Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thị trường lao động ở TP HỒ CHÍ MINH thực trạng và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.45 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
**************
ĐỀ ÁN KINH TẾ CHÍNH TRỊ SỐ 100
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở
TP HỒ CHÍ MINH: THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

GVHD : Thạc Sỹ NGUYỄN VĂN SÁNG
SVTH : NGUYỄN THỊ KIM THOA
LỚP : 60 KHÓA 33
2
TP HCM 11/2008
3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN :
























ĐIỂM :………………
4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
I.1. Hàng hóa sức lao động và thị trường lao động trang 4
I.2. Bản chất, đặc trưng, ý nghĩa của thị trường lao động và các mối quan
hệ lao động trang 5
I.3. Mối quan hệ qua lại của các yếu tố thị trường lao động trang 8
I.4 Cơ chế thị trường lao động và tính đồng bộ của nó với các thị trường
khác trong nền kinh tế thị trường trang 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở
TP.HCM
II.1 Quá trình hình thành và phát triển trang10
II.2 Thực trạng cung - cầu lao động trang11
II.3 Các phương thức giao dịch trên thị trường lao động TPHCM hiện nay.trang17
II.4 Tình trạng thất nghiệp trang19
II.5 Thực trạng về tiền lương – tiền công trang21
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO
ĐỘNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH
KẾT LUẬN
5

LỜI MỞ ĐẦU
Trong hệ thống thị trường, thị trường lao động là thị trường lớn nhất và
quan trọng nhất vì lao động là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất và thu
nhập do lao động là bộ phận chủ yếu trong tổng thu nhập của mọi tầng lớp.
Thị trường lao động có một vài điểm khác biệt so với các thị trường khác
trong đó Lao động không thể tách riêng khỏi người lao động. Do được thừa
nhận và hình thành muộn hơn so với các thị trường khác và các điều kiện kinh
tế-chính trị và thể chế, thị trường VIệt Nam sau hơn 10 năm đổi mới vẫn chỉ
bước đầu hình thành với nhiều vấn đề nổi cộm như: thị trường chính thức
chưa hình thành, cầu lao động yếu và lạc hậu, tình trạng việc làm, thu nhập
chậm cải thiện,thất nghiệp cao…Thị trường lao động Thành Phố Hồ Chí
Minh cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên Thành phố Hồ Chí Minh là một trung
tâm kinh tế của cả nước. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, thị trường
lao động trên địa bàn Thành phố đã xuất hiện sớm nhất so với các tỉnh thành
khác trong cả nước. Bởi vậy, đồng thời với việc nghiên cứu các điều kiện
kinh tế khách quan cần thiết phải nghiên cứu các chính sách tác động tới sự
hình thành và phát triển thị trường lao động trên địa bàn Thành phố. Điều đó
có ý nghĩa quan trọng đối với việc góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao
động ở nước ta.
Thông qua tìm hiểu trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng,
mang Internet và sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Sáng đã giúp em hoàn
thành đề tài này. Do quy mô và thời gian hạn chế nên em chỉ đề cập đến
những vấn đề cơ bản,không thể tránh khỏi những thiếu sót, bất cập, mong
được sự chỉ dẫn, đóng góp của thầy cô giáo.
6
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I.1 Hàng hóa sức lao động và thị trường lao động:
1. Hàng hóa sức lao động:
a. Lao động:

Lao động là loại hoạt động có mục đích, ý thức của con người diễn ra
giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người nhằm làm thay
đổi những điều kiện, vật thể tự nhiên và những quan hệ giữa người với người
để phục vụ cho lợi ích của con người.
b. Sức lao động và điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa
Sức lao động là toàn bộ hoặc một phần nguồn lực thể chất và tinh thần
tồn tại trong một cơ thể sống được sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm cụ
thể có giá trị sử dụng xác định.
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản
xuất. Nhưng sức lao động không phải bao giờ cũng là hàng hóa, nó chỉ biến
thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định, những điều kiện đó
là:
Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, chỉ khi người đó
có quyền sở hữu sức lao động của mình thì mới đem bán sức lao động được.
Thứ hai, người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, chỉ trong điều
kiện ấy người lao động mới bán sức lao động của mình, vì họ không còn cách
nào khác để sinh sống.
Việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động có ý nghĩa quan trọng trong
việc xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam. Đảng và nhà nước đã thừa
nhận sức lao động là hàng hóa (khi đủ điều kiện trở thành hàng hóa) cho nên
việc xây dựng thị trường sức lao động ở nước ta là tất yếu.
7
2. Thị trường lao động:
a. Khái niệm:
Theo tổ chức Lao động Quốc tế ILO thì: “ thị trường lao động là thị
trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình
để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”.
Các nhà khoa học Mỹ cho rằng: “ thị trường mà đảm bảo việc làm cho
người lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm, thì được gọi là
thị trường lao động”.

Theo các nhà khoa học kinh tế Việt Nam, khái niệm này đa dạng và
phong phú hơn nhiều: “Thị truờng lao động là toàn bộ các quan hệ lao động
được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động(nó bao gồm các quan hệ lao
động cơ bản nhất như thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công,
bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động…), ở đó diễn ra sự trao đổi, thỏa thuận
giữa một bên là người lao động tự do và một bên là nguời sử dụng lao động”.
Khái niệm mà nhà khoa học kinh tế Nga Kostin Leonit Alecxeevich
đưa ra được xem là đầy đủ nhất: “thị trường lao động – đó là một cơ chế hoạt
động tương hỗ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong một
không gian kinh tế xác định, thể hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa
họ với nhau”.
I.2 Bản chất, đặc trưng, ý nghĩa của thị trường lao động và các mối quan
hệ lao động:
1. Bản chất của thị trường lao động:
Thị trường lao động được coi là nơi diễn ra sự trao đổi sức lao động.
Nói đến thị trường lao động là nói đến khối nhân lực đem ra trao đổi trên thị
trường, chủ yếu giữa hai loại người: người làm công( người đem sức lao động
của mình đi bán) và người sử dụng lao động( người mua sức lao động để sử
dụng). Thị trường lao động biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có
8
sức lao động và bên kia là người sử dụng sức lao động, nhằm xác định số
lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao dổi và mức thù lao tương ứng.
Lao động dược mua bán trên thị trường không phải là lao động trừu
tượng, mà lao động thể hiện thành việc làm. Thị trường lao động là cơ chế
dung hòa những lợi ích của người bán và người mua, nhờ đó mà thực hiện
được tất cả các quyết định trong lĩnh vực việc làm. Một thị trường lao động
tốt là ở chổ đó, số lượng và chất lượng cung ứng việc làm (bán) và sử dụng
việc làm (mua) về cơ bản tương ứng với nhau.
2. Những đặc trưng của thị trường lao động:
Các đặc trưng phân biệt thị trường lao động với các loại thị trường

khác, chủ yếu dựa và tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động. Trong các
nước dù thể chế chính trị xã hội và trình độ phát triển có khác nhau, nếu nền
kinh tế vận hành theo thị trường thì thị trường lao động vẫn có những đặc
trưng cơ bản sau:
Một là,lao động không thể tách rời khỏi người lao động. Đối với các
hàng hóa thông thường, thì mối quan hệ giữa người mua và người bán sẽ kết
thúc khi được thanh toán song phẳng. Nhưng đối với hàng hóa sức lao động
thì người làm thuê còn phải tham gia tích cực và chủ động trong quá trình
khai thác, sử dụng sức lao động của, để tạo ra sản phẩm có số lượng và chất
lượng ngày càng tốt hơn. Đây là nét đặc trưng cơ bản, khác với các thị trường khác.
Hai là,do người lao động vẫn giữ quyền kiểm soát số lượng và chất
lượng sức lao động nên mối quan hệ lao động là mối quan hệ lâu dài. Việc
duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động là rất cần thiết , nhằm nâng cao
năng suất và hiệu quả của quá trình lao động.
Ba là,chất lượng lao động không đồng nhất. Vì vậy , việc đánh giá chất
lượng lao động của người lao động trong khi tuyển dụng gặp nhiều khó khăn
và phức tạp.
9
Bốn là, lao động vừa là đầu vào của quá trình sản xuất, vừa quyết định
số lượng và số lượng của hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra.
Năm là, thị trường lao động luôn có giới hạn về địa lý theo vùng, về
chuyên môn theo ngành nghề. Vì vậy phải nghiên cứu sự chuyển dịch và sự
liên kết giữa các thị trường được phân đoạn theo các dấu hiệu khác nhau giữa
các vùng, các ngành nghề…
Sáu là, bất kể thị trường lao động nào, dù hoàn hảo hay không cũng đều
chịu sự tác động của pháp luật.
3. Ý nghĩa của thị trường lao động:
Trước hết, thị trường lao động đảm bảo việc làm cho dân số hoạt động
kinh tế, kết nối họ vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhận
được những thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản

thân mình, cũng như nuôi sống gia đình mình.
Thông qua thị trường lao động các công ty, doanh nghiệp được trang bị
đồng bộ sức lao động cần thiết theo khối lượng đặt ra và chất lượng đòi hỏi,
chính thị trường lao động sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về cung, cầu
lao động và nghiệp vụ chuyên môn cần thiết.
Thị trường lao động đảm bảo việc phân chia và sắp xếp lại dân số hoạt
động kinh tế thường xuyên trong trường hợp cải cách cấu trúc nền kinh tế.
Thị trường lao động làm tăng tính cơ động, tích cực chuyển động của
sức lao động giữa các doanh nghiệp trong một ngành, giữa các ngành và các
khu vực với nhau.
I.3 Mối quan hệ giữa các yếu tố trong thị trường lao động:
1.Các yếu tố trong thị trường lao động:
Các yếu tố trong thị trường lao động bao gồm: cung lao động, cầu lao
động, giá cả sức lao động, cạnh tranh trên thị trường lao động. Trong 4 yếu tố
trên thì tổng cung lao động và tổng cầu lao động là quan trọng nhất.
10
Tổng cung lao động là bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có
khả năng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và một bộ
phận chưa có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc. Cung lao động phụ thuộc
vào các yếu tố cơ bản sau: quy mô và tốc độ tăng của dân số; quy mô và tốc
độ tăng của nguồn nhân lực; độ dài thời gian làm việc của người lao động;
khả năng thỏa mãn nhu cầu về mức sống đối với các tầng lớp dân cư khác
nhau. Số lượng và chất lượng của cung lao động sẽ phụ thuộc vào hệ thống
giáo dục - đào tạo và hệ thống đào tạo nghề ở mỗi thời kì. Tuổi lao động ở
nước ta được quy ước từ 15 đến 55 với nữ và 60 với nam.
Tổng cầu lao động là toàn bộ nhu cầu về sức lao động của nền kinh tế ở
một thời kì nhất định,bao gồm cả về mặt số lượng và chất lượng. Cầu trên thị
trường phụ thuộc vào nhân tố vĩ mô như khả năng phát triển kinh tế của đất
nước,cơ cấu ngành nghề và sự phân bố ngành nghề giữa nông thôn, thành
thị;giữa các vùng lãnh thổ; trình độ công nghệ, máy móc thiết bị được sử

dụng sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng lao động; tỷ lệ thất nghiệp và
lạm phát; các chính sách can thiệp của nhà nước. Các yếu tố vi mô tác động
lên cầu gồm: giới tính,lứa tuổi, dân tộc,dẳng cấp trong xã hội.
Giá cả sức lao động là biểu hiện tiền tệ của giá trị hàng hóa sức lao
động. Giá trị hàng hóa sức lao động là do giá trị tư liệu sinh hoạt mà sức lao
động cần có để sản xuất, duy trì và phát triển, quyết định. Số tiền chi trả cho
những tư liệu sinh hoạt ấy tạo thành giá cả hàng hóa sức lao động. Giá cả sức
lao động biểu hiện tiền công của người làm thuê.
Cạnh tranh trên thị trường lao động diễn ra nhằm dành lợi thế giữa các
chủ thể của thị trường lao động, chủ yếu giữa người làm thuê với người làm
thuê, giữa chủ thuê với chủ thuê, giữa người làm thuê với chủ thuê.
2. Mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố trong thị trường lao động:
Sự vận động của cung và cầu lao động sẽ chi phối số lượng người tham
11
gia vào thị trường lao động và mức tiền công. Nếu mức cung lao động phù
hợp với mức cầu, với điều kiện mức cầu có khả năng thu hút tất cả những
người có khả năng lao động và mong muốn làm việc thì thị trường lao động
vận hành tốt, ngược lại sẽ rơi vào trạng thái không ổn định.
Các yếu tố thị trường lao động luôn thay đổi theo sự phát triển kinh tế -
xã hội. Xã hội càng phát triển thì các yếu tố càng được kiểm soát hiệu quả
hơn và ngược lại, các nước kém phát triển thì sự dao động của các yếu tố này
xung quanh vị trí cân bằng càng lớn,tính tự phát của thị trường lao động càng
lớn.
I.4 Cơ chế thị trường lao động và tính đồng bộ của nó với các thị trường
khác:
1. Cơ chế thị trường lao động:
Cơ chế thị trường lao động là hệ thống hữu cơ và đồng bộ các hình
thức tổ chức các yếu tố cung, cầu lao động, tiền lương và sự cạnh tranh, và sự
ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố trên. Đây là bộ phận quan trọng của cơ chế
thị trường lao động nói chung. Cơ chế thị trường lao động bao gồm: cơ chế

cung, cầu lao động, cơ chế cạnh tranh, cơ chế tiền lương. Cơ chế thị trường
lao dộng, một mặt, ra đời một cách khách quan dựa vào tính quy luật vận
động nội tại của thị trường, mặt khác là sản phẩm chủ quan của con người, do
con người tạo dựng nên.
2. Tính đồng bộ của thị trường lao động với các thị trường khác:
Thị trường lao động là một bộ phận hữu cơ của kinh tế thị trường, và
chịu sự tác động của các quy luật chung của kinh tế thị trường như: quy luật
giá trị, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh… Các quy luật này tác động, chi
phối quan hệ cung cầu lao động.
Thị trường lao động có mối quan hệ với các thị trường khác như: thị
trường hàng hóa, thị trường tài chính, thị trường khoa học- công nghệ Vì vậy
12
sự phát triển của thị trường lao động chịu ảnh hưởng của các thị trường nói
trên.
Trong lịch sử phát triển, so với các thị trường khác thì thị trường lao
động được hình thành và phát triển chậm hơn. Để thị trường lao động phát
triển đồng bộ với các thị trường khác, nhà nước giữ vai trò quan trọng trong
việc tạo môi trường pháp lý để phát triển các yếu tố cung, cầu lao động và các
thể chế về quản lý thị trường lao động.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở
TP.HỒ CHÍ MINH
II.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Sau 30 năm xây dựng và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh ngày nay
đã thực sự biến đổi về chất. Từ một thành phố tiêu thụ với các tệ nạn xã hội
và thất nghiệp tràn lan; với cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu phục vụ chiến
tranh, đã trở thành một thành phố sản xuất - kinh doanh, cung cấp sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ quan trọng cho cả nước và xuất khẩu. Là một trung tâm
kinh tế lớn của cả nước có GDP chiếm 13% năm 1985, 20% năm 2005 và
năm 2007 là 19% trong cơ cấu GDP của cả nước; thu ngân sách tăng 10 lần
và chiếm tỷ trọng 1/3 tổng thu ngân sách quốc gia; giá trị sản xuất công

nghiệp chiếm tỷ trọng 30%, xuất khẩu chiếm tỷ trọng 40% của cả nước.Đây
cũng là nơi tập trung lượng dân cư đông vào bậc nhất nước(chiếm 10% dân số
cả nước).Với tốc độ phát triển kinh tế cao,thu nhập quốc nội trên đầu người
cao gấp trên 4 lần mức bình quân cả nước thành phố còn là một trong những
địa phương có sức hấp dẫn thu hút đầu tư ở trong và ngoài nước. Cùng với sự
ra đời và phát triển nhanh của các loại hình doanh nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh ngày càng thu hút các luồng lao động nhập cư,nhập khẩu. các loại thị
trường từng bước phát triển và mở rộng; cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch
13
theo hướng hiệu quả hơn. Với điều kiện pháp lý đã cho phép hình thành thị
trường lao động ở Việt Nam, thị trường lao động ở thành phố Hồ Chí Minh đã
hình thành và phát triển rất nhanh chóng và phong phú.
II.2 Thực trạng về cung và cầu lao động:
1.Tổng cung lao động:
Để xác định tổng nguồn cung trong thị trường lao động, trước tiên phải
xem xét thị trường trong mối quan hệ với phát triển dân số. Hiện nay (năm
2008) theo thống kê dân số TP HCM vào khoảng 8.265.980 người. Trong khi
đó năm 2007 là 6.650.942, năm 2004 là 4.880.435 người. Thời gian qua
TP.HCM có sinh suất giảm, tử suất ổn định nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có
xu hướng giảm dần qua các giai đoạn, từ 1,48% giai đoạn 1990- 1995 xuống
còn 1,34% giai đoạn 1996 - 2000 và còn 1,2% giai đoạn 2001- 2004. Tỷ lệ
tăng cơ học TP.HCM có xu hướng tăng dần, từ 0,46% giai đoạn 1986-1990 đã
tăng lên 1,16% giai đoạn 1996-2000 và giai đoạn 2001-2004 lên 2,47%. Theo
kết quả điều tra dân số giữa kỳ 1/10/2004, số dân nhập cư từ các tỉnh khác
đến TP.HCM là 1.033.702 người, trong đó số dân nhập cư từ các tỉnh vùng
kinh tế trọng điểm phía nam(KTTĐPN) đến TP.HCM là 232.148 người,
chiếm 22,46% tổng số dân nhập cư. Các tỉnh trong vùng KTTĐPN đến
TP.HCM cao nhất là Tiền Giang (58.162 người), Long An (54.928 người),
Đồng Nai (53.368 người). Tỷ suất nhập cư từ các tỉnh khác đến TP.HCM theo
kết quả điều tra dân số giữa kỳ 1/10/2004 là 18,15%, tăng gần gấp đôi so với

kết quả tổng điều tra dân số 1/4/1999 (9,19%). Tỷ suất nhập cư khu vực thành
thị cao hơn khu vực nông thôn do khu vực thành thị dễ tìm kiếm việc làm và
mức thu nhập cao hơn. Như vậy dân số TP.HCM còn tăng ở mức cao do tỷ lệ
tăng dân số cơ học có xu hướng tăng dần, mặc dù đã kìm hãm được tốc độ
tăng dân số tự nhiên.
14
Tỷ lệ gia tăng dân số thành phố qua các thời kỳ
Thời kỳ Tỷ lệ tăng cơ
học
Tỷ lệ tăng tự
nhiên
Tỷ lệ tăng chung
1979-1989 0,02% 1,61% 1,63%
1989-1999 0,84% 1,52% 2,36%
1999-2004 2,33% 1,27% 3,6%
Việc gia tăng dân số nhanh chóng trên đã tác động mạnh, trực tiếp đến
tổng nguồn cung ứng của thị trường lao động thành phố, làm cho nguồn lao
động hàng năm tăng theo. Theo Vietnamworks.com, trong quý 4/2007
TPHCM đứng đầu trong thu hút lao động,chiếm 43% cả nước.Điều này minh
chứng rằng TP.HCM có vai trò vị trí lớn,là đầu tàu có sức cuốn hút lôi kéo tạo
động lực của vùng,là môi trường đầu tư thậun lợi, có mức sống cao đã tạo lực
hút đối với dân cư của các địa phương khác, là những người đang thất nghiệp
hoặc bị thiên tai, lũ lụt phải di chuyển đến TP.HCM để sinh sống hay người ở
địa phương khác đến đây học tập, nghiên cứu rồi ở lại làm việc. Do tăng dân
số, tăng lao động này từ nhiều nguồn đã tạo ra những hình thức cung ứng lao
động đa dạng gồm: cung ứng lao động tại chỗ, cung ứng qua con đường nhập
cư, nhập khẩu. Với tốc độ tăng tự nhiên1,27% tính từ 1999-2004. Trung bình
hàng năm chỉ tính riêng dân số tăng về tự nhiên khoảng trên dưới200.000.
Điều đó cũng đồng nghĩa có một lượng dân số ở thành phố đến tuổi cần việc
làm, sau khi một lượng rất nhỏ được tiếp tục học lên ở các bậc cao hơn hoặc

tham gia nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động. Số lực lượng lao động bổ sung
hay cung ứng tại chỗ hằng năm tăng từ 37735 dến 43180 người.
Dân nhập cư bình quân vào thành phố qua các thời kỳ
Thời kỳ Dân nhập cư bình quân (người)
1984-1989 27.154
1994-1999 86.753
1999-2004 196.200
Tình hình trên đã tạo ra một nguồn cung ứng lao đọng khá lớn qua con
15
đường nhập cư,điều đó tác động mạnh mẽ đến vấn đề công ăn việc làm,nhà
ở,đi lại
Về vấn đề nhập khẩu,trong tổng số người nhập cư vào TP từ năm 1976
thì có khoảng 38,5% được nhập hộ khẩu TP.Đây là nguồn lực quan trọng,bổ
sung trực tiếp vào nguồn cung thị trườgn lao động TP. Mặc khác, nguồn lực
này thường hội tụ và đáp ứng tương đố đầy đủ các điều kiện về trình độ,
chuyên môn, nơi ăn chốn ở, phương tiện đi lại cho nên có thể nói đây là
nguồn lao động có chất lượng.
Bên cạnh lực lượng lao động nhập cư TPHCM còn có một lực lượng
không nhỏ lao động nhập khẩu người nước ngoài do quá trình mở cửa đầu tư
cũng phải được kể đến. Số này chủ yếu là lao động có trình độ chuyên môn,
giữ những trọng trách khác nhau trong quá trình hợp tác, đầu tư, liên
doanh với các cơ sở kinh tế của TP. Do hạn chế về cơ chế quản lý chồng
chéo nên số lương lao động nước ngoài được cấp thẻ vẫn còn khiêm tốn
nhưng với xu thế ngày càng hội nhập số lượng này sẽ tăng mạnh trong tương
lai.
2.Tổng cầu lao động:
Với nguồn cung của thị trường lao động phong phú như trên, tổng
nguồn cầu lao động trong những năm chuyển đổi kinh tế qua cũng hết sức
phong phú và đa dạng. Theo Trung tâm Gới thiệu việc làm Tp.HCM, trong
giai đoạn các năm 2007 đến 2010, bình quân mỗi năm trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh sẽ thu hút lao động cho 270.000 chỗ làm việc, trong đó 120.000
chỗ làm việc mới. Trong năm 2007, các khu vực kinh tế tại thành phố sẽ thu
hút trên 250.000 lao động, trong đó 75.000 lao động phân bổ vào khu vực
doanh nghiệp tư nhân trong nước, 80.000 lao động vào các khu chế xuất, khu
công nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 60.000 lao động vào
các cơ sở dịch vụ kinh doanh nhỏ, hộ kinh tế gia đình, kinh tế trang trại,
16
35.000 lao động vào các doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần có vốn Nhà
nước. Trong tổng số nhu cầu tuyển dụng tại thành phố năm 2007, có trên 30%
nhu cầu lao động chất lượng cao với các ngành nghề kỹ thuật công nghệ
thông tin, quản lý kinh tế, tài chính, hành chính, giáo dục, y tế. Một số ngành
nghề có nhiều nhu cầu lao động thường xuyên là kỹ thuật cơ khí, hóa chất,
kiến trúc, xây dựng vận hành máy, lắp ráp điện tử, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật
điện – điện lạnh, kế toán, điều hành kinh doanh, quản lý sản xuất, nhu cầu
tuyển lao động kỹ thuật và quản lý gồm có trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tổ
chức công việc. Hoạt động sản xuất kinh doanh tại thành phố cũng cần tuyển
nhiều lao động có nghề và lao động phổ thông cho các ngành sản xuất điện tử,
dệt, da, may, chế biến thực phẩm, tiếp thị, phục vụ ăn uống, du lịch, bán
hàng
Theo bản báo cáo, trong quý 1/2008, Tp. HCM tiếp tục dẫn đầu về cơ
hội việc làm, theo sau là Hà Nội. Cả hai thành phố đều có chỉ số việc làm
tăng. Tp.HCM tăng 9% so với quý trước, trong khi Hà Nội chỉ tăng 2%.
Trong quý 1/2008, cầu lao động trực tuyến đối với ứng viên có kinh
nghiệm không thuộc cấp quản lý chiếm đa số, với tỷ lệ 67,47%, trong khi cấp
quản lý chỉ chiếm 17,62%. Theo sau là cấp trưởng nhóm, giám sát tăng
8,71%; cấp giám đốc tăng 3,4%; cấp bậc mới ra trường, thực tập tăng 2,6%;
cấp bậc CEO, chủ tịch, phó chủ tịch tăng 0,2%. Quý 1/2008, bán hàng là lĩnh
vực có chỉ số cung và cầu cao nhất trong tất cả ngành nghề. So với quý
4/2007, chỉ số cung của ngành bán hàng tăng đến 40%, trong khi chỉ số cầu
chỉ tăng 24%. Cung và cầu nhân lực trực tuyến của 2 lĩnh vực hành chính,thư

ký và kỹ thuật ứng dụng tiếp tục tăng cao so với cả năm trước và liên tiếp
nằm trong nhóm sáu lĩnh vực có cung và cầu nhân lực cao nhất kể từ quý
1/2007. Các con số này cũng cho thấy sự tăng trưởng liên tục của cung và cầu
của hai lĩnh vực này. Tài chính - kế toán cũng nằm trong nhóm sáu lĩnh vực
17
có cung và cầu cao nhất, trong đó cung tăng 33%, cầu tăng 24% so với quý
trước. Ngược lại, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ an ninh giảm
đáng kể, theo sau là học sinh mới ra trường, thực tập; kho vận; nông
nghiệp,lâm nghiệp; dược, công nghệ sinh học. Theo Bản thông số, ngành sản
xuất chỉ tăng vỏn vẹn 3% so với quý trước, do vậy bị loại ra khỏi danh sách
sáu lĩnh vực có cầu nhân lực cao nhất quý 1/2008. Ngược lại, về mặt cung,
quý 1/2008 cho thấy lĩnh vực sản xuất thu hút thêm nhiều người tìm việc. Nếu
như cung nhân lực lĩnh vực sản xuất hai quý trước giảm thì cung nhân lực
lĩnh vực sản xuất quý 1/2008 tăng 45% so với quý 4/2007. Bản thông số cũng
cho thấy, cầu nhân lực trực tuyến trong lĩnh vực chứng khoán tăng đến
1.493% so với quý trước, lĩnh vực có cầu nhân lực tăng trưởng cao nhất trong
quý này. Điều này xuất phát từ sự ra đời hàng loạt của các công ty chứng
khoán trong thời gian gần đây, phản ánh nhu cầu tuyển dụng trực tuyến tăng
cao trong lĩnh vực này.
Số liệu thống kê của VietnamWorks.com trong năm 2007 cho thấy chỉ
số Cầu nhân lực trong cả năm 2007 tăng 67% so với năm ngoái trong khi đó
chỉ số Cung nhân lực bị bỏ xa với mức tăng trưởng chỉ đạt 22% so với năm
2006. Điều này tạo nên khoảng cách lớn giữa nhu cầu về nhân lực có trình độ
và nguồn nhân lực sẵn có trên thị trường. Hơn nữa, khoảng cách giữa hai chỉ
số này ngày càng dãn rộng. Điều này dẫn đến dự báo cuộc chạy đua Cung –
Cầu nhân lực sẽ càng căng thẳng hơn trong năm 2008 và Cầu được dự đoán
sẽ dẫn đầu cuộc đua
3. Thành tựu – hạn chế:
Thị trường lao động thành phố vận hành và phát triển trên một nền kinh
tế hàng hóa và cơ chế thị trường hình thành khá sớm nên mối quan hệ cung

cầu ở đây khá phong phú đa dạng cả về nguồn cung ứng lao động và khả năng
tạo cầu để thu hút lao động trên thị trường. Diễn biến những năm qua cho
18
thấy mối quan hệ cung cầu trên thị trường là hết sức lớn, tổng nguồn cung lao
động của thị trường thành phố tuy còn nhiều bất cập nhưng phong phú đa
dạng, chứa đựng nhiều yếu tố thuận lợi, nguồn cầu cũng đầy tiềm năng và
ngày càng được mở rộng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế.
Bên cạnh đó,thị trường lao động thành phố vừa có lực lượng đồi dào lại
đến từ nhiều nguồn, nhiều địa phương trong cả nước, nhiều nước trên thế
giới, đa phần là lực lượng trẻ có khả năng thích ứng nhanh trước những ngành
nghề mới Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy trong thị truờng lao động thành
phố còn hình thành sự phân biệt giữa thị trường lao động có hộ khẩu và
không có hộ khẩu, thị trường lao động lao động có đăng ký và thị trường lao
động không có đăng ký, thị trường đăng ký chính thức và không chính thức…
đã tạo ra sự rối loạn khó kiểm soát và rất khó quản lý, điều tiết trong bố trí, sử
dụng. Trên thực tế Nhà nước thành phố không kiểm soát và quản lý được các
nguồn cung ứng, luồng di chuyển nhân công dẫn đến thị trường phát triển tự
phát thiếu định hướng làm ảnh hưởng đến phát triẻn kinh tế xã hội nói chung
và nguồn nhân lực nói riêng.
Ngoài ra, do nhà nước chưa kkiểm soát được thị trường nên sự phát
triển tự phát của thị trường đã gây ra sự mâu thuẫn rất lớn giữa cung và cầu.
Sự mâu thuẫn đó là lực lượng lao động nhiều nhưng chất lượng lao động thấp,
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố trong hiện tại và những
năm tiếp theo, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp và cơ cấu các loại trình
độ chưa hợp lý, có nhiều ngành đào tạo thừa không sử dụng hết, song lại có
nhiều ngành nghề quá thiếu quản lý như quản lý kinh tế, các chuyên gia kỹ
thuật, lao động nghiệp vụ vừa có chuyên môn vừa có ngoại ngữ tin học…,
đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thậut thiếu hầu hết ở các ngành, khu vực
kinh tế. Tình trạng lao động ngành nghề cung cấp không đủ ở những vùng đô
thị hóa, các khu công nghiệp, khu chế xuất đang diễn ra gay gắt, làm cản trở

19
quá trình chuyển đổi và phát triển nền kinh tế thành phố.
Thị trường lao động thành phố bước đầu đã thể hiện tính cạnh tranh của
các loại hàng hóa lao động. Đó là sự cạnh tranh giữa nguồn cung ứng lao
động tại chỗ với nguồn lao động nhập cư, nhập khẩu, cạnh tranh lao động
thông qua đòi hỏi tiêu chuẩn trình độ chuyên môn giữa các dòng lao động và
ngay trong một bộ phận lực lượng lao động, cạnh tranh giữa hàng hóa sức lao
động và hàng hóa dưới dạng tư liệu sản xuất (công cụ, máy móc, công
nghệ…) cạnh tranh này diễn ra trong xu hướng chuyển giao công nghệ ngày
một cao với thiên hướng sử dụng lao động ngày một ít, sử dụng lao động chất
xám tay nghề cao.
II.3 Các phương thức giao dịch trên thị trường lao động TPHCM hiện
nay:
Điều 10 của bộ luật Lao Động quy định: nhà nước thống nhất quản lý
nguồn nhân lực và lao động bằng pháp luậtvà có chính sách để phát triển,phân
bố nguồn nhân lực,phát triển đa dạng các hình thức sử dụng lao động và dịch
vụ việc làm;điều 18 quy định :Tổ chức dịch vụ việc làm được thàh lập theo
quy định của pháp luật có nhiệm vụ tư vấn,giới thiệu,cung ứng và giúp tuyển
lao động,thông tin về thị trường lao động.Như vậy về mặt pháp lý nhà nước
đã cho phép và khuyến khích phát triển các tổ chức môi giới,giới thiệu việc
làm.Đây chính là điều kiện để phát triển các hình thức giao dịch gián tiếp của
thị trường lao động.
Thực tiễn tại TPHCM các trung tâm giao dịch ,giới thiệu việc làm đã ra
đời và hoạt động từ những năm đầu của thời lì cải cách sau năm 1987,tức là
từ khi chưa có bộ luật lao động.Các trung tâm này do ngành lao động thương
binh xã hội và một số tổ chức đoàn thể như phụ nữ,công đoàn, đoàn thanh
niên thành lập.Sau này các quận huyện,một số trường đại học và các hiệp hội
cho ra đời các trung tâm giới thiệu việc làm. Dù có nhiều trung tâm như
20
vậy,song cho đến nay hiệu quả hoạt động của các trung tâm còn hạn chế,chưa

thực hiện hết nhiệm vụ.Nguyên nhân là mạng lưới và nội dung hoạt động của
các trung tâm này chưa cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường lao động.Các
hình thức tuyển dụng và giao dịch trong tuyển dụng hiện nay bao gồm: qua bổ
nhiệm,sở lao động địa phương,thông báo qua báo đài, trường đào tạo, trung
tâm giới thiệi việc làm,giới thiệu của cá nhân đáng tin cậy,tự tìm hiểu,gia đình
và các doanh nghiệp khác.
Cũng phải thừa nhận, sau nhiều năm hoạt động, các Trung tâm giới
thiệu việc làm, DN dịch vụ việc làm chân chính đã làm chiếc cầu nối cho
hàng trăm ngàn người lao động kiếm được việc làm. Tuy nhiên, một số DN
lợi dụng kẽ hở của pháp luật, hoạt động bất chấp luật pháp tạo nên mảng tối
trong thị trường giới thiệu, cung ứng lao động tại TP.HCM, khiến lĩnh vực
kinh doanh này được liệt vào “ngành nghề nhạy cảm”. Vì vậy, để chấn chỉnh
hoạt động trong lĩnh vực này, ngày 28/02/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 19/2005/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động
của tổ chức GTVL trên địa bàn TP.HCM.Theo tinh thần nghị định trên, sau
30/11, các DN (DN), chi nhánh có đăng ký chức năng dịch vụ lao động không
gởi hồ sơ lên cơ quan này xin cấp giấy phép hoạt động đều được coi là hoạt
động bất hợp pháp. Thế nhưng. căn cứ theo số hồ sơ mà các DN nộp cho Sở
LĐTB&XH, số DN hợp pháp chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong khi đó,
TP.HCM có trên 2000 DN GTVL.
II.4 Thất nghiệp:
1.Khái niệm:
Theo kinh tế học, thất nghiệp được định nghĩa là những người trong độ
tuổi lao động, đang tích cực tìm việc, mong muốn được làm việc nhưng
không có việc làm. Tùy theo các phân loại mà thất nghiệp được chia thành
các dạng khác nhau. Thông thường được chia thành 2 dạng: thất nghiệp tự
21
nhiên và thất nghiệp chu kì, trong đó thất nghiệp tự nhiên còn được chia thành
thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp cơ cấu
2.Thực trạng thất nghiệp ở TPHCM:

Thị trường lao động TPHCM hiện nay có các dạng thất nghiệp sau:
- Thất nghiệp hoàn toàn gồm những người thất nghiệp và những người
nội trợ muốn có việc làm và đang nỗ lực đi tìm việc làm;
-Thất nghiệp tự nguyện là nhữngngười nội trợ và thất nghiệp có khả
năng làm việc, muốn có việc làm với điều kiện mức lương phải cao hơn mức
mức lương chào hàng trên thị trường;
-Thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp có tính chu kỳ là những người
muốn có việc làm với mức lương hiện hành nhưng vì tính thời vụ trong sản
xuất cũng như trong tình trạng suy giảm sản xuất của doanh nghiệp, tình trạng
thiếu việc do không kí được hợp đồng gia công , sản xuất thường xuyên buộc
doanh nghiệp phải cho nghỉ hoặc thôi việc;
-Thất nghiệp cơ cấu chủ yế tập trung ở khu vực đô thị mới là loại lao
động muốn có việc làm với mức lương phổ biến nhưng do tay nghề và kỹ
năng nghề nghiệp của họ không phù hợ với nhu cầu của thị trường.
-Thất nghiệp trá hình hiện tập trung phần lớn trong nông nghiêp và
trong khu vực kinh tế do không đủ việc làm hoặc bố trí dư thừa so với công
việc. Theo số liệu điều tra về sử dụng thời gian lao động tại các huyện ngoại
thành TPHCM thì thời gian sử dụng lao động nông nghiệp cao nhất là 70%
(huyện Hốc Môn), và thấp nhất là 40%( huyện Cần Giờ), còn ở khu vực sản
xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố cho thấy số lao động dư thừa tương
ứng trên 10% lực lượng lao động .
Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới từ đầu năm 2008 đến
nay lên cả nước nói chung và TPHCM nói riêng, nhiều doanh nghiệp ngưng
họat động, giám đốc bỏ trốn…làm cho rất nhiều người mất việc. Như liên
22
đoàn Lao động quận Bình Tân vừa báo cáo cho biết trong tháng 10 trên địa
bàn có 4 doanh nghiệp ngưng hoạt động,dẫn đến gần 2000 nhân công bị mất
việc.
Quá trình đô thị hóa nhanh ở TPHCM cũng đã mang lại hậu quả tăng
tình trạng thất nghiệp cơ cấu.Theo môtj điều tra của ủy ban nhân dân thành

phố, hiện nay các huyện ngoại thành còn khoảmh 20% thanh niên nông thôn
tham gia sản xuất nông nghiệp, số còn lại về nội thành để kiếm sống, chủ yếu
là lao động phổ thông, dịch vụ nhỏ. Các khu chế xuất Tân Thuận (quận 7),
Linh trung ( Thủ đức) có nhu cầu lao động cao nhưng chỉ thu nhập khoảng
40% lao động địa phương, do đó số lao động địa phương này có trình độ văn
hóa thấp không có chuyên mon nghiệp vị. Một số điều tra của Viện kinh tế ở
khu vực đô thị hóa mới đây cho thấy có tới trên 26% lực lượng lao động
chuyển từ nông nghiệp qua là khó tìm việc là mới ở khu vực đô thị mới. Như
vạy tỉ lệ này chính là thất nghiệp cơ cấu do lực lượng lao động này không có
khả năng chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và các ngành nghề khác phi
công nghiệp.
II.5 Thực trạng về tiền lương – tiền công:
Bộ Luật Lao Động của Việt Nam đã được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.
Chương VI của Bộ Luật Lao Động đã có 13 điều (Điều 55-Điều 67) qui định
về tiền lương, theo đó tiền lương của người lao động là do hai bên (người
thuê và người được thuê) thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Chính phủ
quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng,
mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn
lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động. Chính phủ công
bố thang bảng lương để làm cơ sở tính các chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, tiền
lương làm thêm giờ, nghỉ chế độ Người sử dụng lao động có quyền chọn các
23
hình thức trả lương theo sản phẩm hoặc theo thời gian.
Do tác động của việc phân hóa quá lớn về mức thu nhập, giá tiền công
trên thị trường lao động đã có sự thuyên chuyển các luồng nhân công quá lớn
giữa các vùng, giữa các ngành kinh tế, và giữa các khu vực kinh tế. Mức tiền
công, thu nhập của TP Hồ Chí Minh cao hơn bất kỳ khu vực, vùng, tỉnh nào
trong cả nước nên dễ lý giải tại sao lao động nhập cư vào thành phố theo kết
quả điều tra này có tỷ lệ khá cao trên 50%. Số liệu về kết quả điều tra đã cho

thấy có sự thuyên chuyển lao động diễn ra khá lớn theo ngành nghề và khu
vực thành phần kinh tế do tác động của tiền công, thu nhập. Ngành xây dựng,
thương nghiệp, dịch vụ và công nghiệp đều có tỷ lệ thuyên chuyển lao động
cao; ngành xây dựng có tỷ lệ người đã từng làm ở nơi khác chuyển đến là
83,32%, ngành thương nghiệp là 79,78%, ngành dịch vụ là 75,86%, ngành
công nghiệp là 72,01%, trong khi đó ngành quản lý nhà nước có 40%. Lý do
chuyển đến các ngành này chủ yếu là do thu nhập thấp, 31% với ngành dịch
vụ, 29% với ngành xây dựng, 26,7%-27,4% với ngành công nghiệp và thương
nghiệp. Lý do chủ yếu thứ hai là công việc làm không ổn định, 29,3% với
ngành công nghiệp, 20,9% với ngành thương nghiệp, 19,45 với ngành xây
dựng Riêng với ngành quản lý nhà nước lý do chuyển đến với 25% do nơi
làm cũ xa nhà, còn 75% là do điều động công tác.
Nghị định số 166/2007/NĐ- cp ngày 16-11-2007 của chính phủ quy
định mức tiền lương tối thiểu là 540.000 có hiệu lực từ ngày 1-1-2008 đã có
tác động không nhỏ đến thị trường lao động ở TPHCM. Và mới đây, ngày 10
tháng 10 năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2008/NĐ-CP
quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty,
doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ
chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Theo đó, kể từ ngày
01/01/2009, mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao
24
động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các
doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); công ty
TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức
và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,
tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam
có thuê mướn lao động được chia thành các vùng như sau: Mức 800.000
đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các các quận
thuộc thành phố Hồ Chí Minh.Mức 740.000 đồng áp dụng đối với doanh

nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Các
doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại áp dụng mức 650.000 đồng…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO
ĐỘNG Ở TP.HỒ CHÍ MINH
Với thực trạng thị trường lao động ở thành phố Hồ Chí Minh như trên
cần có giải pháp cần thiết để phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Sau quá
trình nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu em xin đưa ra một số giải pháp cơ bản
như sau:
Thứ nhất,cần nghiên cứu đổi mới quản lý, điều tiết thị trường và điều
kiện phù hợp với cơ chế thị trường và chính sách kinh tế xã hội của thành
phố. Về các phương thức giao dịch trên thị trừơng lao động. Cần rà soát tháo
bỏ những quy định, thủ tục hành chính là rào cản đối với sự chuyển dịch tự do
của “hàng hóa sức lao động” từ địa phương này đến địa phương khác như
việc cư trú , hộ khẩu, xin cho con cái đi học, khám và chữa bệnh…việc ngăn
sông cấm chợ sự lưu thông tự do “ hàng hoa sức lao động” tuy có thể giảm
nhẹ một phần công tác quản lý của cấp chính quyền , nhưng sẽ là một thiệt
25
hại lớn cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung trên giác độ cạnh tranh của
hàng hóa sức lao động, chỉ có thể điều chỉnh nó bằng cơ chế chính sách chứ
không phải biện pháp hành chính.
Cần có sự bình đẳng pháp lý đối với các hoạt động mua bán, môi giới,
thuê mướn sức lao động giữa các loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
không phải cuả nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ
chức sự nghiệp, tổ chức xã hội để tạo ra một mặt bằng pháp lý. Cần cấm mọi
hoạt động mua bán lao động dưới mọi hình thức. Ngoài ra cần xem xét những
cơ sở nào chưa có pháp nhân mà đủ điều kiện quy định thì nên cho phép
thành lập pháp nhân để hoạt động đúng quy luật pháp luật, nhưng cơ sở còn
lại không đáp ứng đủ yêu cầu cho lập pháp nhân thì kiên quyết giải tán.
Nên cho hình thành những tổ chức “dịch vụ xuất khẩu lao động”-

không để tình trạng độc quyền hay chỉ một vài cơ sở dịch vụ của nhà nước
được làm. Bơi lẽ xuất khẩu lao động không chỉ đáp ứng nhu cầu giải quyết
việc làm mà nội địa chưa đáp ứng mà còn là một nghuồn thu ngoại tệ không
nhỏ cho ngân sách, đồng thời tạo khả năng cho người lao động có thể nâng
cao thu nhập và đời sống cho gai đình họ. Đồng thời qua đó còn có thể dựa
vào kinh nghiệm của nước ngoài đào tạo kiến thức,nghiệp vụ, tay nghề cho
lực luợng lao động của thành phố mà sức của ta chưa đủ khả năng đáp ứng
yêu cầu thực tế của nhân dân.
Thứ hai, gắn giải quyết với tạo việc làm thông qua hình thức đa dạng,
linh hoạt. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các khu chế xuất, khu công nghiệp
để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm tạo thị trường việc làm. Giải
quyết và tạo việc làm cho khu vực ngoại thành, kết hợp với phát triển dịch vụ
trên địa bàn thành phố. Tổ chức và hoàn thiện các dự án giải quyết và tạo việc
làm cho các lao động đặc thù tại thành phố, chẳng hạn như: giải quyết việc
làm cho người tàn tật, quân nhân xuất nhũ, con em có công cách mạng, thanh

×