Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Sự phát triển của ngành logistics trong thương mại điện tử việt nam cơ hội và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN QUỲNH ANH

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH LOGISTICS
TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

Hà Nội - 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN QUỲNH ANH

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH LOGISTICS
TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Tiến Dũng. Các số
liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã cơng bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tơi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Quỳnh Anh


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân

thành và sâu sắc tới Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo sau Đại học, các thầy, cô giáo
trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tận tình, chu đáo giảng dạy và truyền đạt
kiến thức trong thời gian tác giả học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, xin gửi lời
cám ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tiến Dũng vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả
trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ với
những ý kiến nhận xét xác đáng, quý báu giúp tác giả có điều kiện hoàn thiện tốt
hơn những nội dung của luận văn trong tương lai.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, các anh/chị
cùng lớp cao học QH2020E – KTQT vì đã ln động viên, quan tâm giúp đỡ tác giả
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Quỳnh Anh


TÓM TẮT
Trong nhiều năm trở lại đây, TMĐT và logistics được nhắc tới rất nhiều. Đây
là hai ngành được đánh giá rất có tiềm năng phát triển. Tại Việt Nam, từ năm 2015
trở lại đây, logistics trong TMĐT đã trở thành một thị trường thu hút được rất nhiều
DN tham gia. Cùng với sự bùng nổ của TMĐT, vai trò của logistics ngày càng trở
nên quan trọng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về sự phát triển của hoạt động
logistics trong TMĐT là cần thiết. Tác giả lựa chọn chủ đề: “Sự phát triển của

ngành logistics trong thương mại điện tử tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình với mong muốn mang tới một góc nhìn
khách quan về sự phát triển của logistics trong TMĐT tại Việt Nam.
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích phân tích, đánh giá những cơ hội và
thách thức của quá trình phát triển ngành logistics trong TMĐT tại Việt Nam giai
đoạn 2015 – 2021 cũng như chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại này. Từ đó, tác
giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành logistics trong TMĐT tại Việt
Nam trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu, tác giả có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
phù hợp với từng mục tiêu nội dung cụ thể của luận văn như: kế thừa, hệ thống hoá
lý thuyết, thu thập tài liệu, số liệu và phân tích tổng kết kinh nghiệm. Kết quả
nghiên cứu đã đáp ứng được mục tiêu ban đầu của tác giả.
Trong giai đoạn 2015-2021, ngành logistics trong TMĐT tại Việt Nam đã và
đang có những bước tiến vững chãi làm nền tảng cho sự phát triển bển vững sau này
cả về quy mô và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vẫn là
những tồn tại, khó khăn cần được khắc phục đặc biệt bài tốn chi phí vẫn là câu hỏi
khó đối với các DN tại Việt Nam. Tác giả có đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển ngành logistics trong TMĐT tại Việt Nam trong thời gian tới và để thực hiện
được điều này, cần có sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như sự
nỗ lực của chính DN.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ LOGISTICS TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .............................. 7
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ...........................................................................7

1.2.Cơ sở lý luận về logistics trong thương mại điện tử ...........................................12
1.2.1. Cơ sở lý luận về thương mại điện tử .......................................................12
1.2.2. Khái niệm và vai trò của hoạt động logistics ..........................................21
1.2.3. Logistics trong thương mại điện tử .........................................................32
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của ngành logistics trong thương mại
điện tử ................................................................................................................37
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 39
2.1. Khung phân tích .................................................................................................39
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................41
2.3. Nguồn số liệu .....................................................................................................43
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2015 – 2021 .................................................................................................. 44
3.1. Tổng quan về thương mại điện tử tại Việt Nam ................................................44
3.2. Tổng quan về hoạt động logistics tại Việt Nam .................................................48
3.3. Sự phát triển của logistics trong thương mại điện tử tại Việt Nam giai đoạn
2015 - 2021 ...............................................................................................................53
3.3.1.Quy mô .....................................................................................................53
3.3.2.Cơ sở hạ tầng và nguồn lực ......................................................................56
3.3.3.Chi phí ......................................................................................................63
3.3.4.Chất lượng dịch vụ ...................................................................................64


3.3.5.Khung pháp lý về logistics trong thương mại điện tử ..............................66
3.4.Một số mơ hình của các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam ..........71
3.4.1. Hoạt động logistics của Tiki ...................................................................71
3.4.2. Hoạt động logistics của Giao hàng tiết kiệm ..........................................80
3.4.3. Đánh giá chung .......................................................................................86
3.5.Đánh giá sự phát triển của ngành logistics trong thương mại điện tử tại Việt
Nam giai đoạn 2015 – 2021 ......................................................................................87

3.5.1. Thành tựu ................................................................................................87
3.5.2. Khó khăn .................................................................................................90
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG THƢƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ................................................................................... 92
4.1. Cơ hội và thách thức đối với ngành logistics trong thương mại điện tử tại Việt
Nam ...........................................................................................................................92
4.1.1. Cơ hội ......................................................................................................92
4.1.2. Thách thức ...............................................................................................93
4.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm phát triển ngành logistics trong thương mại điện
tử tại Việt Nam ..........................................................................................................94
4.2.1. Đối với nhà nước .............................................................................................94
4.2.2. Đối với doanh nghiệp ......................................................................................96
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 101
Tài liệu tiếng Việt....................................................................................................101
Tài liệu tiếng Anh ....................................................................................................104


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt tiếng Anh
STT Từ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

1

1PL


First Party Logistics

Logistics tự cấp

2

2PL

Second Party Logistics

3

3PL

Third Party Logistics

4

3PRLP

Third-party reverse logistics provider

5

4PL

Four Party Logistics

6


5PL

Five Party Logistics

7

CAGR

Compound Annual Growth Rate

8

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

9

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

10

LPI


Logistics Performance Index

11

VLA

12

WB

Cung cấp dịch vụ logistics
bên thứ hai
Cung cấp dịch vụ logistics
bên thứ ba
Nhà cung cấp logistics
ngược bên thứ 3
Cung cấp dịch vụ logistics
bên thứ tư
Cung cấp dịch vụ logistics
bên thứ năm
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm
kép

Chỉ số năng lực quốc gia về
logistics

Vietnam Logistics Business

Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch


Association

vụ Logistics Việt Nam

World Bank

Ngân hàng thế giới

i


TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT

Nguyên nghĩa

Từ viết tắt

1

CNTT

Công nghệ thông tin

2

CSKH

Chăm sóc khách hàng


3

DN

Doanh nghiệp

4

ĐNÁ

Đơng Nam Á

5

GHN

Giao hàng nhanh

6

GHTK

Giao hàng tiết kiệm

7

KH

Khách hàng


8

NTD

Người tiêu dùng

9

TMĐT

Thương mại điện tử

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2


3

Bảng 1.3

4

Bảng 3.1

5

Bảng 3.2

6

Bảng 3.3

Một số văn bản pháp lý về logistics

67

7

Bảng 3.4

Biểu phí vận chuyển của Tiki

77

Các giai đoạn tiến hoá nhà cung cấp dịch vụ logistics
So sánh logistics truyền thống với logistics trong

TMĐT
So sánh ưu – nhược điểm của logistics Outsource và
In-house
Giá trị khối lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm và
chỉ số phát triển so với năm trước giai đoạn 2015-2020
Điểm số và xếp hạng LPI của Việt Nam các năm 2016,
2018

iii

Trang
26
33

37

48

51


DANH MỤC HÌNH
STT
1

Hình
Hình 1.1

2


Hình 2.1

3

Hình 3.1

4

Hình 3.2

5

Hình 3.3

6

Hình 3.4

7

Hình 3.5

8

Hình 3.6

9

Hình 3.7


10

Hình 3.8

Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng
năm phân theo ngành vận tải, kho bãi tại Việt Nam
giai đoạn 2015-2020

62

11
12

Hình 3.9
Hình 3.10

Tra cứu thơng tin vận đơn của GHTK
Kho hàng 5000m2 của Tiki ở quận Tân Bình

65
75

13

Hình 3.11

Khơng gian làm việc mở tại Tiki

76


14

Hình 3.12

Thơng tin hỗ trợ trên website chính thức của Tiki

78

15

Hình 3.13

16

Hình 3.14

17

Hình 3.15

Hệ thống chia chọn tự động Cross belt tại kho GHTK

83

18

Hình 3.16

Biểu phí giao hàng tồn quốc của GHTK


84

19

Hình 3.17

Đánh giá dịch vụ của GHTK

86

Nội dung
Các mơ hình giao dịch trong TMĐT
Khung logic nghiên cứu sự phát triển của hoạt
logistics trong TMĐT tại Việt Nam giai đoạn 2015 2021
Thống kê dân số và lượng người dùng internet giai
đoạn 2018 – 2022
Doanh thu TMĐT B2C Việt Nam năm 2015 – 2020
Số DN hoạt động kinh doanh vận tải kho bãi giai
đoạn 2015 – 2020
Số đơn vị có giao dịch TMĐT trên cả nước giai đoạn
2016-2020
Bảng xếp hạng 10 DN TMĐT hàng đầu tại Việt Nam
Quý 4/2019
Hệ thống kho phân loại tự động của GHN tại Hà Nội
Trung tâm phân loại hàng hoá lớn nhất ĐNÁ của Best
Inc. tại Bắc Ninh

5 yếu tố chính làm KH hài lịng khi trải nghiệm
TMĐT
Đánh giá trải nghiệm KH về các nền tảng TMĐT năm

2020

iv

Trang
17
40
45
46
50
53
55
58
59

79
80


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào kỷ nguyên công nghệ với những cuộc cách mạng công nghiệp, xu
hướng giao dịch toàn cầu đã và đang chuyển biến mạnh mẽ từ hình thức truyền
thống sang trực tuyến. Trước năm 2020, TMĐT đã là một trong những ngành tiềm
năng của nền kinh tế thế giới nói chung bởi sự tiện lợi vượt trội giúp dễ dàng thực
hiện các giao dịch xuyên biên giới. Tuy nhiên, từ cuối năm 2019 đến nay, TMĐT
mới thực sự bùng nổ.
Cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 bùng phát tồn cầu khiến các chính phủ
bắt buộc phải áp dụng giãn cách xã hội nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm. Các giao
dịch không tiếp xúc trở nên cần thiết và điều này đã tạo ra cú hích lớn cho cơng

nghiệp 4.0, thị trường TMĐT hoạt động mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Mặc dù trước
đó, còn nhiều người lo ngại về những rủi ro của giao dịch trực tuyến như: lừa đảo,
hàng hóa kém chất lượng, thủ tục rườm rà,… thì khi các lệnh giãn cách được thực
hiện, mua sắm online trở thành lựa chọn tối ưu nhất. Tại Việt Nam cũng khơng
ngoại lệ.
Tính đến giữa năm 2022, Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát đại dịch theo
thông tin từ Bộ Y tế. Trong 2 đợt dịch thứ nhất (từ ngày 22/01/2020 đến
22/07/2020) và thứ hai (từ ngày 23/07/2020 đến ngày 27/01/2021), do sự lây lan
nhanh chóng, nguy hiểm của virus và chưa có vaccine phịng ngừa, chính phủ buộc
phải thực hiện lệnh giãn cách xã hội trên diện rộng nhằm ngăn chặn sự lây lan của
dịch bệnh. Lệnh giãn cách này đã gây ra đứt gãy chuỗi logistics do cửa khẩu bị
đóng cửa, các cảng quốc tế tạm dừng hoạt động, di chuyển bị hạn chế, hàng hóa trở
nên khan hiếm do thiếu nguồn cung nguyên liệu cũng như thiệt hại về nhân lực.
Tuy nhiên, sau khi vaccine phòng ngừa covid-19 được sản xuất và phổ biến
tiêm cho người dân cũng như những nỗ lực của chính phủ và Bộ Y tế, trong 2 đợt
dịch thứ ba (từ ngày 28/01/2021 đến 26/04/2021) và đợt dịch thứ tư (từ ngày

1


27/04/2021 đến nay), dịch bệnh đã dần được kiểm soát, chính phủ kêu gọi tồn dân
thích ứng với trạng thái bình thường mới, chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và
cộng đồng, chung tay khôi phục lại nền kinh tế. Bước đầu trong khôi phục kinh tế là
hàn gắn lại chuỗi logistics, đặc biệt là ngành logistics trong TMĐT.
Trong bối cảnh đại dịch, nhờ có các giao dịch trực tuyến, NTD giảm được tối
đa các tiếp xúc trực tiếp qua đó hạn chế được khả năng lây nhiễm virus. Chính vì
vậy, số lượng các giao dịch TMĐT tăng mạnh cũng làm tăng số lượng các hoạt
động logistics. Đến nay, khi dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát, nền kinh tế
cũng có những dấu hiệu phục hồi, thói quen mua sắm online trong thời gian dịch
bệnh căng thẳng vẫn được duy trì và khơng ngừng tăng lên.

Với đặc điểm về dân số trẻ, tỷ lệ người dùng internet chiếm tới 70% tổng dân
số (Theo Báo cáo Digital Vietnam 2021 được thực hiện bởi We Are Social và
Hootsuite), TMĐT Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng có thể mang lại
siêu lợi nhuận cho nền kinh tế. Tuy nhiên, NTD tại Việt Nam vẫn ưa chuộng hình
thức mua sắm truyền thống với giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt. Ngoài những ái
ngại về chất lượng sản phẩm, uy tín của người bán,… thì một ngun nhân khiến
mua sắm trực tuyến tại Việt Nam còn hạn chế là chi phí vận chuyển lớn. Năm 2021,
theo tính tốn của VLA, chi phí logistics chiếm khoảng 16,8% giá trị hàng hóa Việt
Nam trong khi mức chi phí này trên thế giới chỉ khoảng 10,6%. Các chi phí logistics
bao gồm chi phí kho bãi, vận chuyển, nhân lực vận hành,… Trong khi mục tiêu của
logistics là giảm thiểu thời gian giao hàng và chi phí thấp nhất thì ngành logistics
Việt Nam vẫn đang gặp vướng mắc. Những hạn chế về hoạt động logistics gây ra
ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của TMĐT.
TMĐT đòi hỏi một hệ thống logistics được vận hành nhịp nhàng đảm bảo sự
luân chuyển hàng hóa liên tục và chính xác. Logistics trong TMĐT bao gồm rất
nhiều khâu từ tiếp nhận đơn hàng, xác nhận đơn hàng, đóng gói hàng hóa, vận
chuyển, theo dõi vận đơn, kiểm soát số lượng hàng lưu kho, tối ưu tuyến đường
giao hàng, sắp xếp kho lưu trữ, … Để những hoạt động này diễn ra đạt hiệu quả cao

2


nhất địi hỏi rất nhiều trong q trình xây dựng và vận hành hệ thống. Với thực
trạng tại Việt Nam, logistics trong TMĐT cịn gặp nhiều khó khăn như: cơ sở hạ
tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng
cao, chi phí logistics cịn cao, nhiều đơn vị cịn gặp khó khăn trong lựa chọn mơ
hình logistics phù hợp, cịn tồn tại sự chênh lệch giữa mơ hình và thực tế, … Những
khó khăn này dẫn tới nhiều vấn đề như: Giảm hiệu quả giao hàng, uy tín của DN;
Tăng chi phí cho NTD và cả DN; …
Trải qua đợt dịch toàn cầu vừa qua, có thể thấy ngành logistics nói chung đã

bộc lộ những lỗ hổng, điểm yếu của mạng lưới. TMĐT đòi hỏi sự liên kết xuyên
biên giới giữa các thị trường nên ngành logistics trong TMĐT cũng cần được khai
thông giữa các quốc gia. Trong thời điểm diễn ra dịch bệnh, các lệnh cấm làm đứt
gãy chuỗi cung ứng dẫn tới nhiều vấn đề như: thiết hụt hàng hóa, ứ đọng hàng hóa,
kéo dài thời gian lưu kho và các thủ tục kiểm dịch, … Là cầu nồi trên đất liền giữa
phần lớn nhất của lục địa Á, Âu với khu vực ĐNÁ, Việt Nam được coi là giữ một
trong những vị trí giao thương quan trọng trên bản đồ thế giới. Chính vì vậy, có thể
nói mạng lưới logistics tại Việt Nam có ảnh hưởng tương đối lớn tới luồng di
chuyển hàng hóa quốc tế. Với đặc thù của ngành TMĐT là xóa bỏ khoảng cách về
khơng gian, rút ngắn thời gian giao hàng thì việc có một ngành logistics trong
TMĐT phát triển khơng chỉ mang tới lợi ích cho Việt Nam mà cịn góp phần vào
thúc đẩy giao thương quốc tế.
Thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng đều khơng
thể phủ nhận tầm quan trọng của logistics trong TMĐT. Chính vì vậy, nghiên cứu
về xu hướng phát triển của logistics trong TMĐT tại Việt Nam là cần thiết để các
DN TMĐT có thể lựa chọn mơ hình logistics đảm bảo vừa khơng bị lỗi thời vừa
phù hợp với chính DN. Học viên lựa chọn chủ đề: “Sự phát triển của ngành logistics
trong thương mại điện tử tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn của mình. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển của ngành
logistics trong TMĐT tại Việt Nam những năm gần đây, nghiên cứu sẽ chỉ ra những

3


cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển này để từ đó đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của ngành trong thời gian tới.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
-


Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích hiện trạng, chỉ ra những cơ hội và
thách thức của quá trình phát triển ngành logistics trong TMĐT tại Việt
Nam. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành logistics
trong TMĐT tại Việt Nam trong thời gian tới.

-

Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống lý luận về logistics, TMĐT và logistics trong TMĐT.
+ Phân tích hiện trạng, đánh giá những cơ hội và thách thức của sự phát triển ngành
logistics trong TMĐT tại Việt Nam và nguyên nhân của những tồn tại này.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành logistics trong TMĐT tại Việt
Nam.

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển của ngành logistics trong TMĐT

-

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Việt Nam.
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2021
+ Phạm vi nội dung: Hoạt động kho vận của ngành logistics trong TMĐT.

4. Câu hỏi nghiên cứu
-


Thương mại điện tử là gì? Logistics là gì?

-

Logistics trong TMĐT là gì?

-

Thực trạng phát triển hoạt động kho vận của ngành logistics trong TMĐT tại
Việt Nam như thế nào?

-

Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành logistics trong
TMĐT tại Việt Nam là gì?

-

Cần làm gì để thúc đẩy phát triển ngành logistics trong TMĐT tại Việt Nam?
5. Kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận văn

4


Sau khi nghiên cứu về hoạt động kho vận của ngành logistics trong TMĐT tại
Việt Nam, học viên đã rút ra được một số kết quả:
-

Về quy mô ngành: Chủ yếu DN logistics nói chung, DN logistics trong

TMĐT nói riêng tại Việt Nam là quy mô vừa và nhỏ. Một số DN Việt có quy
mơ lớn có thể kể tới như GHTK, ViettelPost, VNPost, … Những DN này
chủ yếu cung cấp dịch vụ logistics 3PL cho thị trường TMĐT và phải cạnh
tranh với những DN có vốn đầu tư nước ngoài như Shopee Express,
TikiNow, … Tuy nhiên, các DN logistics trong TMĐT Việt Nam đang mở
rộng quy mô và phạm vi hoạt động ra toàn quốc với mục tiêu mang giao
hàng tới KH ở mọi miền tổ quốc.

-

Về cơ sở hạ tầng và nguồn lực: Các DN logistics tại Việt Nam đã và đang có
những chiến lược đầu tư lớn, lâu dài vào xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng
nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, nguồn nhân lực trẻ cũng
được chú trọng đào tạo cả về chun mơn và tư duy sáng tạo.

-

Bài tốn chi phí vẫn là vấn đề cần được giải quyết ở hiện tại. Mặc dù các DN
đã có những nỗ lực nhằm giảm chi phí logistics thì tỷ lệ chi phí/giá thành sản
phẩm vẫn ở mức cao.

-

Chất lượng dịch vụ mà các DN logistics mang lại ngày càng được cải thiện.
Rất nhiều KH đánh giá cao trải nghiệm khi sử dụng dịch vụ logistics trong
TMĐT bởi tốc độ giao hàng nhanh chóng và dịch vụ chăm sóc KH tận tình.

-

Chính phủ và các cơ quan quản lý đã ban hành một số văn bản pháp luật có

liên quan tới logistics cũng như logistics trong TMĐT nhưng vẫn còn nhiều
chỗ trống gây khó khăn cho DN và cơ quan quản lý khi xảy ra các sự cố.

Nhìn chung, với kết quả rút ra từ nghiên cứu, luận văn mong muốn mang tới
một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của ngành logistics trong TMĐT tại Việt
Nam cũng như chỉ ra những cơ hội và thách thức. Qua đó, đưa ra một số kiến nghị
nhằm phát triển ngành logistics trong TMĐT tại Việt Nam trong thời gian tới.

6. Kết cấu nghiên cứu luận văn
5


Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm các nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về logistics trong
thương mại điện tử
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Sự phát triển của hoạt động logistics trong thương mại điện tử tại Việt
Nam giai đoạn 2015-2021
Chương 4: Giải pháp phát triển logistics trong thương mại điện tử tại Việt Nam
Kết luận

6


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS TRONG THƢƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về ngành logistics trong TMĐT khơng phải là một đề tài mới. Đã

có khá nhiều tác giả nghiên cứu về đề tài này, có thể kể tới một số bài nghiên cứu
như:
 Tài liệu trong nước:

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (2018), “Sách trắng VLA
2018”, được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hiệp hội. Đây là ấn
phẩm cung cấp một cách đầy đủ và đáng tin cậy nhất các thơng tin và số liệu về
VLA nói riêng và ngành dịch vụ logistics Việt Nam nói chung, cũng như các
khuyến nghị cụ thể để phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay và trong
thời gian tới. Đây là một ấn phẩm truyền thơng hữu ích khơng chỉ cho các DN kinh
doanh dịch vụ logistics trên lãnh thổ Việt Nam sử dụng trong hoạt động kinh doanh
mà còn cung cấp thông tin giúp các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo trong việc
quản lý, hoạch định chính sách liên quan đến ngành dịch vụ logistics cũng như giúp
các DN nước ngồi có thơng tin trong việc mở rộng đầu tư, hợp tác, phát triển với
các DN logistics Việt Nam. Sách trắng được xuất bản bằng cả tiếng Việt và tiếng
Anh với thông tin được lấy từ các nguồn điều tra trực tiếp và từ nguồn tài liệu tham
khảo đáng tin cậy và cập nhật nhất ở trong và ngoài nước.
Tạ Thị Thuỳ Trang (2018), “Nghiên cứu về pháp luật Việt Nam đối với dịch vụ
logistics trong hoạt động thương mại điện tử”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã
xem xét thực trạng và chỉ ra pháp luật trong các hoạt động thuộc dịch vụ logistics có
tầm ảnh hưởng sâu rộng đến chuỗi các hoạt động TMĐT tại Việt Nam. Các tác
động này đã và đang diễn ra song song với sự phổ biến và tốc độ tăng trưởng nhanh

7


chóng, liên tục của thế giới số. Vì lý do đó, dịch vụ logistics được xem là bệ phóng
vững chắc cho sự bùng nổ và khẳng định giá trị kinh tế - xã hội của ngành TMĐT.

Cao Cẩm Linh (2021), “Phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam trong bối cảnh
kinh tế số”, xuất bản trên Tạp chí Tài chính, tháng 1 năm 2021. Tác giả đã nhận
định trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và kinh tế số đang là xu
hướng chủ đạo, các hoạt động Logistics xuyên suốt từ sản xuất tới tiêu dùng ngày
càng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của các ngành sản
xuất, dịch vụ nói riêng và của tồn nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy, các vấn đề
phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Từ
tổng quan ngành dịch vụ logistics trên thế giới, bài báo liên hệ tới những cơ hội và
thách thức của ngành dịch vụ logistics Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, đánh giá
những điểm mạnh – yếu, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển ngành dịch vụ
Logistics Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số.
Nguyễn Thị Bình, Trịnh Thị Thu Hương (2021), “Phát triển thương mại điện
tử: Cơ hội và thách thức cho ngành dịch vụ logistics Việt Nam”, được xuất bản trên
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 134 (01/2021). Mục tiêu của bài viết là phân
tích thực trạng và xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2020 trở
về trước, từ đó đánh giá các cơ hội và thách thức đối với phát triển dịch vụ logistics.
Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, thực hiện tính tốn
từ số liệu khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Cục Xuất khẩu Bộ Công Thương năm 2019 về các nội dung liên quan đến TMĐT và logistics để
nhận diện các cơ hội và thách thức của sự phát triển TMĐT đến ngành dịch vụ
logistics. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ hội cho ngành dịch vụ logistics có thể
được nhận thấy thơng qua phân tích sự gia tăng của người dùng trực tuyến và DN
tham gia chuyển đổi sở hữu website, lựa chọn tên miền khi xây dựng website. Các
thách thức mà ngành logistics sẽ phải đối mặt là yêu cầu của khách hàng ngày càng
cao, có nhiều đối thủ lớn của nước ngồi tham gia vào thị trường logistics trong
TMĐT. Ngoài ra, các vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin và hành lang pháp lý

8


cũng là những thách thức lớn của ngành logistics trong TMĐT của Việt Nam trong

tương lai.
 Tài liệu nước ngoài:

Ying Yu, Xin Wang, Ray Y. Zhong, George Q. Huang (2016), “E-commerce
logistics in supply chain management: Practice perspective”, Procedia CIRP tập 52,
Tr. 179-185. Với tầm nhìn về sự phát triển của TMĐT với những mơ hình kinh
doanh mới, nghiên cứu đã đưa ra những mơ hình logistics trong TMĐT tiên tiến
nhất từ góc độ thực tiễn. Nghiên cứu cũng xem xét tới việc triển khai mơ hình trên
tồn thế giới và các mơ hình tương ứng cùng các kỹ thuật hỗ trợ. Thơng qua phân
tích, đánh giá tồn diện các cơng ty logistics trong TMĐT điển hình từ Bắc Mỹ,
châu Âu và châu Á Thái Bình Dương, các tác giả đã rút ra những bài học kinh
nghiệm sâu sắc từ những hoạt động này.
Arkadiusz Kawa (2017), “Fulfillment service in e-commerce logistics”,
LogForum tập 13, Tr. 429-438. Bằng các phương pháp quan sát trực tiếp và phân
tích nguồn dữ liệu sơ cấp cũng như là thứ cấp kết hợp thực hiện các cuộc phỏng vấn
chuyên sâu, nghiên cứu được thực hiện nhằm trình bày và phân tích quy trình hồn
tất dịch vụ hậu cần trong TMĐT. Tác giả đã chỉ ra và xác định các mơ hình chính
của các quy trình này cũng như ưu – nhược điểm của chúng. Qua đó, nghiên cứu
ghi nhận các hướng phát triển của dịch vụ logistics trong TMĐT.
Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế
Trung ướng (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), “Nâng cao hiệu quả
ngành logistics nhằm cải thiện môi trường kinh doanh”. Báo cáo này là kết quả các
hoạt động nghiên cứu, khảo sát, tổng hợp và phân tích dữ liệu của nhóm chuyên gia
của Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện (GIG) thuộc USAID và
CIEM thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2018. Từ những phân tích, nhận định
về hiện trạng ngành logisitics Việt Nam và những bài học kinh nghiệm quốc tế, báo
cáo đã trình bày một số khuyến nghị đối với Nhà nước và các bên liên quan nhằm
9



nâng cao hiệu quả, giảm chi phí của ngành logistics là mục tiêu mà Chính phủ đặt
trọng tâm cải thiện.
Xuelian, Zhixue Liu, Lin Tian (2020), “The strategic analysis of logistics
service sharing in an e-commerce platform”, Omega tập 92, Tr. 102-153. Các tác
giả khẳng định vai trò quan trọng của dịch vụ hậu cần trong việc thúc đẩy mua hàng
trực tuyến, đồng thời cũng là một trong những hoạt động tốn kém nhất đối với
TMĐT. Nhận thấy sự thay đổi của xu hướng chia sẻ dịch vụ hậu cần giữa DN với
DN, các tác giả đã phân tích và đánh giá những lợi – hại của việc chia sẻ dữ liệu
logistics trong TMĐT giữa các DN. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi mức
độ dịch vụ logistics của các nhà cung cấp bên ngoài và tiềm năng của thị trường
tương đối thấp thì phương thức cân bằng thích hợp là “Không chia sẻ”. Ngược lại,
khi mức độ dịch vụ hậu cần của các nhà cung cấp bên ngoài và tiềm năng thị trường
tăng lên thì phương thức cân bằng chuyển dần sang “Chia sẻ”. Những kết quả này
sẽ giúp các DN vận dụng phương thức phù hợp, linh hoạt hơn nhằm đạt được lợi ích
cao nhất.
Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) (2021), Báo cáo
tóm tắt “Nghiên cứu đánh giá khu vực kinh tế tư nhân: Kiến tạo thị trường tại Việt
Nam”. Đây là một tài liệu của nhóm Ngân hàng Thế giới với nội dung chính về tăng
cường vai trị của khu vực tư nhân trọng và sau đại dịch COVID-19: Cứu trợ, tái
cấu trúc và phục hồi bền vững. Sau đại dịch, Việt Nam cũng như các nền kinh tế
khác trên thế giới đều phải chịu những ảnh hưởng nặng nề, cơ cấu nền kinh tế có
nhiều sự thay đổi, mọi lĩnh vực của nền kinh tế cũng có những biến chuyển lớn bao
gồm cả TMĐT và logistics. Mục tiêu của nghiên cứu Đánh giá Khu vực Tư nhân
Việt Nam là xem xét các cơ hội và thách thức của nền kinh tế nói chung cũng như
một số ngành cụ thể nói riêng trong tăng cường phát triển khu vực kinh tế tư nhân
và tạo thuận lợi cho đầu tư vào Việt Nam. Nghiên cứu gắn liền với các ưu tiên chiến
lược của Chính phủ và các chương trình, ưu tiên chính sách của Nhóm Ngân hàng
Thế giới. Tài liệu này dựa trên nhiều nguồn dữ liệu, bao gồm các tài liệu nghiên cứu
10



sẵn có (kể cả nghiên cứu ngành), và từ cán bộ của Nhóm Ngân hàng Thế giới, các
khảo sát DN, dữ liệu tần suất cao/thời gian thực do các công ty tư nhân thu thập, các
phỏng vấn và tham vấn với khu vực tư nhân, cơ quan chức năng của Việt Nam và
các bên liên quan khác.
Chia-Nan

Wang,

Thanh-Tuan

Dang,

Ngoc-Ai-Thy

Nguyen

(2021),

“Outsourcing reverse logistics for E-commerce retailers: A two-stage fuzzy
optimization approach”, xuất bản trên tạp chí Axioms ngày 14/03/2021. Trong bối
cảnh đại dịch covid-19, sự gia tăng nhanh chóng của TMĐT làm nâng cao vai trò
của logistics ngược trong sự phát triển bền vững của DN như một quá trình tái sử
dụng, tái sản xuất và phân phối lại sản phẩm. Do đó, th ngồi 3PRLP là một trong
những chiến lược quan trọng đối với các DN TMĐT hiện nay. Trên cơ sở đó,
nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát triển một hệ thống hỗ trợ các DN trong
việc lựa chọn và đánh giá các 3PRLP khác nhau bằng cách tiếp cận ra quyết định đa
tiêu chí kết hợp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng “thời gian dẫn đầu”, “tiếng nói của
khách hàng”, “chi phí”, “chất lượng”, … là những yếu tố chi phối nhiều nhất khi lựa
chọn 3PRLP. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cung cấp một quy trình đánh giá đầy đủ và

mạnh mẽ hơn cho các DN TMĐT hay bất cứ tổ chức nào liên quan đến quản lý
chuỗi cung ứng trong việc xác định các đối tác hậu cần ngược được tối ưu hóa.
Có thể thấy, đã có một số tác giả nghiên cứu về logistics cũng như logistics
trong TMĐT. Các nghiên cứu đều đã chỉ ra được phần nào thực trạng, những cơ hội
và thách thức đối với hoạt động logistics. Tuy nhiên, chưa có bài nghiên cứu nào
lấy logistics trong TMĐT làm đối tượng nghiên cứu chủ đạo. Các nghiên cứu chủ
yếu dưới dạng báo cáo hoặc bài báo đăng tạp chí nên chưa thể đi sâu vào từng vấn
đề nghiên cứu. Vì vậy, học viên thực hiện đề tài luận văn này với nhiệm vụ phân
tích hiện trạng phát triển ngành logistics trong TMĐT tại Việt Nam để người đọc có
thể thấy được bức tranh tồn cảnh về một trong những lĩnh vực phát triển nhất hiện
nay. Ngoài ra, học viên sẽ đưa ra những so sánh, đánh giá về các mơ hình logistics
TMĐT trong từng giai đoạn để có thể đưa ra nhận xét khách quan về những ưu,
11


nhược điểm cịn tồn tại trong q trình phát triển ngành logistics của DN TMĐT tại
Việt Nam.
Với tiềm năng phát triển của hoạt động logistics trong TMĐT hiện nay, học
viên lựa chọn đề tài: “Sự phát triển của ngành Logistics trong thương mại điện tử
Việt Nam: Cơ hội và thách thức” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào hệ
thống nghiên cứu.

1.2.

Cơ sở lý luận về logistics trong thƣơng mại điện tử

1.2.1. Cơ sở lý luận về thƣơng mại điện tử
1.2.1.1. Khái niệm thương mại điện tử
Có rất nhiều khái niệm về TMĐT, theo một số tổ chức lớn, TMĐT được định
nghĩa là:

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): "Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm
giao nhận cũng như những thơng tin số hố thơng qua mạng Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch
thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử
chủ yếu thơng qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet”. (Các kỹ thuật thơng
tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ
thương mại điện tử).
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự
mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ
chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy
tính trung gian (thơng tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và
dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh tốn và q trình vận chuyển hàng hay
dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công."
12


Tóm lại, có thể hiểu TMĐT là chỉ những hoạt động trao đổi buôn bán, giao
dịch, dịch vụ thông qua mạng Internet hay các hệ thống điện tử nói chung.
1.2.1.2. Vai trò của thương mại điện tử
Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế khơng cịn chỉ dựa vào nguồn
tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động, mà ở mức độ lớn được quyết định bởi
trình độ công nghệ thông tin và tri thức sáng tạo. Cùng với xu thế đó, TMĐT xuất
hiện đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới bởi những ảnh hưởng to lớn của mình:
 Làm thay đổi tính chất của nền kinh tế mỗi quốc gia và nền kinh tế tồn cầu.
 Làm cho tính tri thức trong nền kinh tế ngày càng tăng lên và tri thức đã thực
sự trở thành nhân tố và nguồn lực sản xuất quan trọng nhất, là tài sản lớn
nhất của một DN.

 Mở ra cơ hội phát huy ưu thế của các nước phát triển sau để họ có thể đuổi
kịp, thậm chí vượt các nước đã đi trước.
 Xây dựng lại nền tảng, sức mạnh kinh tế quốc gia và có tiềm năng làm thay
đổi cán cân tiềm lực toàn cầu.
 Rút ngắn khoảng cách về trình độ tri thức giữa các nước phát triển với các
nước đang phát triển.
 Cách mạng hoá marketing bán lẻ và marketing trực tuyến.
Khi xem xét các ứng dụng khác nhau có thể có được dùng để làm việc với thông
tin số, TMĐT không chỉ đơn giản là phân phối thơng tin và hàng hố mà nó cịn có
thể làm thay đổi mối quan hệ giữa chúng. Cụ thể như:
a. Giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc chọn lựa khi mua hàng
Quảng cáo điện tử cung cấp cho KH thơng tin chính xác về cửa hàng gần
nhất chứa mặt hàng đó, thời gian và cách kinh doanh của cửa hàng thậm chí cả gợi
ý cách xem xét sản phẩm. Nếu KH không muốn tận mắt xem hàng trước khi mua,
các đơn hàng có thể được đặt và được thanh toán trực tuyến.
b. Lực lượng trung gian mới

13


Các DN có thể gửi thơng báo điện tử cho KH tiềm ẩn về các mặt hàng mà họ
đặc biệt quan tâm. Mặc dù tất cả đều có xu hướng loại bỏ trung gian, tương tác trực
tiếp giữa người mua và người bán ngày càng tăng là xu thế bất lợi đối với môi giới
trung gian, TMĐT vẫn sẽ mở ra các loại hình trung gian mới về mơi giới, như:
trung gian mơi giới về: Tìm các thị trường đặc biệt, thông báo cho KH các cơ hội
kinh doanh tốt, thay đổi điều kiện thị trường, các mặt hàng thực sự khó tìm, …
c. Cơ hội giảm chi phí
Các trang web khiến NTD tự tin dùng Internet hơn, nó cung cấp cho cả
người dùng cá nhân và DN nhiều phương thức mới để mơ tả và tìm kiếm thơng tin.
Giao dịch thương mại trên cơ sở dùng Internt cho EDI và các giao dịch ngân hàng ít

tốn kém hơn dùng các mạng nội bộ chun dùng. Nó khơng chỉ tiết kiệm chi phí
tiềm ẩn cho các DN lớn, mà cịn tạo ra cơ hội cho các SME có thể dùng các tiến
trình điện tử và qua đó cắt giảm bớt các khoản chi phí lớn khơng đáng có như trong
q khứ. Mặt khác, thời gian giao dịch trên Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch
qua Fax, 5% thời gian giao dịch qua bưu điện.
TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị. Chi phí văn phịng cấu thành
trong chi phí sản phẩm, việc giảm chi phí văn phịng theo nghĩa giảm thiểu các khâu
in ấn giấy tờ, giảm thiểu số nhân viên văn phịng... cũng có ý nghĩa là giảm chi phí
sản phẩm. Chính những yếu tố này sẽ tạo điều kiện cho các công ty khổng lồ xuất
hiện và các DN nhỏ có thể cung cấp những dịch vụ với chi phí thấp hơn cũng xuất
hiện. Các DN vừa và nhỏ xuất khẩu có thể lập các cửa hàng ảo một cách rẻ tiền so
với các cửa hàng thực ở nước ngồi. Qua đó, NTD có thể mua được hàng hoá với
giá thấp hơn, các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển có thể mua những linh
kiện, bộ phận với giá rẻ hơn.
d. Nắm được thông tin phong phú
Với một nguồn thông tin khổng lồ trên Internet và với nhiều cách tiếp cận
khác nhau tới thơng tin, thậm chí miễn phí và tự nhiên đến đã giúp cho các DN có

14


×