1
BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ
LÝ VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
Ban chủ nhiệm Đề tài
Chủ nhiệm: TS. Đinh Thị Mai Phương
Thư ký: Ths. Trần Thị Quang Hồng
Hà Nội, tháng 05/2011
2
DANH SÁCH NHÓM NGHIÊN CỨU
CHỦ NHIỆM ĐỀ
TÀI
TS. Đinh Thị Mai Phương – Trưởng Ban NCPL Dân sự
- Kinh tế, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp
THƯ KÝ ThS. Trần Thị Quang Hồng – Phó trưởng Ban NCPL
Dân sự - Kinh tế, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp.
THÀNH VIÊN
NGHIÊN CỨU VÀ
CỘNG TÁC VIÊN
1. PGS. TS. Quách Đức Pháp - Chủ tịch Hiệp hội các nhà
đầu tư tài chính (VAFI).
2. PGS. TS. Đặng Văn Thanh- Phó Chủ tịch Hiệp hội các
nhà đầu tư tài chính (VAFI).
3. NCS. Chu Thị Hoa- Ban NCPL Dân sự- Kinh t
ế, Viện
Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp.
4. Ths. Tạ Thị Tài, Bộ Tư pháp.
5. Ths. Nguyễn Đức Ngọc- Trường Đai học luật Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thanh Hương - Thanh tra UBCKNN
7. CN. Lê Thị Hoàng Thanh, NCV, Ban NCPL Dân sự -
Kinh tế, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp.
8. CN. Phạm Văn Bằng, Nghiên cứu viên, Ban NCPL
Dân sự - Kinh tế, Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp.
9. CN. Trương Hồng Quang, Viện Khoa học Pháp lý - Bộ
Tư pháp.
10. CN. Nguyễn Mai Trang, Viện Khoa học Pháp lý - Bộ
Tư pháp.
11. CN. Đỗ Thị Thúy Hằng, Viện Khoa học Pháp lý - Bộ
Tư pháp.
12. CN. Nguyễn Hữu Thắng, Viện Khoa học Pháp lý - Bộ
Tư pháp.
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Công ty chứng khoán: CTCK
Công ty quản lý quỹ: CTQLQ
SGDCK: SGDCK
Tổ chức phát hành: TCPH
UBCKNN: UBCKNN
4
MỤC LỤC
***
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN KHI TIẾP CẬN CƠ CHẾ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRÊN TTCK
1. Tổng quan về TTCK 17
1.1. Đối tượng của TTCK 17
1.2. Chủ thể tham gia TTCK 19
1.3. Cấu trúc TTCK 20
1.4. Bối cảnh phát triển của TTCK Việt Nam 23
2. Tranh chấp và vi phạm trên TTCK 24
2.1. Nhận diện các tranh chấp và vi phạm trên TTCK 25
2.2. Tình hình tranh chấp và vi phạm trên TTCK Việt Nam 29
3. Cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trên TTCK 36
3.1. Nhận diện cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm
trên TTCK 36
3.2. Vai trò của cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm
trên TTCK và các yếu tố để đánh giá cơ chế giải quyết tranh
chấp và xử lý vi phạm trên TTCK 40
3.2.1. Vai trò của cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi
phạm trong việc đảm bảo một TTCK minh bạch, lành
mạnh và vận hành có hiệu quả 40
3.2.2. Các yếu tố để đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp và
xử lý vi phạm trên TTCK 41
5
CHƯƠNG II
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRÊN
TTCK CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
1. Cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trên TTCK
của Trung Quốc 44
1.1. Cơ chế xử lý vi phạm trên TTCK Trung Quốc 44
1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp trên TTCK Trung Quốc 54
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trên TTCK
của Hoa Kỳ 57
2.1. Cơ chế xử lý vi phạm trên TTCK Hoa Kỳ 57
2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp trên TTCK Hoa Kỳ 67
3. Cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trên TTCK
của Australia 70
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, XỬ LÝ VI PHẠM TRÊN
TTCK VÀ VIỆC VẬN HÀNH CÁC CƠ CHẾ NÀY Ở VIỆT NAM
1. Thực trạng cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm
trên TTCK Việt Nam 80
1.1. Thực trạng cơ chế giải quyết tranh chấp trên TTCK
Việt Nam 80
1.1.1. Thực trạng các quy định pháp luật về giải quyết tranh
chấp trên TTCK Việt Nam 80
1.1.2. Các thiết chế giải quyết tranh chấp trên TTCK và
phương thức sử dụng 86
6
1.1.3. Các điều kiện đảm bảo cơ chế giải quyết tranh chấp trên
TTCK Việt Nam 89
1.2. Thực trạng cơ chế xử lý vi phạm trên TTCK Việt Nam 90
1.2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm trên TTCK Việt
Nam 90
1.2.2. Các thiết chế giám sát và xử lý vi phạm trên TTCK Việt
Nam 117
1.2.3. Các điều kiện đảm bảo cho việc giám sát, phát hiện và
xử lý vi phạm trên TTCK Việt Nam 119
1.3. Các quy định pháp luật khác tác động đến cơ chế giải quyết
tranh chấp và xử lý vi phạm trên TTCK Việt Nam 124
2. Thực trạng vận hành cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi
phạm trên TTCK Việt Nam 127
2.1. Thực trạng vận hành cơ chế giải quyết tranh chấp trên TTCK
Việt Nam 127
2.2. Thực trạng vận hành cơ chế xử lý vi phạm trên TTCK
Việt Nam 130
CHƯƠNG IV
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI
PHẠM TRÊN TTCK VIỆT NAM
1. Yêu cầu hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi
phạm trên TTCK Việt Nam hiện nay 136
1.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về điều tiết thị trường - điều kiện
tiên quyết để hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi
7
phạm trên TTCK 137
1.2. Yêu cầu hoàn thiện đối với cơ chế giải quyết tranh chấp
trên TTCK 137
1.3. Yêu cầu hoàn thiện đối với cơ chế xử lý vi phạm trên TTCK 139
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp và xử
lý vi phạm trên TTCK Việt Nam hiện nay 140
2.1. Hoàn thiện pháp luật điều tiết TTCK 140
2.2. Hoàn thiện pháp luật về dân sự tạo cơ sở cho việc giải quyết
tranh chấp trên TTCK 143
2.3. Hoàn thiện pháp luật, nâng cao năng lực của các thiết chế và
các điều kiện bảo đảm nhằm phát huy vai trò của cơ chế xử lý
vi phạm trên TTCK 143
2.4. Đa dạng hóa cơ chế giải quyết tranh chấp trên TTCK, nâng cao
năng lực của các thiết chế giải quyết tranh chấp trên TTCK nhằm
xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp đa dạng, hữu hiệu và
dễ tiếp cận 146
8
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong những năm qua đã có những
bước phát triển vượt bậc và thực sự trở thành một thị trường quan trọng trong
hệ thống các thị trường cơ bản của nền kinh tế, có tác động to lớn không chỉ
đến đời sống kinh tế mà cả đời sống xã hội. Vai trò của TTCK đối với nền
kinh tế có thể được thể hiện qua các thông số
1
sau đây:
Các chỉ ti
êu
thị trường
31/12/2008
30/11/2009
1.
Giá tr
ị vốn
hóa thị trư
ờng (tỷ
đồng)
225.934 669.000
2.
M
ức độ vốn
hóa/GDP năm
2008(%)
18% 55%
3.
Số lư
ợng cổ
phiếu niêm yết
338 385
4.
Số lư
ợng công
ty chứng khoán
102 105
5.
Số lư
ợng công
ty quản lý quỹ
43 47
6.
Số lư
ợng công
ty đại chúng đã
đăng
ký
1.090 1.016
7
Số tài kho
ản
mở tại CTCK
550.000 730.000
8.
Hệ số P/E
9-10 15.8
1
Giải pháp nào cho sự phát triển bền vững TTCK Việt Nam- PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi, Trường Đào tạo và
PTNNL Viettinbank
9
Tính đến năm 2010, tổng giá trị vốn hóa thị trường chiếm gần 40%
GDP, có hơn 600 công ty niêm yết và khoảng 300.000 tài khoản nhà đầu tư
2
.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì thị trường chứng khoán ở Việt Nam
vẫn đang được đánh giá là vẫn ở thời kỳ sơ khai và so với dân số cũng như
tiềm năng của thị trường thì khả năng mở rộng của thị trường còn rất lớn. Vì
vậy, hoàn thiện các thể chế cho sự phát triển lành mạnh của thị trường này là
yêu cầu tất yếu để đảm bảo những tác động tích cực của thị trường lên đời
sống kinh tế và xã hội. Luật Chứng khoán đã được Quốc hội ban hành ngày
tháng 29 tháng 6 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, Chính phủ
cũng đã ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật này, trong đó có Nghị định
36/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán,
Nghị định 85/2010/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng
khoán. Kể từ thời điểm ban hành, các văn bản này đã có tác động tích cực
trong việc thiết lập một thị trường chứng khoán Việt Nam tương đối ổn định.
Song, cũng phải thấy rằng mặc dù trong các quy định hiện hành, rất nhiều các
quy định về giám sát thị trường đã được đặt ra, song chưa có một cơ chế đủ
mạnh để đảm bảo thực thi các quy định này trên thực tế. Cơ quan duy nhất có
thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính hiện nay là Thanh tra Uỷ ban
chứng khoán Nhà nước đã xử lý khá nhiều vi phạm, nhưng thường tập trung
vào vi phạm của các công ty đại chúng và với những vi phạm dễ bị phát hiện
như không công bố thông tin, làm sai lệch hồ sơ niêm yết, hồ sơ phát hành và
ngay cả khi đã có rất nhiều trường hợp bị xử phạt, các vi phạm dạng này vẫn
diễn ra phổ biến, thể hiện tính răn đe của các biện pháp xử lý chưa cao. Bên
cạnh đó, nhiều hành vi vi phạm được coi là tiềm ẩn rất lớn trong những thị
trường mới nổi như giao dịch nội gián, lũng đoạn thị trường… gần như không
được phát hiện, xử lý. Điều này không chỉ cho thấy những bất ổn trong các
quy định về xử lý vi phạm mà còn cho thấy cơ chế thực thi giám sát chưa có
hiệu quả cao. Các tranh chấp trên thị trường chứng khoán được giải quyết tại
2
Thông tin trên Đài truyền hình Hà Nội- Chương trình Thương hiệu chứng khoán uy tín, ngày 11 tháng 10
năm 2010.
10
các cơ quan giải quyết tranh chấp chính thống là tòa án, trọng tài cũng rất ít
và thống kê cho thấy cho đến nay mới chỉ có một vài vụ tranh chấp về chứng
khoán được giải quyết tại toà án. Điều này, trên thực tế không thể hiện các
tranh chấp về chứng khoán là hiếm gặp (phần lớn các chuyên gia cho rằng
tranh chấp trên thị trường xảy ra tương đối nhiều nhưng chủ yếu được các bên
tự giải quyết hoặc chấp nhận chịu thiệt), song lại cho thấy các cơ chế giải
quyết chính thức hiện nay (chủ yếu là con đường toà án) chưa thực sự đáp
ứng được mong muốn của các chủ thể tham gia thị trường, đặc biệt là các nhà
đầu tư.
Trong bối cảnh thị trường còn sơ khai và đang có những tốc độ phát
triển nhanh chóng, việc định hình một cơ chế phù hợp để giải quyết những
vấn đề vốn được coi là mặt trái nhưng lại là tất yếu của quá trình tồn tại của
thị trường chứng khoán sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển
lành mạnh và vững chắc của thị trường. Thực tế và lý luận đều cho thấy
chứng khoán là một lĩnh vực có những đặc thù riêng và do vậy, những vi
phạm cũng như tranh chấp trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có một cơ chế phù
hợp để giám sát, phát hiện, xử lý và giải quyết kịp thời, tránh những tác động
xấu ảnh hưởng tới thị trường và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể tham gia thị trường.
Vấn đề pháp lý liên quan đến chứng khoán cũng như giải quyết tranh
chấp và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ở các nước có nền kinh tế
thị trường phát triển được coi là những vấn đề tương đối kinh điển. Tuy nhiên,
trong phạm vi nguồn thông tin mà nhóm chuẩn bị đề cương tiếp cận được thì
có thể thấy vấn đề giải quyết tranh chấp cũng như xử lý vi phạm về chứng
khoán cũng vẫn là vấn đề được nhiều học giả cũng như những tổ chức nghiên
cứu quan tâm. Có thể kể đến các bài viết về cơ chế hoà giải, trọng tài trong
giải quyết tranh chấp về chứng khoán như: “Trọng tài trong lĩnh vực chứng
khoán là gì”
3
do hãng Luật Forman thực hiện; “Đã đến lúc cần hoàn thiện cơ
3
Xem What is arbitration trên trang web />1054163.html;
11
chế trọng tài” của Karen Donovan, “Trọng tài chứng khoán- một câu chuyện
thành công: tương lai sẽ là gì?” của Deborah Masucci; bài viết “Tranh chấp
về chứng khoán” trong loạt bài “Inside the mind” v.v. Một số sách gần đây
cũng đã được xuất bản, chủ yếu phân tích về loại vi phạm điển hình là giao
dịch nội gián, ví dụ cuốn “Insider trading” của William K. S. Wang và Marc
I. Steinberg. Ngoài các tài liệu trên, các trang web của nhiều SGDCK và uỷ
ban chứng khoán trên thế giới đều đề cập đến vấn đề giám sát thị trường và
xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại. Những nghiên cứu này cho thấy đến nay,
lý luận về một cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm phù hợp và có
hiệu quả trong lĩnh vực đặc thù và khá phức tạp là chứng khoán vẫn còn đang
là vấn đề được thảo luận.
Ở Việt Nam, cùng sự phát triển hết sức sôi động của thị trường chứng
khoán thời gian qua, các thông tin về chứng khoán và thị trường chứng khoán
cũng đã chiếm một thời lượng và trang viết không nhỏ trên các phương tiện
thông tin đại chúng ở Việt Nam. Trong số đó, có rất nhiều những thông tin và
bài viết đề cập đến các tranh chấp và vi phạm trên thị trường
4
. Các bài viết
này đã phần nào phản ánh được bức tranh đa dạng về các vi phạm và tranh
chấp trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam. Tuy nhiên, những bài viết này
chủ yếu mang tính thông tin, thiếu tính lý luận và những đề xuất phù hợp
mang tính chuyên môn cao. UBCKNN, với tư cách là cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành về chứng khoán cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu khoa
học về chứng khoán nói chung và về việc giám sát, xử lý vi phạm trên thị
trường chứng khoán nói riêng. Trong số những nghiên cứu này có thể kể đến
Đề tài “Nhận diện vi phạm và hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm trên thị
trường chứng khoán”; “Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát
công ty chứng khoán” thực hiện năm 2003; Năm 2004 có Đề tài “Hợp tác
quốc tế trong phòng tránh, phát hiện và xử lý các giao dịch bất hợp pháp trên
4
Có thể lấy các ví dụ như “Cảnh giác với cổ phiếu rởm” trên báo Người lao động; Vụ kiện tranh chấp cổ
phiếu đầu tiên ở Đắc Lắc trên báo Công an nhân dân ngày 26/2/2008; Tranh chấp 19.300 cổ phiếu của Công
ty Cổ phần Âu Lạc trên Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 8/10/2007, Tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần, cổ
phiếu trong công ty cổ phần trên Diễn đàn Doanh nghiệp ngày
12
thị trường chứng khoán trong bối cảnh hội nhập”; “Giải pháp hoàn thiện hoạt
động thanh tra, giám sát các tổ chức niêm yết trên TTCKVN”; năm 2005 có
đề tài “Một số giải pháp ngăn ngừa hoạt động giao dịch nội gián trên thị
trường chứng khóan Việt Nam”; “Luật hình sự và việc xử lý vi phạm trong
lĩnh vực chứng khóan”; Năm 2007 có đề tài “Giải pháp tăng cường hoạt động
thanh tra đối với hành vi giao dịch nội bộ, thao túng thị trường”. Các nghiên
cứu này, nhìn chung mới tập trung vào vấn đề vi phạm và xử lý vi phạm,
trong khi lại thiếu vắng những nghiên cứu về tranh chấp và giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực chứng khoán.
Vấn đề vi phạm được nghiên cứu trong nhiều đề tài, song chủ yếu đi
vào từng dạng vi phạm cụ thể như giao dịch nội gián, thao túng thị trường hay
đi vào các biện pháp giám sát và xử lý cụ thể như thanh tra, xử lý hình sự hay
hợp tác quốc tế. Chính vì vậy, vấn đề cơ chế xử lý vi phạm chưa được đặt ra
một cách toàn diện và có sự liên kết về cơ chế xử lý giữa tất cả các tổ chức có
vai trò giám sát thị trường, các biện pháp xử lý vi phạm được phân tích trên
cơ sở các cơ chế chung mà chưa nghiên cứu các cơ chế đặc thù.
Việc nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong
lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam một cách toàn diện về mặt lý luận và gắn
với thực tiễn hiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ góp phần
củng cố các cơ sở khoa học toàn diện và đầy đủ hơn, phục vụ cho việc hoàn
thiện cơ chế tranh chấp và xử lý vi phạm hiện nay, góp phần đảm bảo sự phát
triển ổn định và lành mạnh của thị trường.
Với mục tiêu đề cập một cách toàn diện các vấn đề về tranh chấp, vi
phạm cũng như giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trên thị trường chứng
khoán, Đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Phân tích các đặc thù của các tranh chấp và vi phạm trong lĩnh vực
chứng khoán và tác động của những đặc thù này đối với hoạt động giám sát,
phát hiện và xử lý các vi phạm và đối với cơ chế giải quyết các tranh chấp
phát sinh.
13
- Đánh giá vai trò của các chủ thể tham gia thị trường và yêu cầu liên
hệ giữa các chủ thể này (nhà đầu tư, tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết,
trung tâm lưu ký, trung tâm giao dịch, ngân hàng giám sát, ngân hàng chỉ định
thanh toán, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước, Hiệp hội chứng khoán) trong việc giám sát, phát hiện vi phạm và
trong việc giải quyết các tranh chấp về chứng khoán.
- Phân tích, đối chiếu thực trạng tồn tại và vận hành của các cơ chế giải
quyết tranh chấp và cơ chế xử lý vi phạm hiện hành và so với các yêu cầu đặc
thù trong lĩnh vực chứng khoán;
- Nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về việc xây dựng cơ chế giám
sát, phát hiện, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán và các cơ chế giải
quyết tranh chấp và những bài học có thể áp dụng ở Việt Nam;
- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế phù hợp để hoàn thiện hệ thống pháp
luật hiện hành về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng
khoán.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Theo Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin năm 1999
thì “Cơ chế” là cách thức theo đó một quá trình thực hiện hoặc cách thức sắp
xếp, tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện (trang 464). Từ
điển Từ và ngữ Hán Việt – Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa năm 2002, trang
C149 định nghĩa "Cơ chế là cách thức sắp xếp theo một trật tự nhất định".
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Giáo sư Hoàng Phê chủ
biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2004 thì “Cơ chế là cách thức theo đó một
quá trình thực hiện”.
Trong lĩnh vực pháp luật, cách thức vận động của tất cả các quá trình sẽ
được định hình bởi một khuôn khổ đã định từ trước: đó chính là các quy định
pháp luật, dưới sự dẫn dắt của các chủ thể là những người thực thi, đồng thời
chịu sự tác động bởi các điều kiện nhất định như nguồn lực, phương tiện hay
14
còn gọi là các điều kiện đảm bảo. Tất cả các yếu tố này sẽ quyết định cách
thức, hay là cơ chế pháp lý của một quá trình.
Với ý nghĩa đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, cơ chế giải
quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán được hiểu là
hệ thống các thể chế (quy định pháp luật), các thiết chế (chủ thể) thực thi và
điều kiện đảm bảo để giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong lĩnh vực
chứng khoán.
Với ý nghĩa là tất cả những gì liên quan đến việc tạo ra và lưu thông
chứng khoán trên thị trường, chứng khoán là lĩnh vực có phạm vi tương đối
rộng, từ quá trình hình thành, quản trị các doanh nghiệp với tư cách là những
tổ chức phát hành, cung cấp hàng hóa cho thị trường đến các hoạt động phát
hành, các quá trình chuyển giao chứng khóan từ giao dịch trên thị trường phi
tập trung thành chứng khoán giao dịch trên thị trường tập trung, các giao dịch
trao đổi, mua bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp và sơ cấp.
Tuy nhiên, do khuôn khổ nguồn lực của Đề tài, trong Báo cáo này, việc
nghiên cứu sẽ tập trung vào các vi phạm và tranh chấp phát sinh trong quá
trình thực hiện các giao dịch chứng khoán trên thị trường sơ cấp và thứ cấp,
không đề cập tới các dạng vi phạm, tranh chấp phát sinh ở các giai đoạn trước
giao dịch (chẳng hạn như quá trình cổ phần hóa, niêm yết v.v.) hay trong hoạt
động quản trị doanh nghiệp. Báo cáo này cũng không đi vào phân tích các yêu
cầu về giám sát và xử lý vi phạm nhằm đảm bảo an toàn hệ thống tài chính
nói chung mà chỉ nghiên cứu về một thành tố của hệ thống tài chính là thị
trường chứng khoán.
15
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu đã được xác định như trên, nội dung
nghiên cứu của đề tài dự kiến gồm các phần sau:
Phần thứ nhất: Nhận diện các dạng tranh chấp và vi phạm trong lĩnh
vực chứng khoán và các yêu cầu đặt ra đối với việc phát hiện, xử lý vi phạm
cũng như giải quyết tranh chấp về chứng khoán
1. Phân tích về các dạng tranh chấp có thể phát sinh từ các mối quan hệ
trên thị trường chứng khoán (mối quan hệ giữa nhà đầu tư với tổ chức phát
hành, với các nhà môi giới, các tổ chức dịch vụ đầu tư, các định chế trung
gian thanh toán, các tổ chức giám sát thị trường, trung tâm giao dịch chứng
khoán, cơ quan quản lý v.v.); đặc thù của các tranh chấp này cũng như các
yêu cầu về giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực chứng khoán; vai trò
của từng chủ thế trong giải quyết các tranh chấp phát sinh.
2. Phân tích về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và yêu
cầu đối với viêc giám sát, phát hiện, xử lý các vi phạm về chứng khoán (các
dạng hành vi vi phạm, vai trò của các chủ thể khác nhau trong việc giám sát,
phát hiện, xử lý vi phạm v.v.).
Phần thứ hai: Cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm trong lĩnh
vực chứng khoán và thực trạng ở Việt Nam
1. Các vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý vi
phạm và các bộ phận cấu thành của cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý vi
phạm.
2. Đánh giá thực trạng vi phạm và tranh chấp trong lĩnh vực chứng
khoán hiện nay ở Việt Nam.
3. Đánh giá thực trạng cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm
trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam, vai trò của cơ chế này trong việc
đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bình ổn của thị trường (bao gồm thực
trạng giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm; thực trạng giải quyết tranh chấp;
các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này, vai trò của các chủ thể và các
điều kiện đảm bảo sự vận hành của cơ chế)
16
4. Yêu cầu hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm trong
lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam.
Phần thứ ba: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về giải quyết tranh
chấp và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
Phần này sẽ phân tích về cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm
trong lĩnh vực chứng khoán ở một số quốc gia nhằm tìm kiếm những cách tiếp cận
chung hoặc những mô hình thành công trong thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp
và xử lý vi phạm về chứng khoán. Các quốc gia được lựa chọn để nghiên cứu
bao gồm các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển và có thị trường
chứng khoán có ảnh hưởng lớn trên thế giới là Hoa Kỳ, Nhật Bản, quốc gia
Thái Bình Dương có ảnh hưởng đến Việt Nam hiện nay là Ôx-trây-li-a, quốc
gia có điều kiện chuyển đổi như Việt Nam là Trung Quốc và một quốc gia
trong khu vực Đông Nam Á là Singapore.
Phần thứ tư: Hệ thống giải pháp, kiến nghị hoàn thiện cơ chế giải
quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam.
Trên cơ sở các phân tích, nhận định đã được rút ra từ các phần nghiên
cứu trước, phần này sẽ đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ
chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt
Nam.
17
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN KHI TIẾP CẬN CƠ CHẾ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRÊN TTCK
1. Tổng quan về TTCK
TTCK ra đời trong xã hội hiện đại và đã được coi là một phần không
thể thiếu, một trong những loại thị trường căn bản của nền kinh tế thị trường.
Đây là thị trường tương đối phức tạp với những đặc thù về đối tượng, chủ thể
tham gia thị trường và cấu trúc của thị trường. Những điểm đặc thù này sẽ có
tác động lớn đến đến những yếu tố cần có của một cơ chế giải quyết tranh
chấp và xử lý vi phạm hiệu quả trên thị trường.
1.1. Đối tượng của TTCK
TTCK là một thị trường đặc biệt vì nó lưu hành một loại hàng hoá đặc
biệt: các chứng khoán. Ở TTCK, người ta không thể dùng tay hoặc mắt để
kiểm tra trên tờ chứng khoán xem nó tốt hay xấu, tức là nó sẽ mang lại cho họ
lợi nhuận hay làm cho số tiền của họ bị giảm giá trị. Phần đông công chúng
không thể thành thạo trong việc phân tích mức độ rủi ro của mỗi loại chứng
khoán để quyết định xem mua loại nào. Vì lợi ích thu được từ các chứng
khoán này nhiều khi còn phụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp
trong tương lai. Do vậy, không phải ai cũng xét đoán được chính xác khả
năng và mức độ rủi ro của nó.
Mặt khác, bản thân chứng chỉ chứng khoán không hề có công năng, nó
chỉ là một chứng thư mà nhìn vào nó người mua không có được một thông tin
gì ngoài việc đảm bảo cho họ có một khoản lợi ích nằm ở đâu đó. Chính vì
vậy, người ta có thể lợi dụng sự thiếu thông tin của họ để tống cho họ những
thứ “hàng” ế ẩm sau khi đã dùng những lời lẽ văn hoa để làm cho họ tin rằng
đó là hàng tốt. Đó là những lý do để khẳng định chứng khoán là một loại hàng
hoá đặc biệt và TTCK là một thị trường đặc biệt. Xem xét hoạt động của thị
trường này càng khẳng định thêm điều đó.
18
Người bán trên thị trường này là người có dư thừa tiền đem tiền
nhượng đi nhưng không phải với tư cách là tiền mà nhượng đi với tư cách là
vốn, nghĩa là một việc nhượng vốn đi với tư cách là hàng hoá nhằm thu được
khoản tiền lãi nhất định. Còn đối với người mua, cái mà họ cần cũng chính là
vốn để phát triển và mở rộng kinh doanh.
Thông thường, trong khi bán, cái mà người bán thực tế nhượng đi là giá
trị sử dụng của hàng hoá. Trong TTCK, cái mà người bán nhượng đi cũng
chính là quyền sử dụng khoản tiền đó với tư cách sử dụng vốn và nhờ vào
việc sử dụng số vốn đó, người mua thu được số lợi nhuận lớn hơn số lợi tức
phải trả cho người bán. Như vậy, có thể nói rằng, thực chất đối tượng mua
bán trên TTCK là mua bán quyền sử dụng vốn.
Giá cả của hàng hoá đặc biệt đó trên TTCK chính là số lợi tức mà
người phát hành trả cho người mua. Tuỳ theo hình thức cụ thể mà giá cả của
hàng hoá đó được thể hiện dưới hình thức lợi tức trái phiếu hoặc lợi tức cổ
phần (cổ tức). Như vậy, giá cả của hàng hoá này có thể được xác định trước
như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, có thể chưa được xác định như:
cổ phiếu.
Xem xét hình thức mua bán trên TTCK cho thấy người mua quyền sử
dụng vốn lại là người phát hành, người bán chứng khoán, còn người bán
quyền sử dụng vốn lại đóng vai trò là người mua chứng khoán. Ở đây, đối với
người mua quyền sử dụng vốn thì chứng khoán là một khế ước mà người mua
vốn cam kết trả một chuỗi lợi tức trong tương lai cho người có vốn đã nhượng
đi. Chứng khoán được biểu hiện ra bên ngoài như một laọi sản phẩm đặc biệt
của người cần vốn bán ra thị trường. Người ta coi đó là “sản phẩm tài chính”.
Còn đối với người bán quyền sử dụng vốn thay vì số vốn đã nhượng đi, người
ta nhận được chứng khoán và chứng khoán đó đã đưa lại cho họ quyền được
hưởng những khoản thu nhập nhất định dưới hình thức lợi tức. Vì thế, người
nhượng quyền sử dụng vốn là người mua chứng khoán, cũng có thể nói họ là
người mua quyền hưởng những khoản thu nhập nhất định. Đối với họ, chứng
khoán được coi như một loại tài sản và được gọi là sản phẩm tài chính.
19
1.2. Chủ thể tham gia TTCK
Như đã đề cập ở trên, TTCK là một thị trường đặc biệt, ở đó lưu hành
một loại hàng hoá đặc biệt – chứng khoán. Để đảm bảo cho sự vận hành của
thị trường này, người ta phải tổ chức cho nó một hệ thống hoạt động đặc biệt.
Với sự tham gia của không chỉ người mua và người bán mà nhìn một cách
tổng hợp, TTCK bao gồm các chủ thể sau:
a) Người phát hành: là những người muốn huy động vốn trên thị
trường bằng cách phát hành và bán các chứng khoán. Bao gồm: Chính phủ,
các công ty và chính quyền các địa phương.
b) Người đầu tư: là những người có vốn và muốn đầu tư bằng cách mua
các loại chứng khoán trên TTCK. Nhóm chủ thể này rất đa dạng và chiếm số
lượng đông nhất thị trường. Đó có thể là các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức
tài chính phi ngân hàng, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm, thậm chí cả các công ty,
các ngân hàng thương mại… Căn cứ vào quy mô, mức độ tham gia thị trường
và năng lực tham gia thị trường, nhóm này thường được chia thành nhà đầu tư
thông thường và các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp.
c) Các nhà môi giới và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán khác
Đây là những tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ trên TTCK, được
coi là những nhà trung gian thị trường, trong đó có hai nhà cung cấp dịch vụ
chính là các CTCK và CTQLQ.
d) Người tổ chức thị trường
Với mục đích tạo ra một địa điểm giao dịch ổn định và có được các
phương tiện điều hành có hiệu quả, các CTCK (tổ chức của những người kinh
doanh chứng khoán) thoả thuận với nhau để thành lập một công ty với chức
năng là phục vụ cho các hoạt động giao dịch chứng khoán. Nhiệm vụ của
công ty này là tìm địa điểm để đặt nơi giao dịch, mua sắm trang thiết bị phục
vụ giao dịch và tổ chức các giao dịch. Tên của các công ty này thường được
gọi là SGDCK.
20
đ) Người điều tiết quản lý thị trường
Đây là người ban hành các luật lệ cho hoạt động của thị trường, tổ chức
công tác giám sát, theo dõi mọi hoạt động của thị trường. Người hoạt động
với tư cách người điều hoà này chính là nhà nước – trong đó có những cơ
quan chuyên môn được nhà nước thành lập để thực hiện nhiệm vụ này. Chức
năng của nhà nước trên TTCK được thể hiện trên hai mặt: một mặt, đặt ra luật
lệ, tức là xác định xây dựng quy tắc cho trò chơi, mặt khác tổ chức kiểm tra
giám sát các hoạt động trên thị trường kịp thời xử lý mọi hành vi vi phạm.
1.3. Cấu trúc TTCK
Dựa trên những tiêu chí khác nhau, người ta có những cách nhìn nhận
cấu trúc TTCK khác nhau
5
:
i) Xét theo sự lưu thông của chứng khoán trên thị trường:
TTCK có hai loại: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
- Thị trường sơ cấp hay còn gọi là thị trường cấp 1: là thị trường mà ở
đó các công ty và nhà nước phát hành các loại chứng khoán nhằm thu hút các
nguồn vốn tiết kiệm đầu tư – nên còn gọi là thị trường phát hành. Đó là TTCK
lần đầu được phát hành ra nhằm tạo lập một doanh nghiệp cổ phần, doanh
nghiệp huy động thêm vốn, chính phủ, chính quyền địa phương phát hành
chứng khoán mới. Thị trường sơ cấp thiết lập đựơc mối quan hệ trực tiếp giữa
người có khả năng cung ứng vốn và những người có nhu cầu về vốn. Thị
trường này là một công cụ cấp vốn hợp lý và có hiệu quả nhất làm tăng thêm
vốn đầu tư phát triển kinh tế từ các nguồn tiết kiệm trong lưu thông mà không
đòi hỏi phải phát hành thêm tiền vào lưu thông trong cơ chế kinh tế thị
trường.
- Thị trường thứ cấp còn gọi là thị trường cấp 2 là thị trường mua đi,
bán lại các chứng khoán đã được phát hành qua thị trường sơ cấp. Ở thị
trường này, quyền sở hữu chứng khoán luôn được chuyển từ người đầu tư này
5
Nguồn: Điều kiện pháp lý cho sự hình thành TTCK ở Việt Nam - Tạ Thị Tài - Luận văn tốt nghiệp, 1996
21
sang người đầu tư khác. Do đó, nó tạo ra khả năng cho những người đầu tư
muốn rút vốn ra trước hạn bằng cách bán lại chứng khoán cho người khác, tức
là nó chuyển hoá được hoạt động đầu tư dài hạn sang ngắn hạn. Nhờ đó kích
thích được những người có tiền để dành đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất knh
doanh hoặc cho nhà nước vay dài hạn để tìm kiếm lợi nhuận.
Thị trường này có cơ chế phức tạp, làm môi giới cho sự biến động cung
cầu, cho phép thực hiện được giá thực của cổ phiếu, trái phiếu. Không có thị
trường này thì các chứng khoán không thể giữ được vai trò quan trọng trong
cơ chế thị trường hiện nay. Đây là thị trường thu hút sự chú ý của dân chúng,
những nhà đầu tư và tất cả những ai quan tâm đến thị trường đầy hấp dẫn và
sôi động này.
Điều khác nhau căn bản giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp là
ở chỗ chứng khoán được đưa ra mua bán có phải là chứng khoán bắt đầu được
phát hành hay không. Đây không phải là sự khác nhau về hình thức mà là sự
khác nhau về nội dung, về mục đích của TTCK. Bởi lẽ, việc phát hành cố
phiếu hay trái phiếu ở thị trường sơ cấp là nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư
và tiết kiệm vào công cuộc phát triển kinh tế. Ở thị trường thứ cấp, dù việc
giao dịch rất nhộn nhịp, có hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đôla
chứng khoán được mua đi, bán lại nhưng không có một đồng vốn nào được
huy động vào đầu tư cả. Ở đây chỉ có những khoản lời từ chênh lệch giá của
những người mua bán chứng khoán.
Tuy có sự phân chia như vậy nhưng giữa thị trường sơ cấp và thị
trường thứ cấp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ giữa thị trường sơ
cấp và thị trường thứ cấp là quan hệ nội tại, trong đó thị trường sơ cấp là cơ
sở, là tiền đề; thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp
thì thị trường sơ cấp khó hoạt động trôi chảy, các chứng khoán sẽ rất khó
khăn trong việc phát hành, không ai muốn mua cổ phiếu hoặc trái phiếu vì
vốn của họ bị bất động, chứng khoán không dễ dàng chuyển hoá thành tiền tệ
khi người đầu tư có nhu cầu (nghĩa là không có khả năng thanh khoản).
22
ii) Xét về phương thức tổ chức và giao dịch:
TTCK bao gồm:
- TTCK tập trung: là thị trường ở đó việc giao dịch mua bán chứng
khoán được thực hiện thông qua SGDCK, tại sàn giao dịch. Đây là thị trường
được quản lý rất chặt chẽ bằng những quy định pháp luật. Không phải bất kỳ
loại chứng khoán nào cũng được đem vào giao dịch ở SGDCK. Để chứng
khoán được giao dịch ở đây, các công ty phải hội đủ các điều kiện theo quy
định của SGDCK. Ở những TTCK lớn trên thế giới, chỉ những công ty cỡ lớn
nhất mới đủ điều kiện trở thành thành viên của SGDCK. Các SGDCK này
đều có điều lệ xác định nguyên tắc tổ chức quản lý, thành phần hội viên, điều
lệ để thu nạp và CTCK thành viên là những người môi giới chính thức.
- TTCK bán tập trung: là loại TTCK “bậc cao”, ở đó, việc giao dịch
chứng khoán được thực hiện thông qua hệ thống máy tính nối mạng giữa các
thành viên của thị trường, còn gọi là OTC (over – the – counter). Đây là thị
trường mà các công ty môi giới chứng khoán thực hiện các giao dịch qua hệ
thống điện thoại và hệ thống vi tính đã được nối mạng giữa các thành viên
khắp trong cả nước. Thị trường OTC không phải là một thị trường hiện hữu,
nó không nằm trên một vị trí trung tâm nào cả, nó bao gồm các công ty môi
giới chứng khoán thành viên khắp trong cả nước. Các thành viên thị trường
OTC chủ yếu là những người kinh doanh chứng khoán, họ thực hiện các giao
dịch mua bán chứng khoán cho chính mình, bằng nguồn vốn của mình. Tuy
nhiên, họ vẫn có giao dịch với tư cách là người môi giới ăn hoa hồng nhưng
những giao dịch này không lớn.
- Thị trường phi tập trung: còn gọi là thị trường thứ 3, là hoạt động giao
dịch, mua bán chứng khoán được thực hiện tự do phân tán, không qua
SGDCK và cũng không qua thị trường OTC. Đây là tên gọi để chỉ tất cả hoạt
động giao dịch, mua bán chuyển nhượng chứng khoán diễn ra ở bất cứ đâu và
bất cứ lúc nào, có thể thông qua các nhà môi giới hoặc do chính người chủ sở
hữu chứng khoán thực hiện. Đây là thị trường mà chứng khoán được lưu hành
23
gần như không phải tuân thủ những ràng buộc hay kiểm soát nào nên cũng là
thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.
1.4. Bối cảnh phát triển của TTCK Việt Nam
TTCK Việt Nam ra đời khá muộn so với các nước khác trên thế giới.
Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành
Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000
và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Nghĩa là cho đến
năm 2010, TTCK nước ta mới được 10 năm tuổi. Năm 2005, trung tâm giao
dịch chứng khoán Hà Nội được khai trương; năm 2009 chính thức ra mắt thị
trường UpCoM. Đây là những mốc rất quan trọng trong quá trình hình thành
và phát triển của TTCK ở Việt Nam.
Theo thống kê từ Ủy ban chứng khoán Nhà nước, quy mô TTCK Việt
Nam năm 2010 được thể hiện qua các con số cụ thể như sau:
- Số mã chứng khoán niêm yết là 631 mã
- Giá trị vốn hóa thị trường trên 700.000 tỷ VND (40% GDP)
- Số lượng công ty Đại chúng là 997 công ty
- Số lượng công ty chứng khoán là 105 công ty
- Số lượng công ty quản lý quỹ là 47 công ty (trong đó có 23 Quỹ đầu
tư chứng khoán được lập)
- Số lượng văn phòng đại diện là 31 văn phòng
- Số tài khoản giao dịch là trên 1 triệu tài khoản (trong đó có trên 4.000
tài khoản của tổ chức)
TTCK nước ta đã đạt được những kết quả nhất định thời gian qua, tuy
nhiên vẫn đang phát triển ở những bước đi đầu tiên. Do đó, TTCK nước ta
chưa có nhiều kinh nghiệm trong điều hành, quản lý thị trường cũng như
không tránh khỏi những vấp váp. Tuy nhiên, tiến hành trong điều kiện nhiều
nước đã phát triển TTCK ở mức độ rất cao, các TTCK ở các nước phát triển
là những đối tượng cần thiết cho phép chúng ta học hỏi và rút ra được những
bài học kinh nghiệm. Từ đó, tìm hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu của các
24
mô hình, trên cơ sở đó mới có thể tìm ra con đường đi thích hợp, nhanh
chóng.
Về bối cảnh, TTCK Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có
nhiều biến động với những cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên diện rộng
và ảnh hưởng không nhỏ tới những động thái của thị trường. Tác động của thị
trường tài chính thế giới là yếu tố không nhỏ gây ra những biến động trên
TTCK Việt Nam thời gian qua.
Về mặt hàng hóa, sự hình thành và phát triển TTCK Việt Nam gắn liền
với quá trình chuyển đổi, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước mà chủ yếu là
việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và chuyển doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài thành công ty cổ phần. Cố phiếu của các doanh nghiệp này đã
và đang là hàng hóa chính của TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, sự xuất hiện
của các công cụ tài chính dài hạn (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu ngân hàng
và một số trái phiếu công ty) mặc dù khả năng chuyển đổi và các phương thức
phát hành còn nhiều hạn chế nhưng đây là những công cụ ban đầu tạo hàng
hóa cho TTCK.
Về các chủ thể tham gia thị trường: hiện nay, hoạt động chứng khoán
sôi động nhất là hoạt động của các tổ chức phát hành cung cấp hàng hóa ra thị
trường và hoạt động mua đi bán lại chứng khoán trên thị trường thứ cấp. Điều
này cũng có nghĩa là nhóm chủ thể hoạt động tích cực nhất trên TTCK Việt
Nam hiện nay chính là nhóm các TCPH, các CTCK và các nhà đầu tư.
2. Tranh chấp và vi phạm trên TTCK
Các đặc điểm của TTCK cho thấy ở đây luôn tiềm ẩn những cơ hội cho
các hành vi gian lận, lừa đảo, thao túng thị trường, giao dịch nội gián vì mục
đích trục lợi, đồng nghĩa với việc nó chứa đựng những rủi ro tiềm tàng đối với
công chúng đầu tư và cũng chứa đựng những nguy cơ làm tổn hại đến sự phát
triển lành mạnh của thị trường, gây ra những bất ổn và mối đe dọa phá vỡ thị
trường. Việc phát triển TTCK đồng nghĩa với việc huy động vốn từ tất cả các
nhóm người có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, tạo cơ hội đầu tư cho tất cả
25
mọi người không phân biết lượng vốn ít hay nhiều cũng như kinh nghiệm,
kiến thức đầu tư tốt hay không. Sự mở rộng kênh huy động vốn cũng như tạo
thêm cơ hội đầu tư này đồng thời cũng tạo ra một nhóm người yếu thế hơn
trên TTCK, đó chính là công chúng đầu tư. Đây là những người có lượng vốn
nhỏ, thường là từ nguồn tích lũy bằng hình thức tiết kiệm, có kiến thức và
kinh nghiệm đầu tư hạn chế (do không có nhiều thời gian dành cho hoạt động
này) và dễ bị tác động bởi tâm lý đám đông, bị dẫn dắt bởi xu hướng hay bị
tác động bởi các tin đồn, không đủ khả năng để nhận định, đánh giá các thông
tin khác nhau trên thị trường để có thể tự mình ra quyết định một cách xác
đáng. Chính vì vậy, họ rất dễ bị dẫn dắt, thậm chí là bị đánh lừa bởi các tin
đồn, bởi các động thái tạo xu hướng ảo trên thị trường bởi các nhà đầu tư
chuyên nghiệp và có ý định trục lợi từ sự thiếu thông tin và thiếu kiến thức
của công chúng đầu tư. Chính vì vậy, đây cũng là mảnh đất tiểm ẩn rất nhiều
khả năng xảy ra các tranh chấp và vi phạm.
2.1. Nhận diện các tranh chấp và vi phạm trên TTCK
2.1.1. Nhận diện tranh chấp trên TTCK
Các tranh chấp thường phát sinh trên TTCK khi một hoặc một số chủ
thể cho rằng chủ thể cùng tham gia quan hệ về chứng khoán đã có hành vi
xâm phạm lợi ích của mình. Tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực chứng khoán
có thể xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán,
xâm phạm trật tự quản lý nhà nước về chứng khoán hoặc có thể không xuất
phát từ hành vi vi phạm hành chính hay hình sự mà chỉ là những bất đồng về
quyền và nghĩa vụ giữa các bên, khi một hoặc các bên cho rằng bên kia đã
không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi của bên còn lại trong
quan hệ. Căn cứ vào chủ thể, tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực chứng khoán
có thể bao gồm các loại sau:
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư: với số lượng đông đảo trên thị
trường và thường xuyên thực hiện các giao dịch mua và bán chứng khoán với