Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

thực trạng nghèo và người nghèo ở tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.02 KB, 73 trang )

- 1 –


MỤC LỤC
trang

Mở đầu 1
Chương 1: Tổng quan về nghèo và người nghèo trong xã hội
1.1/Những lý do nghiên cứu về nghèo 4
1.2/ Một số quan điểm về người nghèo 5
1.2.1/ Nghèo tuyệt đối 5
1.2.2/ Nghèo tương đối 7
1.2.3/ Cách nhìn nhận của chính người nghèo 8
1.3/ Nguyên nhân của nghèo 9
1.3.1/ Nguyên nhân chung trên thế giới 9
1.3.2/ Nguyên nhân ở Việt Nam 10
1.4/ Thực trạng của nghèo 11
1.4.1/ Nghèo trên thế giới 11
1.4.2/ Nghèo ở Việt Nam 14
1.5/ Các chính sách giảm nghèo 19
1.5.1/ Trách nhiệm của xã hội 19
1.5.2/ Mục tiêu phát triển kinh tế toàn cầu 19
1.5.3/ Quan điểm của Đảng, nhà nước Việt Nam 20
1.6/ Mối quan hệ của nghèo và tín dụng 21
1.6.1/Mối quan hệ của tín dụng và vòng luẩn quẩn của nghèo 21
1.6.2/ kinh nghiệm một số tổ chức nước ngoài 23
Chương 2 : Thực trạng nghèo và người nghèo ở TP Hồ Chí Minh
2.1/ Chuẩn nghèo 27
2.1.1/ Hình thành chuẩn nghèo 27
2.1.2/ Chuẩn nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh 28
2.2/ Tình hình chung 29


2.2.1/ Danh sách hộ nghèo theo tiêu chí mới. 29
2.2.2/ Đặc điểm của hộ nghèo 30
2.2.3/ Nguyên nhân của nghèo 32
2.2.4/ Những khó khăn thách thức 32
2.3/ Xu hướng nghèo 33

- 2 –


2.4/ Thực trạng nguồn vốn nhỏ cho người nghèo 34
2.4.1/ Thực trạng các chính sách của TP Hồ Chí Minh đối
với người nghèo. 34
2.4.2/ Hệ quả của việc tiếp cận nguồn vốn không chính thức 37
2.4.3/ Quan điểm về nguồn vốn nhỏ 38
2.5/ Đánh giá thực trạng về nguồn vốn nhỏ cho người nghèo tại
Thành phố Hồ Chí Minh. 40
2.5.1/ Ưu điểm 40
2.5.2/ Khó khăn tồn tại 43
2.5.3/ Nguyên nhân 44
Chương 3 : Giải pháp nguồn vốn nhỏ cho người nghèo tại thành
phố Hồ Chí Minh
3.1/ Quan điểm xây dựng giải pháp giảm nghèo ở thành phố
Hồ Chí Minh 47
3.1.1/ Mục tiêu giảm nghèo 47
3.1.2/ Quan điểm xây dựng giảm nghèo 48
3.1.3/ Kế hoạch triển khai 49
3.2/ Giải pháp nguồn vốn nhỏ cho người nghèo ở TP Hồ Chí Minh 50
3.2.1/ Giải pháp nguồn vốn vó mô 50
3.2.2/ Giải pháp nguồn vốn vi mô 56
3.3/ Giải pháp phát triển hoạt động các tổ chức tín

dụng nhỏ 62
3.3.1/ Phát triển các tổ chức hiện hành 62
3.3.2/ Mở rộng chương trình tín dụng tiết kiệm 65
3.3.3/ Xây dựng năng lực cho khu vực tài chính bán
chính thức 65
3.4/ Các giải pháp hỗ trợ khác giúp giảm nghèo 65
3.4.1/ Hướng nghiệp đào tạo giải quyết việc làm 65
3.4.2/ Hỗ trợ chính sách ưu đãi xã hội 66
3.4.3/ Đầu tư cơ sở hạ tầng các xã nghèo trọng điểm 67
3.5/ Kiến nghò 68
Kết luận 71
Tài liệu tham khảo 72


- 3 –


Mở đầu

1/ Đặt vấn đề
Xây dựng một xã hội không có người nghèo là điều mà các tổ chức, các nhà
làm chính sách luôn luôn quan tâm. Trong tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hiệp
quốc, kêu gọi xây dựng một xã hội hoà đồng và thònh vượng dựa trên các giá trò: tự
do, bình đẳng, đoàn kết, khoan dung và tôn trọng thiên nhiên. Quan niệm tự do ở
đây không bó hẹp trong phạm vi thoát khỏi tình trạng nghèo đói mà trên cơ sở ghi
nhận rằng, con người một khi còn phải đấu tranh cho sự sinh tồn thì không bao giờ
có bình đẳng và tự do.
Chủ Tòch Hồ Chí Minh khi sinh thời đã từng mơ ước về một nước Việt Nam không
còn bò nghèo đói.Thế hệ của chúng ta có thể thực hiện được ước mơ đó của người,
đồng thời đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Chúng ta có công nghệ, tri

thức và nguồn lực để đạt được các mục tiêu to lớn đó. Tất cả những gì chúng ta
cần, là ý chí và lòng quyết tâm phấn đấu cho một xã hội không có người nghèo.
Thành công của Việt Nam trong lónh vực xoá đói giảm nghèo thường được
coi như là, một ví dụ điển hình cho thấy, những gì chúng ta có thể đạt được tuy chỉ
trong một thời gian ngắn. Tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam với con số ước tính là
58% năm 1993 đã giảm xuống còn 24% năm 2004. Như vậy xét về trung bình quốc
gia thì Việt Nam đã đạt được Mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) là giảm một nữa tỷ lệ
người dân sống trong cảnh nghèo cùng cực. Song việc đạt được mục tiêu không có
nghóa Việt Nam đã hoàn thành công việc của mình. Hiện nay còn gần 33 triệu
ngươì dân Việt Nam vẫn sống với mức thu nhập vừa trên chuẩn nghèo. Như vậy cứ
10 người dân Việt nam thì 4 người có nguy cơ bò tái nghèo sau một cú sốc về kinh
tế hay một trận thiên tai. Những cơn bảo liên tiếp (chanchu, Durian, Utor, … ) trong
năm 2006 vừa qua nhắc nhở chúng ta rằng, những biến cố bất ngờ có thể nhanh
chóng đảo ngược những kết quả mà chúng ta thu được sau bao nhiêu năm lao động
vất vả của những người nghèo, cận nghèo và của tất cả nguồn lực xã hội, trong
việc giúp đỡ để vượt qua những khó khăn do các biến cố bất ngờ gây ra.

- 4 –


Tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một thành phố năng động phát triển, tuy
nhiên một bộ phận người nghèo, cả những người đòa phương hay do nhập cư cũng
là mối quan tâm của những nhà làm chính sách. Theo tiêu chí mới (2004-2010) thì
có 7,99% hộ nghèo, có 92.193 hộ có thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm
15
.
Chúng ta cần làm gì để thành phố chúng ta không còn hộ nghèo đến năm 2010 là
một câu hỏi cần có rất nhiều giải pháp tổng hợp mới có thể giải quyết được.
2/ Mục tiêu của đề tài
-Đánh giá tình hình xoá đói giảm nghèo hiện nay

-Giải pháp hiệu quả của tín dụng nhỏ cho người nghèo, hộ nghèo
-Gợi ý các chính sách nhằm tạo điều kiện cho tài chính vi mô hoạt động tốt hơn,
tác động giảm nghèo nhanh hơn
3/ Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trên đòa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi có
nguồn vốn đầu tư lớn, phát triển mạnh trong cả nước, cũng là vùng chòu áp lực lớn
của quá trình đô thò, di dân lớn nhất trong nước.
Đối tượng là người nghèo, các tổ chức tài chính vi mô đang hoạt động tại thành
phố Hồ Chí Minh
4/ Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu các quan điểm chính sách các mô hình xoá
đói giảm nghèo.
-Phương pháp thống kê mô tả kết hợp với so sánh phân tích tìm ra những mấu chốt
chính của người nghèo, tìm ra giải pháp tốt hơn trong chính sách giảm nghèo.
5/ Ý nghóa của đề tài
Giúp các nhà làm chính sách quan tâm hơn trong lónh vực cung cấp nguồn
vốn nhỏ cho người nghèo, một công cụ hiệu quả giúp người nghèo vượt nghèo.
Giúp những người làm công tác giảm nghèo có cái nhìn bao quát hơn, có
chiều sâu hơn trong công tác tiếp cận với người nghèo.
Mở ra một hướng nghiên cứu mới về mô hình lượng hoá tác động của tài
chính vi mô đến giảm nghèo tại Việt Nam. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và giảm
nghèo, thoát nghèo bền vững thông qua đầu tư trong lónh vực giáo dục.


- 5 –


Chương 1: Tổng quan về nghèo và người nghèo trong xã hội
1.1/ Những lý do nghiên cứu về nghèo
Đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội cấp bách, mang tính toàn cầu,

giải quyết vấn đề này không những mang tính nhân đạo mà còn là cơ sở đầu tiên
để giải quyết những vấn đề khác của xã hội.
Tại điều 25 tuyên ngôn thế giới về quyền con người tại Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc thông qua 10-12-1948 viết :” Tất cả mọi người đều có quyền có mức
sống đủ để bảo đảm sức khoẻ, sự sung túc của mình và của gia đình, nhất là đủ về
ăn, mặc, chổ ở, chăm sóc y tế cũng như các dòch vụ xã hội cần thiết; Mọi người có
quyền được an toàn khi thất nghiệp, bò bệnh tật, mất khả năng lao động, góa bụa,
tuổi già hay trong các trường hợp khác mất khả năng duy trì sự tồn tại xuất phát từ
hoàn cảnh và nằm ngoài ý muốn”, đây là một mục tiêu đầy tham vọng, mà cho
đến nay mục tiêu này còn xa mới thực hiện được trên khắp thế giới. Trong số 6 tỷ
dân trên hành tinh chúng ta, 3 tỷ người đang sống với mức dưới 2 USD /ngày, 1,2
tỷ người đang sống dưới mức 1 USD/ngày. Trong 25 năm tới, dự đoán dân số thế
giới sẽ tăng thêm 2 tỷ người, hầu hết trong số này là tại các nước đang phát triển,
là gánh nặng của các nước nghèo.Trong sáu tỷ người hiện nay chỉ có ¼ có thể
được hưởng các chương trình bảo trợ xã hội, dưới 5% có thể tự đối phó với rủi ro
bằng của cải của mình. Do đó cũng dễ hiểu khi Liên Hiệp Quốc cho rằng đóng góp
của mổi quốc gia vào chương trình trợ giúp người nghèo là trách nhiệm, lương tri
của nhân loại.
Việt nam trong những năm qua đạt rất nhiều thành tựu trong tăng trưởng
kinh tế củng như thành quả trong công cuộc giảm nghèo. Tuy vậy,so với chuẩn
nghèo của thế giới chúng ta còn có rất nhiều vấn đề phải quan tâm; một là chênh
lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng, giữa 10% nhóm giàu nhất với 10% nhóm giàu
nhất là 12.5 lần năm 2002 và tăng lên 13 lần vào năm 2004, trong khi năm 1993

- 6 –


chỉ có 4.3 lần. hai là Việt Nam là một trong các quốc gia nghèo, tình trạng nghèo
lại càng nghiêm trọng hơn, với chuẩn nghèo mới, 200.000đ/người/tháng cho khu
vực nông thôn và 260.000đ/người/tháng cho khu vực thành thò thì chúng ta có trên

4,6 triệu hộ nghèo. Chuẩn này còn thấp hơn nhiều so với chuẩn nghèo trên thế giới
là 1 USD/người/ngày; ba là số hộ nằm trên ngưỡng nghèo rất nhiều, nguy cơ tái
nghèo rất cao chỉ cần có một biến cố thiên tai, dòch bệnh,… Điều này nói lên tính
thiếu bền vững trong vượt nghèo, cũng như các giải pháp giảm nghèo cần phải tiếp
tục được quan tâm cả những hộ nghèo và vừa vượt nghèo.
1.2/ Một số quan điểm về người nghèo
1.2.1/ Nghèo tuyệt đối
Nghèo đói có nhiều mặt, cho nên không có một đònh nghóa duy nhất, mà tuỳ
thuộc vào tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện, về thu nhập, điều kiện sinh
hoạt, môi trường sống, thiếu tài sản, thiếu cơ hội tạo thu nhập, dể bò tổn thương, ít
được ra quyết đònh, bò sỉ nhục, không được tôn trọng, sinh hoạt trong điều kiện
thiếu vệ sinh, thiếu nước sạch,… Một khái niệm mà các quốc gia trong khu vực
Thái Bình Dương thống nhất là :”Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư
không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu
cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của
từng vùng mà những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.”
11

Theo ông Robert McNamara, khi làm giám đốc ngân hàng thế giới, đã đưa
ra khái niệm nghèo tuyệt đối :” Nghèo ở mức độ tuyệt đối… là sống ở ranh giới
ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu
tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm
cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí
thức chúng ta.”
Ngân hàng thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ ngày theo sức mua tương
đương của đòa phương so với (đô la thế giới) để thoả mãn nhu cầu sống như là

- 7 –



chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các ranh giới
nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng đòa phương hay từng vùng được xác đònh , từ 2 đô
la cho châu Mỹ La Tinh và Carribean đến 4 đô la cho những nước Đông Âu và
14,4 đô la cho những nước công nghiệp
13
.
Theo quyết đònh số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2001 chuẩn
nghèo giai đoạn 2001-2005 thì những hộ có thu nhập bình quân đầu người ở khu
vực nông thôn miền núi, hải đảo từ 80.00đ/người / tháng trở xuống là hộ nghèo;
Những hộ có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực đồng bằng từ 100.00đ/người
/ tháng trở xuống là hộ nghèo; Những hộ có thu nhập bình quân đầu người ở khu
vực thành thò từ 150.00đ/người / tháng trở xuống là hộ nghèo.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 theo quyết đònh 170/2005/QĐ-TTg ngày
8 tháng 7 năm 2005 thì những hộ thu nhập bình quân đầu người một tháng ở vùng
nông thôn dưới 200.000đ được cho là nghèo, những hộ thu nhập bình quân đầu
người một tháng ở vùng thành thò dưới 260.000đ được cho là nghèo.
1.2.2/ Nghèo tương đối
Trong những xã hội được gọi là thònh vượng, nghèo được đònh nghóa dựa vào
hoàn cảnh của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp
không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một
số tầng lớp xã hội nhất đònh so với sự sung túc của xã hội đó.
Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc
vào cảm nhận của người trong cuộc. Nghèo tương đối chủ quan khi những người
trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác đònh khách quan. Bên
cạnh thiếu việc cung cấp vật chất, thiếu thốn về tài nguyên phi vật chất ngày càng
có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo thuộc văn hoá – xã hội, thiếu tham gia vào
cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như
là một thách thức xã hội nghiêm trọng.

- 8 –



Ranh giới cho nạn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác
nhau cho một xã hội. Một con số ranh giới của nạn nghèo dùng trong chình trò và
công chúng là 50% hay 60% của thu nhập trung bình và của thu nhập ròng tương
đương. Lý luận của những nhà phê bình cho biết con số này thể hiện rất ít về
chuẩn mực sống của con người. Ngược với ranh giới nghèo tương đối, các phương
án tính toán ranh giời nghèo tuyệt đối đã đứng vững. Các ranh giới nghèo tuyệt đối
được tính toán một cách phức tạp bằng cách lập ra những giỏ hàng cần phải có để
có thể tham gia vào cuộc sống xã hội.
1.2.3/ Cách nhìn nhận của chính người nghèo
Quan niệm của chính người nghèo ở Việt Nam cũng như một số quốc gia
khác trên thế giới về nghèo đói, trực diện hơn rất nhiều. Những đoạn trích từ báo
cáo phát triển năm 2001 của WB dưới đây cho thấy cái mà người nghèo nhận thức
về cuộc sống trong cảnh đói nghèo của mình:
“Đừng hỏi tôi nghèo đói là gì,vì ông đã thấy nó ngay từ bên ngoài nhà tôi. Hãy
quan sát ngôi nhà và xem nó có bao nhiêu lỗ thủng trên đó. Hãy nhìn những đồ
đạc trong nhà và những quần áo tôi đang mang trên người. Hãy quan sát tất cả và
ghi lại những gì ông thấy. Cái mà ông thấy chính là đói nghèo đó.”
13
“Nghèo đói là sự hổ thẹn, cảm giác phải phụ thuộc vào người khác và buộc phải
chấp nhận sự bạo hành, sỉ nhục, thái độ thờ ơ khi tìm kiếm sự giúp đỡ.”
13
“Cháu đi lấy nước một ngày bốn lần bằng một cái vò đất nung có sức chứa 20 lít.
Đó là công việc nặng nhọc! Cháu chưa bao giờ được đến trường vì cháu phải giúp
mẹ trong công việc giặt giũ để kiếm đủ tiền,… Cháu cũng phải giúp mẹ chợ búa,
nấu nướng, đi kiếm củi và nhặt rác để đun. Nhà cháu không có buồng tắm, cháu
phải tắm trong bếp, mỗi tuần một lần vào ngày chủ nhật,… khi muốn đi vệ sinh
cháu phải xuống một con mương chảy ra sông sau nhà,… nếu có thể được thay đổi
cuộc đời, cháu thật sự muốn được đến trường và có thêm quần áo”

13


- 9 –


“Nghèo đói đồng nghóa với nhà ở bằng tranh, tre, nứa, lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột
nát; Không đủ đất đai sản xuất, không có trâu bò, không có tivi, con cái thất học,
ốm đau không có tiền đi khám chữa bệnh…”
13
“Nợ nần làm cho chúng tôi thức trắng đêm – cảm giác nợ nần thật là khủng kiếp.
Tôi cảm thấy khiếp sợ mỗi khi có chủ nợ đến nhà đòi tiền, còn bản thân thì không
thể trả được. Tôi cảm thấy xấu hổ vì lúc đó họ rất coi thường tôi.”
11
Nhìn chung, tất cả những quan điểm về nghèo đều phản ánh các khía cạnh
chủ yếu:
Một là,thu nhập thấp mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng
dân cư.
Hai là, không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành
cho con người.
Ba là, thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng.
1.3/ Nguyên nhân của nghèo
1.3.1/ Nguyên nhân chung trên thế giới
Những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo được liệt kê là : chiến tranh, cơ
cấu chính trò (thí vụ như chế độ diệt chủng, các qui đònh thương mại quốc tế không
công bằng), cơ cấu kinh tế (phân bổ thu nhập không công bằng, tham nhũng, nợ
quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền
được), thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dòch
bệnh, dân số phát triển quá nhanh và không có bình đẳng nam nữ.
Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu

việc làm, ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác là phân bổ thu nhập quá mất cân
bằng, thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính.
1.3.2/ Nguyên nhân ở Việt Nam
Nguyên nhân khách quan là xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta trước
khi “đổi mới” thấp, do trải qua hơn 30 năm chiến tranh và điều kiện tự nhiên

- 10 –


không thuận lợi, hàng năm Việt Nam phải chòu ít nhất trên dưới 10 cơn bảo, lũ lụt
triền miên,……
Nguyên nhân chủ quan do: Một là, tác động của chính sách chi tiêu cho y tế,
giáo dục và chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội của nhà nước chưa cân đối
giữa các cấp hành chính, giữa các vùng miền, giữa các ngành kinh tế: nông
nghiệp, công nghiệp, nông thôn, thành thò; Hai là, do yếu tố chủ quan chính người
dân, thiếu ý chí vươn lên, thiếu năng động trong việc tận vụng các nguồn lực để
thoát nghèo, bê tha rượu chè, hút sách, cam chòu số phận.
Theo số liệu điều tra năm 2004 của bộ lao động thương binh xã hội, nguyên
nhân nghèo được người dân trả lời như sau:
-Thiếu vốn sản xuất : 79%
- Thiếu kiến thức sản xuất :70%
-Thiếu thông tin về thò trường : 35%
-Thiếu đất sản xuất : 29%
-Ốm đau, bệnh tật : 32%
-Đông con : 24%
-Không tìm được việc làm : 24%
-Rủi ro : 5,9%
-Gia đình có người mắc bệnh tệ nạn xã hội : 1%
1.4/ Thực trạng của nghèo
1.4.1/ Nghèo trên thế giới

Không phải chỉ có những nước nghèo mới có người nghèo mà ngay cả trong
những nước phát triển vẫn có người nghèo tương đối cục bộ, trước khi nhìn thấy
bức tranh chung của thế giới về người nghèo, chúng ta nhìn lại ba nước tiên tiến
tiêu biểu.
1.4.1.1/ Nghèo ở o

- 11 –


Theo số liệu của Bộ Xã hội, thì trong năm 2003 có hơn 1 triệu người Áo
chiếm 13.2% dân cư có nguy cơ nghèo. Trong năm 2002 là 900.000 hay 12%, năm
1999 là 11%. Ranh giới nguy cơ nghèo là 60% của thu nhập trung bình. Theo đó thì
cứ mổi 8 người thì có 1 người có thu nhập thấp ít hơn 785 Euro/tháng. Phụ nữ có
nguy cơ nghèo cao hơn (14%).
Bên cạnh nghèo về thu nhập như là chỉ số cho tình trạng tài chính của một
gia đình, ở Áo còn có “nghèo nguy kòch” khi ngoài thiệt thòi về tài chính còn thiếu
thốn hay hạn chế nhất đònh trong những lónh vực sống cơ bản. Trong năm 2002 là
300.000 người hay 4%, năm 2003 là 467.000 người chiếm 5,9% dân số nghèo nguy
kòch. Theo một bản báo cáo của hội nghò về nạn nghèo, lần đầu tiên có số liệu về
cái gọi là “working Poor”: tại Áo có 57.000 người nghèo mặc dù là có việc làm.
Ngoài ra mức độ nguy cơ nghèo phụ thuộc vào công việc làm: Những người làm
việc cho đến 20 tiếng hằng tuần có nguy cơ nghèo gấp 3 lần, những người làm việc
từ 21 đến 30 tiếng có nguy cơ nghèo gấp đôi những người làm việc từ 31 đến 40
tiếng.
1.4.1.2/ Nghèo ở Đức
Thu nhập tương đương sau thuế hằng tháng do Cục Thống kê liên bang tính
toán vào năm 2002 là 1.217 Euro trong các tiểu bang cũ và 1.008 Euro trong các
tiểu bang mới. Theo các tiêu chí của Liên Minh Châu Âu cho ranh giới nghèo
60%, thì như vậy ranh giới nghèo nằm khoảng 730,2 Euro cho phía tây và 604,8
Euro cho phía đông của nước Đức. Theo lệ thường thì mức sống xã hội văn hoá tối

thiểu được đònh nghóa bằng trợ cấp xã hội còn ở dưới ranh giới này.
Theo số liệu từ “Báo cáo giàu nghèo lần hai” do chính phủ liên bang đưa ra
trong tháng 3 năm 2005 thì năm 1998 có 12,1% dân số là nghèo, năm 2002 có
12,7% dân số là nghèo,năm 2003 có 13,5 dân số là nghèo. Hơn 1/3 những người
nghèo là những người nuôi con một mình , vợ chồng có nhiều hơn ba con chiếm
19%.

- 12 –


Trẻ em và thanh niên ở Đức có nguy cơ nghèo cao, 15% trẻ em dưới 15 tuổi
và 19,1% thanh niên từ 16 đến 24 tuổi thuộc diện này. Số trẻ em sống nhờ vào trợ
cấp xã hội ở Đức tăng thêm 64.000, lên đến 1,08 triệu trong năm 2003 và đạt 1,45
triệu trong thời gian 2004/2005. Theo UNICEF, trẻ em nghèo ở Đức tăng nhanh so
với hầu hết các nước công nghiệp.
Ngược lại thì nạn nghèo ở người già giảm từ 13,3% năm 1998 xuống còn
11,4% năm 2003. Thế nhưng nạn nghèo ở đây được dự đoán là sẽ tăng vì những
người thất nghiệp hay việc làm nữa ngày.
1.4.1.3/ Nghèo ở Mỹ
Theo số liệu báo cáo của Cục điều tra dân số tháng 8 năm 2005 thì ở Mỹ
con số những người thu nhập dưới ranh giới nghèo đã liên tiếp tăng đến lần thứ tư.
Có 12,7% dân số hay 37 triệu người nghèo tăng 0,2% so với năm trước, một gia
đình được coi là nghèo khi chỉ có thể chi tiêu ít hơn 19.310 USD/người /năm. Đối
với những ngưới độc thân thì ranh giới này vào khoảng 9.650USD/người /năm.
1.4.1.4/ Tình hình chung
Theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới thì trong năm 2001 trên toàn thế giới
có 1,1 tỉ người nghèo, tương đương 21% dân số thế giới, có thu nhập ít hơn 1
USD/người/ngày, tính theo sức mua đòa phương và vì thế được xem là rất nghèo.
Năm 1981 là 1,5 tỷ người, chiếm 40% dân số thế giới; Năm 1987 là 1,227 tỷ người,
tương đương 30% dân số thế giới; Năm 1993 là 1,314 tỷ người, tương đương 29%

dân số thế giới.
Phần lớn những người này sống ở Châu Á, thế nhưng thành phần những
người nghèo trong dân cư tại Châu Phi lại còn cao hơn nữa. Các thành viên của
Liên Hiệp Quốc trong cuộc hợp thượng đỉnh thiên niên kỷ năm 2000, đã thống
nhất với mục tiêu cho đến năm 2015 phấn đấu giảm một nữa số những người có
thu nhập ít hơn 1 USD/người/ngày. Theo thông tin của Ngân hàng Thế Giới vào
tháng 4 năm 2004 thì có thể đạt được mục đích này nhưng không phải ở tất cả các

- 13 –


nước. Trong khi nhờ vào sự tăng trưởng nhiều vùng của châu Á, tỷ lệ người nghèo
giảm xuống rõ rệt, từ 58% xuống còn 16% tại Đông Á, trong khi đó con số nghèo
nhất lại tăng lên ở châu Phi ( tăng gấp đôi từ năm 1981 đến 2001 ở phía nam sa
Mạc Sahara). Tại Đông Âu và Trung Á người nghèo nhất tăng lên 6%.
Nếu như đặt ranh giới nghèo là 2 USD/người/ngày thì tổng cộng là 2,7 tỉ
người nghèo, chiếm một nữa dân số thế giới. Còn ở Việt Nam là một nước nghèo,
nên nghèo theo nghóa tuyệt đối ở đầy còn trầm trọng hơn nhiều.
1.4.2/ Nghèo ở Việt Nam
1.4.2.1/ Diễn biến chuẩn nghèo Việt Nam
-Chuẩn nghèo giai đoạn 1996 – 1997
Thu nhập bình quân đầu người/tháng trong hộ dưới 15 kg gạo ở khu vực
nông thôn miền núi; dưới 20 kg gạo ở khu vực nông thôn đồng bằng; và dưới 25 kg
gạo ở khu vực thành thò được gọi là nghèo.
- Chuẩn nghèo giai đoạn 1998 – 2000
Thu nhập bình quân đầu người/tháng trong hộ dưới 15 kg gạo (tương đương
55.000 đồng) ở khu vực nông thôn miền núi; dưới 20 kg gạo (tương đương 70.000
đồng) ở khu vực nông thôn đồng bằng; và dưới 25 kg gạo (tương đương 90.000
đồng) ở khu vực thành thò được gọi là nghèo.
- Chuẩn nghèo giai đoạn 2001 – 2005

Thu nhập bình quân đầu người/tháng trong hộ dưới 80.000 đồng ở khu vực
nông thôn miền núi; dưới 100.000 đồng ở khu vực nông thôn đồng bằng; và dưới
150.000 đồng ở khu vực thành thò được gọi là nghèo.
1.4.2.2/ Theo chuẩn giai đoạn 2001-2005
Trong báo cáo phát triển Việt Nam 2004 đã coi “những thành tựu giảm
nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát
triển kinh tế”. Tỷ lệ giảm nghèo mạnh trong 5 năm từ năm 2001 là 2,8 triệu hộ,

- 14 –


chiếm 17,2% xuống còn 1,44 triệu hộ vào năm 2004, chiếm 8,3%; tức là giảm 1,36
triệu hộ so với 2001, bình quân mổi năm giảm 34 vạn hộ.
Tính đến cuối năm 2004 có :
2 Tỉnh/Thành phố cơ bản không còn hộ nghèo
18 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 3 – 5%
24 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 5 – 10%
15 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 10 – 15%
3 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 15 – 20%
2 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo trên 20%
Theo ước tính đến cuối năm 2005, cả nước còn khoảng 1,1 triệu hộ nghèo
theo chuẩn 2001-2005, dưới 7% tổng số hộ trong cả nước.
Thực tế, tuy tỷ lệ giảm nghèo có nhanh nhưng không đồng đều giữa các
vùng. Vùng Tây bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ có tốc độ giảm nghèo nhanh
nhất; tuy vậy các vùng này vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 1,7 đến 2 lần so với tỷ
lệ chung của cả nước (biểu 1). Gần 90% hộ nghèo sống ở nông thôn, hộ nghèo là
đồng bào dân tộc thiểu số còn chiếm tỷ lệ khá cao ở một số tỉnh như Kontum 80%,
Gia Lai 77% nếu gặp thiên tai, rủi ro, sự thay đổi của cơ chế chính sách và tác
động của qui trình hội nhập thì khả năng tái nghèo của nhóm này rất lớn.











- 15 –




Biểu 1.1 Tỉ lệ nghèo đói 2000-2004 (theo chuẩn 2001-2005)

STT Vùng
Tỷ lệ hộ
nghèo
năm
2000(%)
Số hộ
nghèo
năm
2004 (hộ)
Tỷ lệ hộ
nghèo
năm
2000(%)
Năm

2004 so
với 2000
giảm(%)
ghi chú
1 Đông Bắc 22,35

179,872
10,36 11,99
2 Tây Bắc 33,96

81,986
14,88 19,08
3 ĐB Sông Hồng 9,76

289,647
6,13 3,63
4 Bắc Trung Bộâ 25,64

302,431
13,23 12,41
5 Nam Trung Bộ 22,34

164,289
9,56 12,78
6 Tây Nguyên 24,90

111,508
11,03 13,87
7 Đông Nam Bộ 8,88


58,222
2,25 6,63
8
ĐB Sông Cửu
Long
14,18

228,047
7,40 6,78
Toàn quốc
17,18

1,416,002
8,30 9,18
Nguồn Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo TP.HCM

Ngoài ra tốc độ giảm nghèo của nhóm dân tộc thiểu số chậm, tỷ lệ hộ
nghèo dân tộc thiểu số có chiều hướng tăng từ 1992 đến năm 2005. Nhóm tỷ lệ hộ
nghèo cao là đồng bào Vân Kiều chiếm 60,3%; Pako chiếm 58,5% và H’Mông
chiếm 35% vào năm 2003.



- 16 –


Tỷ lệ nghèo năm 2004 (theo chuẩn 2001-2005)
13%
6%
20%

21%
12%
8%
4%
16%
Đông Bắc
Tây Bắc
ĐB Sông Hồng
Bắc Trung Bộâ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB Sông Cửu Long


Biểu 1.2 Tỷ lệ hộ dân nghèo thiểu số trong tổ số hộ nghèo (đơn vò %)

Dân tộc 1992 1998 2005 ghi chú
Dân tộc thiểu số 21 29 36
Dân tộc kinh 79 71 64
Chung 100 100 100
Nguồn Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo TP.HCM
1.4.2.3/ Theo chuẩn mới (2006-2010)
Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 theo quyết đònh 170/2005/QĐ-TTg ngày
8 tháng 7 năm 2005 thì những hộ thu nhập bình quân đầu người một tháng ở vùng
nông thôn dưới 200.000đ được cho là nghèo, những hộ thu nhập bình quân đầu
người một tháng ở vùng thành thò dưới 260.000đ được cho là nghèo.Theo chuẩn
này ước tính vào cuối năm 2005 cả nước có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26%
đến 27% số hộ toàn quốc. Vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là vùng Tây Bắc
(52,2%), thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (10,8%)

15


- 17 –


Như vậy theo chuẩn nghèo mới cứ 100 người nghèo chỉ có 10 người ở thành
thò, 36 người ở miền núi và khoảng 54 người ở vùng đồng bằng, mặc dù tỷ lệ
nghèo ở thành thò là 12,2%, nông thôn là 23,2% và nông thôn miền núi là 45,9%.
Biểu 1.3 Ước tính tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới theo khu vực (đơn
vò %)

Năm Tỷ lệ Thành thò Nông thôn ĐB Nông thôn MN
2005 26 12,20 23,20 45,90
2006 24 11,05 21,70 44,30
2007 22 9,80 19,70 41,90
2008 20 8,70 17,60 39,50
2009 18,3 7,40 15,50 36,60
2010 16 6,50 13,30 33,60
Nguồn Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo TP.HCM
1.5/ Các chính sách giảm nghèo
1.5.1/ Trách nhiệm của xã hội
Cho đến thế kỷ 19 sự nghèo nàn phần lớn không được xem như là có
nguyên nhân từ xã hội mà là do lỗi lầm cá nhân hay “trời muốn”. Cùng với công
nghiệp hoá và các tranh cải xung quanh “câu hỏi xã hội” tại châu Âu, quan điểm
cho rằng hiện tượng nghèo nàn phổ biến là kết quả sự thất bại của thò trường và có
thể được làm giảm thiểu bằng các biện pháp quốc gia. Thí dụ như ở Liên hiệp
Anh, việc chống nghèo chính là khởi điểm của một chính sách xã hội hiện đại.
Ngày nay, việc phấn đấu tiến tới một xã hội không có người nghèo là trách
nhiệm chung của toàn xã hội. Chính việc được nhận giải Nobel Hoà Bình năm

2006 vừa được công bố, tại thủ đô Oslo của Na Uy sáng ngày 12/10/2006 cho Ngân
Hàng Grameen và người sáng lập là Giáo sư Muhammad Yunnus người Bangladesh
nhờ công giúp giảm nghèo, là một minh chứng cho việc đấu tranh giúp giảm nghèo
là trách nhiệm của xã hội. Ông Yunnus từng rất nổi tiếng với câu nói sẽ phấn đấu

- 18 –


xoá đói nghèo cho “Một ngày con cháu chúng ta tới viện bảo tàng để thấy đói
nghèo là như thế nào”
18

1.5.2/ Mục tiêu phát triển kinh tế toàn cầu
Tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã được 189 nước thông qua tại Hội
nghò thượng đỉnh Thiên niên kỷ mang tính lòch sử vào tháng 9 năm 2000. Các mục
tiêu này thể hiện những ưu tiên và mục tiêu phát triển toàn cầu đến năm 2015
gồm:
-Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói
-Đạt phổ cập giáo dục tiểu học
-Tăng cường bình đẳng giới
-Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em
-Tăng cường sức khoẻ bà mẹ
-Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác
-Đảm bảo bền vững về môi trường
-Thiết lập mối quan hệ toàn cầu vì mục đích phát triển
Với khẩu hiệu là :”Cuộc hành trình cho một tương lai tốt đẹp hơn”, Liên
Hợp Quốc phối hợp cùng chính phủ và nhân dân Việt Nam, phấn đấu đảm bảo
rằng, mọi người dân Việt Nam được hưởng cuộc sống ngày càng thònh vượng với
nhân phẩm, sức khoẻ không ngừng được nâng cao và phạm vi được lựa chon được
mở rộng hơn. Thông qua nổ lực toàn hệ thống quan tâm và tạo cơ hội cho những

người nghèo dễ bò tổn thương nhất, cũng như tăng cường áp dụng nguyên tắc bình
đẳng và công bằng xã hội.
1.5.3/ Quan điểm của Đảng, nhà nước Việt Nam
Giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu, trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy mọi chính sách xã hội đều hướng vào người
nghèo, xã nghèo, tạo động lực, tạo tiền đề giảm nghèo.
Giảm nghèo là mục tiêu quan trọng của phát triển xã hội, vì vậy các quá
trình thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ phải hướng vào mục tiêu giảm nghèo, thực

- 19 –


hiện công bằng xã hội, bảo đảm cho sự cam kết mạnh mẽ của nhà nước ta với
cộng đồng quốc tế về việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
Chủ trương, quan điểm của đảng nhà nước, phải được thể chế hoá bằng các
cơ chế chính sách, kế hoạch hàng năm, huy động nguồn lực của toàn xã hội để
thực hiện mục tiêu giảm nghèo 2006-2010, ưu tiên nguồn lực cho vùng khó khăn
nhất, đối tượng khó khăn nhất.
1.6/ Mối quan hệ của nghèo và tín dụng
1.6.1/Mối quan hệ của tín dụng và vòng luẩn quẩn của nghèo
Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập hộ gia đình
thấp, tiết kiệm thấp, thì đầu tư thấp. Chính là cái vòng luẩn quẩn của người nghèo.
Thực tế bắt nguồn từ nguyên nhân của thiếu hụt vốn đầu tư, thiếu vốn người nghèo
không thể làm gì được; từ việc cơ bản nhất là mua giống cây trồng, vật nuôi, phân
bón, thuốc, vật dụng để buôn bán nhỏ, phương tiện chuyên chở, xe thồ,…chưa kể
đến việc có thể cải tiến sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật,… Muốn thoát khỏi cái
vòng luẩn quẩn người nghèo cần được tạo điều kiện có nguồn vốn từ các tổ chức
chính thức.
*vòng luẩn quẩn của nghèo








Tiết kiệm
thấ
p
Đầu tư
thấp
Thu nhập
thấp

Năng
suất thấp




- 20 –



Người nghèo thường không có được vò trí cao trong xã hội, không có quyền
lực và họ thường chòu nhiều sự thiệt thòi, bò coi rẻ trong cộng đồng. Chúng ta có
thể hình dung cơ chế của sự nghèo trong một vòng luẩn quẩn:

Thiếu cơ hội
Học vấn thấp

Nghèo khổ
Thiếu ăn
Bệnh tật






Thiếu việc làm
Thu nhập thấp
Nợ nần


Thực tế người nghèo thường bò hạn chế rất lớn trong việc tiếp cận nguồn
vốn chính thức, trong khi nguồn vốn phi chính thức đôi lúc là gánh nặng của người
nghèo, bởi vì lãi suất quá cao. Hiện nay có rất nhiều nguồn vốn cho người nghèo:
chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, quỹ vì người nghèo, các tổ chức phi
chính phủ viện trợ, các hội đoàn thể thanh niên, phụ nữ, liên đoàn lao động, hội
cựu chiến binh, hợp tác xã,…Nhưng những người rất nghèo cũng gặp khó khăn khi
tiếp cận với những nguồn vốn này. Có nhiều nguyên nhân, loại trừ nguyên nhân
nhũng nhiểu của người có quyền, thì còn do người nghèo thiếu hiểu biết, không
nhạy bén, không biết cách làm ăn, không có khả năng trả nợ, thiếu thông tin
truyền thông, mặc cảm về sự nghèo khó không tiếp xúc với mọi người,…và rồi tiếp
tục nghèo hơn.
1.6.2/ kinh nghiệm một số tổ chức nước ngoài
- Mô hình Grameen Bank, ở Bangladesh

- 21 –



Là một nước nông nghiệp, dân số khoảng 120 triệu người, trên 80% dân số
sống tại nông thôn bằng nghề nông, thu nhập đầu người từ 120 – 150 USD năm
1999, trên 50% số hộ nông dân không có ruộng, cuộc sống phần lớn trong số họ
nằm dưới mức nghèo khổ. Qua một dòp tình cờ, Giáo sư Mohammad Yunus biết
được có một ngôi làng Jobra ngay cạnh trường Đại học Chittagong, nơi ông dạy
học, có một phụ nữ nghèo mới 25 tuổi tên là Sofia Cartul, cô ấy có một khoản nợ
0,25 USD và người chủ nợ thật khắc nghiệt, yêu cầu mua tất cả những gì người
phụ nữ này làm ra hàng ngày vốn chỉ là những chiếc ghế bằng tre, với giá do
người này tự quyết đònh. Như vậy chẳng khác nào thuê lao động nô lệ. Giáo sư
quyết đònh ghi danh sách các nạn nhân được 42 người tổng số nợ là 27 USD và trở
thành người bảo lãnh cho những món vay này. Thật bất ngờ là tất cả các người
nghèo đều trả nợ đúng hạn. Từ đó ông quyết đònh thành lập ngân hàng riêng cho
người nghèo, cung cấp các món vay không cần thế chấp. Năm 1983 Grameen
Bank ra đời. Hiện nay không chỉ có người sáng lập là giáo sư Mohammad Yunus
là sở hữu mà đồng sở hữu là những người nghèo khổ ở quốc gia này. Trong hội
thảo tài chính vi mô được tổ chức ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2005, chính ông
khẳng đònh rằng ngân hàng của ông còn cho cả những người ăn mày ở Bangladesh
vay.
Điều đặc biệt ngạc nhiên là 4,5 triệu người nghèo khổ của Bangladesh là
khách hàng của Grameen bank, nhưng tỷ lệ hoàn trả là 99%, như vậy nợ quá hạn
chỉ có 1%, cho dù các khoản vay chỉ dựa vào lòng tin, một con số mà đối với ngân
hàng thông thường không dễ gì có được dù khách hàng của họ là những người
giàu, có tài sản thế chấp. (Nobel hoà bình)
Các chuyên gia cũng sẽ rất ngạc nhiên về ngân hàng Grameen Bank, khi
biết rằng 66% trong số 500 triệu USD tiền cho vay hàng năm là từ tiền gửi tiết
kiệm của chính thành viên, những người nghèo ở Bangladesh.

- 22 –



Nhiệm vụ của tín dụng Grameen Bank là giúp người nghèo tự vượt qua
nghèo đói. Chương trình luôn hướng đến người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo,
tạo cơ hội cho người nghèo tự tạo việc làm bằng các hoạt động tạo thu nhập, cải
thiện nhà ở. Nét đặc biệt là không dựa vào bất kỳ khoản thế chấp nào, hoặc hợp
đồng mang tính pháp lý nào, mà chỉ dựa vào “lòng tin” chứ không phải là thủ tục
pháp lý; tất cả các khoản hoàn trả làm nhiều lần, mổi tuần; Để được vay, thành
viên phải tham gia vào nhóm vay, các món vay được nhận theo trình tự nối tiếp
nhau sau khi đã hoàn tất số tiền vay; người vay cũng có thể cùng lúc nhận nhiều
món vay. Chương trình cũng cung cấp cả tiết kiệm bắt buộc và tự nguyện. Tín
dụng của Grameen là tận tay đến người nghèo.
-Mô hình Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp (BAAC) Thái Lan
Thái Lan có sự ổn đònh tương đối về chính trò, có tốc độ tăng trưởng GDP
trung bình 8%%, dân số 60,3 triệu người, tương ứng 80% sống ở khu vực nông
thôn. BAAC được thành lập năm 1966 với mục đích kích thích nông nghiệp phát
triển bằng việc mở rộng các dòch vụ tài chính cho khu vực nông nghiệp, BAAC có
quyền tự quyết trong việc thiết lập các chính sách tài chính và chính sách hoạt
động. Ngân hàng này tập trung chủ yếu vào nhóm người vay có thu nhập trung
bình và thấp, hỗ trợ cho chiến lược này là chính sách lãi suất trợ cấp luỹ tiến, trong
đó những món vay càng lớn chòu mức lãi suất càng cao, mức trần đánh trên số
lượng món vay và các khoản vay sẽ được cung cấp cho những hộ nông dân nhỏ
không có tài sản thế chấp, thông qua nhóm vay. Đây là một mô hình có hiệu quả
tại Thái Lan.
-Mô hình chi nhánh Desa thuộc ngân hàng nhân dân Indonesia (BRI-UD)
Indonesia là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 6,8%, chính
nhờ sự tăng trưởng này làm cho nhu cầu về tín dụng tăng đều này đã đóng góp
không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng cũng như thành công của BRI-UD.

- 23 –



BRI-UD có một mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn quốc, ở cả những
làng xã nhỏ. Ban đầu, BRI-UD có mục tiêu thay thế tín dụng nông thôn trực tiếp
bằng rộng khắp cho bất kỳ loại hình kinh tế nông thôn nào; Thay thế tín dụng trợ
cấp với lãi suất cho vay dương với khoản chênh lệch đủ để trang trải chi phí tài
chính và chi phí trung gian. Thành công của BRI-UD trong việc huy động các
khoản tiết kiệm trong nông thôn và mục tiêu hướng đến những hộ nông dân cực
nghèo, được xem như là một thành tích đáng kể.
- Mô hình nhóm liên kết của châu Mỹ Latin
Do tổ chức quốc tế ACCION là tổ chức tiên phong thực hiện, các cá nhân
vay theo nhóm gồm 4 tới 7 thành viên bảo lãnh chéo cho nhau. Các khách hàng
vay là những nhà kinh doanh nhỏ, tiết kiệm là điều kiện bắt buộc để nhận được
khoản vay và thông thường được trừ dần vào nợ gốc, các thành viên trong nhóm tự
bảo lãnh cho nhau, khả năng được vay trong những lần tiếp tuỳ theo tình hình hoàn
trả của các thành viên trong nhóm. Ban đầu mỗi thành viên được vay từ khoảng
100 USD đến 200 USD, mỗi cán bộ quản lý từ 300 đến 400 thành viên

Tóm tắt chương 1
Nghiên cứu nhằm mục đích giảm nghèo, mà chúng ta không biết được người
nghèo họ là ai, đặc điểm của họ là gì, họ sinh sống ở đâu, có bao nhiêu người
nghèo thì cũng giống như một thuyền trưởng đang lênh đênh trên biển với một con
thuyền mà không có chiếc la bàn, bầu trời thì âm u không có mặt trời, mất phương
hướng. Trong chương này tập trung tìm hiểu về các khái niệm về nghèo, các chuẩn
nghèo trên thế giới và Việt Nam, đặc điểm của người nghèo, cách nhìn của chính
những người nghèo, trách nhiệm xã hội đối với người nghèo, mục tiêu thiên niên
kỷ mà Liên Hiệp Quốc đã thống nhất hành động cho cuộc hành trình cho một
tương lai tốt đẹp hơn, các quan điểm của đảng nhà nước với việc giảm nghèo, cuối
cùng là mối quan hệ giữa tín dụng với việc giúp người nghèo giảm nghèo.

- 24 –



Chương 2 : Thực trạng nghèo và người nghèo ở TP Hồ Chí Minh
2.1/ Chuẩn nghèo
2.1.1/ Hình thành chuẩn nghèo
Phương pháp chung nhất mà hầu hết các quốc gia, cũng như các tổ chức trên
thế giới áp dụng, chính là dựa vào chi tiêu đảm bảo nhu cầu cơ bản của con người.
Đầu tiên người ta tính đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm gọi là đường nghèo
về lương thực, thông thường người ta tính rổ hàng hoá khoảng 40 mặt hàng, tuỳ
thuộc vào quan điểm của từng nơi có khi cao hơn hoặc thấp hơn; để bình quân
hàng ngày một người có được 2.100 Kcal/ngày.Trong thực tế với 2.100 Kcal/ngày
thì phần lương thực thực phẩm chiếm khoảng 60% đến 65%, còn lại là phi lương
thực chiếm 35% đến 40%. Khi kinh tế phát triển thì tỷ trọng chi cho nhu cầu về
lương thực thực phẩm giảm, ngược lại chi cho phi lương thực tăng. Tổng chi tiêu
cho nhu cầu lương thực, thực phẩm và phi lương thực được gọi là đường nghèo hay
chuẩn nghèo.
Chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến động theo không gian và thời
gian.
-Về không gian, nó biến động theo trình độ phát triển kinh tế xã hội của
từng vùng hay từng quốc gia, ví dụ như Việt Nam, chuẩn nghèo biến động theo 3
vùng sinh thái khác nhau, đó là vùng nông thôn miền núi , vùng nông thôn đồng
bằng, vùng thành thò.
-Về thời gian, chuẩn nghèo cũng có biến động lớn, nó biến động theo trình
độ phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của con người trong từng giai đoạn lòch sử.
Bởi vì khi xã hội phát triển nhu cầu xã hội cũng tăng lên, đời sống con người cũng
được cải thiện, có thể nhu cầu cải thiện không đồng đều, thường thì những người
có thu nhập cao, mức sống của họ cũng cao hơn.


- 25 –



2.1.2/ Chuẩn nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh
So với chuẩn nghèo quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực kinh tế
năng động, phát triển, nhu cầu cải thiện cuộc sống tăng nhanh, cần có một chuẩn
riêng ngang tầm với khu vực. Chính vì vậy vào năm 2004 Thành phố Hồ Chí Minh
xây dựng chuẩn nghèo là dưới 6trđ/người/năm tương đương thu nhập 1
USD/người/ngày cao hơn 1,9 lần so với chuẩn nghèo quốc gia.
Chuẩn nghèo này được Uỷ Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được xây
dựng trên hai tiêu chí:
-Một là, về mức thu nhập bình quân đầu người
-Hai là, khả năng tiếp cận và hưởng thụ các dòch vụ xã hội
Trong tiêu chí về mức thu nhập được dựa vào trình độ phát triển kinh tế và
mức thu nhập trung bình của người dân được chấp nhận trong từng thời điểm để
tính chuẩn nghèo. Giai đoạn từ 1992 đến 2003 thành phố đã điều chỉnh 5 lần thay
đổi chuẩn nghèo cụ thể như sau:
Giai đoạn 1
Vào tháng 2 năm 1992 thu nhập dưới 500 ngđ/người/năm, tương đương với
13 kg gạo được cho là nghèo.
Từ tháng 10 năm 1992 do điều kiện mức sống giữa nội thành và ngoại thành
có khác nhau nên điều chỉnh chuẩn nghèo cho nội thành nếu thu nhập dưới 1
trđ/người/năm và dưới 700 ngđ/người /năm được cho là nghèo.
Đến 1995, điều chỉnh chuẩn nghèo là thu nhập dưới 1 trđ/người/năm đối với
ngoại thành và dưới 1,5 trđ/người/năm đối với nội thành được cho là nghèo.
Năm 2004 chuẩn nghèo là thu nhập dưới 2,5 trđ/người/năm, đối với nội
thành và 2 trđ/người/năm đối với ngoại thành.
Từ năm 1997 đến 2003 thành phố điều chỉnh chuẩn nghèo là thu nhập dưới
3 trđ/người/năm và dưới 2,5 trđ/người/năm đối với ngoại thành.


×