KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
_______________________________________________
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG KHAI
KẾT QUẢ KIỂM TOÁN VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: HÀ NGỌC SON
7572
25/11/2009
Hà Nội, năm 2008
2
Bảng kê từ viết tắt
BCHTW : Ban chấp hành Trung ơng
BCTC : Báo cáo Tài chính
CMKT : Chuẩn mực kiểm toán
CMKT : Chuẩn mực kế toán
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nớc
ĐTKT : Đối tợng kiểm toán
ĐTXDCB : Đầu t xây dựng cơ bản
KQKT : Kết quả kiểm toán
KSNB : Kiểm soát nội bộ
KTĐL : Kiểm toán độc lập
KTCN : Kiểm toán chuyên ngành
KTKV : Kiểm toán khu vực
KTNB : Kiểm toán nội bộ
KTNN : Kiểm toán Nhà nớc
KTNSNN : Kiểm toán Ngân sách Nhà nớc
KTV : Kiểm toán viên
KTVNN : Kiểm toán viên Nhà nớc
LĐLĐ : Liên đoàn Lao động
NSĐF : Ngân sách địa phơng
NSNN : Ngân sách Nhà nớc
NSTW : Ngân sách Trung ơng
QH : Quốc hội
UBTVQH : Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội
3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CÔNG KHAI KẾT QUẢ
KIỂM TOÁN VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN CỦA
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1.1. Công khai kết quả kiểm toán đòi hỏi tất yếu khách quan
trong điều kiện công khai hoá, minh bạch hoá tài chính ngân
sách trong tiến trình đổi mới, hội nhập.
8
1.1.1. Công khai hoá tài chính ngân sách và vai trò của nó trong
tiến trình đổi mới và hội nhập
8
1.1.2. Công khai hoá và minh bạch hoá là xu thế gắn liền với quá
trình dân chủ hoá và cải cách hành chính ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
13
1.1.3. Vấn đề công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện
kiến ngh
ị của KTNN
1.2. Minh bạch hoá tài chính ở Việt Nam với quá trình hoàn
thiện tổ chức, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
1.2.1. Những vấn đề cơ bản của minh bạch tài chính ở Việt Nam
thời kỳ hiện tại
1.2.2. Vai trò của Kiểm toán Nhà nước
1.2.3 Tác dụng và hiệu lực của việc công khai kết quả kiểm toán,
kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán c
ủa KTNN
17
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG KHAI KẾT QUẢ KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM VÀ NHIỀU
KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰCVÀ THẾ GIỚI
2.1. Quan điểm của Đảng cộng sản VN và các chế định pháp luật
để thực hiện công khai kết quả kiểm toán và các kiến nghị
kiểm toán của kiểm toán Nhà nước hiện hành ở Việt Nam.
25
2.1.1. Một số vấn đề trong nền kinh tế thị trường.
25
20
20
23
4
2.1.2. Những tư tưởng quan điểm của Đảng CSVN và cơ sở pháp
lý để công khai kết quả kiểm toán ở Việt Nam.
26
2.2. Tình hình và kết quả thực hiện công khai kết quả kiểm toán
và các kiến nghị kiểm toán của KTNN trong 10 năm qua ở
Việt Nam.
29
2.2.1. Những mặt đã làm được 29
2.2.2. Những mặt chưa làm được
41
2.3. Thực trạng chất lượng các cuộc kiểm toán, chất lượng các
kiến nghị thực hiện kiểm toán, cơ sở của việc thực hiện công
khai hoá kết quả kiểm toán, những vấn đề đặt ra.
42
2.3.1. Thực trạng chất lượng các cuộc kiểm toán, chất lượng các
kiến nghị thực hiện kiểm toán
42
2.3.2 Nguyên nhân của thực trạng trên là do: 44
2.3.3 Cơ sở của việc công khai hoá kết quả kiểm toán và những
vấn đề đặt ra.
46
2.4. M
ột số bài học kinh nghiệm và cơ chế để tiến hành công khai
kết quả kiểm toán và thực hiện các kiến nghị kiểm toán ở
một số nước
47
2.4.1 Hiến pháp các nước đã qui định rõ về vai trò vị trí của cơ
quan Kiểm toán Nhà nước cũng như việc công khai kết
quả kiểm toán cho dân biết.
48
2.4.2. Cách thức tiến hành công khai kết quả kiểm toán của
KTNN ở một số n
ước
49
2.4.3 Những bài học rút ra để Việt Nam thực hiện.
51
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG KHAI KẾT QUẢ KIỂM TOÁN VÀ KẾT
QUẢ THỰC HIỆN CÁC KIẾN NGHỊ KT CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
3.1 Những quan điểm của Đảng và chủ trương của Nhà nước, cơ
sở hình thành các nguyên tắc công khai hoá
52
5
3.1.1. Những tư tưởng cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam 52
3.1.2. Những đường lối, chính sách của Nhà nước
53
3.2. Những quan điểm, nguyên tắc định hướng đối với quá trình
công khai kết quả kiểm toán
54
3.3. Nội dung, phạm vi, mức độ công khai kết quả kiểm toán
trong thời gian hiện nay.
55
3.3.1. Nội dụng công khai 55
3.3.2. Phạm vi công khai: Phạm vi công khai bao gồm 55
3.3.3. Phương thức công khai 56
3.4. Những giải pháp nhằm từng bước thực hiện công khai kết
quả kiểm toán:
58
3.4.1. Tạo lập môi trường pháp lý cho KTNN trong việc thực
hiện công khai hoá k
ết quả kiểm toán và kết quả thực hiện
kết luận và kiến nghị kiểm toán.
58
3.4.2- Nâng cao chất lượng kiểm toán, đảm bảo đưa ra các kết
luận, kinh nghiệm chuẩn xác là cơ sở quyết định, hiệu lực
kiểm toán và công khai kết quả kiểm toán
59
3.4.3- Nâng cao bản lãnh và đạo đức nghề nghiệp, năng lực
chuyên môn của đội ngũ kiểm toán viên (công chức kiểm
toán)
60
3.4.4- T
ăng cường soát xét chất lượng kiểm toán 61
3.4.5- Xây dựng qui chế, qui trình công khai kết quả kiểm toán 63
3.5- Điều kiện để thực thi các giải pháp
5
Kết luận:
Danh mục tài liệu tham khảo
65
66
67
6
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
CÔNG KHAI KẾT QUẢ KIỂM TOÁN VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:
Việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính Ngân sách
là vấn đề được đặt ra với mọi quốc gia. Mỗi quốc gia phải sử dụng
nhiều công vụ khác nhau để kiểm tra, kiểm soát, trong đó có Kiểm toán
Nhà nước đóng vai trò quan trọng. Điều đó cũng có ý nghĩa khi chúng
ra đang thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính công của
Chính phủ trong giai đoạn 2001-2010.
Để khẳng định vai trò, vị trí và hiệu lực hoạt động của cơ quan
Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
đối với tài chính ngân sách và các công quỹ quốc gia trong quá trình
thực hiện dân chủ hoá và cải cách hành chính nhà nước, việc nghiên
cứu về nhận thức, định hướng và phương thức công khai kết quả kiểm
toán là rất quan trọng.
Với lý do trên, nghiên cứu đề tài “Định hướng và giải pháp công
khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện các kiến nghị kiểm toán
của Kiểm toán Nhà nước” là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết đối với Kiểm
toán Nhà nước trong năm 2005 và những năm tiếp theo.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Làm rõ sự cần thiết phải xây dựng định hướng và các giải pháp
công khai kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trong cơ
chế
quản lý tài chính hiện nay và sau khi Luật Kiểm toán Nhà nước được
Quốc hội thông qua và có hiệu lực.
Đề xuất lộ trình, điều kiện để thực hiện định hướng và giải pháp
công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện các kiến nghị kiểm
toán của Kiểm toán nhằm thực hiện quá trình dân chủ hoá trong quá
trình cải cách hành chính nhà nước ở nước ta.
7
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu về nhận
thức, định hướng và những giải pháp công khai hoá, minh bạch hoá
tình hình tài chính ngân sách đã được Kiểm toán Nhà nước thực hiện
kiểm toán và lộ trình tiến hành công khai hoá.
Nghiên cứu các phương thức tổ chức thực hiện có thể áp dụng
trong công khai hoá kết quả kiểm toán và thực hiện các kiến nghị kiểm
toán của Kiểm toán Nhà nước như là những giải pháp thực hiện Luật
ngân sách nhà nước, Luật kế toán và Luật Kiểm toán trong tiến trình
cải cách hành chính nhà nước.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và phương
pháp luận, cũng như thực tiễn việc đưa ra các giải pháp và lộ trình để
thực hiện công khai hoá kết quả kiểm toán và thực hiện các kiến nghị
kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trong quá trình cải cách hành
chính nhà nước trong tiến trình hội nhập.
Đề tài không nghiên cứu vấn đề công khai hoá nói chung và cũng
không đề cập đến các hoạt động của các phân hệ kiểm toán nội bộ và
kiểm toán độc lập.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. Trong đó,
có phương pháp lôgic, phương pháp tổng hợp, phân tích; khái quát
hoá, khảo sát kinh nghiệm thực tiễn mà Kiểm toán Nhà nước đã thực
hiện trong 10 năm qua và tham khảo kinh nghiệm của Kiểm toán Nhà
nước một số nước trong khu vực và thế giới.
6. Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận công khai kết quả
kiểm toán à kết quả thực hiện kiến nghị của kiểm toán Nhà nước.
Chương 2: Thực trạng công khai kết quả kiểm toán ở Việt Nam
và những kinh nghiệm từ các nước trong khu vực và thế giới
Chương 3: Định hướng và giải pháp công khai kết quả kiểm toán
và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của kiểm toán nhà nước.
8
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
LUẬN CÔNG KHAI KẾT QUẢ KIỂM TOÁN VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN
VIÊN NHÀ NƯỚC
1.1. Công khai kết quả kiểm toán là đòi hỏi tất yếu khách
quan trong điều kiện công khai hoá, minh bạch hoá tài chính ngân
sách trong tiến trình đổi mới, hội nhập
1.1.1. Công khai hoá tài chính ngân sách và vai trò của nó trong
tiến trình đổi mới và hội nhập
1.1.1.1. Khái niệm công khai tài chính
Theo từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học nhà xuất bản
Đà Nẵng 1992 và năm 1997 thì “Công khai là không giữ kín mà để cho
mọi người đều có thể biết: Phiên toà công khai, công khai phê bình trên
báo chí, ra công khai, công khai hoá bằng biến cái giữ kín, bí mật thành
công khai” (trang 218).
Theo Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành quy chế công khai tài chính thì “Công khai
tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công
chức nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện
quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng các khoản đóng
góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn
kịp thời các hành vi vi phạp chế độ quản lý tài chính; bảo đảm sử dụng
có hiệu quả ngân sách của nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng
phí”.
Như vậy, những nội hàm đặc trưng cho bản chất của khái niệm
công khai tài chính bao gồm:
-
Làm cho công chúng và mọi tổ chức quan tâm biết được đầy đủ
các thông tin về tài chính, về ngân sách quốc gia;
- Nội dung công khai là quá trình huy động (hình thành), sự phân
bổ, quá trình sử dụng, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước;
9
- Mục tiêu công khai là nhằm thu hút sự đóng góp của nhân dân,
thực thi quyền làm chủ của nhân dân, phát hiện và ngăn chặn kịp thời
mọi vi phạm, hướng quá trình sử dụng ngân sách nhà nước vào hiệu
quả và chất lượng.
- Phương thức công khai tuỳ thuộc vào phạm vi công khai và đối
tượng được hưởng công khai theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào sự phân tích này, có thể nêu khái quát về khái niệm
công khai tài chính như sau:
Công khai tài chính là nhằm cung cấp những thông tin về quá trình
hình thành, sự phân bổ, sử dụng và hiệu quả từ dạng ngân sách, tài sản
nhà nước theo những phương thức phù hợp cho những đối tượng được
hưởng sự công khai, theo quy định của pháp luật nhằm mục đích minh
bạch hoá các quan hệ tài chính, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân
và quản lý, kiểm tra của nhà nước.
1.1.1.2. Nguyên tắc công khai tài chính
Theo Chính phủ CHXHCN Việt Nam tại Quyết định số
192/2004/QĐ-TTg thì nguyên tắc công khai tài chính bao gồm:
1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính
phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận
thông tin qua những hình thức được pháp luật quy định:
2. Việc gửi các báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp,
báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ
chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các doanh nghiệ
p nhà nước và
các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân được các
cấp có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc thực hiện theo chế độ báo
cáo tài chính và kế toán hiện hành.
Theo tài liệu “Việt Nam tiến tới minh bạch tài chính” của Quỹ tiện
tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới (bản ấn hành năm 1999) thì quy tắc
minh bạch tài chính bao gồm:
1. Phân dịnh rõ vai trò và trách nhiệm của Chính phủ và những
khu vực khác, trách nhiệm trong nội bộ chính phủ, giữa các hoạt động
ngân sách, tiền tệ, doanh nghiệp nhà nước, giữa các cấp chính quyền
tạo cơ sở minh bạch cho các báo cáo tài chính và trách nhiệm của các
tổ chức.
10
2. Công bố rộng rãi thông tin, nhấn mạnh đến tính toàn diện, đến
việc Chính phủ phải cam kết xuất bản thông tin ngân sách theo lịch
trình đã được công bố sẵn.
3. Lập dự toán, chấp hành và báo cáo ngân sách công khai theo
chuẩn mực
4. Đảm bảo tính độc lập, tính trung thực và toàn diện, đảm bảo
chất lượng và sự tin cậy của các số liệu và các quá trình và đảm bảo sự
tuân thủ các quy tắc pháp lý và hành chính.
IMF và WB cũng lưu ý rằng: Cần tôn trọng sự đa dạng hoá giữa
các nước trong tiến trình tiến tới các quy ước công khai hoá, tức là tôn
trọng các đặc trưng pháp lý, lịch sử và văn hóa giữa các quốc gia, nhất
là đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi sang thị trường như Việt
Nam.
Xem nội dung các chế định và quy tắc công khai hoá tài chính, ta
thấy chúng rất gần gũi với yêu cầu, giải pháp đối với quá trình sử dụng
công cụ kiểm toán do KTNN thực hiện. Dựa vào các quy tắc này, căn
cứ chuẩn mực kiểm toán,… phục vụ trực tiếp của KTNN cho quá trình
công khai hoá, minh bạch hoá các thông tin về tài chính nhà nước.
1.1.1.3. Đối tượng công khai và phạm vi áp dụng công khai tài chính
ngân sách.
- Đối tượng công khai tài chính nhà nước gồm:
+ Các cấp ngân sách nhà nước (Trung ương, địa phương, xã
phường)
+ Các đơn vị dự toán ngân sách (cấp I, cấp II và cấp III)
+ Các tổ chức được NSNN hỗ trợ toàn bộ hay một phần kinh phí
(tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp,
các đơn vị sự nghiệp công, bán công…)
+ Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN
+ Các doanh nghiệp nhà nước
+ Các quỹ có nguồn gốc từ NSNN
+ Các quỹ có nguồn gốc từ đóng góp của dân cư so cấp có thẩm
quyền cho phép thành lập theo quy định của pháp luật.
11
- Các đối tượng không công khai:
Các thông tin tài liệu, số liệu bí mật nhà nước quy định tại pháp
lệnh bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 và Quyết
định số 23/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí
mật ở độ tuyệt mật và tối mật trong ngành tài chính và các doanh mục
tài liệu khai thác không công khai theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ và Bộ Công an.
Những nội dung này trực tiếp liên quan đến bí mật quốc gia nên
không thể thông tin rộng rãi.
1.1.1.4. Hình thức công khai tài chính
Trong điều kiện bùng nổ thông tin, xã hội đang dần chuyển thành
xã hội thông tin, rõ ràng đã xuất hiện cùng một lúc nhiều hình thức
công khai hoá, nhằm thoả mãn nhu cầu của các “công dân số” và các
nhu cầu của nhiều đối tượng, pháp luật Việt Nam cũng đã thừa nhận và
cho phép công khai hoá tài chính theo các hình thức sau:
1. Công bố thông tin tài chính qua các kỳ họp thường niên, thường
kỳ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị từ trung ương đến địa phương;
2. Niêm yết công khai các văn bản, tài liệu về tài chính tại trụ sở
làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, thời gian niêm yết ít nhất phải là
90 ngày;
3. Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân có liên quan;
4. Đưa lên các trang thông tin điện tử;
5. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp
chí, đài phát thanh, đài truyền thanh, đài truyền hình);
6. Tổ chức tiếp công dân, thông qua các c
ơ quan, tổ chức tư vấn
hợp pháp để tiếp nhận yêu cầu và tổ chức trả lời, giải đáp các vấn đề về
thông tin liên quan đến công khai tài chính.
1.1.2. Công khai hoá và minh bạch hoá là xu thế gắn liền với
quá trình dân chủ hoá và cải cách hành chính ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
12
1.1.2.1. Công khai hoá và minh bạch hoá là xu thế tất yếu gắn liền
với quá trình dân chủ hoá của nhà nước pháp quyền XHCN chống tệ
tham nhũng, lãng phí.
Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: Toàn Đảng, toàn
bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội phải có quyết tâm chính trị cao, đấu
tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí; yêu cầu thời gian tới
Đảng, Nhà nước phải thi hành một cách kiên quyết và đồng bộ các biện
pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí bao gồm:
Một là, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, quy định về quản lý kinh
tế, tài chính, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, các quỹ do nhân
dân đóng góp và do nước ngoài viện trợ, về thanh tra, kiểm tra, kiểm
kê, kiểm soát.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế giám sát của
nhân dân thông qua các cơ quan đại diện trực tiếp và gián tiếp đối với
đảng viên, công chức, cơ quan, đơn vị.
- Đảm bảo công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính
trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công cộng và
doanh nghiệp nhà nước.
- Tiếp tục đổi mới chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức.
Hai là, khẩn trương và nghiêm chỉnh thực hiện đồng bộ Luật
phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Bổ sung, hoàn thiện Luật Khiếu nại, tố cáo.
Ba là, xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai người tham nhũng, bất
kể chức vụ nào, đương chức hay là nghỉ hưu, tịch thu, sung công tài sản
có nguồn gốc tham nhũng.
Bốn là, hoàn thiện cơ chế dân chủ.
(Tài liệu hỏi đáp về NQ Đại hội X của Đảng)
NXB Chính trị quốc gia – 2006 – Trang 82, 83)
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã coi công khai và minh bạch hóa
là công cụ của cải cách nền hành chính, công cụ phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, hướng vào quá trình dân chủ hóa, góp phần xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.
13
Trong quá trình cải cách nền hành chính mà mục tiêu cơ bản là làm
cho bộ máy hành pháp thực sự là của dân, là công cụ để thực thi quyền
lực của dân. Quá trình đó cũng là quá trình thanh lọc các cơ cấu phù
phiếm, vô tác dụng, hoặc kém hiệu quả, trong cơ cấu bộ máy, là quá
trình mà người dân có quyền kiểm tra, kiểm soát hành vi, cách làm
việc, đạo đức của công chức, của các cơ quan tổ chức có trách nhiệm
cung cấp dịch vụ công.
Muốn cho dân thực sự làm chủ, thì phải cho dân biết thông tin một
cách đầy đủ, chân thực, trước hết là các thông tin liên quan đến sự hình
thành, quá trình phân bổ, sử dụng và hiệu quả sử dụng các nguồn lực
tài chính công (do dân làm ra và do dân đóng góp).
Công khai hóa kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kiến nghị,
kết luận của KTNN là cách tốt nhất để cung cấp cho dân nguồn thông
tin đã qua kiểm chứng và xác nhận, để dân cho ý kiến và góp phần xử
lý những sai sót, gian lận, tham nhũng.
1.1.2.2. Những tiền đề và điều kiện thực hiện công khai hóa và
minh bạch hóa tài chính.
Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân,
vì dân là quá trình lâu dài, gian khổ và không kém phần quyết liệt. Đó
là quá trình mà nền dân chủ XHCN được thiết lập, nhân dân được tôn
trọng và dần dần phát huy vai trò quản lý đất nước, vai trò kiểm tra,
kiểm soát và giám sát mọi hoạt động kinh tế xã hội thông qua nhà
nước, quan hệ chính trị. Đó là quá trình hình thành những điều kiện,
những tiền đề khách quan để đòi hỏi và thực thi sự công khai, minh
bạch.
Những tiền đề khách quan cần thiết để thực hiện công khai minh
bạch hóa tài chính bao gồm nhiều yếu tố, song quan trọng và cơ bản
nhất là:
1. Phải có một nền tảng pháp lý đủ mạnh, toàn diện. Đây là tiền đề
quan trọng hàng đầu. Có lẽ từ hiến pháp, các đạo luật (như Luật NSNN,
Luật kế toán, Luật KTNN, Luật Tài chính, Luật Dân sự, Luật thương
mại….), các qui phạm pháp luật khác phải thống nhất nêu và quy định
rõ những nguyên tắc căn bản chi phối quá trình sản sinh các thông tin
tài chính, quá trình kiểm tra, kiểm toán, quy trình công bố các thông tin
này đều phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, hợp pháp, hợp lý và
14
hợp thủ tục để hướng tới việc cung cấp những thông tin đáng tin cậy
nhất cho người dùng tin.
2. Phải đảm bảo thiết lập và kiểm soát cho được một hệ thống kế
toán đáng tin cậy.
Kế toán là quá trình tập hợp, xử lý, kiểm tra và phân tích những
thông tin về tài chính trên cở sở một hệ thống các phương pháp đặc thù,
thông tin kế toán là bộ phận quan trọng hàng đầu của toàn bộ hệ thống
thông tin (do hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê và hạch toán kế
toán cung cấp) liên quan đến quá trình hình thành, phân phối, sử dụng
và hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động kinh tế, tài chính,
các hoạt động quản lý vận hành nền kinh tế xã hội. Do đó, nếu kế toán
không được thiết lập trên cơ sở khoa học và thực tiễn, không tuân thủ
pháp luật và chuẩn mực thì hệ thống thông tin đó là nhiễu loạn, không
đáng tin cậy. Điều đó tất yếu sẽ làm xấu đi môi trường hạch toán,
môi trường quản lý, tăng thêm rủi ro và thách thức cho công tác kiểm
toán và công khai các thông tin có liên quan.
Hoàn thiện hệ thống kế toán là cách tạo cơ sở căn bản nhất đảm
bảo cho các thông tin được kiểm chứng có chất lượng cao, chính xác và
đáng tin cậy. Điều đó đồng nghĩa với việc góp phần thúc đẩy quá trình
công khai, minh bạch hóa các thông tin.
3. Phải thiết lập một hệ thống kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.
- Trước hết, phải thiết lập từ các cơ sở một hệ thống kiểm soát
nội bộ thật chặt chẽ, hình thành một hệ thống đủ sức phát hiện, ngăn
ngừa, giảm thiểu tác động xấu của các rủi ro trong quá trình hoạt động
củ
a cơ quan, tổ chức, đơn vị, đặc biết là ở các đơn vị có liên quan trực
tiếp đến tiền của, tài sản công.
- Về phía các UBND, các hội đồng nhân dân, các Bộ, Ban, ngành,
đoàn thể cần thiết chế một hệ thống kiểm soát lớn mạnh, chuyên ngành.
Loại kiểm soát từ nhiều phía, nhiều tầng nấc và nhiều chiều sẽ giúp
phát hiện, răn đe, ngăn chặn mọi gian l
ận, tiêu cực, tham nhũng, giúp
hình thành môi trường trong sạch, lành mạnh trong các quan hệ tài
chính.
- Về phía quản lý vĩ mô, Quốc hội, chính phủ cần tăng cường
giám sát, kiểm tra, đẩy mạnh công tác thanh tra của Chính phủ. Hoàn
thiện công cụ kiểm toán, trước hết là KTNN, đảm bảo sự kiểm soát vĩ
15
mô có qui mô lớn, toàn diện, thường xuyên và hoạt động có hiệu quả,
hiệu lực.
Những việc làm trên là quá trình tạo lập một xã hội công bằng, văn
minh, dân chủ, làm theo pháp luật. Đó là môi sinh của sự công khai,
minh bạch, là nơi nuôi dưỡng những quan hệ tài chính trong sáng, lành
mạnh.
Chỉ có trên cơ sở đó, công khai, minh bạch hóa tài chính mới có
thể thực hiện được thuận lợi và đạt hiệu quả, hiệu lực cao.
4. Phải có một chiến lược và hệ thống thông tin rộng rãi và phù
hợp.
- Phải tuyên truyền cổ động cho công khai hóa, dân chủ hóa.
- Phải sẵn sàng công bố các thông tin đã được kiểm chứng và
pháp luật cho phép tạo dư luận xã hội mạnh mẽ biểu dương các điển
hình tốt và lên án, răn đe những hành vi lạm dụng, tham nhũng, vụ lợi,
lãng phí.
- Phải thiết lập một môi trường truyền thông tích cực có tính phê
phán rất mạnh mẽ, quyết liệt, phải đảm bảo sự khách quan trung thực
và tinh thần tự chịu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đưa tin.
- Phải xây dựng một cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông hiện
đại, nhanh nhạy, an toàn phục vụ cho công khai hóa.
Bốn điều kiện trên cùng các yếu tố khác, sẽ hội lại thành một môi
trường, một cơ sở có tính nền tảng cho công khai hóa, minh bạch hóa
tài chính.
1.1.3. Vấn đề công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện
kiến nghị của KTNN.
1.1.3.1. Công khai hóa gắn liền với việc thực hiện chức năng và
bản chất của kiểm toán.
Như chúng ta đã biết, kiểm toán vốn là sự phát triển tất yếu của
chức năng kiểm tra trong quản lý. Bản chất đó vốn là khách quan, song
còn bị chi phối bởi tính chất của nhà nước và bản chất của các giai tầng
thống trị nên nó có tính lịch sử.
Trong điều kiện nhà nước pháp quyền và trên nền tảng nền kinh tế
thị trường, yêu cầu công khai, minh bạch về thông tin tài chính trở
16
thành sự quan tâm thường trực của mọi chủ thể quản lý. Điều đó thúc
đẩy sự hình thành thị trường kiểm toán, thúc đẩy sự gia tăng những đòi
hỏi khe khắt về độ trung thực, khách quan đối với mọi thông tin được
công bố, đặc biệt là các thông tin về thực trạng tài chính của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các bản báo cáo minh
bạch của doanh nghiệp niêm yết là căn cứ để các nhà đầu tư chọn lựa
và ra quyết định.
Như vậy, trong điều kiện thị trường, việc công khai kết quả kiểm
toán đã đóng góp phần đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư và của công
chúng. Điều đó đồng nghĩa với việc hiện thực hóa các chức năng của
kiểm toán: Kiểm tra xác nhận và tư vấn, làm cho kiểm toán thực sự là
công cụ hữu hiệu của mọi chủ thể quản lý.
1.1.3.2. Kết quả kiểm toán được công bố công khai – thước đo tin
cậy của các báo cáo tài chính về ngân sách nhà nước cũng như của các
cơ quan, đơn vị được thụ hưởng NSNN.
Trong quá trình kiểm toán, việc phát hành (công bố) báo cáo kiểm
toán là kết quả của bước thứ ba. Đây là lúc mà kiểm toán nhà nước
công bố kết luận và kiến nghị kiểm toán. Kết luận đó phản ánh thực
trạng tài chính của đơn vị (Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức…) được kiểm
toán, phản ánh chân thực tình hình thu, chi quá trình sử dụng, hiệu quả
sử dụng các nguồn lực tài chính công, đồng thời, kết quả đó cũng xác
nhận thực trạng chấp hành luật NSNN, các quy phạm pháp luật khác
như Luật kế toán, Luật Đấu thầu, Luật Thuế… Có thể nói, báo cáo kết
quả kiểm toán là sự đánh giá khá toàn diện, chân thực và khách quan sự
vận hành của chu trình ngân sách trên hiện thực. Qua đó, người dùng
tin (Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Hành chính nhà nước khác cũng
như công dân) có thể thấy thực trạng NSNN đã được hình thành và sử
dụng như thế nào, từ đó họ có những quyết định và hành vi phù hợp.
Từ trước năm 2006, kết quả kiểm toán của KTNN được coi như
một dạng tài liệu mật. Việc công bố kết quả đó phải được Chính phủ
cho phép và chỉ giới hạn trong các tổ chức kiểm toán, đơn vị được kiểm
toán, Chính phủ và Quốc hội. Những rào cản mang tính pháp lý đó thực
sự đã hạn chế tính công khai, hạn chế hiệu lực của các kết luận kiểm
toán.
17
Luật KTNN được công bố năm 2005 và có hiệu lực từ 01/01/2006
đã chính thức luật hóa tư tưởng và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về giá trị của báo cáo kiểm toán của KTNN.
Điều 9 của Luật KTNN đã nêu rõ: “Báo cáo kiểm toán của KTNN
xác nhận tính đúng đắn, trung thực của Báo cáo tài chính, báo cáo
quyết toán Ngân sách, đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế,
tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, và tài sản
nhà nước”.
Đồng thời, Luật KTNN cũng chính thức quy định việc công khai
kết quả kiểm toán. Đây là bước đột phá có tính chiến lược, làm cho sự
minh bạch và công khai hóa các quan hệ tài chính có điều kiện được
thực thi triệt để.
Điều 58 Luật KTNN đã qui định.
“Báo cáo kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận,
kiến nghị kiểm toán của KTNN sau khi trình Quốc hội được công bố
công khai theo quy định của pháp luật” (khoản 1).
Điều 58 ghi rõ:
“Báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán sau khi phát hành được
công bố công khai cùng với báo cáo tài chính theo qui định của Luật
NSNN và Luật Kế toán”.
Như vậy, kết luận kiểm toán cùng kết quả thực hiện kết luận kiểm
toán của KTNN là những thông tin phải được công khai hóa (theo quy
định của pháp luật) sẽ góp phần xây dựng môi trường công khai, minh
bạch và đó thực chất là quá trình dân chủ hóa trong quản lý và điều
hành NSNN của các cơ quan quyền lực với sự tham gia, hưởng ứng của
toàn xã hội.
1.1.3.3. Quan hệ giữa công khai tài chính và công khai kết quả
kiểm toán của KTNN.
Công khai tài chính có nội dung cụ thể sau:
- Công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán NSNN hàng năm,
số liệu dự toán, quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc
TW: Dự toán, quyết toán đã được Quốc hội phê chuẩn, bao gồm dự
toán quyết toán thu, dự toán quyết toán chi, dự toán quyết toán cân đối
thu, chi, bội chi và nguồn bù đắp bội chi.
18
- Công khai chi tiết số liệu dự toán NSNN trung ương: NSNN
TW theo từng lĩnh vực, tổng số và chi tiết dự toán, quyết toán ngân
sách địa phương theo các chỉ tiêu đã được HĐND quyết định, phê
chuẩn.
- Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ
chức được ngân sách hỗ trợ, các dự án đầu tư XDCB có sử dụng vốn
NSNN.
- Công khai tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước: Tình
hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, việc trích lập và sử dụng
các quĩ, các khoản đóng góp và NSNN, các khoản thu nhập và thu nhập
bình quân của người lao động, số vốn góp và hiệu quả góp vốn của
NSNN tại doanh nghiệp.
- Công khai tài chính đối với các quĩ có nguồn từ NSNN, từ đóng
góp của nhân dân, cá nhân và các tổ chức khác được thành lập theo quy
định của pháp luật.
Từ nội dung công khai trên, có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc
công khai kết quả kiểm toán. Thứ nhất, báo cáo quyết toán chỉ có thể
được công khai sau khi nó được kiểm toán, được điều chỉnh, sửa đổi,
bổ sung theo các số liệu đã được kiểm toán của KTNN nếu được thực
hiện sớm, nghiêm chỉnh sẽ giúp nâng cao chất lượng, tính trung thực,
khách quan của các con số được công khai.
Xét từ góc độ đó, ta thấy sự hợp lý của một kết luận mà tính trung
th
ực, khách quan sẽ thúc đẩy quá trình công khai hóa, minh bạch hóa
các thông tin tài chính. Nguồn gốc của kết quả này là do các bên hữu
quan, khi thực thi trách nhiệm pháp lý của mình đã góp phần xây dựng
lòng tin cho người sử dụng thông tin.
Như vậy công khai hóa tất yếu đòi hỏi phải kiểm toán, phải công
bố kết quả kiểm toán; ngược lại công khai hóa kết quả kiểm toán giúp
cho công khai hóa được tin cậy, nhờ đó, công khai hóa tài chính có
được hiệu quả, hiệu lực cao hơn.
1.1.3.4. Công khai k
ết quả kiểm toán là sự xác nhận trước pháp
luật và trước cộng đồng về sự trung thực và tin cậy của báo cáo tài
chính, quyết toán NSNN.
19
Như chúng ta đã biết, Kiểm toán có 3 chức năng là kiểm tra, xác
nhận thông tin và tư vấn. Công khai kết quả kiểm toán thực chất là thực
hiện trong đời sống quản lý việc xác định trước pháp luật, trước cộng
đồng, người dùng tin về độ trung thực, khách quan, hợp pháp, hợp lý,
hợp lệ, của các thông tin tổng hợp đã được ghi nhận trên báo cáo tài
chính, báo cáo quyết toán NSNN, Như vậy, việc công khai kết quả
kiểm toán thuộc về chức năng khách quan của kiểm toán. Điều đó bắt
buộc chủ thể kiểm toán cũng như những tổ chức, cá nhân có liên quan
đến các quan hệ kiểm toán đều phải chấp nhận nó như một tất yếu.
Như vậy quá trình thực hiện từng bước việc công khai kết quả
kiểm toán cũng đồng nghĩa với việc hiện thực hóa các chức năng vốn
có của kiểm toán, góp phần đẩy tới sự phát triển của KTNN, thực thi có
hiệu quả luật KTNN, hướng các hoạt động thu, chi, quản lý, điều hành
NSNN vào hiệu quả và chất lượng ngày càng cao.
1.2. Minh bạch tài chính ở Việt Nam với quá trình hoàn thiện
tổ chức, hoạt động của KTNN
1.2.1. Những vấn đề cơ bản của minh bạch tài chính ở Việt
Nam thời kỳ hiện tại.
Xét về mặt khoa học và thực tiễn, trước yêu cầu hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam, như trên đã nói: việc công khai
kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là nhằm tới mục tiêu giúp
đẩy tới và hoàn thiện tính cộng khai, minh bạch về tài chính công, giúp
phần đưa lại hiệu quả cao cho quá trình sử dụng NSNN và tài sản Nhà
nước. Chúng ta dễ nhìn thấy hiện nay ở Việt Nam ta còn thiếu quy định
về sự
minh bạch hoá tài chính trong Quy tắc quản lý và điều hành Ngân
sách. Tuy nhiên, có một số yếu tố cho thấy những cải tiến về tính minh
bạch có thể sẽ được thực hiện khi Nhà nước đã tiến hành những bước
đầu tiên để nâng cao sự tiếp cận của công chúng đối với thông tin Ngân
sách tài chính; năng lực của hệ thống trong việc xây dựng thông tin
chính xác và kịp thời đã được cải thiện và có thể được nâng cao hơn
nữa sẽ thu được những lợi ích lớn lao về quản lý tài chính nhờ cải thiện
minh bạch tài chính và cũng như có thể thu được những lợi ích kinh tế
lớn hơn khi cộng đồng tổ chức quốc tế hiểu rõ hơn rằng năng lực của
Việt Nam đã được nâng cao. Những bước Chính phủ đã tiến hành
nhằm nâng cao tính minh bạch tài chính thông qua công khai tổng thu
20
chi Ngân sách và thông tin về quỹ công được thực hiện là những ghi
nhận quan trọng.
Chính phủ cần tiến hành đánh giá một cách toàn diện về sự minh
bạch tài chính, tiếp tục cải thiện những mặt chủ chốt của việc minh
bạch tài chính. Có thể kết hợp với việc thảo luận tham khảo điều khoản
IV của IMF để thực hiện đánh giá này. Tuy nhiên, hiện nay cũng cần
xem xét lại về sự minh bạch tài chính ở Việt Nam so với những chuẩn
mực tối thiểu chính của sự minh bạch ngân sách nêu trong các nguyên
tắc chung sau đây:
1. Phân định rõ vai trò và trách nhiệm: Trong lĩnh vực này yêu
cầu chính của chuẩn mực tối thiểu của Quy tắc minh bạch tài chính là
định nghĩa về Chính phủ nói chung được quốc tế chấp nhận và dùng
định nghĩa này để xác định mối quan hệ giữa Chính phủ với các thành
phần kinh tế khác cũng như giữa các cấp chính quyền. Yêu cầu này là
một yêu cầu căn bản quan trọng để phân định rõ trách nhiệm đối với
hoạt động ngân sách và yêu cầu này cũng đóng vai trò là một yêu cầu
nền tảng đối với việc thực hiện các nguyên tắc và thông lệ trong bản
Quy tắc. Những yêu cầu khác được đưa ra trong nguyên tắc này giúp
nhấn mạnh và yêu cầu tất cả các nước phải xem xét những vấn đề khác
trong việc xác định rõ bản chất và phạm vi hoạt động tài chính của
Chính phủ; quy trình ngân sách bao gồm cả các hoạt động “ngoài ngân
sách”; các khoản chi gián tiếp từ ngân sách, xác định được cổ phần
Chính phủ nắm giữ; xác định rõ thế nào là các hoạt động ngân sách
gián tiếp, và có một khuôn khổ pháp lý hành chính đủ yêu cầu cho việc
thực hiện ngân sách và đánh thuế.
Liên quan đến chuẩn mực này, Chính phủ Việt Nam cần đư
a số
liệu của trang Việt Nam vào quyển Niên giám thống kê tài chính của
Chính phủ, và trên cơ sở đó phân định rõ hơn trong việc xác định khái
niệm Chính phủ nói chung như đã được nêu trong Sổ tay Thống kê tài
chính của Chính phủ. Xét về khía cạnh khác một khuôn khổ cơ bản về
ngân sách và luật thuế cũng được thiết lập, mặc dù những khuôn khổ
này cũng cần không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, ở hầu hết các
khía cạnh khác thì Việt Nam chưa đáp ứng được các chuẩn mực, cụ thể
những tài khoản đặc biệt chưa được tổng hợp đầy đủ trong quá trình lập
ngân sách và quy trình hạch toán kế toán, cần làm rõ hơn mối quan hệ
21
giữa các cơ quan của Chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước, vai trò
và vị trí của các quỹ công khác cũng cần được làm rõ, các hoạt động
ngân sách gián tiếp chưa được xác định một cách có hệ thống trong khi
khu vực ngân hàng vẫn tiến hành cho vay rộng rãi theo chỉ thị.
2. Công bố thông tin rộng rãi: Chuẩn mực tối thiểu yêu cầu ngân
sách phải toàn diện và các quốc gia phải xác định và báo cáo hoạt động
tài chính ngân sách thực hiện ngoài quy trình phân bổ ngân sách hàng
năm và ngoài quy trình hạch toán kế toán. Ví dụ như hoạt động chi gián
tiếp từ ngân sách, các khoản chi gián tiếp thông qua miễn giảm thuế
(gọi tắt là chi miễn giảm thuế) và các khoản nợ tiềm tàng. Những yêu
cầu này kế tiếp một cách lôgic từ chuẩn mực tối thiểu trong Nguyên tắc
chung 1 của Quy tắc minh bạch tài chính, nhưng ở một chừng mực nào
đó thì dường như chúng có vẻ mâu thuẫn với việc coi là chuẩn mực tối
thiểu bởi vì chỉ có một số ít nền kinh tế phát triển hơn áp dụng báo cáo
như vậy trong khi đối với nhiều nước việc áp dụng báo cáo này khó khả
thi. Thật vậy, đây là điều không thoả đáng đối với những nước có
những chuẩn mực minh bạch khắt khe trong việc minh bạch vào các
khoản ngân sách tín dụng ngân hàng, miễn thuế, cấp bảo lãnh. Tuy
nhiên ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và phát triển thì chuẩn mực kỹ
thuật đối với các bản báo cáo như vậy sẽ giảm bớt so với ở các nền
kinh tế đã phát triển cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.
Về những chuẩn mực này, theo nhận xét đã nêu trong Nguyên tắc
chung 1, Việt Nam đã có tiến bộ ngay cả về minh bạch nội bộ trong
công tác báo cáo một cách có hệ thống các hoạt động ngân sách gián
tiếp, các khoản nợ tiềm tàng và các khoản chi miễn giảm thuế. Vụ
Ngân sách của Bộ Tài chính đã bày tỏ mối lo ngại của họ về hoạt động
này và cũng chỉ ra rằng sự kiểm soát nội bộ cần được áp dụng trong
việc cấp bảo lãnh. Cơ quan quản lý các vấn đề liên quan đến các doanh
nghiệp nhà nước, nhưng những rủi ro tài chính ngân sách cũng liên
quan đến những hoạ
t động này nhưng không được chính thức xem xét
trong quá trình quyết định ngân sách.
3. Lập, thực hiện và báo cáo ngân sách công khai: Những chuẩn
mực tối thiểu được đề cập cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của việc
xây dựng các báo cáo ngân sách được kiểm toán chính xác. Với ý nghĩa
này, các chuẩn mực được đưa ra cũng tương tự như chuẩn mực có thể
22
áp dụng được cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Ở một số
nước các chuẩn mực kỹ thuật yếu kém hơn là điều không thể tránh
khỏi, một phần bởi lẽ hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế trên cơ
sở tiền mặt hoặc tương tự tiền mặt vẫn chưa được áp dụng. Tuy nhiên,
điều quan trọng nhất là tất cả các nước phải đặc biệt quan tâm tới sự
yếu kém trong các bản kê khai tài chính và tài liệu ngân sách, và các cơ
quan quốc tế cần ưu tiên hỗ trợ giải quyết các yếu kém đó.
Như đã được đề cập ở trên, Việt Nam đã đạt được một số
tiến bộ đáng kể trong việc thiết lập một chuẩn mực hợp lý cho báo cáo
tài chính xét về tính minh bạch tài chính nội bộ. Tuy nhiên, mặc dù đã
có những tiến bộ gần đây trong việc phân loại ngân sách mới và Kho
bạc Nhà nước đã có những bản báo cáo hợp lý và đúng thời hạn về việc
chi và thu thực tế được phân loại theo nội dung kinh tế, nhưng những
bản báo cáo cho các tổ chức nước ngoài vẫn còn ở hình thức cũ. Luật
Ngân sách Nhà nước (điều 47) yêu cầu các tài liệu về các vấn đề căn
bản của chính sách tài chính phải được đệ trình lên Quốc hội cùng với
Bản dự thảo ngân sách. Dựa trên Nghị định 38 hướng dẫn thực hiện
Pháp lệnh của Quốc hội, Chính phủ sẽ công bố công khai một vài số
liệu đáng tin cậy về ngân sách và quyết toán ở các cấp của Chính phủ.
Tuy vẫn còn nhiều hạn chế, với cam kết chính trị cần thiết, việc đạt
được đầy đủ các chuẩn mực tối thiểu đề ra trong Nguyên tắc chung của
Quy tắc minh bạch tài chính dường như rất khả thi với Việt Nam trong
vòng một số năm trước mắt.
4. Đảm bảo độc lập về tính trung thực và toàn diện của số liệu:
Như trong quy tắc đầy đủ, thì việc tuân thủ tối thiểu với sự cần thiết
phải có một đảm bảo về mặt thể chế cho tính trung thực của số liệu là
một yếu tố quan trọng đảm bảo hỗ trợ cho các chuẩn mực tối thiểu của
3 nguyên tắc chính. Nếu không có bằng chứng là kiểm toán nhà nước
tiến hành các tập quán kiểm toán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế được
tuân thủ, có một cơ chế để theo dõi việc thực hiện những khuyến nghị
của kiểm toán, có bằng chứng rằng các phương pháp dự báo kinh tế vĩ
mô được thẩm định công khai thì rất khó để có thể chứng tỏ được rằng
các số liệu ngân sách là đáng tin cậy.
Cơ cấu sắp sếp tổ chức của Việt Nam hiện nay bước đầu đáp ứng
được đầy đủ các yêu cầu về chuẩn mực tối thiểu trong Nguyên tắc
chung này của Quy tắc. Ví dụ như, Kiểm toán Nhà nước của Việt Nam
23
do Quốc hội thành lập và hoạt động theo nguyên tắc độc lập, chỉ tuân
thủ pháp luật. Tuy vậy các giả định và những phương pháp dự báo kinh
tế vĩ mô chưa được thẩm định một cách độc lập. Vì vậy cần tiếp tục có
những thay đổi tổ chức đáng kể để đáp ứng được những chuẩn mực tối
thiểu này.
Những quy định theo 4 nguyên tắc công khai, minh bạch tài
chính, đặc biệt, việc nhấn mạnh vai trò của KTNN đã thấy rõ mọi hoạt
động của KTNN, trong đó có công khai kết quả kiểm toán và việc thực
hiện các khuyến nghị kiểm toán là cực kỳ quan trọng trong tiến trình
minh bạch hoá tài chính.
1.2.2. Vai trò của Kiểm toán Nhà nước
Để góp phần nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực của công khai,
minh bạch tài chính, Kiểm toán nhà nước chỉ có thể làm rõ vai trò của
mình là người thẩm định và công khai hóa các “thông tin sạch” các
thông tin đáng tin cậy cho cơ quan, tổ chức, công dân những người sử
dụng kết quả kiểm toán khi Kiểm toán nhà nước thực hiện:
1. Hoàn thiện tổ chức, quy trình, quy phạm đặc biệt là hoàn thiện
hệ thống chuẩn mực KTNN, liên tục tiến hành kiểm toán để tích luỹ
đầy đủ thông tin về NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến
quyết toán ngân sách nhà nước.
2. Thực hiện đúng chức năng khách quan của Kiểm toán nhà
nước là kiểm tra, xác nhận, tư vấn khi tiến hành kiểm toán NSNN và
các đối khác thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN.
3. Cần thực thi đầy đủ cả 3 loại hình kiểm toán: Kiểm toán tuân
thủ, kiểm toán hoạt động và kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN, tiến
đến kiểm toán trước, tức là kiểm toán quá trình lập, phê duyệt và công
bố Dự toán NSNN đồng thời kiểm toán trong và sau quá trình ngân
sách.
4. Thự
c hiện tốt lộ trình công khai kết quả kiểm toán và thực
hiện kết luận kiểm toán theo qui định của pháp luật.
Đây là 4 việc then chốt để KTNN thực hiện đúng vai trò quan
trọng của mình trong tiến trình công khai và minh bạch tài chính, góp
phần hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
1.2.3 Tác dụng và hiệu lực của việc công khai kết quả kiểm
toán, kết quả thực hiện kết luận và kiến nghị kiể
m toán của KTNN.
24
- Công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận kiểm
toán là hình thức công bố trước công luận về việc thực thi quyền năng
của Kiểm toán Nhà nước đã được pháp luật quy định; nó là sự thể hiện
trong hiện thực các chức năng kiểm tra, xác nhận và tư vấn của KTNN.
- Công khai hóa thể hiện rõ hiệu lực, hiệu quả của hoạt động
kiểm toán của KTNN trong quá trình thực sự trở thành công cụ hữu
hiệu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
- Công khai hóa thể hiện trong hiện thực quyết tâm và hành động
của nhà nước CHXHCN Việt Nam trong việc thực thi quyền dân chủ
về kinh tế, tài chính, cung cấp cho nhân dân (người chủ thật sự của đất
nước, của chế độ) những thông tin đáng tin cậy về sự hình thành, phân
phối, sử dụng và hiệu quả sử dụng các nguồn lực công; báo cáo cho dân
(trên những phạm vi được kiểm toán) biết hiệu năng hoạt động của bộ
máy quản lý, điều hành NSNN, trách nhiệm của các cấp ngân sách, các
đơn vị thụ hưởng ngân sách trước tài chính và tài sản nhà nước.
- Công khai hóa phản ánh quyết tâm và năng lực làm chủ của dân
cư, của xã hội với tư cách là các chủ thể tham gia vào quá trình hành
thu, hành chi NSNN.
- Công khai hóa phản ánh năng lực và trách nhiệm của KTNN,
của công chức KTNN trong quá trình phục vụ nền tài chính quốc gia.
- Công khai hóa còn thể hiện sinh động nền dân chủ thực sự của
xã hội ta, của nền kinh tế Việt Nam trước cộng đồng thế giới.
- Công khai hóa là việc tạo ra môi trường và ức ép cho việc nâng
cao chất lượng kiểm toán:
- Công khai hóa là tạo ra một dư luận xã hội tích cực để đánh giá
công bằng thành tự quản lý của các cấp, các đơn vị thụ hưở
ng NSNN
và tạo dư luận buộc các đơn vị hạn chế tiêu cực, sử dụng NSNN, tài sản
công có hiệu quả hơn.
Đây là những tác dụng to lớn giúp công khai hóa trở thành nguồn
lực mới cho quá trình hoàn thiện tổ chức và hoạt động của nhà nước
pháp quyền XNCN Việt Nam.
25
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG KHAI KẾT QUẢ KIỂM TOÁN
Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC
TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI.
2.1. Quan điểm của Đảng CSVN và các chế định pháp luật để
thực hiện công khai kết quả kiểm toán và các kiến nghị kiểm toán
của kiểm toán Nhà nước hiện hành ở Việt Nam.
2.1.1. Một số vấn đề trong nền kinh tế thị trường.
Bước vào nền kinh tế thị trường, những chuyển động khách quan
của bản thân nền kinh tế, của xã hội và cơ chế kinh tế được vận dụng
đã tạo ra nhiều khe hở khách quan dễ tạo ra những sai phạm, xâm hại
và làm thất thoát các nguồn lực của nền tài chính công. Tất cả những
sai sót, sai phạm được phản ảnh trong các báo cáo của các cơ quan hữu
trách, trên đài báo và đặc biệt là báo cáo của Kiểm toán Nhà nước
(KTNN) đã phản ảnh thực trạng những sai sót, vi phạm, lãng phí, thất
thoát tham nhũng ở tất cả các ngành, các cấp, các lĩnh vực. Điều này
phản ánh thực trạng khó tránh khỏi khi chuyển đổi từ một nền kinh tế
tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mặt khác nó
cũng chứng minh cho sự chuyển động thiếu đồng bộ, giữa các năng lực
quản lý với sự đòi hỏi của tăng trưởng kinh tế, giữa quan hệ sản xuất
với lực lượng sản xuất, giữa yêu cầu phát triển kinh tế trong quá trình
hội nhập với tính công khai minh bạch. Để khắc phục những thiếu sót
trên, đòi hỏi và buộc Nhà nước phải tăng cường cải cách kinh tế, gia
tăng quyền hạn để kiểm tra kiểm soát tài chính, tiền tệ đảm bảo an ninh
tài chính quốc gia, để thực hiện yêu cầu đó, Nhà nước phải dùng công
cụ kiểm toán nói chung và đặc biệt quan trọng là Kiểm toán Nhà nước.
2.1.2. Những t
ư tưởng, quan điểm của Đảng cộng sản và cơ sở
pháp lý để công khai kết quả kiểm toán ở Việt Nam.
Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung mang tính
hành chính sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
kinh tế quốc tế, đòi hỏi Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế bằng luật pháp,
bằng biện pháp kinh tế, bằng đòn bảy và công cụ kinh t
ế, hoạt động
kinh tế phải có sự bình đẳng, minh bạch, công khai giữa các doanh