Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Dịch vụ bảo hiểm và phát triển dịch vụ bảo hiểm Việt Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 117 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
************





ĐỖ THỊ XUÂN QUỲNH






DỊCH VỤ BẢO HIỂM VÀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ BẢO HIỂM VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU
CẦU HỘI NHẬP




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ















HÀ NỘI – THÁNG 5/ 2006



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
************




ĐỖ THỊ XUÂN QUỲNH




DỊCH VỤ BẢO HIỂM VÀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ BẢO HIỂM VIỆT NAM ĐÁP ỨNG
NHU CẦU HỘI NHẬP




Chuyên ngành: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã số: 60.31.07


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. : NGUYỄN NHƯ TIẾN






HÀ NỘI – 2006




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
************






ĐỖ THỊ XUÂN QUỲNH





DỊCH VỤ BẢO HIỂM VÀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ BẢO HIỂM VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU
CẦU HỘI NHẬP



Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60.31.07


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ












HÀ NỘI – THÁNG 5/ 2006



MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM VÀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM
3
1.1 Khái quát về bảo hiểm
3
1.1.1 Khái niệm
3
1.1.2 Đặc điểm
4
1.1.3 Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế và đời sống xã hội
7
1.2 Khái quát về dịch vụ bảo hiểm
9
1.2.1 Khái niệm về dịch vụ
9
1.2.2 Dịch vụ bảo hiểm
18
1.2.3 Các quan điểm về dịch vụ bảo hiểm
23
1.2.3.1 Quan điểm mở cửa hạn chế dịch vụ bảo hiểm
23
1.2.3.2 Quan điểm mở cửa tự do thị trường bảo hiểm

24
1.3 Những quy định của WTO và một số hiệp định thương mại
Việt Nam đã ký kết

25
1.3.1 Quan niệm của WTO
25
1.3.2 Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ
26
1.3.3 Quan niệm của các nước ASEAN
28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM TRÊN
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM

29
2.1 Vài nét về sự ra đời và phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam
29
2.1.1 Thị trường bảo hiểm Việt Nam trước Nghị định 100 C/P
29
2.1.2 Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau Nghị định 100 C/P
34
2.2 Các sản phẩm bảo hiểm hiện có trên thị trường bảo hiểm Việt Nam
43
2.2.1 Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
43
2.2.2 Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ
45
2.3 Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm Việt Nam
47



2.3.1 Lut kinh doanh bo him Vit Nam
47
2.3.2 Cỏc vn bn phỏp lut khỏc cú liờn quan
47
2.3.2.1 H thng vn bn iu chnh trc tip hot ng kinh
doanh bo him

47
2.3.2.2 H thng vn bn phỏp lut liờn quan iu chnh hot ng
kinh doanh bo him

50
2.4 Nhng vn rỳt ra qua thc trng ca dch v bo him Vit Nam
51
2.4.1 Nhng u im v hn ch ca dch v bo him Vit Nam
51
2.4.1.1 Nhng u im
51
2.4.1.2 Nhng nhc im
57
CHNG 3: NHNG GII PHP NHM PHT TRIN DCH V
BO HIM VIT NAM P NG NHU CU HI NHP


67
3.1 Yêu cầu hội nhập đối với dịch vụ bảo hiểm
67
3.1.1 Yêu cầu mở cửa
67

3.1.2 Đa dạng hoá
68
3.1.3 Yêu cầu tạo môi tr-ờng bình đẳng, cạnh tranh
69
3.2 Định h-ớng phát triển các dịch vụ bảo hiểm Việt Nam
70
3.2.1 Phát triển thị tr-ờng bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh
71
3.2.2 Đa dạng hoá loại hình và nâng cao chất l-ợng của dịch vụ bảo
hiểm trên thị tr-ờng

72
3.2.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
75
3.2.4 Tăng tr-ởng và phát triển dịch vụ bảo hiểm theo h-ớng bền vững
76
3.3 Giải pháp phát triển các dịch vụ bảo hiểm Việt Nam
78
3.3.1 Giải pháp về phía nhà n-ớc
78
3.3.2 Giải pháp hiệp hội
82
3.3.3 Giải pháp doanh nghiệp
85
KT LUN
94
TI LIU THAM KHO

PH LC






DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU




Bảng 2.1: Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau nghị định 100/CP
(1993-2005)

34
B¶ng 2.2: C¬ cÊu thÞ tr-êng b¶o hiÓm theo lo¹i h×nh doanh nghiÖp
39
B¶ng 2.3: Danh s¸ch c¸c DNBH trªn thÞ tr-êng b¶o hiÓm ViÖt Nam
40
B¶ng 2.4: Vèn ®iÒu lÖ cña c¸c doanh nghiÖp b¶o hiÓm ViÖt Nam
60

Biểu 2.1: Tăng trưởng GDP qua các năm (%)

54





1
LỜI NÓI ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:
Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, xây dựng nền kinh tế
nhiều thành phần đến nay, nước ta ngày càng hội nhập sâu, rộng với nền
kinh tế khu vực và thế giới. Bên cạnh việc tham gia vào tổ chức kinh tế
khu vực như ASEAN, APEC, Việt Nam đang gấp rút hoàn tất quá trình
đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam đã
đang và sẽ đứng trước sức ép rất lớn về vấn đề mở cửa các ngành kinh tế
dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là khi chính thức được
trở thành thành viên của WTO.
Lĩnh vực bảo hiểm là một lĩnh vực dịch vụ theo cam kết phải được
mở cửa và Việt Nam đã chính thức mở cửa thị trường bảo hiểm cho các
doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài từ năm 1995 sau khi có Nghị
định 100CP, xoá bỏ tình trạng độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm với
việc các công ty và tập đoàn bảo hiểm nước ngoài đặt chân vào Việt
Nam, cùng với sự ra đời của một số doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
Bên cạnh đó do nền kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo
hiểm tăng lên, mà dịch vụ bảo hiểm Việt Nam tuy đã được đa dạng hoá
và phát triển song còn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế quốc
dân. Chính vì vậy cần phải có những giải pháp nhằm phát triển các dịch
vụ bảo hiểm không những đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân mà
còn đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đó cũng
chính là lý do tại sao tôi chọn nghiên cứu đề tài này. Đề tài nghiên cứu
nhằm đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam qua đó kiến


2
nghị một số giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm, đáp ứng nhu cầu hội
nhập quốc tế theo tôi là hết sức cần thiết về lý luận cũng như thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu:

Vấn đề mở cửa các ngành kinh tế dịch vụ trong đó có lĩnh vực bảo hiểm
đang là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu mà các đối tác trong các
cuộc đàm phán song phương và đa phương đặt ra với Việt Nam. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu về bảo hiểm song chưa có một nghiên cứu toàn diện
nào về hướng phát triển dịch vụ bảo hiểm Việt Nam đáp ứng nhu cầu hội
nhập, vì vậy đề tài là công trình nghiên cứu hoàn toàn mới của chuyên ngành
kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay cùng với
các yêu cầu hội nhập, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển
dịch vụ bảo hiểm Việt Nam, đáp ứng nhu cầu hội nhập.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ bảo hiểm Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ bảo hiểm Việt Nam trước và sau khi Chính
phủ ban hành Nghị định 100/CP, nhấn mạnh đến đặc điểm của dịch vụ bảo
hiểm Việt Nam những năm gần đây.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đề tài sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê, khảo sát, …để thực hiện mục đích nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn:
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, phần
còn lại được cấu trúc thành 3 chương:
+ Chương I: Khái quát về bảo hiểm và dịch vụ bảo hiểm


3
+ Chương II: Thực trạng dịch vụ bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm VN
+ Chương III: Những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo hiểm Việt
Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập



4
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM VÀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM


1.1 Khái quát về bảo hiểm
1.1.1 Khái niệm
Quá trình tồn tại và phát triển của con người là quá trình đấu tranh,
chống chọi với thiên nhiên. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp con người
phần nào hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của thiên nhiên. Tuy vậy,
các thảm họa thiên nhiên cũng như kỹ thuật đã gây thiệt hại to lớn về người
và của. Con người với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật tiến bộ đến đâu cũng
không thể lường trước được rủi ro. Những rủi ro như vậy chính là căn nguyên
của hoạt động bảo hiểm.
Theo Dennis Kessler, “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất
hạnh của số ít”.
Hoặc theo Monique Gaullier, “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một
bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm
thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường
hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi
một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối
với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”.
Tuy nhiên, những định nghĩa này hoặc quá thiên về góc độ kinh tế hoặc
quá thiên về góc độ kỹ thuật, ít nhiều có sự khiếm khuyết, chưa hoàn chỉnh.
Theo các chuyên gia bảo hiểm, một khái niệm đầy đủ và thích hợp cho
bảo hiểm phải bao gồm việc hình thành một quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm), sự hoán
chuyển rủi ro và phải bao gồm cả sự kết hợp số đông các đơn vị đối tượng riêng
lẻ, độc lập chịu cùng một rủi ro như nhau thành một nhóm tương tác.



5
“Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường
cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm
vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta
hoặc người thứ ba”.
Điều này có nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo
hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia
gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi
thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Phạm vi bảo
hiểm là những rủi ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được định nghĩa là: “Hoạt động của
doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm
chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng
phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
1.1.2 Đặc điểm
Bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc biệt trong xã hội bởi chính
nguồn gốc ra đời, sản phẩm và ý nghĩa của nó, do vậy ngành bảo hiểm hoạt
động theo một số nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
 Chỉ bảo hiểm rủi ro:
Theo nguyên tắc này, nghĩa là người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm rủi
ro, tai nạn bất ngờ không lường trước được, chứ không nhận bảo hiểm những
cái gì chắc chắn sẽ xảy ra.
Bảo hiểm được thực hiện chính là nhằm giải quyết những sự cố rủi ro
ngoài ý muốn của con người, những rủi ro mà con người không thể khống chế
được hoặc chỉ khống chế được phần nào. Người khai thác không nhận bảo
hiểm hay cấp đơn bảo hiểm khi biết chắc chắn tai nạn hay sự cố sẽ xảy ra, ví
dụ như xe cơ giới không đảm bảo hiểm an toàn kỹ thuật, con tàu không đủ



6
khả năng đi biển…Hoặc tai nạn đã xảy ra, ví dụ như xe đã bị tai nạn, tàu đã bị
đắm, chủ xe hay chủ tàu mới tham gia bảo hiểm để được bồi thường bằng
cách mua bảo hiểm ghi lùi lại ngày tháng trước khi tai nạn hoặc người bảo
hiểm cấp đơn đúng ngày tháng khi tham gia bảo hiểm nhưng chủ xe/chủ tàu
tìm cách để có hồ sơ tai nạn ghi ngày tháng xảy ra sau ngày mua bảo hiểm.
Trong trường hợp này, người bảo hiểm sau khi biết người được bảo hiểm
không khai báo thật, có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm hoặc không bồi
thường tổn thất xảy ra.
 Trung thực tuyệt đối:
Trong giao dịch kinh doanh nói chung cần thực hiện trên cơ sở tin cậy
lẫn nhau nghĩa là không được phép có bất kỳ hành vi gian lận hay mưu toan
lừa đảo nào. Người bán hàng phải trả lời trung thực các câu hỏi của khách
hàng đặt ra và giới thiệu, thông báo, quảng cáo đúng như giá trị sử dụng của
hàng hoá. Trong giao dịch bảo hiểm, chỉ có người chủ (hoặc quản lý, sử dụng)
mới biết được tất cả mọi yếu tố của đối tượng bảo hiểm, biết rủi ro mình yêu
cầu bảo hiểm, còn người bảo hiểm thường không biết rõ rủi ro mà chỉ dựa vào
những thông tin do người yêu cầu bảo hiểm cung cấp để xét đoán mức độ rủi
ro và quyết định thái độ của mình đối với rủi ro: nhận hay không nhận bảo
hiểm, nhận bảo hiểm theo điều kiện, điều khoản như thế nào và tính tỷ lệ phí
bảo hiểm bao nhiêu…Do đó, người yêu cầu bảo hiểm phải có trách nhiệm
khai báo mọi yếu tố trên, thậm chí cả những hiểm hoạ, nguy cơ làm tăng thêm
rủi ro đối với đối tượng được bảo hiểm. Một vấn đề nữa là, người yêu cầu bảo
hiểm có nghĩa vụ khai báo sự phát sinh các yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng
đến đối tượng được bảo hiểm trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực hoặc
khi tái tục hợp đồng.
Trong ký kết hợp đồng bảo hiểm, cả hai bên người được bảo hiểm và
người bảo hiểm đều phải tôn trọng nguyên tắc “trung thực tuyệt đối” (Utmost



7
good faith). Về phía người được bảo hiểm có nghĩa vụ khai báo trung thực
như đã nêu, về phía người bảo hiểm có nghĩa vụ công bố, giải thích tất cả các
qui tắc, điều khoản, điều kiện chi tiết của nghiệp vụ bảo hiểm và nội dung cụ
thể của hợp đồng bảo hiểm cần ký kết.
 Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (Insurable Interest):
Theo nguyên tắc này, người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải
có lợi ích bảo hiểm. Lợi ích bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có ở
trong đối tượng bảo hiểm.
Lợi ích bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với
hay phụ thuộc vào, sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm.
Người nào đó có lợi ích bảo hiểm ở trong một đối tượng bảo hiểm nào đó có
nghĩa là quyền lợi của người đó sẽ được đảm bảo hiểm nếu đối tượng bảo
hiểm đó an toàn và ngược lại, quyền lợi của người đó sẽ bị phương hại nếu
đối tượng bảo hiểm đó gặp rủi ro. Hay nói cách khác, người có lợi ích bảo
hiểm là người bị thiệt hại về tài chính khi đối tượng bảo hiểm đó gặp rủi ro.
Người có lợi ích bảo hiểm là người chủ sở hữu về đối tượng bảo hiểm đó,
người chịu trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người nhận cầm cố tài sản. Lợi
ích bảo hiểm có ý nghĩa to lớn trong bảo hiểm. Có lợi ích bảo hiểm mới được
ký kết hợp đồng bảo hiểm. Khi xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm đã phải
có lợi ích bảo hiểm rồi mới được bồi thường.
Bảo hiểm không có nghĩa là trút mọi trách nhiệm cho người bảo hiểm.
Nguyên tắc đảm bảo người được bảo hiểm sau khi đã ký hợp đồng bảo hiểm
vẫn phải quan tâm, trông nom, bảo vệ đối tượng bảo hiểm.
 Nguyên tắc bồi thường (Indemnity):
Theo nguyên tắc này, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi
thường như thế nào đó để đảm bảo hiểm cho người được bảo hiểm có vị trí tài



8
chính như trước khi có xảy ra tổn thất, không hơn không kém. Các bên không
được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.
Trong bảo hiểm, số tiền bồi thường mà một công ty bảo hiểm trả cho
người được bảo hiểm trong một số sự cố được bảo hiểm không vượt quá số
tiền bảo hiểm, không được lớn hơn thiệt hại thực tế. Người được bảo hiểm
cũng không thể được bồi thường nhiều hơn thiệt hại do tổn thất, không được
kiếm lời bằng con đường bảo hiểm, tối đa người được bảo hiểm cũng chỉ
được bồi thường đầy đủ, chứ không thể nhiều hơn thiệt hại.
 Nguyên tắc thế quyền (Subrogation):
Theo nguyên tắc này, người bảo hiểm, sau khi bồi thường cho người
được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba
có trách nhiệm bồi thường cho mình. Tất cả các khoản tiền nào có thể thu hồi
được để giảm bớt thiệt hại đều thuộc thẩm quyền sở hữu của người bảo hiểm
là người đã trả tiền bồi thường tổn thất. Khi số tiền phải bồi thường càng lớn
thì việc áp dụng nguyên tắc thế quyền càng quan trọng và hết sức có ý nghĩa.
Thế quyền có thể được thực hiện trước hoặc sau khi bồi thường tổn
thất, trong trường hợp này người bảo hiểm được thay mặt người được bảo
hiểm để làm việc với các bên liên quan. Người được bảo hiểm không có
quyền miễn trách người có lỗi, vì nếu người được bảo hiểm chỉ nhận lỗi về
mình, nghĩa là người được bảo hiểm tước đi khả năng thực hiện thế quyền của
người bảo hiểm. Tuy nhiên, người bảo hiểm cũng chỉ được thực hiện thế
quyền ở mức độ tương đương với số tiền đã trả hoặc sẽ trả. Để thực hiện được
nguyên tắc này, người được bảo hiểm phải cung cấp các biên bản, giấy tờ,
chứng từ, thư từ cần thiết cho người bảo hiểm.
1.1.3 Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế và đời sống xã hội
Bảo hiểm là một ngành kinh tế hết sức nhạy cảm, có thể coi bảo hiểm
chính là lá chắn của nền kinh tế quốc dân, chính vì vậy bảo hiểm có một vai
trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.



9
Trước hết, bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia
trước tổn thất do rủi ro gây nên.
Rủi ro dù bắt nguồn từ thiên tai hay tai nạn bất ngờ đều gây thiệt hại về
kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá
nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, chưa kể có lúc gây thiệt hại về người.
Tổn thất đó sẽ được bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường về mặt tài chính để
người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và sản xuất
kinh doanh. Từ đó, người bị thiệt hại có thể khôi phục và phát triển sản xuất
kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường. Tác động này phù
hợp với mục tiêu kinh tế nên thu hút được số đông người tham gia.
Thứ hai, bảo hiểm góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất; giúp cho
cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi
cá nhân và doanh nghiệp.
Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùng với
người tham gia thực hiện các biện pháp để đề phòng và hạn chế tổn thất, rủi
ro đã xảy ra. Cơ quan, công ty bảo hiểm đóng góp tài chính một cách tích cực
để thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro như tuyên truyền, hướng dẫn các
biện pháp phòng chống tai nạn, mua sắm thêm các dụng cụ phòng cháy chữa
cháy, cùng các ngành giao thông làm các biển báo, các đường lánh nạn
Thứ ba, bảo hiểm góp phần tăng tích luỹ và tiết kiệm chi cho Ngân sách
Nhà nước
Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho
người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy,
Ngân sách Nhà nước không phải chi ra để trợ cấp cho các thành viên, các
doanh nghiệp khi các đối tượng này gặp rủi ro, giúp giảm gánh nặng cho ngân
sách nhà nước, tất nhiên là trừ trong những trường hợp tổn thất mang tính
thảm hoạ, có tính chất xã hội rộng lớn.



10
Mặt khác, dịch vụ bảo hiểm nhất là bảo hiểm thương mại có nghĩa vụ
đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc thực hiện đóng các loại thuế
có liên quan, như vậy là dịch vụ bảo hiểm tăng thu cho ngân sách.
Thứ tư, bảo hiểm còn là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển
kinh tế – xã hội.
Dưới hình thức phí bảo hiểm, ngành bảo hiểm đã huy động một số
lượng vốn khá lớn từ các đối tượng tham gia. Số vốn đó ngoài chi trả, trợ cấp
hay bồi thương thiệt hại còn là nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế – xã
hội.
Đặc biệt, đối với bảo hiểm nhân thọ, nguồn vốn huy động được tích luỹ
trong một thời gian dài mới phải chi trả cho người tham gia bảo hiểm. Do đó,
các công ty bảo hiểm có thể sử dụng để kinh doanh bất động sản, mua trái
phiếu hay là dùng để đầu tư vào hoạt động kinh tế sinh lời. Và như vậy làm
tăng vòng chu chuyển nguồn vốn, làm cho hệ thống tài chính sôi động hơn
Thứ năm, bảo hiểm còn góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế
giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm.
Thị trường bảo hiểm nội địa và thị trường bảo hiểm quốc tế có mối quan
hệ qua lại, thúc đẩy nhau phát triển thông qua hình thức phân tán rủi ro và
chấp nhận rủi ro – Hình thức tái bảo hiểm giữa các công ty của các nước. Như
vậy, bảo hiểm vừa góp phần phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước, vừa góp
phần ổn định thu chi ngoại tệ cho ngân sách.
Thứ sáu, bảo hiểm thu hút một số lượng lao động nhất định của xã hội,
góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế, đồng thời dịch vụ
bảo hiểm cũng góp phần giải quyết và ổn định đời sống cho một bộ phận
người lao động trong ngành bảo hiểm.



11
1.2 Khái quát về dịch vụ bảo hiểm
1.2.1 Khái quát về dịch vụ
* Khái niệm về dịch vụ
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nền sản xuất và văn minh
nhân thọ loại, dịch vụ ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng và trở
thành một bộ phận năng động, một xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại.
Dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả của chúng
không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể. Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả
các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân như: vận tải, du lịch, thương mại, ngân
hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, bảo vệ môi trường, dịch vụ hành
chính, dịch vụ tư vấn…
Như vậy có thể định nghĩa một cách chung nhất: dịch vụ là những
hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hoá không tồn tại
dưới hình thái vật thể nhằm thoả mãn một cách kịp thời, thuận tiện và hiệu
quả hơn nhu cầu sản xuất và đời sống con người.
Ở các nước phát triển, dịch vụ và khái niệm dịch vụ đã tồn tại và
phát triển từ lâu và được các nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau. Các nhà kinh tế học cũng đã dùng khá nhiều các
thuật ngữ để chỉ dịch vụ như “kinh tế mềm”, “công nghiệp siêu hình”,
“kinh tế khu vực III”, …Tuy vậy, nguồn gốc cho sự ra đời của các hoạt
động dịch vụ đó chính là nền kinh tế hàng hoá. K. Mark đã chỉ ra rằng:
dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế hàng hoá khi mà kinh tế hàng hoá phát
triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy thông suốt liên tục để thoả
mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển. Bằng cách
tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Mark đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và động lực
phát triển của dịch vụ.


12

Hiện nay ở các nước phát triển tỷ trọng ngành dịch vụ trong tổng sản
phẩm quốc dân rất cao, chiếm 70- 80% GDP. Điều đó cho thấy kinh tế
hàng hoá phát triển sẽ kéo theo dịch vụ phát triển như Mark đã chỉ ra, dịch
vụ là một thực thể tất yếu khách quan của sự hợp tác, phân công lao động
của tiến bộ khoa học và công nghệ cũng như của đời sống. Dịch vụ đã trở
thành một ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia. Cho tới nay tồn tại
rất nhiều quan niệm về dịch vụ của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học
song có thể hiểu dịch vụ theo hai cách sau:
Theo nghĩa rộng: dịch vụ được coi là lĩnh vực kinh tế thứ ba trong
nền kinh tế quốc dân. Theo cách hiểu này, dịch vụ gồm toàn bộ các ngành,
các lĩnh vực tạo ra tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm quốc dân trừ
các ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp.
Theo nghĩa hẹp: dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh
doanh bao gồm các hỗ trợ trước trong và sau khi bán, là phần mềm của sản
phẩm được cung ứng cho khách hàng.
Là những đầu vào trung gian, dịch vụ mang lại lợi ích rất lớn cho
những ngành khác. Dịch vụ tham gia sâu sắc vào trong quá trình sản xuất và
thương mại đối với mọi hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế. Dịch vụ chiếm
tới 10-20% chi phí sản xuất và mọi chi phí thương mại: thông tin liên lạc, vận
tải, tài chính và bảo hiểm thương mại và dịch vụ phân phối. Giá cả và chất
lượng dịch vụ vì thế đóng vai trò quan trọng quyết định chi phí của những mặt
hàng khác trong nền kinh tế. Dịch vụ có chất lượng kém làm trì hoãn sản xuất
và vận tải không cho phép các hãng tham gia vào mạng lưới kinh tế. Tác động
của chất lượng dịch vụ không chỉ là lợi ích thu được một lần mà có ảnh hưởng
đến tốc độ tăng trưởng của quốc gia. Dịch vụ giá cao và chất lượng kém
không chỉ tác động đến hoạt động sản xuất hiện thời của các hãng mà còn
không khuyến khích các hãng trong và ngoài nước đầu tư trong tương lai so


13

khả năng sinh lời của đầu tư giảm sút. Không những thế, chất lượng dịch vụ
kém còn dẫn đến hệ quả giảm tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển của sản xuất, khoa học kỹ thuật, công nghệ thì
cũng xuất hiện ngày càng nhiều hoạt động kinh doanh mới, các dịch vụ mới.
* Phân loại dịch vụ
- Căn cứ vào lĩnh vực dịch vụ
+ Dịch vụ có tính chất sản xuất (dịch vụ vật chất) bao gồm các dịch vụ
cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, và dịch vụ tiêu thụ sản
phẩm (đầu ra) và các loại dịch vụ vật chất khác như sửa chữa, ăn uống, thông
tin…
+ Dịch vụ không có tính chất sản xuất, bao gồm các dịch vụ về tư vấn,
đào tạo, y tế, thể dục thể thao, giải trí, luật sư,…
- Căn cứ vào đối tượng dịch vụ
+ Dịch vụ có tính chất xã hội (dịch vụ công), là loại dịch vụ đáp ứng
đời sống cộng đồng. Nguồn đầu tư chủ yếu cho loại dịch vụ này là phúc lợi
xã hội. Chủ thể thực hiện dịch vụ công là do công quyền hoặc do chính
quyền uỷ nhiệm thực hiện.
+ Dịch vụ có tính chất cá nhân, bao gồm các dịch vụ phục vụ cho đời
sống vật chất, văn hoá, thẩm mỹ,…của con người.
- Căn cứ trên giác độ tài chính
+ Dịch vụ phải trả tiền.
+ Dịch vụ không phải trả tiền: Do nhà nước chi trả thông qua quỹ
phúc lợi xã hội.
* Đặc điểm cơ bản của dịch vụ
Sản phẩm dịch vụ có những đặc điểm riêng biệt giúp ta có thể phân
biệt với các sản phẩm vật chất.


14
Thứ nhất, sản phẩm dịch vụ là sản phẩm vô hình, không hiện hữu,

sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể. Sản phẩm mà
dịch vụ tạo ra để phục vụ thì không thể xác định một cách cụ thể bằng các
tiêu chuẩn kỹ thuật. Cái mà khách hàng cảm nhận được từ sản phẩm dịch
vụ vụ lại chính là các phương tiện chuyển giao dịch vụ tới khách hàng. Do
vậy mà thái độ bên ngoài của các nhân viên tiếp xúc, của yếu tố bên ngoài
là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ.
Thứ hai, sản phẩm dịch vụ có tính không tách rời. Hay nói cách khác
là việc cung ứng sản phẩm và việc tiêu dùng sản phẩm diễn ra đồng thời.
Một sản phẩm dịch vụ được tạo ra cũng chính là lúc nó được tiêu dùng. Sản
phẩm dịch vụ không thể tách rời khỏi nguồn gốc của nó, cho dù là do con
người hay máy móc tạo ra dịch vụ. Từ đó đòi hỏi phải quan tâm bố trí sản
xuất hợp lý như việc đặt các địa điểm làm dịch vụ, mạng lưới dịch vụ lưu
động.
Thứ ba, sản phẩm dịch vụ không có dự trữ. Đây chính là hệ quả của đặc
điểm không tách rời. Do sản xuất và tiêu dùng diễn ra cùng một lúc nên sản
phẩm dịch vụ không có dự trữ, không thể cất trữ trong kho để làm phần đệm
điều chỉnh sự thay đổi nhu cầu thị trường trường như các sản phẩm vật chất
khác. Từ đó cần phải có kế hoạch dự trữ các phương tiện làm dịch vụ. Trong
thực tế, có những nhu cầu đối với nhiều loại dịch vụ rõ rệt, nếu không có kế
hoạch dữ trữ các phương tiện, hàng hoá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
của khách hàng và sẽ mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy trong nhiều trường hợp, hoạt động dịch vụ sau khi đã thực hiện thì
các yếu tố cấu thành sản phẩm dịch vụ không mất đi mà vẫn còn nguyên ven.
Nghĩa là quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ được lặp đi lặp lại nhiều lần như
một bản nhạc, một lượng thông tin tư vấn pháp luật… Nhưng yếu tố cấu
thành trên không phải là sản phẩm dự trữ của dịch vụ. Nó chỉ là tiềm năng tạo


15
nên dịch vụ, còn bản thân dịch vụ không có sản phẩm lưu kho. Người cung

cấp và các cơ sở cung cấp dịch vụ cần có kế hoạch giữ gìn, tôn tạo, nâng cao
chất lượng các yếu tố này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu
cầu khách hàng.
Thứ tư, chất lượng dịch vụ là rất khó đánh giá, vì nó chịu nhiều yếu tố
tác động như người bán, người mua và thời điểm mua bán dịch vụ. Trước hết
đó là sự tiếp xúc tương tác qua lại giữa người làm dịch vụ và người được phục
vụ, không loại trừ các phương tiện của hoạt động dịch vụ, những điều kiện và
sản phẩm theo và dịch vụ bổ sung khác. Song yếu tố tác động mạnh đến chất
lượng dịch vụ là quan hệ tiếp xúc, sự đáp ứng kịp thời những nhu cầu, yêu
cầu và lòng mong muốn của khách hàng đối với những dịch vụ. Bên cạnh đó,
bản thân chất lượng dịch vụ có tính ổn định không cao. Thêm vào đó, sự
chuyển dịch vụ nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ là chậm
chạp và khó khăn do thói quen về tâm lý và tín nhiệm của khách hàng đối với
một loại dịch vụ, một đối tượng cung ứng dịch vụ.
Đặc điểm này đòi hỏi ngành dịch vụ phải quan tâm đầu tư hiện đại hoá
cơ sở hạ tầng và hiện đại hoá các phương tiện là dịch vụ cũng như quan tâm
đào tạo nâng cao trình độ, rèn luyện ý thức, thái độ, tác phong của người làm
dịch vụ và biết tôn trọng chữ tín trong hoạt động dịch vụ. Mặt khác cần xoá
bỏ tình trạng độc quyền trong kinh doanh dịch vụ tạo môi trường kinh doanh
bình đẳng cho các thành phần kinh tế cạnh tranh trong hoạt động dịch vụ.
* Khái niệm về dịch vụ của WTO và Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ:
+ Quan niệm của WTO
Theo James Hodge trình bày trong cuốn “Sổ tay về Phát triển
thương mại và WTO” thì
Thuật ngữ “dịch vụ” hàm chứa rất nhiều ngành đóng vai trò quan trọng
trong giá trị sản lượng tuyệt đối và tạo công ăn việc làm ở hầu hết các nước. Nó


16
bao gồm cả “dịch vụ trung gian” (thông tin, vận tải, trung gian tài chính, điện và

khí ga, phân phối, xây dựng và dịch vụ thương mại) và “dịch vụ tiêu dùng cuối
cùng” (du lịch và đi lại, giải trí, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ về
môi trường). Khu vực dịch vụ mới chỉ được đưa vào chương trình nghị sự của
các cuộc đàm phán thương mại đa phương trong thời gian gần đây và được khởi
động từ Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) đạt được ở Vòng
đàm phán Uruguay. Dịch vụ cũng đã được đề cập nhiều hơn ở hàng loạt các
hiệp định khu vực như ở Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định Thương mại Tự
do Bắc Mỹ (NAFTA) và Thị trường chung các nước Nam bán cầu
(MERCOSUR). Lý do cho mối quan tâm này là khối lượng dịch vụ thương mại
tăng lên nhanh chóng do sự phát triển của công nghệ thông tin liên lạc, và khả
năng tiếp cận thị trường dễ dàng hơn rất nhiều bắt nguồn từ sự bãi bỏ bớt các
quy định liên quan đến các ngành phục vụ công cộng. Trong thập kỷ vừa qua,
tốc độ tăng trưởng của thương mại dịch vụ đã vượt xa tốc độ tăng trưởng của
thương mại hàng hoá công nghiệp. Hiện nay dịch vụ đã chiếm 1/4 tổng kim
ngạch thương mại giữa các quốc gia và hơn một nửa khối lượng giao dịch của
các chi nhánh công ty đa quốc gia trên (Hoekman và Mattoo 2000).
Thương mại dịch vụ giữa các nước: giao dịch hiện vật và điện tử giữa
các nước, ví dụ thông qua vận chuyển bằng đường biển hay hàng không và
giao dịch tài chính (phương thức 1).
Hiệp định chung về Thương mại trong lĩnh vực Dịch vụ (GATS) áp
dụng cho bốn phương thức trao đổi dịch vụ:
- Phương thức 1 (Thương mại dịch vụ giữa các nước): cung ứng qua biên
giới nhưng không đòi hỏi sự di chuyển về mặt địa lý của người cung
ứng hoặc sử dụng
- Phương thức 2 (Tiêu dùng ở nước ngoài): người sử dụng di chuyển
sang nước của người cung ứng.


17
- Phương thức 3 (Hiện diện thương mại): các dịch vụ được các đơn vị

nước ngoài đã thiết lập sự hiện diện thương mại tại một nước thành
viên bán trong lãnh thổ của nước đó.
- Phương thức 4 (Hiện diện của thể nhân): việc cung ứng dịch vụ đòi hỏi
sự di chuyển tạm thời của con người.
Theo điều XXVIII Định nghĩa của Hiệp định về thương mại dịch
vụ của WTO thì
Khoản (b), “cung cấp một dịch vụ” bao gồm việc sản xuất, phân phối,
marketing, bán hoặc giao một dịch vụ.
Khoản (c), “biện pháp của các thành viên tác động đến thương mại dịch
vụ ”bao gồm các biện pháp về:
(i) Việc mua, thanh toán hay sử dụng một dịch vụ;
(ii) Sự tiếp cận hay sử dụng các dịch vụ gắn liền với việc cung cấp
dịch vụ, các dịch vụ được các thành việc đó yêu cầu phải đưa ra
phục vụ công chúng một cách phổ biến;
(iii) Sự hiện diện, bao gồm cả hiện diện thương mại, của những người
thuộc một Thành viên để cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một
thành viên khác;
Khoản (e), “Lĩnh vực” dịch vụ là:
(i) Một hoặc nhiều hoặc tất cả hoặc tiểu lĩnh vực của lĩnh vực
dịch vụ đó, khi nói đến một cam kết cụ thể được liệt kê tại
Danh mục cam kết của một thành viên;
(ii) Toàn bộ lĩnh vực dịch vụ đó, kể cả tất cả các tiểu lĩnh vực,
trong những trường hợp khác.
Khoản (f), “dịch vụ của một Thành viên khác” là dịch vụ được cung
cấp:


18
(i) Từ hoặc trên lãnh thổ của một Thành viên khác, hoặc trong
trường hợp dịch vụ vận tải biển, do một con tàu được đăng ký

theo luật pháp của Thành viên khác đó, hoặc do một người thuộc
Thành viên đó cung cấp dịch vụ thông qua hoạt động của một
con tàu và / hoặc sử dụng toàn bộ hay một phần con tàu đó; hoặc
(ii) Của một người cung cấp dịch vụ thuộc thành viên khác, trong
trường hợp việc cung cấp dịch vụ đó thông qua sự hiện diện
thương mại hoặc sự hiện diện thể nhân thọ;
Khoản (g), “người cung cấp dịch vụ ”là bất kỳ người nào thực hiện
cung cấp một dịch vụ’
Khoản (i), “người tiêu dùng dịch vụ” là bất kỳ người nào nhận hoặc sử
dụng một dịch vụ;
Theo Phụ lục 1B về thương mại dịch vụ của WTO thì “dịch vụ” bao
gồm bất kỳ dịch vụ nào trong bất kỳ lĩnh vực nào, ngoại trừ dịch vụ được
cung cấp trong thi hành thẩm quyền của chính phủ.
“Thương mại dịch vụ” được định nghĩa là sự cung cấp dịch vụ:
(a) Từ lãnh thổ của một Thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một Thành
viên nào khác ;
(b) Trên lãnh thổ của một Thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất
kỳ thành viên nào khác;
(c) Bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên, thông qua sự
hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác;
(d) Bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên thông qua sự hiện
diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác;
+ Hiệp định thương mại Việt Mỹ


19
Hiệp định song phương Việt Nam- Hoa Kỳ đã viện dẫn và quy định về
thương mại dịch vụ theo những quy định của Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ (GATS) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
* Khái niệm về dịch vụ theo quan điểm Việt Nam:

- Theo Luật thương mại của Việt Nam năm 2005
Luật thương mại Việt Nam 2005 không đưa ra khái niệm dịch vụ mà đưa
ra khái niệm cung ứng dịch vụ. Cụ thể:
“Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi
là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và
nhận được thanh toán, bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có
nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thoả
thuận ”
Như vậy theo luật thương mại thì mọi hoạt động cung ứng dịch vụ đều
được trả công ty hoặc phí dịch vụ, nếu không có sự thanh toán đó thì không
được gọi là dịch vụ. Luật thương mại 2005 cũng qui định các loại dịch vụ mà
thương nhân được phép cung ứng và các loại dịch vụ mà thương nhân được
phép sử dụng những dịch vụ sau:
a) dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;
b) dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ
Việt Nam;
c) dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài;
d) dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ
nước ngoài;
- Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì
Dịch vụ (kinh tế) là những hành động phục vụ nhằm thỏa mãn những
nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Tùy trường hợp, dịch vụ bao gồm:
một công việc ít nhiều chuyên môn hóa, việc sử dụng hẳn hay tạm thời một

×