Tải bản đầy đủ (.pdf) (275 trang)

Báo cáo kết quả đề tài khoa học : Tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến lối sống tại khu vực đang công nghiệp hóa, đô thị hóa nghiên cứu thực tế tại vĩnh phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 275 trang )


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VỤ GIA ĐÌNH

_______________


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ

TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN LỐI SỐNG
TẠI CÁC KHU VỰC
ĐANG CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA
Nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Phúc

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Hoa Hữu Vân
Thư ký đề tài: CN. Đỗ Thị Kim Cúc
Những người tham gia thực hiện:
PGS.TS. Nguyễn Chí Dũng
Ths. Nguyễn Văn Đáng
Ths. Đặng Ánh Tuyết
Ths. Võ Hồng Loan
Ths. Lê Thúy Hằng
Ths. Phạm Văn Học








7737
01/3/2010
Hà Nội, 2009

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4
I-LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 4
II-TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 7
1. Một số nghiên cứu trên thế giới 7
2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 10
III-MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 19
1. Câu hỏi nghiên cứu 19
2. Mục đích nghiên cứu 19
3. Nội dung nghiên cứu 19
IV-ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 20
1. Đối tượng nghiên cứu 20
2. Khách thể nghiên cứu 20
3. Phạm vi nghiên cứu 20
V-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
1. Luận chứng về việc sử dụng phươ
ng pháp nghiên cứu xã hội học 20
2. Quy trình chọn mẫu và các phương pháp thu thập, xử lý thông tin 21
3. Một số khái niệm công cụ và khung lý thuyết 23
VI-Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 28
VII-BỐ CỤC BÁO CÁO ĐỀ TÀI 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC TRƯNG XÃ HỘI CỦA
MẪU KHẢO SÁT 29
1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29
2. Đặc trưng xã hội của mẫu khảo sát 32
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN Ở KHU VỰC ĐANG CÔNG NGHIỆP HÓA,
ĐÔ THỊ HÓA 34
1. Sự thay đổi trong các hoạt động kinh tế 35
2. Sự thay đổi trong các quan hệ hôn nhân, gia đ
ình, dòng họ 44
3. Sự thay đổi về thói quen sử dụng dịch vụ 53
4. Sự thay đổi về cách thức tổ chức và bố trí không gian sống 60
5. Sự thay đổi về vui chơi giải trí và sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
I-KẾT LUẬN 78
II-ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH 84
III-ĐỀ XUẤT VỀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Tiếng Việt 90
Tiếng Anh 94
PHỤ LỤC 95



3
BẢNG QUY ĐỊNH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


CNH Công nghiệp hóa
ĐTH Đô thị hóa

KCN Khu công nghiệp
PVS Phỏng vấn sâu
TLN Thảo luận nhóm
UBND Ủy ban nhân dân
GPMB Giải phóng mặt bằng
THPT Trung học phổ thông
VHTTDL Văn hóa, thể thao và du lịch




4



MỞ ĐẦU





I-LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Theo các nhà nghiên cứu, xã hội loài người đã trải qua hai cuộc cách
mạng đô thị. Cuộc cách mạng thứ nhất diễn ra từ khoảng 8000 năm trước
công nguyên, cuộc cách mạng thứ hai diễn ra vào khoảng thế kỷ 18 và 19 ở
châu Âu và Bắc Mỹ (Trịnh Duy Luân, 2004: 68). Các cuộc cách mạng đô thị
hay đô thị hóa (ĐTH) là những quá trình biến đổi xã hội trên phạm vi rộng, có

nh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của con người. Tại châu Âu và Bắc Mỹ, đô
thị hóa luôn gắn liền với sự phát triển của sản xuất công nghiệp và gắn liền

với sự di cư từ nông thôn vào thành thị, tập trung ngày càng nhiều dân cư
sống trong những vùng lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị. Đây là
quá trình chuyển thể các kiểu mẫu của
đời sống xã hội, từ một lối sống với
các đặc trưng nông nghiệp, nông thôn sang lối sống với các đặc trưng công
nghiệp và thành thị (Trịnh Duy Luân, 2004: 69-70).
Ở châu Á, theo các tài liệu khảo cổ học, mặc dù các thành phố đã xuất
hiện từ khoảng 2500 năm trước công nguyên nhưng tiến trình đô thị hóa chỉ
thực sự diễn ra mạnh mẽ khi có sự xâm thực của chủ nghĩa thự
c dân phương
Tây (Guinness, 2003). Vào thế kỷ 15, các quốc gia châu Âu bắt đầu quan tâm
đến sự giàu có của phương Đông huyền bí. Các hoạt động giao thương, buôn
bán đã khiến cho các đô thị gắn với các bến cảng (thành phố cảng) phát triển
nhanh chóng ở Indonexia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam Đến
thế kỷ 19, quá trình đô thị hóa tại các quốc gia châu Á diễn ra mạnh mẽ hơn
do nhu cầu về nguyên vật liệ
u phục vụ sản xuất công nghiệp của các nhà nước
thực dân phương Tây.

5
Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa gắn liền với các cuộc khai thác thuộc
địa của thực dân Pháp (lần 1: 1897-1914; lần 2: 1919-1930). Đến những năm
1945-1975, do hoàn cảnh đặc thù, quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra với
những xu hướng trái chiều nhau. Trong khi các đô thị lớn được hình thành ở
Miền Nam thì quá trình “giải đô thị” lại diễn ra mạnh mẽ ở Miền Bắc. Sau
năm 1975, quá trình “giải đô thị” đượ
c tiếp tục với ý tưởng biến các “thành
phố tiêu dùng” thành các “thành phố sản xuất” Từ cuối những năm 1980
của thế kỷ 20, cùng với chính sách đổi mới đất nước, tiến trình đô thị hóa ở
Việt Nam trở lại với quỹ đạo vốn có của nó - đó là đô thị hóa gắn liền với

công nghiệp hóa (CNH) và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do những đặc thù về
chính sách phát triển công nghiệp và đ
ô thị, chính sách và cơ chế quản lý đất
đai, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong hai thập kỷ gần đây đã cho thấy
những đặc điểm khác biệt với đô thị hóa ở phương Tây từ thế kỷ 18, 19. Một
trong những đặc điểm đó là tốc độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất do nhà
nước quản lý, từ đất nông nghiệ
p sang đất phi nông nghiệp.
Trong thời gian 5 năm (1995-2000) đã có 400.000 ha đất nông nghiệp
được chuyển sang mục đích sử dụng khác, trong đó chuyển sang đất chuyên
dùng là 96.780 ha, chiếm 24,19% đất nông nghiệp thực giảm” (Nguyễn Hữu
Tiến, 2007). Còn theo khảo sát của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
từ năm 2001 đến 2005, để phát triển các khu công nghiệp, đô thị và hạ tầng cơ
sở, tổng diện tích đất bị thu hồi là 366.440 ha. Diện tích này chiế
m gần 4%
đất nông nghiệp đang sản xuất (Trần Lê, 2007).
Chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất được thực hiện trong hơn
hai thập kỷ vừa qua không chỉ dẫn đến sự hình thành các khu công nghiệp và
đô thị mà nó còn làm thay đổi đáng kể cuộc sống của người nông dân ngay tại
các vùng nông thôn Việt Nam. Nếu như ở phương Tây, quá trình đô thị hóa
gắn liền với sự chuyển c
ư từ khu vực nông thôn vào các thành phố lớn thì ở
Việt Nam, có tình trạng là người dân “bị đô thị hóa” ngay trên mảnh đất nông
nghiệp của mình. Các khu công nghiệp (KCN) và khu đô thị hình thành ngay
trên cánh đồng làng là một thực tế khác xa với những gì xảy ra ở châu Âu và
Bắc Mỹ thế kỷ 18 và 19. Đây chính là nguyên nhân làm xuất hiện những vấn
đề xã hội rất riêng biệt của Việt Nam, trong đó, có vấn đề những cư dân “bị
đ
ô thị hóa” thích ứng như thế nào với cộng đồng và lối sống công nghiệp, đô thị.
Đến nay, đã có một số nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài

nước đề cập đến vấn đề biến đổi xã hội, CNH và ĐTH ở Việt Nam. Chẳng

6
hạn, tác giả Trịnh Duy Luân (2000) đã quan tâm đến những yếu tố xã hội của
sự phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam; vấn đề quản lý hành chính sự phát
triển đô thị của Hà Nội (Michael Leaf, 2000); Những khía cạnh xã hội học của
quá trình đô thị hóa từ làng, xã thành phường ở Hà Nội (Đỗ Minh Khuê, 1999)
Nhìn chung, trên phương diện văn hóa và lối sống, các nghiên cứu cho
thấy quá trình chuyển đổ
i mục đích sử dụng đất thời gian qua đã làm thay đổi
mức sống của một bộ phận dân cư khu vực chuyển đổi; đời sống văn hoá tinh
thần cơ bản được nâng cao, đặc biệt là phong trào khôi phục, phát huy văn
hoá truyền thống thông qua sinh hoạt dòng họ, lễ hội làng” (Tô Duy Hợp
2007: 11). Trong mỗi gia đình, thu nhập cao khiến người dân có điều kiện
hưởng thụ mộ
t cuộc sống vật chất đầy đủ hơn và cuộc sống tinh thần phong
phú hơn. Các phương tiện sinh hoạt gia đình được mua sắm khá đầy đủ, đặc
biệt là các phương tiện nghe nhìn. So với năm 1995, tỉ lệ các gia đình có các
phương tiện nghe nhìn tăng lên rõ rệt” (Nguyễn Hữu Minh 2003: 44).
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chủ yếu nhận diện và phân tích
những biến đổi kinh tế-xã hộ
i mang tính bề nổi của các cộng đồng truyền
thống trong quá trình CNH và ĐTH ở Việt Nam như: vấn đề chuyển đổi nghề
nghiệp của người nông dân mất đất, cách thức sử dụng nguồn vốn từ tiền đền
bù để sản xuất kinh doanh, việc mua sắm trang thiết bị sinh hoạt Trong khi
đó, sự ảnh hưởng đến văn hóa gia đình, văn hóa cộng đồng nói chung và sự

nh hưởng đến lối sống của cư dân khu vực CNH và ĐTH nói riêng còn là
vấn đề cần làm sáng tỏ trên bình diện lý thuyết và cả trên thực tiễn.
Nhận diện và phân tích sự thay đổi về lối sống của người dân là vấn đề

quan trọng, cấp bách đối với công tác quản lý nhà nước, nhất là trên các lĩnh
vực văn hóa-xã hội ở nước ta hiện nay. Trước sự biến đổi xã hội nhanh chóng,
trong khi xây dự
ng các chính sách vĩ mô, mang tầm chiến lược, các cơ quan
quản lý nhà nước rất cần có những giải pháp kịp thời để giải quyết các vấn đề
xã hội mới nảy sinh.
Được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Vụ Gia đình đã
phối hợp với các cán bộ của Viện Xã hội học (Học viện Chính trị-Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh) triển khai đề tài:
“Tác động của quá trình chuyển
đổi mục đích sử dụng đất đến lối sống của người dân khu vực đang công
nghiệp hóa và đô thị hóa”. Địa bàn nghiên cứu khảo sát tại tỉnh Vĩnh Phúc
năm 2009.

7
II-TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về sự biến đổi xã hội nói chung, biến đổi lối sống nói riêng,
dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã được nhiều nhà
khoa học trong nước và trên thế giới thực hiện. Nội dung chính của chương
này là trình bày khái quát một số công trình nghiên cứu chủ yếu liên quan đến
đề tài. Qua đó, nhóm nghiên cứu sẽ làm nổi bật hơn vấn đề nghiên cứu cũng
như
nhu cầu triển khai đề tài.
1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, các nhà xã hội học thuộc trường Đại học tổng hợp
Chicago là những người đầu tiên thực hiện các nghiên cứu quy mô và chuyên
sâu về các vấn đề xã hội của cộng đồng cư dân đô thị, trong đó có vấn đề lối
sống (Turner, 2006: 59). Có thể liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu đã mô tả,
phân tích v
ề sự thích ứng của người dân, nhất là dân nhập cư, với lối sống tại

các đô thị như: “Người nông dân Ba Lan ở châu Âu và Mỹ” của Thomas &
Florian Znaniecki (1918-1920), “Thành phố” của Robert Park & Ernest
Burgess (1925), “Đặc trưng đô thị như là một lối sống” của Luis Wirth
(1938), “Gia đình Negro ở Chicago” của E. Franklin Frazier (1931), “Những
cư dân thành thị” của Herbert Gans (1962)
Dân nhập cư có một vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành
các thành ph
ố lớn ở Mỹ. Bởi vậy, quá trình thích ứng của dân nhập cư vào với
đời sống đô thị là chủ đề nổi bật trong các nghiên cứu của các nhà xã hội học
thuộc trường phái Chicago. Trong tác phẩm điển hình “Người nông dân Ba
Lan ở châu Âu và Mỹ”, Thomas và Znanniecki (1918-1920) đã tìm hiểu các
nhu cầu tâm lý xã hội của dân nhập cư Ba Lan, quá trình tương tác giữa các
hệ giá trị của cộng đồng này với các hệ giá trị
của xã hội tổng thể cũng như sự
hình thành cộng đồng sắc tộc gốc Ba Lan ở các thành phố của Mỹ. Và họ đã
phát hiện ra rằng, ban đầu, đó là một cộng đồng được gắn bó chặt chẽ và có
tính độc lập cao. Đời sống của họ dựa trên sự chia sẻ các giá trị chứ không
phải là các động cơ về lợi ích. Chính điều này đã có
ảnh hưởng tích cực đến
quá trình họ thích ứng vào xã hội Mỹ. Tuy nhiên, dần dần, các cộng đồng sắc
tộc có nguồn gốc châu Âu trở nên bị phân tách và các hệ giá trị mà họ cùng
chia sẻ ngày càng có ít ảnh hưởng hơn đến cá nhân. Sự phân rã các tổ chức xã
hội, sự mở rộng các mối quan hệ với thế giới bên ngoài cộng đồng, sự gia
tăng của các quyết định cá nhân đã ngày càng làm giảm mức
độ quan trọng
của gia đình và các quan hệ chủng tộc. Có thể nói, nghiên cứu của Thomas và

8
Znanniecki là một công trình điển hình mô tả những khó khăn, sự biến đổi
của các cộng đồng truyền thống khi hòa nhập vào xã hội đô thị. Theo đó, để

trở thành một bộ phận của cộng đồng xã hội tổng thể thì các cộng đồng truyền
thống luôn phải thay đổi và thích ứng với bối cảnh chung - trong đó, sự thay
đổi về lối sống là tất yếu.
Trong tác ph
ẩm “Thành phố”, Park & Burgess (1925) cho rằng, đặc
trưng cơ bản của lối sống đô thị là sự cạnh tranh. Hành vi của cá nhân chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cấu trúc xã hội cũng như đặc điểm địa lý nơi người
ta cư trú. Theo đó, sự cạnh tranh các nguồn lực hiếm hoi ở đô thị, nhất là đất
đai, đã dẫn đến sự cạnh tranh giữ
a các nhóm xã hội và từ đó hình thành các
khu vực khác nhau ở đô thị - nơi mọi người cùng chia sẻ những đặc điểm xã
hội giống nhau do cùng phải chịu những áp lực sinh thái như nhau. Cuộc sống
đô thị có thể được nhận biết thông qua việc khảo sát văn hóa của các thành
phố, cấu trúc nghề nghiệp cũng như các tổ chức được hình thành một cách tự
nhiên. Theo Park, tại các thành phố, do ảnh h
ưởng của luật pháp và yếu tố thị
trường, các mối quan hệ lạnh lùng, thứ cấp có xu hướng thay thế các quan hệ
mật thiết kiểu gia đình và chủng tộc. Thành phố là nơi đem đến cho cá nhân
nhiều mối quan hệ xã hội khiến cho lối sống của cá nhân trở nên hết sức đa
dạng. Cũng vậy, Burgess khẳng định rằng đặc trưng cơ bản của các thành phố

là tính dị biệt, không đồng nhất và đa dạng về nghề nghiệp. Sử dụng khái
niệm “sinh thái đô thị”, Burgess đã mô tả mối liên hệ giữa các cá nhân ở đô
thị với môi trường cư trú và cách thức phụ thuộc lẫn nhau của đời sống đô thị.
Năm 1938, công bố công trình nổi tiếng và có nhiều ảnh hưởng - “Đặc
trưng đô thị như là một l
ối sống” - Louis Wirth đã mô tả ảnh hưởng của quá
trình đô thị hóa đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Theo Wirth, một trong
những biến đổi xã hội quan trọng nhất do đô thị hóa tạo ra là hàng loạt những
đặc trưng của một lối sống mới - đó là lối sống đô thị. Lối sống đô thị là tập

hợp các kiểu mẫu vă
n hóa và cấu trúc xã hội tiêu biểu cho các thành phố,
khác biệt rõ rệt so với văn hóa của cộng đồng nông thôn. Theo Wirth, đô thị là
nơi tập trung số lượng lớn dân cư, mật độ dân số cao và thực tế này dẫn đến
sự đa dạng xã hội, sự thiếu vắng các mối quan hệ gần gũi giữa các cá nhân.
Các quan hệ xã hội ở đô thị mang tính tạm thời, ẩn danh và hời hợt, gia
đình
đô thị ít con hơn, quan hệ gia đình lỏng lẻo hơn, sự thu hẹp của quan hệ hàng
xóm láng giềng Tính không đồng nhất của cộng đồng đô thị đã phá vỡ các
cấu trúc xã hội cứng nhắc và tạo ra sự biến động, không ổn định và thiếu an

9
toàn xã hội. Tư cách cá nhân được hình thành gắn liền với sự tham gia các tổ
chức xã hội. Các cơ quan chức năng có xu hướng phục vụ số đông chứ không
phải phục vụ các nhu cầu của cá nhân. Mặc dù có nhiều ảnh hưởng nhưng
những mô tả của Wirth về lối sống đô thị gắn liền với các thành phố siêu đô
thị trong một xã hội đa chủng tộc c
ủa nước Mỹ những năm đầu thế kỷ 20. Bởi
thế, cần hết sức thận trọng trong việc vận dụng những kiến thức đó trong
nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách quản lý đô thị ở một xã hội
phương Đông đặc thù như Việt Nam hiện nay.
Tại châu Á và khu vực Mỹ La tinh, tiến trình CNH và ĐTH diễn ra sau
châu Âu và đặc biệt bùng nổ t
ại các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Thái Lan, Mexico, Brasil trong thời gian nửa cuối thế kỷ 20 cho nên
các nghiên cứu gần đây không chỉ quan tâm đến việc mô tả sự biến đổi xã hội
nói chung mà đã đặc biệt quan tâm đến khía cạnh phát triển bền vững của các
đô thị ở các quốc gia đang phát triển (Jenks, Mike và Dempsey, Nicola, 2000
&2005). Theo đó, tại các siêu đô thị mới hình thành, do mật độ dân số quá
cao, lối sống xa hoa lãng phí c

ủa một bộ phận dân cư cùng với trình độ quản
lý yếu kém đã dẫn đến sự xuất hiện nhiều vấn đề xã hội-sinh thái nghiêm
trọng, chẳng hạn như tình trạng ô nhiễm môi trường, nghèo đói, sử dụng lãng
phí các nguồn lực tài nguyên, sự quá tải của cơ sở hạ tầng Chính lối sống xa
hoa lãng phí, thiếu quy hoạch chiến lược của một bộ phận cư
dân tại các
thành phố lớn ở châu Á, khu vực Mỹ La tinh và châu Phi đã để lại những hậu
quả tiêu cực cho các cộng đồng ven đô, chẳng hạn như vấn đề rác thải, ô
nhiễm nguồn nước và không khí (Mitlin và Satterthwaite, 1997).
Thực trạng này khác nhiều so với những gì đã xảy ra ở châu Âu và Bắc
Mỹ cho nên các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều đề xuất, trong đó có khuyến
nghị về việc cầ
n phải thay đổi được lối sống của các cư dân đô thị ở các nước
đang phát triển để hướng đến xây dựng các thành phố phát triển bền vững
(Jenks và Dempsey, 2000 &2005). Nói cách khác, theo khẳng định của các
nhà nghiên cứu, trước xu hướng đô thị hóa ngày càng bùng nổ trên khắp thế
giới (nhất là tại các nước đang phát triển ở châu Á - Phi - Mỹ La-tinh), sự
thay đổi trong hành động và cách thức sinh hoạt hàng ngày của con người (lối
sống) là một nhân tố then chốt để xây dựng thành công các đô thị phát triển
bền vững.
Về tổng thể, các công trình nghiên cứu tiêu biểu nêu trên đã xác lập
một hướng tiếp cận mới, có nhiều ảnh hưởng đối với các nghiên cứu về quá

10
trình biến đổi xã hội tại các đô thị ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, tiến trình
CNH và ĐTH ở Việt Nam diễn ra với những đặc trưng rất riêng. Chẳng hạn,
khác với một số quốc gia châu Á và châu Mỹ La-tinh, Việt Nam chưa có các
đô thị lên tới vài chục triệu dân. Thêm nữa, nếu như các thành phố của châu
Âu và nhất là các đô thị ở Mỹ được hình thành nhờ quá trình tích tụ dân cư
với nhi

ều chủng tộc khác nhau từ khắp nơi trên thế giới thì các đô thị ở mọi
cấp độ của Việt Nam lại được hình thành theo nhiều cách, thậm chí hiện nay
có những đô thị được hình thành ngay trong lòng các cộng đồng dân cư nông
nghiệp truyền thống. Sự biến đổi trong quá trình từ một xã thành phường chắc
chắn sẽ rất khác biệt so với quá trình tích tụ dân cư để hình thành các siêu đô
thị (mega cities) nh
ư ở Ấn Độ, Trung Quốc và Mexico.
Bởi vậy, xét riêng về sự biến đổi lối sống, rất cần có sự nghiên cứu thận
trọng trong bối cảnh Việt Nam trước khi đưa ra những nhận định khái quát.
Đây chính là động lực về mặt lý luận để tiến hành các nghiên cứu xã hội học
về sự biến đổi lối sống trong bối cảnh CNH và ĐTH ở Việt Nam hi
ện nay.
2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sau hơn hai thập kỷ đổi mới, khu vực nông thôn, đặc biệt
là đời sống xã hội tại các vùng nông thôn ven đô, ven thị đang diễn ra sự thay
đổi mạnh mẽ dưới tác động của các chính sách phát triển kinh tế, CNH và
ĐTH. Chính bởi vậy, một trong những chủ đề được quan tâm nghiên cứu
trong thời gian gần đây ở Việt Nam là sự biến đổi xã hội t
ại các khu vực đang
diễn ra tiến trình CNH và ĐTH.
Nhiều tác giả và nhóm nghiên cứu, cả trong và ngoài nước, đã tập trung
mô tả các vấn đề kinh tế-xã hội mới nảy sinh tại các vùng ven đô và các khu
công nghiệp mới được hình thành (Micheal Leat, 2000; Trịnh Duy Luân,
2000 và 2003; Trần Đan Tâm và Nguyễn Vi Nhuận, 2000; Nguyễn Quang
Vinh, 2001; Nguyễn Duy Thắng, 2004; Nguyễn Hữu Minh, 2005; Trần Văn
Thạch, 2005; Ngô Văn Giá, 2006; Nguyễn Đình Tuấn, 2007). Các vấn đề như
sự bi
ến đổi về mức sống, đời sống văn hoá-tinh thần, phân hoá giàu nghèo,
việc làm của những người nông dân bị thu hồi đất, di dân, môi trường xã hội
và tệ nạn xã hội, văn hoá truyền thống, quan hệ gia đình đều được quan tâm

phân tích mặc dù chưa đạt được sự khái quát cao. Điểm nổi bật và xuyên suốt
các công trình nghiên cứu nêu trên là các nhà khoa học đã phác họa được bức
tranh đa dạng về sự bi
ến đổi kinh tế-xã hội ở một số vùng nông thôn dưới tác

11
động của đô thị hoá và công nghiệp hóa. Trong bối cảnh chung đó, có thể khái
quát thành một số hướng nghiên cứu sau:
Hướng thứ nhất là các nghiên cứu đặt trọng tâm vào phân tích, đánh giá
quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của người dân và những hệ quả kinh tế-xã
hội của nó (Nguyễn Kim Hoa, 2008; Nguyễn Xuân Thảo, 2004; Nguyễn Hữu
Minh, 2003; Nguyễn Văn Đáng, 2003; Nguyễn Y Na, 2000; Nguyễn Minh
Hoà, 1998; Văn Thị Ngọc Lan, 1998). Văn Thị Ngọ
c Lan (1998) đã khẳng
định vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một nhân tố quan trọng dẫn
đến thay đổi cơ cấu lao động, nghề nghiệp. Theo đó, lao động nông nghiệp
giảm đột ngột và lao động trong các ngành nghề khác cũng biến động theo.
Trong tổng số những người được hỏi ở ba ấp thuộc xã An Phú - thành phố Hồ
Chí Minh, cơ cấu nghề nghiệ
p năm 1990 chủ yếu là lao động nông nghiệp
(chiếm 66,2%), đặc biệt trong số những người được phỏng vấn ở ấp An Điền
thì tỷ lệ làm nông nghiệp năm 1990 là 77,3%. Thế nhưng sang năm 1995 cơ
cấu lao động ở khu vực này đã có sự biến đổi lớn: năm 1995 lao động nông
nghiệp giảm xuống còn 17,6% (trong đó kể cả những hộ thuần chăn nuôi).
Tiế
p tục làm rõ thêm yếu tố vai trò của chuyển đổi mục đích sử dụng
đất đến chuyển đổi nghề nghiệp, tác giả Nguyễn Văn Đáng (2003) cho rằng:
một đặc điểm dễ nhận thấy tại các khu vực đô thị hoá là lao động có xu hướng
tách khỏi phạm vi gia đình. Đất đai canh tác thu hẹp nhanh đã khiến số người
có nhu cầu việc làm tăng cao và bộ phậ

n này tất yếu phải bung ra với nhiều
loại hình công việc khác nhau. Chuyển đổi nghề nghiệp của người nông dân
đôi khi mang tính chất bắt buộc, bởi lẽ dù họ có muốn sản xuất nông nghiệp
thì cũng không còn đủ, thậm chí không còn đất để canh tác.
Cũng theo hướng này, Nguyễn Thị Kim Hoa (2008) đã đưa ra phân tích
cụ thể hơn về sự biến đổi cơ cấu lao động, nghề nghiệp
ở một cộng đồng dân
cư (xã Mễ Trì, Hà Nội) trong vòng 5 năm. Theo đó, từ năm 2000-2005, xã có
3.354 hộ (chiếm 86,2% tổng số hộ gia đình toàn xã) bị thu hồi 180,27 ha diện
tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, số hộ thuần nông bị thu hồi chiếm
65,2% trong tổng số hộ bị thu hồi đất. Chính điều này đã dẫn đến cơ cấu lao
động cuả xã cũng có nhiều biế
n đổi, nhất là từ năm 2003 đến nay, tỷ lệ hộ
nông nghiệp giảm mạnh. Số hộ làm việc trong ngành thương mại và dịch vụ
ngày càng tăng mạnh, năm 2003 là 5,1%; năm 2004 tăng lên 29,0%, đến năm
2005 tăng đến 31,8%. Số hộ làm việc trong ngành tiểu thủ công nghiệp có sự

12
thay đổi không ổn định và giảm dần, đặc biệt là các hộ làm ngành nghề khác
trong xã, năm 2005 là 40%.
Ở tầm khái quát hơn, Nguyễn Hữu Minh (2003) cho rằng tác động chủ
yếu đến sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp cuả các địa phương trong quá trình đô
thị hoá là sự thay đổi chính sách vĩ mô của nhà nước; sự hình thành các khu
công nghiệp; mạng lưới giao thông phát triển; sự thay đổi quyền sử dụng đất
củ
a dân cư. Các kết quả nghiên cứu khẳng định quá trình chuyển đổi nghề
nghiệp của người dân ven đô là một thách thức lớn, không hề dễ dàng. Do
tiến trình đô thị hóa quá nhanh cho nên người dân ven đô không có đủ thời
gian để thích ứng với những biến đổi xã hội. Hệ quả là tình trạng dư thừa lao
động gia tăng nhanh chóng.

Bên cạnh việc quan tâm phân tích tác động của quá trình chuyển đổi
mục đích s
ử dụng đất đến cơ cấu lao động-nghề nghiệp, nhiều công trình
nghiên cứu còn tìm hiểu sự nảy sinh các vấn đề xã hội tại các khu vực đang
chuyển đổi như: phân tầng xã hội, nghèo đói, thất nghiệp, xung đột xã hội
(Trần Đan Tâm và Nguyễn Vi Nhuận, 2000, Nguyễn Hữu Thắng, 2004; Lê
Du Phong, 2007; Nguyễn Hữu Tiến, 2007; Phan Tân, 2007; Hoa Hữu Lân,
2007, Bùi Thị Ngọc Lan, 2007; Nguyễn Sinh Cúc, 2009).
Phân tích sự tác độ
ng tiêu cực của quá trình chuyển đổi mục đích sử
dụng đất đến đời sống xã hội ở khu vực nông thôn, Trần Đan Tâm và Nguyễn
Vi Nhuận (2000) cho rằng: việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp khiến người nông dân đã hoặc sắp không còn lấy nghề nông là kế mưu
sinh được nữa. Đổi lại, phần đông trong số họ có trong tay một lượng ti
ền mặt
không nhỏ, điều này làm thay đổi nhiều mặt trong công việc làm ăn, đời sống
vật chất, tinh thần và lối sống. Các tác giả cho rằng mất đất thực chất là mất
tư liệu sản xuất và khi không còn ruộng đất, phải đổi nghề là một thực trạng
bắt buộc.
Dựa trên kết quả khảo sát thực nghiệm, Lê Du Phong (2007) khẳng
định nguyên nhân của tình trạng th
ất nghiệp và thiếu việc làm của nông dân
khi bị thu hồi đất một phần là do sự phát triển của các ngành công nghiệp và
thương mại dịch vụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm cho người lao động.
Thêm nữa, bản thân người lao động, vốn xuất phát là nông dân, có nhiều hạn
chế về năng lực và trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn nghề nghiệp,
chưa hình thành được tác phong công nghiệp nên không đáp ứng
được yêu
cầu của thị trường lao động. Không ít người, sau một thời gian được nhận vào


13
làm việc tại các nhà máy, các KCN, do không đáp ứng được yêu cầu nên lại
thất nghiệp.
Cùng hướng này, dựa trên việc phân tích tài liệu thứ cấp, Nguyễn Hữu
Tiến (2007) đã mô tả về thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Hà
Nội trong thời gian vừa qua. Chỉ tính trong 3 năm từ 2001-2004, Hà Nội đã
có gần 80.000 lao động nông nghiệp (bình quân gần 2 lao động/hộ) bị mấ
t
việc làm do chuyển đổi 5.469 ha đất nông nghiệp. Theo quy hoạch tổng mặt
bằng thủ đô Hà Nội và kế hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ phê duyệt,
đến năm 2010 sẽ còn hơn 5.000 ha đất nông nghiệp thực hiện chuyển đổi mục
đích sử dụng. Dự kiến, khoảng 150.000 lao động nông nghiệp sẽ bị mất việc
làm hoặc thiếu việc làm. Qua đó tác giả
cho rằng sự hình thành các khu công
nghiệp, khu chế xuất và tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh gây sức ép cho việc
chuyển đổi đất sản xuất sang phi nông nghiệp khiến số lượng người nghèo
tăng lên.
Theo Nguyễn Hữu Thắng (2004), đối với nông dân, đất là tư liệu sản
xuất để nuôi sống gia đình họ. Mất đất đồng nghĩa với việc mất đi tài sản và
nghề nghi
ệp, dẫn đến bất bình đẳng trong phân bố tài sản và thu nhập. Để tồn
tại, họ buộc phải tìm nguồn sinh kế khác để tạo ra thu nhập thay thế cho thu
nhập bị mất từ nông nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế không dễ dàng tìm được
một việc làm với thu nhập ổn định trong một nền kinh tế cạnh tranh gay gắt.
Điều này lại càng khó đối với người nông dân thuần tuý, bởi vì h
ọ không đáp
ứng được yêu cầu của công việc do hạn chế về học vấn, tay nghề cũng như
các quan hệ xã hội.
Tiếp nối mạch nghiên cứu nêu trên, Nguyễn Sinh Cúc (2009) cho rằng,
các khu công nghiệp tập trung đã đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển

chung, vào nguồn ngân sách trung ương và địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh
mặt tích cực cũng nảy sinh các vấn đề xã hội bức xúc: do thu hồi đất để phát
triể
n khu công nghiệp, hàng chục nghìn hộ nông dân mất đất sản xuất, thiếu
việc làm nên thu nhập thấp và giảm dần; các tệ nạn xã hội phát triển; môi
trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng; có sự phân hóa về thu nhập và
đời sống trong nội bộ dân cư nông thôn. Việc thu hồi đất nông nghiệp do mở
rộng các KCN tại các vùng nông thôn đã ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống
dân cư. Chuyển đổi mục
đích sử dụng đất cũng được coi là một nguyên nhân
dẫn đến các xung đột xã hội (Phan Tân, 2007). Theo đó, đất đai ngày càng có
giá trị chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các xung đột xã hội ở

14
nông thôn: từ xung đột giữa các cá nhân đến xung đột nhóm, cộng đồng, xung
đột giữa người dân với các tổ chức kinh tế-xã hội và chính quyền.
Tiếp tục phân tích khía cạnh này, Hoa Hữu Lân (2007) khẳng định khi
chuyển từ xã thành phường, từ làng lên phố, mối quan hệ cộng đồng truyền
thống làm nên bản sắc làng xã cũng dần trở nên phai nhạt. Không thiếu các
trường hợp họ hàng kiện cáo, láng giềng mâu thuẫn, anh em cha con từ m
ặt vì
tấc đất bây giờ còn hơn cả tấc vàng. Không gian truyền thống của làng bị phá
vỡ, cổng làng nếu còn thì chìm ngập trong nhà cao thấp lô xô, không gian di
tích, di sản như đình chùa bị xâm hại lấn chiếm, nhà truyền thống thay bằng
nhà chia lô mái củ hành Điểm nổi bật và xuyên suốt các công trình nghiên
cứu thuộc khuynh hướng này là các nhà khoa học đã phác họa được bức tranh
đa dạng về sự biến đổi kinh tế-xã hộ
i, đặc biệt là sự thay đổi về cơ cấu nghề
nghiệp và những hệ quả của nó ở một số vùng nông thôn Việt Nam dưới tác
động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tiến trình này đem đến

nhiều cơ hội cho người nông dân nhưng nó cũng dẫn đến rất nhiều thách thức,
đặc biệt là nguy cơ làm một bộ phận nông dân có thể bị g
ạt sang bên lề sự
phát triển chung của cả xã hội.
Là một thiết chế xã hội cơ bản, gia đình Việt Nam trong bối cảnh
chuyển đổi cũng là một chủ đề được các nhà xã hội học quan tâm nghiên cứu.
Trong một khảo sát xã hội học về kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở
nông thôn, tác giả Nguyễn Đức Truyến (2003) đã chỉ ra những thay đổi quan
trọng về
quan hệ gia đình trong bối cảnh kinh tế thị trường. Theo đó, quan hệ
giữa cha mẹ và con trong các gia đình thuộc nhóm hộ kinh doanh phi nông
nghiệp đã thay đổi theo hướng bố mẹ ít quan tâm hơn đến con và việc đề cao
chủ nghĩa cá nhân đã làm suy yếu các chuẩn mực đạo đức của gia đình. Ở
nhóm hộ thuần nông, quan hệ cha mẹ-con vẫn giữ được sự ổn định vì con vẫn
phụ thuộ
c bố mẹ về mặt kinh tế. Trong khi đó, ở nhóm hộ kinh doanh hỗn
hợp, tính độc lập của con được đề cao, tính gia trưởng trong quan hệ gia đình
không còn phù hợp nhưng tính dân chủ vẫn đang ở tình trạng thử nghiệm.
Tựu trung lại, yếu tố kinh tế thị trường đã thúc đẩy ý thức cá nhân trong quan
hệ gia đình và cộng đồng.
Việc thực hiện Luật đất đai từ
năm 1993 cũng là yếu tố thúc đẩy xu
hướng tách hộ ở một số vùng nông thôn Việt Nam (Mai Văn Hai và Nguyễn
Phan Lâm, 2002: 81-91). Sự biến đổi về cơ cấu hộ gia đình như vậy trong
những năm đầu đổi mới đã làm nảy sinh nhiều hậu quả xã hội, tạo ra sự xáo

15
động trong đời sống của các gia đình cũng như cộng đồng làng xã. Cùng với
cơ chế kinh tế thị trường, sự đổi mới về chính sách quản lý nhà nước trên một
số lĩnh vực tại các vùng đô thị hoá và công nghiệp hoá là những nguyên nhân

quan trọng, tác động đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam (Vũ Tuấn Huy,
1996: 150). Điểm nổi bật của sự biến đổ
i là xu hướng chuyển dịch lao động từ
phạm vi gia đình sang các lĩnh vực kinh tế khác, ngoài gia đình (Nguyễn Thị
Kim Hoa, 1999: 166; Nguyễn Văn Đáng, 2003). Sự thay đổi này có thể là yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến các giá trị văn hoá gia đình được hình thành và
tồn tại từ hàng ngàn năm qua.
Gần đây, đã có một số nghiên cứu sự chuyển đổi của mô hình văn hoá
gia đình và lối sống truy
ền thống (Trương Xuân Trường, 2002; Hồ Bá Thâm,
2006; Ngô Văn Giá, 2006). Theo đó, mô hình văn hoá gia đình mới đã xuất
hiện với những đặc trưng chuyển đổi: từ mô hình khép kín chuyển sang mô
hình mở, từ quan hệ theo chiều dọc đến những quan hệ đa chiều, từ một hệ
thống ứng xử được khuôn mẫu hoá đến một hệ thống hành vi đa dạng và hợp
lý hơn. Mô hình hôn nhân biến
đổi theo hướng con cái ngày càng chủ động
hơn và tự quyết định trong việc xây dựng gia đình. Đồng thời, khi thu nhập và
trình độ học vấn của người dân được nâng cao, cùng với ảnh hưởng của lối
sống đô thị đã dẫn đến xu hướng thu nhỏ quy mô gia đình (hạt nhân hoá gia
đình) (Vũ Tuấn Huy, 1996: 150). Mặc dù có những biến động nhất định
nhưng gia đình vẫn giữ vị
trí trung tâm, có ảnh hưởng quan trọng đến các
quyết định hôn nhân của giới trẻ (Belanger và Khuất Thu Hồng, 1994).
Về sự biến đổi lối sống, tác giả Đặng Quang Thành và Chế Anh (2000)
đã tìm hiểu những vấn đề liên quan đến lối sống nói chung và lối sống ở đô
thị Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở mô tả thực trạng lối sống ở đô thị Việt nam
hiện nay (tích cực và tiêu cực) các tác gi
ả đã đề xuất việc xây dựng phát triển
lối sống lành mạnh cho các đô thị, nhất là cho thanh thiếu niên. Lê Xuân
Hoàng (1995), khẳng định sự biến đổi lối sống của thanh niên đang diễn ra

mạnh mẽ là kết quả của quá trình đổi mới và phát triển của đất nước. Bên
cạnh những yếu tố tích cực như tính năng động sáng tạo, sự chịu trách nhiệm
cá nhân l
ối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay cũng đang đặt ra nhiều
câu hỏi băn khoăn cho các thế hệ đi trước, chẳng hạn như sự ích kỷ vụ lợi,
hành động theo sở thích, ít quan tâm đến những người xung quanh mình.
Quan tâm đến biến đổi lối sống ở bình diện vĩ mô và đặt nó trong mối
quan hệ với đạo đức, giá trị xã hội, Huỳnh Khái Vinh và cộng sự (2001) đã

16
phác họa ra sự biến đổi lối sống, giải quyết những vấn đề cơ bản của các
phạm trù lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội; mối quan hệ giữa lối sống,
đạo đức với phát triển văn hóa và con người. Sự tác động của các nhân tố
chính trị, kinh tế, xã hội tới lối sống đạo đức, chuẩn xã hội trong giai đo
ạn
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Quan tâm đến sự biến đổi lối sống ở khía cạnh mức sống, các tác giả
như Nguyễn Hữu Minh (2003), Đỗ Văn Quân (2006) chỉ ra rằng quá trình
biến đổi nhanh về mức sống của hộ gia đình nông thôn vùng phụ cận Hà Nội
đang dần hình thành lối sống đô thị với những giá trị, chuẩn mực, quan niệm
mang tính đặc trưng của
đô thị. Quá trình này đang diễn ra nhanh chóng dưới
áp lực của đô thị hoá và công nghiệp hoá. Cùng với việc nâng cao mức sống
thì quá trình biến đổi lối sống thể hiện rất rõ qua việc hình thành mạng lưới
quan hệ xã hội trong môi trường công việc, cùng sở thích hơn là giá trị truyền
thống cộng đồng; đó là thói quen làm việc sáng đi tối về của các thành viên
trong gia đình; xu hướng đề cao giá trị kiếm được nhiều ti
ền hơn bất kỳ giá trị
nào khác. Mỗi cá nhân không còn bị bó hẹp trong phạm vi làng xã mà rộng
mở hơn, giao lưu với nhiều tầng lớp, nhóm người trong xã hội, thể hiện sự

năng động hơn và thoải mái hơn.
Nghiên cứu sự biến đổi lối sống dân cư dưới tác động của hàng loạt các
nhân tố khác nhau, Đỗ Huy (2005) cho rằng, các tác nhân làm biến đổi lối
sống của cư dân Hà Nộ
i là một hệ thống các nhân tố bao gồm những quan hệ
vật chất và tinh thần, cấu trúc nhân khẩu, sự chuyển dịch cư dân, các giá trị
đạo đức, giá trị thẩm mỹ cũng như tổng hòa nhiều mặt trong quan hệ sống của
người dân thủ đô. Trần Nhật Duật (2007), khẳng định sự biến đổi lối sống của
cư dân ven đô Hà Nội trong khoả
ng thời gian 20 năm vừa qua là hệ quả của
quá trình đổi mới bao gồm sự phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị xã hội cũng
như những biến đổi về môi trường tự nhiên.
Trong khi đó, Ngô Văn Giá (2006) lại nhìn nhận ở khía cạnh cụ thể hơn
về mối liên hệ giữa biến đổi lối sống với bối cảnh kinh tế-xã hội. Tác giả nhấn
mạnh, trong bối cảnh xã hội có những biến đổi lớn về cơ cấu kinh tế và thành
phân dân cư, tiền đề tạo nên mối liên kết tự nhiên giữa các thành viên trong
làng đã không còn như trong truyền thống, ý thức về giá trị cộng đồng làng
trong mỗi ứng xử của con người không thể nói là không thay đổi. Một trong
những tiêu chí cơ bản để điều chỉnh, ràng buộc hành vi ứng xử của con ng
ười
vào hệ giá trị chuẩn mực của xã hội là dư luận đã nhìn nhận một cách thoải

17
mái hơn. Một mặt, điều này thể hiện tính nhân văn sâu sắc khi nó tôn trọng tự
do và những ứng xử thể hiện cá tính nhưng mặt khác, nó cũng tạo nên những
biểu hiện của lối sống có phần phóng túng.
Bên cạnh các phân tích nguyên nhân tổng thể tác động đến lối sống,
một số công trình đã tập trung làm rõ sự ảnh hưởng của duy nhất một nhân tố
là quá trình đô thị
hóa. Chẳng hạn, Văn Thị Ngọc Lan (2008) đã phân tích về

sự chuyển biến về văn hoá và lối sống trong các mô thức đô thị hoá ở vùng
ven Thành phố Hồ Chí Minh. Dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá và
quá trình đô thị hoá, các cộng đồng nông thôn ngoại thành đang chuyển đổi từ
các khuôn mẫu truyền thống sang các khuôn mẫu hiện đại. Nhóm tác giả
Nguyễn Ngọc Thanh và Nguyễn Thế Trường (2008) cho rằng, quá trình đô th

hoá trên khắp mọi miền của đất nước đã và đang tác động sâu sắc đến mọi
lĩnh vực của cuộc sống người nông dân, nhất là lối sống và văn hoá.
Đi sâu phân tích thực trạng ảnh hưởng của đô thị hoá đến lối sống, Lê
Thị Hồng Quế và cộng sự (2008) nhận thấy rằng: đô thị hoá đòi hỏi con người
phải chuyể
n động theo tốc độ chuyển động của nó. Nghĩa là, một khi, một nơi
đã diễn ra quá trình đô thị hóa thì nơi ấy đòi hỏi một lối sống, một cách ứng
xử văn hoá khác với lối sống, với văn hoá nông thôn trước đây. Hiện tượng
người dân thay đổi nghề nghiệp, sự xuất hiện của những người dân nhập cư là
tất yếu, quan hệ
cộng đồng cũng thay đổi, dịch vụ công cộng xuất hiện trong
cuộc sống mới ắt dẫn đến những thay đổi về tâm lý và từ đó nếp sống cũng
thay đổi theo. Hơn thế nữa để bắt kịp với lối sống đô thị người dân cũng phải
tìm cách thay đổi tác phong làm việc cho phù hợp.
Cùng quan tâm đến sự biến đổi lối sống đô th
ị trong bối cảnh từ xã lên
phường, Nguyễn Đình Tuấn (2007) đã quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh
thực nghiệm. Thông qua công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã mô tả
thực trạng biến đổi lối sống của người dân, mà khởi điểm chính là từ quyết
định hành chính từ xã thành phường của nhà nước. Tác giả đã mô tả khá đầy
đủ các biểu hiện cụ th
ể của biến đổi lối sống như: phương thức sinh hoạt;
quan niệm về đời sống hôn nhân và con cái; quan hệ gia đình, họ hàng, làng
xóm; cưới xin tang ma và sử dụng thời gian nhàn rỗi.

Chi tiết hơn nữa và từ hướng tiếp cận tâm lý học xã hội, Phan Thị Mai
Hương và cộng sự (2006) đã khảo sát sự biến đổi trong hệ thống nhu cầu của
cư dân ven đô để từ
đó đưa ra những phân tích về sự thích nghi với lối sống
đô thị của các cộng đồng ven đô trong quá trình đô thị hóa. Theo đó, tác giả

18
đã chỉ ra một số chiều cạnh về sự biến đổi lối sống của người dân, đó là: sự
thích nghi trên phương diện kinh tế, sự thích nghi trên phương diện văn hóa
và quan hệ giao tiếp, ứng xử, sử dụng dịch vụ xã hội, kết cấu nhà cửa Nhìn
chung, nhóm tác giả đã thu thập được những bằng chứng cho thấy người dân
đã phải vận động và thay đổi l
ối sống cho phù hợp với bối cảnh xã hội mới.
Tuy nhiên, sự thay đổi đó vẫn dang diễn ra và đến hiện tại người dân vẫn giữ
được những nét cơ bản thuộc về lối sống truyền thống của cư dân nông
nghiệp Việt Nam. Những biểu hiện tiêu cực về lối sống cũng đã xuất hiện
nhưng chưa phổ biến và chưa
đến mức quá nghiêm trọng.
Như vậy có thể thấy rằng, cho đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu
về lối sống và văn hoá gia đình Việt Nam trên nhiều giác độ khác nhau, chẳng
hạn như: văn hoá gia đình Việt Nam truyền thống (Phan Kế Bính, Vũ Khiêu,
Vũ Ngọc Khánh, Trần Đình Hượu, Nguyễn Từ Chi, Phan Đại Doãn); văn hoá
gia đình tộc người (Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Duy Thiệu); vă
n hoá gia đình
Việt Nam hiện đại (Đặng Phương Kiệt, Hoàng Vinh, Khuất Thu Hồng, Vũ
Tuấn Huy, Lê Ngọc Văn); văn hoá gia đình đô thị (Nguyễn Thanh Tuấn, Lê
Quý Đức, Ngô Văn Giá); văn hoá gia đình nông thôn (Tô Duy Hợp, Đỗ
Thanh Hồng, Nguyễn Đức Truyến, Mai Văn Hai) Trong các nghiên cứu đó,
vấn đề lối sống luôn được đặt trong bối cảnh văn hóa gia đình, là một chiều
cạnh cơ bản nh

ất của văn hóa gia đình. Khi bàn đến văn hóa gia đình là tất
yếu phải phân tích vấn đề lối sống.
Nhiều học giả nước ngoài cũng rất quan tâm nghiên cứu các chủ đề này
như Charles Hirschman (1996), Samuel Pokin (1979), Nelly Krowlski (2000),
Francois Houtart và Genevieve Lemervinier (1979, 2000). Về cơ bản, các tác
giả nêu trên đã góp phần vào việc mô tả được những đặc trưng của văn hoá
gia đình cũng như lối sống của người Việt Nam và
đưa ra những phân tích về
sự biến đổi của văn hoá gia đình trong hơn hai mươi năm đổi mới và hội
nhập. Tuy nhiên, các phân tích riêng về sự biến đổi lối sống của người dân
vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ảnh hưởng của quá trình thực hiện chính sách thu
hồi đất đến sự biến đổi lối sống của người dân khu vực đang CNH, ĐTH.
Thiếu h
ụt ở đây chính là việc chưa chỉ ra những thay đổi trên những chiều
cạnh khái quát chủ yếu của lối sống và cách sống
Các nghiên cứu gần đây mới chỉ tập trung vào một số vấn đề riêng lẻ
nổi bật như hôn nhân-gia đình, giá trị của con, giá trị nghề nghiệp, vui chơi
giải trí Trong khi đó, lối sống của người dân là một khái niệm trừu tượng và

19
phức tạp với rất nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Lối sống là một chiều
cạnh của văn hóa gia đình, văn hóa cộng đồng nhưng không thể coi bản thân
lối sống đồng nhất với vấn đề văn hóa. Do đó, việc nhận diện sự biến đổi lối
sống của người dân dưới tác động của các chính sách phát triển kinh tế xã hội
là rất c
ần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Với thực trạng tình hình nghiên cứu như được trình bày trên đây, trong
phạm vi đề tài này, nhóm tác giả triển khai một hướng nghiên cứu mới là đi
sâu phân tích mối quan hệ nhân quả giữa quá trình chuyển đổi mục đích sử
dụng đất và lối sống của người dân tại các khu vực đang CNH và ĐTH.

III-MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Câu hỏ
i nghiên cứu
Xác định quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất (mức độ, quy mô,
thời gian) phục vụ nhu cầu CNH và ĐTH là biến độc lập; các chiều cạnh lối
sống của người dân là biến phụ thuộc, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Lối
sống của người dân (chủ yếu là nông dân) đã thay đổi như thế nào dưới tác
động của quá trình chuyển đổi mụ
c đích sử dụng đất, xây dựng các khu công
nghiệp và đô thị?
2. Mục đích nghiên cứu
- Nhận diện những thay đổi về lối sống của người dân dưới tác động
của chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình CNH và ĐTH.
- Phân tích sự biến đổi về lối sống của người dân trên một số chiều
cạnh chủ yếu.
- Đề xuấ
t về mặt chính sách nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản
lý nhà nước về văn hoá-xã hội trong bối cảnh CNH, ĐTH hiện nay.
3. Nội dung nghiên cứu
Lối sống là một khái niệm có nội hàm rộng với ngoại diên hết sức đa
dạng. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ chỉ
tập trung vào những chiều cạnh lối sống chủ yếu sau đây:
- Sự thay đổi trên bình diệ
n kinh tế: phân công lao động và lựa chọn
nghề nghiệp.
- Sự thay đổi trong quan niệm và hành vi liên quan đến hôn nhân-gia đình.
- Sự thay đổi trong các quan hệ gia đình, dòng họ và cộng đồng.

20
- Sự thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ.

- Sự thay đổi về cách thức tổ chức và bố trí không gian sống
- Sự thay đổi trong sinh hoạt văn hóa, và sinh hoạt văn hóa tâm linh.
IV-ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến lối sống
tại các khu vực đang công nghiệp hoá, đô thị hoá.
2. Khách thể
nghiên cứu
- Các hộ gia đình nông dân bị thu hồi đất.
- Cán bộ lãnh đạo quản lý ở các địa phương chuyển đổi mục đích sử
dụng đất.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Thời gian: Từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009.
3.2. Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Vĩnh Phúc
V-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Luận chứng về việc sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội họ
c
Các phân tích xã hội học về sự biến đổi xã hội bắt đầu xuất hiện ở châu
Âu và Bắc Mỹ từ khoảng thế kỷ XIX và cho đến nay, tiếp cận xã hội học đã
trở thành một phương pháp nghiên cứu phổ biến, có nhiều ảnh hưởng trong
việc triển khai các nghiên cứu khoa học xã hội. Vận dụng phương pháp xã hội
học vào đề tài này là dựa trên những ưu đ
iểm khá rõ rệt sau đây:
Về mặt phương pháp luận: Tư duy xã hội học vốn tôn trọng các quy
luật tồn tại và vận động khách quan của xã hội loài người. Các nhà xã hội học
tin rằng, thông qua việc xây dựng các giả thuyết và tìm kiếm bằng chứng
chứng minh giả thuyết khoa học, chúng ta có thể nhận thức và mô tả các vấn
đề xã hội theo đúng những gì đang tồn tại. Bởi vậ
y, các kết luận nghiên cứu
chỉ có thể được đưa ra khi nhà nghiên cứu có đủ bằng chứng khoa học. Với

phương pháp luận như vậy, các nghiên cứu xã hội học sẽ tránh được tình
trạng chủ quan duy ý chí, hạn chế lối tư duy tư biện, thậm chí siêu hình trong
việc triển khai và công bố các kết quả nghiên cứu.
Về mặt phương pháp thu thập thông tin: Các phương pháp nghiên cứu
xã hội học như phỏ
ng vấn cá nhân, thảo luận nhóm, điều tra thông qua bảng

21
hỏi, phân tích dữ liệu thứ cấp đem đến cho nhà nghiên cứu những thông tin
đáng tin cậy. Truyền thống thực chứng không cho phép nhà xã hội học đưa ra
các phân tích, nhận định mà không dựa trên các bằng chứng thực nghiệm. Bởi
vậy, với việc vận dụng các phương pháp thu thập thông tin của xã hội học,
nhóm nghiên cứu sẽ có thể thu được những thông tin đảm bảo chất lượng,
phục vụ cho việc phân tích v
ấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng cần khẳng
định rằng: để đo sự biến đổi lối sống, cần phải có thời gian cho nhóm nghiên
cứu thâm nhập thực tế, từng bước cảm nhận được sự biến đổi xã hội nói
chung.
2. Quy trình chọn mẫu và các phương pháp thu thập, xử lý thông tin
Trong phạm vi đề tài này, dựa trên việc quan sát thực địa và nghiên cứu
tài liệu, nhóm nghiên cứu thu thập thông tin tại các hộ gia
đình nông dân bị
thu hồi đất. Bởi vậy, sẽ không có so sánh kết quả nghiên cứu dựa trên tương
quan giữa nhóm hộ bị thu hồi đất với nhóm hộ không bị thu hồi.
Dựa vào các thông tin chung do UBND tỉnh và UBND huyện, xã,
phường, thị trấn thuộc địa bàn nghiên cứu cung cấp, nhóm nghiên cứu lựa
chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình, trong đó có tính đến yếu tố địa bàn cư trú
cũng như diện tích đất bị
thu hồi và mốc thời gian thực hiện việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất. Theo đó, tại mỗi cụm dân cư (tổ dân phố hoặc thôn),

thành viên nhóm nghiên cứu phối hợp với cán bộ địa phương để lập danh sách
hộ gia đình. Mỗi danh sách gồm những hộ được lựa chọn chính thức và một
số hộ dự bị. Để thu thập dữ
liệu và các tài liệu, nhóm nghiên cứu sử dụng các
phương pháp sau đây:
Phương pháp phân tích tài liệu: Nhóm nghiên cứu tiến hành tra cứu, rà
soát các công trình nghiên cứu đã hoàn thành, các bài viết đăng trên báo, tạp
chí cũng như các sách, kỷ yếu khoa học đã được công bố. Trên cơ sở đó,
nhóm tác giả sẽ có sự hình dung khái quát về vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở
cho việc thiết kế và triển khai đề tài này, đảm bảo tính kế thừa và tránh trùng
l
ặp với các nghiên cứu trước đó. Để có thêm thông tin tổng thể, nhóm nghiên
cứu sưu tầm và phân tích thông tin từ các báo cáo tình hình kinh tế-xã hội,
báo cáo chuyên đề về văn hóa-xã hội trong thời gian 5 năm gần đây của chính
quyền địa phương nơi tiến hành khảo sát. Những thông tin chung do địa
phương cung cấp là cơ sở để nhóm nghiên cứu tiến hành lựa chọn các cộng
đồng dân cư cũng như đại diện các hộ gia đ
ình để phỏng vấn (qua bảng hỏi,
phỏng vấn sâu hoặc thảo luận nhóm).

22
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với hộ gia đình (Anket): Dựa
vào các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn trong các bảng hỏi, các cuộc phỏng vấn
được tiến hành với 400 hộ gia đình tại 4 xã (phường) của tỉnh Vĩnh Phúc.
Các phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận
nhóm và quan sát): Để củng cố độ tin cậy của các thông tin định lượng, nhóm
nghiên c
ứu đã tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu với người dân (tổng số 30
PVS), thảo luận nhóm với cán bộ chuyên trách của tỉnh (1 TLN), cán bộ cấp
huyện (2 TLN) cán bộ xã, phường (6 TLN) và thảo luận nhóm với các thành

viên trong một gia đình (tổng số 10 TLN). Về bản chất, đây là những cuộc
trao đổi trực tiếp giữa người nghiên cứu và đối tượng cung cấp thông tin.
Bên cạnh đó, quá trình điền dã thu thập thông tin s
ẽ giúp các nghiên
cứu viên có cơ hội quan sát và cảm nhận về sự biến đổi lối sống trên một số
khía cạnh chủ yếu, đặc biệt là những biểu hiện về mặt hình thức vật chất. Qua
đó, nghiên cứu viên có được sự hình dung sâu sắc hơn, chi tiết và toàn diện
hơn về các vấn đề nghiên cứu.
Các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được nhóm nghiên cứu đặc biệt
coi tr
ọng bởi lẽ việc tìm bằng chứng chứng minh sự thay đổi về lối sống là
một việc rất khó. Hơn nữa, sự thay đổi về lối sống thường diễn ra chậm cho
nên cần phải có độ lùi về mặt thời gian thì mới có thể nhận diện chính xác.
Trong khi đó, hầu hết các địa phương ở Việt Nam chỉ tiến hành chuyển đổi
đất trong khoảng hai thập k
ỷ trở lại đây. Bởi vậy, các phương pháp thu thập
thông tin định lượng có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về sự
biến đổi lối sống. Trong hoàn cảnh như vậy, các phương pháp định tính là sự
bổ sung hợp lý và cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng thông tin tốt nhất.
Phương pháp tham vấn chuyên gia: Trong suốt quá trình xây dựng và
triển khai nghiên cứu, nhóm tác giả thường xuyên tham khảo ý kiế
n của các
chuyên gia có uy tín. Các cuộc tọa đàm và hội thảo được tổ chức theo từng
nội dung cụ thể như: góp ý bộ công cụ nghiên cứu, hội thảo về kết quả nghiên
cứu ban đầu, góp ý về báo cáo tổng hợp Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu
tích hợp các ý kiến cho việc hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.
Sau khi hoàn thành công việc thu thập thông tin, các câu hỏi được kiểm
tra, mã hoá và xử lý bằng phần mềm th
ống kê SPSS. Để có cái nhìn đa chiều
về kết quả nghiên cứu, các dữ liệu thu thập được phản ánh dựa trên các tương

quan như giới tính, học vấn, tuổi, nghề nghiệp, thời gian và diện tích đất bị

23
thu hồi của người trả lời. Bên cạnh đó, những thông tin định tính sẽ được
lựa chọn, khái quát, trích dẫn theo từng chủ đề. Tất cả các thông tin định
lượng và định tính đều được lưu giữ cẩn thận dưới dạng các file điện tử và
bản in.
3. Một số khái niệm công cụ và khung lý thuyết
3.1. Một số khái niệm công cụ
Trong phạm vi đề tài này, các khái niệm công cụ
được sử dụng với hàm
ý như sau:
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: đây là một chính sách do Đảng và
nhà nước ta thực hiện để phục vụ mục đích CNH, ĐTH và xây dựng cơ sở hạ
tầng. Đó là quá trình nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất từ người dân,
chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất sản xuấ
t nông-lâm nghiệp và đất ở thành
đất được dùng để xây dựng các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại
và đô thị cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng (như điện, đường, trường, trạm ).
Đô thị hóa: Đô thị hóa là quá trình hình thành các thành phố và gia
tăng số người sống trong các thành phố đó. Đó là quá trình các thành phố trở
thành các trung tâm điều khiển và kiểm soát tập trung. Các đặc trưng cơ b
ản
của đô thị trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là: một khu vực tập trung dân
cư đông đúc, rộng lớn, đa dạng về thành phần xã hội, nghề nghiệp và lối
sống
Công nghiệp hóa: Một xã hội quá trình CNH thì sẽ bao gồm các đặc
trưng chủ yếu như: nền kinh tế với các sản phẩm do máy móc tạo ra chứ
không phải thuần túy dựa trên sức lao động c
ủa con người và động vật; nhiên

liệu như gas, điện thay thế sức mạnh của gió và nước; sản xuất trong nhà
máy thay thế kiểu sản xuất thủ công tại gia đình và các cửa hàng nhỏ; đa số
dân cư trong tuổi lao động làm việc trong các nhà máy công nghiệp hoặc khu
vực dịch vụ, khu vực nông nghiệp giảm dần về tỷ trọng trong nền kinh tế.
Hoạt động sản xuất kinh doanh
được tổ chức dựa trên sự phân công lao động
rõ ràng giữa lao động chân tay và lao động trí óc, tự động hóa và cơ khí hóa.
Hiểu như vậy, quá trình CNH ở nước ta hiện nay mới chỉ đi những bước đi
ban đầu và xã hội Việt Nam hiện tại chưa được coi là một xã hội công nghiệp.
Gia đình: là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn
nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩ
a vụ và

24
quyền lợi giữa họ với nhau (Khoản 10 Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000).
Văn hoá: Theo cách hiểu rộng nhất thì có thể coi văn hoá bao gồm tất
cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm
tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao
động (Federico, 1989 trích trong Trần Ngọc Thêm, 2001:20).
Nói cách khác, từ hướng tiếp cận hệ thống, văn hoá là m
ột hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua
quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình (Trần Ngọc Thêm, 2001: 25). Theo đó,
văn hoá hội tụ đủ các đặc trưng cơ bản như: tính hệ thống, tính giá trị, tính
nhân sinh và tính lịch sử
Văn hóa gia đình: Trong phạm vi nghiên cứu của
đề tài, văn hoá gia
đình được hiểu là một tập hợp những biểu hiện văn hóa gắn liền với các quan

hệ và các mặt của đời sống gia đình, cùng với văn hóa làng xã, văn hoá gia
đình là một thành phần cơ bản của nền văn hoá dân tộc Việt Nam
Lối sống: đây là một khái niệm có nhiều cách định nghĩa khác nhau.
Đôbơrianốp (1985: 213) cho rằng: lối sống là sinh hoạt cá nhân, ch
ủ quan hoá
của hệ thống những quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện
sống, thể hiện trong hoạt động của con người. Nhóm tác giả Trần Kiều, Vũ
Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng và Lưu Thu Thuỷ (2001: 10) định nghĩa: lối sống
là những cách suy nghĩ, kỹ năng ứng xử (cách nghĩ, nếp sinh hoạt, thói quen,
phong cách học tập, làm việc, giao ti
ếp, xử sự ) tạo nên cái riêng của mỗi cá
nhân hay một nhóm người nào đó.
Trong các quan niệm thường ngày về lối sống, có một xu hướng nhấn
mạnh đến mối quan hệ chặt chẽ giữa lối sống và văn hoá. Mặc dù lối sống
được coi là một bộ phận hợp thành của văn hoá, hay là một phương thức tồn
tại và biểu hiện của văn hoá nhưng không thể đồ
ng nhất lối sống và văn hoá.
Văn hoá dù định nghĩa theo cách nào thì khái niệm này cũng dùng để chỉ một
thực thể xét theo chiều thẳng đứng, luôn có nhiều cấp độ, nhiều tầng lớp khác
nhau, trong đó ở tầng đáy là nền tảng của văn hoá bao giờ cũng là giá trị và hệ
giá trị, còn ở tầng ngọn là các hình thức biểu hiện cụ thể của văn hoá như các
biể
u tượng, các hình thức nghệ thuật, các ứng xử văn hoá, trong đó có lối
sống của các cá nhân, các nhóm, các cộng đồng người. Cần khẳng định, lối

25
sống là khái niệm dùng để chỉ quá trình hiện thực hóa các giá trị và hệ giá trị
văn hóa trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Chỉ có các giá trị và hệ giá trị
nào được hiện thực hóa trong thực tiễn cuộc sống của con người thì mới được
coi là biểu hiện của lối sống. Có nghĩa là, khi nghiên cứu về lối sống, chúng ta

bắt buộc phải nghiên cứu các biểu hiện cụ thể của nó trong sinh ho
ạt hàng
ngày, phải khám phá xem lối sống đó dựa trên hay là sự hiện thực hóa trong
thực tiễn của những giá trị và hệ giá trị nào. Hơn nữa, các giá trị và hệ giá trị
lại không bao giờ đứng độc lập hay tác động đến lối sống một cách đơn lẻ, mà
chúng luôn tương tác với nhau, đan xen với nhau và do đó có những hình thức
hiện thực hóa đa dạng và phức hợp. Vì vậy, khi nghiên cứu l
ối sống, phải
quan tâm đến cả các mô thức hành vi, cách ứng xử văn hoá và các quan niệm
sống.
Trong xã hội học, theo Turner (2006: 339): lối sống là các mô hình văn
hóa và hành động đặc trưng, phân biệt người này với người khác. Khi nghiên
cứu về lối sống, các nhà xã hội học chủ yếu quan tâm đến các hình thức biểu
hiện của hành vi tạo thành các mô thức sống phổ biến chứ không phải phong
cách hay đặc tính cá nhân. Nói cách khác, thuật ngữ lối s
ống đề cập đến sự
khác biệt ở cấp độ thực tiễn trong hệ thống tổng thể rộng lớn hơn của văn hóa
và quyền lực.
Như vậy, lối sống là thuật ngữ dùng để chỉ cách thức mà cá nhân sống
trong cộng đồng và xã hội. Lối sống được đặc trưng bởi các mô hình hành vi
có ý nghĩa với bản thân cá nhân cũng như những người khác trong nh
ững tình
huống nhất định. Đó có thể là các quan hệ xã hội, nhu cầu tiêu dùng, thói
quen giải trí, cách thức sử dụng trang phục… Lối sống của cá nhân là tổng
hợp các thói quen, cách thức giải quyết công việc cũng như các mô hình hành
vi phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Lối sống phản ánh định hướng giá trị
cũng như thái độ của cá nhân cho nên bản chất cá nhân có thể được nhận biết
qua lối sống củ
a anh ta. Nói cách khác, có thể coi lối sống chính là yếu tố tạo
ra những biểu trưng văn hóa phản ánh bản sắc cá nhân rất rõ nét.

Trong xã hội hiện nay, lối sống của cá nhân chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi
các yếu tố công nghệ cũng như môi trường xã hội hiện đại và phức tạp. Bởi
vậy, biểu hiện ra trong thực tiễn hàng ngày là các lối sống hết sức đa dạng.
Chẳ
ng hạn, thông thường, chúng ta hay gọi đó là lối sống khép kín nếu như ai
đó đề cao sự độc lập và ít tham gia vào các hoạt động liên quan đến cộng
đồng; lối sống hòa đồng đề cập đến những người dễ dàng chấp nhận sự khác

×