Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại bảo minh- nhận dạng rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.25 KB, 28 trang )

Quản trị rủi ro
Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Minh- nhận
dạng rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro
A. LỜI MỞ ĐẦU
Khi cuộc sống và sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu an toàn của con
người càng được quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là khi khoa học kỹ thuật và công nghệ
phát triển, một mặt đã làm tăng năng suất lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc
sống của con người, nhưng mặt khác, nguy cơ rủi ro của con người cũng ngày càng
nghiêm trọng. Để đối phó với rủi ro và khắc phục hậu quả tổn thất, lúc này con người đã
tìm ra nhiều cách thức khác nhau để phòng vệ. Theo quan điểm của của các nhà quản lý
rủi ro, những cách thức này được thể hiện chủ yếu ở hai nhóm biện pháp là kiểm soát
rủi ro và tài trợ rủi ro. Trong nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro, bảo hiểm được coi là
biện pháp hiệu quả hơn cả.
Mặc dù mục đích chính của bảo hiểm là góp phần ổn định cuộc sống và sản xuất
cho những người tham gia và kiên tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế và xã hội đất
nước, nhưng chính các doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.
Dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo
Minh - nhận dạng rủi ro cũng như các biện pháp giảm thiểu rủi ro đối với nghiệp vụ
này.
Quản trị rủi ro Page 1
B. NỘI DUNG CHÍNH
Phần I: NGHIỆP VỤ XE CƠ GIỚI TẠI BẢO MINH
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
Bảo Minh là 1 trong 3 doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ tại Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Với phương châm "Tận tình phục vụ",
Bảo Minh không ngừng nỗ lực để đem đến cho khách hàng những sản phẩm thiết thực
với phong cách phục vụ chu đáo và chuyên nghiệp nhất.
1. Quá trình hình thành và phát triển
Bảo Minh đã ghi dấu được những thành công nhất định trong từng giai đoạn xây
dựng và phát triển của Bảo Minh nói riêng và của ngành Bảo hiểm Việt Nam nói chung.
Bảo Minh, từ một chi nhánh của Bảo Việt, nay đã vươn lên thành một Tổng Công ty bảo


hiểm hàng đầu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
- Ngày 28/11/1994, Công ty Bảo hiểm TP. HCM (gọi tắt là Bảo Minh) là doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên được thành lập theo tinh thần nghị định số 100-
CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm.
- 1997: Cùng với 02 tập đoàn bảo hiểm hàng đầu của Nhật Bản là Mitsui và
Yasuda thành lập Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC), là liên doanh về bảo hiểm phi
nhân thọ đầu tiên tại Việt Nam. Hiện Bảo Minh sở hữu 48,45% vốn điều lệ tại UIC.
Quản trị rủi ro Page 2
- 1999: Cùng với Công ty Bảo hiểm nhân thọ Colonial Mutual Life Assurance
Society Limited (Úc) thành lập Công ty Liên doanh Bảo hiểm Nhân thọ Bảo Minh-
CMG, là liên doanh về bảo hiểm nhân thọ đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2007, Bảo Minh-
CMG đã được bán toàn bộ cho Tập đoàn bảo hiểm Dai-ichi (Nhật Bản) và được đổi tên
thành Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam. Đây là trường hợp mua bán chưa
có tiền lệ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Cũng năm 1999: Bảo Minh là
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng
Huân chương lao động Hạng Ba.
- Ngày 01/10/2004: Bảo Minh được tin tưởng chọn lựa là doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ đầu tiên thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương của Đảng và Nhà
nước. Và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh từ
ngày 01/10/2004 với mã chứng khoán là BMI.
- Cũng năm 2004: Bảo Minh vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương
lao động Hạng Nhì.
- 2006: Bảo Minh là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên có cổ phiếu
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Đồng thời là công ty bảo hiểm duy
nhất được Chính phủ chọn tham gia Dự án phát triển bảo hiểm nông nghiệp do Global
Agrisk, ADB và Fotd Foundation tài trợ.
- 2007: Bảo Minh là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên thực hiện
thành công đợt tăng vốn điều lệ từ 434 tỷ đồng lên 755 tỷ đồng thông qua việc phát
hành cổ phiếu và chọn được đối tác chiến lược nước ngoài, đó là Tập đoàn AXA - Tập
đoàn tài chính bảo hiểm hàng đầu thế giới của Pháp.

- 2008: Bảo Minh là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên triển khai ứng
dụng phần mềm quản lý nghiệp vụ bảo hiểm (Core Insurance) vào hoạt động kinh
doanh. Đổi mới mô hình quản lý theo hướng tập trung, chuyên môn hóa cao.
- 2009: Bảo Minh là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên vinh dự được
Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 15 năm
thành lập.
Quản trị rủi ro Page 3
- 2011: Đại hội cổ đông đã thông qua bản Chiến lược kinh doanh cho giai đoạn
2011 – 2015 phù hợp với Chiến lược phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam, làm tiền đề
cho việc điều hành và phát triển kinh doanh của Bảo Minh trên nguyên tắc “Hiệu quả và
phát triển bền vững”.
2. Mục tiêu chiến lược
Trong thời gian tới, Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh đã xác định được 6 mục
tiêu chiến lược như sau:
- Một là, Xây dựng và phát triển Bảo Minh thành doanh nghịêp bảo hiểm hàng
đầu tại thị trường, hoạt động đa ngành trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm.
- Hai là, Tuân thủ nguyên tắc hoạt động lấy mục tiêu “Hịêu quả - Tăng trưởng -
Đổi mới” làm nòng cốt.
- Ba là, Hướng mọi hoạt động vào vịêc phục vụ khách hàng với phương châm
“Bảo Minh - Tận tình phục vụ”.
- Bốn là, Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới
với mục tiêu quản lý tập trung, dịch vụ theo địa bàn.
- Năm là, Tăng cường và đẩy mạnh việc vận dụng CNTT, xem CNTT là then
chốt trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
- Sáu là, Xây dựng thương hiệu và văn hóa Bảo Minh theo hướng “nội bộ đòan
kết - thương hiệu thống nhất” để nâng tầm thương hiệu và khả năng phục vụ của Bảo
Minh trong thời gian tới.
Để thực hiện thắng lợi 6 mục tiêu chiến lược nêu trên, Bảo Minh đã được vạch
ra 8 giải pháp và sẽ thực hiện từ nay đến năm 2015 như sau:
1. Phát triển và xây dựng hệ thống sản phẩm đa dạng, linh họat, có khả năng

cạnh tranh cao nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
2. Chú trọng xây dựng hệ thống kênh phân phối toàn diện từ lực lượng cán bộ
giỏi chuyên môn, năng động đến mạng lưới đại lý giỏi, đa dạng. Tăng cường hợp tác
với các tổ chức môi giới, ngân hàng, cộng tác viên để đưa sản phẩm đến khách hàng.
3. Thay đổi cách bán hàng, khắc phục các hạn chế trong việc phục vụ của cách
bán hàng truyền thống. Bảo Minh sẽ tư vấn cho khách hàng đầy đủ về thông tin sản
phẩm, cung cấp các quy tắc điều khoản để khách hàng hiểu rõ quyền lợi của mình khi
tham gia bảo hiểm.
Quản trị rủi ro Page 4
4. Hướng mọi dịch vụ về khách hàng. Cụ thể là giải quyết tốt công tác bồi
thường khi có tổn thất xảy ra, thể hiện được vai trò của bảo hiểm là lá chắn của nền kinh
tế khi có thiên tai, rủi ro, sự cố.
5. Thực hiện công tác quản trị theo chuẩn mực quốc tế; tuân thủ các qui định của
nhà nước, pháp luật đối với công ty niêm yết. Đổi mới mô hình hoạt động theo hướng
chuyên môn hóa và chuyên nghiệp.
6. Vận dụng triển khai phần mềm lõi của ngành bảo hiểm để tăng cường công tác
quản lý kinh doanh. Bảo Minh đã triển khai phần mềm này từ năm 2008 với nghiệp vụ
xe cơ giới. Hiện nay đã bắt đầu triển khai diện rộng và sắp tới sẽ áp dụng cho tất cả các
nghiệp vụ.
7. Tăng cường công tác đầu tư tiền tệ. Đây là một họat động không thế tách rời
của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm bảo toàn vốn và sinh lợi nhuận.
8. Tăng cường hợp tác với AXA – cổ đông chiến lược nước ngoài của Bảo Minh
trong các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, phát triển sản phẩm, kênh phân phối, đào tạo
chuyên gia để nâng tính chuyên nghiệp trong kinh doanh.
3. Những con số năm 2012
Với số vốn ban đầu chỉ là 40 tỷ đồng và số lượng CBNV là 84 người, trải qua 18
năm xây dựng, phát triển và thành công, Tổng tài sản của Tổng công ty cổ phần Bảo
Minh năm 2012 là 3.868 tỷ đồng. Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2012 đạt 2.528 tỷ
đồng, tăng trưởng 7,5% so với cùng kỳ. Theo đó, Bảo Minh tiếp tục giữ vững vị trí thứ
3 trên thị trường với 10,23% thị phần.

Bảo Minh hiện cung cấp cho thị trường hơn 100 sản phẩm bảo hiểm các loại, áp
dụng cho mọi đối tượng bảo hiểm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các cá nhân và tổ chức.
Các sản phẩm tập trung vào 8 nhóm nghiệp vụ bảo hiểm sau:
- BH con người
- BH xe cơ giới
- BH tài sản kỹ thuật
- BH trách nhiệm
- BH hàng hải
- BH hàng hóa vận chuyển
- BH hàng không
- BH nông nghiệp
II. Bảo hiểm thân vỏ - vật chất ô tô
Quản trị rủi ro Page 5
Sản phẩm bảo hiểm ô tô của Bảo hiểm Bảo Minh bao gồm: Bảo hiểm thân vỏ -
vật chất ô tô; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trên ô tô; Bảo hiểm người ngồi trên ô tô.
Bên cạnh đó, Bảo Minh cũng triển khai Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới, sản phẩm bảo hiểm mang tính bắt buộc của mọi chủ xe theo quy định của
Nhà nước.
1. Vai trò của bảo hiểm thân vỏ - vật chất ô tô trong Bảo Minh.
Bảo hiểm xe cơ giới là một nghiệp vụ mang lại nguồn thu lớn cho Bảo Minh.
Hằng năm, doanh thu từ bảo hiểm xe cơ giới chiếm khoảng 26% doanh thu toàn công
ty.
Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô chiếm tỉ trọng tương
đối lớn.
Bảng: Doanh thu phí bảo hiểm thiệt hại vật chât xe ô tô
2. Vai trò của nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới trên thị trường.
Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới chiếm tỉ trọng lớn nhất trên thị
trường về doanh thu phí bảo hiểm ( năm 2012: 27.8%) và hầu như chiếm tỉ trọng doanh
thu lớn trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
3. Tóm tắt về sản phẩm

BẢNG TÓM TẮT VỀ SẢN PHẨM
(Chi tiết xin vui lòng xem quy tắc bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới)
1. Tên sản phẩm Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ÔTô
2. Mã nghiệp vụ
(theo BEST)
VOD
3. Đối tượng bảo
hiểm
Xe cơ giới hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm thân
vỏ, máy móc và trang thiết bị khác trên xe.
4. Người được bảo
hiểm
Tài sản của Chủ xe
Quản trị rủi ro Page 6
5. Phạm vi bảo
hiểm

Bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất xe xảy ra do
những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe
trong các trường hợp:
- Bị tai nạn do đâm va, lật đổ.
- Cháy nổ, bão lụt, sét đánh.
- Mất cắp toàn bộ và các rủi ro bất ngờ khác Ngoài ra thanh
toán những chi phí cần thiết và hợp lý cho việc ngăn ngừa, hạn
chế tổn thất, trục vớt, kéo xe đến nơi sửa chữa, giám định tổn
thất.
6. Các loại trừ bảo
hiểm

- Các loại trừ chung theo quy định của pháp luật

- Hao mòn, hư hỏng tự nhiên, hư hỏng do khuyết tật, mất giá,
do sửa chữa, về điện hoặc các bộ phận thiết bị
- Hư hỏng hay tổn thất do quá trình vận hành các thiết bị
chuyên dùng trên xe cơ giới
- Xe sau khi sửa chữa trung, đại tu hoặc xe cải tạo mới theo
quy định phải đăng kiểm lại mà chưa đi đăng kiểm lại theo quy
định của nhà nước.
- Xe bị mất, chiếm dụng, tranh chấp dân sự, mất cắp bộ phận
của xe.
- Tổn thất động cơ do xe đi vào đường ngập nước hay do
nước lọt vào động cơ xe gây nên hiện tượng thuỷ kích phá huỷ
động cơ xe.
7. Bồi thường tổn
thất
- Tuỳ theo trường hợp cụ thể Bảo Minh có thể bồi thường chi
phí sửa chữa, thay mới bộ phận & bồi thường tổn thất toàn bộ
thực tế hoăc ước tính
Quản trị rủi ro Page 7
8. Thời hạn bảo
hiểm
Thời hạn bảo hiểm thông thường là 1 năm. Trong một số
trường hợp cụ thể, thời hạn bảo hiểm có thể dưới 1 năm
4. Về biểu phí
BIỂU PHÍ (1 NĂM) BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ (Chưa VAT 10%)
(Ban hành theo quyết định số 1111/2012-BM/QLNV, ngày 16/07/2012 của Tổng
giám đốc Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Minh)
Bảng: Phí bảo hiểm vật chất đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải (KDVT)
Đơn vị tính: %/Số tiền bảo hiểm
STT LOẠI XE
NIÊN HẠN SỬ DỤNG

Dưới 6
năm
6 – 10
năm
11 – 15
năm
16 – 20
năm
Trên 20
năm
1 Ô tô không KDVT dưới 9 chỗ
1,3% 1,4% 1,5% 1,8%
Không
nhận
bảo
hiểm
2
Ô tô không KDVT từ 9 chỗ đến 15
chỗ
3 Ô tô không KDVT trên 15 chỗ
4
Xe tải không KDVT dưới 3 tấn, xe
ô tô vừa chở người vừa chở hàng
(Xe pickup)
1,3% 1,4% 1,6% 1,7%
Quản trị rủi ro Page 8
5 Xe tải không KDVT từ 3 đến 8 tấn
6
Xe tải không KDVT trên 8 tấn đến
15 tấn

7
Xe tải không KDVT trên 15 tấn, xe
chuyên dùng
Ghi chú:
- Niên hạn sử dụng = Năm tham gia bảo hiểm – Năm sản xuất của xe (Ví
dụ: Xe sản xuất năm 2008 khi tham gia bảo hiểm vào năm 2012 được tính niên hạn sử
dụng là 4 năm)
- Phí bảo hiểm trên đây không áp dụng mức khấu trừ (Xe được chi trả 100%
phí sửa chữa, thay thế)
Bảng: Phí bảo hiểm vật chất đối với xe ô tô KDVT, áp dụng mức khấu trừ
500.000đ/vụ
Đơn vị tính: %/Số tiền bảo hiểm
STT LOẠI XE
NIÊN HẠN SỬ DỤNG
Dưới 3
năm
3 – 5
năm
6 – 8 năm
9 – 11
năm
12 – 15 năm
1
Xe tải KDVT dưới 3 tấn, xe ô tô
pickup
1,43 1,47 1,54 1,62 1,72
2 Xe tải KDVT từ 3 tấn tới 8 tấn 1,28 1,32 1,38 1,45 1,54
3 Xe tải KDVT từ 8 tấn tới 15 tấn 1,26 1,30 1,36 1,43 1,52
4
Xe tải KDVT trên 15 tấn, xe chuyên

dùng.
1,25 1,29 1,35 1,41 1,44
5
Ô tô KDVT hành khách dưới 6 chỗ 2,00 2,06 2,16 2,26 KBH
Quản trị rủi ro Page 9
6 Ô tô KDVT hành khách từ 6 – 8 chỗ 1,85 1,91 2,00 2,09 2,22
7 Ô tô KDVT hành khách từ 9 – 15 chỗ 1,58 1,63 1,71 1,78 1,89
8
Ô tô KDVT hành khách từ 16 – 30
chỗ
2,47 2,54 2,67 2,79 2,96
9
Ô tô KDVT hành khách từ 16 – 30
chỗ chạy hợp đồng
1,85 1,91 2,00 2,09 2,22
10 Ô tô KDVT hành khách trên 30 chỗ 1,85 1,91 2,00 2,09 2,22
11 Taxi dưới 6 chỗ 2,78 3,47 3,89 KBH
KBH12 Taxi trên 6 - 8 chỗ 2,72 3,40 3,81 4,22
13 Taxi trên 8 chỗ 2,56 3,19 3,58 3,96
14 Xe buýt 1,64 1,69 1,77 1,86 1,97
15 Ô tô chở hàng đông lạnh 2,62 2,70 2,83 2,96 3,14
16 Ô tô đầu kéo 2,84 2,93 3,07 3,21 3,41
17 Xe rơ-mooc 1,67 1,72 1,80 1,89 2,00

Bảng: Phụ phí bảo hiểm đối với các điều khoản bổ sung
a) Bảo hiểm mới thay thế cũ không trừ khấu hao (Mã số BS01/BM-XCG)
Đơn vị tính: %/Số tiền bảo hiểm
STT LOẠI XE
NIÊN HẠN SỬ
DỤNG

PHỤ PHÍ BẢO HIỂM
(%/STBH)
Quản trị rủi ro Page 10
1 Xe ô tô chở người không KDVT
Dưới 3 năm 0
Từ 3 – 5 năm 0,05
Từ 6 – 8 năm 0,1
Từ 9 – 11 năm 0,12
Từ 12 – 13 năm 0,13
Từ 14 – 15 năm 0,14
Từ 16 – 20 năm 0,6
2
Xe tải, xe pickup không KDVT, xe ô tô
chuyên dùng
Năm đầu tiên 0
2 năm 0,1
Từ 3 – 5 năm 0,2
Từ 6 – 8 năm 0,25
Từ 9 – 11 năm 0,45
Từ 12 – 13 năm 0,65
Từ 14 – 15 năm 0,9
Từ 16 – 20 năm 1,2
3 Xe KDVT hành khách dưới 7 chỗ
Dưới 4 năm 0,11
Từ 4 – 10 năm 0,30
4
Xe KDVT hành khách từ 7 chỗ trở lên, xe
tải và xe pickup KDVT
Dưới 4 năm 0,18
Từ 4 – 10 năm 0,45

Quản trị rủi ro Page 11
b) Bảo hiểm lựa chọn cơ sở sửa chữa (Mã số BS02/BM-XCG):
b1. Xe ô tô không KDVT
LOẠI XE
NIÊN HẠN SỬ DỤNG
Dưới 6
năm
6 – 8
năm
9 – 10
năm
11 – 13
năm
14 – 15
Năm
Trên 15
năm
Xe chở người, xe chở
tiền
0,4% 0,5% 0,6% 0,7% 0,8% 1%
Xe chở người, xe chở
tiền
0,36% 0,63% 0,65% 0,65% 0,9 Không bán
b1. Xe ô tô còn lại (không bao gồm xe taxi, đầu kéo)
Niên hạn sử dụng Phụ phí bảo hiểm (%/STBH)
Dưới 6 năm 0,27%
Từ 4 - 5 năm 0,36%
Từ 6 - 10 năm 0,63%
c) Bảo hiểm thiệt hại động cơ do thủy kích (Mã số: BS06/BM-XCG)
STT Loại xe Phụ phí (%/STBH)

1 Xe không kinh doanh vận tải 0,027%
2 Xe kinh doanh vận tải 0,045%
III. So sánh với sản phẩm bảo hiểm vật chất xe ô tô của Bảo Việt.
Tiêu thức Bảo Minh Bảo Việt
Quản trị rủi ro Page 12
Về sản phẩm
chính
Phí đóng - Quy định rất cụ thể cho
từng loại xe, thời gian sử
dụng -> đưa đến sự lựa
chọn linh hoạt cho khách
hàng và phí phù hợp hơn
Quy định cho một nhóm
các loại xe có cùng chức
năng, không có sự phân
biệt về thời gian sử dụng
Mức khấu
trừ
Áp dụng mức khấu trừ
500.000đ/ vụ với xe ô tô sử
dụng KDVT
Có nhiều mức khấu trừ,
đi kèm với từng mức
giảm tỉ lệ phí đóng tạo
nhiều sự lựa chọn cho
khách tương ứng với khả
năng của họ.
Về sản phẩm
phụ
Bảo hiểm

thay mới
không trừ
khấu hao.
Tỉ lệ phí bảo hiểm thấp
hơn, và phần lớn là chỉ áp
dụng cho xe dưới 10 năm
Tỉ lê phí bảo hiểm cao
hơn và áp dụng cả cho
những xe giá trị còn lại
dưới 50%
Bảo hiểm
lựa chọn cơ
sở sửa chữa
Tỉ lệ phí bảo hiểm được
quy định rõ ràng cho loại
xe kinh doanh vận tải và
không kinh doanh vận tải.
Dao động từ 0.4% đến 1%,
không phụ thuộc vào
xưởng chọn, thường bằng
20% phí bảo hiểm gốc
Phí bảo hiểm bằng từ 5%
- 20% so với phí bảo
hiểm gốc và phụ thuộc
vào chất lượng xưởng
chọn.
Bảo hiểm
thiệt hại
động cơ do
thủy kích

Thấp hơn, bằng khoảng 3%
phí bảo hiểm gốc
Cao hơn, bằng khoảng
10% phí bảo hiểm gốc
Bảo hiểm
mất cắp bộ
phận
Không có Có
Bảo hiểm
bồi thường
theo giới hạn
trách nhiệm
Không có Có
Quản trị rủi ro Page 13
Phần II: NHẬN DẠNG RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI
RO TRONG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI BẢO MINH
I. Nhận dạng rủi ro
1. Rủi ro từ phía nghiệp vụ bảo hiểm.
Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, trong đó có bao gồm bảo hiểm vật chất
thân xe tiềm ẩn nhiều rủi ro từ việc tham gia giao thông.
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thồn quốc gia:
- Năm 2011: cả nước có 44.548 vụ tai nạn giao thông làm 11.395 người chết và
48.734 người bị thương.
- Năm 2012: có 36.376 vụ tai nạn giao thông làm 9838 người chết và 38.060
người bị thương.
- Năm 2013: có 29.385 vụ tai nạn giao thông làm 9369 người chết và 29500
người bị thương.
Có thể thấy số vụ tai nạn giao thông có xu hướng giảm nhưng về mức độ
nghiêm trọng của các vụ tai nạn lại không hề giảm.
Theo thống kê của Tổng cục cảnh sát quản lí hành chính về trật tự, an toàn xã hội

về số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên không hề giảm, cụ thể như sau:
Năm 2011: 11.869 vụ.
Năm 2012: 10.560 vụ
Quản trị rủi ro Page 14
Năm 2013: 11.205 vụ.
Có thể nhìn qua số tiền bồi thường qua các năm:
Đơn vị: tỉ đồng
Toàn thị trường Bảo Minh
2010 2.368 322
2011 3.188 340
2012 3.382 321
Trong số các vụ giao thông thì giao thông đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất. Có
thể thấy tình hình tai nạn giao thông cũng là yếu tố gây nên rủi ro cho doanh nghiệp bảo
hiểm. Có thế thấy năm 2011, tổng số vụ tai nạn giao thông cực cao, cũng kèm với tỉ lệ
bồi thường cao.
Theo nghiên cứu của UBATGTQG, nguyên nhân TNGT những năm qua vẫn là
những nguyên nhân cũ. Trên 90% số vụ TNGT do lỗi của người tham gia giao thông; số
vụ TNGT do hạ tầng gây ra không quá 2%, do phương tiện kỹ thuật không quá 1%.
Chủ yếu vẫn là sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông như chạy quá tốc
độ (chiếm 32%), tránh vượt ẩu, sai quy định, khi chuyển hướng không quan sát (chiếm
40%), đi không đúng làn đường (chiếm 20%), điều khiển phương tiện trong tình trạng
say bia rượu và sử dụng các chất kích thích
Xe mô tô gây tai nạn gấp 400 lần xe ô tô nhưng tỷ lệ số ô tô gây tai nạn chết
người cao gấp 10 lần mô tô. Như vậy, có thể thấy nguy cơ ô tô gây tai nạn và tai nạn
nghiêm trọng là cao đặc biệt là liên quan tới xe khách.
2. Rủi ro từ phía đối tượng bảo hiểm.
Quản trị rủi ro Page 15
Đối tượng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới là xe cơ giới còn giá trị và được phép
lưu hành trên lãnh thổ và đủ điều kiện an toàn tham gia giao thông.
Theo số liệu của Văn phòng UBATGT quốc gia, năm 2010, cả nước có

31.155.154 xe mô tô và ô tô, trong đó, xe ô tô là 1.694.575 xe. Năm 2011, tổng số
phương tiện tăng thêm 35.800 phương tiện nữa.
Số lượng xe ô tô được bán ra thị trường như sau: ( theo Hiệp hội các nhà sản xuất
xe ô tô VAMA)
Năm 2011: 112.224 xe
Năm 2012: 92584 xe
Năm 2013: 110.519 xe
Trong đó, xe ô tô con năm 2013 tăng 25%, xe vận tải tăng 16%.
Ở Việt Nam hiện nay,
- Dòng sedan: Toyota Camry/Altis/Vios, BMW 328i, Mercedes C/E/S, Audi
A4/A6/A8 hoặc Honda Civic
- Dòng couple: Audi A7, Mercedes CLS, Aston Martin Rapide…
- Dòng SUV- thể thao đa dụng: Ford Escape, Ford Everest, Toyota Land Cruiser
- Dòng MPV- xe hơi đa dụng: Toyota Innova, Mitsubishi Grandis, Madza
Premacy, Toyota Previa…
Ngoài ra còn có các loại xe khác như pick – up, limosine
Ngoài ra cũng có một số dòng xe vận tải hàng hóa của Trường Hải, Huyn Dai
đang phổ biến trên thị trường.
Tuy nhiên, về chất lượng xe ô tô tại Việt Nam cũng cần quan tâm:
Theo Cục đăng kiểm Việt Nam thực hiện kiểm tra xe cơ giới đường bộ đang lưu
hành ( chủ yếu là ô tô) thì tỉ lệ không đạt điều khiển theo từng nhóm hạng mục như sau:
Quản trị rủi ro Page 16
Hệ thống phanh: 52,2%
Hệ thống lái: 31,7%
Khí xả: 52,1%
Bánh xe: 11.7%
Từ đây cũng có thể cho thấy, chính những hạng mục nay là gây nguy xảy ra tai
nạn cao hơn.
3. Khách hàng của bảo hiểm
- Ý thực tham gia BH chưa cao

Nhìn chung số lượng chủ xe môtô tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự chủ xe cơ giới còn thấp, thiếu tự giác, đa số là mua để đối phó với xử phạt của công
an. Một số chủ xe ôtô mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới để
đăng kiểm xong rồi đề nghị huỷ hợp đồng. Các trường hợp trục lợi bảo hiểm đã bị phát
hiện nhưng chưa được kiên quyết xử lý.
Con số thống kê tại các địa phương cho thấy, số xe ôtô tham gia bảo hiểm lên tới
trên 80% (trừ xe công an, quân đội và xe không lưu hành). Số xe máy tham gia bảo
hiểm ở từng địa phương từ 30% đến 35%, đặc biệt tại Gia Lai (tỉnh miền núi) bà con
dân tộc ít người có tỉ lệ tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô
tô lên tới xấp xỉ 45%.
- Khách hàng trục lợi
Theo thống kê của Bộ Tài chính, chỉ riêng trong giai đoạn 2007 – 2011, thị
trường bảo hiểm Việt Nam ghi nhận 44.704 vụ trục lợi bị phát hiện, với số tiền hơn 410
tỷ đồng, trong đó riêng lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ (mà phức tạp nhất là bảo hiểm
con người và bảo hiểm xe cơ giới) là 3.973 vụ, với tổng số tiền gần 150 tỷ đồng.
Trục lợi bảo hiểm là những trường hợp khách hàng gian dối, cố tình mua bảo
hiểm khi rủi ro đã xảy ra, hoặc cố tình gây tổn thất để đòi tiền bồi thường. Chẳng hạn,
Quản trị rủi ro Page 17
trong trường hợp bảo hiểm tai nạn xe cơ giới, những trường hợp trục lợi bảo hiểm
thường được sử dụng như:
+ Hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm
Tai nạn rồi mới mua bảo hiểm
Theo ông Vũ Chí Huy, Phó Tổng Giám đốc Hội sở phía Bắc Công ty Bảo hiểm
Toàn cầu (GIC), tình hình gian lận bảo hiểm xe cơ giới ngày càng tăng về số lượng với
những hình thức, thủ đoạn tinh vi, phức tạp hơn. Ông Huy dẫn chứng, trường hợp xe ô
tô đi hướng Hà Nội – Sơn La do không làm chủ tốc độ đã đâm vào nhà dân bên đường.
Vụ tai nạn xảy ra ngày 4/8 nhưng đến 6/8 xe mới mua bảo hiểm. Đến ngày 16/8, chủ xe
lập hiện trường giả để khai báo tai nạn, đòi bảo hiểm bồi thường 270 triệu đồng thiệt hại
về tài sản và sửa chữa phương tiện khoảng 300 triệu đồng. Hay có trường hợp như đại
diện Bảo Việt phản ánh, sau khi gặp tai nạn, khách hàng mới mua bảo hiểm và chờ 2

tháng sau mới dựng hiện trường giả để đòi bảo hiểm.
+ Thay đổi tình tiết vụ tai nạn, tạo hiện trường giả
Ông Hứa Thanh Bình, Phó Giám đốc Ban bồi thường (Tổng Công ty Bảo hiểm
Bảo Minh) cho biết, nghiệp vụ BH xe cơ giới thường xuyên có gian lận, trục lợi ở nhiều
mức độ khác nhau. Điển hình nhất là các vụ xe ô tô bị tai nạn chưa mua BH, nhưng đối
tượng đã "thu xếp" mua BH rồi tìm cách tạo hiện trường giả hay mua chuộc nhân chứng
và khai báo tai nạn.
Xe chở quá tải trọng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn, tổn thất,
nhưng khách hàng luôn tìm cách chứng minh chở đúng tải để nhận tiền bồi thường. Trên
thực tế, nếu đi dọc tuyến quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam, sẽ dễ dàng nhận thấy các xe chở
quá tải trọng lên, xuống đèo, dốc rất khó khăn do thùng xe luôn cơi nới để xếp thêm
hàng, rất dễ bị đâm va, lật đổ. Khi xảy ra tai nạn, nếu DN không cử cán bộ đến hiện
trường ngay để kiểm đếm lượng hàng trên xe thì chắc chắn hồ sơ do cơ quan chức năng
hay chủ xe cung cấp sẽ hoàn toàn hợp lệ. Còn nếu có mặt kịp thời thì sẽ có kết quả xe
chở bằng 150% đến hơn 300% trọng tải cho phép. Đơn cử, năm 2011, Bảo Minh nhận
Quản trị rủi ro Page 18
được khiếu nại bồi thường của một xe tải chở chất thải bị lật do tránh chướng ngại vật
bất ngờ, không báo cho BH ngay. Chủ xe cung cấp phiếu ghi lượng hàng chuyên chở
trên chiếc xe bị nạn là 18 tấn (xe trọng tải 18 tấn). Song khi giám định viên đến nhà máy
nơi chủ xe đến nhận hàng, yêu cầu cho kiểm tra phiếu cân xe thì xác định, trọng lượng
hàng là 38 tấn
+ Cấu kết với xưởng hoặc gara sửa chữa xe để khai tăng số tiền tổn thất,khai tăng
giá sửa chữa hoặc thay mới khi không cần thiết, ghi khống hạng mục sửa chữa…
+ Cố ý gây tai nạn…trong thực tế, nhiều vụ tai nạn giao thông không có lỗi của
lái xe, nhưng để có tiền bồi thường và hòa giải cho nạn nhân, lái xe phải “làm việc” với
cơ quan hành pháp, y tế để xin có “lỗi” và hồ sơ bệnh án “đẹp”…
+ Hay có trường hợp xe vi phạm giao thông gây tai nạn bị cơ quan chức năng lập
biên bản, chủ xe mua chuộc cán bộ công an để không đưa biên bản này vào hồ sơ nhằm
qua mắt công ty bảo hiểm. Cùng với đó, chủ xe cấu kết với xưởng hoặc gara sửa chữa
xe để khai tăng giá sửa chữa hoặc thay mới khi không cần thiết, ghi khống hạng mục

sửa chữa để trục lợi bảo hiểm.
Nhiều DN bảo hiểm như Bảo Việt, Cathay, VNI… cũng cho rằng, hiện tượng
người được bảo hiểm thông đồng, cấu kết với những bên liên quan như công an, bác sỹ,
nhân chứng trong vụ tai nạn… để làm sai lệch hồ sơ vụ việc diễn ra ngày càng phổ biến
và khó bị phát hiện. Không những thế, có những nhân viên, đại lý bảo hiểm cũng tiếp
tay cho chủ xe gian lận bảo hiểm.
- Trục lợi từ phía nhân viên BH do sự thiếu hiển biết của khách hàng
Thường thì, trục lợi bảo hiểm xe cơ giới chủ yếu do người được bảo hiểm thông
đồng, cấu kết với những bên liên quan để làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc nhân viên, đại
lý bảo hiểm tiếp tay cho chủ xe gian lận. Tuy nhiên, trường hợp của BHBVTB lại hoàn
toàn khác khi nhân viên bán bảo hiểm ngang nhiên chiếm đoạt tiền phí của chủ xe cơ
giới.
Ví dụ 1 vụ trục lợi phí BH tại BHBV THái Bình ()
Quản trị rủi ro Page 19
Đơn cử như trường hợp của chủ xe Nguyễn Ngọc Nức, địa chỉ ở xã Vũ Vân-
huyện Vũ Thư có xe ôtô mang biển kiểm soát 17A 013.64, hiệu xe Chevrolet Lacetti,
loại xe 5 chỗ ngồi. Theo sổ kiểm định là loại xe không kinh doanh vận tải, khi mua bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại BHBVTB đã bị đại lý bảo hiểm
của công ty này lợi dụng sự thiếu hiểu biết của chủ xe bán với mức phí là 906.000 đồng
(bao gồm VAT). Trong khi quy định tại Thông tư 151/2012/TT-BTC ban hành ngày
12/9/2012, phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với loại xe
ôtô 5 chỗ ngồi là 436.700 đồng (bao gồm thuế VAT).
Đồng thời tại giấy chứng nhận bảo hiểm theo quy định đại lý bảo hiểm phải đánh
dấu rõ xe ôtô thuộc loại xe kinh doanh hay không kinh doanh, tuy nhiên trong trường
hợp này lại không có, đây là một điều khó hiểu. Ngoài ra, BHBVTB không tách phí bảo
hiểm lái phụ xe và người ngồi trên xe là 75.000 đồng theo quy định.
Với mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới mà
BHBVTB bán cho chủ xe gấp đôi so với quy định như thế, chỉ với một phép tính đơn
giản cũng đủ nhìn thấy được hàng năm, BHBVTB đã “móc túi” hàng trăm, thậm chí
hàng tỷ đồng của khách hàng mà họ không hề biết.

Ông Bùi Anh Toán- Giám đốc BHBVTB khẳng định với phóng viên Báo Công
Thương: Đây là hành vi trái với quy định. Ông sẽ cho tìm hiểu và làm rõ vấn đề, nếu
đúng sẽ xử lý nghiêm.Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên, giấy chứng nhận bảo hiểm của
trường hợp này lại do chính ông Toán ký tên và đóng dấu của BHBVTB.
Trên đây là một trong rất nhiều trường hợp chủ xe cơ giới đang bị BHBVTB
“bưng bít” để trục lợi phí bảo hiểm phản ánh về Báo Công Thương. Dư luận bức xúc
bởi không hiểu số tiền này sẽ được thực hiện vào mục đích gì? Đề nghị cơ quan chức
năng sớm vào cuộc làm rõ vấn đề, đồng thời, cũng đề nghị Tổng công ty Bảo hiểm Bảo
Việt có biện pháp xử lý trước những vi phạm của BHBVTB.
4. Từ chính công ty bảo hiểm
- Quy trình: Bất cập trong đền bù bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới
Quản trị rủi ro Page 20
Theo quy định hiện nay, khi mua xe, các doanh nghiệp phải mua cả bảo hiểm
trách nhiệm dân sự xe cơ giới. Quy tắc bảo hiểm của các đơn vị bảo hiểm được coi là
luật đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, các quy tắc bảo hiểm hiện
nay chưa thực sự khoa học và hợp lý, chưa bảo vệ được quyền lợi của lái xe và doanh
nghiệp.
Theo ông Nguyễn Đình Chung – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần vận tải Đa
phương thức Duyên Hải (Hải Phòng): “Khi mua bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm là đơn vị
bảo hiểm phải ứng tiền trước cho chủ xe nhưng các đơn vị bảo hiểm thường trốn tránh
trách nhiệm, chậm chi trả hoặc gây khó dễ cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp
hoặc chủ xe thường phải ứng tiền trước để giải quyết việc. Khoản tiền bỏ ra không hề
nhỏ. Sự chậm trễ của đơn vị bảo hiểm phải được coi là hành vi chiếm dụng vốn, gây
thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phải bồi thường.
Cùng với quan điểm trên, ông Nguyễn Lộc – Chủ nhiệm HTX vận tải Tiến Đạt
(Thừa Thiên – Huế) cho biết: “Hiện nay, khi xảy ra tai nạn, các công ty bảo hiểm đều để
cho đơn vị và nhà xe tự giải quyết bồi thường xong mọi việc. Hồ sơ đưa về bảo hiểm
mới xem xét giải quyết vấn đề này. Tình trạng này sẽ gây thiệt hai cho cả 2 bên vì có thể
xảy ra hiện tượng trục lợi bảo hiểm khi chủ phương tiện hoặc doanh nghiệp vận tải có
thể bắt tay với nhau. Bên cạnh đó, việc không tham gia giải quyết bảo hiểm ngay sẽ gây

thiệt hại cho doanh nghiệp vận tải khi phải lo số tiền bồi thường lớn mà thủ tục bảo
hiểm lại rườm ra và phức tạp. Để giải quyết tình trạng này, các đơn vị bảo hiểm cần có
sự tham gia ngay từ đầu vụ việc để xác minh lỗi và tính toán bồi thường cho khách
hàng ”.
- Năng lực
Với Bảo Minh, điều khiến DN này rất trăn trở là hiện tượng gian lận, trục lợi bồi
thường bảo hiểm tuy rất phổ biến và đang biến chứng thành một dạng tội phạm có tổ
chức, nhưng DN bảo hiểm lại không nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của một số cơ quan
chức năng. Bảo Minh đã từng thua kiện nhiều vụ khi bị khách hàng đòi bồi thường mà
không đóng phí bảo hiểm, bởi Tòa án cho rằng, tại sao khi cấp giấy chứng nhận bảo
Quản trị rủi ro Page 21
hiểm mà Bảo Minh không thu, không nhắc nhở bằng văn bản. Như vậy, Tòa án kết luận,
Bảo Minh đã đồng ý nhận bảo hiểm mà không cần biết khi nào khách hàng đóng phí.
Theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, sự vênh
nhau trong các quy định pháp lý trong Luật Kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật Dân sự
đang dẫn đến tình trạng cùng một sự việc, nhưng ngay cả các cơ quan pháp luật vẫn có
thể hiểu khác nhau và có cách giải quyết khác nhau.Cụ thể, theo quy định tại Luật Kinh
doanh bảo hiểm, trách nhiệm bảo hiểm chỉ phát sinh khi khách hàng đã đóng phí cho
công ty bảo hiểm. Trong khi đó, tại Bộ luật Dân sự, ngay sau khi hợp đồng đã ký, trách
nhiệm của hai bên đã hình thành, việc chưa đóng phí có thể hiểu như một khoản công
nợ. Như vậy những thiếu sót trong môi trường pháp lý cúng gây ảnh hưởng tới Năng
lực của DN
- Đạo đức nhân viên, đại lý
Nhân viên bảo hiểm bắt tay với khách hàng trục lợi, để có thêm tiền bồi thường,
chia chác… Mặc dù biết, nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải bó tay khi không
chứng minh được sai sót.
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng, ở Việt
Nam, người trục lợi bảo hiểm sẽ không bị xử phạt nếu như công ty bảo hiểm phát hiện
vì các đơn vị này chỉ có thể dừng không trả tiền. Theo ông Lộc, bảo hiểm xe cơ giới bị
trục lợi một phần là nhờ sự tiếp tay từ chính nhân viên bảo hiểm giải quyết tai nạn,

người mua bảo hiểm và cơ quan giải quyết tai nạn. “Ở nước ta, các doanh nghiệp bảo
hiểm thực chất không có vai trò gì trong việc giám định tai nạn xe cơ giới ngay tại hiện
trường”.
II. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro
1. Cứu lấy những tài sản còn sử dụng được
Công ty bảo hiểm thu hồi những tài sản còn lại sau tổn thất nhằm tối thiểu hóa
tác động của những tổn thất mà họ phải gánh chịu.
2. Sự chuyển nợ
Quản trị rủi ro Page 22
Sau khi công ty bảo hiểm bồi thường, quyền tịch thu của công ty bảo hiểm đối
với bên thứ ba sẽ có hiệu lực. Như vậy, công ty bảo hiểm có thể có cơ hội lấy lại tiền
bồi thường từ bên thứ ba trong vụ kiện. Nếu công ty bảo hiểm thu hồi lại được nhiều thì
khoản bù đắp này sẽ làm giảm khoản bồi thường của công ty bảo hiểm.
Trong quá trình quản trị rủi ro, một người chủ có chương trình bồi thường cho
người lao động được bảo hiểm có thể được bồi hoàn những phúc lợi mà họ đã trả cho
người lao động bị tai nạn. Họ lập hồ sơ để kiện bên thứ ba vì bên này chịu trách nhiệm
về thương tật của người lao động.
Sự chuyển nợ cũng có thể được xem xét lại như một biện pháp giảm thiểu tổn
thất nhắm tới hậu quả lâu dài của tổn thất. Đây cũng là công cụ của quản trị tranh chấp
nhằm kiểm soát hoặc giảm hậu quả của những hành động hợp pháp làm nảy sinh ra tổn
thất, bằng cách: giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hòa giải,…
3. Kế hoạch giải quyết các hiểm họa
Những kế hoạch giải quyết hiểm họa hoặc những biến cố bất ngờ là một nỗ lực
to lớn của tổ chức trong việc xác định những khủng hoảng hoặc tai nạn có thể xảy ra, và
thiết lập các kế hoạch để đối phó với những biến cố này.
Những hoạt động dưới đây là một phần của những kế hoạch phòng ngừa những
hiểm họa, rủi ro:
- Sử dụng những nhân viên đã được trải qua huấn luyện
- Lưu trữ hồ sơ đã được vi tính hóa
- Bảo đám tín dụng từ việc cho các tổ chức vay

- Phát triển chiến lược về những mối quan hệ cộng đồng
Những kế hoạch này có thể rất khác nhau giữa các tổ chức. Việc giải quyết hiểm
họa sẽ ít thành công nếu những kế hoạch này bị áp đặt lên một tổ chức mà chưa có hiện
diện cả văn hóa quản trị rủi ro vào thời điểm tai họa xảy ra.
4. Sự dự phòng
Quản trị rủi ro Page 23
Sự dự phòng thường được sử dụng trong những trường hợp có tổn thất giản tiếp,
là những tổn thất nảy sinh từ những tổn thất trực tiếp tới tài sản. Trong những trường
hợp như thế, khi tổn thất xảy ra, sự dự phòng làm giảm số lượng thiệt hại bằng cách làm
giảm hoặc loại trừ tổn thất giản tiếp.
Biện pháp này thường đóng vai trò kép trong việc ngăn ngừa tổn thất và giảm
thiểu tổn thất. Sự dự phòng làm giảm khả năng tổn thất gián tiếp xảy ra, do khi tài sản
nguyên thủy không còn sử dụng được nữa, thì tài sản dự phòng đã sẵn sang được sử
dụng.
5. Phân chia rủi ro
Sự phân chia rủi ro là một kỹ thuật mà trong đó, một tổ chức cố gắng ngăn cách
những rủi ro của nó với nhau, thay vì cho phép chúng gây hại cho một sự kiện đơn lẻ.
Động lực đằng sau của sự phân chia rủi ro là làm giảm bất kỳ sự phụ thuộc giữa
những rủi ro của tổ chức bằng cách làm giảm sự giống nhau mà một sự kiện đơn lẻ tác
động toàn bộ những rủi ro của tổ chức. Hành động phân chia rủi ro không làm giảm cơ
hội bị tổn thất của một biểu hiện rủi ro đơn lẻ mặc dù nó có khuynh hướng làm giảm
những tổn thất do tai họa.
Hiệu quả của việc phân chia rủi ro tùy thuộc vào loại tài sản và nguyên nhân của
tổn thất.
6. Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới”
Ngày 26/02/2014, tại khách sạn Melia Hà Nội đã diễn ra Lễ bàn giao dự án “Xây
dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới” giữa Hiệp Hội Bảo hiểm Việt Nam và Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS)
sau 02 năm triển khai.

Lễ bàn giao tài liệu sử dụng hệ thống
Quản trị rủi ro Page 24
Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới” được triển khai đồng bộ và thống nhất cho công tác quản lý và giám sát bảo
hiểm bắt buộc đối với xe cơ giới trong toàn quốc.
Dự án bắt đầu được triển khai từ tháng 01/2012, phục vụ nhiều đối tượng khác
nhau, như: Các doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm và Hội đồng quản lý quỹ
bảo hiểm xe cơ giới, Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm và các cơ quan hữu quan khác
như Công an, Đăng kiểm, Bệnh viện Tổng giá trị của dự án lên tới 32 tỷ đồng, bao
gồm cả bảo trì vận hành trong 5 năm.
Hệ thống bao gồm các phân hệ chính: Kho dữ liệu về bảo hiểm (bắt buộc và tự
nguyện) trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Phân hệ kết nối dữ liệu đầu vào; Phân
hệ báo cáo đầu ra; Phân hệ bản đồ số nền và Phân hệ quản trị hệ thống.
Hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới mang lại những lợi ích sau:
- Truy vấn, tìm kiếm các thông tin nghiệp vụ dễ dàng tiện lợi, mọi lúc, mọi nơi tùy
thuộc vào mức độ phân quyền;
Các doanh nghiệp bảo hiểm được toàn quyền truy vấn, khai thác thông tin, dữ liệu của
đơn vị mình trên hệ thống;
Được chia sẻ các thông tin về toàn thị trường trong phạm vi được cho phép bởi đơn vị
chủ quản CSDL (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm).
Cho phép người dùng: Truy vấn, tìm kiếm thông tin nghiệp vụ, khai thác thông tin báo
cáo BI (Business Intelligence - Hệ thống quản trị thông minh), khai thác thông tin trên
bản đồ số (GIS – Geographic Information System);
Sẵn sàng kết nối với các hệ thống cơ sở dữ liệu khác: Đăng kiểm, đăng ký xe, cấp bằng
lái xe…
Xây dựng sẵn các đầu chờ cho việc tích hợp các nghiệp vụ bảo hiểm tự nguyện khác.
Dự án ứng dụng BI-GIS là sản phẩm kết tinh của hai công nghệ quản lý và phân
Quản trị rủi ro Page 25

×