Đề tài: tết ngyuên đán dối với người việt nam
Phần mở đầu :
Tôi sang Việt Nam đă có 10 tháng rồi ,Việt Nam có rất nhiều văn hoá tôi
vẫn chưa biết .tôi chọn đề đài này bởi vì thấy rằng ,tết nguyên dán là một tết
quan trọng nhất trong những tết Việt Nam .mục đích nghiên cứu là th ông
qua nghiên cứu tết nguyên dàn Việt Nam ,tôi sẽ tìm hiểu cuộc sống , văn hoá
,phong tục của người Việt Nam .như thế nào?thêm một bước có thể hiểu biết
Việt Nam là một nước như thế nào?tôi sẽ hỏi các bạn bè Việt Nam và các
thày cô giáo những đặc trưng của tết nguyên đán .còn có thể xem sách và lên
mạng để tìm hiểu điều này.kết cấu của chuyên đề là:1.tết nguyên đán đối với
người việt nam .2 Những tập tục, sinh hoạt ngày tết.
1
Phần 1: Tết nguyên đán đối với người Việt Nam.
1.1ý nghiă của tết ngyuên đán đối với người việt nam.
Tết Nguyên Đán hay Tết Cả là lễ hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có
phạm vi phổ biến rộng nhất, từ Nam Quan đến Cà Mau và cả vùng hải đảo,
tưng bừng và nhộn nhịp nhất của dân tộc Từ những thế kỷ xa xưa thời Lý,
Trần, Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng. Tết
Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt
Nam, mà
phần "lễ" cũng như phần "hội" đều rất phong phú cả nội dung cũng như hình
thức, mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đà. Việc ông cha ta xác định
Tết Cả đúng vào thời điểm kết thúc một năm cũ, mở đầu một năm mới theo
âm lịch, là một chu kỳ vận hành vũ trụ, đã phản ánh tinh thần hòa điệu giữa
con người với thiên nhiên (Đất-Trời-Sinh vật), chữ NGUYÊN có nghĩa là
bắt đầu, chữ ĐÁN có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới.
Đồng thời, Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa
gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ tri ơn ông bà,
tổ tiên.
Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết - do tiết (thời
tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt
các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông - có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội
mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính. Theo tín ngưỡng
dân gian bắt nguồn từ quan niệm "Ơn trời mưa nắng phải thì", người nông
dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự
được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước,
2
thần Mặt trời... người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối
đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong
những ngày này.
Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
trước hết đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có tục
hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả
những người xa xứ cách hàng ngàn kilômét, vẫn mong được trở về sum họp
dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên,
nhìn lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà, nơi mà gót chân
một thời bé dại đã tung tăng và được sống lại với bao kỷ niệm đầy ắp yêu
thương ở nơi mình cất tiếng chào đời. "Về quê ăn Tết", đó không phải là một
khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về nơi cội
nguồn, mảnh đất chôn nhau cắt rốn.
Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ,
đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn
nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội : tình gia đình, tình thấy trò, con bệnh
với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri, con
nợ và chủ nợ... Tết cũng là dịp "tính sổ" mọi hoạt động của một năm qua,
liên hoan vui mừng chào đón một năm với hy vọng tốt lành cho cá nhân và
cho cả cộng đồng. Nhưng rõ nét nhất là không khí chuẩn bị Tết của từng gia
đình. Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm này, cũng có thể nhận thấy
ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp từ việc mua sắm, may mặc đến việc
trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về...
Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội rộng, đông con
cháu, dâu rể, thì công việc chuẩn bị càng phức tạp hơn.
3
Theo tập tục, đến ngày 23 tháng chạp là ngày đưa tiễn ông Táo về trời để tâu
việc trần gian, thì không khí Tết bắt đầu rõ nét. Ngày xưa dưới thời phong
kiến, từ triều đình đến quan chức hàng tỉnh, hàng huyện đều nghĩ việc sau lễ
"Phất thức" (tức lễ rửa ấn, rửa triện). Ở cấp triều đình, trong lễ nầy có sự
hiện diện của nhà vua, các quan đều mặc phẩm phục uy nghiêm. Xem thế đủ
biết rằng ngày tết được coi trọng như thế nào. Sau đó, các quan cất vào tủ,
niêm phong cẩn thận. Không một văn bản nào được kiềm ấn, mọi pháp đình
đều đóng cửa. Con nợ không thể bị sai áp, các tội tiểu hình không bị trừng
phạt, tội nặng thì giam chờ đến ngày mồng 7 tháng giêng (lễ khai hạ) mới
tiến hành giải quyết. Như vậy, Tết Cả kéo dài từ ngày 23 tháng chạp (một
tuần trước giao thừa) đến mồng 7 tháng giêng (một tuần sau giao thừa).
Không biết Tết cổ truyền của dân tộc xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã trở nên
thiêng liêng, gắn bó trong tâm hồn, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.
Những tục lệ trò vui trong dịp Tết, chiếc bánh chưng xanh, mâm ngũ quả
trên bàn thờ gia tiên, cành đào, chậu quất khoe sắc trong mỗi gia đình đã trở
thành một phần hình ảnh của quê hương để mỗi người Việt Nam dù sống ở
nơi đâu mỗi độ xuân về lại bồi hồi nhớ về đất nước với bao tình cảm nhớ
nhung tha thiết. Làm sao quên được thuở ấu thơ cùng đám trẻ con ngồi vây
quanh nồi bánh chưng sôi sùng sục chờ giờ vớt bánh! Làm sao có thể quên
được những phiên chợ Tết rợp trời hoa!
Ngày Tết chính thức bắt đầu từ giao thừa. Đây là thời điểm thiêng liêng nhất
trong năm, thời điểm giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thời điểm con
người giao hòa với thiên nhiên, Tổ tiên trở về sum họp với con cháu. Cúng
giao thừa xong cả nhà quây quần quanh mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, uống chén
4
rượu đầu tiên của năm mới, con cái chúc thọ ông bà cha mẹ, người lớn cho
trẻ em tiền quà mừng tuổi đựng trong những bao giấy đỏ. Sau lễ giao thừa
còn có tục đi đến đền chùa làm lễ sau đó hái về một nhánh cây đem về gọi là
hái Lộc, hoặc đốt một nén hương rồi đem về cắm trên bàn thờ gia tiên gọi là
Hương Lộc. Họ tin rằng xin được Lộc của trời đất thần phật ban cho thì sẽ
làm ăn phát đạt quanh năm. Sau giao thừa người nào từ ngoài đường bước
vào nhà đầu tiên là người "xông nhà", là người "tốt vía" thì cả nhà sẽ ăn nên
làm ra, gặp nhiều may mắn, vì vậy người xông nhà thường được chọn trong
số những người bạn thân.
Tết là dịp để con người trở về cội nguồn. Ai dù có đi đâu xa vào ngày này,
cũng cố trở về để được sum họp với người thân dưới mái ấm gia đình, thăm
phần mộ tổ tiên, gặp lại họ hàng, làng xóm. Ngày Tết cũng làm cho con
người trở nên vui vẻ hơn, độ lượng hơn. Nếu ai có gì đó không vừa lòng
nhau thì dịp này cũng bỏ qua hết để mong năm mới sẽ ăn ở với nhau tốt đẹp
hơn, hoà thuận hơn. Có lẽ đó là ý nghĩa nhân bản của Tết Việt Nam.
1.2thời gian ăn tết
Tết Nguyên Đán, còn gọi Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, năm mới hay
chỉ đơn giản Tết, là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hoá của n gười Việt Nam
và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Tết
Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương Lịch hay Tết Tây, thường rơi vào khoảng
cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch và nói chung kéo dài khoảng 5–6
ngày, tạo điều kiện cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa
có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất
của Tết ở chỗ nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày
tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua
5
nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ.
Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho
năm mới.
Hai chữ "Nguyên Đán" (Ha) có gốc chữ Hán; "Nguyên" có nghĩa là sự khởi
đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán được người
Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân Tiết (Tr , chữ Tết là từ chữ Tiết), Tân
Niên ( ( ) hoặc Nông Lịch Tân Niên (( i ên).
Thời gian cử hành Tết
Ngày đầu năm này cũng gọi là ngày Mồng Một Tết, ngày bắt đầu của một
dịp lễ cổ truyền long trọng nhất trong năm của người Việt. Có những thời
điểm trước đây chuỗi ngày Tết được kéo dài hơn hiện nay, người ta "ăn Tết"
(tận hưởng Tết) đến Mồng Tám, Mồng Chín tháng giêng (tháng một Âm
lịch); nói chung khi nào những công sở, trường học còn nghỉ thì còn Tết. Tết
là dịp hội hè vui chơi sau một năm lao động vất vả, và là dịp để những người
tha phương tìm về sum họp với gia đình, cùng nhau tưởng nhớ đến tổ tiên,
cội nguồn. Người Việt Nam tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới,
phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày
trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa
quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ
không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích
đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau
những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì
bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày
Tết.
6
lịch sử
Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng
Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu
đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên
lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên
chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên
quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ
Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.
Đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là
tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng
Hợi, tức tháng mười. Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt
ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, trải qua bao nhiêu
thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm
giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh
Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài
Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được
kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng Bảy tháng giêng (8 ngày).
Ngày nay, Việt Nam quy định viên chức và công nhân lao động được nghỉ
Tết vào ngày 29 hoặc ngày 30 trước Tết và từ mùng Một đến mùng Ba (tổng
cộng 4 ngày). Việt kiều sinh sống tại Âu Châu hay Bắc Mỹ hoặc chỉ giữ
ngày mùng Một hoặc tổ chức Tết vào ngày cuối tuần gần nhất.
Ngoài ra, người ta thường nói "20 Tết", "15 Tết"... đây chỉ là nói những
ngày ảnh hưởng do những công việc để chuẩn bị đón Tết hay dư âm còn lại
7
của những ngày Tết.
Nguyên nghĩa của Tết chính là "tiết". Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông
nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian
trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời
khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu
kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết
Nguyên Đán.
Ngày nay, cùng với người Hoa, người Việt, các dân tộc khác chịu ảnh hưởng
của văn hoá Trung Hoa như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal,
Bhutan, H'mông Trung Quốc cũng tổ chức Tết âm lịch và nghỉ lễ chính thức.
Trước đây Nhật Bản cũng cử hành Tết âm lịch, nhưng từ năm Minh Trị thứ
6 (1873) họ đã chuyển sang dùng dương lịch cho các ngày lễ tương ứng
trong âm lịch.
Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày
8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi
lịch dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam
đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi
miền nam thì ngày 30 tháng 1)
[1]
. Hiện nay, vì chênh lệch một giờ giữa Việt
Nam (UTC +7) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (UTC +8), đôi khi Tết
của Việt Nam không trùng ngày với Tết của Trung Quốc. Từ năm 1975 đến
năm 2100, có 4 lần không trùng; đặc biệt năm 1985, Tết Việt Nam lệch với
Tết Trung Quốc khoảng một tháng, do năm 1984 âm lịch Việt Nam không
có tháng nhuận trong khi lịch Trung Quốc nhuận tháng 10.
1.3ba giai doạn đón mừng tết
8