Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

khóa luận tốt nghiệp tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp thúc đẩy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.58 KB, 75 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
***




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Thương mại quốc tế


TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VÀ ĐẦU TƯ SONG PHƯƠNG VIỆT NAM – CHLB ĐỨC
VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY


Họ và tên sinh viên: Phạm Tài Nguyên
Mã sinh viên: 0851020167
Lớp: Nhật 4 – Khối 5 KT
Khóa: 47
Người hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Thị Xuân Hường



Hà Nội, tháng 05 năm 2012






Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương 1. Khái quát về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – CHLB Đức 3
1.1. Vài nét về lịch sử quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức. 3
1.1.1. Vài nét về lịch sử quan hệ ngoại giao, kinh tế - xã hội giữa hai nước. 3
1.1.2. Sơ lược về quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước. 4
1.2. Phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – CHLB Đức là xu thế tất yếu. 9
1.2.1. Vài nét lịch sử về nền kinh tế CHLB Đức. 9
1.2.2. Xu thế tất yếu của quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – CHLB Đức. 13
1.3. Những cơ sở cho sự phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam –
CHLB Đức. 15
1.3.1. Những cơ sở chung cho mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – EU. 15
1.3.2. Những cơ sở riêng của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – CHLB Đức. 17
Chương 2. Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam –
CHLB Đức giai đoạn 2005 - nay. 20
2.1. Thực trạng quan hệ thương mại song phương Việt Nam – CHLB Đức. 20
2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều. 20
2.1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. 21
2.1.3. Một số nhận xét, đánh giá chung. 24
2.2. Thực trạng quan hệ đầu tư song phương Việt Nam – CHLB Đức. 26
2.2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. 26
2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của CHLB Đức tại Việt Nam. 30
2.2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam tại CHLB Đức. 33
2.2.4. Một số nhận xét, đánh giá chung. 38
2.3. Một số vấn đề về hợp tác phát triển toàn diện. 40
2.3.1. Viện trợ ODA của CHLB Đức tại Việt Nam. 40
2.3.2. Hợp tác phát triển trong các lĩnh vực. 42
2.4. Những tác động của quan hệ thương mại và đầu tư với CHLB Đức tới tình hình phát

triển kinh tế xã hội của Việt Nam. 46
2.4.1. Tác động tương hỗ thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển. 46
2.4.2. Thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ. 49
2.4.3. Thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam. 50
2.4.4. Thúc đẩy giao lưu văn hóa, giáo dục. 51




Chương 3. Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt
Nam – CHLB Đức. 53
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa
hai nước trong thời gian tới. 53
3.1.1. Những quan điểm cơ bản. 53
3.1.2. Những mục tiêu và phương hướng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư
song phương giữa hai quốc gia trong thời gian tới. 54
3.2. Một số giải pháp từ phía Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song
phương giữa hai nước. 58
3.2.1. Những giải pháp, chính sách vĩ mô 58
3.2.2. Những giải pháp, chính sách vi mô 63
3.2.3. Một số giải pháp khác. 67
Kết luận 69
Tài liệu tham khảo 70




Danh sách các từ viết tắt


Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ASEAN
Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
CHLB Cộng hòa liên bang
EC European Commission Ủy ban châu Âu
EU European Union Liên minh châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GSP
Generalized System of
Preferences
Ưu đãi thuế quan phổ cập
KFW
Kreditanstalt für Wiederaufbau
(Tiếng Đức)
Ngân hàng Tái thiết Đức
ODA
Official Development
Assistance
Viện trợ phát triển
PCA
Partnership and cooperation
Agreement
Hiệp định đối tác và hợp tác toàn
diện
S&D

Special and Differencial
Treatment
Đối xử đặc biệt và khác biệt
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
VCCI
Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phòng Thương mại và công
nghiệp Việt Nam
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới




1
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu định hình nên
nền kinh tế và thương mại toàn cầu. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam –
một quốc gia đang phát triển đã có những bước đi mạnh mẽ và dần dần hội nhập sâu
rộng hơn với kinh tế toàn cầu. Điều đó đang tạo đà thúc đẩy cho Việt Nam đạt được
mức tăng trưởng kinh tế vô cùng nhanh chóng trong thập kỷ vừa qua, đưa Việt Nam
trở thành nước có thu nhập trung bình thấp với GDP bình quân mỗi người đạt 1.400
USD/năm (số liệu từ Tổng cục thống kê công bố ngày 29/12/2011). Đóng góp vào
sự phát triển đầy ấn tượng đó thì không thể không kể đến mối quan hệ thương mại,
đầu tư với liên minh châu Âu (EU), một đối quan trọng bậc nhất của Việt Nam.
Trong số 27 quốc gia thành viên EU thì không thể không nhắc tới nền kinh tế lớn

nhất khu vực, đó là Cộng Hòa Liên Bang (CHLB) Đức. Có thể nói CHLB Đức là
quốc gia có nền kinh tế vững mạnh và ổn định nhất EU từ trước tới nay. Chính vì
vậy, Việt Nam luôn luôn coi trọng tiềm năng phát triển quan hệ thương mại với
CHLB Đức, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vẫn còn những tàn dư và
khủng khoảng nợ công châu Âu đang diễn ra chưa có hồi kết thì việc thúc đẩy quan
hệ kinh tế với những nước như CHLB Đức đang ngày càng trở nên quan trọng và
mang tính chiến lược đối với Việt Nam. Chính vì vậy, em xin nghiên cứu đề tài
“Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam
CHLB Đức và các giải pháp thúc đẩy” nhằm làm rõ thêm tầm quan trọng của đối
tác kinh tế lớn mạnh nhất châu Âu này với Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Bài khóa luận nhằm làm rõ lịch sử phát triển, thực trạng quan hệ thương mại
và đầu tư song phương giữa Việt Nam và CHLB Đức, từ đó đánh giá tiềm năng
phát triển trong quan hệ hai nước và kiến nghị một số giải pháp từ phía Việt Nam
nhằm tăng cường, thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác
với CHLB Đức.



2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Bài khóa luận đi sâu, tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại và đầu tư giữa
Việt Nam và CHLB Đức. Ngoài ra còn nghiên cứu các mối quan hệ hợp tác phát
triển toàn diện trong các lĩnh vực giữa hai nước như viện trợ phát triển (ODA), hợp
tác khoa học công nghệ, giao lưu văn hóa, giáo dục…
4. Phương pháp nghiên cứu.
Khóa luận được xây dựng dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học:
phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê và so sánh, phương
pháp quy nạp.
5. Cấu trúc khóa luận.

Chương 1: Khái quát về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – CHLB
Đức.
Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam –
CHLB Đức từ 2005 – nay.
Chương 3: Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương
Việt Nam – Đức.
Do khuôn khổ đề tài và khả năng bản thân còn giới hạn nên bài khóa luận sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em mong thầy cô thông cảm và đóng
góp ý kiến để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Hường, giảng viên khoa Kinh tế và
kinh doanh quốc tế trường đại học Ngoại Thương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành
đề tài khóa luận tốt nghiệp này.



3
Chương 1. Khái quát về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt
Nam – CHLB Đức.
1.1. Vài nét về lịch sử quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt
Nam và CHLB Đức.
1.1.1. Vài nét về lịch sử quan hệ ngoại giao, kinh tế - xã hội giữa hai nước.
Việt Nam và CHLB Đức chính thức thiết lập quan hệ Ngoại giao cấp Đại sứ
ngày 23/9/1975. Thời gian đầu mối quan hệ chính trị giữa hai nước chỉ phát triển
một cách chậm chạp, vì trong các vấn đề liên quan đến CHLB Đức và châu Âu Việt
Nam theo đường lối của Liên Xô trước kia. Từ đầu những năm 1990 đến nay, quan
hệ giữa hai nước phát triển rất tốt khi có nhiều đoàn cấp cao giữa chính phủ hai
nước tích cực viếng thăm, giao lưu lẫn nhau. Nhiều năm qua, CHLB Đức và Việt
Nam đã xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác song phương hết sức bền chặt.
Ngay từ năm 1955, những thiếu niên Việt Nam đầu tiên đã sang CHLB Đức học
tập. Đến nay, cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại CHLB Đức đã

lên tới khoảng 100.000 người. Đây là nhịp cầu quan trọng kết nối tình hữu nghị
giữa nhân dân hai nước.
Về quan hệ kinh tế - xã hội, gần đây nhất là chuyến viếng thăm của Thủ tướng
Đức, bà Angela Merkel tới Việt Nam với “Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam - Đức
- đối tác chiến lược vì tương lai" được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng
Đức Angela Merkel ký ngày 11/10/2011 tại Hà Nội đã thực sự tạo ra một bước
chuyển lớn về chất. Đặc biệt tuyên bố chung có đoạn "Việt Nam và Đức nhất trí
thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới,
đặc biệt là trong những lĩnh vực then chốt". Với 5 lĩnh vực then chốt được nêu rõ
trong Tuyên bố chung Hà Nội gồm có: hợp tác chính trị chiến lược; thương mại và
đầu tư; tư pháp và pháp luật; phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục, khoa học,
công nghệ, văn hóa, truyền thông và xã hội. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo đà thúc
mạnh mẽ mối quan hệ song phương, phù hợp với mong đợi của lãnh đạo và người



4
dân hai nước, là bước tiến mới vô cùng quan trọng làm cơ sở cho sự phát triển quan
hệ giữa hai quốc gia trong thời gian tới.
1.1.2. Sơ lược về quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới thì quan hệ giữa hai nước đã
được cải thiện liên tục so với thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975 và có
một sự cải thiện rõ rệt khi nước Đức được thống nhất. Phía Việt Nam đã sẵn sàng
hợp tác chặt chẽ với nước Đức thống nhất (CHLB Đức) như với Cộng hòa dân chủ
Đức trước kia. Từ đầu những năm 1990 đến nay, quan hệ giữa hai nước phát triển
tốt. Hai nước có quan điểm tương đồng trong các vấn đề quốc tế lớn, thường xuyên
trao đổi, phối hợp trong các diễn đàn đa phương. Không có vướng mắc hoặc những
vấn đề cần giải quyết do lịch sử để lại. Hai nước đã ký kết một số hiệp định tạo cơ
sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như: Nghị định thư về hợp tác và phát triển,
Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các Hiệp

định hợp tác hàng hải, hàng không… Cũng từ đầu thập niên 1990, các đối tác
CHLB Đức đã bắt đầu quan tâm tới đầu tư tại Việt Nam với một số dự án của các
tập đoàn hàng đầu của Đức như Siemens, DHL.
CHLB Đức hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất trong các nước thành viên
EU của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15%
mỗi năm trong giai đoạn 2007-2009, khi mà kinh tế toàn cầu gặp không ít khó khăn
khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính. Những năm gần đây kim ngạch
thương mại hai chiều bắt đầu tăng mạnh, cụ thể năm 2009 đạt 3,4 tỷ USD, năm
2010 đạt trên 4,1 tỷ USD, và đạt 5,5 tỷ USD trong năm 2011 (số liệu của Tổng cục
thống kê), bằng tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và nhiều nước
châu Âu khác cộng lại. Theo số liệu của Đức có tính cả sự trung chuyển qua nước
thứ ba, kim ngạch song phương thậm chí lên tới 6 tỷ USD.
Cho tới nay với gần 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, CHLB Đức luôn là
đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong liên minh châu Âu, mặc dù kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức còn nhỏ so với nhiều nước khác trong khu
vực tuy nhiên mức độ tăng trưởng đạt khá, cùng với sự nâng tầm quan hệ đối tác
chiến lược giữa hai nước vào năm 2011 sẽ hứa hẹn một mức độ phát triển tốt trong



5
quan hệ hai nước, giúp mở rộng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực ở tầm cao chiến
lược mới.
Về lĩnh vực đầu tư, từ những năm 1990 khi bắt đầu mở cửa, Việt Nam đã thu
hút được mối quan tâm lớn từ các nhà đầu tư CHLB Đức với các dự án hợp tác đầu
tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thủy điện, thiết bị y tế… đến nay đầu tư của CHLB
Đức khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác như chế biến chế tạo, công nghiệp phụ
trợ, công nghệ thông tin, các ngành dịch vụ… Những dự án đầu tư của CHLB Đức
có tầm quan trọng trong sự phát triển các ngành kinh tế Việt Nam theo hướng hiện
đại. Có thể kể đến các đại diện tiêu biểu như:

- Công ty TNHH Siemens Việt Nam.
Bắt đầu vào thị trường Việt Nam từ năm 1979 khi cung cấp và lắp đặt hai tua
bin khí công nghiệp và thiết bị điện cho Công ty giấy Bãi Bằng, nhưng công ty thực
sự mở rộng hoạt động kinh doanh từ năm 1989 với việc xây dựng đường truyền số
kết nối Hà Nội, Đà Nẵng với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, với tốc độ truyền
140 Mbits/giây. Năm 1993 Siemens khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ khi thành lập tại Việt Nam, Siemens đã tham gia vào
nhiều dự án về cơ sở hạ tầng của Việt Nam như cung cấp hai hệ thống chụp cộng
hưởng từ đầu tiên năm 1996, cung cấp hệ thống điệu trị bệnh ung thư tiên tiến nhất
cho bệnh viện K tại Hà Nội năm 2000… Hiện Siemens hoạt động trong nhiều lĩnh
vực trọng yếu của nền kinh tế quốc gia như năng lượng, công nghiệp, y tế và cơ sở
hạ tầng. Siemens đang từng bước khẳng định vị trí là nhà cung cấp giải pháp toàn
diện hàng đầu thế giới, sẵn sàng cung cấp giải pháp cho mọi thách thức của Việt
Nam.
Năm 2002, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Siemens Việt Nam chính thức được
thành lập. Hoạt động trên 3 lĩnh vực chính là công nghiệp (tự động hóa công
nghiệp, công nghệ truyền động, giải pháp công nghiệp, công nghệ tòa nhà, giao
thông và vận chuyển, chiếu sáng OSRAM); năng lượng (năng lượng hóa thạch và
tái tạo, dầu khí, dịch vụ năng lượng, truyền tải điện, phân phối điện); y tế (chẩn
đoán hình ảnh và giải pháp công nghệ thông tin, quy trình thăm khám và giải pháp,
chẩn đoán xét nghiệm), Siemens Việt Nam luôn đi tiên phong trong cung cấp các
thiết bị, công nghệ hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, hiệu suất công nghiệp cao, giải



6
pháp y tế chất lượng với giá cả hợp lý, các giải pháp cơ sở hạ tầng thông minh.
Không chỉ là nhà cung cấp thiết bị chính cho Nhà máy Điện chu trình hỗn hợp
Nhơn Trạch 2 tại tỉnh Đồng Nai, trong năm tài khóa 2010, Công ty TNHH Siemens
Việt Nam còn được lựa chọn cung cấp dịch vụ bảo trì dài hạn cho nhà máy này;

được lựa chọn cung cấp các thiết bị và vật liệu chính (gồm thiết bị sơ cấp và thứ
cấp) lắp đặt Trạm biến áp 500 KV Quảng Ninh phục vụ kết nối truyền tải điện;
cung cấp trạm đóng, cắt trung thế cách điện khí (GIS) Tây Hồ 220 KV lớn nhất và
đầu tiên tại Hà Nội, góp phần đảm bảo an toàn và ổn định điện cho thủ đô chào
mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong năm tài khóa 2010, bộ phận giải
pháp công nghiệp của Siemens Việt Nam cũng đã thắng thầu cung cấp toàn bộ các
sản phẩm thuộc hệ thống tối ưu hóa xi măng cho dây chuyền sản xuất mới tại Nhà
máy Xi măng Công Thanh (Thanh Hóa) công suất 12.000 tấn clinker/ngày, là dây
chuyền xi măng sản xuất đơn có công suất lớn nhất châu Á từ trước đến nay; bộ
phận công nghệ tòa nhà đã ký được hợp đồng cung cấp các hệ thống thanh dẫn
Sivacon 8PS và tủ điện Sivacon 8PS có độ an toàn và chính xác cao theo tiêu chuẩn
châu Âu cho Dự án Tòa nhà trụ sở Bộ Công an; bộ phận hệ thống vận chuyển ký
được hợp đồng cung cấp hệ thống xử lý hàng hóa cho Sân bay Tân Sơn Nhất với
các hạng mục thiết kế kỹ thuật, cung cấp, bàn giao, lắp đặt, chạy thử, đưa vào vận
hành thiết bị cơ khí, xe nâng tự hành (ETV), băng tải, phần mềm điều khiển, phần
mềm quản lý và các cụm thiết bị điện tử PLC. Năm 2011, Công ty Trách nhiệm hữu
hạn Siemens Việt Nam giành được giấy phép kinh doanh đầy đủ. Giành được hợp
đồng cung cấp hàng loạt các thiết bị chẩn đoán hình ảnh cho bệnh viện Vinmedicare
- bệnh viện 5 sao đầu tiên tại Hà Nội. Trong năm 2010, doanh thu của Siemens Việt
Nam đã đạt 241 triệu euro, lợi nhuận thu được 4,7 triệu euro, lưu lượng tiền mặt đạt
9,8 triệu euro…, góp phần đáng kể vào thành công của Siemens toàn cầu.
- Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam.
Metro Cash & Carry là bộ phận kinh doanh của tập đoàn Metro, một trong
những công ty thương mại quốc tế lớn hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lẻ có
trụ sở tại Dusseldorf CHLB Đức. Metro Cash & Carry hiện đang có mặt tại 29 quốc
gia với hơn 650 trung tâm bán sỉ. Với hơn 100.000 nhân viên trên toàn thế giới,
năm 2008 công ty đạt doanh số 33.1 tỷ Euro. Tiếp theo sự thành công của mô hình




7
Cash & Carry trên toàn thế giới, công ty Metro tiếp tục mang những lợi ích của mô
hình này đến Việt Nam. Metro Cash & Carry bắt đầu hoạt động phân phối tại Việt
Nam năm 2002. Bốn trung tâm phân phối được khánh thành đầu tiên, hai tại
TP.HCM vào ngày 28/03/2002 (Metro Bình Phú) và 05/12/2002 (Metro An Phú),
một tại thủ đô Hà Nội vào ngày 30/07/2003 (Metro Thăng Long) và một trung tâm
khác tại thành phố Cần Thơ vào ngày 23/12/2004(Metro Hưng Lợi). Tiếp theo đó sẽ
là sự ra đời hàng loạt các trung tâm Metro ở các thành phố lớn khác. Hiện nay công
ty có 17 trung tâm bán bán sỉ cash & carry tại TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Biên Hoà - Đồng Nai, An Giang, Bình Định, Bình Dương, Quảng
Ninh, Vũng Tàu, Vinh, Nha Trang, Buôn Ma Thuột và hai trạm trung chuyển phân
phối tại Bình Dương và Lâm Đồng.
Công ty có mô hình kinh doanh đơn giản và hiệu quả. Phân phối sỉ cash &
carry được định nghĩa trên cơ sở đối tượng khách hàng: chỉ có khách hàng làm kinh
doanh mới được mua hàng tại Metro Cash & Carry, tất cả khách hàng cần được
đăng ký và được cấp thẻ khách hàng. Điều này có nghĩa Metro Cash & Carry không
phục vụ nhu cầu người tiêu dùng cá nhân. Trung tâm Metro Cash & Carry không
phải là một siêu thị hay chuỗi đại siêu thị dành cho tiêu dùng cá nhân mà là mô hình
bán sỉ hiện đại, được thiết kế theo nhu cầu của các công ty và doanh nghiệp. Khách
hàng trọng tâm là những nhà buôn lẻ, nhỏ và vừa như các khách sạn, nhà hàng và
nhà cung cấp suất ăn công nghiệp. Công ty cung cấp cho khách hàng kinh doanh
danh mục hàng hoá đa dạng, phong phú với việc cung cấp hơn 7,000 mặt hàng thực
phẩm và hơn 8,000 mặt hàng phi thực phẩm, được đóng gói theo những kích cỡ
khác nhau để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh cụ thể của các khách hàng tại một
địa điểm duy nhất của Metro. Metro Cash & Carry sẽ tạo ra một điểm chuẩn mới về
sự lựa chọn mua sắm và sự thỏa mãn của các khách hàng doanh nghiệp.
- Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam.
Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam là chi nhánh của tập đoàn Bosch có
trụ sở tại Gerlingen, là một trong những tập đoàn lớn trên thế giới về kỹ thuật, dịch
vụ trong lĩnh vực ô tô, kỹ thuật công nghiệp, hàng tiêu dùng, và kỹ thuật xây dựng.

Tập đoàn bao gồm Công ty Robert Bosch GmbH và 300 chi nhánh, công ty ở 50
quốc gia. Năm 2007, Bosch đạt doanh số 46,1 tỉ euro.



8
Ngày 23-4, Tập đoàn Bosch (Đức) đã ra mắt Công ty TNHH Robert Bosch
Việt Nam, đồng thời công bố dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện ô tô tại
khu công nghiệp Long Thành, Đồng Nai. Đây là dự án đầu tiên của Bosch tại Việt
Nam. Nhà máy đặt tại khu công nghiệp Long Thành này sẽ có diện tích 160.000 m
2
,
sản xuất dây truyền lực dùng trong hộp số tự động biến đổi liên tục CVT
(Continuously Variable Transmission), phù hợp cho động cơ của các loại xe từ cỡ
nhỏ cho đến xe địa hình thể thao chạy bằng dầu diesel, xăng hoặc nhiêu liệu hỗn
hợp. Từ tháng 6/2008, Công ty Robert Bosch Việt Nam đã bắt đầu triển khai lắp ráp
sản phẩm dây truyền lực tại một phân xưởng thuê ở khu công nghiệp Long Thành.
Trong năm đầu tiên, sản lượng của nhà máy dự kiến đạt 100.000 sản phẩm và theo
kế hoạch, con số sẽ tăng lên 2,3 triệu sản phẩm/năm vào năm 2015. Tổng vốn đầu
tư cho dự án tính đến năm 2015 là 55 triệu euro. Theo như tiến sĩ Rudolf Colm, phụ
trách hoạt động của Bosch tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, sản phẩm làm ra
tại Việt Nam hướng đến phục vụ cho thị trường châu Á và sẽ được xuất khẩu toàn
bộ ra khu vực.
Đến ngày 11/5/2011, tại TP.HCM, Tập đoàn Bosch chính thức thành lập Công
ty TNHH Robert Bosch Engineering and Business Solutions Việt Nam (RBVH).
Đây là Trung tâm công nghệ và phần mềm đầu tiên của Tập đoàn Bosch ở Khu vực
Đông Nam Á. RBVH là cơ sở mở rộng của Công ty Robert Bosch Engineering and
Business Solutions (RBEI) tại Ấn Độ, có vốn đầu tư ban đầu là 4,5 triệu USD.
RBVH chủ yếu cung cấp phần mềm kỹ thuật cao và các giải pháp kỹ thuật như phần
mềm nhúng, thiết kế cơ khí và nhiều dịch vụ khác trong lĩnh vực công nghệ thông

tin. Hoạt động của RBVH còn được biết đến với một số dự án phần mềm cho các hệ
thống kiểm soát điện tử dầu và xăng, hệ thống thắng và các dự án quản trị thông tin
trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp…
Theo Tổng Giám đốc RBVH - Ông Sudhakar Kunte, RBVH sẽ phát triển cơ sở
hạ tầng, tuyển dụng, đào tạo nhân sự tại địa phương, góp phần vào các chương
trình, dự án kế hoạch góp phần đưa Việt Nam ngày càng phát triển, như một trung
tâm phần mềm lớn trong khu vực Đông Nam Á. Với sự có mặt của RBVH đã minh
chứng Việt Nam không chỉ là điểm đến của gia công lắp ráp mà còn mở ra rất nhiều
hoạt động khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin.



9

Về đầu tư của Việt Nam tại CHLB Đức hiện nay còn thấp với một số dự án
trong lĩnh vực dịch vụ, tuy nhiên trong thời gian tới hứa hẹn sẽ có nhiều doanh
nghiệp Việt Nam quan tâm và đầu tư tại CHLB Đức nhờ những hợp tác chiến lược
giữa hai nước.
CHLB Đức cũng là một nhà viện trợ phát triển (ODA) lớn cho Việt Nam. Từ
năm 1990 CHLB Đức bắt đầu viện trợ phát triển cho Việt Nam với số vốn từ hàng
chục tới hàng trăm triệu Mác Đức (đơn vị tiền tệ của CHLB Đức) với trọng tâm là
hỗ trợ cải cách kinh tế, xây dựng kinh tế thị trường; hỗ trợ ngành y tế; hỗ trợ phát
triển môi trường và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong bối cảnh
khó khăn chung của nền kinh tế thế giới hiện nay, Đức cam kết viện trợ phát triển
400 triệu USD cho Việt Nam.
Theo Tuyên bố chung Hà Nội (2011) mà thủ tướng chính phủ hai nước đã đặt
ra: Trong khuôn khổ đối thoại chiến lược về kinh tế, hai bên dự định trao đổi quan
điểm về các vấn đề trọng tâm trong chính sách kinh tế và thương mại, bao gồm phát
triển thương mại, thị trường mở và cạnh tranh bình đẳng, tuân thủ những tiêu chuẩn
lao động quốc tế và củng cố Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ngoài ra, hai

bên mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác đối tác nhằm hỗ trợ quá trình chuyển
đổi kinh tế tại Việt Nam, với mục tiêu tăng cường giá trị cho ngành công nghiệp
Việt Nam, tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy tiến trình cổ
phần hóa, cải thiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam và góp phần vào tăng trưởng mang
lại lợi ích xã hội, bền vững môi trường và thân thiện với khí hậu.
1.2. Phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – CHLB Đức
là xu thế tất yếu.
1.2.1. Vài nét lịch sử về nền kinh tế CHLB Đức.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
hơn một nửa năng lực công nghiệp của nước Đức đã bị phá huỷ, đất nước chia làm
hai miền. Ở Đông Đức, kinh tế phát triển rất chậm chạp. Còn Tây Đức bước vào
giai đoạn tái thiết đất nước chủ yếu được trang trải bằng cách vay nợ nước ngoài



10
đặc biệt từ Mỹ. Nhờ đó là kinh tế Tây Đức đã vượt qua những khó khăn và trải qua
giai đoạn phát triển kinh tế thần kỳ trong những năm 1950. Kết quả là nền kinh tế
Tây Đức bước vào thời ổn định, nạn thất nghiệp được giải quyết vào năm 1959, đến
cuối thập niên 1950, sản xuất công nghiệp tăng 130%. Một số nhân tố góp phần vào
sự thành công này như: kế hoạch Marshall do Mỹ khởi xướng đã bơm một lượng
viện trợ rất cần thiết trong suốt thời kỳ tái thiết, một cuộc cải cách tiền tệ mạnh dạn
đã khôi phục lại giá trị đồng tiền và chống được lạm phát, chế độ kiểm soát giá cả
và tiền lương bị huỷ bỏ, cơ sở hạ tầng được phục hồi và cuộc chiến Triều Tiên
những năm 1950 đã làm gia tăng nhu cầu đối với các hàng hóa của Đức. Từ những
năm 1990 tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Đức đã bị suy giảm, do ảnh hưởng
của sự suy thoái toàn cầu và do những chi phí rất lớn để sắp xếp lại dân cư và
những ngành công nghiệp không hiệu quả của Đông Đức cũ khi hai miền được hợp
nhất.
Hiện nay, CHLB Đức là nền kinh tế lớn nhất khối EU và thứ 4 thế giới, là

quốc gia luôn có những bước tiến vững chắc trong phát triển kinh tế với GDP tăng
trưởng bình quân 1% trong giai đoạn 2005-2010 trong đó năm 2009 tăng trưởng -
5% do suy thoái kinh tế và phục hồi mạnh mẽ vào năm 2010 với mức tăng trưởng
ấn tượng 3,3%.
Mộ̣t số chỉ số cơ bản năm 2010
Dân số (nghìn người) 81.702

Xếp hạng

thế giới Thu nhập bình quân người (USD) 35.679

GDP (triệu USD) 3.309.669

4

Xuất khẩu hàng hóa (triệu USD) 1.268.874

3

Nhập khẩu hàng hóa (triệu USD) 1.066.839

3

Xuất khẩu dịch vụ (triệu USD) 232.394

2

Nhập khẩu dịch vụ (triệu USD) 259.737

2


Nguồn: WTO – 10/2011
Về cơ cấu các ngành trong nền kinh tế có sự phân bố không đồng đều, trong
khi lĩnh vực nông nghiệp chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng thì các ngành công
nghiệp và dịch vụ chiếm lần lượt 27,9% và 71,3% tổng sản lượng.




11
Phân bố GDP theo ngành.

Nguồn: theo VCCI – hồ sơ thị trường Đức.
- Nông nghiệp: Cũng như hầu hết các nuớc phương Tây khác, tỉ lệ lao động trong
nông nghiệp của CHLB Đức ngày càng giảm đi. Nhiều trang trại vừa và nhỏ ngày
càng bị thu hẹp do lợi nhuận thấp. Các trang trại ngày càng lớn hơn và thường liên
kết với nhau, mặc dù nhiều trang trại nhỏ vẫn làm thêm nhiều công việc phụ bán
thời gian nữa. Phần lớn diện tích nước Đức được dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ
có 2% - 3% dân số Đức làm việc trong ngành này. Các vùng đất được chuyên môn
hoá vào các lĩnh vực canh tác. Vùng bờ biển phía bắc rất thích hợp cho việc nuôi bò
sữa và ngựa. Vùng chân núi Anpơ có nhiều cánh đồng cỏ, nơi đây các ngành chăn
nuôi gia cầm, lợn, bò và cừu rất phát triển. Dải đất màu mỡ dọc theo sườn nam
vùng đất thấp là nơi gieo trồng lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, củ cải đường, cây ăn trái,
khoai tây và nho. Đức là một trong số các nước sản xuất sữa, sản phẩm bơ sữa và
thịt nhiều nhất thế giới. Nông nghiệp ở Đức được điều tiết theo chính sách nông
nghiệp của liên minh châu Âu.
- Công nghiệp: cũng như lĩnh vực nông nghiệp, tỉ lệ lao động trong công nghiệp ở
Đức đã giảm do sự phát triển nhanh của các ngành dịch vụ. Đức phải nhập khẩu hầu
hết nguyên vật liệu và năng lượng, mặc dù có những mỏ than đá ở vùng Ruhr và
dọc theo sông Saar. Đức cũng có quặng sắt, dầu mỏ và khí đốt, song trữ lượng

không nhiều. Kỹ nghệ hoá chất là một trong những ngành quan trọng nhất của Đức,
trong đó có những công ty như Bayer AG, BASF và Hoechst Ngành công nghiệp
xe hơi của Đức là ngành có quy mô lớn nhất ở châu Âu. Thành công lớn nhất của



12
nước Đức là trong ngành sản xuất xe hơi chất lượng cao. Có lẽ các nhãn mác xe hơi
sang trọng nhất thế giới ngày nay hầu như đều có nguồn gốc từ Đức: Bayerische
Motoren Werke AG (BMW), DaimlerChrysler AG (Mercedes-Benz), Porsche, Audi,
Volkswagen, Bugatti, Lamborghini, Mini, Rolls-Royce, Bentley…
Các ngành công nghiệp quan trọng khác gồm chế tạo máy bay, máy xây dựng, máy
móc nông nghiệp, máy phát điện, điện tử, các thiết bị văn phòng. Mặc dù có những
ngành công nghiệp rất thành công, song một số ngành truyền thống, chẳng hạn như
luyện thép và đóng tàu, lại đang sa sút nghiêm trọng. Sự cạnh tranh từ Nhật và công
nghệ mới đã làm giảm lợi nhuận của nước Đức. Đức là trụ sở chính của nhiều công
ty đa quốc gia khổng lồ như BASF, Robert Bosch GmbH, Deutsche Telekom và
Siemens AG. Tuy có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, nhưng xuơng sống của kinh
tế Đức lại là các công ty loại trung với quy mô dưới 1000 nhân viên. Hiện nay Đức
là một trong số các nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa.
- Dịch vụ: Lĩnh vực dịch vụ đã tăng đều đặn trong những năm gần đây và hiện đóng
góp nhiều nhất vào tổng sản phẩm quốc nội gồm cả du lịch. Năm 2004, lượng khách
nước ngoài đến Đức du lịch nhiều nhất là từ Hà Lan, kế đó là Vương quốc Anh và
Mỹ. Frankfurt là trung tâm ngân hàng của nước Đức và là trung tâm tài chính lớn
trên thế giới. Thị trường chứng khoán Frankfurt cũng là một trong những thị trường
chứng khoán hàng đầu trên thế giới.
- Thương mại: Tổng mức bán buôn của Cộng hoà Liên bang Đức liên tục tăng lên.
Doanh số bán lẻ cũng ngày càng tăng và hình thức doanh nghiệp tự bán hàng đang
thay thế ngày càng nhiều cho các cơ sở trong ngành thương nghiệp bán lẻ truyền
thống. Ngoại thương là một trong những nhân tố chủ yếu trong sự thành công của

kinh tế Đức. Đức là một trong số các quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới ,
xuất khẩu đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế Đức chiếm 1/3 sản lượng quốc
gia. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Đức gồm máy móc, hàng điện tử, ô tô, các
sản phẩm hoá chất, thực phẩm, hàng dệt may, dụng cụ quang học và điện năng. Là
một nước phụ thuộc nhiều vào ngoại thương nên Đức đồng thời cũng nhập nhiều
loại hàng hoá và là một trong số nước nhập khẩu lượng hàng hóa lớn trên thế giới.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, phương tiện vận chuyển, hoá chất,
thuốc lá, lương thực, đồ uống, kim loại và các sản phẩm dầu mỏ.



13
Trong cơn bão nợ công đang “càn quét” khắp khu vực sử dụng đồng tiền
chung châu Âu (Eurozone) thì Đức là một trong số ít ỏi các nền kinh tế còn đứng
vững và là trụ cột trong việc giải cứu các quốc gia đang ngập chìm trong nợ nần tại
khu vực.
1.2.2. Xu thế tất yếu của quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – CHLB Đức.
Việt Nam là một nền kinh tế đang nổi trong khu vực và thế giới với tiềm năng
phát triển vô cùng to lớn, là điểm đến đầy hứa hẹn trong mắt các nhà đầu tư, kinh
doanh quốc tế. Kể từ khi gia nhập WTO (01/2007), cánh cửa ấy đang dần mở rộng
hơn rất nhiều. Với dân số khoảng 90 triệu người, sức tiêu dùng cao, các doanh
nghiệp Việt Nam còn non trẻ, quy mô nhỏ và lợi thế cạnh tranh còn thấp thì đây
chắc chắn là “mảnh đất màu mỡ” cho các công ty nước ngoài, công ty đa quốc gia
muốn thâm nhập và phát triển sản phẩm của mình. Đặc biệt, với các doanh nghiệp
Đức với lợi thế trong ngành sản xuất các sản phẩm công nghệ và kỹ thuật cao như
hóa chất, xe hơi, máy móc, thiết bị điện, điện tử… những ngành công nghiệp mà
Việt Nam còn rất hạn chế và yếu kém thì việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường là
một xu thế tất yếu. Không những thế, với những cam kết khi gia nhập WTO, những
rào cản thâm nhập thị trường được hạn chế rất nhiều, những cải cách trong hệ thống
luật pháp và sự mở cửa thu hút đầu tư của chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ là

những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác, đầu tư của các đối tác
CHLB Đức.
Đi cùng với đó thì sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự vươn ra tầm quốc
tế của các doanh nghiệp Việt Nam trong sân chơi khu vực và toàn cầu đang diễn ra
nhanh chóng hơn bao giờ hết. Một nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu với giá trị
kim ngạch lên tới 69% GDP vào năm 2008 (64% năm 2009 và 61% năm 2005)
(theo VCCI) thì một thị trường như CHLB Đức là một trong số mục tiêu quan trọng
cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Là quốc gia có thế mạnh to lớn về
nông nghiệp thì các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã thâm nhập và chiếm
lĩnh hầu hết các thị trường lớn trên thế giới. Trong đó thì liên minh châu Âu là một
trong số các đối tác lớn và quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Và trong số các quốc
gia thành viên EU thì xuất khẩu của Việt Nam sang CHLB Đức chiếm tỷ trọng cao,



14
bằng nhiều nước châu Âu cộng lại, điều đó cho thấy vai trò và tiềm năng vô cùng to
lớn của nền kinh tế lớn nhất EU này với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Mặt
khác các doanh nghiệp Việt Nam đang dần có những bước tiến ra khu vực và thế
giới và Đức chắc chắn sẽ là một trong số các địa điểm đầu tư hấp dẫn với các doanh
nghiệp Việt Nam. Chuyến viếng thăm của Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel hồi
tháng 10/2011 là sự khẳng định và nâng tầm quan hệ đầy ý nghĩa trong sự phát triển
quan hệ thương mại, đầu tư song phương giữa hai nước.
Mặt khác trong những năm qua, CHLB Đức đặc biệt quan tâm tới phát triển
quan hệ đối tác với các nước châu Á, đặc biệt là các quốc gia tại khu vực châu Á
Thái Bình Dương và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), một trong
những khu vực kinh tế năng động bậc nhất thế giới. Nằm trong số đó, lại có tốc độ
tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam là điểm đến vô cùng hấp dẫn cho các nhà đầu
tư đến từ CHLB Đức với mức độ ổn định về chính trị cao, được hưởng nhiêu ưu đãi
của chính phủ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, người dân cần cù, ham học hỏi

và chính sách luôn mở cửa đón đầu tư thì cơ hội cho các nhà đầu tư CHLB Đức là
rất lớn. Hơn nữa với trình độ phát triển cao, nằm trong số các quốc gia phát triển
nhất thế giới, với một nền tảng công nghiệp, khoa học kỹ thuật cao thì các đối tác
CHLB Đức sẽ có rất nhiều lợi thế về kiến thức, kinh nghiệm và khả năng thích nghi
khi đầu tư tại một thị trường còn mới mẻ và đang phát triển như Việt Nam.
Với những điều kiện và lợi thế riêng của từng nước, trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới thì củng cố và phát triển
quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương của hai quốc gia là một xu thế tất
yếu. Đặc biệt, khi nền kinh tế thế giới còn đầy rẫy những khó khăn như hiện tại thì
thúc đẩy quan hệ song phương có thể là một trong số các nhân tố quan trọng giúp
hai quốc gia nhanh chóng thoát ra được những khó khăn hiện tại và có những bước
phát triển mạnh mẽ và vững chắc.



15
1.3. Những cơ sở cho sự phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và
đầu tư giữa Việt Nam – CHLB Đức.
Nằm trong khối thị trường chung châu Âu, những cơ sở cho sự phát triển quan
hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với CHLB Đức cũng bắt đầu từ những cơ sở từ mối
quan hệ với EU.
1.3.1. Những cơ sở chung cho mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – EU.
1.3.1.1. Hiệp định khung về quan hệ hợp tác Việt Nam - Ủy ban châu Âu (EC).
Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao
vào tháng 10-1990. Năm năm sau, vào ngày 17-07-1995, Hiệp định khung về quan
hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ủy ban Châu Âu (EC) được ký kết và bắt đầu có hiệu
lực vào ngày 01-06-1996, cung cấp cơ sở pháp lý và từng bước mở rộng quan hệ
thương mại và đầu tư song phương. Hiệp định khung đề ra bốn mục tiêu:
- Tăng cường đầu tư và thương mại song phương.
- Hỗ trợ phát triển kinh tế lâu dài của Việt Nam và cải thiện các điều kiện sống cho

người nghèo.
- Hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế và tiến tới một
nền kinh tế thị trường.
- Bảo vệ môi trường.
Hiệp định khung là tiền đề thiết lập Ủy ban Hỗn hợp EC - Việt Nam, một diễn
đàn cho các hội đàm cao cấp về sự phát triển kinh tế và chính trị, bao gồm cả những
tiến bộ của các cải cách kinh tế, hành chính, luật pháp và pháp lý của Việt Nam và
việc thực hiện các chương trình hợp tác của Liên minh Châu Âu, là cơ sở cho quan
hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia khu vực liên minh châu Âu.
1.3.1.2. Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam – Liên minh châu
Âu (EU).
Nếu Hiệp định khung quan hệ hợp tác Việt Nam - EC ký năm 1995 được xây
dựng dựa trên mối quan hệ giữa một bên là các nước cung cấp viện trợ phát triển và
một bên là nước nhận viện trợ thì Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) là



16
Hiệp định tổng thể được xây dựng giữa hai bên đối tác bình đẳng, có nhiều lợi ích
gắn bó với nhau. Hiệp định được ký tắt năm 2010 sau hơn 2 năm đàm phán.
Qua 9 vòng đàm phán và nhiều cuộc trao đổi kỹ thuật, hai bên đã thỏa thuận và
ký tắt PCA với 8 chương, 65 điều, trong đó khẳng định các nguyên tắc cơ bản của
quan hệ hai bên, xác định khuôn khổ hợp tác toàn diện trong tất cả các lĩnh vực, từ
hợp tác phát triển, thương mại, đầu tư, đến hợp tác tư pháp, bảo vệ hòa bình, an
ninh quốc tế, khoa học công nghệ, nghiên cứu, hợp tác chuyên ngành PCA cho
thấy hai bên rất coi trọng lĩnh vực hợp tác phát triển và thương mại, đầu tư khi dành
2 chương riêng cho những lĩnh vực này. Về thương mại - đầu tư, hai bên đạt được
các thỏa thuận quan trọng cho phép Việt Nam có thể tiếp cận thuận lợi hơn thị
trường EU như: cam kết tăng cường tham vấn tăng hiệu quả sử dụng các ưu đãi của
chế độ GSP, dành cho Việt Nam sự đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D), hợp tác

hướng tới sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. PCA sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để hai bên có thể khai thác được tốt hơn lợi thế so sánh và bổ sung lẫn
nhau.
Với các thỏa thuận trong PCA, hai bên có thể hợp tác trên phạm vi rộng lớn
hơn nhiều so với Hiệp định khung 1995. Hiệp định PCA đã thực sự thể hiện bước
phát triển to lớn, sâu rộng của quan hệ Việt Nam - EU sau 20 năm, đưa quan hệ
bước sang một giai đoạn mới với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn.
1.3.1.3. Đàm phán ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU.
EU là một đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2010, EU
đứng thứ hai trong các nước xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và đứng thứ năm
trong nhập khẩu vào Việt Nam. Ngược lại Việt Nam vẫn là một đối tác nhỏ của EU,
đứng thứ 31 trong nhập khẩu vào EU và đứng thứ 41 trong xuất khẩu vào thị trường
này (theo số liệu của “Hội thảo đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt
Nam – EU” do VCCI tổ chức). Nhưng EU lại coi Việt Nam là một thị trường tiềm
năng và phát triển năng động nhất thế giới, một thị trường dân số trẻ với sức hấp thụ
hàng hóa, dịch vụ lớn, một địa chỉ đầu tư hấp dẫn, ổn định. Chính vì những điều này
đã thúc đẩy mạnh mẽ hai bên tiến tới đàm phán nhằm ký kết Hiệp định thương mại
tự do (FTA) với cơ sở tiền đề là Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA).
Trong năm qua, cả hai phía đã có các cuộc thảo luận nhằm xác định những lĩnh vực,



17
vấn đề để đàm phán, và quá trình này sắp kết thúc. Hiện cả hai phía đang gấp rút
cho các khâu chuẩn bị kỹ thuật cho các vòng đàm phán FTA, và các cuộc thảo luận
chuẩn bị và mang tính xây dựng cũng liên quan đến quy chế nền thị kinh tế thị
trường và ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam nhằm đi đến thống nhất
các vấn đề đàm phán cho hiệp định FTA để có thể bắt đầu vòng đàm phán một cách
sớm nhất, dự kiến có thể khởi động trong năm 2012 này.
Nếu FTA giữa Việt Nam và EU được ký kết thì sẽ là động lực thúc đẩy cả xuất

khẩu và nhập của Việt Nam và EU gia tăng, đồng thời thúc đẩy khả năng và sức
cạnh tranh của các doanh nghiệp hai bên. Đồng thời việc ký kết này sẽ giúp cho vị
trí của Việt Nam được cải thiện nhiều trên kinh tế thế giới, tăng cường khả năng
xuất khẩu khi mà nhiều mặt hàng quan trọng của Việt Nam không còn được hưởng
ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) .
Nhận xét:
Những cơ sở quan trọng trong mối quan hệ hợp tác với EU này cũng đồng thời
là cơ sở không thể thiếu khi Việt Nam muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại
và đầu tư với bất kỳ quốc gia nào trong khu vực, đặc biệt là CHLB Đức, nền kinh tế
lớn nhất EU. Đây là những tiền đề cho sự phát triển quan hệ hợp tác của Việt Nam
với CHLB Đức, đồng thời thúc đẩy hai nước tiến tới những quan hệ hợp tác sâu
rộng hơn.
1.3.2. Những cơ sở riêng của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – CHLB Đức.
Việt Nam và CHLB Đức chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày
23/09/1975. Trong những năm qua, quan hệ giữa hai nước phát triển tốt đẹp, không
ngừng được củng cố và mở rộng cùng với sự trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Trong các
cuộc trao đổi, tiếp xúc, phía Đức luôn hoan nghênh và ủng hộ đường lối đổi mới
của Việt Nam, đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên
trường quốc tế. Việt Nam là một đối tác quan trọng của CHLB Đức trên nhiều lĩnh
vực. Việt Nam coi trọng và đánh giá cao vai trò và vị trí của Đức - “trái tim châu
Âu” - trong EU và trên thế giới. Quan hệ ngoại giao, chính trị tốt đẹp giữa Việt
Nam và Đức là nền tảng vững chắc để hai nước thúc đẩy, tăng cường quan hệ kinh



18
tế, thương mại và đầu tư. Điều đó được khẳng định bằng một số những văn bản,
hiệp định:
1.3.2.1. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau.
Được ký kết ngày 03/04/1993, đây là Hiệp định đầu tiên giữa Việt Nam và

CHLB Đức mở ra một chương mới trong quan hệ kinh tế hai nước. Đây cũng là cơ
sở pháp lý quan trọng điều chỉnh mối quan hệ về đầu tư nhằm giúp các doanh
nghiệp hai nước xúc tiến các cơ hội đầu tư. Những nội dung chính của hiệp định:
- Đối xử công bằng với các hoạt động đầu tư thuộc sở hữu của công dân hay công ty
của Bên ký kết kia (Đối xử không kém thuận lợi hơn so với công dân, công ty nước
mình hoặc bên thứ 3).
- Đảm bảo sự an toàn cho hoạt động đầu tư của Bên ký kết kia.
- Đảm bảo cho các bên khi đầu tư được tư do luân chuyển các khoản thanh toán.
- Các nội dung liên quaan tới giải quyết tranh chấp.
1.3.2.2. Một số văn bản quan trọng khác.
Trên cơ sở quan hệ hợp tác của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn
nhau năm 1993 thì Việt Nam và CHLB Đức còn ký kết nhiều văn bản mở rộng
quan hệ hợp tác khác như:
- Tuyên bố chung về tăng cường mở rộng và tăng cường quan hệ Việt Nam - CHLB
Đức (năm 1995).
- Nghị định thư về hợp tác và phát triển (năm 1995).
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (năm 1995).
- Hiệp định hợp tác hàng hải, hàng không.
Ngoài những hiệp định và văn bản tăng cường và mở rộng quan hệ giữa hai nước
thì mộ sự kiện quan trọng không thể không kể đến là chuyến viếng thăm của thủ
tướng Đức, bà Angela Merkel tới Việt Nam hồi tháng 10/2011. Đứng trên phương
diện song phương, có thể dễ dàng nhận thấy chuyến thăm Việt Nam của nữ Thủ
tướng Đức Merkel không nằm ngoài mục đích thúc đẩy quan hệ giữa hai nước tiếp
tục phát triển tích cực và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Thực tế cho thấy tiềm năng
hợp tác giữa Việt Nam và Đức hiện là rất lớn và mức độ hợp tác hiện nay vẫn chưa
tương xứng. Trong khuôn khổ chuyến thăm, bà Merkel còn thúc đẩy việc ký kết
Hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa EU và Việt Nam. Và thành quả quan trọng




19
của chuyến viếng thăm này là “Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam - Đức - đối tác
chiến lược vì tương lai" hai nước ký ngày 11/10/2011 tại Hà Nội nhằm khẳng định
và nâng tầm quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Nhận xét:
Mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước được xây dựng
khá lâu dài, bền vững trên những cơ sở của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với EU
nói chung và CHLB Đức nói riêng. Từ những cơ sở đó, mối quan hệ hợp tác giữa
hai nước đang phát triển không ngừng và hứa hẹn sẽ có nhiều chuyển biến tích cực
và mở rộng nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu khi mà Hiệp định thương
mại tự do (FTA) Việt Nam – EU đang được thúc đẩy các vòng đàm phán. Hơn thế
nữa, tầm cao quan hệ “đối tác chiến lược vì tương lai” giữa Việt Nam và CHLB
Đức đã được khẳng định bằng chuyến viếng thăm của Thủ tướng Đức tới Việt Nam
vào tháng 10/2011. Tất cả điều này sẽ tạo đà thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại
và đầu tư song phương giữa hai nước.



20
Chương 2. Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư song
phương Việt Nam – CHLB Đức giai đoạn 2005 - nay.
2.1. Thực trạng quan hệ thương mại song phương Việt Nam –
CHLB Đức.
Kể từ khi thiết lập quan hê ngoại giao, quan hệ thương mại Việt Nam và Đức
ngày càng có xu hướng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính
thức gia nhập WTO, quan hệ thương mại Việt Nam – CHLB Đức càng có cơ hội
phát triển mạnh mẽ hơn.
2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam – CHLB Đức gia tăng đều
đặn hàng năm trong giai đoạn 2001 – 2004 mỗi năm tăng trung bình 100 triệu USD,

năm 2001 đạt mức 1,1 tỷ USD đến năm 2004 đạt 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên từ năm
2005 trở đi kim ngach thương mại hai chiều gia tăng mạnh mẽ từ mức 1,7 tỷ USD
năm 2005 lên 5,5 tỷ USD năm 2011, tăng 5 lần so với năm 2001, chiếm 2,7% tổng
kim ngạch thương mại của cả nước năm 2011. Đi liền với đó thì Đức cũng là một
trong số các thị trường xuất siêu quan trọng của Việt Nam, năm 2011 Việt Nam
xuất siêu sang Đức hơn 1,1 tỷ USD trong khi kim ngạch thương mại của Việt Nam
thâm hụt tới hơn 9,8 tỷ USD (theo số liệu của Tổng cục thống kê).
Kim ngạch thương mại Việt Nam – CHLB Đức (Đơn vị: triệu USD).
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Việt Nam xuất 1.086,7

1.445,3

1.855,0

2.073,4

1.885,4

2.372,7

3.366,9

Việt Nam nhập 662,5

914,5

1.308,4

1.480,0


1.589,2

1.742,4

2.198,5

Tổng kim ngạch 1.749,2

2.359,8

3.163,5

3.553,4

3.474,7

4.115,1

5.565,4

Nguồn: Tổng cục thống kê và phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI –hồ
sơ thị trường Đức).



21
Trong khoảng thời gian từ 2005-2010, xuất khẩu của Việt Nam sang Đức tăng
trưởng hàng năm khoảng từ 200-500 triệu USD thì trong năm 2011, xuất khẩu tăng
khoảng 1 tỷ USD so với 2010, là mức tăng lớn nhất từ trước tới nay, góp phần đưa

kim ngạch thương mại hai chiều tăng hơn 1,4 tỷ USD so với năm trước. Giải thích
cho điều này có thể xuất phát từ những vấn đề nội tại của liên minh châu Âu và
Eurozone(khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu), đó là tình hình nợ công tại
Hy Lạp và nhiều nước lớn tại châu Âu đang diễn ra phức tạp, nhiều nước buộc phải
áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng” dẫn tới nhu cầu tiêu dùng của người dân
trong nước giảm và giảm nhập khẩu hàng hóa. Do đó mà các doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam phải tìm những thị trường thay thế mà Đức là một thị trường quan
trọng trong EU vẫn đứng vững trước cơn bão nợ công tại khu vực này, nhu cầu đối
với hàng hóa vẫn tăng.
Trong liên minh châu Âu EU, CHLB Đức là đối tác thương mại số một của
Việt Nam, chiếm hơn 20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu sang EU và hơn 28%
tổng lượng hàng nhập khẩu từ EU năm 2011. Trong khi đó, Việt Nam hiện vẫn chỉ
chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng kim thương mại của Đức, khoảng gần
0.2% trong năm 2010, được Đức xếp hạng đối tác thương mại thứ 40/144 nước xuất
khẩu hàng hóa vào Đức, hạng 55/144 nước nhập khẩu hàng hóa từ Đức và hạng
47/144 nước đối tác thương mại chính trên kim ngạch hai chiều. Tuy nhiên Việt
Nam hiện đang là điểm hướng đến quan trọng khi mà EU nói chung và CHLB Đức
nói riêng đang thúc đẩy quan hệ với các nước thuộc khu vực ASEAN, khu vực kinh
tế năng động bậc nhất của châu Á và thế giới với hơn 600 triệu người và nhiều nước
có tốc độ phát triển kinh tế trung bình nhiều năm gần đây đạt trên 5% và vẫn vững
vàng trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008.
2.1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu.
2.1.2.1. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang CHLB Đức khá đa dạng, các mặt
hàng có giá trị xuất khẩu cao tập trung vào các lĩnh vực có thể mạnh của Việt Nam
như hàng dệt may, giày dép, hàng nông thủy sản…

×