾ QUAN”.
6. Đối với hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất bán cho doanh nghiệp nội
địa và hàng hoá của doanh nghiệp nội địa bán cho doanh nghiệp chế xuất là tờ
khai hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan.
7. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ là tờ khai xuất nhập khẩu
tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan.
5. Trường hợp hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu và hàng hoá nhập
khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất vào khu phi thuế quan (trừ
doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan thực hiện nộp hồ sơ như các
khoản 1, 2, 3, 4 Điều này), ngoài các giấy tờ như nêu trên phải có thêm:
a) Kết quả thanh khoản hướng dẫn tại khoản 10 Điều 44 Thông tư này: nộp
01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu;
b) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu
phi thuế quan: 01 bản sao có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp trong

khu phi thuế quan;
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 13
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
c) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuế
quan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp
trong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận;
d) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuế
quan của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quan
quản lý doanh nghiệp (đối với trường hợp doanh nghiệp khu phi thuế quan tiếp tục
đưa sản phẩm mua từ doanh nghiệp nội địa vào sản xuất, xuất khẩu hoặc sử dụng
trong khu phi thuế quan).
6. Các loại giấy tờ khác như hướng dẫn tại các điểm a.3, a.5, a.6, a.12
khoản 1 Điều 118 Thông tư này.
c) Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2
Điều 132 Thông tư này.
Điều 132, Thông tư 194/2010/TT-BTC năm 2010 của Bộ Tài chính quy
định: Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản là 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế
của tờ khai tạm nhập. Điều 18 cũng của Thông tư 194 lại quy định: Thời hạn nộp
thuế đối với hàng kinh doanh TNTX là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn TNTX.
d) Trường hợp hàng hoá tạm nhập nhưng không tái xuất hết, doanh nghiệp
đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa thì phải có văn bản gửi cơ quan hải quan.
Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hàng giải quyết thủ tục nhập khẩu và
thanh khoản tờ khai tạm nhập, không đăng ký tờ khai mới, doanh nghiệp chỉ khai
và nộp thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng (nếu có) theo quy định.
Thời hạn nộp thuế, phạt chậm nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều
18 Thông tư này.
Hàng hoá tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa phải tuân thủ chính sách thuế,
chính sách quản lý nhập khẩu như hàng hoá nhập khẩu theo loại hình nhập kinh

doanh.
b2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 14
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
b3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý
tương đương hợp đồng: 01 bản sao;
+ Hóa đơn thương mại: 01 bản chính, và 01 bản sao;
+ Bản kê chi tiết: 01 bản chính, và 01 bản sao;
+ Vận tải đơn: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản
vận tải đơn có ghi chữ copy;
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm hoặc phải xin
phép của Bộ Công Thương thì nộp 01 bản chính.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
b4. Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người
khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản
1, Điều 19 Luật Hải quan).
- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải
(tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ
tục hải quan theo quy đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp
dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu
áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà

lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn
kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 15
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp
thực hiện (nếu có):
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan
- Lệ phí (nếu có): 20.000 VNĐ/tờ khai
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ
tục a):
Tờ khai hải quan: Quyết định 1257/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan ngày 04/12/2001 về việc ban hành tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu giấy thông báo thuế.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật hải quan số 29/2001 QH10 ngày 29/06/2001;
- Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật Hải quan số 29/2001/QH11 ngày 29/06/2001;
- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật
Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
- Thông tư số 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
- Quyết định 1257/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

ngày 04/12/2001 về việc ban hành tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu giấy
thông báo thuế.
- Hướng dẫn cụ thể các công việc HQ cần làm
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 16
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
ngoài quán triệt và thực hiện đúng các quy định hiện hành tại Thông tư số
194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2012, Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày
25/11/2009 của Bộ Tài chính và Quyết định số 209/QĐ-TCHQ ngày 29/01/2011
của Tổng cục Hải quan đồng thời thực hiện một số nội dung sau:
Về việc lập Biên bản bàn giao hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.
Đối với trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất làm thủ tục đăng
ký tờ khai tái xuất tại cửa khẩu tạm nhập nhưng hàng hóa được tái xuất qua cửa
khẩu khác thì Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập lập biên bản bàn giao hàng
hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất theo đúng quy định tại điểm c.2.2 khoản 2, Điều
37 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/10/2010 của Bộ Tài chính. Khi lập
biên bản phải ghi đầy đủ các nội dung yêu cầu theo mẫu 03/BBBG-TNTX/2010
ban hành kèm theo Phụ lục III Thông tư số 194/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Cách thức giao nhận như sau:
a. Hải quan cửa khẩu tạm nhập:
+ Lập 02 Biên bản bàn giao, ký tên, đóng dấu công chức; yêu cầu người
khai hải quan cùng ký và ghi rõ họ tên; đóng dấu nghiệp vụ của Chi cục (Mẫu dấu
số 02) lên góc phải của Biên bản bàn giao.;
+ Niêm phong tờ khai hải quan tái xuất (bản lưu người khai hải quan) và
bản sao tờ khai tạm nhập giao cho người khai hải quan chuyển đến Chị cục Hải
quan cửa khẩu tái xuất. Biên bản bàn giao hàng hóa không niêm phong để làm
chứng từ đi đường;
+ Trước 08 giờ sáng hàng ngày, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập tổng

hợp danh sách các tờ khai tái xuất và Biên bản bàn giao theo từng cửa khẩu tái
xuât, fax và gửi thư điện tử cho Chị cục Hải quan cửa khẩu tái xuất biết để chủ
động theo dõi và làm thủ tục tiếp theo. Lãnh đạo Chi cục phân công công chức
theo dõi hàng chuyển cửa khẩu quản lý, thực hiên trao đổi và chịu trách nhiệm về
các thông tin trao đổi liên quan đến Biên bản bàn giao hàng kinh doanh tạm nhập
tái xuất.
+ Lưu một (01) Biên bản bàn giao (bản chính);
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 17
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
+ Lưu Bảng thống kê Biên bản bàn giao và Danh sách các tờ khai tái xuất
đã có xác nhận “hàng đã xuất khẩu” do Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất hàng
hồi báo theo tháng để cho việc tra cứu, đối chiếu khi cần.
+ Niêm phong hàng hóa giao người khai hải quan vận chuyển đến cửa khẩu
tái xuất. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất phải được chứa trong container
hoặc trong phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan theo quy
định tại điểm 2 Điều 13 Nghị định số 154/2005/NĐCP ngày 15/12/2005
của Chính phủ.
b. Hải quan cửa khẩu tái xuất:
+ Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra niêm phong hồ sơ hải quan, niêm phong hàng
hóa. Kiểm tra đối chiếu các thông tin trên Biên bản bàn giao với tình trạng lô
hàng…
+ Lãnh đạo Chi cục Hải quan phân công công chức/bộ phận chuyên theo
dõi hàng chuyển cửa khẩu để quản lý và thực hiện trao đổi, chịu trách nhiệm về
các thông tin trao đổi liên quan đến Biên bản bàn giao hàng kinh doanh tạm nhập
tái xuât. Trước 08 giờ sáng hàng ngày, công chức được phân công theo dõi hàng
chuyển cửa khẩu có trách nhiệm trả lời xác nhận về việc đã nhận được Bảng thống
kê Biên bản bàn giao cho Hải quan cửa khẩu tạm nhập; đồng thời tổng hợp Danh
sách các tờ khai tái xuất đã có xác nhận “hàng đã xuất khẩu” và Biên bản bàn

giao theo từng cửa khẩu tạm nhập, fax và gửi thư điện tử hồi báo cho Chi cục Hải
quan cửa khẩu tạm nhập biết để chủ động theo dõi và thanh khoản tờ khai theo
quy định;
+ Ký tên trên Biên bản bàn giao; ghi ngày/tháng/năm, ký xác nhận hàng đã
xuất khẩu và đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan;
+ Fax và gửi thư điện tử Bảng thống kê Biên bản bàn giao và Danh sách các
tờ khai tái xuất có xác nhận “Hàng đã xuất khẩu” hồi đáp cho từng Chi cục Hải
quan cửa khẩu tạm nhập vào thứ 3 hàng tuần theo đúng quy định tại Quy trình
quản lý hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu ban hành
kèm theo Quyết định số 209/QĐ-TCHQ ngày 29/01/2011 của Tổng cục Hải quan:
+ Lưu Biên bản bàn giao;
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 18
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
+ Lập biên bản để xử lý (nếu phát hiện vi phạm) theo quy định; Thông báo
cho Hải quan cửa khẩu tạm nhập biết.
Về việc xác nhận hàng hóa đã xuất khẩu:
Đối với hàng tái xuất qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng chuyển tải,
công chức Hải quan kiểm tra, xác nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông
tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010, Điều 26 Thông tư số 222/2009/TT-BTC
ngày 25/11/2009 của Bộ Tài chính và công văn số 1454/TCHQ-GSQL ngày
05/4/2011 của Tổng cục Hải quan. Lãnh đạo Chi cục kiểm tra ký tên và đóng dấu
Chi cục bên cạnh chữ ký và dấu công chức của công chức thừa hành.
Về việc gia hạn thời hạn tạm nhập - tái xuất đối với trường hợp hàng hóa
đã hoàn thành thủ tục tái xuất mà chưa xuất hết trong tám (08) giờ làm việc:
Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 37 Thông tư số
194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính. Trong thời gian gia hạn,
hàng hóa phải lưu giữ tại khu vực cửa khẩu, người khai hải quan, người kinh
doanh kho bãi ….phải đảm bảo tính nguyên trạng hàng hóa, hải quan cửa khẩu

xuất phải giám sát chặt chẽ hàng hóa cho đến khi tái xuất hết, không để hàng hóa
thẩm lậu vào nội địa.
II. THỰC HIỆN LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN CHO LÔ HÀNG TẠM
NHẬP TÁI XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH ĐẠI THIÊN QUÝ
Trình tự thực hiện lô hàng tạm nhập tái xuất có thể được mô tả như sau:
Phía bên bán ở Hồng Kông có 1 lô hàng từ Senegal muốn bán sang Trung
Quốc nhưng do luật định giữa Hồng Kông và Trung Quốc mà họ phải bán qua
Việt Nam.
Bước 1: Nhận được đề nghị phía Hồng Kông
- Chủ hàng bên phía Hồng Kông gửi mail về công ty với nội dung đề nghị
công ty làm dịch vụ cho 1 lô hàng nhập từ Senegal để xuất sang Trung Quốc với
mức giá trả cho công ty và các điều kiện phù hợp.
- Công ty check mail và trả lời chấp nhận hay không.
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 19
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
Bước 2: Lấy lệnh giao hàng, cược vỏ
- Hãng tàu mẹ gửi B/L gốc (3 bản gốc ghi chữ ORIGINAL)cho công ty.
Lúc này công ty sẽ check thông tin trên B/L xem đúng chưa: về địa chỉ công ty,
xem số B/L, tên tàu, chuyến tàu, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, các thông tin về
hàng hóa, số cont, số chì,…nếu sai phải báo lại cho hãng tàu để sửa.
- Công ty điện hỏi hãng tàu thời gian tàu đến, sau đó hãng tàu sẽ gửi fax
Thông báo hàng đến, công ty cũng check lại thông tin trên đó và tiến hành đi lấy
lệnh giao hàng.
- Để lấy được Lệnh giao hàng (Delivery order - DO) cần các giấy tờ như
sau: có 2 trường hợp:
+ Nếu công ty mẹ gửi B/L gốc, lấy lệnh giao hàng chỉ cần cầm giấy giới
thiệu của công ty và B/L gốc đến hãng tàu
+ Nếu công ty mẹ gửi B/L khác B/L gốc, nhưng đã có điện giao hàng cho

hãng tàu con, thì chỉ cần mang giấy giới thiệu và giấy báo hàng đến.
- Có đầy đủ các giấy tờ trên, hãng tàu phát hành lệnh giao hàng và cấp
cho B/L gốc khác (3 bản).
• Lưu ý: Trong quá trình lấy lệnh giao hàng cần phải đặt cược (trả phí để
nhận Giấy cược vỏ). Giấy này gồm 2 bản: 1 bản để đổi lấy lệnh giao nhận tại
cảng hoặc lấy cược, 1 bản đóng dấu đã cược vỏ hoặc miễn cược vỏ.
Bước 3. Đăng kí kiểm dịch cho lô hàng
Vì lô hàng có nguồn gốc thực vật nên công ty cần có chứng nhận kiểm dịch
thực vật được cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Sau khi lấy lệnh, công ty tiến hành đăng kí tờ khai hải quan điện tử (mở
cả 2 bản tờ khai nhập và xuất).
- Việc đăng kí kiểm dịch được đăng kí tại chi cục kiểm dịch thực vật,
động vật thì đăng kí tại tại chi cục kiểm dịch động vật.
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 20
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
- Hồ sơ đăng kí kiểm dịch gồm các giấy tờ sau:
+ B/L gốc (và B/L photo có dấu công ty)
+ Giấy đăng kí KDTV
+ Giấy phép KDTV nhập khẩu
- Chi cục kiểm dịch tiếp nhận hồ sơ và chứng nhận về việc tiến hành kiểm
dịch lên giấy đăng kí kiểm dịch, tiến hành kiểm dịch (mang theo lệnh giao hàng
để tiến hành mở cont lấy mẫu)
• Lưu ý: Nếu công việc kiểm dịch được tiến hành trước kiểm hóa hoặc
ngược lại thì cần giữ lại chì đã cắt để đưa cho cán bộ sau đó.
- Sau khi lấy mẫu, phía bên chi cục sẽ lập biên bản đã kiểm dịch và sau
24h lập Giấy chứng nhận kiểm dịch gồm 3 bản với nội dung như nhau.
+ Liên lưu hồ sơ hải quan cùng B/L gốc, giấy chứng nhận kiểm dịch, tờ
khai, hợp đồng, hóa đơn thương mại trong bộ hồ sơ hải quan để hàng hóa được

thông quan.
+ Liên xác nhận tái xuất: dùng để lên cửa khẩu xuất, đưa cán bộ hải
quan xác nhận đã xuất qua cửa khẩu và đưa cho bên mua.
Công ty phải lấy liên này về chuyển cho cán bộ hải quan cửa khẩu nhập để
lưu hồ sơ.
+ Liên lưu hồ sơ tái xuất: công ty giữ để làm thủ tục tái xuất
Bước 4: Nộp hồ sơ hải quan, kiểm tra và thông quan
- Qua kết quả phân luồng trong tờ khai hải quan điện tử tạm nhập, lô hàng
này của công ty thuộc luồng đỏ: phải nộp bộ hồ sơ hải quan và tiến hành kiểm tra
thực tế lô hàng.
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 21
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
- Tại Chi cục hải quan cửa khẩu nhập (Hải Phòng), Công ty nộp bộ hồ sơ
hải quan tạm nhập gồm:
+ Tờ khai hải quan NK: 02 bản chính;
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương
đương hợp đồng: 01 bản sao;
+ Hóa đơn thương mại: 01 bản chính, và 01 bản sao;
+ Bản kê chi tiết: 01 bản chính, và 01 bản sao;
+ Vận tải đơn: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản
vận tải đơn có ghi chữ copy;
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (bản lưu hồ sơ hải quan)
- Cán bộ hải quan tiếp nhận và ghi kết quả vào Phiếu ghi kết quả kiểm
tra chứng từ giấy, kí tên đóng dấu công chức.
- Hải quan tiến hành kiểm tra cont bằng máy soi, sau đó cán bộ hải quan
ghi kết quả vào Phiếu ghi kết quả kiểm tra qua máy soi, kí tên, đóng dấu công
chức.
- Kiểm hóa:

+ Để có quyết định kiểm hóa thì cần đăng kí kiểm hóa với Phòng điều
hành khớp lệnh (điều lệnh). Mục đích của kiểm tra thực tế này là để kiểm tra hàng
về chủng loại, số lượng,…
• Lưu ý: kiểm hóa với cảng mang theo lệnh giao hàng
- Thành phần tham gia kiểm hóa gồm:
+ Đại diện bên công ty
+ Đại diện giao nhận cảng
+ Cán bộ kiểm hóa
- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải
(tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ
tục hải quan theo quy đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 22
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp
dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu
áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
- Sau khi tiến hành kiểm tra, cán bộ hải quan xác nhận vào Phiếu ghi kết
quả kiểm tra hàng hóa, kí tên đóng dấu công chức.
- Cán bộ hải quan xác nhận thông quan, kí tên đóng dấu công chức lên 2
tờ khai NK và XK (đã được phân luồng xanh)
- Do công ty thực hiện khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu tạm
nhập hàng nhưng hàng hoá được tái xuất tại cửa khẩu khác nên theo quy định của
Thông tư số 194/2010/TT-BTC Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập lập Biên
bản bàn giao hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất theo trình tự sau:
+ Lập 02 Biên bản bàn giao, ký tên, đóng dấu công chức; yêu cầu người
khai hải quan cùng ký và ghi rõ họ tên; đóng dấu nghiệp vụ của Chi cục (Mẫu dấu
số 02) lên góc phải của Biên bản bàn giao.;

+ Niêm phong tờ khai hải quan tái xuất (bản lưu người khai hải quan) và
bản sao tờ khai tạm nhập giao cho người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải
quan cửa khẩu tái xuất. Biên bản bàn giao hàng hóa không niêm phong để làm
chứng từ đi đường;
+ Niêm phong hàng hóa giao người khai hải quan vận chuyển đến cửa
khẩu tái xuất (kẹp chì mới, ghi số chì mới)
Bước 5. Đổi lệnh giao nhận cont và lấy hàng
- Tiến hành đổi lệnh tại cảng theo tác nghiệp, tức là tùy theo đường thủy
hay đường bộ mà tiến hành.
• Đường bộ:
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 23
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
Giấy tờ để lấy lệnh giao nhận hàng tại cảng (lấy Phiếu giao nhận cont) gồm:
lệnh giao hàng gốc, giấy cược vỏ. Thông thường 1 cont được 3 Phiếu giao nhận
cont gồm liên xanh, vàng, hồng, tùy từng cảng chỉ có 1 liên hồng.
+ Liên hồng: Công ty giữ
+ Liên xanh: lưu kho (bảo vệ)
+ Liên vàng: hải quan
- Sau khi có Phiếu giao nhận cont, vào hải quan máy để kiểm tra phiếu.
Sau khi xe đi qua cổng, đưa liên xanh để hải quan cổng kiểm tra.
(Thường thì liên hồng do lái xe giữ, sau khi đưa xe về sẽ trả vỏ rồi nộp phí
hạ vỏ, lấy liên trả vỏ, trả liên hồng cho công ty để thanh toán tiền cước xe
- Công ty cầm Phiếu giao nhận cont (liên hồng), giấy cược vỏ, liên trả vỏ
để đến hãng tàu lấy cược.
• Đường thủy:
- Nếu vận chuyển đến cửa khẩu xuất bằng xà lan lash thì có thêm hải quan
giám sát, giám sát số cont đưa xuống xà lan phù hợp, thường thì 8cont/xà lan.
- Tới cửa khẩu có 2 cách lấy hàng: một là đưa cont lên bờ lấy ruột, hai là

lấy ruột trên xà lan rồi đưa lên bờ.
Bước 6: Làm thủ tục tái xuất
- Tại Chi cục hải quan cửa khẩu xuất (Cốc Nam, Lạng Sơn), doanh nghiệp
xuất trình bộ hồ sơ niêm phong (ở cửa khẩu nhập) cho cán bộ hải quan gồm:
+Tờ khai tái xuất (bản chủ hàng lưu)
+ Bản sao tờ khai tạm nhập
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 24
Lớp : KTN50 – ĐH2
B¸O C¸O THùC TËP NGHIÖP Vô
Làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập tái xuất
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (2 bản)
+ Biên bản bàn giao hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
- Cán bộ hải quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra niêm phong hồ sơ hải quan,
niêm phong hàng hóa. Kiểm tra đối chiếu các thông tin trên Biên bản bàn giao với
tình trạng lô hàng…
- Cán bộ hải quan ký tên trên Biên bản bàn giao; ghi ngày/tháng/năm, ký
xác nhận hàng đã xuất khẩu và đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan;
- Lưu Biên bản bàn giao;
• Lưu ý:
- Việc gia hạn thời hạn tạm nhập - tái xuất đối với trường hợp hàng hóa đã
hoàn thành thủ tục tái xuất mà chưa xuất hết: trong tám (08) giờ làm việc
- Trường hợp hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất đã hoàn thành thủ
tục tạm nhập vào Việt Nam được lưu lại tại Việt Nam 120 ngày và được 2 lần gia
hạn, mỗi lần là 30 ngày, thêm 15 ngày tờ khai còn giá trị hiệu lực, như vậy hàng
hóa tạm nhập được lưu tổng cộng là 195 ngày.
Các bước trên có thể được mô tả bằng sơ đồ đơn giản sau:
Họ tên : Chu Thị Thanh Mai Trang 25
Lớp : KTN50 – ĐH2
Nhận được
đề nghị

Lấy lệnh giao
hàng, cược vỏ
Đăng ký
kiểm dịch
Nộp hồ sơ hải
quan, kiểm tra và
thông quan
Đổi lệnh giao

nhận cont và
lấy hàng
Làm thủ
tục tái xuất

×