Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân hiện nay ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.49 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................i
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN..2
1.1. Tính tất yếu tồn tại Kinh Tế Tư Nhân :..............................................2
1.2. Vai trị và vị trí của thành phần kinh tế tư nhân ................................3
1.2.1. Về cơ cấu nghành nghề kinh doanh............................................3
1.2.2 Tạo việc làm và xố đói gảm nghèo............................................4
1.3. Đóng góp và huy động các nguồn vốn trong xã hội nộp ngân sách
nhà nước....................................................................................................6
1.3.1. Huy động các nguồn vốn trong xã hội sử dụng vào sản xuất
kinh doanh.............................................................................................6
1.3.2. Đóng góp phần lớn vào ngân sách nhà nước...............................7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
HIỆN NAY...................................................................................................8
2.1. Thực trạng kinh tế tư nhân tại Việt Nam hiện nay.............................8
2.2. Một số vấn đề tồn tại đối với việc phát triển kinh tế tư nhân hiện nay
...................................................................................................................8
2.2.1. Số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh nhưng tỷ lệ ngừng
hoạt động, giải thể nhiều.......................................................................8
2.2.2. Thiếu “đầu tàu” dẫn dắt kinh tế tư nhân tham gia chuỗi sản xuất,
chuỗi giá trị trong nước và quốc tế........................................................9
2.2.3. Hiệu quả hoạt động của kinh tế tư nhân chưa cao, năng suất lao
động thấp nhất trong các khu vực kinh tế...........................................10
i


2.2.4. Năng lực cơng nghệ, trình độ đội ngũ chủ doanh nghiệp và lao
động của KTTN thấp...........................................................................10
2.2.5. Đóng góp của kinh tế tư nhân vào tăng trưởng kinh tế có xu


hướng giảm và chủ yếu do khu vực phi chính thức............................11
2.2.6. Việc vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh còn phổ
biến,.....................................................................................................11
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TƯ BẢN TƯ NHÂN..................................................12
3.1. Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TW................................12
3.2. Triển khai các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ cụ thể:.....................15
3.3.

Về phía các doanh nghiệp.............................................................19

KẾT LUẬN....................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................21

ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một yêu
cầu tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế tư bản tư nhân là một bộ
phận trong cơ cấu ấy đã có một thời kỳ bị coi làđối lập với kinh tế XHCN, vì
vậy phải nằm trong diện cải tạo xoá bỏ. Song thực tiễn đã cho thấy quan niệm
như vậy là cực đoan và sự xuất hiện trở lại của kinh tế tư bản tư nhân đã góp
phần khơng nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của nền kinh tế theo hướng tích cực.
Cùng với chủ trương chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường
, Đảng và nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để
khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư
bản tư nhân. Tuy nhiên, kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế non trẻ của
nước ta đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều vấn đề bất

cập trong xã hơi, trong chủ trương chính sách và tổ chức quản lýđang là trở
ngại cho sự phát triển của thành phần kinh tế này.
Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức
mới. Cơ hội phát triển rút ngắn, thực hiện thành công CNH, HĐH phấn đấu
đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2025 là
hiện thực. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này địi hỏi phải có vốn đầu
tư lớn với sự giải phóng tối đa lực lượng sản xuất xã hội. Trong bối cảnh các
nguồn lực kinh tế của Việt Nam còn đang hạn chế, xây dựng một nền kinh tế
nhiều thành phần, còn kinh tế tư bản tư nhân như một động lực phát triển cơ
bản là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Trong những năm vừa qua mặc
dùđã có bước phát triển tốt, kinh tế tư bản tư nhân Việt Nam vẫn chưa thực sự
có được một vai trị tương xứng với tiềm năng của nó. Do đó, sau một thời
gian tìm hiểu, tơi đã lựa chọn đề tài “ Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân
hiện nay ở VN” để có cái nhìn sâu và rộng hơn về vấn đề.
1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ
NHÂN
1.1. Tính tất yếu tồn tại Kinh Tế Tư Nhân :
Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo chủ nghĩa Mac
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Một trong những nhiệm vụ là xác lập quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , nhằm phát
triển kinh tế xã hội . Trong đó nội dung cốt lõi là xác lập cơ cấu về sở hữu tư
liệu sản xuất và cơ cấu các thành phần kinh tế một cách phù hợp với yêu cầu
của quy luật thực tế khách qua củatrong thời kỳ quáđộ của nước ta . Bước
khởi đầu đổi mới trong đó có việc mởđường phát triển kinh tế tư nhân đã diễn
ra từ năm 1979 , khi đó nghị quyết hội nghị lần thứ IV , BCHTƯĐảng khố
IV . Đó là bước đầu chấp nhận kinh tế tư nhân và kinh tế hàng hố , dù cịn

nhiều hạn chế về quy mơ và lĩnh vực hoạt động , nhưng đã lập tức nẩy sinh
vứơng mắc về lý luận vìđụng đến nguyên lý cơ bản của nền kinh tếcơng hữu
vàkế hoạch hố tập trung , nay lại mởđường cho kinh tế tư nhân vàkinh tếthị
trường có thể lợi trước mắt , nhưng lâu dài liệu còn chủ nghĩa xã hội ?” . Hầu
như mọi vấn đề lý luận nảy sinh từ bước mởđầu phát triển kinh tế tư nhân cho
đến nay đều xoay quanh câu hỏi đó .
Dẫu cịn ý kiến băn khoăn , cuộc mởđường và phát triển vẫn diễn ra trước hết
do áp lực mạnh mẽ từ thực tế , đông đảo nhân dân vàđảng viên , cán bộđã rất
năng động tìm tịi sáng tạo nhiều nhân tố mới , khơng thụđộng chấp hành theo
“ cơ chế không phù hợp thực tế ” , địi hỏi “cơỉ trói ” , “tháo gỡ ” để sản xuất
phát triển nâng cao đời sống nhân dân đang quá khó khăn thiếu thốn. Khó
khăn đó có nguyên nhân khách quan , nhưng nguyên nhân chủ quan, chủ yếu
và trực tiếp là do một số sai lầm trong cải tạo, tập thể hóa vàsự duy trì cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp, ngăn cấm kinh tế tư nhân và quan hệ thị trường.
Và thời gian đó, nguồn vật tư hàng hố và tài chính trong tay Nhà nước đã
2


cạnkiệt, trong khi nguồn khả năng trong dân còn nhiều thiếu thốn. Thưc
tếđóđưa tới địi hỏi phải “tháo gỡ” từng bước cho kinh tế tư nhân và tưdo trao
đổi hàng hố .Sự tháo gỡ nhanh chóng đưa lại hiệu quả nổi bật ,càng giúp
khẳng định quyết tâm tháo gỡ.
Cùng với áp lực đổi mơí từ thực tế cuộc sống, về mặt tư tưởng lý luận, ngay
từ buổi đầu đã gặp nhiều thuận lợi do những nước xã hội chủ nghĩa lúc đang
có trào lưu trở lại những tư tưởng của Lênin trong chính sách kinh tế mới ,nổi
bật nhất là sự tất yếu phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Việt Nam
là nước vừa mới phát triển kinh tế sau chiến tranh ,tự biết mình cịn thiếu vốn
lý luận và kinh nghiệm, nên đã rất coi trọng tổ chức nghiên cứu học tập và
khai thác kiến thức và kinh nghiệm quốc tế. Tuy nhiên,đặc điểm nổi bật của
bước mởđường đổi mới trên thực tếcủa nhân dân. Trên đất nước ta, các năm

từ 1979 đến đại hội VI (1986 )Đảng và nhà nước đã liên tục cổ vũ và tạo
phong trào tìm tịi sáng tạo và phát huy nhân tố mới trên thực tế. Qua đó, từng
bước tổng kết , ban hành chính sách và thể chế mới.
Bước đổi mới chính sách kinh tế của đại hội VI ( 1986 ) kếđó là hội nghị lần
thứ 6 (1989 ) BCHTƯĐảng khố VI , chính là kết quả tổng kết thực tế , tự
chủ vận dụng sáng tạo tư tưởng Lênin về phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần và quan hệ thị trường để xúc tiến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
phù hợp với Việt Nam . Chính sách mới của đại hội VI , do phù hợp với thực
tếvàý nguyện của nhân dân , đãđi vào cuộc sống rất nhanh , tạo cơ sở lý luận
và niềm tin mạnh mẽ trong toàn đảng, toàn dân trong sự nghiệp đổi mới,
trong đó phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế thị trường đã trở thành xu hướng
khơng thểđảo ngược dù gặp khó khăn vướng mắc thăng trầm . Kế tục chính
sách củaĐại hội VI về phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế thị trường

3


1.2. Vai trị và vị trí của thành phần kinh tế tư nhân .
1.2.1. Về cơ cấu nghành nghề kinh doanh.
Đặc trưng bao quát làđầu tư tập trung vào các nghành thương nghiệp,
dịch vụ, công nghiệp chế biến,đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản ,xây
dựng ,vận tải kho bãi và thông tin liên lạc ,khách sạn nhà hàng, kinh doanh
bất động sản và dịch vụ tư vấn, tài chính tín dụng…
Tình hình trên làđiều bình thường trong q trình chuyển đổi kinh tế kế
hoạch hoá tập tập trung cao độ ( với nền kinh tế thiếu hụt triền miên –làm
không đủăn…),sang nền kinh tế nhiều thành phần,vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước. Bởi lẽ, các doanh nghiệp hoặc các nhà
kinh doanh chỉđầu tư khi khả năng sinh lợi hấp dẫn.Số lượng các loại hình
doanh nghiệp từng bước đãđược thống kê cập nhật nhằm phục vụ công tác
quản lý nhà nước về kinh tếđối với khu vực kinh tế này. Qua các số liệu thống

kê tổng quát cho thấy, ngoài sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cá thể (với
1879402 cơ sở kinh tế ,thu hút 3241129 lao động ) thì doanh nghiệp tư nhân
gấp 2,57 lần số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn và gấp 2,95 lần số lượng
công ty cổ phần .Tuy nhiên,số lao động thu hút của các công ty trách nhiệm
hữu hạn lại nhiều hơn doanh nghiệp tư nhân 1,15 lần.
Như vậy loại hình doanh nghiệp tư nhân vẫn là hình thức hấp dẫn các
nhàđầu tư trong nước. Điều này có thể cắt nghĩa bởi các nguyên nhân về
quyền lợi, uy tín trách nhiệm, các yêu tố tâm lý, tập quán kinh doanh và giới
hạn bởi trình độ xã hội hóa sản xuất mơi trường kinh doanh.Chính vì vậy
nghịđịnh của Đại hội X của Đảng đã khẳng định : ‘‘Phát triển mạnh các
thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh. Các thành
phần kinh tếnhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể tiểu chủ, tưbản
tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động
theo pháp luật, đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị

4


trường định hướng XHCN, bình đẳng trươc pháp luật, cùng tồn tại vàphát
triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh lành mạnh’’
1.2.2 Tạo việc làm và xố đói gảm nghèo.
Tạo việc làm:
Từ năm 1996 đến nay , số lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư
bản tư nhân chỉ giảm trong năm 1997 , còn lại đều tăng .Thời điểm 31-122000 số lượng lao động trong khu vực kinh tế tư bản tư nhân là 4.643.844
người , chiếm 12%tổng số lao động xã hội ,bằng 1,3 lần tổng số việc làm
trong khu vực kinh tế nhà nước .Lao động của hộ kinh doanh cá thể là
3.802.057 người, của các doanh nghiệp tư nhân là 841.787 người .Sự gia tăng
của các doanh nghiệp tỷ lệ thuận với sự gia tăng về số lượng lao động phù
hợp với trình độ kỹ thuật của lao động , việc sử dụng lao động tại chỗ của khu
vực kinh tế tư bản tư nhân đã giảm bớt khâu giải quyết nơi ăn ở , các điều

kiện cơ sở hạ tầng khác như phương tiện giao thơng , trường học trạm xá…. ,
tình trạng thất nghiệp đã giảm dần .
Công nghệ kỹ thuật sản xuất ngày càng được cải thiên và nâng cao ,
dây truyền sản xuât ngày càng hiện đại , đòi hỏi ở cơng nhân một trình độ tay
nghề phù hợp với điều kiện làm việc, chính vì thế q trình đào tạo tay
nghềđược đưa lên vị trí hàng đầu .Hiện nay ,trình độ tay nghề của công nhân
được nâng cao rõ rệt , bên cạnh đó việc xây dựng chiến lược và chương trình
phát triển đào tạo nghềđược hình thành ,như việc xây dựng chiến lược và
chương trình phát triển đào tạo nghềđến năm 2005và 2010.Trong đó cần chú
trọng đào tạo cơng nhân kỹ thuật lành nghề và cơng nhân trình độ cao cho
khu vực KTTN. Mặt khác điều kiện đểđào tạo tay nghề cho người lao động
thuận lợi hơn so với cáckhu vực kinh tế khác, hầu hết được đào tạo tại chỗ,
thơng qua kèm cặp của người nhàđã có tay nghề. Chi phí cho đào tạo khơng
đáng kể, đồng thời qua truyền nghề như vậy sẽ duy trìđược những làng nghề
5


truyền thống, góp phần cùng xã hội dạy nghề mà chi phí chung của xã hội (kể
cả chi phí của tư nhân và nhà nước ) không đáng kể .
Việc tạo ra hiều chỗ làm việc mới đã góp phần thu hút nhiều lao động
trong xã hội, nhất là số người trẻ tuổi hàng năm đến tuổi lao động chưa có
việc làm, giải quyết số dơi dư từ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước do tinh
giảm biên chế và giải thể.
Xố đói giảm nghèo
Khu vực kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần đáng kể vào việc xốđói
giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân ở khu vực thành thị và nông thôn .
Theo thực tế khảo sát, thu nhập của người lao động trong khu vực kinh tế tư
bản tư nhân thường có mức tương hoặc cao hơn thu nhập của lao động trồng
lúa ở nông thôn cùng địa bàn.
Phát triển khu vực kinh tế tư bản tư nhân góp phần rất quan trọng để

tạo ra việc làm tại chỗ cho gia đình vàđịa phương , đem lại thu nhập cho
người lao động. Theo kết quảđiều tra doanh nghiệp năm 2000 của Tổng cục
Thống Kê , mức thu nhập trung bình 1tháng/ 1 lao động (1000 đ)của các
doanh nghiệp nói chung là: 1041,1; DNNN là 1048,2; DNtư nhân là 651,1;
Cty cổ phần là 993,0; Tập thể là 529,3; CtyTNHHlà 801,8; DN có vốn dầu tư
nước ngồi là 1754,5.Mức thu nhập của khu vực kinh tế tư bản tư nhân tuy
thấp hơn các DNNN nhưng cao hơn khu vực kinh tế tập thể . Thu nhập trung
bình của 1 lao động trong khu vực kinh tế tư bản tư nhân cao gấp 2đến 3 lần
so với mức lương cơ bản của Nhà nước quy định .

6


1.3. Đóng góp và huy động các nguồn vốn trong xã hội nộp ngân sách nhà
nước
1.3.1. Huy động các nguồn vốn trong xã hội sử dụng vào sản xuất kinh
doanh
Năm 1999 tổng vốn đầu tư khu vực kinh tế tư nhân đạt 31.542 tỷđồng
chiếm 24,05%; năm 2000 đạt 35.894 tỷđồng, tăng 13,8% so với năm 1999,
chiếm 24,31% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Năm 2000 vốn đầu tư của hộ kinh doanh cá thểđạt 29.267 tỷđồng,
chiếm 19,82% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; vốn đầu tư phát triển của doanh
nghiệp tư nhân đạt 6.627 tỷđồng, chiếm 4,49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Tổng vốn sử dụng thực tế của khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh. Đối
với các doanh nghiệp tư nhân năm 1999 là 79.493 tỷđồng, năm 2000là
110.071 tỷ đồng, tăng 38,5%. Các địa phương tăng mạnh vốn sử dụng thực tế
của doanh nghiệp là Hà Nội từ 10.164 tỷđồng (năm1999) tăng lên 16.573
tỷđồng (năm2000), tăng 63,05%; tương ứng ở thành phố Hồ Chí Minh từ
36.954 tỷđồng tăng lên 52.353 tỷđồng, tăng 41,67%…
Trong hai năm 2001-2002, sau khi có luật doanh nghiệp ra đời, số

doanh nghiệp tư nhân ra đời 35.440,với số vốn đăng kýđạt 40.455 tỷđồng,
nhiều hơn số doanh nghiệp tư nhân được thành lập trong 5 năm trước cộng lại
.
Năm 2003 , khu vực kinh tế tư bản tư nhân có bước phát triển mạnh
mẽ. Khu vực kinh tế tư bản tư nhân chiếm 26,7% tổng vốn đầu tư phát triển,
hầu hết giá trịnông nghiệp, chiếm 25,5% giá trị công nghiệp, phần lớn giá trị
dịch vụ, 48% kim ngạch xuất khẩu.Chỉ tính trong 4 năm gầnđây với 72.601
doanh nghiệp có vốnđăng kýđạt 145.000 tỷđồng (tương đương với 9 tỷ USD),
tỷ trọngđầu tư của các loại doanh nghiệp tư nhân trong tổng đầu tư xã hộiđạt
từ 23% đến 25%.
7


1.3.2. Đóng góp phần lớn vào ngân sách nhà nước.
Với sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế tư bản tư nhân
đãđóng góp rất lớn vào sự phát triển của đát nước, với số vốn huy động lớn
trong toàn xã hội, khu vực kinh tế tư bản tư nhân đãđóng góp ngày càng tăng
vào ngân sách nhà nước Năm 2000 nộp được 5.900 tỷđồng, ước tính chiếm
7,3%tổng thu ngân sách tăng 12,5% so vơí năm 1999. Đến năm 2001, khu
vực doanh nghiệp tư nhân Nộp ngân sách nhà nước đạt trên 11.075 tỷđồng,
chiếm 14,8%tổng thu ngân sách. Năm 2007 kinh tế tư nhân đóng góp khỏang
hơn 38% GDP. Qua số liệu cho chúng ta thấy kinh tế tư nhân có vai trị rất
lớn trong nguồn thu ngân sách của nhà nước .với tốc độ phát triển nhanh
chóng thì chỉ trong một vài năm gần đây kinh tếtư nhân sẽ thể hiện một vị thế
quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế và là chỗ dựa vững chắc trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước trở thành một nước cơng nghiệp hố hiện đại
hố.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ
NHÂN HIỆN NAY
2.1. Thực trạng kinh tế tư nhân tại Việt Nam hiện nay

Nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát
triển KTTN, nên số DNTN đã không ngừng phát triển. Chỉ tính trong 9 năm
(2011-2019) đã có khoảng gần 900.000 DNTN đăng ký thành lập mới, riêng 3
năm (2017- 2019) có khoảng 382.599 doanh nghiệp. Số DNTN đang hoạt
động cũng tăng lên nhanh chóng, từ 321.416 doanh nghiệp năm 2011 lên
690.453 doanh nghiệp năm 2019, bình quân mỗi năm tăng trên 41.000 doanh
nghiệp.
Những năm gần đây, KTTN đã đóng gần 40% GDP nền kinh tế, gần
40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trên 35% ngân sách nhà nước, trên 25%
tổng kim ngạch xuất khẩu và trên 30% tổng kim ngạch nhập khẩu, giải quyết
85% số việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ,
8


thực hiện an sinh xã hội... Tuy nhiên, với mục tiêu để KTTN trở thành động
lực quan trọng của nền kinh tế cũng như đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu
doanh nghiệp, năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và năm 2030 có 2
triệu doanh nghiệp; tốc độ tăng trưởng của KTTN cao hơn tốc độ tăng trưởng
chung của nền kinh tế; tỷ trọng đóng góp vào GDP 50% năm 2020, 55% năm
2025, và 60-65% năm 2030; năng suất lao động tăng khoảng 4-5%/năm; thu
hẹp khoảng cách về trình độ cơng nghệ; nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia
mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu như Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3-62017 đã đề ra thì phát triển bền vững KTTN đang đứng trước những vấn đề
đặt ra dưới đây:
2.2. Một số vấn đề tồn tại đối với việc phát triển kinh tế tư nhân hiện nay
2.2.1. Số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh nhưng tỷ lệ ngừng hoạt
động, giải thể nhiều
Mặc dù số lượng DNTN tăng nhanh qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn
(gần 97% tổng số doanh nghiệp của nền kinh tế) nhưng tỷ lệ phá sản và
ngừng hoạt động cũng rất cao. Năm 2019, số DNTN đăng ký thành lập mới
cao nhất trong 9 năm qua (138,1 nghìn doanh nghiệp), đồng thời số doanh

nghiệp tạm ngừng kinh doanh và giải thể, phá sản cũng khá cao: 28.700
doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 5,9% so với năm
2018); 43.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (tăng
41,7%). Trong số 16.800 doanh nghiệp chính thức giải thể năm 2019 (tăng
3,2% so với năm 2018), có 15.200 doanh nghiệp có quy mơ vốn dưới 10 tỷ
đồng, chiếm trên 90%; 212 doanh nghiệp có quy mơ vốn trên 100 tỷ đồng,
chiếm trên 1%. Như vậy, số doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh chiếm
64,59% tổng số doanh nghiệp thành lập mới. Thực tế này khiến các hộ kinh
doanh cá thể thiếu động lực phát triển trở thành doanh nghiệp và mục tiêu một
triệu doanh nghiệp năm 2020 và xa hơn là 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030
khó thành hiện thực.
9


2.2.2. Thiếu “đầu tàu” dẫn dắt kinh tế tư nhân tham gia chuỗi sản xuất,
chuỗi giá trị trong nước và quốc tế
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, DNTN chỉ có khoảng
1,7% có quy mơ lớn, cịn lại hơn 98% có quy mơ vừa, nhỏ và siêu nhỏ, trong
đó các doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 78,2%. Hầu hết các DNTN được hình
thành sau thời gian tích lũy ngắn, dựa vào vốn tự có, ít được Nhà nước hỗ trợ
và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, dịch vụ nên kinh nghiệm
quản trị, mô hình phát triển, khả năng liên kết... cịn nhiều hạn chế. Một số tập
đồn KTTN đã được hình thành, có quy mô khá lớn nhưng chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản, sản xuất hàng tiêu dùng.
Đối với các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, quy mô vốn và lao động
của các hộ này cũng rất thấp: 150,61 triệu đồng và 1,69 người. Vì vậy, KTTN
nói chung, đặc biệt là DNTN Việt Nam thiếu vắng doanh nghiệp “đầu tàu” đủ
mạnh dẫn dắt các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị trong
nước và quốc tế. Báo cáo triển vọng phát triển châu Á của Ngân hàng phát
triển châu Á cho biết, mới có 21% DNTN của Việt Nam tham gia chuỗi cung

ứng toàn cầu, thấp hơn so với Thái Lan (30%) và Malaysia (46%).
2.2.3. Hiệu quả hoạt động của kinh tế tư nhân chưa cao, năng suất lao động
thấp nhất trong các khu vực kinh tế
Giai đoạn 2011-2017, bình quân năng suất lao động xã hội của DNTN
chỉ bằng 28,59% doanh nghiệp nhà nước và 58,62% doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài. Năm 2017, năng suất lao động của DNTN tăng lên và đạt
228,4 triệu đồng/lao động, bằng 33,68% doanh nghiệp nhà nước và 69%
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năng suất lao động của DNTN thấp
đã ảnh hưởng đến năng suất lao động chung của toàn bộ khu vực doanh
nghiệp. Tính cả hộ kinh doanh, năng suất lao động của khu vực KTTN còn
thấp hơn nhiều, chỉ bằng 17% khu vực kinh tế nhà nước và bằng 14,42% khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Hiệu suất sinh lời của KTTN khá thấp.
10


Bình quân giai đoạn 2011-2017, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của DNTN chỉ
đạt gần 3,8%, thấp hơn mức chung của toàn bộ doanh nghiệp (gần 6%).
Tương tự đối với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (1,7% so với 3,8%) và tỷ
suất lợi nhuận trên vốn (1,23% so với 2,63%)(8). Tỷ suất sinh lời thấp ảnh
hưởng đến khả năng tự tích lũy và mở rộng quy mơ của khu vực KTTN.
2.2.4. Năng lực cơng nghệ, trình độ đội ngũ chủ doanh nghiệp và lao động
của KTTN thấp
DNTN là loại hình tiên tiến nhất trong KTTN, song phần lớn các
DNTN sử dụng cơng nghệ thấp, trong đó có 52% DNTN sử dụng thiết bị lạc
hậu, 38% sử dụng thiết bị trung bình, chỉ có 10% sử dụng thiết bị tương đối
hiện đại. Quy mơ nhỏ, vốn ít nên hầu hết các DNTN chưa đầu tư ứng dụng
khoa học công nghệ, nhất là công nghệ lõi, công nghệ tiên phong, chưa quan
tâm đến đổi mới sáng tạo. Đến nay, các DNTN Việt Nam chỉ dành từ 0,2%0,3% doanh thu vào đổi mới cơng nghệ, trong khi đó các doanh nghiệp ở Ấn
Độ dành 5%, Hàn Quốc 10%. Bên cạnh đó, trình độ đội ngũ chủ doanh
nghiệp và lao động cũng rất thấp: trên 55% tổng số đội ngũ chủ doanh nghiệp

nhỏ và vừa có trình độ trung cấp trở xuống, trong đó, 43,3% trình độ học vấn
từ sơ cấp và phổ thơng. Do đó, việc nắm bắt cơ hội cũng như thực hiện các
cải cách đưa ra tầm nhìn đúng cho sự phát triển của DNTN còn hạn chế. Đội
ngũ lao động trong khu vực KTTN có 75% chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ
thuật. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, lao động chủ yếu có trình
độ phổ thơng. Với những hạn chế này, mục tiêu thu hẹp khoảng cách công
nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của
DNTN so với các nước ASEAN-4 khó thực hiện được.
2.2.5. Đóng góp của kinh tế tư nhân vào tăng trưởng kinh tế có xu hướng
giảm và chủ yếu do khu vực phi chính thức
Mặc dù hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KTTN
từng bước được hồn thiện; môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước được
11


cải thiện theo hướng thơng thống, thuận lợi hơn, song đóng góp của KTTN
vào tăng trưởng kinh tế của nước ta những năm gần đây có xu hướng giảm.
Giai đoạn 2011-2018, tỷ trọng đóng góp của KTTN vào tăng trưởng kinh tế
nước ta giảm, từ 39,89% năm 2011 xuống 38,25% năm 2018, giảm 1,64%.
Bình quân cả giai đoạn này, KTTN đóng góp gần 39% vào tăng trưởng GDP,
giảm trên 4% so với giai đoạn 2006-2010 (43% với 39%). Trong đó, các
DNTN chỉ đóng góp trên 8%, cịn thành phần kinh tế nhỏ lẻ, phi chính thức
(kinh tế cá thể) đóng góp trên 30% GDP. Điều này cho thấy, thể chế phát triển
KTTN vẫn còn nhiều nút thắt, chưa tạo ra đột phá để khu vực kinh tế này phát
triển, đồng thời, bản thân KTTN cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém nên chưa
đóng góp tương xứng với tiềm năng, vị trí cũng như vai trị là động lực quan
trọng của nền kinh tế.
2.2.6. Việc vi phạm pháp luật và cạnh tranh khơng lành mạnh cịn phổ biến,
Đại đa số DNTN chưa có thương hiệu. Tình trạng các cơ sở KTTN sản
xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến. Theo số liệu của

Cục Cảnh sát Môi trường, số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của
các cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó chủ yếu là KTTN ngày càng gia tăng.
Các năm 2011-2014 có 44.991 vụ, bình qn 11.247 vụ/năm, riêng năm 2018,
có 13.929 vụ. Ngồi ra, tình trạng nhiều DNTN vì lợi nhuận bất chấp đạo đức
kinh doanh, làm ăn chộp giật, gian lận thương mại, trốn tránh nghĩa vụ nộp
thuế, vi phạm Luật Cạnh tranh còn phổ biến, ảnh hưởng đến mơi trường kinh
doanh, cuộc sống người dân. Bên cạnh đó, vẫn cịn nhiều DNTN khơng đảm
bảo lợi ích của người lao động, có tới 50% doanh nghiệp chưa tham gia bảo
hiểm xã hội cho người lao động và có rất nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm với
hàng nghìn tỷ đồng. Nhiều DNTN báo cáo tài chính khơng trung thực, nợ quá
hạn ngân hàng, trốn và nợ thuế kéo dài, gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội và
làm suy giảm lòng tin của người dân cũng như các cơ quan chức năng đối với
KTTN.
12


CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ BẢN TƯ NHÂN
3.1. Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TW
Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó chú trọng đến giải
pháp:
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP
ngày 06 tháng 02 năm 2017, số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 và số
36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ nhằm cải thiện môi
trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công
nghệ sản xuất mới. Các bộ, ngành cần khẩn trương triển khai xây dựng chính
phủ điện tử; tiếp tục chủ động rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh khơng
cịn phù hợp; sửa đổi các quy định quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa

xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành
chính.
- Có các cơ chế, chính sách khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư
nhân; thu hẹp những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện để kinh
tế tư nhân đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực,
địa bàn mà pháp luật không cấm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh mở rộng quy mô,
nâng cao hiệu quả hoạt động, tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ
chức hợp tác hoặc chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh theo mơ hình doanh
nghiệp thơng qua các chính sách như: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp, tiền sử dụng đất trong những năm đầu hoạt động; tư vấn, hướng dẫn
thủ tục thành lập doanh nghiệp, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; tổ
13


chức cơng tác tài chính, kế tốn; cung cấp thơng tin; hướng dẫn quản trị
doanh nghiệp và tư vấn pháp luật.
- Hoàn thiện và bảo đảm thực thi minh bạch, hiệu quả chính sách hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng
tạo; tạo tiền đề hình thành các tập đồn kinh tế tư nhân sở hữu hỗn hợp, bao
gồm cả việc góp vốn vào các tập đồn kinh tế nhà nước có tiềm lực vững
mạnh, đủ sức cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và
toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử,
nơng nghiệp.
- Xây dựng chính sách tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tham gia vào
quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thơng qua việc góp vốn, mua cổ
phần; thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp của tư nhân... Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện cho kinh tế tư
nhân tham gia cung cấp dịch vụ công.
- Có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi đối với các

dự án đầu tư có công nghệ cao, các công ty đa quốc gia lớn, gắn với yêu cầu
chuyển giao và lan toả rộng rãi công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, liên
kết sản xuất theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp của tư nhân trong nước,
nhất là trong phát triển ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, nông
nghiệp công nghệ cao.
- Hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên và môi trường, tạo điều
kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân tiếp cận thị trường đất đai, tài nguyên một
cách minh bạch, bình đẳng theo cơ chế thị trường. Sửa đổi, bổ sung các quy
định liên quan để bảo đảm quyền sử dụng đất thực sự là tài sản được chuyển
nhượng, giao dịch, thế chấp cho các nghĩa vụ dân sự, kinh tế, để các tổ chức,
cá nhân được thuê đất, giao đất lâu dài với quy mô phù hợp với nhu cầu sản
xuất, kinh doanh.
14


- Cơ cấu lại và phát triển nhanh, an toàn, hiệu quả các thị trường tài
chính, nhất là thị trường tiền tệ và thị trường vốn; tạo điều kiện bình đẳng,
thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận vay vốn ngân hàng, huy động vốn trên
thị trường chứng khoán, nhất là phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng
các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý. Phát triển đa dạng các định chế tài
chính, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ bảo lãnh tín dụng, các tổ chức tài
chính vi mơ, các tổ chức tư vấn tài chính, dịch vụ kế tốn, kiểm tốn, thẩm
định giá, xếp hạng tín nhiệm… Đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển đồng bộ thị
trường chứng khoán, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp và
các thị trường chứng khoán phái sinh để thị trường chứng khoán thực sự trở
thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của các doanh
nghiệp tư nhân.
- Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hố cơng nghệ và
phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, bao gồm: (i) Khuyến
khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát

triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến. Hoàn thiện và bảo đảm thực
thi hiệu quả pháp luật về sở hữu trí tuệ. Phát triển các quỹ hỗ trợ đổi mới sáng
tạo và ứng dụng cơng nghệ. Áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp
cận các nguồn vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện
đại hố cơng nghệ. Kết nối doanh nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng
tạo với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư; (ii) Ưu tiên phát triển các khu công nghệ
cao, các vườn ươm công nghệ cao và các doanh nghiệp khoa học - công nghệ.
Đẩy mạnh đầu tư, phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ, đội
ngũ các nhà khoa học. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong
nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; mua bán, chuyển giao
các sản phẩm khoa học, cơng nghệ mới. Đẩy mạnh thương mại hố các sản
phẩm nghiên cứu khoa học, công nghệ; (iii) Đẩy mạnh thực hiện chiến lược
quốc gia về phát triển nguồn nhân lực. Đổi mới căn bản, toàn diện và nâng
15


cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao để đáp ứng đủ nhu cầu số lượng và chất lượng nhân lực
cho phát triển kinh tế tư nhân. Tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa
doanh nghiệp và cơ sở đào tạo; quy hoạch và phát triển đào tạo theo nhu cầu
sử dụng của doanh nghiệp và thị trường; (iv) Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và
phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế. Chú trọng đào tạo, bồi
dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân có trình độ chun mơn cao, kỹ năng
quản lý, quản trị hiện đại, đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm đối
với quốc gia, dân tộc. Xây dựng và triển khai rộng rãi các chuẩn mực đạo
đức, văn hoá của doanh nhân Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; và (v) Khuyến khích, động viên tinh thần kinh
doanh, ý chí khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội, nhất là trong
cộng đồng doanh nghiệp. Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục kiến

thức kinh doanh, khởi nghiệp trong toàn xã hội.
3.2. Triển khai các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ cụ thể:
- Đánh giá đúng thực trạng, nhận diện đúng những thời cơ, thách thức
đôi với các doanh nghiệp trong điều kiện Công nghiệp 4.0 để có những chính
sách phù hợp. Trong Cơng nghiệp 4.0, Việt Nam có khả năng thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước vào các lĩnh vực sản xuất và lắp ráp
thiết bị, linh kiện kỹ thuật số phục vụ cho sự kết hợp kỹ thuật số vào các
ngành công nghiệp, cho phép Việt Nam trực tiếp tham gia vào CMCN 4.0.
Ngoài ra, cuộc cách mạng này có thể làm chuyển dịch xuất khẩu của Việt
Nam thông qua phát triển sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm cơng nghiệp
phụ trợ, góp phần tăng khả năng xuất khẩu sang thị trường quốc tế với giá trị
gia tăng cao hơn…
- Tiếp tục triển khai các quy định, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ
trợ doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo theo
16


quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghịđịnh số 38/2018/NĐCP của Chính phủ ngày 11 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết về đầu tư cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04
tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận
CMCN 4.0 và các quy định, chính sách có liên quan.
- Triển khai có hiệu quả quy định của Luật chuyển giao cơng nghệ
2017, Nghị định 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao cơng nghệ, hỗ trợ doanh
nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận
chuyển giao công nghệ từ tổ chức khoa học và công nghệ. Đặc biệt cần xây
dựng được một hành lang pháp lý đồng bộ về công tác thẩm định công nghệ
trong dự án đầu tư vàchính sách nhập khẩu cơng nghệ phù hợp với từng giai
đoạn phát triển kinh tế – xã hội.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển thị trường khoa học

công nghệ theo hướng hội nhập, xây dựng môi trường pháp lý cho phát triển
các ngành nghề kinh doanh mới ở Việt Nam đang bắt đầu nảy sinh từ cuộc
cách mạng công nghiệp. Nhà nước cần tạo điều kiện thật thuận lợi về môi
trường cho các doanh nghiệp được tiếp cận, tham gia và ứng dụng các công
nghệ tiên tiến. Xây dựng chỉ số đổi mới công nghệ quốc gia và lấy chỉ số này
cùng các chỉ số về năng lực cạnh tranh làm một trong những thước đo sự hiệu
quả của chính phủ.
- Tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng
dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông. Phát triển hạ tầng kết
nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và
doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung
số.

17


- Rà sốt lại các chiến lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng
kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát
triển của CMCN 4.0. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông
minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh,
du lịch thông minh, đơ thị thơng minh. Rà sốt, lựa chọn phát triển sản phẩm
chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến lược của quốc gia bám sát các công nghệ
sản xuất mới, tích hợp những cơng nghệ mới để tập trung đầu tư phát triển.
- Tập trung thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
theo hướng xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp để phát triển
mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như: Có cơ chế tài chính thúc
đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp
với tôn chỉ doanh nghiệp là trung tâm; đổi mới cơ chế đầu tư, tài trợ nghiên
cứu khoa học và phát triển cơng nghệ; có chính sách để phát triển mạnh mẽ
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; kết nối cộng đồng khoa học và công nghệ

người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng trong nước.
- Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục
và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế
công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa
học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong
chương trình giáo dục phổ thơng; đẩy mạnh tự chủ đại học, dạy nghề; thí
điểm quy định về đào tạo nghề, đào tạo đại học đối với một số ngành đặc thù.
Biến thách thức dân số cùng giá trị dân số vàng thành lợi thế trong hội nhập
và phân công lao động quốc tế.
- Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương,
doanh nghiệp và toàn xã hội về cuộc CMCN 4.0. Tăng cường hội nhập quốc
tế và thông tin, truyền thông tạo hiểu biết và nhận thức đúng về bản chất, đặc
trưng, các cơ hội và thách thức của CMCN 4.0 để có cách tiếp cận, giải pháp
phù hợp, hiệu quả.
18



×