Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng áp dụng công cụ thuế và phí trong quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.99 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THU HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CƠNG CỤ THUẾ
VÀ PHÍ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2014

n


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THU HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CƠNG CỤ THUẾ
VÀ PHÍ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thu Hằng

Thái Nguyên - 2014



n


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Phan Thị Thu Hằng.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hồn tồn trung thực, phần trích dẫn tài liệu tham
khảo đều được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2014

Người viết cam đoan

Nguyễn Thu Hương

n


ii


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
dạy bảo tận tình của các thầy cơ, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động
viên to lớn của gia đình và những người thân.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
TS. Phan Thị Thu Hằng cùng các thầy, cô trong Khoa Tài nguyên và Môi
trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tâm hướng dẫn,
giúp đỡ động viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn,
đã dìu dắt tơi từng bước trưởng thành trong chun mơn cũng như trong
cuộc sống.
Đề hồn thành bài khóa luận này tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh
đạo Sở Tài Nguyên & Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Thái
Nguyên; Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên; Sở Kế hoạch & Đầu
tư; Sở Tài chính; Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông
thôn; Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên; Công ty cơng trình và
mơi trường đơ thị đã cho tơi sử dụng số liệu để hoàn thành luận văn.
Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiên
cứu mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được
những kiến thức đóng góp của các thầy, cơ giáo cùng tồn thể các bạn để
khóa luận này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hương


n


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................ viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài..................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài....................................................................................4
1.1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................4
1.1.2. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................5
1.2. Các công cụ kinh tế trong Quản lý môi trường..................................................6
1.2.1 Khái niệm các công cụ kinh tế..........................................................................6
1.2.2. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường................................................7
1.2.3. Thuế bảo vệ môi trường................................................................................ 14
1.2.4. Phí bảo vệ mơi trường................................................................................... 18
1.2.5. Tình hình thực hiện thuế, phí bảo vệ mơi trường trên thế giới và
ở Việt Nam.......................................................................... 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU............................................................................................................. 23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 23

n


iv

2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 23
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................... 23
2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 24
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu .......................................................... 24
2.3.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo........................................................ 27
2.3.3. Phương pháp tổng hợp số liệu ...................................................................... 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 28
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Thái Nguyên................................... 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 28
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................ 32
3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2005 đến
nay. ............................................................................................................... 34
3.2.1. Môi trường nước ........................................................................................... 34
3.2.2. Diễn biến ô nhiếm mơi trường khơng khí .................................................... 40
3.2.3. Mơi trường đất............................................................................................... 41
3.3. Cơng tác ban hành chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường của tỉnh Thái
Nguyên......................................................................................................... 42
3.3.1. Công tác quản lý môi trường tỉnh Thái Nguyên .......................................... 42
3.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về bảo vệ môi trường được ban

hành tại địa phương ..................................................................................... 43
3.3.3. Những tồn tại và hạn chế của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên................................................................. 47
3.4. Đánh giá việc thực hiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường theo
Luật Bảo vệ môi trường từ năm 2005 đến nay tại tỉnh Thái Ngun........ 49
3.4.1. Cơng tác thu phí bảo vệ mơi trường ............................................................. 49
3.4.1.3. Đối với hoạt động khai thác khoáng sản ................................................... 56
3.4.2. Công tác thu thuế tài nguyên, thuế môi trường............................................ 59

n


v

3.4.3. Nhận xét chung về tình hình thu thuế, phí bảo vệ môi trường tỉnh Thái
Nguyên......................................................................................................... 61
3.5. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện công cụ kinh tế trong quản lý môi
trường tại tỉnh Thái Nguyên........................................................................ 69
3.5.1. Nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đế thu, quản lý sử dụng thuế, phí bảo vệ mơi trường. 70
3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật .................................................................................... 70
3.5.3. Giải pháp về truyền thơng nâng cao nhận thức cộng đồng về nộp
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, hoạt động
khai thác khoáng sản .................................................................71
3.5.4. Giải pháp về kinh tế....................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 73
1. Kết luận................................................................................................................ 73
2. Kiến nghị.............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 75


n


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Dân số trung bình phân theo giới tính ở tỉnh Thái Nguyên ........... 32
Bảng 3.2. Danh mục các văn bản pháp luật liên quan tới thuế, phí bảo vệ mơi
trường được ban hành ........................................................................... 45
Bảng 3.3. Tình hình thu phí nước thải cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên từ năm 2008 đến nay ............................................................... 49
Bảng 3.4. Tình hình thu phí nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
từ năm 2007 đến nay............................................................................. 51
Bảng 3.5. Hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt nội sinh trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên năm 2013 ........................................................................ 53
Bảng 3.6. Hiện trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại Thành phố Thái Nguyên ....... 54
Bảng 3.7. Tình hình thu phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên từ năm 2008 đến nay ................................................ 55
Bảng 3.8 . Tổng hợp số thu phí BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản
giai đoạn từ năm 2006 đến nay ............................................................. 57
Bảng 3.9. Tổng hợp số thu thuế tài nguyên tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ
năm 2006 đến nay................................................................................. 59
Bảng 3.10. Mức độ sẵn sàng chi trả thuế phí BVMT của các cá nhân theo
mức thu nhập ........................................................................................ 66
Bảng 3.11. Mức độ sẵn sàng chi trả thuế phí BVMT của các cá nhân theo
trình độ văn hóa .................................................................................... 67
Bảng 3.12. Tình hình sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh
hoạt (10%) của Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên năm 2012.... 69


n


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.7. Diễn biến ơ nhiễm bụi lơ lửng tại một số khu vực trong đô thị trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2008 đến nay .......................... . 40
Hình 3.8. Ơ nhiễm bụi lơ lửng tại một số khu vực khai thác khoáng sản và sản xuất
vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2008 đến nay..41
Hình 3.9. Tỷ lệ doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận tăng phí bảo vệ mơi trường .. 65
Hình 3.10. Tỷ lệ người dân sẵn lịng chấp nhận tăng mức phí ...................... 65
Hình 3.11. Đánh giá của người dân và doanh nghiệp về công tác quản lý môi
trường tại địa phương................................................................... 68

n


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Mơi trường

NQ/TW

: Nghị quyết trung ương


NĐ-CP

: Nghị định Chính phủ

TT-BTC

: Thơng tư Bộ tài chính

QĐ-UBND

: Quyết định của Ủy ban nhân dân

TTLT-BTC-BTNMT

: Thơng tư liên tịch Bộ Tài chính, Bộ
Tài nguyên và Môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

MTV

: Một thành viên

TN & MT

: Tài nguyên và môi trường


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân

QĐ/TTg

: Quyết định của Thủ tướng chính phủ

n


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện những bước đi quan trọng
trong việc hồn thiện cơng tác quản lý mơi trường và hỗ trợ thực thi các hình
thức khuyến khích giảm thiểu và kiểm sốt ơ nhiễm bằng các cơng cụ kinh tế.
Bộ chính trị thơng qua Nghị quyết Số 41-NQ/TW về công tác bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy sử dụng các
biện pháp kinh tế hỗ trợ bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Tiếp theo, Chính phủ
đã thơng qua Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ban hành Chương trình Hành
động của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ
Chính trị. Trong số các nhiệm vụ đề ra trong Chương trình Hành động, nhiệm
vụ 4 có đề cập trực tiếp tới việc sử dụng các công cụ kinh tế. Quan trọng hơn,
năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi nhằm tăng
cường công tác bảo vệ mơi trường ở Việt Nam, hỗ trợ tích cực hơn nữa việc

thực hiện các công cụ kinh tế. Bên cạnh các quy định về các công cụ kinh tế
như thuế, phí, lệ phí mơi trường, Luật Bảo vệ mơi trường cịn đặc biệt nhấn
mạnh sự cần thiết phải có Quỹ mơi trường trung ương và địa phương [16].
Năm 2010, quốc hội cũng đã ban hành Luật Thuế Bảo vệ môi trường và
áp dụng từ ngày 01/01/2012. Các văn bản dưới luật gồm có Nghị định số
174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ mơi trường
đối với chất thải rắn; Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 về phí
bảo vệ mơi trường đối với khai thác khống sản và Quyết định số
18/2013/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục
hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai
thác khoáng sản thay thế cho Quyết định 71/2011/QĐ-TTg.
Những điều kiện trên là các tín hiệu cho thấy Việt Nam đang trong q
trình áp dụng nhiều hơn các cơng cụ kinh tế vào quản lý mơi trường, coi đó là
một trong những cơng cụ chính sách tốt nhằm hạn chế suy thối mơi trường
và cải thiện chất lượng mơi trường sống.

n


2
Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm công nghiệp của miền
Bắc, sự phát triển kinh tế - xã hội ln đi kèm với vấn đề suy thối, ơ nhiễm
môi trường nếu việc quản lý không đạt hiệu quả. Ô nhiễm môi trường đã,
đang là thách thức cho phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên trong thời
gian tới. Bảo vệ môi trường, thực hiện định hướng phát triển bền vững là một
nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái
Nguyên nhằm giải quyết tốt các vấn đề môi trường đang tồn tại. Việc thu các
loại thuế, phí bảo vệ mơi trường đã được áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh,
tuy nhiên hiệu quả cịn thấp, thơng tin về các khoản thuế và phí này thiếu
minh bạch. Vì vậy, cần tìm ra được ngun nhân tại sao cơng tác thu thuế, phí

bảo vệ môi trường hiện nay không đạt hiệu quả cao, nguồn thu phí khơng
được sử dụng hiệu quả, đề xuất những giải pháp hiệu quả để khắc phục tình
trạng này.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà
trường và Ban chủ nhiệm khoa Sau Đại học – Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Phan Thị Thu Hằng , tôi
tiến hành luận văn: “Đánh giá thực trạng áp dụng cơng cụ thuế và phí trong
quản lý mơi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Làm sáng tỏ những vấn đề chung về thuế, phí bảo vệ mơi trường và
những quy định của pháp luật về thuế, phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
- Đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật
cũng như cơng tác quản lý mơi trường về thuế, phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải, chất thải rắn và hoạt động khai thác khoáng sản.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu một cách đầy đủ về hệ thống các văn bản pháp luật về thuế,
phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải, chất thải rắn và trong hoạt động khai
thác khoáng sản.

n


3
- Tìm hiểu tình hình diễn biến hiện trạng mơi trường tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2005 đến nay.
- Phân tích thực trạng áp dụng các cơng cụ thuế và phí trong quản lý
môi trường vào thực tế, cụ thể trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Tìm hiểu tác động của việc thu thuế, phí bảo vệ mơi trường đối với
mơi trường địa phương.

- Đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ
thuế và phí trong quản lý mơi trường trên địa bản tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Đề tài sẽ tổng hợp được những số liệu về các khoản thuế, phí bảo vệ
mơi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến nay và có thể trở
thành tài liệu tham khảo dành cho tổ chức, cá nhân, tập thể, cơ quan quan tâm
và muốn tham khảo các vấn đề có liên quan.
Đưa ra thực trạng áp dụng một số cơng cụ thuế và phí trong quản lý
môi trường tại tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng các công cụ này.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Nâng cao năng lực nghiên cứu và áp dụng các cơng cụ thuế và phí
trong quản lý môi trường, tạo tiền đề cho các nghiên cứu về sau.
Rà sốt các cơng cụ thuế và phí đang áp dụng để điều chỉnh, đề xuất bổ
sung, giải quyết vướng mắc, bất cập, nghiên cứu hướng áp dụng các công cụ
kinh tế mới.
Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước liên quan.

n


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế
cũng như xã hội, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng đang phải
đối mặt với nhiều thách thức từ q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong đó có sự tác động tiêu cực đến mơi trường sống. Ơ nhiễm mơi trường
có ngun nhân từ các hoạt động khai thác không hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, phát triển không cân đối và thiếu quy hoạch đồng bộ. Trong quá trình
sản xuất kinh doanh, nhiều thành phần mơi trường được sử dụng miễn phí,
nhiều thiệt hại đến mơi trường khơng được quan tâm khắc phục. Đứng trước
những thách thức đó địi hỏi phải có biện pháp thích hợp để dung hịa giữa
phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường. Từ đó các cơng cụ kinh tế trong quản
lý mơi trường đã được áp dụng và ngày càng mang lại hiệu quả nhất định.
Trong các biện pháp kinh tế đang được áp dụng trong công tác quản lý môi
trường tại Việt Nam hiện nay có thuế bảo vệ mơi trường và phí bảo vệ mơi
trường. Chính sách thu, quản lý và sử dụng thuế, phí liên quan đến tài nguyên,
bảo vệ mơi trường được coi là cơng cụ tài chính quan trọng để quản lý việc
khai thác và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường của quốc gia, thể hiện vai
trò và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác tài
nguyên, bảo vệ môi trường thông qua việc điều tiết nguồn lực tài chính cho
ngân sách, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Ngồi
ra, chính sách thu, quản lý, sử dụng liên quan đến tài nguyên, mơi trường cịn
là cơng cụ quan trọng để nhà nước tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt
động khai thác tài ngun, bảo vệ mơi trường góp phần thúc đẩy hoạt động
khai thác tài nguyên theo hướng tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm nguồn thu
cho ngân sách nhà nước, đảm bảo cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường
sống cho cộng đồng [1].

n


5
1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010;

- Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường, có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012.
- Thơng tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ
môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012.
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Nghị định số 201/2013/N Đ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí
bảo vệ mơi trường đối với nước thải;
- Thơng tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013
của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải;
- Luật Khai thác khoáng sản số 60/2010/QH12 15/11/2010;
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 của Chính phủ Quy định
chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;
- Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí
bảo vệ mơi trường đối với khai thác khống sản;
- Thơng tư số 158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính
phủ về phí bảo vệ mơi trường đối với khai thác khoáng sản;
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về
Phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn;

n



6
- Thông tư số 39/2008/TT - BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007
của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
- Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành “Đề án bảo vệ môi trường trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hoá giai đoạn 2007 - 2010 và những
năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”;
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường do Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành.
1.2. Các công cụ kinh tế trong Quản lý môi trường
1.2.1 Khái niệm các công cụ kinh tế
Cơng cụ kinh tế hay cịn gọi là cơng cụ dựa vào thị trường là các cơng
cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt
động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến
hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho mơi trường [3].
Để quản lý mơi trường tốt hơn, ngồi các cơng cụ kinh tế người ta sử
dụng song song, bổ trợ nhiều công cụ quản lý khác nhau như cơng cụ pháp lý,
hành chính; cơng cụ giáo dục, truyền thông… Trong những thập kỷ gần đây,
cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và tự do hóa thương mại, cơng cụ
kinh tế trong quản lý môi trường ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các nước,
đặc biệt là các nước phát triển [3].
Công cụ kinh tế trong quản lý mơi trường có hai đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất: Công cụ kinh tế hoạt động thông qua cơ chế giá cả trên thị
trường, chúng có chức năng nâng giá cả các hành động làm tổn hại đến môi
trường, lên hoặc hạ giá các hành động bảo vệ môi trường xuống.
- Thứ hai: Công cụ kinh tế sẽ tạo ra khả năng lựa chọn cho các tổ chức
cá nhân hành động vừa đặt được mục tiêu kinh tế vừa đáp ứng yêu cẩu bảo vệ
mơi trường, phù hợp với năng lực của mình [3].


n


7
1.2.2. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
 Thuế tài nguyên
Pháp lệnh Thuế tài nguyên ra đời ngày 30/3/1990 và được sửa đổi
năm 1998. Ngày 25/11/2009, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tài nguyên.
Thuế tài nguyên là một khoản thu của Ngân sách Nhà nước đối với các doanh
nghiệp về việc sử dụng các dạng tài ngun thiên nhiên trong q trình sản
xuất. Mục đích của thuế tài nguyên là:
- Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên.
- Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng
- Tạo nguồn thu cho Ngân sách và điều hòa quyền lợi của các tầng lớp
dân cư về việc sử dụng tài nguyên [16].
Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế chủ yếu như: thuế sử dụng
đất, thuế sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tài
nguyên khoáng sản.
Đối tượng nộp thuế: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc
mọi thành phần kinh tế quốc doanh, không phân biệt ngành nghề, hình thức khai
thác, hoạt động thường xun hay khơng thường xuyên, có địa điểm lưu động
hay cố định, có khai thác sử dụng tài nguyên lòng đất, mặt đất, mặt nước [18].
Cơ cấu tính thuế tài nguyên phải được thay đổi phù hợp với khả năng
công nghệ của doanh nghiệp, phương thức quản lý của Nhà nước và điều kiện
địa chất kỹ thuật của khu vực khai thác tài nguyên để đảm bảo có sự phân biệt
đối với các doanh nghiệp hoặc hoạt động gây ra các tổn thất tài ngun và suy
thối mơi trường ở các mức độ khác nhau; nguyên tắc chung là: Hoạt động
càng gây nhiều tổn thất tài ngun và suy thối mơi trường thì càng phải chịu
thuế cao hơn. Việc xác định đúng đắn phương pháp tính thuế tài nguyên là rất
quan trọng, sẽ góp phần thúc đầy các doanh nghiệp đầu tư cơng nghệ, kỹ

thuật và năng lực quản lý nhằm làm giảm tổn thất tài nguyên, đặc biệt là tài
nguyên không tái tạo [1].

n


8
Trong thực tế, người ta thường phân biệt thuế tài nguyên theo mức độ
xác định trữ lượng:
- Tài nguyên đã xác định trữ lượng: thuế được tính dựa trên trữ lượng
địa chất (hoặc trữ lượng công nghiệp) của loại tài nguyên mà doanh nghiệp
được phép khai thác.
- Tài nguyên chưa xác định được trữ lượng hoặc xác định chưa chính
xác: có thể sử dụng sản lượng khai thác làm cơ sở tính thuế trong khi chờ có
thăm dị địa chất về trữ lượng bổ sung.
 Thuế/phí bảo vệ mơi trường
Thuế môi trường (Environmental Tax) là một công cụ kinh tế để giải
quyết các vấn đề môi trường. Đây là khoản thu cho ngân sách nhà nước từ
những đối tượng gây ô nhiễm, làm thiệt hại cho môi trường. Nó góp phần hạn
chế, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm, suy thối mơi trường, khuyến khích
các hoạt động bảo vệ môi trường. Thuế môi trường được thiết kế để nội hóa
chi phí mơi trường và tạo ra động lực kinh tế cho cá nhân, tổ chức thúc đẩy
các hoạt động sinh thái bền vững [6].
Thuế môi trường thông thường đánh chủ yếu vào các chất gây ô
nhiễm môi trường hay các sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất, sử dụng
chúng có tác động tiêu cực đến mơi trường, gây ô nhiễm môi trường như: thuế
đánh vào nguồn gây ô nhiễm (thuế Sunfua, thuế CFCs, thuế CO2…) và thuế
đánh vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường (thuế xăng, dầu, than, thuốc
bảo vệ thực vật…).
Phí mơi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước dành cho hoạt

động bảo vệ môi trường như để thu gom và xử lý phế thải, nước thải, khắc
phục ô nhiễm môi trường... Mục đích chính của việc thu phí mơi trường là
hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa việc xả các chất thải
ra môi trường, mà các chất thải này có khả năng xử lý được. Phí mơi trường
buộc những người gây ô nhiễm môi trường phải xử lý các chất thải trước khi

n


9
thải ra môi trường hay hạn chế sử dụng các nguồn ngun liệu có nguy cơ gây
ra ơ nhiễm. Vì vậy cơng cụ này khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh,
những người gây ô nhiễm phải xử lý các chất ô nhiễm trong nguồn thải trước
khi thải ra mơi trường. Phí mơi trường được tính tốn dựa trên lượng phát thải
của chất ơ nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm... [5].
Một số loại thuế/phí ơ nhiễm mơi trường phổ biến bao gồm: phí bảo
vệ mơi trường đối với nước thải, phí gây ơ nhiễm khơng khí, thuế cacbon,
thuế sulphur, phí gây suy thối tầng ôzôn, thuế chôn lấp rác, thuế xăng dầu,
thuế sử dụng khí gas, thuế mơi trường, gần đây là việc áp dụng mới các loại
thuế liên quan đến chất thải rắn, và tăng thuế suất đối với thuế chất thải rắn.
Đối với thuế đánh vào nguồn gây ơ nhiễm: có 2 loại thuế chủ yếu được áp
dụng ở các nước trên thế giới đó là thuế sulphur và thuế CO2[16].
 Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường thường được áp dụng cho các tài nguyên thiên
nhiên khó có thể xác định quyền sở hữu và các tài ngun được sử dụng cơng
cộng như khơng khí, đại dương,…
Giấy phép xả thải có thể mua bán được là thị trường mà trong đó hàng
hóa thường là giấy phép thải khí hoặc thải nước, người bán là các đơn vị sở
hữu giấy phép và người mua là các đơn vị cần giấy phép để xả thài [10].
Mục đích của công cụ tạo ra thị trường là tăng cường hiệu quả kinh tế

của công tác quản lý ô nhiễm và đầu tư công nghệ xử lý chất ô nhiễm. Các
nhà máy hoặc công ty sẽ lựa chọn giải pháp mua giấy phép để trả phí mơi
trường cao hơn, hoặc bán giấy phép để đầu tư công nghệ xử lý chất ô nhiễm.
Trong trường hợp thứ nhất, việc đầu tư công nghệ xử lý môi trường không
mang lại hiệu quả kinh tế. Ngược lại, trong trường hợp thứ hai đầu tư cơng
nghệ xử lý sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Ở cả hai trường hợp,
ô nhiễm mơi trường khu vực sẽ giảm, cịn các doanh nghiệp giảm được chi
phí cho cơng tác bảo vệ mơi trường [11].

n


10


Hệ thống đặt cọc – hoàn trả

Đặt cọc – hoàn trả được sử dụng trong hoạt động bảo vệ môi trường
bằng cách quy định các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm có khả năng gây ơ
nhiễm mơi trường phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng, nhằm
bảo đảm cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó (hoặc phần cịn lại
của sản phẩm đó) trả lại cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc tới những địa
điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo cách an toàn đối
với môi trường. Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ được nhận lại khoản
đặt cọc do các tổ chức thu gom hồn trả lại [11].
Cơng cụ này nhằm mục đích khuyến khích tái sử dụng là rác thải, tái
chế lại rác thải hoặc xử lý rác thải một cách an tồn đối với mơi trường. Đây
là một trong những công cụ nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường
thơng qua việc đặt cọc, và hồn trả các sản phẩm hoặc phần còn lại của sản
phẩm cho các trung tâm xử lý, tái chế, tái sử dụng.

Công cụ đặt cọc hoàn trả và hệ thống hoàn trả lại nhà sản xuất (take
back) là công cụ hiệu quả trong việc tạo ra động cơ làm giảm phát sinh chất
thải và tăng cường tái chế, tái sử dụng. Đặt cọc hoàn trả phổ biến ở các nước
như Australia, Áo, Canada (Quebec, New Brunswick, British Columbia), Séc,
Đan Mạch, Phần Lan, Hungary, Aixơlen, Ý, Hàn Quốc, Mehico, Hà Lan,
Nauy, Ba Lan, Thuỵ Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ…[11].
 Ký quỹ môi trường
Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh
tế có tiềm năng gây ơ nhiễm và tổn thất môi trường. Nguyên lý hoạt động của
hệ thống ký quỹ môi trường cũng tương tự như của hệ thống đặt cọc – hồn
trả. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp, các
cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi tiến hành một hoạt động đầu tư phải ký
gửi một khoản tiền (hoặc kim loại quý, đá quý, hoặc các giấy tờ có giá trị như
tiền) tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng, nhằm đảm bảo sự cam kết về thực

n



×