Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

tiểu luận thảo luận các phương pháp hữu hiệu mà một doanh nghiệp có thể tiến hành tuyển dụng tại các trường cao đẳng đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.62 KB, 7 trang )

Trang 1

Trường Đại Học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh

o
o
o


MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC


Thảo luận các phương pháp hữu hiệu mà một doanh nghiệp có
thể tiến hành tuyển dụng tại các trường cao đẳng/ đại học.


GVHD :Trần Hà Triệu Bình
Nhóm 1 :
1. Nguyễn Thị Quốc Hoa (NT)
2. Nguyễn Thị Hồng Thắm
3. Ký Thái Hằng
4. Bùi Ngọc Sang
5. Bùi Thị Thư









Trang 2

Sinh viên - nguồn nhân lực chính yếu cho cho doanh nghiệp. Nếu khi ra trường các
em sinh viên có nhiều kỹ năng, hiểu rõ việc m ình cần phải làm và có thể làm; Hiểu được văn
hóa doanh nghiệp, cách thức vận hành trong một DN . . . . thì cơ hội việc làm sẽ đến với các
em rất nhanh, các em có thể hòa nhập và thích ứng với môi trường DN với thời gian ngắn
nhất - DN cũng có được đội ngũ nhân viên tốt nhất, đáp ứng ngay yêu cầu công việc.

Hiện nay nh iều nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm mới tuyển
dụng, nh ưng điều này khôn g có nghĩa là tất cả. Vì cũng có rất nhiều côn g ty tuyển dụng nhân
viên chưa có kinh nghiệm. Đối với sinh viên mới ra trường, khi xem xét tuyển dụng, nhà
tuyển dụng đã biết rằng các ứng viên này không có nhiều kinh nghiệm nên các tiêu chí tuyển
chọn sẽ là :
Đầu tiên Nhà tuyển dụng nên :
 Bộ phận nhân sự lên kế họach tiếp cận sinh viên, tổ chức các buổi giao lưu,
hội thảo, các chươn g trình giới thiệu công ty cũng như các vị trí tuyển dụng để
tập trung các bạn sinh viên ham hiểu biết, thích cọ xát với tình huống thực tế.

Trang 3

 Đăn g tin tuyển dụng tại bản tin,website của trường (cung cấp cá c thông tin về
công ty ,xây dựng các bản mô tả công việc rõ ràng. Các bản mô tả công việc
phải có những nhiệm vụ đặt ra cho từng vị trí, kỹ năng chuyên môn mà ứng
viên phải có, cá tính, phẩm chất quan trọng ứng viên cần có để hoàn thành
nhiệm vụ và những kinh nghiệm riêng có của một ứng viên so với các ứng
viên khác, yêu cầu cụ thể cho từng vị trí,những kỹ năng cần thiết ,cơ hội và
môi trường làm việc ở côn g ty ….),liên kết với nhà trườn g, tổ chức hội thảo
và tiến hành các bước tuyển dụng trực tiếp tại trường .

 Nhận thực tập sinh viên, sau thời gian thực tập sẽ giữ lại những sinh viên phù

hợp với từng vị trí công việc.

Sau đó sẽ áp dụng các phương ph áp tuyển dụng sau đây :có ba ph ương pháp tuyển
chọn nhân sự được các chuyên gia sử dụng thường xuyên là :
Nghiên cứu, kiểm tra nền tảng học vấn, kinh nghiệm và các lời/thư giới thiệu; Cho
làm bài kiểm tra, sát hạch; Phỏng vấn.
Trong phương pháp phỏng vấn lại có hai phương pháp khác nhau là phỏng vấn bằng
các câu hỏi tùy ý (còn gọi là phỏn g vấn gián tiếp) và phỏng vấn dựa trên cấu trúc hệ thống
câu hỏi (còn gọi là phỏng vấn trực tiếp).
1. Nghiên cứu, kiểm tra nền tảng học vấn, kinh nghiệm và các lời giới thiệu:
Việc nghiên cứu, kiểm tra này thườn g được áp dụng bao quát từ kiến thức, bằng cấp,
kinh nghiệm, cũng như kiểm tra độ chính xác của các lời giới thiệu, sơ yếu lý lịch của ứng
viên.
Ngành học của ứng viên đã học có ph ù hợp với yêu cầu côn g việc hay không , thành
tích học tập, các kinh nghiệm khác ngoài việc
học, các kỹ năng giao tiếp, vi tính, khả năng giải
quyết vấn đề, ngoại hình, tác phong, mức độ
trưởng thành chín chắn trong suy nghĩ và nhìn
nhận về thực tiễn xã hội như thế nào. Ngoài ra,
họ cũng thường xem xét mức độ quan tâm, hiểu
biết về nghiệp vụ ngành nghề liên quan tới công
Tra ng
4

ty của họ, sự yêu thích đối với công việc ứng tuyển, cùng các đức tính như siêng năng, không
ngại khó, trung thực, sáng tạo và hoạt bát trong giao tiếp.

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn cần có được trang bị trong trường đại học, các
sinh viên mới tốt nghiệp thường khó kiếm việc làm vì thiếu đi các kỹ năng trong công việc.
Có rất nhiều nhóm kỹ năng mà một người lao động tri thức cần có. Tuy nhiên đâu là các kỹ

năng chính mà các nhà t uyển dụng Việt Nam đang yêu cầu đối với nhóm ứng viên mới tốt
nghiệp đại học?Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi nê u trên.

C ó 3 nhóm chính:

- Nhóm 1 là nhóm các kỹ năng cơ bản.
- Nhóm 2 là nhóm giá trị gia tăng.
- Nhóm 3 là nhóm dành cho nhà lãnh đạo tương lai.







Hình 1: Mô hình các kỹ năng cần có đối với sinh
viên mới tốt nghiệp

Hình 1 mô phỏng mối liên hệ giữa 3
nhóm kỹ năng phân tích ở trên.Ba vòng tròn đồng
tâm thể hiện ba nhóm kỹ năng.
Trang 5

Vòng tròn trong cùng thể hiện nhóm kỹ năng cơ bản, hai vòn g tròn kế tiếp lần lượt thể
hiện nhóm giá trị gia tăng và nhóm dành cho nhà lãnh đạo tương lai.Việc mô hình hóa bằng
các vòng tròn thể hiện tính hướng tâm của ba nhóm kỹ năng này.Nghĩa là việc phân nhóm
của các kỹ năng không bất biến mà sẽ luôn chuyển động.


2. Cho làm bài kiểm tra, sát hạch:

Các bài kiểm tra được phân thành bốn loại để đánh giá khả năng nhận thức, sức khỏe,
tính cách, sở thích, hoặc thành tựu của ứng viên:
- Kiểm tra khả năng nhận thức: bao
gồm các bài kiểm tra tổng quát về mức độ
thông minh, thái độ ứng xử theo tình huống,
khả năng lý luận, trí nhớ và khả năng tính toán,
sắp xếp. Nếu công việc đòi hỏi khả năng tư
duy sắc bén, ví dụ chuyên viên tư vấn quản lý,
thì loại hình kiểm tra này giúp đánh giá khá
chính xác khả năng làm việc trong tương lai
của ứng viên.
- Kiểm tra sức khỏe : bao gồm kiểm tra sức mạnh cơ bắp, độ dẻo dai, tim mạch, khả
năng giữ thăng bằng, khả năng phối hợp, phản xạ, sự khéo léo … Đây là các nội dung k iểm
tra khi tuyển công an, nhân viên cứu hỏa, thủy thủ…
- Kiểm tra thành tựu : để biết ứng viên đã học hỏi, thu thập được những gì từ trường
học hoặc công việc. Các chứng nhận, bằng cấp, đánh giá, giấy khen từ một tổ chức uy tín nào
đó là bằng chứng tốt nhất.
- Kiểm tra tính cách và sở thích : bao gồm thái độ, động cơ, sự tận tâm, ngay thẳng, khả
năng hòa nhập, thích ứng, thường dành cho các v ị trí quản lý. Các bài kiểm tra này được xây
dựng dựa trên giả thiết là mọi người đều trả lời thành thật. Có thể các ứng viên biết nhà tuyển
dụn g mong đợi câu trả lời nào và trả lời cho phù hợp ý nhà tuyển dụng, nhưng về lâu về dài,
việc này sẽ gây khó khăn cho họ khi được nhận vào làm một công việc không phù hợp với
tính cách cũng như sở thích của họ.
Còn một số cách kiểm tra nữa vẫn được m ột số công ty áp dụng, tuy hiệu quả khá mơ
hồ. Đó là đánh giá thôn g qua chữ viết, cách ph ục trang, dùng máy đánh giá
3. Phỏng vấn :
Phỏng vấn là phương pháp giúp nhà tuyển dụng quyết định họ và ứng viên có “tương
thích” với nhau về công việc, nhu cầu, và khả năng đáp ứng không, thông qua hình thức hỏi
đáp để trao đổi thông tin. Đây là cách lựa chọn, sàng lọc ứng viên được nhiều công ty áp
dụn g nhất trong tuyển dụng. Có hai phương pháp phỏng vấn:

Trang 6

Phỏng vấn bằng các câu hỏi t ùy ý, không được xây dựng theo hệ thống chuẩn mực
nào. Nhà phỏng vấn có thể đặt ra bất kỳ câu hỏi nào chợt nảy ra trong đầu. Về hình thức,
phỏng vấn gián tiếp giống như một cuộc trò chuyện ngẫu hứng. Vì vậy, cách phỏng vấn này
không giúp nhà tuyển dụng dự đoán được khả năng làm việc trong tương lai của ứng viên.
Phỏng vấn dựa trên cấu trúc hệ thống câu hỏi, được thực hiện theo hệ thống câu hỏi
đã xây dựng sẵn, chủ yếu xoay quanh các vấn đề liên quan đến công việc để đánh giá xem
ứng viên có phù hợp với v ị trí tuyển dụng hay khôn g. Thông thường, các câu trả lời của ứng
viên sẽ được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là mức độ phù hợp nhất với yêu
cầu.
Theo các chuyên gia, có thể chia nhỏ phỏng vấn trực tiếp thành bốn nhóm khác nhau:
3.1Phỏng vấn dựa trên tình huống: Ứng viên được hỏi về
cách ứng xử trong một tình huống khó khăn có liên quan đến
công việc.
Ví dụ : ứng viên cho vị trí quản lý cấp trung phải cho
biết mình sẽ xử lý thế nào nếu có một nhân viên thuộc cấp đi
làm trễ trong ba ngày liên tiếp.

3.2Phỏng vấn đo lường hành vi: Ứng viên được hỏi về cách xử sự trong một tình huống
thực tế.
Ví dụ : ứng viên cho vị trí trực tổng đài có thể phải trình bày cách trả lời khi một
khách hàng rất tức giận gọi đến. Cách phỏng vấn này dựa trên logic là hành vi làm việc trong
quá khứ để được cách xử sự trong tương lai.
3.3 Phỏng vấn bằng các câu hỏi duy lý: Ứng viên được hỏi một loạt các câu hỏi có liên
quan tới côn g việc, nhưng không liên quan đến công ty hay vị trí đang ứng tuyển, v í dụ thích
môn nào nhất hồi đi học?
3.4Phỏng vấn tạo áp lực: Nhà phỏng vấn cố tình
đưa ứng viên vào tình thế khó chịu bằng hàng loạt
câu hỏi soi mói, thô lỗ hoặc vô duyên. Ý tưởng là

thông qua tình huống này để xác định xem ứng
viên có làm chủ được cảm xúc, biết giải tỏa áp lực
hay không.
Ví dụ: nhà phỏng vấn tới tấp tấn công ứng
viên bằng các câu hỏi về công việc cũ, công ty cũ,
đồng nghiệp cũ, điều kiện làm việc, lương bổng,
nguyên nhân rời bỏ chỗ làm cũ… Cách phỏng vấn này khá r ủi ro vì ứng viên có thể phản
kháng lại ho ặc cho kết quả sai.
Trang 7

Nhìn chung, mỗi phương pháp tuyển chọn có ưu điểm và hạn chế riêng, t ùy vào vị trí
và công việc tuyển dụng mà các nhà phỏng vấn thông minh sẽ kết hợp để đạt hiệu quả tốt
nhất.









×