Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Chiến lược marketing – mix cho sản phẩm thẻ ATM của ngân hàng đông á trên thị trường miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.99 KB, 73 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING
  
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO SẢN PHẨM THẺ ATM
CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC.
Họ và tên sinh
viên
: HOÀNG THỊ LINH
Giảng viên hướng
dẫn
: TH.S NGUYỄN THANH THỦY
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
i

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
HÀ NỘI – 05/2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING
  
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO SẢN PHẨM THẺ ATM
CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC.
Họ và tên sinh
viên
: HOÀNG THỊ LINH
Lớp
: MARKETING A


Khóa
: 47
Hệ
: CHÍNH QUY
Giảng viên hướng
: TH.S NGUYỄN THANH THỦY
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
ii
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
dẫn
HÀ NỘI – 05/2009
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.
TT Chữ viết tắt Giải nghĩa.
1. ATM :Máy giao dịch tự động (Automatic Teller Machine)
2. ALCO :Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có.
3. GDP :
4. DongA Bank :Ngân hàng Đông Á
5 Agribank :Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam
6. Vietcombank :Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
7. Techcombank :Ngân hàng kỹ thương.
8. BIDV :Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
9. Vietinbank :Ngân hàng công thương Việt Nam.
10. Vpbank :Ngân hàng ngoài quốc doanh.
11. Richland Hill Card :Thẻ đặt chỗ và rút thăm mua căn hộ.
12. Doctor Card :Thẻ thầy thuốc.
13. Teacher Card :Thẻ giáo viên.
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
iii

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
14. Shopping Card :Thẻ mua sắm.
15. VNBC : Việt Nam Bank Card
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
TT
1. Sơ đồ 1.1 :Sơ đồ tổ chức ngân hàng Đông Á.
2. Bảng 1.1 :Tình hình hoạt động kinh doanh của DongA Bank từ năm
2004 – 2008.
3. Bảng 1.2 :Các chỉ tiêu tài chính từ năm 2004 – 2008.
4. Bảng 1.3 :Thị phần thẻ ATM của các ngân hàng trên thị trường Việt
Nam.
5. Biểu đồ 1.1 :Biểu đồ thị phần thẻ ATM của các ngân hàng trên thị trường
Việt Nam.
6. Bảng 1.4 :Số lượng thẻ ATM phát hành của ngân hàng Đông Á từ năm
2004 – 2008.
7. Biểu đồ 1.2 :Sự tăng lên về mặt số lượng thẻ ATM được phát hành hằng
năm.
8. Bảng 2.1 :Ma trận đánh giá sức hấp dẫn của thị trường.
9. Bảng 2.2 :Ma trận đánh giá những thách thức từ thị trường.
10. Bảng 2.3 :Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của một số ngân hàng trên
thị trường Việt Nam.
11. Bảng 2.4 :Ma trận đánh giá lợi thế của ngân hàng Đông Á.
12. Sơ đồ 3.1 :Sơ đồ cơ cấu phòng Marketing.
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
iv
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
13. Sơ đồ 3.2 : Sơ đồ kênh phân phối dịch vụ thẻ ATM của DongA Bank.
14. Sơ đồ 3.3 : Sơ đồ quy trình cung ứng dịch vụ tại quầy giao dịch
15. Sơ đồ 3.4 : Sơ đồ quy trình cung ứng dịch vụ tài kênh giao dịch tự động
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A

v
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội thị trường ngành ngân hàng – tài
chính của Việt Nam cũng phát triển sôi động. Các ngân hàng ngày càng thoả mãn
nhu cầu của khách hàng tốt hơn bằng nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Đi cùng với xu
thế phát triển đó sự ra đời của hệ thống thẻ ATM đã mang lại nhiều lợi ích cho
khách hàng trong việc thanh toán cũng như quản lý các khoản chi tiêu của mình.
Năm 2004, ngân hàng Đông Á cho ra mắt hệ thống giao dịch tự động ATM và phát
hành thẻ đa năng Đông Á để góp mặt trong thị trường thẻ ATM của Việt Nam.
Trong những năm tiếp theo DongA Bank đã đưa ra những chiến lược Marketing –
Mix nhằm phát triển sản phẩm này. Đặc biệt, năm 2009 này DongA Bank đã đưa ra
những chiến lược nhằm ưu tiên cho sự phát triển cho cặp thẻ Đa năng và thẻ Tín
dụng Đông Á. Tuy vậy đối với thị trường miền Bắc những chiến lược này lại chưa
đem lại hiệu quả xứng đáng. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Chiến lược
Marketing – Mix cho sản phẩm thẻ ATM của ngân hàng Đông Á trên thị trường
miền Bắc”.
2. Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài.
Đưa ra những giải pháp Marketing – Mix phù hợp đối với thị trường miền
Bắc nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ
ATM của ngân hàng Đông Á.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Tập trung vào khách hàng của sản phẩm thẻ ATM hiện nay tại miền Bắc.
- Các ngân hàng đang cạnh tanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thẻ ATM.
- Nghiên cứu những yếu tố thuộc môi trường Marketing ảnh hưởng đến hoạt
động dinh doanh sản phẩm thẻ ATM.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
1

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
- Phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp liên quan đến đề tài.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu phỏng vấn.
5. Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu trên thị trường miền Bắc.
- Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh bao gồm các ngân hàng trong khu vực
ngân hàng thương mại.
Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp bao gồm 4 chương sau:
- Chương I. Tổng quan về ngân hàng Đông Á.
- Chương II. Đặc điểm về thị trường và môi trương marketing của sản
phẩm thẻ ATM của ngân hàng Đông Á nói riêng và của các ngân hàng
tại Việt Nam nói chung.
- Chương III. Thực trạng hoạt động Marketing cho sản phẩm thẻ ATM
của ngân hàng Đông Á hiện nay.
- Chương IV. Các giải pháp Marketing – Mix cho sản phẩm thẻ ATM
của ngân hàng Đông Á trên thị trường miền Bắc.
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thuỷ trong thời gian qua đã
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin cảm ơn tập
thể cán bộ nhân viên của ngân hàng Đông Á – Hà Đông, đặc biệt là Giám đốc
Nguyễn Minh Hoàng cùng với anh Phạm Văn Long (nhân viên phòng Marketing
của ngân hàng Đông Á) đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ thông tin trong quá trình em
thực tập và nghiên cứu tại đây.
Hà Nội ngày 04 tháng 05 năm 2009
Sinh viên: Hoàng Thị Linh
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
2
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐÔNG Á.
1.1 Giới thiệu đôi nét về ngân hàng Đông Á.

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
 Lịch sử ra đời.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) được thành lập ngày
01 tháng 07 năm 1992, là ngân hàng thành lập mới đầu tiên theo pháp lệnh ngân
hàng 1992. Trụ sở đầu tiên đặt tại số 60 – 62 Nam Kì Khởi Nghĩa, quận Phú
Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi) với số vốn điều lệ
của ngân hàng ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ đồng (trong đó có 80% vốn của
các pháp nhân) với 03 phòng nghiệp vụ chính là: tín dụng, ngân quỹ và kinh doanh.
Qua hơn 16 năm hoạt động số vốn điều lệ tính đến tháng 12/2008 đã lên tới
2.880 tỷ đồng, tổng tài sản là 34700 tỷ đồng với mạng lưới hoạt động trải rộng trên
cả nước và ngân hàng Đông Á đã khẳng định là một trong những ngân hàng cổ
phần phát triển hàng đầu Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng đi đầu trong việc triển
khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại đáp ứng nhu cầu thiết thực cho cuộc sống hàng
ngày.
Các cổ đông pháp nhân lớn của ngân hàng:
+ Văn phòng thành ủy TP.HCM.
+ Công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận.
+ Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận.
+ Tổng Công ty May Việt Tiến.
+ Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO).
+ Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO).
Hai công ty thành viên là công ty Kiều hối Đông Á và Công ty Chứng khoán Đông
Á.
Hội sở hiện tại:
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
3
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
130 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (84.8) 3995 1483 - 3995 1484.
Fax: (84.8) 3995 1603 - 3995 1614.

E-mail: mailto:
Website: www.dongabank.com.vn.
Logo và Slogan:
 Quá trình phát triển.
- Năm 1992 ngân hàng Đông Á thành lập với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng.
Năm 1993 thành lập chi nhánh tại Hà Nội, chi nhánh tại quận 1 (thành phố
Hồ Chí Minh) và chi nhánh Hậu Giang.
- Năm 1994 vốn điều lệ được tăng lên 30 tỷ đồng và tăng lên 97,4 tỷ đồng
trong năm 2000, 120 tỷ đồng năm 2001. Cũng trrong năm 2001 công ty Kiều
hối Đông Á được thành lập và hoạt động trong hệ thống ngân hàng theo mô
hình công ty mẹ - con.
- Năm 2002 tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 500 tỷ đồng,
năm 2006 là 880 tỷ đồng và năm 2007 có 2 lần ngân hàng Đông Á tăng vốn
điều lệ lên 1400 tỷ đồng vào tháng 5 và 1600 tỷ đồng vào tháng 12. Trong
những năm trước mắt theo lộ trình do Bộ tài chính và ngân hàng nhà nước đề
ra ngân hàng Đông Á sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ cho phù hợp.
- Hơn nữa trong quá trình phát triển của mình DongA Bank đã hợp tác với
nhiều tổ chức như năm 1995 là đối tác duy nhất của tổ chức hợp tác Quốc tế
của Thuỵ Điển, năm 1998 là một trong hai ngân hàng cổ phần của Việt Nam
nhận vốn tài trợ từ quỹ phát triển nông thôn của ngân hàng thế giới – RDF.
Năm 2002 là một trong hai ngân hàng cổ phàn nhận vốn tài trợ từ ngân hàng
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
4
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
Hợp tác quốc tế của Nhật Bản – JBIC. Năm 2003 hợp tác với cơ quan phát
triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID)….
- Ngân hàng Đông Á cũng có những mốc thời gian phát triển, hoàn thiện các
dịch vụ của mình như: năm 1993 chính thức triển khai thêm dịch vụ thanh
toán quốc tế, chuyển tiền nhanh và chi lương hộ và là ngân hàng đầu tiên
thực hiện tín dụng trả góp nợ. Năm 2000 trở thành thành viên chính thức của

mạng thanh toán toàn cầu – SWFT. Năm 2001 áp dụng thành công hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 vào hoạt động ngân hàng. Và cột mốc
lịch sử năm 2002 ngân hàng Đông Á đã thành lập trung tâm thẻ thanh toán
ngân hàng Đông Á và chính thức phát hành thẻ Đông Á đầu tiên đến năm
2004 chính thức ra mắt hệ thống giao dịch tự động ATM và phát hành thẻ đa
năng Đông Á góp mặt trong hệ thống thẻ Việt Nam. Năm 2005 chính thức
kết nối thanh toán thẻ với tập đoàn UnionPay (Trung Quốc). Năm 2006
chính thức ra mắt trung tâm giao dịch 24H và triển khai kênh giao dịch
“ngân hàng Đông Á Điện tử”.
- Ngày 15/8/2008 náy ATM Thế kỷ 21 do ngân hàng Đông Á chế tạo được
chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” là máy ATM đầu tiên tại Việt Nam có chức
năng nhận và đổi tiền trực tiếp qua máy.
- Ngày 08/08/2008 ngân hàng Đông Á đã chính thức phát hành thẻ Tín dụng
DongA Bank nhằm hoàn thiện hơn hệ thống thẻ ATM của mình và giúp
khách hàng có nhiều lợi ích hơn trong việc sử dụng hệ thống thanh toán tự
động.
 Một số giải thưởng.
Trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng Đông Á đã nhận được rất nhiều giải
thưởng do các tổ chức quốc tế, cơ quan chính phủ, nhà nước trao tặng như:
- Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” các năm 2003, 2005, 2007, 2008 do Hội
các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng.
- Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu năm 2008.
- Giải thưởng “Sao Vàng Phương Nam 2008”.
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
5
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
- Danh hiệu “Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008”.
- Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2007”.
- Giải thưởng “Top 100 thương hiệu tiêu biểu nhất năm 2007”.
- Top 200: Chiến lược công nghiệp của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

theo bình chọn của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP).
- Chứng nhận xuất sắc về chất lượng vượt trội của hoạt động thanh toán quốc
tế do Standard Chartered Bankm, Citi Bank, American Express Bank,
Wachoia Bank và Bank of New York trao tặng.
- Máy ATM Thế kỷ 21 do DongA Bank chế tạo được chứng nhận “Kỷ lục
Việt Nam” có chức năng nhận và đổi tiền trực tiếp qua máy ATM lần đầu
tiên tại Việt Nam.
- Ngoài ra ngân hàng Đông Á còn nhận được rất nhiều giải thưởng khác….
 Loại hình doanh nghiệp.
Ngân hàng Đông Á là ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động theo pháp lệnh
ngân hàng 1992.
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động.
 Huy động vốn:
Cũng như các ngân hàng khác, huy động vốn là một trong những hoạt động
chủ yếu của ngân hàng Đông Á. Nguồn huy động thông qua các tổ chức tín dụng
và các tổ chức kinh tế và dân cư…
 Tín dụng:
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của DongA
Bank. Khách hàng tập trung lớn là các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế và dân
cư. Trong những năm gần đây ngân hàng Đông Á đã đa dạng hóa các sản phẩm tín
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp khách hàng khác nhau.
- Đối với khách hàng cá nhân: DongA Bank đã giúp đáp ứng nhu cầu của
khách hàng với các sản phẩm như cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
6
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
và cho vay ứng trước trong việc bán chứng khoán, cho vay kinh doanh bất
động sản, cho vay mua hàng trả góp, hay cho vay tiêu dùng…
- Đối với khách hàng doanh nghiệp: DongA Bank đặc biệt chú trọng đến
khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. DongA Bank đã và đang hợp tác với

các tổ chức tài chính quốc tế để tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Việt Nam.
 Thanh toán quốc tế:
Doanh số thanh toán quốc tế của DongA Bank ngày càng tăng theo từng
năm. Mạng lưới các đại lí tại nước ngoài ngày càng mở rộng. Tính đến nay đã có
hơn 2800 ngân hàng và các chi nhánh đại lí tại 105 quốc gia trên thế giới. Khách
hàng có thể thức hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế trong mạng lưới 107 chi
nhánh và phòng giao dịch của hệ thống DongA Bank trên cả nước.
 Hoạt động đầu tư:
Hoạt động đầu tư cũng là một trong những hoạt động chính của ngân hàng
Đông Á với tổng số vốn đầu tư tính đến năm 2008 đạt 13.138 tỷ đồng bao gồm đầu
tư vào các hoạt động kinh doanh chứng khoán, chứng khoán đầu tư, góp vốn đầu tư
dài hạn.
 Thẻ thanh toán:
DongA Bank là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện
hoạt động thẻ thanh toán. Hình thức này đã giúp thực hiện tốt chính sách của Chính
phủ là hạn chế lưu thông tiền mặt trên thị trường. Cho đến nay ngân hàng Đông Á
đã có nhiều loại thẻ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đó là thẻ đa năng, thẻ tín
dụng,… Hiện Đông Á là một trong những ngân hàng hàng đầu trong việc phát hành
thẻ đến khách hàng tại Việt Nam.
 Kinh doanh ngoại tệ:
Ngân hàng Đông Á là điểm thu mua kinh doanh ngoại tệ như USD, EUR
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày càng có mức tăng trưởng cao đáp ứng cho nhu
cầu của hoạt động xuất nhập khẩu.
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
7
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
 Các dịch vụ khác: Chuyển tiền nhanh và thu chi hộ
Năm 2007 doanh số chuyển tiền nhanh đạt 10.671 tỷ đồng và tổng doanh thu
chi hộ là 1378 tỷ đồng. Tuy hai dịch vụ này không mang lại hiệu quả cao nhưng

DongA Bank đã có thêm một lượng khách hàng đáng kể và đã cung cấp thêm cho
khách hàng sự tiện ích trong thanh toán và giảm đáng kể chi phí chung cho toàn xã
hội.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ 1.1: sơ đồ tổ chức ngân hàng Đông Á
(Nguồn: ngân hàng Đông Á )
 Đại hội đồng cổ đông: là nơi tập trung quyền lực cao nhất của ngân hàng, là nơi
cao nhất có quyền ra mọi quyết định về nhiệm vụ, chức năng, kế hoạch của
ngân hàng.
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
8
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
 Hội đồng quản trị: làm nhiệm vụ chỉ đạo sâu sát Ban điều hành thực hiện
thành công kế hoạch đề ra cho từng năm cụ thể, từng giai đoạn cụ thể. Các
thành viên của Hội đồng Quản Trị còn tham gia vào các Hội đồng ALCO, Hội
đồng Tín dụng nhằm chỉ đạo và kiểm soát các rủi ro.
 Ban tổng giám đốc: thực hiện các kế hoạch của đại hội cổ đông và Hội đồng
Quản Trị để ra. Ban tổng giám đốc chỉ đạo cho các phòng ba cấp dưới thực hiện
công việc cụ thể và ban giám đốc cũng chính là người chịu trách nhiệm về các
hoạt động của ngân hàng trước Hội đồng Quản Trị.
 Ban kiểm soát: là cơ quan thay mặt cổ đông để kiểm soát một cách độc lập,
khách quan và trung thực mọi hoạt động tài chính của ngân hàng. Phòng kiểm
toán nội thực hiện các hoạt động kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo các hoạt động
của DongA Bank tuân thủ đúng với luật của các tổ chức tín dụng, đúng với các
quy định của Nhà Nước: chấp hành đúng Nghị Quyết của Đại hội đồng Cổ đông
và nghị quyết của hội đồng Quản trị.
 Hội đồng Quản lí tài sản nợ - tài sản có (ALCO) chịu trách nhiệm quản lý,
theo dõi và phân tích các hoạt động liên quan đến nguồn vốn, thanh khoản, bảng
tổng kết tài sản và các loại rủi ro liên quan đến hoạt dộng ngân hàng và đưa ra
các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa các rủi ro.

 Hội đồng tín dụng: có trách nhiệm phê duyệt, thẩm định đối với các hợp
đồng tín dụng vượt quá hạn mức được phép tại các chi nhánh đồng thời có trách
nhiệm quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống của DongA Bank.
 Các phòng ban dưới của ban Tổng Giám đốc được chia thành 6 khối:
- Khối khách hàng cá nhân bao gồm 3 phòng: phòng khách hàng cá nhân,
trung tâm dịch vụ khách hàng và trung tâm tài chính cá nhân đảm trách mọi
nhiệm vụ liên quan đến việc cung cấp mọi dịch vụ phục vụ cho cá nhân.
- Khối khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính: bao gồm phòng
khách hàng doanh nghiệp và phòng quan hệ quốc tế đảm trách về mảng
khách hàng doanh nghiệp.
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
9
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
- Khối nghiệp vụ là nhiệm vụ thực hiện tất cả các hoạt động hướng tới khách
hàng.
- Khối hỗ trợ các hoạt động: làm nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động cho các phòng
ban khác. Phòng nghiên cứu và phát triển, phòng Marketing làm nhiệm vụ
nghiên cứu môi trường và đưa ra các chiến lược hành động cụ thể. Phòng
nhân sự thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực cho Đông
Á. Phòng hành chính làm các nhiệm vụ hành chính. Văn phòng ban Tổng
Giám đốc và văn phòng quan hệ quốc tế thực hiện các nhiệm vụ nhằm hỗ trợ
cho các bộ phận khác hoạt động tốt hơn.
- Khối kiểm soát hoạt động: thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giúp ngân hàng
hoạt động đúng hướng đã đặt ra và phù hợp với các quy định.
1.2 Năng lực kinh doanh.
1.2.1 Năng lực quản lý chung.
a. Trình độ của ban lãnh đạo.
Hiện nay tất cả các thành viên của ban lãnh đạo cấp cao gồm Tổng Giám
đốc, các phó Tổng Giám đốc… đều có học vị tiến sĩ. Họ là những nhà lãnh đạo tài
ba, có tầm nhìn chiến lược. Phần lớn các nhà lãnh đạo này đều có thâm niên cống

hiến nhiều năm cho ngân hàng. Ông Tổng Giám đốc Trần Phương Bình là người có
đầu óc lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược về hướng phát triển của ngân hàng trong
tương lai hơn nữa ông đã thu hút, chiêu mộ rất nhiều nhân tài học ở nước ngoài
cũng như trong nước về làm việc tại Đông Á.
Đội ngũ giám đốc các chi nhánh, các phòng giao dịch cũng là những người
có học vị cao, có khả năng lãnh đạo, sáng tạo và quyết đoán trong công việc, họ
được đào tạo và cân nhắc từ đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngân hàng.
b. Hệ thống mục tiêu, chiến lược, sứ mệnh của ngân hàng Đông Á.
 Định hướng hoạt động: Với phương châm “Bình dân hoá dịch vụ ngân hàng -
Đại chúng hóa công nghệ ngân hàng”, Đông Á đặt mục tiêu trở thành một ngân
hàng đa năng – một tập đoàn dịch vụ tài chính vững mạnh.
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
10
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
 Định hướng phát triển: tập trung phát triển mạnh mẽ khối lượng khách hàng cá
nhân tại Việt Nam.
 Chiến lược của DongA Bank : “Hội nhập và phát triển”.
Để thực hiện được chiến lược này DongA Bank đã xác đinh khách hàng
doanh nghiệp vừa và nhỏ là trọng tâm, từng bước thiết lập các sản phẩm dịch vụ
cung cấp cho doanh nghiệp lớn. Ngân hàng tập trung phát triển mạnh mẽ khối
lượng khách hàng cá nhân tại Việt Nam và bổ sung nhân lực đáp ứng nhu cầu phát
triển của ngân hàng. Hơn nữa, phải đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
hiện đại hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện có của DongA Bank.
 Mục tiêu của DongA Bank là trở thành ngân hàng tốt nhất Việt Nam vào năm
2010 và trở thành tập đoàn tài chính tốt nhất Việt Nam vào năm 2015:
Để thực hiện mục tiêu là tập đoàn tài chính tốt nhất Việt Nam thì ngân hàng
phải từng bước thực hiện: cổ phần hóa công ty chứng khoán Đông Á, tạo điều kiện
phát triển công ty kiều hối Đông Á trong giai đoạn 2008 – 2010, thành lập các công
ty tài chính, công ty liên doanh sản xuất máy ATM, công ty vàng quốc tế,… Mô
hình này sẽ phát huy được những thế mạnh của DongA Bank trong các dịch vụ tài

chính chuyên biệt. DongA Bank sẽ đóng vai trò là nhà đầu tư trong các công ty
trên, đồng thời tập trung Tổng Giám đốc thực hiện chức năng của một ngân hàng
thương mại cổ phần để trở thành một trong năm ngân hàng tốt nhất của Việt Nam
vào năm 2010.
c. Hệ thống hỗ trợ và ra quyết định.
Khối hỗ trợ các hoạt động của ngân hàng Đông Á là điểm mấu chốt để cho
ban lãnh đạo đưa ra những quyết định cụ thể. Mọi quyết định được đưa ra đều bắt
nguồn từ thị trường, môi trường vi mô, vĩ mô và khối hỗ trợ hoạt động thực thi
nhiệm vụ nghiên cứu này. Sau khi có được thông tin từ môi trường các thông tin
này được chuyển lên cho các phòng ban liên quan phân tích, đánh giá. Và cuối
cùng chuyển lên cho cấp trên. Trong quá trình thực hiện các quyết định thì có khối
hoạt động giám sát sẽ theo dõi chặt chẽ quá trình này.
d. Khả năng nhận diện các cơ hội và đe doạ từ môi trường.
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
11
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
Nằm trong khối hỗ trợ hoạt động ngân hàng có phòng nghiên cứu và phát
triển cùng với phòng Marketing. Hai phòng này đảm trách nhiệm vụ nghiên cứu
các cơ hội cũng như thách thức từ thị trường từ đó đưa ra những quyết định phản
ứng phù hợp. Chính vì vậy khả năng nhận diện các cơ hội và đe dọa từ thị trường
của Đông Á tương đối tốt. Chẳng hạn, từ những năm đầu của thập kỉ này ngân hàng
Đông Á là ngân hàng tiên phong phát triển hệ thống thẻ, máy rút tiền tự động để
phù hợp với xu thế tiêu dùng của người dân. Trong năm 2008 do dự báo tốt tình
hình kinh tế khó khăn của thế giới tác động đến hệ thống các ngân hàng toàn cầu
nên Đông Á đã có những chính sách phù hợp và kết quả là năm 2008 họ đã thu
được lợi nhuận là 701 tỷ đồng.
e. Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong hệ thống ngân hàng Đông Á.
Hội đồng quản trị đề ra các mục tiêu, kế hoạch năm, của một thời kì sau đó
giao nhiệm vụ cho các cấp chức năng thực thi nhiệm vụ đó. Ban lãnh đạo chỉ đạo
cho các khối, các phòng ban Các khối hoạt động của ngân hàng Đông Á được kết

hợp với nhau rất nhịp nhàng. Khối hỗ trợ các hoạt động sẽ tiến hành nghiên cứu thị
trường, tuyển dụng nhân sự và các hoạt động liên quan khác nhằm hỗ trợ cho việc
ra quyết định
f. Kết luận về năng lực quản lý chung.
Điểm mạnh:
- DongA Bank đã có được chiến lược, có định hướng phát triển rõ ràng.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao có năng lực, có tầm nhìn chiến lược đang
chèo lái con tàu Đông Á đi đúng hướng. Một số lượng lớn cán bộ trẻ, có tri
thức cao, năng động sáng tạo.
- Khả năng nhận biết cơ hội, đe dọa từ môi trường khá nhạy bén đã giúp ngân
hàng có được những cơ hội tốt để phát triển và tránh được những rủi ro.
Điểm yếu:
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
12
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
- Các quyết định chỉ đạo từ trên xuống nên có thời gian lâu, các nhân viên, hệ
thống phòng giao dịch có thể không nắm bắt được ý tưởng chỉ đạo nên có thể
đi chệch hướng.
- Các phòng ban rất nhiều nên có thể sự phối hợp hoạt động là rất khó khăn
1.2.2 Năng lực tài chính.
a. Cơ cấu vốn.
Vốn điều lệ của ngân hàng Đông Á luôn tăng từ khi thành lập đến nay với số
vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng và tính đến tháng 12/2008 số vốn điều lệ là 2.880
tỷ đồng với 2880.000.000 cổ phần và tổng số cổ đông là 2.963. Trong đó có hai cổ
đông chính sở hữu trên 5% vốn điều lệ là văn phòng thành ủy thành phố Hồ Chí
Minh và công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận; công ty Quản lí quỹ đầu tư:
Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam chiếm 1,59%. Ngoài ra DongA Bank còn có
các cổ đông chiến lược sau: Công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất
(Sasco), tổng công ty rượu bia nước giải khát Sài Gòn, Công ty cổ phần Kinh Đô,
Công ty may Việt Tiến.

Bảng các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng Đông Á từ năm 2004 – 2008.
Bảng 1.1: các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng Đông Á từ năm 2004 – 2008
Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng tài sản Tỷ
đồng
6.445 8.516 12.040 27.427 34.700
Vốn điều lệ Tỷ
đồng
350 500 880 1.600 2.880
Lợi nhuận trước thuế Tỷ
đồng
98 139 211 454 701
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2004 – 2008 của ngân hàng Đông Á )
Sở dĩ số vốn điều lệ của ngân hàng Đông Á có sự tăng lên nhanh chóng trong
thời gian qua là do ngân hàng nhà nước đã có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu
với các ngân hàng theo một lộ trình nhất định. Tổng tài sản của ngân hàng tăng lên
theo hằng năm là do vốn điều lệ tăng lên, lợi nhuận tăng nhanh được giữ lại, ngân
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
13
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
hàng lại đầu tư nhiều hơn vào hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật. Hơn nữa số dư huy
động vốn và các hoạt động khác của DongA Bank tăng lên theo từng năm nên tổng
tài sản của họ đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua.
Sau khi quan sát chỉ tiêu tài chính trong những năm vừa qua chúng ta sẽ thấy
rõ hơn về tính khả quan trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á.
Bảng chỉ tiêu tài chính
Bảng 1.2: các chỉ tiêu tài chính 2004 – 2007
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
ROE 15% 16,2% 23,5% 19,93%
ROA 1,3% 1,35% 1,55% 2,01%

Lợi nhuận / vốn điều lệ 28% 27,8% 23,98% 38%
Tỷ lệ khả năng chi trả 115,65% 129,5% 140.26% 210%
Hệ số an toàn (CAR) 8,24% 8,94% 13,57% 14,36%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004 – 2007 của ngân hàng Đông Á )
Như vậy trong giai đoạn 2004 – 2007 các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
của DongA Bank đều tăng trưởng tốt. ROE (lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu)
tăng nhanh đặc biệt trong năm 2006 đã tăng lên tới 23,5%, ROA (lợi nhuận sau
thuế/tổng tài sản) dao động trong khoảng 1,3% đến 2,01% trong khoảng thời gian
từ năm 2004 – 2006. Đối với khả năng thanh toán, về khả năng chi trả luôn đảm
bảo ở mức cáo trên 100% và hệ số an toàn (CAR) đã tăng dần theo từng năm. Năm
2008 với tình hình kinh tế khó khăn nhưng ngân hàng Đông Á luôn đảm bảo được
những chỉ số trên ở mức khả quan. Đây quả là một thành tích đáng kể của cán bộ
nhân viên và ban lãnh đạo ngân hàng.
b. Kết luận về năng lực tài chính.
Điểm mạnh: là một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, các con số phản ánh các
chỉ tiêu khả năng sinh lời và khả năng thanh toán đều đạt ở mức cao. Chính điều
này đã đem lại niềm tin cho khách hàng và các nhà đầu tư.
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
14
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
Điểm yếu: khả năng thanh toán đạt ở mức cao sẽ làm tồn đọng một lượng vốn lớn
dự trữ đã tạo một chi phí sử dụng vốn cao.
1.2.3 Năng lực cơ sở vật chất.
a. Hệ thống mạng lưới các đại lý chi nhánh.
Trụ sở, chi nhánh cũng như phòng giao dịch của DongA Bank được xây
dựng khang trang, sạch sẽ ở nơi những trục đường chính trên địa bàn cả nước. Các
chi nhánh, phòng giao dịch của Đông Á được thiết kế và trang bị thống nhất theo
mẫu hình ảnh của trụ sở chính tạo nhận biết cho cả hệ thống trong tâm trí khách
hàng. Các máy ATM được đặt ở những nơi đông người như trung tâm thương mại,
trước của phòng giao dịch, các trường đại học… đã tạo sự thuận tiện cho khách

hàng.
Mạng lưới hệ thống như trên đã giúp Đông Á tiếp cận nhiều hơn với khách
hàng. Với 135 chi nhánh có mặt tại 50 tỉnh thành trên cả nước đặc biệt ở các tỉnh
phía Nam ngân hàng Đông Á đang ngày càng thể hiện sự phát triển nhanh của
mình. 1.200 máy giao dịch tự động – ATM và 1.500 điểm chấp nhận thanh toán
bằng thẻ - POS tạo sự tiện lợi cho khách hàng. Đặc biệt là trong dịp Tết nguyên đán
Kỷ Sửu vừa qua DongA Bank trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam có hệ
thống máy rút tiền lưu động phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, hiện nay ngân hàng Đông Á chỉ có chi nhánh ở 50 tỉnh thành trên
cả nước và mạng lưới các chi nhánh phòng giao dịch miền Nam rất lớn còn các tỉnh
miền Bắc thì chưa thật sự phổ biến. Còn 14 tỉnh mà Đông Á chưa có mặt như Hà
Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình… Đây là một hạn chế lớn đối với hệ thống
DongA Bank để thực hiện được mục tiêu bình dân hóa, đại chúng hóa dịch vụ ngân
hàng.
b. Công nghệ.
Từ năm 2003, Ngân hàng Đông Á đã khởi động dự án hiện đại hoá công
nghệ và chính thức đưa vào áp dụng phần mềm quản lý mới (Core-banking) trên
toàn hệ thống từ tháng 6/2006. Phần mềm này do tập đoàn I-Flex cung cấp. Với
việc thành công trong đầu tư công nghệ và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, ngân hàng
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
15
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
Đông Á cung cấp nhiều dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng cá nhân
và doanh nghiệp. Đặc biệt, ngân hàng Đông Á có khả năng mở rộng phục vụ trực
tuyến trên toàn hệ thống chi nhánh, qua ngân hàng tự động và ngân hàng điện tử
mọi lúc, mọi nơi. Hiện nay ngân hàng Đông Á là ngân hàng hoạt động dựa vào hệ
thống công nghệ hiện đại nhất Việt Nam.
1.2.4 Năng lực nhân sự.
DongA Bank rất chú trọng đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực vì đây là yếu tố
quyết định đến sự thành công của ngân hàng. Từ số lượng 56 cán bộ nhân viên lúc

mới thành lập đến 31/12/2008 tổng số nhân sự của ngân hàng Đông Á là 3.138
người. Đa số họ là những người trẻ, đầy năng lực và trách nhiệm trong công việc
với tuổi đời bình quân chỉ khoảng 32 tuổi và hơn 60% có trình độ đại học hoặc trên
đại học. Không chỉ đông về số lượng mà thông qua nhiều chương trình đào tạo
trong và ngoài nước trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng ngày càng chuyên sâu
và đáp ứng nhu cầu phát triển của Đông Á trong hiện tại và tương lai.
Nhằm thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Đông Á đã có nhiều
chính sách đãi ngộ thích hợp như lương, thưởng, các chế độ phúc lợi thích hợp.
Thu nhập của mỗi cán bộ nhân viên đã không ngừng tăng lên trong những năm qua
đã đảm bảo được tính cạnh tranh và thu hút nhân tài yên tâm phục vụ cho ngân
hàng. Đối với những người có khả năng còn được thăng tiến, cân nhắc tại những vị
trí thích hợp. Hơn nữa do đa số là người trẻ cho nên không khí tại nơi làm việc
cũng trẻ trung thoải mái giúp mọi người giải quyết công việc một cách hiệu quả và
nhanh chóng đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Mối quan hệ giữa nhân viên và
cán bộ quản lý không phải là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới mà là quan hệ hợp
tác. Cán bộ quản lý luôn luôn quan tâm và lo lắng cho cuộc sống của nhân viên.
Vấn đề nhân sự của ngân hàng Đông Á có những điểm mạnh và điểm yếu sau:
- Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động đã và đang góp phần làm nên sự lớn mạnh
của DongA Bank.
- Trình độ chuyên môn của nhân viên cao giúp cho việc giải quyết các vấn đề
một cách nhanh chóng và chính xác.
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
16
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
- Môi trường làm việc thoải mái tạo không khí làm việc tốt, giảm áp lực trong
công việc.
- Hệ thống lương thưởng, chính sách đãi ngộ và thăng tiến hợp lí giúp cán bộ
nhân viên tạo động lực, yên tâm công tác và cống hiến cho ngân hàng.
- Mặt khác với đội ngũ nhân viên trẻ còn thiếu kinh nghiêm cho nên ngân
hàng phải tiếp tục công tác đào tạo để đôi ngũ nhân viên này phát huy hết

những tiềm lực vốn có.
1.3 Tình hình kinh doanh sản phẩm thẻ ATM.
1.3.1 Khát quát tình hình kinh doanh sản phẩm thẻ của ngân hàng Đông Á trong
thời gian qua.
 Đặc điểm về thị phần, thị trường sản phẩm thẻ ATM của các ngân hàng tại Việt
Nam :
Thị trường thẻ Việt Nam đang phát triển mạnh trong những năm gần đây với
tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm qua là từ 150 – 300%. Việc sử
dụng thẻ ngân hàng trong thanh toán hàng hoá, dịch vụ ngày càng trở nên phổ
biến. Theo thống kê của ngân hàng nhà nước Việt Nam số lượng thẻ phát hành
ra và lưu thông tính đến tháng 2 năm 2009 đã lên đến 16 triệu thẻ bao gồm 14
triệu thẻ ghi nợ nội địa và 2 triệu thẻ tín dụng quốc tế. Hiện đã có 40 tổ chức
phát hành thẻ với khoảng 170 thương hiệu thẻ khác nhau. Dịch vụ đi kèm cũng
rát đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của chủ thẻ.
Hiện tại thị phần của thị trường thẻ Việt Nam được phân chia như sau:
Bảng 1.3: Thị phần thẻ của các ngân hàng trên thị trường Việt Nam.
TT
Ngân hàng
Số lượng thẻ phát
hành (triệu thẻ)
Thị phần (%) Số máy ATM
1. Vietcombank. 3,8 24% 1300
2. DongA Bank. 2,8 18% 1200
3. Agribank. 2,2 16% 1200
4. Techcombank. 0,6 3,8% 240
5. BIDV 1,7 10,6% 1250
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
17
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
6. Vietinbank. 1,1 7% 750

7. Vpbank 0,7 4,4% 160
8. Khác. 3,1 16,2%
9. Tổng số 16 100%
(Nguồn: hiệp hội các ngân hàng Việt Nam)
Biểu đồ 1.1: Thị phần thẻ của các ngân hàng trên thị trường Việt Nam.
Như vậy, từ bảng 1.3 và biểu đồ1.1 cho ta thấy thị trường thẻ của Việt Nam đã
có sự phân chia thị phần rõ ràng. Dẫn đầu thị trường vẫn là Vietcombank với
những con số thể hiện sự vượt trội về số lượng thẻ phát hành cũng như so máy
ATM, ngay tiếp sau đó là DongA Bank với số lượng thẻ phát hành là 2,8 triệu
và số máy ATM là 1200 máy. Tiếp sau đó là các ngân hàng Agribank, BIDV,
Vietinbank…và những ngân hàng còn lại có thị phần nhỏ hơn đang cố gắng tăng
số lượng thẻ, củng cố và mở rộng thị trường tạo nên một không khí cạnh tranh
vô cùng hấp dẫn.
 Tình hình kinh doanh sản phẩm thẻ Đông Á.
Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt trong những năm qua DongA Bank
cùng với Vietcombank luôn là một trong hai ngân hàng dẫn đầu tại thị trường
Việt Nam về hoạt động kinh doanh sản phẩm thẻ. Hơn nữa trong suốt 5 năm qua
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
18
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
với những cố gắng và nỗ lực của mình DongA Bank tự hào là ngân hàng luôn
dẫn đầu về thị trường về số lượng cũng như chất lượng của dịch vụ thẻ ghi nợ
nội địa với sản phẩm thẻ Đa năng Đông Á. Từ năm 2003, Thẻ Đăng Đông Á đã
khẳng định vị trí số một tại Việt Nam. Với 2.5 triệu chủ thẻ tính đến cuối năm
2008, thẻ Đa năng Đông Á đã chiếm 25% thị phần trên thị trường thẻ nội địa.
Thẻ Đa năng Đông Á luôn nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của khách hàng
bởi đang sở hữu rất nhiều tính năng, tiện ích và thế mạnh nổi bật như: nạp tiền
trực tiếp qua máy ATM , thấu chi nhanh chóng tiện lợi với hạn mức thấu chi lên
đến 10 tháng lương và không vượt quá 50 triệu VNĐ bằng phương thức tính lãi
suất linh động và chính xác, có dịch vụ thanh toán tự động như tiền điện,

nước…. Ngân hàng Đông Á cũng là ngân hàng duy nhất của Việt Nam sở hữu
hệ thống máy ATM TK21 hiện đại nhất Việt Nam (đã được chứng nhận lỷ lục
Việt Nam bởi trung tâm sách và kỷ lục Việt Nam).
Tiếp bước những thành công và dựa trên nền tảng công nghệ, cơ sở hạ tầng
vững mạnh, ngày 08/08/2008 DongA Bank chính thức phát hành thẻ Tín dụng
quốc tế DongA Bank Visa Credit Card hoàn toàn tín chấp nhằm đáp ứng nhu
cầu sử dụng quốc tế của khách hàng. Cho đến nay ngân hàng Đông Á đã cho ra
đời 8 sản phẩm thẻ là thẻ Đa năng Đông Á, thẻ Tín dụng, thẻ sinh viên, thẻ
chứng khoán, thẻ Richland Hill, thẻ Bác sỹ, thẻ Giáo viên và thẻ mua sắm để
phục vụ tốt nhất cho tất cả mọi đối tượng khách hàng.
1.3.2 Một số kết quả kinh doanh đã đạt được.
Bảng số liệu số lượng thẻ ATM phát hành của ngân hàng Đông Á trong những năm
qua:
Bảng 1.4: Số lượng thẻ ATM phát hành của DongA Bank từ năm 2004 – 2008.
TT Năm
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
1. Số lượng thẻ phát
hành trong kỳ.
69.312 322.063 626.890 724.351 755.887
2. Mức tăng so với

năm trước.
584,9% 464,7% 194,7% 115,5% 104,4%
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A
19
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KHOA MARKETING – ĐHKTQD
3. Tổng số thẻ đã
phát hành.
71.163 403.226 1.030.11
6
1.754.467 2.510.354
4. Thực hiện năm
sau/năm trước.
600,5% 566,6% 255,5% 170,3% 143,1%
5. Số máy ATM. 170 393 848 1.200
6. Số máy cà thẻ
POS
221 328 434 800 1500
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Đông Á từ năm 2004 – 2008)
Như vậy trong những năm qua từ năm 2004 đến năm 2008, số lượng thẻ phát hành
không ngừng tăng lên. Năm sau tăng cao hơn năm trước.
Sau đây là biểu đồ thể hiện sự tăng lên về mặt số lượng của lượng thẻ phát hành
hằng năm của ngân hàng Đông Á .
Biểu đồ 1.2: Sự tăng lên về mặt số lượng thẻ ATM phát hành của ngân hàng
Đông Á từ năm 2004 – 2008.
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG
MARKETING SẢN PHẨM THẺ ATM CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á NÓI
RIÊNG VÀ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM NÓI CHUNG.
2.1 Đặc điểm chung về thị trường thẻ ATM.
2.1.1 Quy mô thị trường.
Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Linh – lớp Marketing 47A

20

×