Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đề tài : Đánh giá hoạt động địa động lực đến tình trạng sụt lở đất và hình thành 'hố tử thần' khu vực đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 127 trang )

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐỊA VẬT LÝ VIỆT NAM
***






Báo cáo tổng kết
ĐỀ ÁN TƯ VẤN PHẢN BIỆN




ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỊA ĐỘNG LỰC ĐẾN TÌNH
TRẠNG SỤT LỞ ĐẤT VÀ HÌNH THÀNH “HỐ TỬ THẦN”
KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ



Hội KHKT Địa Vật lý Việt Nam Chủ nhiệm đề án






PGS.TS.Cao Đình Triều




8942


Hà Nội, 2011



- 1 -

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ
THUẬT VIỆT NAM
HỘI KHKT ĐỊA VẬT LÝ
VIỆT NAM
__________________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2011.




BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI/DỰ ÁN SXTN

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề án: Đánh giá hoạt động địa động lực đến tình trạng sụt lở đất và hình thành “hố
tử thần” khu vực Đông Nam Bộ.


2. Chủ nhiệm đề tài/dự án:
Họ và tên: Cao Đình Triều
Ngày, tháng, năm sinh: 06-12-1949 Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến Sỹ
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Cao Cấp Chức vụ: Phó chủ tịch Hội ĐVL VN
Điện thoại: Tổ
chức: 04 37564380 Nhà riêng: 04 37592721 Mobile: 0913380853
Fax: 04 38364696 / 04 37912969 E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Hội Khoa học Kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam
Địa chỉ tổ chức: 8A/18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy – Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: P5-C1, Số 208Đ Đội cấn – Hà Nội

3. Tổ chức chủ trì đề án:
Tên tổ chức chủ trì đề án: Hội Khoa học kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam
Điện thoại: 04 37564380 Fax: 04 37912969
E-mail:
Website:

Địa chỉ: 8A/18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy – Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: GS TS Bùi Công Quế
Số tài khoản:
931.90.037
Ngân hàng: Chi nhánh kho bạc Nhà nước Ba Đình
Tên cơ quan chủ quản đề án: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
53 Nguyễn Du – Hà Nội

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện đề án:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ ngày 14 tháng 4 năm 2011 đến 16 tháng 12 năm
2011.

- Thực tế thực hiện: từ tháng 1 năm 2011 đến 15 tháng 11 năm 2011.


2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
+ Tổng số kinh phí thực hiện: 288 tr.đ
, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 288 tr.đ.

- 2 -
+ Kinh phí từ các nguồn khác: ……………….tr.đ.
+ Tỷ lệ và kinh phí thu hồi đối với dự án (nếu có): ………….

3. Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài/dự án:
(Liệt kê các quyết định, văn bản của cơ quan quản lý từ công đoạn xác định nhiệm vụ, xét chọn,
phê duyệt kinh phí, hợp đồng, điều chỉnh (thời gian, nội dung, kinh phí thực hiện nếu có); văn
bản của tổ chứ
c chủ trì đề tài, dự án (đơn, kiến nghị điều chỉnh nếu có)
Số
TT
Số, thời gian ban
hành văn bản
Tên văn bản Ghi chú
1
2


4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài, dự án:
Số
TT
Tên tổ chức

đăng ký theo
Thuyết minh
Tên tổ chức đã
tham gia thực
hiện
Nội dung
tham gia chủ
yếu
Sản phẩm
chủ yếu đạt
được
Ghi
chú*
1
2

- Lý do thay đổi (nếu có):

5. Cá nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án:
(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá 10
người kể cả chủ nhiệm)
S
T
T
Họ và tên,
học hàm học vị
Tổ chức
công tác
Nội dung công việc
tham gia

Thời
gian
làm việc
1 PGS.TS.Cao Đình Triều
Hội KHKT Địa vật lý
Việt Nam
Chủ nhiệm đề án
phụ trách chung
18
2 TS Lê văn Dũng
Hội Khoa học Kỹ thuật
Địa vật lý Việt Nam

Thư ký đề án
16
3 ThS. Phạm Nam Hưng
Hội KHKT Địa vật lý
Việt Nam
Than gia chính
Cấu trúc sâu
14
4 ThS. Thái Anh Tuấn
Hội KHKT Địa vật lý
Việt Nam
Than gia chính
Tai biến sụt lở đất
14
5 ThS. Mai Xuân Bách
Hội KHKT Địa vật lý
Việt Nam

Than gia chính
Địa động lực
14
6 TS. Đỗ Văn Lĩnh
Hội Kiến tạo Việt Nam Than gia chính
Đứt gãy hoạt động
14
7 KS Bùi Anh Nam
Hội KHKT Địa vật lý
Việt Nam
Than gia chính
Địa động lực
14
8 CN Trương Ngọc Sáng
Hội KHKT Địa vật lý
Việt Nam
Than gia chính
Cấu trúc sâu
14
9 TS Ngô Gia Thắng
Hội KHKT Địa vật lý
Việt Nam
Than gia chính
Kiến tạo
14
- Lý do thay đổi ( nếu có):

- 3 -

6. Tình hình hợp tác quốc tế:

Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian,
kinh phí, địa điểm,
tên tổ chức hợp tác,
số đoàn, số lượng
người tham gia )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa điểm,
tên tổ chức hợp tác, số đoàn, số lượng
người tham gia )
Ghi
chú*
1
2

- Lý do thay đổi (nếu có): Đột xuất, không có trong kế hoạch

7. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian,
kinh phí, địa điểm )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa điểm
)
Ghi
chú*

1
2
3
- Lý do thay đổi (nếu có): Ngoài dự toán

8. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:
(Nêu tại mục 15 của thuyết minh, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát
trong nước và nước ngoài)

Các nội dung, công việc
chủ yếu cần được thực
hiện
Kết quả phải đạt
Thời
gian
Cá nhân
1 2 3 4 5
1
Nội dung 1: Thu thập các tư liệu hiện có về: trường địa vật lý, kết quả nghiên cứu
đặc trưng cấu trúc vỏ Trái đất và đứt gãy, nghiên cứu đứt gãy hoạt động, địa động
lực hiện đại, các dạng tai biến sụt lở đất có liên quan khu vực Đông Nam Bộ.
1.1 Các kết quả về trường địa
vật lý và cấu trúc sâu vỏ
Trái đất trong khu vực
nghiên cứu
Bộ số liệu hiện có
về địa vật lý và
cấu trúc sâu
1/ 2011
9/2011

PGS.TS Cao Đình
Triều; Phạm Nam
Hưng (và đồng
nghiệp)
1.2 Các kết quả về nghiên
cứu đứt gãy
Bộ số liệu hiện có
về nghiên cứu đứt
gãy
1/ 2011
9/2011
Lê Văn Dũng; Mai
Xuân Bách; Thái
Anh Tuấn
1.3 Các kết quả về nghiên
cứu địa chất, các đới đứt
gãy hoạt động
Sơ đồ địa chất tỷ
lệ 1/250 000, bản
đồ đứt gãy hoạt
động.
1/ 2011
9/2011
TS. Đỗ Văn Lĩnh (và
đồng nghiệp)
1.4 Các kết quả về nghiên
cứu kiến tạo - địa động
lực
Bộ số liệu hiện có
về nghiên cứu kiến

tạo - địa động lực
1/ 2011
9/2011
PGS TS Cao Đinh
Triều; Bùi Anh Nam
(và đồng nghiệp)
1.5 Các kết quả về nghiên Bộ số liệu hiện có 1/ 2011 PGS TS Cao Đinh

- 4 -
cứu các tai biến hiện có,
liên quan đến nghiên cứu
sụt lở đất.
về nghiên cứu
trượt lở, sụt lở đất
9/2011 Triều; Bùi Anh Nam
(và đồng nghiệp)
2
Nội dung 2: Điều tra khảo sát đứt gãy hoạt động, động đất và tai biến môi trường
khu vực Đông Nam Bộ. Phân tích tài liệu địa vật lý nghiên cứu đặc trưng cấu trúc
vỏ Trái đất và đứt gãy nhằm phục vụ thành lập sơ đồ đứt gãy hoạt động và sơ đồ
địa động lực hiện đại khu vực Đông Nam Bộ, thể hiện ở tỷ lệ 1/250 000.

Điều tra khảo sát đứt gãy
hoạt động, động đất khu
vực Đông Nam Bộ.
Bảng số liệu 1/2011-
8/2011
PGS TS Cao Đình
Triều và các đồng
nghiệp

Phân tích tài liệu địa vật
lý theo diện trên cơ sử
các tài liệu hiện có nhằm
mục đích xây dựng sơ đồ
cấu trúc vỏ Trái đất và sơ
đồ các hệ thống đứt gẫy
khu vực Đông Nam Bộ,
thể hiện ở tỷ lệ 1/ 250
000.
Bảng số liệu, mô
hình, bản vẽ ở tỷ lệ
1/ 250 000
1/2011-
8/2011
PGS TS Cao Đình
Triều và các đồ
ng
nghiệp
Thành lập sơ đồ đứt gãy
hoạt động khu vực Đông
Nam Bộ, thể hiện ở tỷ lệ
1/ 250 000.
Sơ đồ ở tỷ lệ 1/
250 000
1/2011-
8/2011
TS. Lê Văn Dũng;
ThS. Mai Xuân Bách
Thành lập sơ đồ Địa động
lực hiện đại khu vực

Đông Nam Bộ, thể hiện ở
tỷ lệ 1/ 250 000.
Sơ đồ ở tỷ lệ 1/
250 000
1/2011-
8/2011
PGS TS Cao Đình
Triều và các đồng
nghiệp
3 Nội dung 3: Khảo sát sụt lở đất, thành lập sơ đồ hiện trạng và khanh vùng dự báo
(nguyên nhân nội sinh) sụt lở đất khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện ở tỷ lệ
1/ 50 000.
Nghiên cứu đặc điểm cấu
trúc trầm tích Đệ tứ khu vực
Tp. Hồ Chí Minh
Sơ đồ, tỷ lệ 1/
50 000
5/2011-
6/2011
PGS. TS. Cao Đình
Triều và các đồng
nghiệp
Đánh giá mức độ vận động
vỏ Trái đất khu vực Tp. Hồ
Chí Minh.
Số liệu 5/2011-
6/2011
PGS. TS. Cao Đình
Triều, TS. Đỗ Văn
Lĩnh và các đồng

nghiệp
Thành lập sơ đồ đứt gãy
hoạt động Tp. Hồ Chí Minh,
thể hiện ở tỷ lệ 1/ 50 000.
Sơ đồ, tỷ lệ 1/
50 000
5/2011-
6/2011
TS. Đỗ Văn Lĩnh, TS.
Ngô Gia Thắng và
các đồng nghiệp
Khảo sát thực địa, điều tra
sụt lở đất (hố tử thần).

Số liệu 5/2011-
6/2011
PGS. TS. Cao Đình
Triều và các đồng
nghiệp

Thành lập sơ đồ hiện trạng
và khoanh vùng dự báo tai
biến sụt lở đất (hố tử thần -
nguyên nhân nội sinh) khu
Sơ đồ tỷ lệ 1/
50 000
5/2011-
6/2011
PGS. TS. Cao Đình
Triều và các đồng

nghiệp

- 5 -
vực Tp. Hồ Chí Minh, thể
hiện ở tỷ lệ 1/ 50 000.
4 Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp khắc phục “hố tử thần” hiện nay tại Tp. Hồ
Chí Minh.

Giải pháp khắc phục “hố tử
thần” hiện nay
Báo cáo 6/2011-
12/2011
PGS. TS. Cao Đình
Triều và các đồng
nghiệp

- Lý do thay đổi (nếu có):

III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a) Sản phẩm Dạng I:
Số
TT
Tên sản phẩm và
chỉ tiêu chất lượng
chủ yếu
Đơn
vị đo
Số lượng
Theo kế

hoạch
Thực tế
đạt được
1
2

- Lý do thay đổi (nếu có):

b) Sản phẩm Dạng II:
Mức chất lượng
STT
Tên sản phẩm cụ thể và
chỉ tiêu chất lượng chủ
yếu của sản phẩm
Đơn
vị đo
Thể hiện
Trong
nước
Thế
giới
Dự kiến số
lượng/quy
mô sản
phẩm tạo
ra
1 2 3 4 5 6 7
1 Sơ đồ đứt gãy hoạt động
và sơ đồ địa động lực
hiện đại Đông Nam Bộ,

thể hiện ở tỷ lệ 1/ 250
000.
Sơ đồ Thể hiện
ở tỷ lệ 1/
250 000
Việt
Nam

2 sơ đồ
2 Sơ đồ hiện trạng và
khoanh vùng dự báo tai
biến sụt lở đất (hố tử
thần -nguyên nhân nội
sinh) khu vực Tp. Hồ
Chí Minh, thể hiện ở tỷ
lệ 1/ 50 000.
Sơ đồ Thể hiện
ở tỷ lệ 1/
50 000
Việt
Nam

2 sơ đồ
3 Giải pháp khắc phục
tình trạng “hố tử thần”
hiện nay.
Bản
viết
Thể hiện
rõ, dễ

hiểu
Việt
Nam

1 bản
4 Cơ sở dữ liệu, số liệu. Số
liệu,
bản
vẽ




- 6 -
5 Báo cáo tóm tắt và báo
cáo tổng kết đề án
Báo
cáo


1 bộ

- Lý do thay đổi (nếu có): Các sản phẩm vượt mức quy định: Mô phỏng độ cao sóng thần
tới bờ biển Việt Nam từ nguồn Manila (kịch bản M=9,0) và nguồn vùng gần.

c) Sản phẩm Dạng III:
Yêu cầu khoa học
cần đạt

Số

TT
Tên sản phẩm

Theo
kế hoạch
Thực tế
đạt được
Số lượng, nơi công bố
(Tạp chí, nhà xuất bản)


- Lý do thay đổi (nếu có):

d) Kết quả đào tạo:
Số lượng
Số
TT
Cấp đào tạo, Chuyên
ngành đào tạo
Theo kế hoạch Thực tế đạt
được
Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)

- Lý do thay đổi (nếu có): .

đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng:
Kết quả
Số

TT
Tên sản phẩm
đăng ký
Theo
kế hoạch
Thực tế
đạt được
Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)
1

- Lý do thay đổi (nếu có):
e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế
Số
TT
Tên kết quả
đã được ứng dụng
Thời gian
Địa điểm
(Ghi rõ tên, địa
chỉ nơi ứng
dụng)
Kết quả
sơ bộ
1

2. Đánh giá về hiệu quả do đề án mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
(Nêu rõ danh mục công nghệ và mức độ nắm vững, làm chủ, so sánh với trình độ công

nghệ so với khu vực và thế giới…)
Đã thành lập được sơ đồ khoanh vùng dự báo nguy cơ sụt lở đất Đông Nam Bộ và
Tp. Hồ Chí Minh.

b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
(Nêu rõ hiệu quả làm lợi tính b
ằng tiền dự kiến do đề tài, dự án tạo ra so với các sản
phẩm cùng loại trên thị trường…)
Đưa ra được nguyên nhân sụt lún đất của Tp. Hồ Chí Minh và biện pháp khắc
phục hậu quả, giảm nhẹ ảnh hưởng.


- 7 -
3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, dự án:
Số
TT
Nội dung
Thời gian
thực hiện
Ghi chú
(Tóm tắt kết quả, kết luận
chính, người chủ trì…)
I Báo cáo định kỳ
Lần 1
II Kiểm tra định kỳ
Lần 1
III Nghiệm thu cơ sở
……

Chủ nhiệm đề tài

(Họ tên, chữ ký)

Thủ trưởng tổ chức chủ trì
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)






- 8 -


MỤC LỤC

Nội dung Trang
BÁO CÁO THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1
MỞ ĐẦU 12
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO- ĐỊA ĐỘNG LỰC KHU VỰC ĐÔNG
NAM BỘ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KẾ CẬN

15
1.1. Phương pháp nghiên cứu 15
1.2. Kiến tạo - địa động lực khu vực thành phố Hồ Chí Minh,
Đông Nam Bộ và kế cận
19
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA ĐỘNG LỰC HIỆN ĐẠI TP. HỒ CHÍ MINH
(Tỷ lệ 1/50 000)

33

2.1. Đặc điểm cấu trúc vỏ Trái đất 33
2.2. Các đứt gãy khu vực thành phố Hồ Chí Minh 36
2.3. Lịch sử phát triển kiến tạo đứt gãy khu vực TP. HCM 48
2.4. Xu thế chuyển động và ứng suất - biến dạng hiện đại khu vực
thành phố Hồ Chí Minh
49
2.5. Đánh giá vận tốc dịch chuyển thẳng đứng khu vực thành phố
Hồ Chí Minh theo kết quả quan trắc lặp trọng lực
54
Ch
ương 3: HIỆN TRẠNG “HỐ TỬ THẦN” TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

56
3.1. Kết quả điều tra “Hố tử thần tại Tp. Hồ Chí Minh 57
3.2. Phân tích nguyên nhân nhân sinh có thể gây nên sự xuất hiện
„Hố tử thần“
63
Chương 4: NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN VÀ KHOANH
VÙNG CẢNH BÁO NGUY CƠ SỤT LỞ ĐẤT ĐÔNG NAM BỘ
VÀ “HỐ TỬ THẦN” THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
95
4.1. Xác định Nguyên nhân và khoanh vùng cảnh báo nguy cơ sụt
lở đất Đông Nam Bộ
95
4.2. Các yếu tố tác động phát sinh sụt lún đấ
t tại thành phố Hồ Chí
Minh
103
4.3. Khoanh vùng dự báo nguy cơ sụt lún đất 112

Chương 5: GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH, PHÒNG CHỐNG SỤT LÚN ĐẤT115
5.1. Các giải pháp quản lý 115

5.2. Các giải pháp nghiên cứu 120

5.3. Giải pháp công trình chống sụt lún đất 120
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124




- 9 -
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


DANH MỤC CÁC ẢNH MINH HỌA

Ảnh 0.1: “Hố tử thần” tại giao lộ Lê Thánh Tôn – Pasteur (quận 1, TPHCM). Hố có
chiều sâu 2,3m, rộng 1,5m, trong lòng hố không có nước (ngày 1 tháng 3 năm 2011)
Ảnh 0.2: “Hố tử thần” xuất hiện trên đường Hai Bà Trưng vào hôm 20.10.2010
Ảnh 0.3: Chiều ngày 14/9/2010, một chiếc taxi đã bất ngờ húc đầu xuống một cái hố sâu
gần 2m và rộng 20m² khi đang chạy trên đường Lê Văn Sỹ, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh

Ảnh 3.1: Xe tải sập “hố tử thần” lật chổng vó giữa đường ngày 16/11/2010.
Ảnh 3.2: Đất xung quanh sạt lở rất nhanh khiến đầu chiếc xe taxi càng lúc càng lún sâu
xuống hố nước ngày 14/9/2010 trên đường Lê Văn Sỹ
Ảnh 3.3: Hố tử thần trên giao lộ Lê Thánh Tôn – Pasteur ngày 1/3/2011
Ảnh 3.4: Một hố rộng xuất hiện tại Tp. Hồ Chí Minh



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc trưng cơ bản của các đứt gãy hoạt động chính khu vực nghiên cứu
Bảng 1.2: Đặc trưng cơ bản của các đứt gãy hoạt động chính khu vực nghiên cứu

Bảng 2.1: Các đứt gãy trong phạm vi khu vực TP. Hồ Chí Minh 1/50 000, các chỉ số cấp
đứt gãy trong ngoặc đơn là cấp đứt gãy so với quy mô thạch quyển Việt Nam
Bảng 2.2: Kết quả đo lặp trọng lực n
ăm 1989 và 2005

Bảng 3.1: Kết quả điều tra “Hố tử thần” tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.2: Tổng hợp các sự cố lún sụp mặt đường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
(tính đến cuối năm 2010)

Bảng 4.1: Kết quả khảo sát sụt lún đất Đông Nam Bộ
Bảng 4.2: Đặc điểm động học đứt gẫy kiến tạo khu v
ực Đông Nam Bộ
(Phương pháp dải khe nứt)
Bảng 4.3: Đặc điểm động học đứt gẫy kiến tạo khu vực Đông Nam Bộ
(Phương pháp 3 hệ khe nứt cộng ứng)
Bảng 4.4: Trường ứng suất kiến tạo hiện đại khu vực Đông Nam Bộ
(Phương pháp kiến tạo động lực)
Bảng 4.4: Đặc điểm động học
đới đứt gẫy Sông Sài Gòn (Phương pháp dải khe nứt)
Bảng 4.5: Đặc điểm động học đới đứt gẫy Sông Sài Gòn
(Phương pháp 3 hệ khe nứt cộng ứng)
Bảng 4.6: Trường ứng suất kiến tạo hiện đại dọc đới đứt gẫy Sông Sài Gòn
(Phương pháp kiến tạo động lực)
Bảng 4.7: Kết quả đo trọng lực thời kỳ 1978-2005
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Sơ đồ phân khối cấu trúc và hệ thống đứt gãy(chỉ dẫn được đề cập trong nội
dungphần viết) (Thu nhỏ từ tỷ lệ 1/ 250 000)

- 10 -
Hình 1.2: Mặt cắt địa chấn ngang qua đứt gãy Hải Nam – Phú Khánh với các đứt gãy
dạng “hình hoa” chủ yếu hoạt động đến Miocen giữa (nguồn: M.B.H Fyhn và nnk,
2007), đường mặt cắt qua phần bắc của trũng Phú Khánh.
Hình 1.3: Ba đứt gãy thứ cấp của đứt gãy kinh tuyến 109 (nguồn: trong Tran Nghi et al,
2008)
Hình 1.4: Hoạt động cắt dịch trầm tích Pliocen – Đệ Tứ của đứt gãy kinh tuyến (109
0
30’) tạo ra các khối sụt lún địa hình đáy biển (Tuyến Malugin 65) nguồn: Phạm Năng
Vũ, 2007
Hình 1.5: Hoạt động cắt dịch trầm tích Pliocen – Đệ Tứ của đứt gãy kinh tuyến 109
0
30’ )
ở khu vực phía đông nam đảo Phú Quý (Tuyến Malugin
68) (nguồn: Phạm Năng Vũ, 2007)

Hình 2.1: Vị trí khu vực nghiên cứu trong bình đồ kiến tạo Nam Bộ
Hình 2.2: Mặt Moho và móng kết tinh khu vực TP. HCM (tỷ lệ 1/50 000).
Hình 2.3: Mặt móng trầm tích Kainozoi khu vực TP. Hồ Chí Minh Chỉ dẫn
: Đường liền
đen dạng tuyến là đứt gãy, contour xanh nõn chuối là móng trầm tích Kainozoi cao 0m,
đường liền màu tím là ranh giới địa phận TP. Hồ Chí Minh.
Hình 2.4: Sơ đồ bố trí tuyến đo địa chấn nông (phản xạ) khu vực TP. Hồ Chí Minh
(đường đậm màu đỏ là tuyến địa chấn và chữ kèm theo là số hiệu tuyến)
Hình 2.5: Mặt cắt và biên độ dịch chuyển móng trước Kainozoi ngang qua địa phận TP.
Hồ Chí Minh theo tuyến V-V (xem sơ đồ tuy
ến ở chuyên đề 3 – phần thu thập và phân

tích tài liệu hiện có, phụ đề tài Địa động lực )
Hình 2.6: Bề rộng phạm vi ảnh hưởng của đứt gãy gãy sông Sài Gòn trên mô hình DEM
Hình 2.7: Phân tích móng cấu trúc trầm tích Kainzoi khu vực TP. Hồ Chí Minh xác định
đặc trưng dịch chuyển ngang và đứng tương đối qua đứt gãy Lộc Ninh – TP. Hồ Chí
Minh
Hình 2.8: Đứt gãy Thiên Tân – Bình Sơn cắt dịch móng trầm tích Kainozoi với biên độ
30m, mặt trượt cắm về phía tây nam, cắ
t dịch trầm tích Pliocen muộn với biên độ 5m
(Ma Công Cọ và nnk, 2007
Hình 2.9: Mặt cắt cấu trúc các móng trầm tích Kainozoi khu vực Tp. Hồ Chí Minh
Hình 2.10a: Hướng và độ lớn vector dịch chuyển ngang ở độ sâu 1km khu vực TP.Hồ Chí
Minh
Hình 2.10b: Hướng và độ lớn vector dịch chuyển ngang ở độ sâu 7,5 km khu vực TP.Hồ
Chí Minh
Hình 2.10c: Hướng và độ lớn vector dịch chuyển nagng ở độ sâu 15 km khu vực TP.Hồ
Chí Minh
Hình 2.10d: Hướng và độ lớ
n vector dịch chuyển ngang ở độ sâu 30 km khu vực TP.Hồ
Chí Minh
Hình 2.11a: Phân vùng dịch chuyển đứng hiện đại ở độ sâu 1km khu vực TP.Hồ Chí
Minh và lân cận (1/50 000), vùng màu vàng nâng tương đối, xám là hạ lún tương đối
Hình 2.11b: Phân vùng tích lũy ứng suất hiện đại ở độ sâu 1km: âm (giãn) màu xanh và
dương (nén) màu cam ở độ sâu 1km khu vực TP.Hồ Chí Minh và lân cận (1/50 000)
Hình 2.11c: Xu thế biến dạng nén và giãn hiện đại ở độ sâu 1km khu vực TP.Hồ Chí
Minh và lân cận (1/50 000), màu tr
ắng – trung gian; kẻ ga rô đỏ – nén ép, nâng; xanh –
giãn, sụt
Hình 2.11d: Phân vùng tích lũy ứng suất hiện đại ở độ sâu 15km khu vực TP.Hồ Chí
Minh (mặt cắt AB- hình 25), màu xanh (âm) – giãn; màu cam - đỏ là dương (nén, nâng)
Hình 2. 12: Sự biến đổi ứng suất trượt nén – trượt giãn từ 0-15km theo đường mặt cắt

AB (Hình 2. 11d)

- 11 -
Hình 2.13: Vị trí điểm quan sát trọng lực khu vực Tp. Hồ Chí Minh và kề cận

Hình 3.1: Phân bố “Hố tử thần” tại thành phố Hồ Chí Minh

Hình 4.2a: Sơ đồ đứt gẫy tích cực khu vực Đông Nam Bộ.
Chú thích: Các đứt gẫy chính (1), phụ (2), trượt bằng (3), thuận (4), vị trí nứt đất (5),
điểm khảo sát và số hiệu (6), các trạng thái ứng suất hiện đại: trượt bằng (7), trượ
t-giãn
(8).
Hình4. 2b: Dấu hiệu địa mạo xác định tính chất hoạt động của đứt gẫy ở khu vực Đông
Nam Bộ. Đứt gẫy, hướng và biên độ dịch chuyển (1), sông, suối (2).
Hình 4.3: Sơ đồ mật độ khe nứt hiện đại khu vực Đông Nam Bộ
Hình 4.4: Khoanh vùng dự báo nguy cơ sụt lún đất khu vực Đông Nam Bộ
Hình 4.5: Sơ đồ địa chất Thành phố Hồ Chí Minh và lân c
ận
Hình 4.6: Sơ đồ cấu trúc kiến tạo hiện đại Thành phố Hồ Chí Minh và lân cận
Hình 4.7: Sơ đồ phân vùng dự báo nguy cơ sụt lún đất theo yếu tố mật độ khe nứt hiện
đại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 4.8: Sơ đồ phân vùng dự báo nguy cơ sụt lún đất theo yếu tố đới ảnh hưởng động
lực đứt gẫy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- 12 -
MỞ ĐẦU

Miền Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng ảnh hưởng của
đới đứt gãy Sông Sài Gòn. Đây là đới đứt gãy có biểu hiện hoạt động mạnh trong Tân
kiến tạo và kiến tạo hiện đại. Biểu hiện hoạt động sụt lở đất tại Đông Nam Bộ xảy ra khá

thường xuyên, gây phá hủy đường giao thông, vùi lấp đất trồng và các công trình dân
sinh cũng như quốc phòng.



Ảnh 0.1: “Hố tử thần” tại giao lộ Lê Thánh Tôn – Pasteur (quận 1, TPHCM). Hố
có chiều sâu 2,3m, rộng 1,5m, trong lòng hố không có nước (ngày 1 tháng 3 năm 2011)

Ở nước ta đã từng có tai biến sụt lở đất gây hậu quả nghiêm trọng, điển hình là ở
Cam Lộ (Quảng Trị), năm 2006; Quốc Oai (Hà Nội), 2008 và Thanh Ba (Phú Thọ),
2002-2003-2004; Phú Lão - Lạc Thuỷ (Hoà Bình), 2005 gây thiệt hại khá lớn về nhà cửa,
đất canh tác, các công trình giao thông, thuỷ lợi v.v

Đã có khá nhiều các công trình nghiên cứ
u các loại hình tai biến môi trường tự
nhiên đặc thù như động đất khu vực Đông Nam Bộ, xói lở bờ sông Sài Gòn, Tuy
nhiên, về nghiên cứu sụt lở đất vẫn còn hết sức sơ lược, chưa đủ độ chi tiết phục vụ cho
việc quy hoạch và sử dụng hợp lý lãnh thổ. Mặt khác, những nghiên cứu trước đây đều là
những nghiên cứu mang tính đánh giá tổng hợp tất cả các y
ếu tố gây tai biến, không
mang tính định hướng, gắn tai biến sụt lở đất với đặc điểm địa động lực hiện đại. Những
mô tả về hiện tượng sụt lở đất trong thời gian qua tại Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, ngoài
nguyên nhân nhân sinh ra còn có thể có mối liên quan mật thiết với đặc điểm kiến tạo -
địa động lực hiện đại trong khu vực.



- 13 -




Ảnh 0.2: “Hố tử thần” xuất hiện trên đường Hai Bà Trưng vào hôm 20.10.2010

Tai biến địa chất là hiện tượng địa chất hoặc có liên quan đến địa chất xuất hiện tự
nhiên hoặc do con người gây ra, gây nguy hiểm hoặc có tiềm năng gây nguy hiểm cho
tính mạng và tài sản của con người. Sụt lún đất là hiện tượng sụt lún, hạ bề mặt đất thấp
hơn so với xung quanh, là một trong những dạng tai biến địa chất nguy hiểm, gây tổn thất
cho đời sống c
ủa con người. Sụt lún đất được hình thành và phát triển do nhiều yếu tố tác
động khác nhau: nhóm các yếu tố tự nhiên và nhóm các yếu tố hoạt động kinh tế của con
người.

Trong thời gian qua, hiện tượng sụt lún đất xuất hiện và phát triển khá mạnh mẽ
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ trong một thời gian ngắn trong năm 2009-2010
đã xuất hiện 60 vị trí sụt lún đất (Ảnh 0.1,0.2,0.3). Các vị trí sụt lún đất phân bố t
ập trung
ở trên địa bàn các quận nội thành (các quận 1, 2, 3, 5, 8 và 9), phía đông thành phố Hồ
Chí Minh. Các hố sụt lún xảy ra trên các tuyến đường giao thông, khu tập trung dân cư,
dọc bờ các tuyến kênh mương, đã phá huỷ một số đoạn đường, lún sụt các công trình khu
dân cư, phá huỷ một số đoạn bờ kênh mương.
Bởi những lý do trên nên đề án tư vấn phản biện: "Đánh giá hoạt động địa động
l
ực đến tình trạng sụt lở đất và hình thành “hố tử thần” khu vực Đông Nam Bộ” cần được
tiến hành, nhằm làm sáng tỏ tính đặc thù của loại hình tai biến sụt lở đất và tìm kiếm giải
pháp khắc phục tình trạng “hố tử thần” hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh.

Việc khảo sát thực địa với mục đích điều tra tình trạng sụt lún đất khu vực Đông
Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh đã được đoàn cán bộ Hội Khoa học Kỹ thuật Địa vật
lý Việt Nam tiến hành trong tháng 4 và tháng 5 năm 2011. Kết quả cho thấy:
- Tại khu vực Đông Nam Bộ hiện tượng nứt đất và nứt đất tạo sạt lở xuất hiện phổ

biến tại các vách núi là chủ yếu, không thấy xuất hiện các “Hố tử thần” dọc các đường
quốc l
ộ hoặc khu vực dân cư.
- Hiện tượng sụt lở đất tạo “Hố tử thần” chỉ xuất hiện chủ yếu tại trung tâm thành
phố Hồ Chí Minh, dọc các đường lớn, đường dân sinh và khu vực dân cư. Hiện tượng
xuất hiện các “Hố tử thần” này đã gây cản trở giao thông nội thành và hoang mang của

- 14 -
cộng đồng dân cư.
Vì những lý do trên đây nên mặc dù tiêu đề của đề án là "Đánh giá hoạt động địa
động lực đến tình trạng sụt lở đất và hình thành “hố tử thần” khu vực Đông Nam Bộ”
nhưng để sát với thực tế những gì quan sát được chúng tôi tiến hành nghiên cứu riêng rẽ
hai hiện tượng: nứt đất gây trượt lở tại khu vực Đông Nam Bộ và sụt lở đấ
t tạo “Hố tử
thần” tại thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp giảm thiểu thiệt hại.

Các tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học
và Kỹ thuật Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ và cấp kinh phí để Hội Khoa học Kỹ thuật
Địa vật lý Việt Nam được tiến hành thành công đề tài này.

- 15 -
Chương 1:

ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO- ĐỊA ĐỘNG LỰC KHU VỰC
ĐÔNG NAM BỘ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KẾ CẬN

1.1. Phương pháp nghiên cứu

1.1.1. Mục đích nghiên cứu
a. Làm chính xác bình đồ kiến tạo đứt gãy

+ Bổ sung các đứt gãy mới.
+ Làm chính xác vị trí, tính chất, đặc điểm cấu trúc và các đặc trưng động hình
học của các đứt gãy như kiểu chuyển dịch, bề rộng đới phá hủy, hướng và góc cắm và độ
cắm sâu của đứt gãy, tính phân đoạn của đứt gãy.
+ Đánh giá mức độ hoạt động của các đứ
t gãy.
Đứt gãy kiến tạo hoạt động là nguồn phát sinh tai biến địa chất, trong đó có nứt sụt
đất. Các đặc trưng của đứt gãy đặc biệt quan trọng đối với việc đánh giá dự báo đới động
lực của các đứt gãy có nguy cơ gây nên hiện tượng sụt lún đất và “hố tử thần”.
b. Làm chính xác đặc điểm cấu trúc kiến tạo, địa động lực hiện đại nh
ằm làm rõ
vai trò và đặc điểm cấu trúc và hoạt động của các đứt gãy.
+ Các đơn vị kiến tạo, lịch sử hình thành và phát triển của chúng.
+ Trường ứng suất hiện đại và đặc điểm vận động của chúng.

1.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nội dung nghiên cứu của đề án chúng tôi tiến hành sử dụng các
phương pháp phân tích số liệu: viễn thám, phương pháp kiến tạo, địa mạo, đị
a vật lý, địa
hóa. Phương pháp viễn thám cho phép làm chính xác vị trí, cấu trúc các đứt gãy đã biết,
phát hiện các đứt gãy mới, tìm dấu hiệu hoạt động của các đứt gãy. Các phương pháp địa
mạo, địa chất, kiến tạo truyền thống giúp xác định vị trí, bề rộng, các đặc trưng động hình
học, trường ứng suất và các dấu hiệu hoạt động của đứt gãy.

a. Phương pháp thu thập phân tích tổng h
ợp các tài liệu hiện có
Mục đích thu thập và phân tích tổng hợp các tài liệu địa chất, địa tầng, lỗ khoan,
chuyển động hiện đại , biến dạng vỏ Trái đất, địa mạo, kiến tạo, khe nứt, nứt đất, động
đất, mặt cắt địa chấn, ảnh viễn thám, địa hình, DEM …từ nguồn tài liệu trong và ngoài
nước. Kết quả lập sơ đồ kiến tạo -

địa động lực khu vực nghiên cứu thể hiện ở tỷ lệ 1/250
000. Đây là cơ sở tiến hành các hạng mục công việc nghiên cứu khảo sát, kiểm tra tiếp
theo như kiến tạo, địa chất và tai biến nứt – sụt đất và « hố tử thần ».

b. Phương pháp ảnh viễn thám và địa hình độ cao số (DEM)
Nhằm xác định biểu hiện tồn tại và mức độ hoạt
động của đứt gãy, cũng như chính
xác hóa vị trí đứt gãy, bề rộng ảnh hưởng và chiều dài phát triển của đứt gãy, tính phân
đoạn của đứt gãy. Hầu hết các nghiên cứu cho rằng đứt gãy có biểu hiện trên ảnh viễn
thám phần lớn hoạt động trong Pliocen – Đệ Tứ hoặc tối đa trong Tân kiến tạo.
– Phân tích ảnh viễn thám
Phân tích ảnh viễn thám giúp xác định sự tồn tại, phương phát triể
n và vị trí, biểu
hiện hoạt động các đứt gãy trẻ và mối quan hệ giữa chúng, xê dịch các đối tưọng ảnh, địa
hình. Bề rộng ảnh hưởng động lực đứt gãy phản ánh bởi đặc điểm phân bố và mật độ
photolineament hoặc DEM. Các ảnh được sử dụng gồm ảnh Landsat ETM
+
thế hệ 2001

- 16 -
– 2004, Landsat TM 1989-1993, 1972-1973. Phương pháp này phát hiện dấu hiệu các đứt
gãy có hiệu quả cho vùng lộ, kém hiệu quả cho vùng phủ.
– Phân tích DEM
Bản chất của phương pháp này là phân tích mô hình độ cao số (Digital Elevation
Model) viết tắt là DEM. Gần đây phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các công
trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. Mức độ biểu hiện rõ nét về quy mô trên địa
hình của các đứt gãy hoạt động phản ánh mức độ hoạt động của
đứt gãy theo cả hai ý
nghĩa thời gian và cường độ. Tuổi hoạt động tương đối của đứt gãy có thể xác định dựa
trên quan hệ xuyên cắt, xê dịch phá hủy các yếu tố địa hình và địa mạo, các thành tạo địa

chất đã được định tuổi. Phân tích địa hình độ cao số có ưu điểm là dễ phát hiện các dị
thường địa hình tuyến tính thường phản ánh dấu hiệu sự
tồn tại và biểu hiện hoạt động
các đứt gãy trẻ mà nhiều khi phân tích ảnh viễn thám khó phát hiện. Nguồn DEM của cơ
quan NASA, Mỹ, chụp lập thể mặt đất từ vệ tinh bước sóng rada, độ phân dải 90m.

c. Phương pháp phân tích địa tầng, địa tầng - địa chấn
Nhằm phân chia các đơn vị địa tầng nói chung và đặc biệt các đơn vị địa tầng
Kainozoi nói riêng theo thành phần thạch học, tuổi và nguồn gốc bằng cách liên kết các
lỗ khoan, hố đào, diện lộ đá khác nhau theo tuyến phân tích cắt ngang với đứt gãy hoặc
các tuyến mặt cắt địa chấn ngoài biển. Đây là cơ sở để phát hiệ
n sự tồn tại và tuổi các pha
đứt gãy hoạt động thông qua việc thành lập các bản đồ đẳng móng và đẳng dày trầm tích
Kainozoi sớm, Miocen, Pliocen, Pleistocen và Holocen. Kết quả việc lập các bản đồ này
giúp ích cung cấp thêm thông tin đánh giá mức độ hoạt động đứt gãy, biên độ dịch
chuyển đứng và biên độ dịch chuyển ngang, tuổi hoạt động của đứt gãy, trợ giúp phân
chia các pha hoạt động của đứt gãy trong Tân kiến tạo (Neogen tớ
i nay).
Phương pháp phân tích bề mặt bất chỉnh hợp kiến tạo khu vực, các biến dạng trầm
tích Pliocen – Đệ Tứ nhằm xác định khung thời gian xảy ra biến dạng trình tự và tuổi đứt
gãy hoạt động, kiểu địa động học của các đứt gãy trong giai đoạn trẻ, chế độ biến dạng
(trượt bằng, ép nén, căng giãn …), là một trong những thông tin làm cơ sở cho việc lập
l
ại lịch sử phát triển đứt gãy và sự tiến hóa các yếu tố cấu trúc kiến tạo.

d. Phương pháp kiến tạo vật lý
– Phương pháp phân tích dải khe nứt
Nhằm xác định hướng cắm và góc cắm, kiểu dịch chuyển dọc đứt gãy trên cơ sở
phân tích cực trị khe nứt phân bố theo cung tròn trên cầu chiếu tạo nên dải khe nứt, trong
đó cực trị lớn nhất thường trùng với m

ặt trựợt đứt gãy. Giao tuyến của mặt trượt đứt gãy
với dải khe nứt trên cầu chiếu nối với tâm cầu chiếu chính là phương trượt của đứt gãy.
Kết quả phân tích này giúp ta biết được đứt gãy trượt bằng hoặc trượt đứng và các kiểu
trung gian giữa các hợp phần chuyển động này. Chiều dịch chuyển các đứt gãy và số pha
hoạt động thu được từ việc phân tích mối tươ
ng quan giữa các cực trị khe nứt và quan sát
thực địa. Phương pháp này được Danilovitch, 1963 đề xuất và chứng minh. Hiện được
triển khai rộng rãi ở Việt Nam và trên thế giới.
- Phương pháp phân tích hệ 3 khe nứt cộng ứng
Được chứng minh và áp dụng thành công cả về lý thuyết và thực nghiệm bởi K.Z.
Semenski, 1986. Tại các vị trí mặt cắt qua đứt gãy và dọc theo đứt gãy hoạt động các đá
bị biến dạng tạo nên hai khe nứ
t cộng ứng với góc thay đổi từ 60 – 120
0
là phổ biến tùy
thuộc vào điều kiện biến dạng dòn góc cộng ứng giữa hai hệ khe nứt (60 – 90
0
) hoặc dẻo
(90-120). Theo thời gian biến dạng ứng suất suy giảm dẫn đến sự hoán vị giữa các trục
ứng suất: giữa trục ứng suất nén hoặc giãn với trục ứng suất trung gian dẫn đến hình

- 17 -
thành hệ khe nứt thứ ba chiếm số lựơng ít nhất (gọi là khe nứt thứ yếu hoặc bổ sung) có
thế nằm trong không gian gần vuông góc với hệ khe nứt chính và hệ khe nứt phụ. Như
vậy khi đứt gãy hoạt động và sinh thành sẽ xuất hiện 3 hệ khe nứt cộng ứng theo thứ tự
nêu trên. Đứt gãy trượt bằng thì hệ khe nứt chính và phụ cắm gần đứng 60 – 90
0
và gần
vuông góc với nhau, hệ khe nứt thứ yếu nằm gần ngang, 0 – 30
0

.
Đứt gãy trượt nghịch thì hệ khe nứt chính và phụ ở hai cánh đứt gãy có phương
trùng với đứt gãy song cắm chụm vào nhau, đứt gãy trượt thuận thì chúng cắm hướng ra
ngoài, hệ khe nứt thứ yếu lại cắm gần đứng. Trong thực tế đứt gãy thường có kiểu trượt
trung gian giữa 3 kiểu cơ bản nói trên, dựa vào phân tích chúng trên cầu chiếu hoàn toàn
xác định được tính chất đứt gãy. Việc xác định bề rộng ảnh h
ưởng của đứt gãy bằng
phương pháp hệ 3 khe nứt cộng ứng là khả thi với việc bố trí các mặt cắt khảo sát vuông
góc với đứt gãy căn cứ vào sự tương quan giữa 3 hệ khe nứt này có thể biết được bề rộng
ảnh hưởng của đứt gãy.
- Phương pháp phân tích kiến tạo động lực do Nikolaev, 1992 đã chứng minh
bằng cả lý thuyết và thực nghiệm. Bản chất c
ủa phương pháp là trong một elipsoid biến
dạng theo thời gian các hệ khe nứt sẽ phân tán xa dần trục biến dạng ép nén hoặc xích lại
trục biến dạng căng giãn. Như vậy căn cứ vào sự phân tán có hướng theo quy luật nêu
trên sẽ xác định các cặp khe nứt cộng ứng mà không cần sự đồng quy hướng chuyển
động các cánh đứt gãy. Kết quả cho phép khôi phục trạng thái ứng suất sinh thành các hệ
khe nứt đó, các pha dị
ch chuyển dọc theo đứt gãy nhờ phân tích trên biểu đồ cầu hoặc
chữ nhật.
Nhìn chung khi phân tích cả 3 phương pháp trên đều dùng kết hợp để bổ sung,
kiểm tra và hỗ trợ cho nhau
- Phương pháp phân tích mặt trượt vết xước nhằm xác định tính chất dịch chuyển
và thứ tự cổ đến trẻ của các pha hoạt động để lại dấu ấn trên mặt trượt đứt gãy dựa vào
mố
i quan hệ giao cắt giữa các kiểu mặt trượt vết xước. Đây là cơ sở quan trọng đề phân
chia các pha hoạt động của đứt gãy khôi phục cổ ứng suất kiến tạo.
- Phương pháp phân tích tensor ứng suất để tách và khôi phục trạng thái cổ ứng
suất kiến tạo (paleostress).
Được phát triển bắt đầu từ năm 1975 ở Châu Âu và hiện đã triển khai rộng rãi trên

toàn thế giới phục v
ụ rất tốt cho công tác nghiên cứu động đất và địa động lực hiện đại,
thăm dò và khai thác khoáng sản, đánh giá và dự báo tai biến địa động lực. Hiện có rất
nhiều cách tiếp cận giải quyết phương pháp này. Trong công trình này chủ yếu sử dụng
phương pháp nêu trên của GS.TS. Angerlier, 1975 – 1994. Chi tiết về phương pháp và
ứng dụng đã được công bố trong nhiều công trình gần đây (Đỗ Văn Lĩnh và nnk, 2005 -
2009).
- Phân tích c
ơ chế chấn tiêu động đất xác định trạng thái ứng suất hiện đại.
Kết quả của phương này cho biết trường ứng suất kiến tạo hiện đại chi phối trận
động đất đó. Giải bài toán ngược nhiều cơ chế chấn tiêu động đất bằng phân tích tensor
ứng suất đạt được tensor ứng suất trung bình phản ánh trạng thái ứng suất hiện đại khu
v
ực (Angerlier, 1994).
Trong một trận động đất cơ chế vùng nguồn phát sinh được biểu diễn bằng hai mặt
nodal vuông góc với nhau, trong đó có một mặt là đứt gãy thực dịch chuyển phát sinh
động đất, mặt kia là mặt ảo hay mặt phụ. Biểu diễn hai mặt nodal lên cầu chiếu nổi được
4 cung phần tư đối đỉnh với nhau. Trục ứng suất ép nén sẽ nằm trong cung phần tư chứa
sóng giãn (sóng P – nhậ
n được đầu tiên chúi xuống trên băng sóng), và trục ứng suất
căng sẽ nằm trong cung phần tư chứa sóng nén (sóng P – nhận được đầu tiên ngóc nên
trên băng sóng).

- 18 -
e. Phương pháp phân tích hình thái kiến trúc dựa vào mối quan hệ giữa các yếu
tố cấu trúc đứt gãy, uốn nếp, đai mạch, quy lật phân bố họng núi lửa, trũng trầm tích, vết
nứt đất, chất liệu nhét lấp, đới cà nát, milonit hóa, đới khe nứt tăng cao cho phép xác định
sự tồn tại của đứt gãy và chế độ địa động đã từng trải qua tại khu vực nghiên cứu.
f Phương pháp phân tích các t
ổ hợp thạch kiến tạo khôi phục các bối cảnh địa

động lực đã từng trải qua tại khu vực nghiên cứu.
g. Phương pháp phân tích địa mạo – kiến tạo nhằm phát hiện và xác định vị trí
đứt gãy, tính chất chuyển động nâng hạ dọc theo đứt gãy, biến dạng các bề mặt san bằng,
các pha và mức độ hoạt động của đứt gãy trong Tân kiến tạo ….
h. Phương pháp phân tích và t
ổng hợp các tài liệu địa vật lý (từ, trọng lực, địa
chấn) giúp cho việc khẳng định và phát hiện sự tồn tại của đứt gãy, cấu trúc sâu, vị trí,
phương, thế nằm, bề rộng và độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy, phân cấp cấu tạo đứt gãy,
biên độ nâng hạ, dịch ngang, mức độ hoạt động, hướng cắm và góc cắm của đứt gãy ….
i. Phương pháp l
ộ trình khảo sát địa chất không thể thiếu được trong công tác
nghiên cứu đứt gãy và kiến tạo nói riêng và lĩnh vực địa chất nói chung nhằm kiểm tra,
bổ sung và chứng minh các kết quả phân tích văn phòng.
j. Phương pháp đo radon (đo eman) nhằm đánh giá mức độ biểu hiện hoạt động
các đứt gãy khu vực bằng cách đo tức thời nồng độ khí Radon, phục vụ việc đánh giá và
dự báo
đới đứt gãy hoạt động.
- Phương pháp đo nồng độ khí Radon bằng phương pháp Eman, còn được gọi là
đo Eman, khí Radon đo được bằng phương pháp Eman còn được gọi là khí Eman.
Trong tự nhiên chủ yếu tồn tại 3 đồng vị rađon:
-
222
Rn là sản phẩm tự nhiên trong chuỗi phân rã của
238
U, có thời gian sống dài
nhất: 5,508 ngày, chu kỳ bán rã 3,825 ngày.
-
220
Rn là sản phẩm trong chuỗi phân rã của
232

Th và thường được gọi là thoron, có
thời gian sống 80,06 giây, chu kỳ bán rã 55,6 giây
Rađon là khí trơ không mùi, không màu, không vị, có khối lượng nguyên tử 222,
mật độ ở 273°K là 9,73 g/l, nhiệt độ sôi -62°C. Rađon thoát từ đất đá đi vào không khí
bằng con đường khuếch tán và đối lưu.
Trong thạch quyển, rađon (
222
Rn) liên tục được sinh ra từ chuỗi phân rã đồng vị
Urani và Thori. Trong đó chỉ có (
222
Rn) là dạng khí dễ thoát ra được lưu lại trong các khe
nứt - lỗ hổng của đất đá. Khi đứt gãy hoạt động, rađon di chuyển từ các đới dập vỡ, phá
huỷ kiến tạo ở sâu trong lòng đất lên mặt đất (theo hướng áp suất và nhiệt độ giảm dần)
và hoà vào khí quyển. Ở nơi các đứt gãy hoạt động, rađon thường tạo thành các vành dị
thường trong lớp đất sát bề mặt, ch
ỗ nó xuất lộ. Nghiên cứu hàm lượng rađon (
222
Rn
86
)

trong lớp đất này có thể thu được những thông tin phản ánh hoạt động kiến tạo hiện đại ở
khu vực đó. Rađon được chọn để nghiên cứu đứt gãy dựa trên các cơ sở sau đây:
- Rađon là khí trơ, nên nó không kết hợp với các nguyên tố khác trong thời gian di
chuyển từ dưới sâu lên mặt đất, dễ xác định, dễ theo dõi;
- Chu kỳ bán rã của rađon là 3,82 ngày, vừa đủ để có thể xác định
được sự thoát
liên tục của rađon từ một vị trí nào đó (nguồn phát sinh). Vì vậy nó thích hợp cho công
việc nghiên cứu.


k. Phương pháp biến đổi ứng suất Coulomb dự báo đặc trưng biến đổi ứng suất
và dịch chuyển dọc theo các đứt gãy
Thực chất của phương pháp là tính toán sự tối ưu hóa về hành vi ứng xử của các
đứt gãy về tích lũy ứng suất và dịch chuyể
n hiện đại dựa trên sự tương quan giữa trường
ứng suất kiến tạo hiện đại và hình động học của các đứt gãy theo tiêu chuẩn phá hủy

- 19 -
Coulomb. Phá hủy xảy ra trên một mặt phẳng khi ứng suất Coulomb σ
f
vượt quá một giá
trị xác định.: σ
f
= τ
β
– µ (σ
β
–p), trong đó τ
β
là ứng suất tiếp tuyến trên mặt phá hủy, σ
β

ứng suất pháp tuyến, p là áp suất lỗ rỗng, µ là hệ số ma sát.
Tham số chính được đưa vào tính toán
Các tham số đầu vào cho tính toán gồm: các đứt gãy được phân chia theo bậc, độ
dài đọan đứt gãy, phương kéo dài, hướng cắm và góc cắm, bề rộng và độ sâu ảnh hưởng,
chiều dịch chuyển trong N
2
– Q, cực đại khả năng phát sinh động đất, độ sâu ảnh hưởng .
Đối với các đứt gãy không xác định được chiều dịch chuyển và cực đại phát sinh động

đất coi như đứt gãy đường nứt (khe nứt).
Hệ số ma sát 0,6; tỷ số poisson 0,25; modul Young 80 000 bar. Hệ số ứng suất
được tính cho hai trường hợp 0,02 và 0,95 tương ứng với giá trị của S1=500, S2 =-450,
450, S3 = -500. Hướng ứng suất hiện đại tác động vào S1=340/20 -25 (t
ương đương
phương BTB-NĐN, góc dốc 20 - 25
0
), S2=Cđ/60-90, S3= 70/0-9 (phương ĐĐB – TTN,
góc dốc 0 – 9
0
).

l. Phương pháp trọng lực
Mục đích sử dụng tài liệu trọng lực chi tiết là nhằm phát hiện và nghiên cứu đặc
trưng cấu trúc các đới đứt gãy.

1.2. Kiến tạo - địa động lực khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ
và kế cận

1.2.1.Vị trí kiến tạo khu vực nghiên cứu
Trong bình đồ kiến tạo hiện nay, khu vực nghiên cứu là một phần đông nam của
mảng thạch quyển Âu – Á. Mảng thạch quyển này được chia làm hai phần là rìa mảng và
nội mảng. Vùng nghiên cứu thuộc phần nội mảng.
Trong Kainozoi muộn, vùng nghiên cứu là phần rìa đông nam Indosinia thuộc
phần nội mảng ở trung tâm Đông Nam Á - phần đông nam mảng Âu – Á. Phía Đông giáp
với mả
ng Thạch quyển Thái Bình Dương qua đới hút chìm Guinea-Philippin, phía Tây và
Nam giáp với mảng Thạch quyển Ấn – Úc qua đới hút chìm Miến Điện – Nicobar –
Sumba và va mảng Timor là nhữnh đứt gãy cấp I thạch quyển thế giới (Cao Đình Triều,
Phạm Huy Long, 2002). Dọc theo các đới hút chìm này trong hiện tại quá trình hoạt động

động đất mạnh mẽ và liên tục. Ranh giới giữa mảng Thạch quyển Thái Bình Dương và
mảng Thạch quyển Ấn – Úc là đứt gãy trượt bằng trái Sorong.
Trong Kainozoi sớm, khu vực nghiên cứu nói riêng và Indosinia nói chung vẫn
thuộc phần trung tâm Đông Nam Á nằm ở phía đông nam nội mảng Âu – Á chịu sự tác
động của hai quá trình địa động lực lớn: quá trình va chạm Ấn – Á ở phía tây đẩy trồi
Indosinia về phía đông – đông nam dọc theo các hệ thống đứt gãy trượt bằng Ba Tháp
(Three Pagoda – Maeping), đứt gãy Sông Hồng phương TB - ĐN và quá trình tách giãn
Biển Đông ở phía đông bắt đầu từ Creta muộn (Holloway, 1980; K.Ru&Pigott, 1986) và
tiếp tụ
c tách giãn cực đại tạo vỏ đại dương mới Biển Đông trong khoảng 32-16 triệu năm
(Taylor &Hayes, 1983).
Trong Mesozoi muộn, lãnh thổ Nam bộ nói chung là phần rìa đông – đông nam
Indosinia bị hoạt hóa magma – kiến tạo mạnh mẽ do xuất hiện đới hút chìm kiểu rìa lục
địa tích cực Mesozoi muộn kéo dài từ ĐN Trung Quốc qua Tuy Hòa tới khu vực Tri Tôn
– An Giang và có thể đến tận Malay (Huchison, 1992).


- 20 -
1.2.2. Các đơn vị cấu trúc - địa động lực khu vực thành phố Hồ Chí Minh,
Đông Nam Bộ và kế cận

1.2.2.1. Nguyên tắc phân vùng cấu trúc - địa động lực.
Phân vùng cấu trúc – địa động lực dựa vào đặc điểm cấu trúc vỏ (đại dương, lục
địa, chuyển tiếp) theo luận thuyết kiến tạo mảng kết hợp với đặc trưng phân bố các tổ hợp
thạch địa động, đặc trưng về biến dạng và chế độ địa động lực hiện đạ
i khác nhau, song
chủ yếu là theo hướng cấu trúc – địa động lực Kainozoi, chủ yếu trong Tân kiến tạo và
kiến tạo hiện đại. Theo nguyên tắc này khu vực nghiên cứu sẽ được phân ra các đơn vị
cấu trúc – địa động lực gồm các khối cấu trúc – địa động lực, phụ khối cấu trúc – địa
động lực.

Cụ thể với các tiền đề và dấu hiệu sau:
- Ranh giới giữa các đơ
n vị này là các đứt gãy hoạt động hoặc các đới tăng cao
mật độ chiều dài lineament.
- Đặc điểm chuyển động đứng và ngang giữa các đơn vị cấu trúc – địa động lực,
luôn phân dị về đặc trưng kiến tạo, tương phản về hướng chuyển động, diễn ra chủ yếu
trong Kainozoi, đặc biệt hoạt động mạnh mẽ trong Tân kiến tạo và kiến tạo hi
ện đại.
- Đặc trưng phân bố các tổ hợp thạch địa động và đặc điểm biến dạng, chuyển
động Tân kiến tạo và hiện đại trong từng đơn vị cấu trúc – địa động lực.

1.2.2.2. Các đơn vị cấu trúc địa động lực (bản vẽ số 1.1)
a- Miền CTĐĐL Kon Tum – Hà Tiên.
Đặc trưng cơ bản của miền này có cấu trúc vỏ lục đị
a thực thụ, nâng vòm, chuyển
động kiểu khối tảng trong Tân kiến tạo và hiện đại. Vỏ dày từ 25 – 38km
- Khối CTĐĐL Kon Tum (C.I)
Đặc trưng nổi bật của khối Kon Tum bởi sự phát triển rộng rãi các đá biến chất
cao có tuổi Arkeiozoi – Proterozoi. Phía bắc khối tiếp giáp với khối Bình Trị Thiên qua
đứt gãy Rào Quán – A Lưới và đới khâu Bol Atek. Phía đông khối Kon Tum là khối dạng
rift Kainozoi sớm Quảng Ngãi và bồn trũng Phú Khánh, ranh giới giữa chúng là đứ
t gãy
Hải Nam – Phú Khánh . Ranh giới phía TN và ĐN khối Kon Tum là đới đứt gãy Tuy Hòa
– biên Hòa (Tuy Hòa – Trị An, hoặc Tuy Hòa – Biên Hòa) và đứt gãy Easup – Krong
Pach (hình 1.1). Cấu thành nên khối CTĐĐL Kon Tum gồm THTĐĐ tuổi Tiền Cambri –
Mesozoi muộn và phủ trên chúng là các đá thuộc tổ hợp thạch địa động (THTĐĐ) nâng
vòm khối tảng Tây Nguyên tuổi (N
1
2
– Q) kèm phun trào bazan. Khối CTĐĐL Kon Tum

bị phân cắt thành 3 phụ khối: 1 – phụ khối Ea Hleo, 2 – Phụ khối Sông Ba, 3 – phụ Củng
Sơn. Đặc trưng cấu trúc – địa động lực các khối có thể mô tả như sau:
- Phụ khối CTĐĐL Ea H’leo (C.I.1)
Phụ Khối EaH’Leo nằm phần tây nam phụ khối Sông Ba, kéo dài trên 250 km
theo phương tây bắc - đông nam từ Moray qua Chư Sê, EaH’Leo đến Sông Hinh. Đặc
trưng của phụ khối này là sự phá hủy móng Tiề
n Cambri mạnh mẽ bởi các batolit, thể trụ,
granitoid thuộc các phức hệ Bến Giằng, Vân Canh. Tham gia vào phụ khối này còn có
các lớp phủ phun trào trung tính, axit có tuổi Mesozoi (hệ tầng Mang Yang, hệ tầng Chư
Prông). Các lớp phủ này có diện tích không lớn từ 25 - 30 km
2
đến 400 km
2
.
- Phụ khối Sông Ba (C.I.2)
Phân bố ở phần trung tâm khối Kon Tum, phụ khối Sông Ba kéo dài trên 150 km
theo phương tây bắc - đông nam với bề rộng 10 km ở phần đông nam và 20 km ở phần
tây bắc, giới hạn khối là cặp đứt gãy chính phía đông bắc và tây nam khối, trải gần song
song nhau. Tại khu vực Phú Túc, khối Sông Ba có cấu trúc không cân xứng với đứt gãy

- 21 -
chính phía tây nam cắm về đông bắc khỏang 80-84
0
, đứt gãy chính phía đông bắc cắm
đứng là chủ yếu (Đỗ Văn Lĩnh, 2007). Lấp đầy khối dạng địa hào này là các trầm tích lục
nguyên chứa than tuổi Miocen muộn (hệ tầng Sông Ba), trầm tích Pliocen (hệ tầng Kon
Tum) và trầm tích Đệ Tứ mỏng vài chục mét. Tổng bề dày các trầm tích khỏang 476m
(tại Phú Túc). Phủ không chỉnh hợp lên các thành tạo Miocen muộn ở phần đông nam
khối là các trầm tích bở rời tuổi
Đệ Tứ bề dày không quá 50 m. Từ Chư Sê đến Chư Pan

(Phú Hòa) khối bị phủ bởi phun trào bazan Kainozoi muộn (N
2
– Q và Q
1
2
) có bề dày
gần 400 m, ở đây bề dày trầm tích của hệ tầng Sông Ba chỉ còn 100 –120 m. Đặc trưng
cơ bản là các trầm tích Miocen – Pliocen có thế nằm cắm chủ yếu về phía tây nam với
góc 10 – 30
0
, bị xuyên cắt mạnh mẽ bởi các hệ thống đứt gãy phương TB - ĐN và kinh
tuyến, vĩ tuyến (Đỗ Văn Lĩnh, 2007).



Hình 1.1: Sơ đồ phân khối cấu trúc và hệ thống đứt gãy
(chỉ dẫn được đề cập trong nội dungphần viết)(Thu nhỏ từ tỷ lệ 1/ 250 000)

- 22 -
- Phụ khối Củng Sơn (C.I.3)
Phụ khối Củng Sơn chiếm phần đông bắc và đông của khối Kon Tum, giới hạn về
phía tây nam là khối Sông Ba, phía đông tiếp giáp với khối Phú Khánh qua đứt gãy Hải
Nam – Phú Khánh Tham gia vào cấu trúc khối bao gồm các tổ hợp thạch địa động sau:
Granulit Kan Nak, tổ hợp thạch địa động bồn sau cung kiểu Nhật Bản Khâm Đức - Đak
My, tổ hợp thạch đị
a động thềm lục địa Chư Sê - A Vương, tổ hợp thạch địa động rìa lục
địa tích cực kiểu Sunda Đak Lin - Bến Giằng, tổ hợp thạch địa động tạo núi do va mảng
Hải Vân, tổ hợp thạch địa động tái cải nhiệt do căng dãn rìa lục địa Vân Canh, tổ hợp
thạch địa động magma rìa lục địa tuổi Jura muộn - Creta, tổ hợp thạch địa
động nâng vòm

khối tảng hoặc kiến tạo ép trồi.

+ Khối CTĐĐL Đà lạt (C.II)
Khối CTĐĐL Đà Lạt tiếp giáp với khối Kon Tum về phía đông bắc đứt gãy Easup
– Krong Pach, phía tây bắc qua đứt gãy Tuy Hòa - Trị An, phía đông nam với khối Bạch
Hổ qua đứt gãy cấp 1 Thuận Hải – Minh Hải, phía đông giáp với khối Phú Khánh và khối
Nam Côn Sơn qua các đứt gãy cấp 1 Hải Nam – Phú Khánh và đứt gãy kinh tuyến 109.
Phía tây nam khối tiếp giáp v
ới khối Cần Thơ qua đứt gãy Sông Sài Gòn.
Khối CTĐĐL Đà Lạt với đặc trưng cơ bản là sự phát triển mạnh mẽ các đá
Mesozoi, một ít đá tuổi Paleozoi muộn phía cực tây nam khối (khu vực tỉnh Bình Phước),
khối bị lôi cuốn vào bối cảnh cung magma rìa lục địa tích cực tuổi Mesozoi muộn. Trong
Kainozoi khối CTĐĐL Đà Lạt nâng bóc mòn mạnh mẽ kiểu khối tảng, có thể đ
ã chịu sự
ép trồi (?) kèm phun trào bazan Kainozoi muộn.
Căn cứ vào đặc trưng phát triển cấu trúc, biến dạng và chế độ địa động lực hiện
đại có thể chia Khối CTĐĐL Đà Lạt thành 3 phụ khối chính: phụ khối Buôn Mê Thuột,
phụ khối Hàm Thuận – Đa My, phụ khối Dầu Tiếng – Vũng Tàu, ranh giới giữa các phụ
khối này là các đứt gãy cấp 2 Tuy Hòa – Biên Hòa, đứt gãy cấp 2 Bình Long – Bình
Châu (Hình 1.1).

+ Kh
ối CTĐĐL Cần Thơ (C.III)
Khối Cần Thơ chiếm gần trọn vẹn diện tích bồn trũng Đồng Bằng Nam Bộ, nằm
phía tây nam khu vực nghiên cứu, tiếp giáp về phía đông bắc với khối Đà Lạt qua đứt gãy
Sông Sài Gòn, phía đông nam với khối Bạch Hổ thuộc miền cấu trúc có vỏ chuyển tiếp
Cửu Long – Côn Sơn qua đứt gãy cấp 1 Thuận Hải – Minh Hải, phía tây giáp với khố
i
Hà Tiên qua đứt gãy Cà Mau – Châu Đốc phương kinh tuyến và đứt gãy Rạch Giá – Tây
Ninh phương đông bắc. Đặc trưng cơ bản của khối Cần Thơ là móng trước Kainozoi bị

sụt lún mạnh trong Kainozoi và được lấp đầy bởi các trầm tích Kainozoi dày nhất tới
2100m (trũng Trà Cú) mỏng dần về phía rìa đông bắc và tây nam, tạo kiến trúc dạng lòng
chảo với trũng sâu Trà Cú, tương phản và bị bóc mòn suốt trong Kainozoi so với khối
Cần Th
ơ là khối Đà Lạt. Khối Cần Thơ có thể chia làm 3 phụ khối: phụ khối Sài Gòn,
phụ khối Đồng Tháp và phụ khối CTĐĐL Bạc Liêu có đặc điểm trầm tích, và hình thái
móng trước Kainozoi khác nhau.

+ Khối CTĐĐL Hà Tiên
Là phần nam của khối nâng Ph. Nôm Pênh – Mũi Cà Mau. Phía tây khối CTĐĐL
Hà Tiên giáp với khối CTĐĐL Phú Quốc qua đứt gãy Tây Nam Du và đới khâu Mesozoi
Hòn Chuối. Phía đông và đông bắc khối CTĐĐL Hà Tiên giáp với kh
ối CTĐĐL Cần
Thơ qua đứt gãy phương kinh tuyến Cà Mau – Châu Đốc, đứt gãy Rạch Giá – Tây Ninh
phương ĐB - TN và đứt gãy Sông Hậu phương TB – ĐN (Hình 1.1).

- 23 -

b. Miền CTĐĐL Cửu Long – Côn Sơn
Đặc trưng cơ bản của miền này có chế độ tách giãn kiểu rift, vát mỏng vỏ, sụt lún
trong suốt Kainzoi, phân dị móng trước KZ tạo các địa hào, địa lũy. Độ dãn đáy khỏang
30km, vỏ mỏng nhất đạt 18km. (Huchon at al, 2001) gồm các khối CTĐĐL sau (Hình
1.1): khối Bạch Hổ, khối Côn Sơn và khối ĐN Côn Sơn.

+ Khối CTĐĐL Bạch Hổ (T.I)
Trên hình 1.1 khối B
ạch Hổ chiếm trọn không gian phân bố bồn trũng Cửu Long
và cấu trúc nâng lộ móng Mesozoi muộn Côn Đảo, kéo dài theo phương ĐB – TN, dạng
như kiểu “mũi kiếm’’ vát nhọn khu vực ngoài khơi Cà Ná. Ranh giới phía tây bắc của
khối là đứt gãy Thuận Hải – Minh Hải, phía đông nam là đứt gãy Tây Côn Sơn. Móng

cấu trúc trước Kainozoi bị phân dị sụt lún, nâng hạ tạo các địa hào địa lũy xen nhau, với
độ sâu mặt móng trước Kainozoi tới 6000 - 7000m đượ
c lấp đầy bởi các trầm tích tướng
lục địa vụn thô Eocen (?) lót đáy các địa hào hẹp phương đông bắc – tây nam, phủ trên là
các trầm tích dày vài ngàn mét tuổi Oligocen – Miocen, phủ trên nữa là lớp phủ thềm lục
địa gồm các trầm tích tướng biển nông tuổi Pliocen – Đệ Tứ.
Vỏ trái đất thuộc khối này có dấu hiệu vát mỏng rõ rệt, được phản ánh qua cấu tạo
mặt Moho lồi lên với độ sâu cỡ 18km và kéo dài theo ph
ương đông bắc – tây nam.

+ Khối CTĐĐL Côn Sơn (T.II)
Có dạng dải hẹp kéo dài phương ĐB – TN, nằm kẹp giữa khối Bạch Hổ phía tây
bắc và khối ĐN Côn Sơn về phía đông nam, giới hạn tương ứng hai bên bởi đứt gãy Tây
Côn Sơn phía tây bắc và đứt gãy ĐN Côn Sơn về phía đông nam. Khối bị chặn lại bởi đứt
gãy kinh tuyến 109. Đặc trưng cơ bản củ
a khối là cấu tạo nâng móng trước Kainozoi,
đóng vai trò ngăn cách khối Bạch Hổ phía tây bắc và khối Đông Nam Côn Sơn ở phía
đông – đông nam cho đến Miocen giữa. Phủ trên móng nâng cao nhất là trầm tích Miocen
muộn – Đệ Tứ. Phía cực đông bắc của khối lộ đá bazan Pleistocen muộn (Đảo Phú Quý),
dọc theo cấu trúc đông bắc – tây nam của khối còn xuất hiện một số vòm họng núi lửa
hoạt động trẻ phía đ
ông bắc khối, gần đây nhất là phun trào bazan Đảo Tro 1923. Hoạt
động động đất dọc theo khối cấu trúc này khá rõ rệt với magnitude lớn hơn hoặc bằng 5
độ richter.

+Khối CTĐĐL ĐN Côn Sơn (T.III)
Trên bình đồ cấu trúc, khối ĐN Côn Sơn có dạng nêm vát nhọn về phía cực đông
bắc, giới hạn về phía đông bởi đứt gãy kinh tuyến 109, phía tây bắc bởi đứt gãy ĐN Côn
Sơn phươ
ng ĐB – TN. Khối cấu trúc ĐN Côn Sơn chiếm một phần phía tây bắc của bồn

trũng Kainozoi Nam Côn Sơn. Đặc trưng cơ bản của khối là móng trước Kainozoi bị
phân bậc và hạ thấp dần về phía đông – đông nam với mặt móng kết tinh thay đổi độ sâu
nhanh từ 2 km đến 8km, và bị phủ bởi lớp phủ trầm tích chủ yếu Miocen sớm – Đệ Tứ
dài vài ngàn mét.

c. Miền CT
ĐĐL Tây Biển Đông
Ranh giới phía tây của miền CTĐĐL là đứt gãy cấp 1 kinh tuyến 109 và đứt gãy
cấp 1 Hải Nam – Phú Khánh (phần kéo dài của đứt gãy Sông Hồng).
Đặc trưng cơ bản nhất của miền CTĐĐL là có cấu trúc vỏ chuyển tiếp + vỏ đại
dương và các cấu trúc vỏ lục địa sót Trường Sa – Reed Bank. Đặc trưng cơ bản thứ hai là
chế độ địa động lực tách giãn kiểu rift trong Kainozoi. Khu vự
c nghiên cứu chỉ chiếm

- 24 -
một phần nhỏ rìa tây của miền CTĐĐL này. Tài liệu hiện có đã ghi nhận nhiều trận động
đất có độ lớn và tần suất đáng kể và phân bố dọc theo phương kinh tuyến là chính. Trạng
thái địa động lực của miền này ở phần rìa tây miền cấu trúc tỏ ra tích cực nhất so với các
miền CTĐĐL nêu trên. Căn cứ vào đặc trưng cấu trúc và kiểu vỏ có thể chia miền c
ấu
trúc này thành hai khối cấu trúc: Khối Phú Khánh (TO.I.1) và Khối Nam Côn Sơn
(TO.I.2).
+ Khối CTĐĐL Phú Khánh (TO.I)
Khối CTĐĐL Phú Khánh tiếp giáp về phía tây với miền cấu trúc có vỏ lục địa
Kon Tum – Hà Tiên qua đứt gãy kinh tuyến cấp 1 Hải Nam – Phú Khánh, phía nam - tây
nam tiếp giáp với khối Nam Côn Sơn qua Shear Tuy Hòa (hoặc đứt gãy Nha Trang).
Trên bình đồ cấu trúc, khối CTĐĐL Phú Khánh chiếm trọn không gian của bồn
trũng kéo toạc Kainozoi Phú Khánh . Bồn trũng Kainozoi Phú Khánh kéo dài theo kinh
tuyến, bị ảnh hưởng mạnh củ
a lực kéo toạc do dịch chuyển trái của đứt gãy Hải Nam –

Phú Khánh trong Kainozoi. Lấp đầy bồn trũng có ảnh hưởng của kéo toạc là các trầm tích
lục nguyên sông hồ thuộc PHTĐĐ kiểu rift Kainozoi sớm. Phủ lên trên chúng là các trầm
tích lục nguyên thuộc PHTĐĐ sườn và chân sườn lục địa của rìa lục địa thụ động. Bề dày
của các thành tạo này thay đổi trong phạm vi lớn, từ vài trăm mét ở rìa đến hơn 10 000m
ở trung tâm. M
ặt móng kết tinh của khối cấu trúc này phân dị mạnh tạo hai lõm lớn sâu
tới 8-10km. Nâng trường trọng lực ở độ cao 20km, 30km, 50km đều phản ánh cấu trúc
kéo dài theo phương kinh tuyến. Mặt Moho lồi lên tạo dải nâng phương kinh tuyến với
độ sâu 22km. Mặt móng trước Kainozoi của khối bị phân dị mạnh mẽ tạo nhiều cấu trúc
nâng và hạ xen nhau song xu thế hạ thấp nhanh về phía đông.
+ Khối CTĐĐL Nam Côn Sơ
n (TO.II)
Khối CTĐĐL Nam Côn Sơn tiếp giáp về phía tây với miền CTĐĐL có vỏ chuyển
tiếp Cửu Long- Côn Sơn qua đứt gãy kinh tuyến 109, phía bắc giáp với khối Phú Khánh
qua Shear Tuy Hòa. Đặc trưng cơ bản của khối này chiếm hầu hết diện tích của bồn trũng
rift Kainozoi Nam Côn Sơn. Bồn rift Kainozoi sớm Nam Côn Sơn (Hình 1.1) tiếp giáp
với khối Đông Nam Côn Sơn qua đứt gãy Đông Côn Sơn, phía đông khối tiếp giáp với
kh
ối kiểu địa lũy Đá Lát – Chữ Thập, khối kiểu rift Vũng Mây (ngoài diện tích nghiên
cứu). Phía nam và tây nam khối kiểu rift Kainozoi Nam Côn Sơn là khối nâng Natuna và
khooie kiểu rift tây Natuna (ngoài vùng nghiên cứu). Phía nam khối có chiều rộng trên
400km và dần thót lại về phía ĐB (50km), khối kéo dài trên 100km theo hướng ĐB - TN.
Khối kiểu rift Kainozoi Nam Côn Sơn phát sinh và phát triển trên móng Tiền Cambri bị
hoạt hóa mạnh mẽ kiểu rìa lục địa tích cực Mesozoi muộn (J
3
-K).
Đặc trưng cơ bản của khối Nam Côn Sơn là móng trước Kainozoi bị vát mỏng,
căng giãn với mặt Moho lồi lên đạt độ sâu chỉ 18km (Cao Đình Triều, 2005), mặt móng
kết tinh phân dị phức tạp với độ sâu nhất gần 13km. Móng trước Kainozoi của khối bị
phân cắt mạnh tạo nên các địa hào – địa lũy xen nhau song xu thế thấp dần về phía đông.

Các thành tạo trầm tích Kainozoi phủ trên móng trước Kainzoi thuộc kh
ối này có
xu hướng phân dị môi trường trầm đọng từ Tây sang Đông; từ các tướng nguồn lục địa,
châu thổ ven bờ đến biển khơi và tương tự như thế từ phần dưới lên phần trên mặt cắt (Lê
Duy Bách, 2007).

1.2.3. Kiến tạo đứt gãy khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và kế
cận
1.2.3.1. Nguyên tắc phân cấp đứt gãy
Việc phân cấp đứt gãy chủ yếu theo vai trò khố
ng chế chi phối các đơn vị cấu trúc
– địa động lực dựa trên luận thuyết kiến tạo mảng:

×