Tải bản đầy đủ (.pdf) (366 trang)

Vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 366 trang )

hội đồng lý luận trung ơng bộ khoa học và công nghệ
ban chủ nhiệm chơng trình kx 02/06-10


báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu
đề tài khoa học cấp nhà nớc



VAI TRò CủA NHà NƯớC ĐốI VớI
PHáT TRIểN Xã HộI Và QUảN Lý PHáT TRIểN Xã HộI
ở nớc ta TRONG TIếN TRìNH ĐổI MớI


m số: KX.02.22/06-10



C quan ch trỡ:
VIN NH NC V PHP LUT
HC VIN CT-HC QUC GIA H CH MINH
Ch nhim ti: PGS,TS. NGUYN VN MNH
Th ký ti:
TS. TRNG TH HNG H
ThS. TO TH QUYấN


8452




H NI - 11/2010

môc lôc

Trang

MỞ ĐẦU 1
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Ở NƯỚC TA TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI
12
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN
LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
13
1.1. Khái niệm và nội dung phát triển xã hội 13
1.2. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của quản lý phát triển xã hội 24
Chương 2:
QUAN ĐIỂM VÀ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA
ĐẢNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI
36
2.1. Quan điểm của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội trong tiến trình đổi mới 36
2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng đối với phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới 40
Chương 3:
NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ

HỘI TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI
86
3.1. Vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội trong điều kiện đổi mới 86
3.2. Các điều kiện đảm bảo và yếu tố tác động đến việc phát huy
vai trò của Nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội trong tiến trình đổi mới 88
3.3. Vai trò của nhà nước đối với phát triển và quả
n lý phát triển xã
hội trong các lĩnh vực 100
Chương 4: KINH NGHIỆM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT
TRIỂN XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM
125
4.1. Kinh nghiệm phát huy vai trò của Nhà nước đối với phát triển
xã hội và quản lý phát triển xã hội ở một số nước trên thế giới 125
4.2. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam 153
PHẦN II
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Ở NƯỚC TA TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI
156
Chương 1:
THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
TRÊN CÁC LĨNH VỰC - THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ
157
1.1. Thực hiện vai trò của Nhà nước đối với phát triển con người
và nguồn nhân lực 157

1.2. Thực hiện vai trò của Nhà nước đối với phát triển giáo dục,
đào tạo 164
1.3. Thực hiện vai trò của nhà nước trong quản lý và phát triển y tế 171
1.4. Thực hiện vai trò của Nhà nước trong phát triển và quản lý
phát triển an sinh xã hội 178
1.5. Thực hiện vai trò của nhà nước đối với quản lý phát triển dân
số
, kế hoạch hóa gia đình 186
1.6. Thực hiện vai trò của nhà nước đối với hoạt động đấu tranh
phòng chống tội phạm bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội 187
1.7. Thực hiện vai trò của Nhà nước trong phòng chống tệ nạn cờ
bạc, ma túy, mại dâm 192
1.8. Thực hiện vai trò của Nhà nước đối với quản lý phát triển vấn
đề dân tộc 195
1.9. Thực hiện vai trò của Nhà nước đối với các vấn đề tôn giáo 198
Chương 2:
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA TRONG TIẾN TRÌNH
ĐỔI MỚI
203
2.1. Thành tựu và ưu điểm 203
2.2. Hạn chế, khuyết điểm 207
PHẦN III
XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2020
212

Chương 1:
XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
213
1.1. Xu hướng phát triển con người và biến động của nguồn nhân lực 213
1.2. Xu hướng phát triển của giáo dục, đào tạo và những vấn đề đặt ra 216
1.3. Xu hướng phát triển của y tế giai đoạn 2011-2020 217
1.4. Xu hướng phát triển an sinh xã hội trong giai đoạn 2011-2020 218
1.5. Xu hướng phát triển của gia đình, dân số, kế hoạch hóa gia
đình trong giai đo
ạn 2011-2020 227
1.6. Xu hướng diễn biến của tội phạm và vi phạm pháp luật 228
1.7. Xu hướng diễn biến của tệ nạn ma túy, mại dâm cờ bạc 230
1.8. Xu hướng phát triển, biến động của vấn đề dân tộc 233
1.9. Xu hướng diễn biến của vấn đề tôn giáo trong giai đoạn 2011-2020 234
Chương 2:
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN
LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2020
238
2.1. Quan điểm và giải pháp chung 238
2.2. Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với
các lĩnh vực xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và quản
lý phát triển xã hội giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam 243
2.2.1. Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với
yêu cầu phát triển con người và nguồn nhân lực giai đoạn
2011-2020 243
2.2.2. Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với
yêu cầu phát triể
n giáo dục, đào tạo trong giai đoạn 2011-2020 246

2.2.3. Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với
yêu cầu phát triển y tế giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam 248
2.2.4. Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với
yêu cầu phát triển an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam 257
2.2.5. Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với
yêu cầu phát triển gia đình, dân số, k
ế hoạch hóa gia đình giai
đoạn 2011-2020 ở Việt Nam 273
2.2.6. Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với
yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật,
bảo đảm chính trị, trật tự an toàn xã hội giai đoạn 2011-2020 ở
Việt Nam 275
2.2.7. Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với yêu
cầu đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội giai đoạ
n 2011-2020 278
2.2.8. Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với
yêu cầu thực hiện chính sách về dân tộc giai đoạn 2011-2020 281
2.2.9. Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước đối với
yêu cầu thực hiện chính sách về tôn giáo giai đoạn 2011-2020 288
KẾT LUẬN 293

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 296


DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Thư ký khoa học: TS. Trương Thị Hồng Hà
Thư ký hành chính: ThS. Tào Thị Quyên


I. Cộng tác viên của Viện Nhà nước và Pháp luật
Cộng tác viên chính của đề tài Tham gia nghiên cứu
1. PGS.TS. Trịnh Đức Thảo
2. PGS.TS. Quách Sĩ Hùng
3. TS. Trần Đình Thắng
4. TS. Nguyễn Cảnh Quý
5. TS. Lê Văn Trung
6. ThS. Tào Thị Quyên
7. ThS. Đào Ngọc Báu

1. ThS. Cao Bá Thành
2. ThS. Lê Thanh Bình
3. ThS. Hoàng Văn Hội
4. ThS. Lê Đinh Mùi
5. ThS. Mai Thanh Tâm
6. ThS. Trần Văn Quý
7. ThS. Tô Văn Châu
8. CN. Nguyễn Kim Đạt

II. Cộng tác viên của cơ quan bên ngoài:
Họ và tên Cơ quan công tác
1. GS.TS. Nguyễn Duy Quý
2. GS.TSKH. Đào Trí Úc
3. GS.TS. Võ Khánh Vinh
4. GS.TS. Trần Ngọc Đường
5. GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm
6. GS.TS. Nguyễn Đình Tấn
7. PGS.TS. Lê Minh Thông
8. PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan
9. PGS.TS. Trần Đình Nhã

10. PGS.TS. Chu Hồng Thanh
11. PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh
Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Đại học Quốc Gia Hà Nội
Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Viện Nghiên cứu lập pháp
Học vi
ện Cảnh sát nhân dân
Viện Xã hội học,
Ban Tổ chức Trung ương
Đại học Luật Hà Nội
UB Quốc phòng – An ninh, Quốc hội
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Viện Gia đình và giới, Viện KHXHVN
12. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị
13. PGS.TS. Nguyễn Như Phát
14. PGS.TS. Bùi Xuân Đính
15. PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng
16. PGS.TS. Mạc Văn Tiến
17. PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ
18. PGS.TS. Nguyễn Chí Dũng
19. TS. Ngô Đức Mạnh
20. TS. Nguyễn Phong Hòa
21. TS. Nguyễn Minh Phương
22. TS. Lê Thị Trâm
23. TS. Lưu Bình Nhưỡng
24. TS. Lương Phan Cừ
25. TS. Phạm Thúy Nga
26. ThS.
Đào Thị Khánh Hòa

27. ThS. Nguyễn Văn Dọng
28. ThS. Mai Thế Bình
29. ThS. Đinh Ngọc Quý
30. TS. Lê Bạch Dương
31. PGS.TS. Nguyễn Duy Đức

Viện NN-PL,Viện KHXHVN
Viện NN-PL, Viện KHXHVN
Viện Dân tộc học, Viện KHXHVN
NXB Từ điển, Viện KHXHVN
Cục dạy nghề, Bộ LĐTBXH
Viện CNXH, HV CT-HC QG HCM
Viện Xã hội học, HV CT-HC QG HCM
Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
TC Cảnh sát phòng chống tội phạm
Bộ Nội vụ
Hội luật gia
Bộ Tư pháp
Ủy ban Văn hóa xã hội của Quốc hội
Việ
n NN-PL, Viện KHXHVN
Bộ Y tế
Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch
Bộ Khoa học công nghệ
Văn phòng Quốc hội
Viện nghiên cứu xã hội và phát triển
Viện Văn hóa, HV CT-HC QG HCM







1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự cần thiết, tính cấp bách của việc nghiên cứu vai trò của nhà nước
đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội thể hiện trên cả hai
phương diện lý luận và thực tiễn.
Về lý luận: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã nhận
định "chúng ta nhận thức ngày càng sâu sắc rằng, xã hội, văn hóa là nh
ững
lĩnh vực thể hiện rõ nhất bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa"
1
và mặc dù
trong những năm đổi mới vừa qua "văn hóa và xã hội có tiến bộ trên nhiều
mặt, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển
biến tốt, nhất là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đời sống các tầng lớp
nhân dân được cải thiện"
2
nhưng "cơ chế, chính sách về văn hóa - xã hội
chậm đổi mới, nhiều vấn đề xã hội, bức xúc chưa được giải quyết tốt"
3
. Một
trong những nguyên nhân của tình hình trên đây, theo chúng tôi, là do chưa
đầu tư nghiên cứu lý luận về các vấn đề xã hội, với tư cách là các yếu tố để
"phát triển xã hội", từ đó lý luận về vai trò của nhà nước đối với phát triển xã
hội và quản lý phát triển xã hội, sự biến đổi vai trò, chức năng của nhà nước
trong điều kiện đổi mới; điều kiện, n

ội dung, các yếu tố tác động, các điều
kiện bảo đảm vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội v.v cũng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống.
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vai trò, chức
năng của nhà nước trong điều kiện đổi mới nhưng mới đề cấp những vấn đề
chung, khái quát, chưa đi sâu nghiên cứ
u có hệ thống về sự biến đổi vai trò
của nhà nước trong từng lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội. Hơn nữa, có nhiều công trình nghiên cứu về các vấn

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2006, trang 32.
2. Sđd, trang 32.
3. Sđd, trang 33.
2
đề xã hội nhưng chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng của từng vấn đề riêng rẽ,
chưa làm rõ vai trò của nhà nước là người có trách nhiệm xây dựng chiến
lược, chính sách và tổ chức thực hiện đối với phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội, vì thế chưa đi sâu nghiên cứu biến đổi vai trò, quá trình thực hiện
và thực trạng chức năng, vai trò của nhà nước đối v
ới phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội trong những năm đổi mới một cách có hệ thống.
Trong giai đoạn 2011-2020, các vấn đề xã hội sẽ còn có những xu
hướng vận động, biến đổi phức tạp, đòi hỏi phải tăng cường vai trò của nhà
nước đối với các vấn đề này. Cần phải tổng hợp các kết quả nghiên cứu, dự
báo xu hướng vận
động, biến đổi của các vấn đề này để đi sâu nghiên cứu các
yêu cầu đặt ra cũng như khả năng, điều kiện đảm bảo có tính khả thi đối với
vai trò của nhà nước trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Chỉ
trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý luận mới đề ra được những giải pháp

đúng đắn, khả thi, có tầm chiến lượ
c, có tính hệ thống nhằm phát huy vai trò
của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội một cách
chủ động, khắc phục tính bị động, chắp vá.
Cần phải nhấn mạnh thêm rằng trên thế giới, từ năm 1987, vấn đề phát
triển bền vững được Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển đề cập đến
trong Báo cáo "Tương lai của chúng ta" đã thu hút sự
quan tâm của các tổ
chức quốc tế, các đảng phái chính trị, các nhà tư tưởng, các phong trào xã hội,
tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là giới khoa học. Nhiều quốc gia đã coi phát
triển bền vững là chiến lược phát triển quốc gia trên cả phương diện kinh tế,
xã hội, tài nguyên môi trường. Trong xu hướng đó, vai trò của nhà nước nổi
lên như một yếu tố quyết định của sự phát triển bề
n vững. Ở những nước có
nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường như Trung Quốc và Việt Nam
thì vấn đề phát triển bền vững xã hội càng gay gắt, bức xúc. Quá chú trọng
mục tiêu phát triển kinh tế mà không quan tâm đúng mức đến phát triển xã
hội, tài nguyên môi trường sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Để khắc
phục những quan điểm, chủ trươ
ng phiến diện, thiếu tính chiến lược và căn cứ
khoa học đó, việc nghiên cứu vai trò của nhà nước nói chung và vai trò của
3
nhà nước đối với phát triển xã hội một cách bền vững nói riêng đã trở thành
yêu cầu cấp bách.
Về thực tiễn: trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập
quốc tế, các vấn đề xã hội như phân hóa giàu nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao
động dân cư, thất nghiệp, an sinh xã hội, tệ nạn xã hội v.v ngày càng phát
sinh nhiều vấn đề phức t
ạp, bức xúc. Đảng đã có nhiều chủ trương đúng đắn
trong việc giải quyết các vấn đề nêu trên nhưng việc thể chế hóa, cụ thể hóa

và tổ chức thực hiện những chủ trương đó của nhà nước còn bộc lộ nhiều yếu
kém, khuyết điểm. Nhà nước chưa phát huy được đầy đủ vai trò của mình đối
với phát triển xã hội và qu
ản lý phát triển xã hội. Từ xây dựng chiến lược
chính sách, pháp luật đến quản lý, điều hành đến nay còn có những biểu hiện
bị động, lúng túng, chắp vá. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu lý luận, đánh
giá thực trạng để đề xuất những quan điểm, giải pháp phát huy vai trò của nhà
nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ngày càng trở thành
yêu cầu bức thiết.

2. Tình hình nghiên cứu
A. Tình hình nghiên cứu trong nước
* Những công trình nghiên cứu về phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội có đề cập đến vai trò của nhà nước
- Sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu khoa học
Trịnh Duy Luân (chủ biên), Phát triển xã hội ở Việt Nam - Một tổng
quan xã hội học năm 2000, Nxb KHXH, H. 2002 của Viện Xã hội học, Viện
Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia; Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm
(chủ
biên), Về phát triển văn hóa và xây dựng con người trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, H.2003; PGS.TS. Nghiêm
Đình Vỳ và ThS. Nguyễn Đắc Hưng: Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài,
Nxb Chính trị quốc gia, H.2002; PGS.TS.Hồ Sĩ Quý, Con người và phát triển
con người, Nxb Giáo dục, H. 2007; Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Từ
chiến lược giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục,
4
H. 2002; Nguyễn Thế Chi, Phát triển nguồn nhân lực lao động vùng đồng
bằng sông Cửu Long phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ,
2003; Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực: Niên giám nghiên cứu số 3,
Nxb Khoa học xã hội, H.2004; Nguyễn Văn Trung, Phát triển nguồn nhân lực

trẻ ở nông thôn để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp
nước ta, Nxb CTQG, H.1998; Trần Văn Tùng, Phát triển nguồn nhân lực -
kinh nghi
ệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb CTQG, H.1996; Lê Thị Ngân,
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận nền kinh tế tri thức ở Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ, 2005; Trần Văn Tùng, Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn
nhân lực: Kinh nghiệm của thế giới, Nxb Thế giới, H.2005; Nguyễn Tiệp,
Nguồn nhân lực, Nxb Lao động xã hội, H. 2005; Lê Du Phong, Nguồn lực và
độ
ng lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, H. 2006; Lê Thị Ái Lâm, Phát triển nguồn
nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - Kinh nghiệm Đông Á, Nxb. Khoa
học xã hội, H. 2003; Hồ Sỹ Quý, Con người và phát triển con người, Nxb
Giáo dục, H. 2007; Hồ Sĩ Quý, Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong
sự phát triển xã hội, Nxb Khoa học xã hội, H.2000; Hà Huy Thành, M
ột số
vấn đề xã hội và nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường ở Việt Nam, Nxb CTQG, H. 2001; Nguyễn Xuân Kính, Con người,
môi trường và văn hóa, Nxb KHXH, H. 2003; Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Môi
trường và phát triển bền vững, Nxb Nông nghiệp, H. 2004; Phạm Thị Ngọc
Trâm, Môi trường sinh thái - vấn đề và giải pháp, Nxb. CTQG, H. 1996; Trần
Quốc Vượng, Môi trường, con người và văn hóa, Nxb V
ăn hóa thông tin, H.
2005; Đỗ Văn Sinh, Hoàn thiện quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ, năm 2005.
- Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước: thuộc chương trình khoa
học xã hội KX.01, KX.02, KX.05 nghiên cứu các đề tài có liên quan đến phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội như sau:
PGS.TS. Nguyễn Công Nghiệp, Vụ Ngân sách nhà nước-Bộ Tài chính,
KX.01.10. Vấn đề phân phối nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và thự

c hiện
5
công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam; PGS.TS. Bùi Thế Cường, Viện Xã hội học - Trung tâm khoa học
xã hội và nhân văn quốc gia, KX.02.10. Các vấn đề xã hội và môi trường
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; TS. Hồ Sĩ Quý, Viện Nghiên
cứu con người - Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, KX.05.01
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và phát tri
ển văn hóa, con
người và nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế; PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, Trường cán bộ quản lý giáo dục
và đào tạo - Bộ Giáo dục và đào tạo, KX.05.05 Nghiên cứu, phân tích các chỉ
số phát triển con người (HDI) của người Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005;
GS.VS Phạm Minh Hạc, Ban Khoa giáo trung ương, KX.05.07. Xây dựng con
người Việt Nam theo định hướ
ng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị
trường, mở cửa và hội nhập quốc tế; TS. Phạm Thành Nghị, Viện Nghiên cứu
con người - Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, KX.05.11
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn
nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; GS.TSKH
Lê Nam Trà, Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Giáo dục và
đào tạo, KX.05.12.
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thể, tình trạng sức khỏe của một số nhóm
người lao động, xét dưới góc độ yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
- Những bài viết trên các Tạp chí về các vấn đề phát triển và quản lý
phát triển xã hội, trong đó có đề cập đến vai trò của nhà nước
Phạm Hữu Nghị, Chính sách xã hội và vai trò của pháp luật trong việc
bảo đảm thực hiện chính sách xã hội, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 2, năm
2001;Vũ Đình Nam, Pháp luật cứu trợ xã hội Việt Nam qua các thời kỳ từ

năm 1945 đến nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 10, năm 2002; Nguyễn
Hữu Dũng, Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Lý luận chính trị,
Số 8, năm 2004; Song Thành,
Chiến lược nhân tài - một số vấn đề cấp bách
6
của Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 8,
năm 2004; Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thanh niên nông thôn vùng
đồng bằng Sông Hồng hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 10, năm 2004;
Nguyễn Thị Miền, Hoàn thiện công tác đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của
thị trường lao động nước ta, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 12, n
ăm 2004; Phạm
Đi, Chương trình xóa đói giảm nghèo- một nhân tố mới trong quản lý của nhà
nước ta, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 9, năm 2005; Trịnh Gia Ban, Phát triển
nhân lực, đào tạo và trọng dụng nhân tài", Tạp chí Lý luận chính trị, Số 7, năm
2005; Hà Việt Hùng, Hà Thanh Thanh, Tác động của dự án lồng ghép dân số
với phát triển bền vững, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 12, năm 2005; Nguyễn
Minh Ph
ương, Quản lý nguồn nhân lực hành chính nhà nước, Tạp chí Lý luận
chính trị, Số 1, năm 2004; Nguyễn Hải Hữu, Phát triển hệ thống an sinh xã hội
phù hợp nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Tạp chí
Cộng sản, Số 21, tháng 11 năm 2006; Nguyễn Văn Phúc, Về vấn đề phát triển
thị trường sức lao động có trình độ cao, Tạ
p chí Cộng sản, Số 21, tháng 11
năm 2006; Nguyễn An Lương, Cần có một chiến lược về an toàn và vệ sinh lao
động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Số 10, tháng 4 năm 2002;
Nguyễn Khắc Thanh, Một số vấn đề trong tư duy, nhận thức về phát triển thị
trường sức lao động, Số 12 năm 2007.
* Những công trình nghiên cứu vai trò, chức năng nói chung của
nhà nước trong điều kiệ

n phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước
pháp quyền, hội nhập quốc tế
Diễn đàn Kinh tế - Tài chính Việt Pháp: Tiến đến xây dựng một nhà
nước với vai trò là nhà hoạch định chiến lược, người đảm bảo cho lợi ích
chung, Báo cáo của Ủy ban "Nhà nước, nền hành chính nhà nước và hoạt
động dịch vụ công trước ngưỡng cửa năm 2000", Nxb CTQG, H. 2000; Ngân
hàng Thế giới: Nhà nước trong một th
ế giới đang chuyển đổi, Nxb CTQG, H.
1998; Đinh Văn Ân, Võ Trí Thành (Chủ biên): Thể chế - cải cách thể chế và
phát triển - Lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam, Nxb Thống kê, H.
7
2002; Lê Minh Thông, Vai trò của nhà nước trong trật tự kinh tế thị trường ở
Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 10, năm 1998; Nguyễn Phước
Thọ, Bàn thêm về quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, Số 10, năm 2001; Đỗ Trung Hiếu, Vai trò của nhà nước trong thời
đại toàn cầu hóa, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 4, năm 2002; Nguyễn Văn
Mạnh. Nhận th
ức mới về vai trò, chức năng của nhà nước trong điều kiện
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa ở
nước ta hiện nay", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 5, năm 2005; Mai Hữu
Khuê, Vai trò, chức năng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí
Quản lý nhà nước, Số 1, năm 1995; Văn Đức Thanh, Về
mối quan hệ giữa
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và đời sống xã hội dân sự", tạp chí Lý
luận chính trị, Số 1, năm 2004; Đào Trí Úc, Mối liên hệ giữa nhà nước với xã
hội dân sự và vấn đề cải cách hành chính, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 4,
năm 2004; Võ Khánh Vinh, Mối quan hệ giữa xã hội - cá nhân - nhà nước
trong nhà nước pháp quyền và vai trò của nó trong việc xác định mô hình tổng
thể nhà nướ
c pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và

pháp luật, Số 2, năm 2003; Đoàn Trọng Truyến, Nhà nước pháp quyền Việt
Nam với việc thực hiện quyền con người, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 2, năm
1999; Tường Duy Kiên, Nhà nước - cơ chế bảo đảm quyền con người, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 2/2003; Phan Ngọc Trung, Quản lý kinh tế của nhà
nướ
c trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số
56/2002; Lê Khoa, Mấy suy nghĩ về một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ
mô của nhà nước, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 3/1998; GS.TS, Chu Văn Cấp,
Về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên c
ứu lý luận, số 9/2000; Lê Nguyễn Hương
Trinh, Về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Triết học,
số 9 (148), tháng 9/2003; Vũ Ngọc Nhung, Vai trò của nhà nước trong kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cộng sản, số 8/1999;
Phan Văn Phúc, Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế thị trường
hiện đại, Tạp chí Sinh ho
ạt lý luận, số 3/1998.
8
* Những công trình, bài viết trực tiếp nghiên cứu vai trò của nhà
nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
- Sách chuyên khảo, bài của tạp chí
Phương Thế Nam: Trách nhiệm của Chính phủ trong việc xây dựng xã
hội thân thiện với môi trường (2007), Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa Mác
(Trung Quốc), số 7, đăng trên Thông tin những vấn đề lý luận của Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh s
ố 4-2/2008, trang 35; GS, TS Vũ
Huy Từ (chủ biên): Quản lý khu vực công, Nxb. Khoa học kỹ thuật, H. 1998;
Viện Nghiên cứu Hành chính, TS Lê Chi Mai (chủ biên): Chuyển giao dịch vụ
công cho các cơ sở ngoài nhà nước - Vấn đề và giải pháp, Nxb. Lao động - Xã
hội, H. 2002; Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục: Từ chiến lược giáo dục đến

chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, H. 2002; Ban Khoa giáo
Trung ương, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường: Tiến tới kiện toàn h

thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Nxb
CTQG, H.2001; PGS.TS. Phạm Thành Nghị (chủ biên), Nâng cao hiệu quả
quản lý nguồn nhân lực, Nxb Khoa học xã hội, H.2006; PGS,TS Phạm Thị
Ngọc Trầm (chủ biên), Quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì
sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội - nhân văn, Nxb Khoa học xã hội,
H. 2006; PGS,TS Mai Hữu Thực (chủ biên): Vai trò của Nhà nướ
c trong phân
phối thu nhập ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2004.
* Những bài viết nghiên cứu trực tiếp về vai trò, chức năng xã hội
của nhà nước và vai trò của nhà nước đối với những vấn đề cụ thể trong
lĩnh vực phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
Ngô Ngọc Thắng: Sự biến đổi chức năng xã hội của nhà nước trong
bối cảnh kinh t
ế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Lý luận
Chính trị, Số 3, năm 2007; Ngô Ngọc Thắng: Đổi mới chức năng xã hội của
nhà nước, Tạp chí Cộng sản, Số 779, tháng 9 năm 2007; Trần Kim Dung:
Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, H.2005; Nguyễn Hồng Thao: Bảo
vệ môi trường biển - vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2004;
9
Bùi Văn Nhơn: Quản lý nhà nước về dân số, kế hoạch hóa gia đình - những
vấn đề nhìn từ góc độ pháp luật, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 1, năm 1999;
Mai Kỷ: Quản lý nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, Tạp
chí Quản lý nhà nước, Số 5, năm 1995; Trương Tuấn Ngọc: Bảo vệ quyền trẻ
em - mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước ta, Tạ
p chí Quản lý nhà nước, Số 6,
năm 2000; Trần Việt Trung: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống tệ
nạn xã hội, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 7 năm 2002; Hà Thị Thanh Vân:

Quản lý nhà nước về bình đẳng giới- thực tiễn và những vấn đề cần quan
tâm, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 10, năm 2007; Phan Thị Cúc: Quản lý nhà
nước dịch vụ công trong lĩnh vực y tế đã đượ
c xã hội hóa, Tạp chí Quản lý
nhà nước, số 2, năm 2001; Trần Huy Quang: Tăng cường hiệu lực quản lý
nhà nước về hành nghề y dược tư nhân, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 4, năm
2001; Phan Nguyên Thái: Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về
công tác thanh niên, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 3, năm 2003; Nguyễn
Thanh Tùng: Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạ
t
động của các hội, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 3, năm 2003; Lê Bạch Hồng:
Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 9, năm
2003; Tôn Thu Hiền: Vai trò nhà nước trong xã hội hóa giáo dục", Tạp chí
Quản lý nhà nước, Số 11, năm 2003; Trương Thị Thúy Thu: Quản lý nhà nước
về vệ sinh an toàn thực phẩm", Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 2, năm 2004.
B. Các công trình nghiên cứu củ
a nước ngoài
A.N.Ovcharenko (2006), Quản lý xã hội trong xã hội thông tin: những
cách tiếp cận mới, Tạp chí Tri thức xã hội và nhân văn (Nga), số 6, đăng trên
Thông tin những vấn đề lý luận, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh, số 19-10/2007, trang 01; E.I.Glushenkova (2007), Quan niệm phát
triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí Kinh tế thế giới và quan
hệ quốc tế, số 6, đăng trên Những vấn đề chính trị xã hộ
i của Viện Thông tin
khoa học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 3-
1/2008, trang 8; Douglas Zhihua Zeng, Báo cáo chính sách phát triển của
10
Ngân hàng thế giới tháng 2 năm 2005, "Một số vấn đề về lao động, việc làm
của Trung Quốc trong chặng đường đầu gia nhập WTO", Thông tin tư liệu
chuyên đề, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số

1/2007, trang 61; Phân hóa giàu nghèo, mặt trái của sự phát triển ở Trung
Quốc, Thông tin tư liệu chuyên đề, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, số 1/2007, trang 74; Lý Cường, Xu thế mới trong sự biến
đổi cơ
cấu xã hội Trung Quốc hiện nay, Tạp chí Tân hoa văn trích (Trung Quốc), số
10/2006, đăng trên Thông tin những vấn đề lý luận của Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 1+2-1/2008, trang 34; Vương Thu Văn,
Nguyên tắc công bằng và cơ chế bảo đảm xã hội trong thời kỳ chuyển đổi mô
hình kinh tế - xã hội, Tạp chí Thế giới đương đại và chủ nghĩa xã hội (Trung
Quốc), số
6/2005, đăng trên Thông tin những vấn đề lý luận của Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh số 5-3/2008, trang 34.
Nhận xét chung: Những công trình, bài viết nghiên cứu nêu trên dù
trực tiếp hay gián tiếp nghiên cứu đến vai trò của nhà nước đối với phát triển
xã hội và quản lý phát triển xã hội đã đề cập sự biến đổi chức năng xã hội
của nhà nước và vai trò của nhà nước đối với nhiều nội dung phát tri
ển xã
hội như quản lý nguồn nhân lực, dân số và kế hoạch hóa gia đình, công tác
thanh niên, quyền trẻ em, bình đẳng giới, dịch vụ công trong lĩnh vực y tế,
bảo hiểm xã hội, giáo dục v.v Tuy vậy, các bài viết trên đây tiếp cận các vấn
đề xã hội chủ yếu từ góc độ quản lý nhà nước (hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước) mà chưa bao quát hết vai trò của nhà nước đối với phát triể
n
xã hội và quản lý phát triển xã hội, bao hàm cả việc xây dựng và tổ chức thực
hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về phát triển xã hội và quản lý xã hội,
giữ vai trò nòng cốt trong quá trình xã hội hóa, xử lý vi phạm (hoạt động của
cả cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp v.v ).
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Đề xuất quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy
vai trò c

ủa nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
trong tiến trình đổi mới (giai đoạn 2011 -2020).
11
- Nhiệm vụ:
Một là: luận giải được cơ sở lý luận về vai trò của nhà nước đối với
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong điều kiện phát
triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
Hai là: đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của nhà nước đối với phát
triển xã hội và th
ực tiễn hoạt động quản lý phát triển xã hội của nhà nước
trong những năm đổi mới, đúc rút được những bài học kinh nghiệm và những
vấn đề đặt ra cần tiếp tục hoàn thiện để phát huy vai trò của nhà nước trong
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.
Ba là: dự báo xu hướng biến động của các vấn đề xã hội và quan điểm,
giải pháp, kiến nghị nhằ
m phát huy vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội
và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận liên ngành triết học, chính trị học, xã hội học,
lý luận về nhà nước và pháp luật;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh;
- Phương pháp kết hợp logic với lịch sử;
- Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học, phương pháp tọa đàm,
th
ảo luận nhóm, phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp (tài liệu tham khảo trong và
ngoài nước).
5. Kết cấu: Đề tài gồm có 3 phần.
12








PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN
XÃ HỘI Ở NƯỚC TA TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI

13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

1.1. Khái niệm và nội dung phát triển xã hội
1.1.1. Khái niệm phát triển xã hội
Phát triển xã hội là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức
phong phú, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như triết học,
xã hội học, sử học, chính trị học và luật học v.v Mỗ
i ngành khoa học có
cách tiếp cận khác nhau song đều chung một mục đích là từ sự phân tích cơ
sở lý luận, tiến hành đánh giá thực tiễn của hoạt động quản lý phát triển xã
hội để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn nhằm phát huy vai trò của
các chủ thể quản lý trong việc phát triển xã hội. Ở Việt Nam, đặc biệt là trong
giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa đ
ang diễn ra sâu sắc, khi Nhà
nước ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và phát triển nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa thì phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội được
xem là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc bảo đảm sự ổn định chính trị,
phát triển nguồn lực con người và các nhân tố xã hội khác như gia
đình, cộng
đồng, dân tộc v.v tạo ra sự đồng thuận xã hội, bảo đảm thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng. Như vậy, lý luận về phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội mặc dù không phải là vấn đề mới song bản chất của vấn đề của sự phát
triển là một quá trình nên cần phải tiếp cận trên cơ sở lịch sử
, hiện tại và dự
báo xu hướng phát triển trong tương lai. Hơn thế nữa, sẽ mang tính thực tiễn
hơn nếu gắn việc nghiên cứu phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội với
xác định vai trò của Nhà nước và các chủ thể trong xã hội đối với phát triển
xã hội và quản lý phát triển xã hội. Do đó, việc làm rõ cơ sở lý luận về phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội là vấ
n đề hết sức cần thiết.
Bản thân khái niệm phát triển xã hội cũng có sự phát triển không
ngừng. Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển xã hội. Mỗi quan
14
điểm phụ thuộc rất nhiều vào cách tiếp cận của tác giả và trường phái tư
tưởng chi phối.
Trước hết, phát triển xã hội được tiếp cận theo thuyết phát triển của
chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin với quan điểm duy vật biện chứng cho rằng tất
cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy luôn vận động và
phát triển không ngừng. Theo quan điểm này, sự phát triển hàm chứa sự vận
động theo hướng đi lên, trong đó có tính kế thừa, lặp lại cái cũ, nhưng ở mức
độ cao hơn và có sự xuất hiện của cái mới. Trong đó, xã hội được được quan
niệm "xã hội không phải bao gồm các cá nhân, mà xã hội biểu hiện tổng số
những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân đối với nhau"
1

.
Nền tảng của thuyết phát triển này, theo Ph.Ăngghen: " một quan
niệm đúng đắn về vũ trụ, về sự phát triển của vũ trụ và sự phát triển của loài
người, cũng như về sự phản ánh của sự phát triển ấy vào đầu óc con người chỉ
có thể được bằng con đường biện chứng, với sự chú ý thường xuyên đến
những tác động qua lạ
i phổ biến giữa sự phát sinh và sự tiêu vong, giữa sự
biến đổi tiến bộ và thụt lùi". Với cách tiếp cận phát triển một cách biện chứng
đó, Lênin kế thừa và đi đến khẳng định: "Sự phát triển hình như diễn lại
những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao
hơn, sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ
không theo đường
thẳng, sự phát triển bằng những bước nhảy vọt, bằng những sự đột biến, bằng
những cuộc cách mạng".
Như vậy, quan điểm về phát triển xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin
không chỉ đưa ra phép biện chứng là cơ sở để nghiên cứu sự phát triển mà còn
khẳng định phát triển xã hội là quá trình phản ánh nội dung mang tính xã hội
và gắn với quy luật khách quan c
ủa vũ trụ, không gian, thời gian và con người.
Thứ hai, quan điểm về phát triển của các nhà kinh tế học phát triển
giữa của thế kỷ 20 xác định lý thuyết phát triển xã hội tập trung vào việc xử lý

1. C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tập 46, ph1, Tr. 355.
15
các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của quá trình phát triển, giải quyết các vấn
đề ách tắc trong phát triển kinh tế tại các xã hội ở các nước kém phát triển của
Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La tinh. Quan niệm về phát triển xã hội theo
trường phái này chỉ tập trung đến phát triển kinh tế nông thôn để làm tiền đề
cho xã hội phát triển.
Thứ ba, quan niệm của các nhà phát triển học, coi phát triển xã hội

gắn với phát triển kinh tế
. Các nhà khoa học theo trường phái này coi sự tăng
trưởng về kinh tế là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên trường
phái phát triển học này chưa trả lời được câu hỏi: nếu phát triển kinh tế trước
một bước rồi mới đến phát triển xã hội và các vấn đề văn hóa, chính trị thì
khoảng cách đó là bao lâu, có gì để đảm bảo rằng phát triển kinh tế tất yếu sẽ
đưa
đến phát triển văn hóa và xã hội.
Thứ tư, quan niệm của các nhà xã hội học coi phát triển xã hội là trọng
tâm của các nhà nước xã hội. Theo quan điểm này thì sự ưu tiên phát triển
kinh tế làm cho xã hội phát triển thiếu cân bằng. Các giá trị xã hội sẽ phần
nào bị tác động dẫn đến quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế bị xâm phạm
và tổn thương.
Thứ năm, quan đi
ểm về phát triển xã hội của các nhà khoa học phát
triển bền vững. Quan điểm phát triển bền vững được thể hiện rõ nét trong Báo
cáo Brundtland: "phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa giữa tăng trưởng
kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của
hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai". Theo quan
điểm này, phát triể
n xã hội được gắn với ba trụ cột của phát triển bền vững:
bền vững về mặt kinh tế là phát triển kinh tế nhanh và an toàn; bền vững về
mặt xã hội là phát triển công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát
triển con người HDI là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, chỉ số phát triển
con người gồm: thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí, giáo dục, sức
kh
ỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ thành tựu văn minh v.v ; bền vững về sinh thái
môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và
không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống.
16

Như vậy, các quan điểm nêu trên mặc dù có những cách tiếp cận khác
nhau đều thống nhất trong cách quan niệm phát triển xã hội là quá trình vận
động theo chiều hướng đi lên của các giá trị xã hội. Tuy nhiên, cũng chính từ
tiêu chí của các giá trị xã hội khác nhau và nội hàm xã hội khác nhau mà quan
niệm về phát triển xã hội được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, phát triển xã hội là sự phát triển của xã h
ội cụ thể,
trong đó nội hàm của xã hội được tiếp cận ở mọi về lĩnh vực của đời sống xã
hội như đời sống kinh tế - xã hội theo nghĩa hẹp, đời sống xã hội tự nhiên v.v
Do đó, theo nghĩa này, phát triển xã hội là phát triển cả văn hóa, phát triển
con người, phát triển kinh tế v.v tất cả các vấn đề xã hội cần phát triển đề
u
là vấn đề xoay quanh con người (đó là phát triển các lĩnh vực cụ thể của xã
hội nhằm phục vụ cho lợi ích và nhu cầu của con người).
Theo nghĩa hẹp, phát triển xã hội được hiểu là phát triển những lĩnh
vực liên quan trực tiếp với con người trong mối quan hệ với các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa. Trong mối quan hệ này, xã hội chỉ là một thành
phần cơ
bản, một lĩnh vực tương tác với lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực văn hóa
và lĩnh vực chính trị. Phát triển xã hội theo nghĩa này là phát triển những
lĩnh vực xã hội song song với phát triển lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị
và lĩnh vực văn hóa.
Sở dĩ, có quan niệm này bởi trong đời sống xã hội, bốn lĩnh vực cơ
bản cùng tồn tạ
i và có mối quan hệ với nhau, tác động biện chứng với nhau là
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Việc tiếp cận xã hội là một trong
bốn bộ phận để có cách tiếp cận phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
một cách cụ thể chứ không phải là tách một cách cơ học xã hội ra khỏi kinh
tế, chính trị, văn hóa.
Theo nghĩa hẹp này, phát triển xã hội Việt Nam hiệ

n nay đang được
tiếp cận ở ba nội dung: giáo dục, y tế và cộng đồng. Ngay trong chính nội
hàm phát triển xã hội theo nghĩa này cũng có những nội dung xã hội phong
phú và cụ thể. Ví dụ, lĩnh vực giáo dục cũng được chia thành những lĩnh vực
17
cụ thể như giáo dục trong nhà trường, giáo dục ngoài xã hội, giáo dục cộng
đồng và giáo dục tín ngưỡng. Trong loại hình giáo dục cũng tồn tại các loại
hình như giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục đại học v.v Vấn đề
y tế cũng vậy. Bản thân y tế là một nội dung của lĩnh vực xã hội. Do đó, phát
triển xã hội đòi hỏi phải tính đến phát triển y t
ế mà nội hàm của các nội dung
của y tế được xem xét gắn với chăm sóc sức khỏe của nhân dân như vấn đề
chữa bệnh, phòng bệnh và dịch bệnh v.v Để phát triển y tế gắn với chăm sóc
sức khỏe nhân dân thì việc trả lời câu hỏi chữa bệnh ở đâu luôn gắn với nhu
cầu phát triển bệnh viện công, bệnh viện tư, bệnh viện tuyế
n v.v Tương tự
như vậy, cồng đồng là nội hàm thứ ba của phát triển xã hội đòi hỏi phải phát
triển các nội dung liên quan đến cộng đồng như gia đình, các nhóm người, các
tộc người, đặc biệt là các nhóm người thiệt thòi trong xã hội như người cô
đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật v.v và đi cùng với nó là một loạt các vấn
đề xã hội phải giải quyết như an sinh xã hộ
i, phòng chống tệ nạn xã hội và các
căn bệnh xã hội như bệnh AID, HIV, nghiện rượu, mại dâm, ma túy, cờ bạc…
Đồng thời, phát triển xã hội đòi hỏi xử lý mối quan hệ xã hội cụ thể giữa con
người với môi trường sống và tự nhiên. Trong mối quan hệ này, con người
tồn tại trong môi trường sống trong đó có quan hệ xã hội, đạo đức xã hội và
văn hóa xã hội. Phát triển xã h
ội theo hướng tiếp cận này thể hiện ở sự phát
triển lối sống, quan hệ xã hội truyền thống và hiện đại tốt đẹp, tiếp thu đạo
đức xã hội và phát triển trên cơ sở coi văn hóa là nền tảng. Phát triển xã hội

trong môi trường xã hội tự nhiên thể hiện việc giải quyết các nội dung của
phát triển môi trường tự nhiên gồm phòng chống thiên tai, phát triển bền vững
và phát triển cộng đồng. Cũng với cách hiểu theo nghĩa hẹp của vấn đề xã hội thì
cũng cần phải khu biệt xã hội với chính trị, mặc dù chính trị được xem là một
quan hệ xã hội song là quan hệ xã hội đặc biệt mà thông qua đó, các giai cấp mà
cụ thể là giai cấp cầm quyền thể hiện ý chí của mình để thiết lập các mối quan hệ
khác nhau trong xã hội có nhà nước. Phát triển chính trị g
ồm hai bộ phận: tính
khách quan của chính trị (sự vận động, phát triển của xã hội) và tính chủ quan
(sự vận động phát triển của các quan hệ mang tính giai cấp và sự phát triển
18
của Nhà nước do giai cấp cầm quyền lãnh đạo. Do đó, phát triển xã hội cũng
cần phải chú trọng tới phát triển chính trị theo nghĩa khách quan để nhằm phù
hợp với sự phát triển đúng quy luật. Đó là sự phát triển xã hội theo nghĩa hẹp.
Như vậy, theo nghĩa này, vấn đề phát triển xã hội đặt xã hội trong mối
quan hệ thu hẹp và cụ thể. Rất khó để đư
a ra khái niệm phát triển xã hội nếu
xác định xã hội là một lĩnh vực đặt trong mối quan hệ với lĩnh vực kinh tế,
chính trị và văn hóa. Bởi như vậy sẽ dẫn đến việc nhìn nhận xã hội một cách
phiến diện và thiếu đi tính thống nhất của chính sự tồn tại xã hội. Tuy nhiên,
với cách tiếp cận theo nghĩa hẹp này, cần thống nhất một cách hi
ểu về phát
triển xã hội như sau:
Phát triển xã hội là khái niệm có nội hàm, nội dung rộng lớn, đặt sự
phát triển xã hội với những lĩnh vực gắn với con người, ngoài kinh tế, chính
trị, văn hóa nhưng gắn với kinh tế, chính trị, văn hóa và tương tác với kinh tế,
chính trị, văn hóa tư tưởng. Đương nhiên, cần phải thấy rằng, khi đặt phát
triển xã hội ngoài kinh t
ế, chính trị, văn hóa thì không thể tách ra một cách cơ
học. Do đó, cần hiểu xã hội ngoài kinh tế, chính trị chứ không thể tách ra khỏi

kinh tế và chính trị. Như vậy, khái niệm phát triển xã hội vì thế phải được
nhìn nhận là một khái niệm đa cấp, đa phương diện (nghiên cứu ở các cấp độ
và phương diện khác nhau trong một vấn đề cụ thể). Ví dụ: vấn đề xóa đ
ói,
giảm nghèo là một vấn đề xã hội nhưng muốn giải quyết vấn đề mang tính xã
hội này thì không được tách ra khỏi sự phát triển kinh tế. Song cũng phải thấy
sự khác biệt cơ bản giữa phát triển kinh tế với phát triển kinh tế nhằm xóa đói
giảm nghèo là tính kinh tế và tính xã hội. Nếu như, mục tiêu của phát triển
kinh tế là hạch toán được lợi nhuận thì mục tiêu của phát triể
n xã hội là không
hạch toán được. Xóa đói, giảm nghèo mang tính xã hội là hoạt động không
lấy lợi nhuận làm mục đích chính mà mục đích của nó là tạo giá trị phát triển
xã hội chứ không phải là tạo ra giá trị có thể tính được như của kinh tế. Do
đó, không thể nói việc phát triển xã hội là đắt hay rẻ được vì hậu quả của nó
là vô cùng. Điều này cho thấy sự tồn tại quan điểm mu
ốn phát triển xã hội thì
phải chú trọng phát triển kinh tế. Bởi lẽ, phát triển kinh tế sẽ từng bước góp

×