Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

luận văn tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến quảng ngãi giai đoạn 2011 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 115 trang )

1











Luận văn


Tăng cường thu hút khách du lịch quốc
tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020
2

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi
tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã
hội phổ biến trên toàn thế giới, nó được xem như là một nhu cầu không thể thiếu
của con người và được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cuộc sống.
Nhận thức được xu thế trên, trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối: “Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn” [2].
Ngành du lịch Quảng Ngãi cùng với ngành du lịch của các tỉnh khác đã vẽ lên
một bức tranh khá sinh động và tươi sáng với nhiều cố gắng và thành quả góp phần
đáng kể vào sự nghiệp phát triển du lịch quốc tế chung của quốc gia. Đến với


Quảng Ngãi, chúng ta sẽ cảm nhận được cái nắng gió của vùng đất của miền Trung
với những bờ biển uốn lượn dài tuyệt đẹp và một chiều dài lịch sử lâu đời với các di
tích lịch sử khá nổi tiếng. Hình ảnh ấy đã thu hút không ít du khách phải một lần đặt
chân đến mảnh đất này. Vì thế mà lượng khách du lịch quốc tế đến đây ngày một
gia tăng. Năm 2010, tỉnh đã đón 26.325 lượt khách quốc tế, đóng góp gần 8% tổng
số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, doanh thu của ngành du
lịch tỉnh chỉ đạt 215 tỷ VND so với 25.305,1 tỷ VND của cả nước, con số trên chưa
thực sự tương xứng với số lượng khách du lịch [26], [19].
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng trên chính là khả năng thu hút khách
du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi còn chưa thật sự mạnh, kèm theo đó là khả năng
cung cấp dịch vụ còn nhiều hạn chế. Một mặt là do tình trạng cơ sở hạ tầng còn yếu
kém, thái độ nhân viên không chuyên nghiệp, tình trạng tranh giành khách vẫn còn
tiếp diễn,… Mặt khác, việc đầu tư của địa phương vào việc phát triển dịch vụ du
lịch nhằm tăng lượng khách đến Quảng Ngãi cũng chưa thực sự được quan tâm
đúng mức. Hiện nay, việc tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đã trở thành một
thách thức chung cho cả ngành du lịch Việt Nam trong đó có Quảng Ngãi. Bên cạnh
đó, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du
lịch Trần Chiến Thắng cũng đã phát biểu: “Về lâu dài, giải pháp then chốt để thu
3

hút khách du lịch vẫn là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch” [12]. Nhận thức được
tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ du lịch đối với ngành du lịch Việt Nam
nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, người viết đã mạnh dạn chọn đề tài khóa luận
tốt nghiệp là: “Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai
đoạn 2011 - 2020”.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Thông qua việc hệ thống hóa các điều kiện đảm bảo phát triển dịch vụ du lịch
quốc tế, phân tích thực trạng và khả năng phát triển du lịch quốc tế của tỉnh Quảng
Ngãi, khóa luận hướng đến việc đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút
khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020.

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, khóa luận đề ra 3 mục tiêu
- Thứ nhất, xây dựng luận cứ khoa học, thực tiễn và hệ thống hóa các điều
kiện để thu hút khách du lịch quốc tế của Quảng Ngãi
- Thứ hai, phân tích tổng quan tình hình du lịch quốc tế và thực trạng thu
hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 - 2010. Từ đó, đánh giá
chung về những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân.
- Thứ ba, phân tích xu hướng, mục tiêu phấn đấu, định hướng triển khai của
du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn
2011 - 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thu
hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi.
+ Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu khả năng thu hút khách du
lịch đến Quảng Ngãi đặt trong quan hệ đối sánh với các trọng điểm du lịch miền
Trung như Nha Trang, Đà Nẵng, Huế. Ngoài ra, còn tìm hiểu mở rộng kinh nghiệm
của một số quốc gia trên thế giới.
- Về thời gian:
4

 Phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi trong giai
đoạn từ năm 2001 đến 2010.
 Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng
Ngãi trong giai đoạn từ 2011 đến 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài, người viết sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, tổng hợp,
phân tích và so sánh các số liệu thứ cấp thu thập được. Từ đó đưa ra các kết quả
nghiên cứu và các giải pháp thích hợp. Các thông tin được trích dẫn từ nhiều nguồn
khác nhau như các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, Internet, các tạp chí

chuyên ngành và tài liệu từ các Sở, Ban, Ngành liên quan.
5. Kết cấu nội dung đề tài
Nhất quán với mục tiêu nghiên cứu, ngoài mở đầu, mục lục, kết luận chung và
danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được kết cấu thành 3 chương có trọng
tâm, trọng điểm. Khóa luận được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về du lịch quốc tế và sự cần thiệt phải tăng cường thu
hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2020.
- Chương 2: Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn
2001 - 2010.
- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút khách du
lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020.
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, người viết xin chân thành gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô giáo của Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở
II tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp những kiến thức bổ
ích làm nền tảng cho khóa luận. Người viết cũng xin cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ngãi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, Cục Thống kê tỉnh
Quảng Ngãi đã giúp đỡ trong việc cung cấp tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Trần Thị Phương Thủy đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Do những hạn chế nhất định về thời gian cũng như kiến thức, nên dù đã cố
gắng hết sức, khóa luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy, người viết rất
5

mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và những độc giả quan tâm
đến đề tài này để những giải pháp mà người viết nêu ra mang tính khả thi và hoàn
thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Đặng Cao Cường
6



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN
QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2020

I. Tổng quan về du lịch quốc tế
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Du lịch
Du lịch từ lâu đã trở thành một đề tài hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu. Tuy
nhiên, thật khó để tìm được một khái niệm thống nhất về du lịch, bởi khi tiếp cận
những cách thức và góc độ khác nhau, ta lại có những khái niệm khác nhau về du
lịch [5]:
- Tiếp cận trên góc độ người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú
tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu
khác nhau, với mục đích hòa bình và hữu nghị [5]. Nó vừa là cơ hội để du khách
tìm kiếm những kinh nghiệm sống mới vừa là một khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư
giãn sau những ngày tháng làm việc căng thẳng.
- Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức
các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của người đi
du lịch [5]. Du lịch được xem như là một cơ hội kinh doanh để tạo ra lợi nhuận.
- Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các
điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng để phục vụ du khách, thông qua đó tăng các
nguồn thu nhập từ các khoản thuế, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức
sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương [5].
- Tiếp cận trên góc độ của cộng đồng dân sở tại: Du lịch là một hiện tượng
kinh tế - xã hội, vừa đem lại cơ hội tìm hiểu văn hóa vừa giúp giải quyết vấn đề việc
làm tại địa phương [5].
Người viết xin đơn cử hai khái niệm tiêu biểu để có thể có một cái nhìn tổng
quát nhất về du lịch
7


Thứ nhất, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), một tổ chức quốc tế trực
thuộc Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến du lịch của
toàn thế giới, “Du lịch là đi đến một một nơi khác xa nơi thường trú, để giải trí, nghỉ
dưỡng trong thời gian rỗi. Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người
du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá, và tìm hiểu, trải nghiệm
hoặc trong mục đích nghỉ ngơi giải trí thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và
những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên
ngoài môi trường sống định cư, nhưng ngoại trừ những mục đích kiếm tiền. Du lịch
cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường khác hẳn nơi định cư” [5].
Thứ hai, theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành năm 2005: “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định” [24].
1.2. Du lịch quốc tế
Theo nhận định của tác giả Trần Văn Thông trong cuốn tổng quan du lịch về
Du lịch quốc tế: Du lịch quốc tế có thể hiểu là sự dịch chuyển và lưu trú tạm thời
của con người trong thời gian nhàn rỗi ở một quốc gia khác bên ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm mục đích tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, chữa bệnh,
qua đó phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao nhận thức và phát triển thể chất.
Việc tiêu thụ các giá trị tự nhiên, kinh tế và văn hóa thông qua nghiên cứu, hoặc
những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch có một cái nhìn khái quát nhất về du
lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng.
Từ những nghiên cứu trên, theo người viết, du lịch quốc tế là việc đến một
quốc gia khác nơi thường trú của mình trong thời gian nhàn rỗi, nhằm mục đích giải
trí, nghĩ ngơi, nâng cao nhận thức và phát triển thể chất; qua đó thông qua tinh thần
hữu nghị quốc tế. Du lịch quốc tế bao gồm tất cả các hoạt động của khách DLQT
thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm du lịch
1.3. Khách du lịch quốc tế
Có khá nhiều khái niệm về khách du lịch quốc tế:

8

- Khái niệm của Liên hiệp các quốc gia (League of Nations): Năm 1937, Liên
hiệp các quốc gia đưa ra khái niệm về “khách du lịch nước ngoài ”: “khách du lịch
nước ngoài là bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên
của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ” [6].
- Khái niệm về khách du lịch được chấp thuận tại Hội nghị tại Rôma (Ý) do
Liên hiệp quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế năm 1963:
“Khách du lịch quốc tế” là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư
trú thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24 giờ” [6].
- Khái niệm của Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989: “Khách du
lịch quốc tế” là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan,
nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người
khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó
khách trở về nơi ở thường xuyên của mình” [6].
- Tại khoản 3, điều 34, Chương V, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, “khách
du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt
Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra
nước ngoài du lịch” [24].
Khách du lịch quốc tế sẽ không bao gồm những người sau:
 Những người qua lại biên giới thường xuyên, bao gồm cả những người khách
đi cùng với họ;
 Những người sống gần biên giới nhưng làm việc ở nước bên kia biên giới;
 Những quan chức ngoại giao, lãnh sự và thành viên các lực lượng vũ trang
được phân công đến một nước khác, bao gồm cả tùy tùng và những người đi
cùng;
 Những người tị nạn hoặc sống du mục;
 Những người quá cảnh không chính thức nhập cư vào một nước, chẳng hạn
những hành khách máy bay chỉ ở trong phòng chờ chuyển tiếp trong một thời
gian ngắn, hoặc những hành khách tàu thủy không được phép lên bờ, bao gồm

cả những người được chuyển tải trực tiếp từ sân bay đến các địa điểm khác. [33]
9

2. Đặc điểm du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế mang những đặc điểm chung của du lịch, cộng thêm với yếu tố
quốc tế. Các đặc điểm của du lịch quốc tế như sau:
Thứ nhất, du lịch quốc tế có tính nhạy cảm, gồm nhiều bộ phận cấu thành nên
trong quá trình cung cấp dịch vụ đối với du khách, nhà cung ứng cần bố trí chính
xác về thời gian, có kế hoạch chu đáo chi tiết về nội dung các hoạt động, cần phải
kết hợp một cách hữu cơ, chặt chẽ giữa các khâu.
Thứ hai, du lịch quốc tế mang tính đa ngành cao. Tính đa ngành được thể hiện
qua đối tượng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch như sự hấp dẫn về cảnh quan
tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. Du lịch
quốc tế sẽ không thể phát triển nếu không có sự trợ giúp của các ngành kinh tế - xã
hội khác như bảo hiểm, y tế, giao thông vận tải. Ngược lại, du lịch quốc tế cũng
mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm,
dịch vụ cho khách du lịch.
Thứ ba, du lịch quốc tế mang tính đa thành phần. Thành phần tham gia trong
hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế gồm: khách du lịch, những người quản lý và
phục vụ du lịch, cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội. Do đặc tính đa thành phần
trên đây mà có nhiều loại hình du lịch và dịch vụ ra đời, đáp ứng nhu cầu đa dạng
của du khách.
Thứ tư, du lịch quốc tế có tính thời vụ do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên,
thời tiết khí hậu đặc trưng tại các điểm du lịch, điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất
lớn đối với sự hình thành tính thời vụ du lịch. Ngoài ra, tính thời vụ du lịch còn có
liên quan mật thiết đến việc sắp xếp ngày nghỉ của nhân viên, các kỳ nghỉ của học
sinh, sinh viên, sự bố trí này có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động du lịch.
Thứ năm, du lịch quốc tế mang tính liên vùng, biểu hiện thông qua các tuyến
du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia, hay
giữa các quốc gia với nhau. Mỗi điểm du lịch đều có những đặc điểm độc đáo, hấp

dẫn riêng song nó không thể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của
khu vực và quốc gia. Hoạt động du lịch quốc tế của một vùng, một quốc gia khó có
10

thể phát triển nếu không có sự liên kết các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi quốc
gia và toàn thế giới.
Thứ sáu, du lịch quốc tế mang tính chi phí và tính tổng hợp cao. Mục đích của
các du khách là hưởng thụ các sản phẩm du lịch, do vậy họ sẵn sàng chi trả những
khoản chi phí cho chuyến đi của mình về các khoản dịch vụ như: ngủ nghỉ, ăn uống,
đi lại và nhiều khoản chi phí khác nhằm thực hiện mục đích đi chơi, giải trí, tham
quan. Về tính tổng hợp, sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp được biểu hiện bằng
nhiều loại dịch vụ. Phạm vi hoạt động của ngành kinh tế, du lịch bao gồm: khách
sạn, giao thông và các cửa hàng bán đồ lưu niệm. Ngoài ra, còn có bộ phận sản xuất
tư liệu phi vật chất như văn hóa, giáo dục, tôn giáo, hải quan, tài chính, bưu điện.
3. Các xu hướng du lịch quốc tế phổ biến hiện nay
Một số xu hướng du lịch quốc tế phổ biến trên thế giới được khách du lịch ưa
thích, chẳng hạn như:
4S: SEA + SUN+ SAND +SHOP: bao gồm tắm biển, phơi nắng, đi dạo bãi
biển và mua sắm.
3F: FLOWRE +FAUNA + FOLKLORE: bao gồm đi xem các động vật quí
hiếm, thực vật quí hiếm và tìm hiểu văn hóa dân gian đặc sắc.
3S: SIGHTSEEING + SPORT + SHOPPING: bao gồm đi chiêm ngưỡng và
thưởng thức các cảnh đẹp, tham gia các môn thể thao mạo hiểm, và đi dạo phố kết
hợp mua sắm.
5H: HOSPITALITY + HONESTY + HERITAGE + HISTORY + HEROIC:
khách du lịch thường tìm đến các địa điểm du lịch mà ở đó người hiếu khách, chân
thật, có nhiều di sản, bề dày lịch sử và truyền thống anh hùng để tìm hiểu.
Ngoài ra còn có loại hình du lịch đã phổ biến trên thế giới nhưng chưa phát
triển ở nước ta như:
Du lịch thời trang thường được tổ chức ở Paris hay Milan.

Hình thức điện ảnh đi trước du lịch theo sau: ví dụ như thăm trường quay, rạp
chiếu phim công nghệ cao, gặp gỡ thần tượng điện ảnh…tại Hollywood. [22]
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch quốc tế
Thứ nhất là tính thời vụ đến hoạt động du lịch
11

Đối với du khách, tính thời vụ làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp
với thời gian tự chọn theo ý muốn. Vào mùa du lịch chính, du khách tập trung quá
đông tại các điểm du lịch, vùng du lịch làm giảm chất lượng phục vụ cho du khách.
Tác động của tính thời vụ vào hoạt động du lịch là rất lớn, như với mùa hè du lịch
cửa lò, sầm sơn, các du lịch bãi biển rất phát triển, khách đông, nhưng đến 3 mùa
còn lại thì rất vắng khách. Nhưng ngược lại, với khách quốc tế đến Việt Nam thì
mùa đông lại là mùa đông khách nhất, các điểm đến cho mùa đông như Ha long,
Sapa,
Thứ hai là ăn uống nghỉ ngơi
Việc tìm kiếm nơi ăn nghỉ là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người. Vì thế các
dịch vụ ăn uồng và nghỉ ngơi là trọng tâm, là nhu cầu thiết yếu so với các nhu cầu
khác của khách. Trên thế giới, 40% lượng tiền du khách chi tiêu là dành cho chỗ ở.
Ở Việt Nam cũng như các nơi khác, ngành khách sạn rất quan trọng vì nó chiếm
một phần lớn doanh thu của ngành du lịch. Nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam
đã đánh giá “Việt Nam là thiên đường ẩm thực” với những món ăn đặc sắc, hương
vị thơm ngon không thể quên ở mỗi điểm đến. Đến Hà Nội không du khách nào có
thể quên hương vị của phở, bún riêu cua, bún ốc, xôi gà, chả cá Lã Vọng, bánh tôm
hồ Tây, bánh cốm, các món nem cuốn. Ẩm thực miền Trung hấp dẫn du khách bởi
các món bánh, món chè xứ Huế, mỳ Quảng, cao lầu…; còn vùng đất Nam Bộ lại
đặc trưng bởi các món lẩu, nướng từ thủy, hải sản với các loại cây trái sẵn có.
Người dân Việt Nam đã không còn xa lạ với hình ảnh những người nước ngoài ngồi
vỉa hè cầm đũa chỉ để thưởng thức một bát phở sáng hay bát bún ốc nóng khói nơi
góc phố quen thuộc. Một số nhà nghiên cứu ẩm thực Việt Nam và nước ngoài đã
nhận xét, các món ăn Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách bởi nguyên liệu chủ

yếu là các loại rau, củ,quả, hạt, thủy, hải sản, không quá nhiều thịt như món Âu, ít
dầu mỡ hơn các món Trung Quốc, ít cay hơn đồ ăn Thái Lan.
Thứ ba là quảng cáo xúc tiến
Để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì giải pháp chủ yếu là tăng
cường công tác quảng bá, xúc tiến. Từ nay đến cuối năm 2008, ngành du lịch sẽ chi
khoảng 16 tỷ đồng để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên các phương tiện
12

truyền thông quốc tế như CNN, Discovery cũng như các đài truyền hình ở các thị
trường trọng điểm của du lịch Việt Nam như kênh KBS - Hàn Quốc, NHK - Nhật
Bản; các kênh truyền hình các tỉnh gần Việt Nam của Trung Quốc như Quảng
Đông, Quảng Tây, Vân Nam; trên các báo Singapore, Malayxia, Thái Lan,
Campuchia; mời các đoàn khảo sát du lịch quốc tế đến viết bài về du lịch Việt Nam.
Phối hợp chặt chẽ với ngành hàng không, ngoại giao, giao thông vận tải đẩy mạnh
tuyên truyền, xúc tiến quảng bá cho du lịch Việt Nam như quảng bá cho năm du
lịch Cần Thơ 2008.
Thứ tư là chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho
từng đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch Việt Nam nói chung.
Sự khẳng định thương hiệu của từng doanh nghiệp du lịch thể hiện ở việc tôn trọng
khách hàng, luôn luôn cho ra đời nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đội ngũ
làm công tác dịch vụ du lịch, tiết kiệm chi tiêu và những khâu trung gian không cần
thiết khác. Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương
hiệu cho các đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch nói chung.
Nhưng chất lượng dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua là khâu
yếu kém nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Chính vì thế, về lâu
dài, giải pháp then chốt để thu hút khách du lịch vẫn là nâng cao chất lượng dịch vụ
du lịch. Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hoá, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá chất
lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Tăng cường lực lượng lao động lành nghề,
chuyên nghiệp; thực hiện tốt qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, mở chiến dịch

làm sạch môi trường tại các điểm du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển
khách du lịch theo hướng văn minh, lịch sự, hiện đại, đảm bảo tiện nghi
II. Tiềm năng phát triển du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Ngãi là tỉnh cực Nam của vùng du lịch Bắc Trung Bộ nằm trong
khoảng từ 14
0
32’40”B – 15
0
25’B vĩ độ Bắc và từ 108
0
06’Đ – 109
0
04’35”Đ kinh độ
Đông; có diện tích tự nhiên 5.131,51 km
2
. Về phía Bắc, Quảng Ngãi giáp tỉnh
13

Quảng Nam, phía Nam giáp Bình Định, phía Tây giáp Kon Tum và phía Đông giáp
biển Đông. Quảng Ngãi có đường bờ biển dài khoảng 130 km và một số đảo nhỏ
ngoài khơi, trong đó đáng kể nhất là đảo Lý Sơn (có diện tích khoảng 9,97 km
2
).
Địa hình Quảng Ngãi tương đối phức tạp, mang đặc trưng đại hình của các tỉnh
duyên hải miền trung là thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi,
đồng bằng ven biển và hải đảo. Phần Tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường
Sơn Nam, tiếp theo là các đồi và núi thấp. Vùng rừng núi này chiếm tới hơn 2/3
diện tích toàn tỉnh, là địa hình chiến lược quan trọng của tỉnh, nơi hình thành nhiều

căn cứ địa vững chắc gắn liền với lịch sử đấu tranh chống áp bức, chống ngoại xâm
của Quảng Ngãi. Đây là kho tài nguyên phong phú về lâm thổ sản với nhiều loại gỗ
quý, nhiều loại cây nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp…Tiếp giáp với vùng rừng
núi là vùng trung du. Vùng địa hình này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích
toàn tỉnh (khoảng 0.3%). Vùng Đồng bằng ven biển thuộc Quảng Ngãi là đồng bằng
hẹp với tổng diện tích khoảng 1.200 km
2
, được hình thành một phần bởi nguốn đất
đồi phân hóa, một phần do phù sa của các con sông chảy qua địa phận tỉnh như song
Trà Khúc, Trà Bồng, Trà Châu, sông Vệ bồi đắp. Bờ biển Quảng Ngãi có chiều dài
130 km bị chia cắt thành nhiều đoạn bởi các mũi như Nam Châm, Ba Làng An, Sa
Huỳnh, Kim Bồng.
Quảng Ngãi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với khí hậu chia thành hai mùa
là mùa ít mưa và mùa mưa. Vì Quảng NGãi nằm trong vùng khí hậu Trung Trung
Bộ nên có nền nhiệt khá cao với biên độ dao động nhiệt nằm khoảng7
0
C – 8
0
C.
Nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 26
0
C và giảm xuống ở vùng núi còn 23
0
C - 24
0
C
ở độ cao 400m - 500m và chỉ còn 21
0
C – 23
0

C ở độ cao 1000m.
1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Quảng Ngãi là sự hòa hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi, ghềnh thác
cùng nhiều di tích, kiến trúc cổ: di chỉ văn hoá Sa Huỳnh, chùa Thiên Ấn, thành cổ
Châu Sa, chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Đám Toái… và với nhiều danh lam thắng
cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và hữu tình như: Thiên Ấn niêm hà, Cổ Lũy Cô thôn….
Quảng Ngãi còn được nhắc đến với các bãi biển sạch, đẹp và giá trị để phát triển
thành khu du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn như Mỹ Khê (Sơn Tịnh), Sa Huỳnh (Đức
14

Phổ), Khe Hai- Dung Quất (Bình Sơn), Minh Tân, Đức Minh, Tân Định (Mộ Đức)
[44]. Với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, tài nguyên du lịch Quảng Ngãi
được chia theo 2 vùng sau.
Thứ nhất là tài nguyên du lịch vùng đồi núi và trung du, với diện tích vùng đồi
núi và trung du khá lớn (chiếm 2/3 tổng diện tích toàn tỉnh) tài nguyên du lịch vùng
đồi núi của tỉnh Quảng Ngãi khá phong phú: khu du lịch văn hóa sinh thái Trà Bồng
(núi Cà Đam), khu bảo tồn tự nhiên khu vực Ba Tơ, hệ thống các thác nước như
Thác Trắng, Thác nước Trịnh, cảnh quan các sông , hồ nước, các thắng cảnh như
núi Thiên Ấn, núi Long Đầu. Núi Thiên Ấn thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn
Tịnh, nằm cách cầu Trà Khúc khoảng 2km về phía Đông với độ cao chỉ hơn 100m
nhưng có hình thù rất độc đáo. Đứng từ vị trí nào nhìn núi cũng có hình thang cân,
đường lên núi quanh co với phong cảnh hai bên hữu tình. Trên đỉnh núi bằng phẳng
có một ngôi chùa cổ được bao bọc bởi những cây cổ thụ xanh tốt. Thiên Ấn được
xem là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi và chùa Thiên Ấn trên đỉnh núi được
xem là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của cả Miền Trung [10].
Thứ hai là tài nguyên du lịch ở vùng biển và hải đảo, với đường bờ biển dài
gần 130km, tài nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi khá phong phú và
hấp dẫn với các bãi biển đẹp, các cảnh quan bờ biển kỳ thú và hấp dẫn du khách,
các hòn đảo thanh bình và còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, trong lành. Trong số các tài
nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi, đáng kể nhất là bờ biển Sa Huỳnh,

bờ biển Mỹ Khuê, đảo Lý Sơn [10]. Vùng bờ biển Sa Huỳnh nằm ở cực nam của
tỉnh, thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Trên bờ biển Sa Huỳnh có nhánh núi
Trường Sơn chạy áp sát biển tạo thành những ghành đá rất đẹp. Cũng chính vì vậy
địa hình Sa Huỳnh rất đa dạng với những ngọn núi màu xanh nhiều cung bậc, với
những động cát vàng rực,…Sa Huỳnh còn có Hòn Me, Hòn Khỉ, Động cát Ma
Vương chứa đựng di chỉ văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng. Bờ biển Mỹ Khuê dài trên
10km với ba cảnh quan độc đáo và hấp dẫn là Cổ Lũy Cô Thôn, Thạch Cơ Điếu
Tẩu và An Hải Sa Bàn. Bờ biển Sa Kỳ - Cổ Lũy có hình cong lưỡi liềm với bãi cát
vàng sạch sẽ, rặng phi lao xanh mát, không khí trong lành là nơi thuận lợi cho hoạt
động nghỉ dưỡng và tắm biển. Đảo Lý Sơn là đảo lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi(-
15

đảo lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi-) với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, không khí
trong lành, cảnh quan đẹp mắt là địa chỉ du lịch lý tưởng đối với những du khách ưa
khám phá.
Nhìn chung, tài nguyên du lịch thiên nhiên của Quảng Ngãi khá phong phú và
đa dạng, nếu được đầu tư khai thác một cách hợp lý thì đây sẽ là nguồn tài nguyên
mang lại lợi ích cho không chỉ nền kinh tế mà còn góp phần thỏa mãn nhu cầu du
lịch của nhân dân trong tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung.( sẽ mang
lại lợi ích không nhỏ cho nền Ktế cũng như…)
2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch
2.1. Điều kiện kinh tế xã hội
Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tính trên đầu
người của Quảng Ngãi tăng mạnh nhờ vào nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhìn chung
cao hơn so với mức bình quân của cả nước và các tỉnh trong khu vực. Chỉ tiêu tăng
trưởng GDP 2010 của Quảng Ngãi đạt 14,9% so với năm trước. Năm 2010, Quảng
Ngãi xếp vị trí thứ 7 trong top 10 tỉnh nộp ngân sách cao nhất cả nước.
Mặc dù có những bước phát triển kinh tế nhất định, song nói chung mức sống
dân cư còn thấp. Đặc biệt là trong những vùng thường xuyên gặp thiên tai và những
vùng núi xa xôi.

Về điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng có nhiều tiến bộ.
một trong các chỉ tiêu cho thấy sự phát triển chính là chỉ số gia tăng của các bưu
điện cơ sở. Đến nay, 100% các huyện thị đều đã được trang bị tổng đài điện thoại.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hóa vật chất cũng như tinh
thần do bàn tay và khối óc của người dân Quảng Ngãi sáng tạo ra trong suốt chiều
dài lịch sử của mình. Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử văn hóa,
kiến trúc nghệ thuật, những sản phẩm thủ công và các nghề thủ công truyền thống,
những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội, ẩm thực…đều là
những nguồn tài nguyên quan trọng cần được nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm
du lịch độc đáo mang bản sắc riêng của Quảng Ngãi nhằm thu hút khách du lịch,
16

đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Tài nguyên du lịch nhân văn Quảng Ngãi bao
gồm:
Thứ nhất là di tích văn hóa – lịch sử. Quảng Ngãi là một tỉnh có bề dày phát
triển lịch sử khá lâu đời, do vậy đã để lại nhiều di tích lịch sử quý giá. Tính đến nay
toàn tỉnh đã có 23 di tích được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng, hơn 100 di tích
khác đã được đưa vào danh mục các di tích đề nghị được xếp hạng. Các di tích này
được chia thành các nhóm di tích khác nhau.
Đầu tiên, phải kể đến là nhóm di tích khảo cổ học, tiêu biểu là nhóm di tích
văn hóa Sa Huỳnh. Nhóm di tích này phân bố tại các địa phương Long Thạnh,
thuộc huyện Đức phổ, Bình Châu và Sa Huỳnh. Đây là nền văn hóa khá đặc sắc đã
cho thấy vào buổi đầu công nguyên chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến
trình độ phát triển cao trong khu vực. Đặc biệt là đồ gốm Sa Huỳnh với những trang
trí lắc đen, trắng trên nền đỏ và những hoa văn sông nước rất độc đáo và tinh tế có
giá trị cao không những đối với khoa học, mà còn thu hút sự quan tâm của du
khách.
Tiếp theo, đó là nhóm di tích cách mạng, tiêu biểu phải kể đến là khu di tích về
cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, khu di tích núi Cà Đam thuộc huyện Trà Bồng, cách thành

phố khoảng 50km về hướng tây bắc; di tích địa dạo Đám Toái (huyện Bình Sơn,
bán đảo ba Làng An); di tích chiến thắng Ba Gia; di tích chiến thắng Vạn Tường
thuộc huyện Sơn Tịnh. Đặc biệt, khu chứng tích Sơn Mỹ (thuộc xã tịnh Khuê), là
nơi 504 đồng bào ta bị giặc Mỹ sát hại ngày 16/03/1968 – một vụ thảm sát đẫm máu
gây chấn động cả thế giới ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ quân Mỹ chiếm
đóng miền Nam Việt Nam. Khu chứng tích Sơn Mỹ đã được Bộ Văn hóa – Thông
tin công nhận và là di tích lịch sử cách mạng quốc gia. Hiện nay tại đây có một
tượng đài và một nhà chứng tích trưng bày một số hiện vật và hình ảnh về những tội
ác của giặc Mỹ đối với đồng bào ta ở đây trong ngày 16/ 03/1986.
Nhóm các di tích kiến trúc phải kể đến là Chùa Thiên Ấn và chùa Ông. Chùa
Thiên Ấn lúc đầu mới chỉ là một am nhỏ do Tổ sư Pháp Hóa, chùa được xây dựng
trên đỉnh núi Thiên Ấn (Sơn Tịnh), trước mặt là sông Trà Khúc, dưới chân núi phía
tây là dãy Long Đầu, xung quanh chùa có nhiều cây xanh, khung cảnh đẹp, đặc biệt
17

chùa có 2 di vật giá trị là chuông đồng cao 2m được gọi là “Chuông Thần” và giếng
nước sâu 15m được gọi là giếng Phật. Năm 1947 khi cụ Huỳnh Thúc Kháng quyền
chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam) về công tác tại Quảng Ngãi và cụ mất tại Quảng Ngãi. Nhân dân ngưỡng
mộ đưa Cụ an táng tại đỉnh núi Thiên Ấn (cách chùa Thiên Ấn 200m). Chùa Thiên
Ấn không chỉ là niềm tự hào của Quảng Ngãi, mà còn nổi tiếng khắp miền Trung.
Nhóm danh thắng có những cảnh đẹp, trong đó đáng chú ý là 12 cảnh đẹp đã
được Nguyễn Chu Trinh làm thơ tặng. Đó là các địa danh: Thiên Ấn Niêm Hà,
Long Đầu Hí Thủy, La Hà Thạch Trận, Liên Trì Dục Nguyệt, Hà Nhai Vãng Độ,
Cỗ Lũy Cổ Thôn, bãi biển Sa Huỳnh…
Thứ hai là nghề thủ công truyền thống. Một trong những nguồn tài nguyên du
lịch nhân văn quan trọng là các nghề và làng nghề thủ công truyền thống. Ở Quảng
Ngãi cũng có một số nghề thủ công tiêu biểu có thể khai thác phục vụ như: nghề
làm đường phổi, đường phèn, kẹo gương ở Tư Nghĩa, nghề làm gốm ở Mỹ Thiện
(Bình Sơn), Đại Lộc (Sơn Tịnh), Bồ Đề (Tư Nghĩa), Nghề đúc đồng ở làng Chú

Tượng huyện Mộ Đức - nơi đây đã đúc cho chùa Thiên Ấn chiếc “Chuông Thần”
vào thế kỷ 18
Thứ ba là Văn hóa dân gian. Quảng Ngãi có một số lễ hội tiêu biểu là lễ hội
Cầu Ngư hay còn gọi là lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Đua Thuyền Tứ Linh rất đặc sắc
và đông đảo nhân dân tham gia vào các dịp tết nguyên đám.
Thứ tư là các món ăn đặc sản. Ở Quảng Ngãi có những đặc sản biển phong
phú và là xứ sở của mía đường. Có những món ăn bình dị nhưng độc đáo, đậm đà
bản sắc quê hương như mắm nhum (loài nhuyễn thể biển) có vị ngọt đặc biệt dung
chung với các loại rau sống hay có thể ăn với bún hoặc thịt luộc… Đặc biệt, Quảng
Ngãi là quê hương của đường phèn, đường phổi và kẹo gương rất nổi tiếng.
III. Sự cần thiết phải phải tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến
Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020
1. Vị trí của du lịch quốc tế Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển du lịch
quốc tế cả nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
18

Thứ nhất, vị trí của du lịch quốc tế Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển du
lịch quốc tế cả nước
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, Quảng Ngãi nằm trong
không gian vùng du lịch Bắc Trung Bộ với những tiềm năng và lợi thế hết sức quan
trọng.
Trước hết Quảng Ngãi có vị trí địa lý rất thuận lợi. Nằm trên trục đường giao
thông chính nối từ Bắc vào nam, có đường quốc lộ và đường sắt xuyên Việt chạy
qua, có cảng nước sâu Dung Quất cùng với hệ thống đường ngang và đường thủy
nối Quảng Ngãi với các tỉnh và các địa phương trong cả nước, là điều kiện quan
trọng để phát triển du lịch.
Bên cạnh sự thuận tiện về hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, Quảng Ngãi
còn có tiềm năng du lịch phong phú, đặc biệt là tiềm năng rất lớn để phát triển du
lịch biển với bãi biển Mỹ Khuê, Sa Huỳnh nổi tiếng trong cả nước và những nguồn
tài nguyên nhân văn phong phú, hấp dẫn, tiêu biểu là các di tích văn hóa, lịch sử

như Sa Huỳnh, Chăm Pa, các di tích chiến tranh Sơn Mỹ…Ngoài ra bên cạnh
Quảng Ngãi là những điểm du lịch nổi tiếng như đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ
Sơn ở phía Bắc, Bình Định Tây Sơn với hệ thống Tháp Chàm ở Phía Nam đã đặt
Quảng Ngãi vào một không gian du lịch hấp dẫn. Chính vì vậy, Quảng Ngãi được
coi là một trong những điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt của cả
nước
Và Quảng Ngãi còn nằm trong khu vực phát triển của hành lang Đông Tây –
một dải hành lang chiến lược nối miền trung với các nước Lào, Thái Lan và
Myanmar. Tất cả những điều kiện trên đã cho thấy vị trí quan trọng của Quảng Ngãi
trong hệ thống các tuyến điểm du lịch của miền trung và có tầm quan trọng trong
chiến lược đối với ngành du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập khu vực.
Thứ hai, vị trí của du lịch quốc tế Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của Quảng Ngãi
Theo số liệu Cục thống kê Quảng Ngãi, mặc dù tỷ phần của kinh tế dịch vụ
Quảng Ngãi chỉ chiếm khoảng trên dưới 20%, trong đó tỷ lệ này của cả nước là trên
40% nhưng dịch vụ vẫn là ngành có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của mình
19

Trong thời gian qua du lịch Quảng Ngãi cũng đã có những bước phát triển
nhất định. Nếu năm 2001 tổng doanh thu du lịch đạt 45,6 tỷ đồng, thì đến năm 2005
doanh thu đã đạt 74,6 tỷ đồng và năm 2010 đạt trên 215 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà
nước từ 4,8 tỷ đồng năm 2001 đến năm 2005 đã đạt xấp xỉ 7 tỷ đồng, năm 2010 đạt
trên 10 tỷ đồng. Như vậy tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu đạt khoảng 23%/năm, nộp
ngân sách tăng gấp nhiều lần. Đây là tốc độ tăng trưởng cao, mặc dù giá trị tuyệt đối
còn thấp. Sự đóng góp của du lịch nói riêng và của các ngành du lịch nói chung còn
chưa đáng kể. Điều đó được thể hiện trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
trong thời gian qua.
Tuy nhiên trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ngãi, Ủy
Ban Nhân Dân tỉnh đã quyết định chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ
trọng ngành nông – lâm – thủy sản và tăng tỷ trọng kinh tế dịch vụ và công nghiệp

xây dựng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh phải được xây dựng trên cơ sở lợi thế so sánh của
tỉnh. Quảng Ngãi có bờ biển dài hơn 130km, rất thuận lợi cho việc phát triển ngành
đánh bắt hải sản, vận tải biển, cơ khí sửa chữa và đóng tàu biển, nhưng cũng có
nhiều điều kiện để phát triển du lịch biển
Đặc biệt trong bối cảnh Quảng Ngãi đang trở thành một điểm nóng trong phát
triển các ngành kinh tế quan trọng của đất nước, việc tận dụng cơ hội phát triển du
lịch và các ngành dịch vụ có thể đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách, góp
phần giải quyết những vấn đề xã hội như việc làm, xóa đói giảm nghèo
2. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi
giai đoạn 2011-2020
Đóng góp trực tiếp của du lịch Việt Nam năm 2010 vào GDP là 73.800 tỷ
đồng (tương đương gần 4 tỷ USD), chiếm 3,9% GDP; lao động trực tiếp tham gia
vào lĩnh vực du lịch là 1.397.000 người, khoảng 3% tổng số lao động toàn quốc.
Ngành du lịch đóng góp gián tiếp tới hơn 231.200 tỷ đồng vào GDP (tương đương
12,5 tỷ USD), khoảng 12,4% GDP; có 4.539.000 người hoạt động gián tiếp trong
lĩnh vực du lịch, chiếm 9,9% tổng lao động toàn quốc [32]. Năm 2009, dịch vụ du
lịch đã mang đến cho Việt Nam 3.050 triệu USD, chiếm hơn 52% kim ngạch xuất
khẩu dịch vụ của Việt Nam năm 2009 [33]. Hơn nữa, dịch vụ du lịch còn góp phần
20

giải quyết khoảng 1.035.000 lao động [1]. Số liệu một phần nào cho thấy sự cần
thiết của việc phát triển dịch vụ du lịch ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Ngãi nói
riêng. Sự cần thiết đó thể hiện thông qua sự đóng góp của việc phát triển dịch vụ du
lịch về mặt kinh tế cũng như xã hội.
2.1. Về kinh tế
Thứ nhất là khai thác tiềm năng du lịch quốc tế, hỗ trợ phát triển du lịch
quốc tế. Tiềm năng sẽ vẫn mãi là tiềm năng nếu như nó không được đánh thức,
không được khai thác đúng cách. Những gì ta thấy ở Quảng Ngãi chỉ là những bờ
biển dài với phong cảnh hữu tình, những dòng sông hiền hòa, những ngôi chùa cổ
kính… đó chỉ là viên kim cương thô chưa được gọt giũa một cách cẩn thận, chưa

được biết đến. Thông qua việc chương trình cải thiện dịch vụ du lịch và tăng cường
thu hút khách du lịch, chúng sẽ trở nên những viên kim cương vô giá được nhiều
người biết đến. Nếu có những chương trình hợp lý, trong một tương lai gần, chúng
ta sẽ thấy đằng sau những bờ biển dài vẫn phong cảnh hữu tình ấy là những chuyến
du lịch nghĩ dưỡng đầy hấp dẫn, còn đằng sau những con sông hiền hòa, những ngôi
chùa cổ kính ấy là những chuyến thưởng ngoạn cảnh vật trên sông và cơ hội đắm
mình cùng chốn linh thiên,… Đó chính là cách để tăng cường thu hút khách du lịch
và phát triển dịch vụ du lịch giúp đánh thức vẻ đẹp của cảnh vật quê hương.
Thứ hai là nâng cao giá trị dịch vụ du lịch, góp phần tăng thu ngoại tệ.
Những tiềm năng phát triển du lịch ở Quảng Ngãi là điều hiển nhiên không ai có thể
bác bỏ được, tuy nhiên những giá trị mang về từ du lịch thật sự chưa tương xứng
với tiềm năng của tỉnh. Một trong những lý do đó là vấn đề trong việc thu hút khách
du lịch, tiếp sau đó là chất lượng dịch vụ cung cấp. Hai vấn đề này có một mối quan
hệ thân thiết với nhau, một dịch vụ tốt có chất lượng sẽ thu hút được nhiều khách du
lịch nhưng phải có một số lượng khách nhất định để có thể duy trì nó được. Dịch vụ
cung cấp có chất lượng và phong phú hơn thì số tiền chi tiêu của du khách mới cao
hơn. Hiện nay, du khách đến Quảng Ngãi sẽ không thể nào tiêu được “nhiều tiền”
bởi vì có quá ít những dịch vụ cung cấp hay nếu có đi chăng nữa thì cũng quá sơ sài
và không đáp ứng yêu cầu của du khách, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài.
21

Thứ ba là góp phần phát triển hoạt động du lịch quốc tế một cách đồng bộ
và toàn diện hơn. Hiện nay, hoạt động thu hút khách du lịch còn quá yếu, thêm vào
đó dịch vụ cung cấp không tốt không đồng nhất, có thể gây những ấn tượng xấu
trong lòng du khách. Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch còn khá yếu kém chưa đáp ứng
được ở mức cao của du khách quốc tế. Vấn đề được đặt ra đó là làm sao để có thể
phát triển tất cả các thành phần dịch vụ du lịch một cách đồng bộ để mang đến chất
lượng hoạt động du lịch một cách toàn diện nhất. Hơn nữa, việc cung cấp các dịch
vụ phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thì sẽ là một cách để giữ chân khách du lịch.
2.2. Về xã hội

Thứ nhất, mở rộng giáo dục đào tạo, tạo việc làm cho lao động trong
ngành du lịch, góp phần giảm tệ nạn xã hội. Quảng Ngãi là một tỉnh dựa vào nền
kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, với vựa lúa và những sản phẩm nông nghiệp khác.
Vì thế, người dân Quảng Ngãi chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, đời sống nhân
dân vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Thêm vào đó quá trình
đô thị hóa đã khiến nhiều lao động trẻ di chuyển từ nông thôn đến thành thị nhưng
vẫn thất nghiệp. Việc phát triển dịch vụ du lịch nhằm tăng cường thu hút khách du
lịch là cơ hội để những người thất nghiệp có cơ hội tìm được những việc làm . Vì
vậy, việc phát triển dịch vụ du lịch giúp tạo nhiều việc làm cho người dân. Thông
qua đó, nó giúp mang đến cho người dân trong địa phương một nguồn thu nhập
đáng kể. Hơn thế nữa, điều này có thể phân bố lại thu nhập giữa các vùng trong
tỉnh, người có thu nhập thấp sẽ có cơ hội cải thiện nguồn thu của mình. Từ đó, việc
phát triển dịch vụ du lịch giúp tỉnh Quảng Ngãi xóa bỏ dần khoảng cách giàu nghèo
giữa các vùng nông thôn và thành thị.
Thứ hai, tăng mức sống người dân, nâng cao sức khỏe và phúc lợi xã hội.
Nhờ vào việc tăng thu nguồn ngoại tệ và đóng góp vào ngân sách Nhà nước, dịch
vụ du lịch quốc tế phát triển không những có thể cải thiện đời sống người dân mà
còn đem đến những kết quả tích cực khác. Du lịch phát triển, đường giao thông
được mở rộng, hệ thống điện và truyền thông được bao phủ, cơ sở hạ tầng được cải
thiện và phát triển. Nhờ đó, đời sống người dân được nâng cao. Hơn nữa, du lịch
phát triển mang đến nguồn thu cho tỉnh nhà có thể xây dựng nhiều cơ sở y tế, người
22

dân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn nước sạch và sản phẩm y tế, qua đó cải thiện và
nâng cao sức khỏe cho người dân.
Thứ ba, cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và hội nhập quốc tế. Du lịch
quốc tế là một cơ hội học hỏi giao lưu không những đối với du khách quốc tế mà
còn đối với người dân địa phương. Du khách không chỉ mang đến ngoại tệ hay tiền
bạc, những gì họ mang đến còn nhiều hơn thế nhiều, họ mang theo cả kho tàng về
lịch sự văn hóa của quê hương họ, những phong tục tập quán từ các vùng khác nhau

trên khắp thế giới. Chính họ là những vị đại sứ thiện chí, là hình bóng của văn hóa
xứ họ. Quảng Ngãi, một mảnh đất của miền trung đầy nắng gió, nơi người dân chân
chất, đầu tắt mặt tối trên ruộng vườn, họ chưa từng được biết đến văn hóa thế giới,
có chăng là những tin tức chấp vá họ nghe hay nhìn được qua thiết bị truyền thông.
Đối với họ việc biết một thứ tiếng nước ngoài còn quá xa xỉ cho dù họ có muốn tiếp
cận. Bởi thế, việc phát triển dịch vụ du lịch mang theo những cơ hội để người dân
địa phương tiếp cận những kiến thức về văn hóa từ các vùng khác nhau trên thế
giới, học tiếng nước ngoài, học cách giao tiếp với nước ngoài,… Hoạt động du lịch
quốc tế phát triển cũng đồng nghĩa với những cơ hội giao lưu của người dân được
mở rộng.
IV. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và bài học cho tỉnh Quảng
Ngãi về việc thu hút khách du lịch quốc tế
1. Kinh nghiệm của đảo Sabah (Malaysia)
Sabah là một hòn đảo nằm ở phía Bắc Borneo, là bang lớn thứ 2 tại Malaysia,
diện tích khoảng 74.500 km2 với 1.440 km bờ biển. Sabah được gọi là “Vùng đất
của gió” vì nằm trong vành đai bão. Dù vậy, Sabah vẫn có sức hút đối với du khách
bởi những công viên bảo tồn tự nhiên, trong đó có Công viên Quốc gia Kinabalu,
Khu bảo tồn Đười ươi Sepilok…
Thành phố Kota Kinabalu – thủ phủ của bang Sabah là một hòn đảo xinh đẹp
của núi, của biển, của cỏ cây hoa lá với những bãi tắm nguyên sơ và những khu
rừng nguyên sinh kết hợp thành một bức tranh của tự nhiên hoàn mỹ. Vì vậy,
Kota Kinabalu còn là cửa ngõ cho những chuyến phiêu lưu leo núi, đi bè vượt thác,
khám phá hang động. Du khách sẽ có những phút giây thư giãn tuyệt vời tại suối
23

nước nóng Poring, tận hưởng những loại hình dịch vụ không chê vào đâu được. Du
khách thích thú đắm mình vào làn nước biển trong xanh, chơi nhảy dù, lướt ván, tàu
chuối (gần giống với lướt ván), lặn biển, tắm nắng và tận hưởng các dịch vụ cao cấp
trong các resort.
Công viên Quốc gia Kinabalu là một điểm nhấn mà khách du lịch không thể

bỏ qua. Rất nhiều du khách ưa thích cảm giác mạnh mong ước được một lần tới đây
để chinh phục ngọn Kinabalu cao 4.095m - được mệnh danh là “nóc nhà Đông Nam
Á”. Công viên Quốc gia Kinabalu thành lập từ năm 1964, đã được công nhận là di
sản thế giới. Để khám phá được sự phong phú của Kinabalu du khách sẽ mất ít nhất
2 ngày. Nơi đây thực sự là một khu rừng nhiệt đới hấp dẫn có diện tích 754km
2
với
khí hậu 4 mùa rõ rệt, hệ động thực vật hoang dã vô cùng phong phú.
Ngọn núi Kinabalu hùng vĩ giữa công viên là một khối núi đá granite được nhô
lên bởi những vận động địa chất. Các nhà khoa học cho biết, ngọn núi này có lịch
sử địa chất rất kỳ bí, từ hàng triệu năm trước đây. Trong kỷ Băng hà, những dòng
sông băng đã chảy ngang qua khối núi này. Do vậy, đến nay hình dáng của ngọn
Kinabalu hết sức độc đáo.
Với người địa phương, Kinabalu là ngọn núi thiêng. Người ta tin rằng linh hồn
của tổ tiên họ đã an nghỉ trên đỉnh núi. Xưa kia, người ta thường đem lễ vật cúng
trên núi, nay tục lệ ấy vẫn còn duy trì mỗi năm một lần. Du khách sẽ thử sức mình
khi leo núi giữa khung cảnh rừng nhiệt đới nguyên sinh um tùm để có thể bất ngờ
tìm thấy những dòng suối nước nóng bí ẩn. Để khám phá ngọn núi hùng vĩ này,
người leo núi cần chuẩn bị sẵn sàng đồ ăn, túi ngủ, trang phục phù hợp, đèn pin, đặc
biệt cần đối phó với cái lạnh ở đỉnh núi vào buổi sớm vì nhiệt độ có thể xuống đến
mức nước đóng băng. Thời tiết lý tưởng cho việc chinh phục ngọn Kinabalu là vào
tháng 4, vào những ngày trăng tròn sẽ cho du khách một cảm giác tuyệt vời hơn khi
ngắm cảnh vật. Đón bình minh trên “nóc nhà Đông Nam Á” cũng đem đến cho du
khách những cảm xúc khó quên.
Hàng loạt các khu bảo tồn thiên nhiên khác như khu bảo tồn đười ươi Sepilok
tập hợp 200 con đười ươi. Đười ươi được cư dân trong vùng gọi một cách trìu mến
là “Người đàn ông hoang dã của Borneo”. Đặc biệt, Sabah còn nổi tiếng bởi loài
24

hoa Rafflesia Precei lớn nhất thế giới, du khách có thể chiêm ngưỡng những bông

hoa khổng lồ này tại Trung tâm hoa Rafflesia. Rafflesia là loài cây ký sinh, song
hoa của nó có đường kính tới 1,5m và nặng tới 10-12kg. Thật tuyệt vời khi ngắm
những bông hoa khổng lồ này nở bung trên các triền đồi, các sườn dốc. Có điều loài
hoa này có mùi rất hôi.
Sabah còn nhiều khung cảnh nên thơ được tạo bởi dòng Kinabatangan – con
sông dài nhất của Malaysia. Dọc hai bờ sông về phía hạ nguồn là nơi tập trung động
vật hoang dã lớn nhất của đất nước này. Đi thuyền trên sông, du khách có thể nhìn
thấy đời sống tự nhiên của đười ươi, khỉ lông đỏ và lông bạc, voi, cá sấu, rái cá và
khỉ Proboscis sinh sống trong khu vực đầm lầy ven sông.
2. Kinh nghiệm của Singapore
Singapore, được mệnh danh là con rồng và thành phố "sạch sẽ nhất" Châu Á,
là nơi bạn sẽ khám phá thấy được những truyền thống cổ xưa hòa hợp với xu thế
phát triển hiện đại.
Không náo nhiệt, ồn ã như một số thủ đô khác nhưng Singapore - đất nước nhỏ
bé và ngăn nắp, tinh tươm hàng năm luôn thu hút lượng du khách vượt xa dân số
của họ. Ở Singapore, đất đai quý đến mức có những con đường được làm trên nền
đất bồi mua từ các quốc gia láng giềng, vậy mà thành phố có rất nhiều khoảng xanh
phủ ngợp, dịu mát, trong lành. Du khách không bắt gặp cảnh ăn uống, nhậu nhẹt
tưng bừng nơi vỉa hè. Các điểm ăn nhậu bình dân thường được “giấu” vào các con
phố nhỏ hoặc khuất sau lùm cây xanh khiến vẻ ngoại cảnh thêm nét thanh tao.
Một nếp sống văn hóa được hình thành từ cả một quá trình lâu dài, nghiêm
ngặt. Những vi phạm như hút thuốc nơi không được phép, nhả kẹo cao su, xả rác
bừa bãi, vi phạm luật giao thông bị xử phạt rất nặng. Thật khó thấy bóng dáng
cảnh sát trên đường phố nhưng ở đây không ít lần du khách được chứng kiến hình
ảnh người qua đường, có khi là một người già yếu lượm bỏ vô thùng rác vỏ bao
thuốc, túi xốp mà ai đó sơ ý để rớt trên đường
Mạng lưới giao thông công cộng thật lý tưởng, ở các bến xe và đường phố
tuyệt đối không có cảnh đậu xe bừa bãi hay taxi giành giật khách, người dân không
bị ám ảnh bởi nạn ô nhiễm môi trường, kẹt xe Những hình ảnh ấy gợi lên biết bao
25


ước muốn về một môi trường thiên nhiên, xã hội cần được gìn giữ, gây dựng ở quê
nhà.
Thăm Singapore, không thể bỏ qua đảo Sentosa, nơi có nhiều điểm tham quan
đặc sắc, nơi có tượng sư tử biển, biểu tượng của đất nước. Chuyến đi trên xe
monorail cho du khách một cái nhìn toàn cảnh của Sentosa. Ở đây bên cạnh bãi biển
đẹp, còn có Vườn chim Jurong, Thế giới dưới nước và khu Nhạc nước, đặc biệt là
Bảo tàng sáp Vườn chim Jurong rộng hơn 20ha, là vườn chim lớn nhất ở châu Á -
Thái Bình Dương với kiểu thiết kế đặc biệt rất giống với điều kiện cư trú thiên
nhiên của các loài chim.
Ở đây còn có thác nước nhân tạo lớn nhất thế giới. Vườn chim là thiên đường
cho hơn 8.000 con chim của 600 loại. Một số con sống trong những “lồng” lưới
khổng lồ, số khác tự do bay lượn quanh du khách, nhưng chẳng bay đi xa bởi nơi
đây con người đã dành cho chúng một môi trường và sự chăm sóc quá lý tưởng.
Show biểu diễn thực sự độc đáo, hấp dẫn với hơn 100 con chim - những “tài tử”
ngôi sao - vô cùng dễ thương tại một nhà hát ngoài trời, tạo sức lôi cuốn đặc biệt
với công chúng. Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có những trận cười giòn giã
khi xem những màn diễn, đua tài của các loại chim quý hiếm, có chú chim vừa biết
sủa tiếng chó , biết hỏi thăm sức khỏe du khách bằng tiếng Anh, tiếng Hoa
Ở Bảo tàng đại dương, miền nhiệt đới của châu Á, nơi khám phá bí mật của
đại dương quy tụ tới 2.500 sinh vật biển của 250 loài, theo các băng chuyền lướt
chầm chậm qua một đường ngầm phủ kín trong suốt, du khách có dịp ngắm nghía
những chuyển động “bay lượn” của “cư dân” biển cả từ mọi góc độ Những điểm
tham quan ấy, không chỉ đọng lại cảm xúc đẹp mà còn có cả bài học về bảo tồn và
phát triển thiên nhiên.
Ðêm buông xuống, cả ngàn người đổ về khu nhạc nước thưởng thức sô diễn
hoành tráng, độc đáo của các “vũ công nước”. Nương theo tiếng nhạc, những làn
nước được phun lên, đan kết, nhảy múa biến ảo trong ánh sáng rực rỡ muôn màu,
cùng những hình ảnh sống động tái hiện bằng ánh sáng laser. Ở đây du khách được
nghe những giai điệu đặc sắc của nhiều quốc gia và phần kết thú vị với truyền

thuyết sư tử biển - linh hồn của đảo Sentosa Ðặt chân vào Bảo tàng sáp, dưới hình

×