HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ViÖn Kinh tÕ
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
Mét sè ®¸nh gi¸ vÒ chÝnh s¸ch
chèng suy tho¸i kinh tÕ cña ViÖt Nam
trong giai ®o¹n 2008-2010
CNĐT: NguyÔn Ngäc Toµn
8550
HÀ NỘI - 2010
2
CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI
FED Cục dự trữ liên bang Mỹ
AIG Công nghiệp/Tiểu thủ công nghiệp
IMF Quỹ tiền tệ thế giới
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CDO Chứng khoán nợ thế chấp
ARM Các khoản vay thế chấp có lãi suất
thay đổi
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
WB Ngân hàng thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩ
a
3
LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU
TS Nguyễn Ngọc Toàn Viện Kinh tế, Chủ nhiệm đề tài
ThS Phùng Lê Dung Viện Kinh tế, Thư ký đề tài
TS Nguyễn Quốc Thái Viện Kinh tế
TS Đặng Ngọc Lợi Viện Kinh tế
TS Đinh Thị Nga Viện Kinh tế
ThS Hồ Thị Hương Mai Viện Kinh tế
TS Bùi Văn Huyền Viện Kinh tế
ThS Nguyễn Quế Nga Viện Kinh tế và chính trị thế giới
TS Nguyễn Trần Qu
ế Viện Kinh tế và chính trị thế giới
4
TÓM TẮT
Để ứng phó với những tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính –
kinh tế thế giới đến kinh tế nước ta, chính phủ đã có những chính sách chống
suy thoái, áp dụng từ cuối năm 2008 và cả năm 2009. Việc đánh giá hiệu quả
của các chính sách này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Đề tài “Một số
đánh giá về chính sách chống suy thoái kinh tế của Việt nam giai
đoạn 2008 –
2010” là một đóng góp theo hướng này. Đề tài nhắm tới mục tiêu hệ thống hóa
lý luận và kinh nghiệm chống suy thoái kinh tế của thế giới, đánh giá các chính
sách, giải pháp chống suy thoái của chính phủ, dự báo tác động của những
chính sách này và đưa ra một số quan điểm và giải pháp ổn định kinh tế và thúc
đẩy tăng trưởng bền vững trong những năm tới. Trong khuôn khổ của
đề tài,
chúng tôi giới hạn chỉ nghiên cứu, đánh giá các chính sách chống suy thoái
trong giai đoạn 2008 – 2010, tập trung vào hai công cụ chính sách chủ yếu là
chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng, chúng tôi đánh giá rằng các chính sách kích cầu, chống
suy thoái của chính phủ đã được đưa ra và thực hiện kịp thời, có hiệu quả rõ rệt,
góp phần đưa đất nước tránh khỏi suy thoái, đạt tốc độ tăng trưởng cao so v
ới
thế giới. Một số giải pháp chống suy thoái đưa ra có tính sáng tạo. Tuy nhiên,
chính sách chống suy thoái vẫn còn một số mặt hạn chế về lựa chọn chính sách,
tổ chức thực hiện, về đối tượng thụ hưởng và về xử lý các mặt trái. Trên cơ sở
phân tích, đánh giá, đề tài dự báo tình hình kinh tế thế giới và nước ta trong giai
đoạn 2011 – 2015 và kiến nghị một số giải pháp ổn đị
nh kinh tế vĩ mô và tái cơ
cấu nền kinh tế.
5
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chống suy thoái và khủng hoảng đang là chủ đề nóng hổi ở cả trong lĩnh
vực nghiên cứu lý luận và trong điều hành chính sách thực tiễn. Cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới với sức tàn phá mạnh mẽ đã và đang buộc các nhà nghiên
cứu phải nhận thức và đánh giá lại lý luận chống suy thoái và buộc các chính
phủ ph
ải tìm các giải pháp nhanh chóng vượt qua khó khăn kinh tế. Mặc dù là
một nền kinh tế nhỏ, đang phát triển, nước ta cũng gặp phải những tác động
không nhỏ từ cuộc khủng hoảng này và cho tới nay, Đảng và Nhà nước cũng đã
thực thi một số chính sách nhằm ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái kinh tế. Đánh
giá tính hợp lý và hiệu quả của các chính sách này đang là một yêu cầu cấp thiết
cả về lý lu
ận và thực tiễn.
Lý luận về suy thoái kinh tế và khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản đã
được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đề cập tới từ lâu. Khi phân tích về
mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chủ nghĩa tư
bản, Mác đã chỉ rõ mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng tăng của lực
lượ
ng sản xuất ngày càng phát triển với quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư bản
tư nhân. Mâu thuẫn này phát triển tất yếu sẽ dẫn đến những cuộc khủng hoảng
chu kì không thể tránh khỏi và cuối cùng sẽ dẫn đến sự diệt vong của chủ nghĩa
tư bản. Các lý thuyết và giải pháp mà chủ nghĩa tư bản đưa ra chỉ có ý nghĩa
cầm máu tạm th
ời chứ không chữa trị triệt để được căn bệnh này. “Khủng hoảng
trong chủ nghĩa tư bản là một hiện tượng cũ, lâu lâu lại diễn đi diễn lại như căn
bệnh kinh niên phát ra vậy”
1
. Giải pháp duy nhất là thay thế quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn: quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa.
Lý thuyết chống suy thoái kinh tế trong chủ nghĩa tư bản chính thức ra
đời sau cuộc đại suy thoái của thế giới tư bản 1929 – 1933 với tác phẩm “Lý
1
Lê nin toàn tập, tập 5, trang 120
6
thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của John Maynard Keynes, xuất
bản vào năm 1936. Cho đến trước đó, lý thuyết kinh tế học cổ điển (classical)
được xây dựng trên nền tảng học thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith vẫn
cho rằng nền kinh tế có khả năng tự điều chỉnh cân bằng cung cầu thông qua sự
thay đổi giá cả, do đó, không có chu kì kinh doanh và khủng hoảng và Nhà
nước không cần phả
i can thiệp vào nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933
đã cho thấy những khiếm khuyết của cơ chế thị trường tự do và sự cần thiết phải
có bàn tay Nhà nước trong điều tiết nền kinh tế, đặc biệt trong việc hạn chế tác
động của các chu kì kinh doanh, ngăn chặn và phòng chống suy thoái, khủng
hoảng. Keynes cho rằng bản chất của suy thoái kinh tế là do dư thừa năng lực
sả
n xuất, các yếu tố sản xuất không được sử dụng hết tiềm năng, hàng hóa ế
thừa khiến cho giá cả hàng hóa có khuynh hướng suy giảm trên tất cả các thị
trường. Điều đó khiến nền kinh tế rơi vào một vòng xoáy suy thoái không thể tự
thoát ra được: cầu thấp dẫn đến suy thoái, suy thoái lại khiến thu nhập giảm và
cầu càng thấp hơn. Hay nói khác đi, nguyên nhân của suy thoái là do thiếu cầu
hiệ
u quả. Chính vì thế, Keynes đề nghị một giải pháp là tăng cầu hiệu quả. Do
các doanh nghiệp và cá nhân, với khuynh hướng tăng tiết kiệm và giảm đầu tư,
không thể làm tăng cầu hiệu quả trong thời kì suy thoái, chỉ có chính phủ mới
có thể tăng mạnh cầu hiệu quả thông qua khả năng chi tiêu cao hơn mức thu
nhập. Khác với lý thuyết tân cổ điển, do giá cả và tiền lương cố
định trong ngắn
hạn, theo Keynes chính sách tiền tệ cũng là một công cụ để kích cầu và điều tiết
chu kì kinh doanh.
Lý thuyết kinh tế học hiện đại, khởi đầu từ Keynes đã trở thành nền tảng
lý luận cho hoạt động can thiệp và điều tiết nền kinh tế của các chính phủ tư bản
chủ nghĩa cho đến đầu thập niên 70 của thế kỉ 20. Lý thuyết này là sự k
ết hợp
giữa lý thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes với những nền tảng kinh tế học vi mô
tân cổ điển, hình thành nên cái gọi là “tổng hợp tân cổ điển” (neo-classical
synthesis), cho rằng cần có sự kết hợp giữa Nhà nước và thị trường tự do, bởi
vì, nói như Samuelson, không thể “vỗ tay bằng một bàn tay”. Tuy nhiên, kể từ
thập kỷ 70, cùng với sự đi xuống của kinh tế M
ỹ với tình trạng lạm phát đình
7
đốn, khủng hoảng dầu lửa và sự sụp đổ của hệ thống bản vị đô la, lý thuyết nhà
nước can thiệp vào nền kinh tế mất dần ảnh hưởng cùng với sự trỗi dậy của các
học thuyết tự do mới như trường phái tiền tệ của Milton Friedman, trường phái
kinh tế vĩ mô tân cổ điển với những đại diện như Robert Lucas, Thomas Sargent
và Edward Prescott, cổ
vũ cho tự do cạnh tranh và giảm sự can thiệp của Nhà
nước. Friedman cho rằng, các chính sách kích cầu kiểu Keynes thường bị lạm
dụng tùy tiện khiến cho việc sử dụng nó kém hiệu quả và nhiều khi có tác dụng
ngược. Mặc khác, Friedman chỉ ra rằng trên thực tế, chu kì kinh doanh nhiều
khi là sản phẩm hoặc bị làm trầm trọng hơn bởi chính chính sách tiền tệ thiếu kỉ
luật. Lý thuyết kinh tế học vĩ
mô tân cổ điển (new classical) cũng cho thấy sự
cần thiết phải tính đến các yếu tố kì vọng hợp lý trong phân tích chính sách và
can thiệp thị trường.
Trong khi giới nghiên cứu vẫn còn tranh cãi về hiệu quả của các chính
sách, sự kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã tỏ ra hiệu quả
trong nhiều thập kỉ gần đây (Krugman, 2009). Cũng vì thế, kinh tế học trọng
cầu, chống suy thoái kinh tế ít
được quan tâm và không còn là trọng tâm của
kinh tế học hiện đại. Nói như Paul Krugman, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel
kinh tế năm 2008, trong cuốn sách “The Return of Depression Economics and
the Crisis of 2008” [Sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng hoảng
năm 2008], chính sự thành công trong kiểm soát chu kỳ kinh doanh trong một
thời gian dài đã làm cho thế giới lãng quên phát triển lý luận kinh tế học chống
suy thoái và khủng hoảng.
Ở nước ta, công cuộc đổi mới kinh tế do Đả
ng ta khởi xướng và lãnh đạo
sau đại hội đảng lần thứ VI năm 1986 đã đưa nước ta từ nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế nước ta đã ra khỏi
khó khăn, đạt được những thành công quan trọng: tăng trưởng kinh tế nhanh và
tương đối ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện và từng bước nâng cao rõ
rệt, kinh tế nướ
c ta đã dần hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cùng
với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế nước ta cũng phải đối
mặt với những thăng trầm trong kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ảnh hưởng của các
8
cuộc khủng hoảng khu vực và quốc tế. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu
Á 1997 – 1998, mặc dù không có tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta,
nhưng cũng để lại những hậu quả gián tiếp cực kì nghiêm trọng: đầu tư trực tiếp
nước ngoài và xuất khẩu sụt giảm, kinh tế nước ta rơi vào suy thoái nghiêm
trọng. Do chúng ta chưa có lý luận và kinh nghiệm trong chống suy thoái và
kích cầu cho nề
n kinh tế, những chính sách kích thích nền kinh tế không thu
được hiệu quả mong muốn. Chẳng hạn, theo PGS, TS Trần Đình Thiên, khi
chúng ta bơm tiền kích cầu, lượng tiêu thụ xe máy Trung Quốc ở Việt Nam tăng
lên gấp ba lần, chứng tỏ một tỷ lệ lớn tiền kích cầu đã kích cầu ngoại. Phải đến
năm 2001, nền kinh tế nước ta mới hồi phục và đạt được tốt độ tăng trưở
ng cao.
Tuy vậy, cho đến nay, những bài học kinh nghiệm về chính sách chống suy
thoái và kích cầu trong giai đoạn này vẫn chưa được tổng kết đầy đủ.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra vào năm 2008 có qui mô lớn
chưa từng có kể từ sau những năm 1930 và vì thế, có tác động mạnh mẽ đến nền
kinh tế nước ta. Mặc dù chúng ta đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc
chống suy thoái và kích c
ầu, tuy nhiên, với qui mô rất lớn và phức tạp của nó,
cuộc khủng hoảng đang đặt ra những thách thức lý luận nghiêm trọng. Dù chính
phủ đã có những giải pháp ứng phó, tuy nhiên, cơ sở lý luận của các giải pháp
chống suy thoái trên vẫn chưa rõ ràng và cần được luận giải một cách khoa học.
Những câu hỏi có thể đặt ra là: cơ sở nào để quyết định qui mô gói kích cầu?
Tác động của nó đến c
ầu hiệu quả ở mức nào? Hiệu quả của các chính sách tiền
tệ đến đâu? Liệu Việt Nam có gặp phải tình trạng cái bẫy thanh khoản không?
Đây là những vấn đề lý luận và thực tiễn giúp có kinh nghiệm xử lý những
quyết sách chống suy thoái sau này.
2. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu những nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước,
tính cấp thiết của vấn đề, tình hình kinh tế trong nước và những gi
ải pháp chống
suy thoái của chính phủ, đề tài tập trung vào những mục tiêu sau:
Mục tiêu chung: Dựa vào phân tích tình hình kinh tế thế giới và trong
nước, những khó khăn và thách thức mà nền kinh tế nước ta gặp phải, những
9
điểm mạnh và điểm yếu trong nền kinh tế nước ta, đề tài hệ thống hóa lý luận
và kinh nghiệm chống suy thoái kinh tế của thế giới, đánh giá cơ sở khoa học,
tính hợp lý và hiệu quả của các chính sách, giải pháp chống suy thoái của chính
phủ, dự báo tác động của những chính sách này và đề xuất chính sách, giải
pháp. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi giới hạn chỉ nghiên cứu, đ
ánh giá
các chính sách chống suy thoái trong giai đoạn 2008 – 2010, tập trung vào hai
công cụ chính sách chủ yếu là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Để thực
hiện mục tiêu trên, đề tài đề ra các mục tiêu cụ thể cần phải hoàn thành như sau:
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa lý luận và kinh nghiệm về chống suy thoái kinh tế của thế
giới.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả của các chính sách chống suy thoái của
chính phủ, tập trung vào hai chính sách lớn là chính sách tiền tệ và chính sách
tài khóa.
- D
ự báo tác động của những chính sách này đối với nền kinh tế, tăng
trưởng kinh tế trong thời gian tới và đề xuất một số hướng giải pháp
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá tác động của chính sách, sẽ là lý tưởng nếu chúng ta có thể
đo lường định lượng ảnh hưởng của chính sách lên các biến số kinh tế vĩ mô
như tốc độ tăng trưởng GDP, xuất nhập khẩu, đầu t
ư, tiêu dùng… Tuy nhiên, do
điều kiện hạn chế về số liệu thống kê và khối lượng tính toán, đánh giá định
lượng toàn bộ các tác động của chính sách là điều không khả thi. Chính vì thế,
trong đề tài này, chúng tôi dự kiến sử dụng cách tiếp cận kết hợp cả định tính và
định lượng.
Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, bám sát
chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước,
đồng thời kết hợp
với các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu kinh tế học hiện đại và dựa trên
kinh nghiệm chống suy thoái của các nước trên thế giới. Với các phương pháp
cụ thể, đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như hệ thống, phân tích,
10
so sánh, tổng hợp, mô hình hoá, lấy ý kiến chuyên gia Trong đó, đề tài chú ý
kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu
định lượng, kết hợp giữa phân tích định tính các chính sách trên cơ sở các lý
thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại với so sánh, phân tích định lượng với các mô hình
toán và kinh tế lượng, đặc biệt là sử dụng mô hình phương trình kinh tế vĩ mô
tuyến tính, các mô hình chuỗi thời gian như vector tự tương quan để
đo lường
tác động của chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác. Cụ
thể, đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4. Kết cấu báo cáo
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, báo cáo tổng kết đề tài bao
gồm 4 chương.
11
Chương 1
CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ NHỮNG TÁC
ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ NƯỚC TA
1.1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu bắt nguồn từ sự sụp đổ của
bong bóng nhà đất ở Mỹ, khi giá nhà đất, sau nhiều năm leo thang đã bắt đầu
chững lại và rơi tự do và tác động lên các tổ
chức tài chính nắm giữ các tài sản
tài chính liên quan đến bất động sản. Cuộc khủng hoảng có thể được coi là bắt
đầu từ tháng 2 năm 2007, khi ngân hàng lớn nhất thế giới vào năm 2008, HSBC,
báo cáo khoản lỗ 10,5 tỷ đô la từ việc nắm giữ các chứng khoán nhà đất dưới
chuẩn. Tháng 6/2007, Bear Stearns, ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 ở Mỹ thông báo
hai quĩ đầu tư của nó ngừng trả tiền. Đến tháng 8, th
ị trường tín dụng toàn cầu
bắt đầu thu hẹp do người ta phát hiện ra các chứng khoán cho vay thế chấp dưới
chuẩn nằm trong danh mục đầu tư của nhiều ngân hàng và quĩ đầu tư toàn cầu.
Nhiều tổ chức ngừng cho vay mua nhà. Cho đến hết năm 2007, ít nhất 100 công
ty cho vay thế chấp nhà đất, hoặc là phải đóng cửa, dừng hoạt động hoặc bị bán.
Giám đốc điều hành của Merill Lynch và Citigroup ph
ải từ chức vào cuối năm
2007.
Sang năm 2008, thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu lao dốc. Sự sụp đổ
của thị trường nhà đất và mức độ thiệt hại lớn gây ra cho các tổ chức tài chính
đã tạo ra sự hoảng loạn trên thị trường và thúc đẩy các nhà đầu tư nhanh chóng
bán tháo các chứng khoán thế chấp nhà đất và các cổ phiếu rủi ro để đổ tiền vào
thị tr
ường hàng hóa, gây ra cuộc khủng hoảng giá lương thực và giá dầu mỏ.
Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ tại New York đã phải bơm
vốn khẩn cấp cho Bear Stearns để tránh cho ngân hàng đầu tư đứng thứ 5 nước
Mỹ khỏi sụp đổ. Tuy nhiên, nỗ lực này cũng không cứu nổi ngân hàng và buộc
Fed phải dàn sếp vụ bán Bear Stearns cho ngân hàng J.P Morgan Chase. Cho
đến tháng 8 năm 2008, các tổ chức tài chính toàn cầu đã phải báo cáo khoản lỗ
12
liên quan đến các chứng khoán gắn với cho vay nhà đất dưới chuẩn lên tới 500
tỷ đô la Mỹ. Đến tháng 11, khoản lỗ tăng lên 750 tỷ đô la và IMF ước tính rằng
các tổ chức tài chính toàn cầu cuối cùng sẽ mất tổng cộng khoảng 1,5 nghìn tỷ
đô la cho các chứng khoán này. Hàng loạt ngân hàng đầu tư và tổ chức tài chính
đứng trước nguy cơ phá sản.
Vào tháng 9 năm 2008, chính phủ Mỹ trực tiếp quốc hữu hóa hai tổ chứ
c
tài chính hỗ trợ mua nhà đất do chính phủ bảo trợ là Fannie Mae và Freddie
Mac. Merrill Lynch, ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ được giàn xếp bán cho
Bank of America. Golman Sachs và Morgan Stanley, hai ngân hàng đầu tư đứng
thứ 2 và thứ 3 nước Mỹ được chính phủ bơm tiền. Sau khi Cục dự trữ liên bang
Mỹ từ chối cứu giúp, Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư đứng thứ 4 tại phố
Wall, đã phải đệ đơn phá sản, đẩy cuộc khủng ho
ảng tài chính ở Mỹ lên đến
mức cực điểm. Trong vòng 2 ngày, 150 tỷ đô la đã bị rút khỏi các quĩ tiền tệ ở
Mỹ. Thị trường tiền tệ đứng trước nguy cơ khủng hoảng thanh khoản. Thu hẹp
thanh khoản trên thị trường tiền tệ của Mỹ, vốn là nơi các ngân hàng và tổ chức
tài chính vay tiền, đẩy hệ thống tài chính toàn cầu đến bờ vực. Cụ
c dữ trữ liên
bang Mỹ và các ngân hàng trung ương các nước phải hành động ngay lập tức.
Trong quí 4 năm 2008, khoảng 2,5 nghìn tỷ đô la đã được bơm vào thị trường
thông qua việc mua lại các tài sản có giá của ngân hàng, đồng thời nâng vốn của
hệ thống ngân hàng thêm 1,5 nghìn tỷ thông qua việc mua cổ phiếu ưu đãi mới
phát hành. Chính phủ Mỹ và các nước đã phải tiến hành trợ giúp các ngân hàng
lớn có nguy cơ phá sản.
Bất chấ
p những nỗ lực, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã nhanh
chóng lan ra khắp toàn cầu. Hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính ở châu
Âu, châu Á bị thua lỗ và đứng trước nguy cơ đóng cửa. Ở Anh, ngân hàng
Northern Rock đã phải xin cứu trợ từ Ngân hàng trung ương Anh và điều này
kéo theo sự hoảng loạn của nhà đầu tư, khiến ngân hàng này phải đóng cửa vào
tháng 9 năm 2007. Ở Đức, chính phủ phải bơm 11,1 tỷ
đô la để giữ cho IKB
Deutsche Industriebank khỏi phá sản do những thua lỗ liên quan đến các khoản
đầu tư vào chứng khoán thế chấp nhà đất. Ở Pháp, ngân hàng BNP Paribas
13
tuyên bố ngừng trả 2,2 tỷ đô la từ các quĩ đầu tư. Cuộc khủng hoảng cũng làm
đất nước Iceland rơi vào phá sản.
Cuộc khủng hoảng tài chính nhanh chóng biến thành cuộc khủng hoảng
kinh tế do hệ thống tài chính chính là mạch máu kinh tế toàn cầu. Khi các ngân
hàng hạn chế cho vay, toàn bộ nền kinh tế bị ảnh hưởng. Kinh tế toàn cầu rơi
vào suy thoái, hàng triệu việc làm bị mất. GDP của Mỹ giảm kho
ảng 6% trong
năm 2009. Kinh tế Anh chịu sự giảm sút mạnh nhất trong 2 thập niên qua, số
người thất nghiệp có thể lên 3 triệu trong năm 2010. Kinh tế Italia rơi vào cuộc
suy thoái mạnh nhất kể từ năm 1992. Kinh tế Nhật rơi vào suy thoái lần đầu tiên
kể từ năm 2001. Tất cả các nước ở tất cả các châu lục đều bị ảnh hưởng. Có thể
nói đây là cuộc đại khủng ho
ảng lớn nhất kể từ những năm 1930 của thế kỉ
trước. Vậy nguyên nhân của cuộc khủng hoảng do đâu?
1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Có nhiều nguyên nhân được cho là đã gây ra cuộc khủng khoảng tài
chính – kinh tế tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng những năm 1930, như sự đổ
vỡ của bong bóng nhà đất, chính sách lãi suất thấ
p, khủng hoảng nợ dưới chuẩn,
những phát triển của hệ thống tài chính tạo ra hệ thống ngân hàng song song
(shadow banking system) hay sự thiếu kiểm soát tài chính. Có người cho
nguyên nhân là thâm hụt kép ngày càng lớn ở Mỹ. Có người lại cho đó là khủng
hoảng tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Trong phần này, chúng tôi đề cập đến một
số nguyên nhân chính, dưới các góc nhìn khác nhau.
1.2.1 Sự đổ vỡ của bong bóng nhà đất và khủng hoảng n
ợ dưới chuẩn
Cho đến gần đây, rất ít người ngoài giới kinh doanh địa ốc biết về các
khoản cho vay dưới chuẩn. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đã khiến
cho công cụ tài chính này trở thành trọng tâm chú ý, do những hậu quả của nó
đối với nền kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu. Điều này thật dễ hiểu bởi cho vay
thế chấp nhà đất dướ
i chuẩn vốn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thế giới tài
chính trong phần lớn lịch sử một phần tư thế kỉ của nó. Vậy cho vay dưới chuẩn
là gì?
14
Hiểu một cách đơn giản, cho vay dưới chuẩn là khoản cho vay đối với
các cá nhân có tiền sử tín dụng yếu kém hoặc có vấn đề. Thông thường, muốn
vay nợ ngân hàng để trả góp mua nhà, người đi vay cần phải có một số vốn để
trả trước một phần, đồng thời phải chứng minh được khả năng tài chính để trả
nợ đều đặn trong suốt quá trình đi vay. Ngân hàng sẽ
xem xét các yếu tố này
cùng với tiền sử vay nợ của khách hàng. Người nào có tiền sử tín dụng kém,
nghĩa là hay trả nợ trễ hạn hoặc từng không có khả năng trả nợ, sẽ có điểm tín
dụng thấp. Điểm tín dụng được sử dụng để phân biệt nợ chuẩn và nợ dưới
chuẩn. Người có điểm tín dụng dưới chuẩn sẽ khó được cho vay.
Công cụ nợ dưới chuẩn nở rộ vào khoảng thời gian sau sự sụp đổ của thị
trường cổ phiếu công nghệ dotcom theo sau vụ tấn công 11/9 và việc Mỹ xâm
lược Irắc và Afghanistan. Trước sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và tình
trạng hoảng loạn sau vụ tấn công trung tâm thương mại thế giới, Cục dự trữ liên
bang Mỹ (FED) phải giảm lãi suất để kích thích n
ền kinh tế. Cho tới mùa hè
năm 2003, lãi suất dự trữ liên bang Mỹ đã xuống mức thấp kỉ lục. Theo sau sự
điều chỉnh lãi suất của FED, các ngân hàng trung ương khác cũng hạ lãi suất để
tránh nền kinh tế nước họ rơi vào trì trệ.
Thông thường, lãi suất giảm sẽ kéo lạm phát đi lên. Tuy nhiên, vào thời
điểm đó, giá cả hàng hóa lại giảm ở hầu hết các nền kinh tế phát tri
ển. Lý do là
việc Trung Quốc gia nhập WTO đã biến nước này trở thành trung tâm sản xuất
sản phẩm giá rẻ của toàn cầu và sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc tràn ngập các
nền kinh tế phát triển. Thậm chí, nhiều nước còn phải lo ngại tình trạng giảm
phát.
Tăng trưởng kinh tế bùng nổ của Trung Quốc cũng làm tăng nhu cầu đối
với dầu mỏ và các nguyên liệu khác, đẩy giá các mặt hàng này tă
ng lên. Kéo
theo đó, thâm hụt thương mại của Mỹ tăng nhanh với hàng tỷ đô la đổ vào
Trung quốc, Trung Đông, Nga và các nước xuất khẩu nguyên liệu khác. Một
phần đáng kể số tiền này lại quay trở lại Mỹ đầu tư khi các nhà đầu tư châu Á
và Trung Đông có thừa tiền mặt. Họ mua trái phiếu kho bạc Mỹ và các tài sản
15
tài chính có độ rủi ro cao hơn khác bao gồm cả các trái phiếu gắn với các khoản
cho vay dưới chuẩn.
Trong bối cảnh lãi suất thấp và dòng tiền đầu tư lớn, các công cụ tài chính
có cơ hội để phát triển. Hàng loạt công cụ tài chính mới ra đời, bao gồm các loại
trái phiếu dựa trên khoản vay thế chấp, các khoản cho vay mua ô tô, nợ thẻ tín
dụng, , được phân loại và cắt xén phù hợp với từng mức độ rủ
i ro. Trước đây,
các khoản cho vay thực hiện rất đơn giản và chỉ bao gồm hai bên: người đi vay
và người cho vay. Ngân hàng sẽ cho cá nhân vay tiền mua nhà và cá nhân sẽ trả
vốn và lãi cho ngân hàng. Nhưng giờ đây, phố Wall nhận ra rằng họ có thể gộp
các khoản vay nợ đó lại và chứng khoán hóa chúng, biến chúng từ một khoản
nợ đơn giản trở thành một chứng khoán có thể mua bán giữa các nhà đầu tư toàn
cầu. B
ước tiếp theo, người ta có thể chia tách các chứng khoán này để chúng có
mức độ rủi ro khác nhau và nhà đầu tư có thể lựa chọn mức độ rủi ro ưa thích.
Những người muốn an toàn sẽ nhận tiền trước, nhưng ở mức lợi nhuận thấp.
Những người mạo hiểm hơn có thể được hưởng mức lợi nhuận cao hơn, ít nhất
là về lý thuyết.
Cho tới giữa th
ập kỉ, hình thức chứng khoán hóa này phát triển cực độ.
Bất cứ tài sản nào gắn với một dòng tiền đều có thể chứng khoán hóa và chia tác
với các mức rủi ro khác nhau, thậm chí cả khoản thu phí cầu đường cũng có thể
được làm theo cách này. Lợi ích của cách làm này quá rõ ràng. Trước đây, mức
tín dụng phụ thuộc vào qui mô của ngân hàng địa phương và khả năng chịu rủi
ro. Cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể khó vay ngân hàng do ngân hàng không
đủ vốn. Gi
ờ đây, ngân hàng có thể chứng khoán hóa khoản vay và bán lại cho
các nhà đầu tư, dùng tiền đó tiếp tục cho vay. Miễn là có các nhà đầu tư đâu đó
chịu mua chứng khoán, ngân hàng chẳng bao giờ phải lo thiếu vốn. Các nhà
quản lý cũng tỏ ra thích thú với hình thức này bởi lẽ dường như rủi ro được
phân chia rộng hơn và nguy cơ khủng hoảng sẽ thấp hơn. Để có lợi nhuận cao,
các nhà đầu tư b
ắt đầu sử dụng đòn bẩy tài chính, nghĩa là đầu tư bằng tiền vay,
nhờ vào mức lãi suất thấp ở mọi nơi trên thế giới.
16
Qua thời gian, thị trường các chứng khoán mới này trở nên ngày càng
phức tạp, trong đó các chúng khoán phái sinh như chứng khoán nợ thế chấp
(CDO) đặc biệt được chú ý. Chứng khoán nợ thế chấp CDO là một chứng khoán
giống như trái phiếu, có dòng tiền thu được từ các trái phiếu khác, các chứng
khoán này lại được gắn với nợ thế chấp hoặc một khoản vay nợ khác. Sự phức
tạp của các chứng khoán này khiế
n cho việc đánh giá rủi ro của chúng trở nên
khó khăn, nếu không nói là không thể. Nhưng nhà đầu tư không quan tâm điều
đó. Họ dựa vào đánh giá của các nhà phân tích ở các tổ chức đánh giá. Thậm
chí, họ có thể mua bảo hiểm cho các chứng khoán này.
Các khoản cho vay thế chấp mua nhà ở Mỹ vốn là các khoản cho vay khá
an toàn. Giá nhà ở Mỹ cũng chưa từng giảm kể từ sau thế chiến thứ hai. Hơn
nữ
a, thị trường này có qui mô hảng nghìn tỷ đô la. Điều đó khiến các nhà đầu tư
tìm thấy ở đây vô số cơ hội chứng khoán hóa các khoản vay. Khi dòng vốn đổ
vào, chi phí vay nợ giảm xuống và việc vay tiền mua nhà trở nên dễ dàng hơn
bao giờ hết. Những người có tiền sử tín dụng kém, vốn trước đây khó có thể vay
tiền thì nay hoàn toàn có thể vay mua nhà.
Giá nhà vì thế tăng nhanh, và khi nó tăng nhanh nó lại càng thu hút người
vay mua nhà. Ng
ười ta tìm thấy cơ hội lợi nhuận lớn từ việc mua nhà bằng tiền
vay thế chấp. Ai cũng nghĩ rằng giá nhà sẽ tiếp tục gia tăng và đầu tư vào nhà
đất là khoản đầu tư sinh lợi nhất, trong bối cảnh thị trường chứng khoán còn
đang èo uột. Thị trường nhà đất bùng nổ và kéo nền kinh tế ra khỏi tình trạng trì
trệ. Điều này đúng với mong muốn củ
a FED khi họ hạ lãi suất.
Cho đến giữa năm 2004, thị trường nhà đất bùng nổ cùng với nền kinh tế
hồi phục mạnh thuyết phục FEB từ bỏ chính sách lãi suất thấp. Thị trường nhà
đất mất chỗ dựa từ nguồn vốn rẻ.
Dấu hiệu thị trường nhà đất hạ nhiệt bắt đầu vào đầu năm 2005. Giá
ngừng tăng và nhiều người không thể bán
được nhà. Để cứu vãn tình hình,
những tổ chức cho vay thế chấp tìm cách kéo dài cơn sốt nhà đất. Họ giới thiệu
một công cụ mới là các khoản vay thế chấp có lãi suất thay đổi (ARM) để thu
hút thêm nhiều khách hàng vay mua nhà tiềm năng mới. Công cụ này cho phép
17
giảm số tiền phải trả hàng tháng, ít nhất trong thời kì đầu (thường là 2 năm).
Người vay chỉ phải trả rất ít tiền ban đầu. Thậm chí, họ không cần chứng minh
khả năng trả nợ. Rõ ràng hành động này cực kì rủi ro. Tuy nhiên, miễn là giá
nhà tiếp tục tăng, người vay có thể bán nhà sau đó để trả nợ và có lãi. Cách làm
này đã giúp hỗ trợ giá nhà trong một thời gian. Tuy nhiên, giá nhà tăng cộng với
lãi suất tă
ng khiến cho việc sở hữu nhà thêm khó khăn. Các nhà xây dựng thì
vẫn tiếp tục lạc quan về thị trường nhà đất. Số nhà xây dựng mới tiếp tục tăng.
Cuối cùng, bong bóng nhà đất sụp đổ vào cuối năm 2006 và nhiều tổ
chức cho vay chịu thiệt hại lớn, rơi vào phá sản. Không ai còn muốn mua các
chứng khoán gắn với khoản vay thế chấp. Cho đến cuối mùa xuân 2007, thiệt
hại đã lớ
n đến mức, các tổ chức ngân hàng đầu tư uy tín phải thông báo rằng các
quĩ đầu tư của họ, vốn đã đầu tư lớn vào các chứng khoán vay thế chấp có nguy
cơ sụp đổ. Khi qui mô thiệt hại của cuộc khủng hoảng vay nợ dưới chuẩn tăng
lên, cuộc khủng hoảng dưới chuẩn mở rộng ra qui mô toàn cầu.
Tuy nhiên, thiệt hại không chỉ giới hạn trong các chứng khoán vay th
ế
chấp. Thị trường tiền tệ toàn cầu nhanh chóng bị ảnh hưởng. Thanh khoản co
lại. Các quan hệ vay nợ ngắn hạn liên ngân hàng bị cắt đứt. Áp lực giờ đây đè
nặng lên các ngân hàng. Họ không chỉ khó huy động vốn mà còn chịu thiệt hại
nặng nề với số chứng khoán thế cấp nắm giữ. Hơn thế, các chứng khoán rủi ro
cao khác cũng bị ảnh hưởng. Tín d
ụng co thắt bởi ngân hàng bị hạn chế khả
năng cho vay.
Cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh vào đầu năm 2008 khi có các tin đồn về
khả năng thanh khoản của các ngân hàng đầu tư lớn ở phố Wall. Những ngân
hàng này mua bán chứng khoán tự doanh và cho khách hàng với tỷ lệ đòn bẩy
cao, trong đó có các chứng khoán cho vay thế chấp dưới chuẩn. Không giống
các ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu tư dựa vào vốn củ
a các tổ chức
tài chính khác để đầu tư. Khi các tổ chức này ngừng cung cấp vốn, các ngân
hàng đầu tư chỉ có cách rơi vào tình trạng phá sản. Ngân hàng đầu tư Bear
Stearns lâm vào tình trạng như vậy. FED đã phải dàn xếp việc bán Bear Stearns
18
cho ngân hàng J.P Morgan Chase do lo ngại sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư này
sẽ khởi đầu sự sụp đổ của hệ thống tài chính.
Hành động của FED và các cơ quan chính phủ đã quá muộn. Toàn bộ hệ
thống tài chính đã rơi vào khủng hoảng kéo theo sự co thắt tín dụng tác động
đến toàn bộ nền kinh tế. Không chỉ những khoản cho vay dưới chuẩn gặp vấn
đề. Ngay cả những doanh nghiệp tố
t cũng khó có thể có được tín dụng. Tín
dụng là dòng máu của nền kinh té và khi tín dụng bị đóng băng, nền kinh tế suy
thoái. Thất nghiệp gia tăng. Tất cả tạo ra vòng xoáy tác động lẫn nhau đẩy nền
kinh tế đi xuống.
1.2.2 Hệ thống tài chính phát triển và sự thiếu kiểm soát hệ thống tài
chính
Bong bóng nhà đất có lẽ đã không xảy ra nếu các tổ chức tài chính không
tích cực thực hiện các hoạt động cho vay đầ
y rủi ro trong thị trường bất động
sản. Ngay cả khi nó xảy ra, ảnh hưởng của sự đổ vỡ bong bóng có lẽ đã không
làm suy sụp cả hệ thống tài chính, nếu như các tổ chức tài chính không tham gia
đầu tư mạo hiểm và góp phần vào việc phát tán các rủi ro. Vì thế, trong khi thị
trường nhà đất lao dốc và nợ dưới chuẩn là nguyên nhân trực tiếp khơi mào cho
khủng hoảng, chính những phát triển mới trong hệ th
ống tài chính hình thành hệ
thống tài chính song song và chính sách và sự quản lý lỏng lẽo của chính phủ là
nguyên nhân để khủng hoảng có thể xảy ra và lan rộng.
Cuộc khủng hoảng thực chất là cuộc khủng hoảng tín dụng và hình thành
thông qua các công cụ tài chính dẫn xuất (derivatives). Công cụ dẫn xuất là các
hợp đồng cho phép các công ty mua bán rủi ro xuất phát từ một hay một số tài
sản khác, chẳng hạn như các hợp đồng ngoại tệ tương lai cho phép mua ngoài tệ
ở một tỉ giá nào đó trong tương lai. Sự phát triển của hệ thống tài chính những
năm gần đây đã làm sản sinh ra nhiều công cụ tài chính dẫn xuất mới, phức tạp
hơn và cũng rủi ro hơn, chẳng hạn như các hợp đồng tráo đổi rủi ro tín dụng
trao tay CDS. Đây là một thỏa thuận trong đó người mua sẽ thanh toán tiền cho
người bán để đổi lại việc s
ẽ nhận được một khoản bồi hoàn nếu một khoản vay
hoặc trái phiếu bị vỡ nợ.
19
Các công cụ dẫn xuất tín dụng cho phép người cho vay (ngân hàng và các
tổ chức tài chính cho vay) chuyển rủi ro tín dụng cho bên thứ ba, chẳng hạn các
quĩ đầu tư. Nếu được sử dụng hợp lý, các công cụ dẫn xuất rất hữu ích cho phép
phân bổ rủi ro hiệu quả và tất cả các bên đều có lợi. Vấn đề chính ở đây là việc
lạm dụng nó để né tránh các qui định quản lý bảo vệ nhà đầu tư và công chúng,
những người không có đủ thời gian hoặc khả năng để nắm bắt rủi ro. Trong
trường hợp tốt, việc né tránh các qui định có thể đem lại lợi nhuận cao. Trong
trường hợp ngược lại, người trả giá là nhà đầu tư và người gửi tiền tại ngân
hàng.
Các công cụ chứng khoán dẫn xuất đã xuất hiện từ lâu nhưng chỉ bùng nổ
mạnh mẽ vào thập kỉ
1990 và 2000, đặc biệt là các chứng khoán gắn với cho
vay thế chấp. Nhờ công cụ này, các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư,
các tổ chức môi giới thế chấp hay các tổ chức được chính phủ hậu thuẫn như
Fannie Mae và Freddie Mac tránh được sự quản lý. Lẽ ra, các tổ chức thẩm định
như Moody, Fitch và Standard & Poor’s phải đứng ra cảnh báo về những rủi ro.
Tuy nhiên, những tổ chức này thường cho điểm cao đối vớ
i các chứng khoán vì
họ sẽ thu được khoản phí hậu hĩnh từ đó và tạo được mối quan hệ để tiếp tục
làm ăn trong tương lai. Hơn nữa, với các công cụ dẫn xuất ngày càng phức tạp,
các tổ chức này cũng gặp khó khăn trong việc thẩm định mức độ rủi ro do chưa
có kinh nghiệm về chúng trong quá khứ.
Trong khi các công cụ tài chính rủi ro phát triển nở rộ cùng với sự
liều
lĩnh của các tổ chức tài chính, rủi ro đạo đức gắn với các tổ chức này đã tiếp sức
cho chúng. Vấn đề là các nhân viên có lợi lớn khi tiến hành các hoạt động rủi ro
đem lại lợi nhuận cao, trong khi hầu như không bị trừng phạt. Nhà môi giới cho
vay thế chấp sẵn sàng môi giới các hợp đồng gian dối bởi vì anh ta có thể được
tiền từ việc môi giới cho vay nhưng ch
ẳng hề có trách nhiệm khi có vấn đề với
khoản vay. Các nhân viên ngân hàng cũng có thể được thưởng lớn nếu các hợp
đồng cho vay thành công, nhưng khi có vấn đề thì bản thân ngân hàng phải chịu
thiệt hại chứ không phải họ. Chẳng hạn, vào năm 2007, năm ngân hàng đầu tư
lớn nhất nước Mỹ đã chỉ 38 tỷ đô la tiền thưởng cho nhân viên.
20
Trong khi đó, các cơ quan quản lý không theo kịp các tổ chức cho vay,
những người luôn tìm cách trốn tránh sự kiểm soát. Hoạt động cho vay thế chấp
giờ đây không chỉ được thực hiện bởi các tổ chức cho vay truyền thống như
ngân hàng thương mại mà cả các tổ chức tái chính khác, trong đó có các tổ chức
đầu tư tín thác bất động sản, tạo nên cái gọi là “hệ thống ngân hàng song song”.
Quan trọng hơn, FED cũng không muốn ki
ểm soát bởi tư tưởng phi điều tiết
đang thắng thế trong lòng tổ chức này. Chẳng hạn, vào năm 1994, quốc hội Mỹ
thong qua luật sở hữu nhà và bảo vệ vốn nhằm kiềm chế các hoạt động cho vay
rủi ro.Theo đó, FED hoàn toàn có thể kiểm soát hoạt động cho vay dưới chuẩn,
nhưng Alan Greenspan, chủ tịch FED lúc đó đã từ chối thực hiện. Tư tưởng tự
do của FED còn thể hiện ở chỗ tổ chức này đã từng bước nới lỏng đạo luật
Glass Steagall, vốn được xây dựng sau Đại suy thoái để ngăn các ngân hàng
thương mại tham gia vào các hoạt động rủi ro của ngân hàng đầu tư. Đạo luật
này cuối cùng cũng được Quốc hội Mỹ bãi bỏ, mở đường cho các ngân hàng
thương mại tham gia vào các lĩnh vực tài chính khác, bao gồm ngân hàng đầu tư
và bảo hiể
m. Đạo luật mới thay thế đã đưa nhiều công cụ tài chính, trong đó có
công cụ hoán đổi rủi ro tín dụng CDS, ra khỏi tầm kiểm soát của FED. Ngoài ra,
FED cũng gián tiếp đổ dầu vào bong bóng nhà đất và cơn lốc đầu tư bằng chính
sách lãi suất thấp. Mặt khác, FED cũng tin vào sự đánh giá của các tổ chức đánh
giá tín nhiệm đánh giá về rủi ro của các loại chứng khoán và mức độ an toàn của
các tổ
chức tài chính, mà như chúng ta đã biết, các tổ chức này đã không hoàn
thành nhiệm vụ đánh giá chính xác rủi ro.Tư tưởng tự do và phi điều tiết hóa
không chỉ tồn tại trong FED mà trong hầu hết cơ quan chính phủ lúc đó. Năm
2004, năm ngân hàng đầu tư lớn đã vận động Ủy ban chứng khoán Mỹ nới lỏng
các qui định hạn chế số lượng nợ của bộ phận môi giới, cho phép các ngân hàng
khai thác hàng tỷ đô la dự trữ dùng để dự phòng rủi ro. Hành động này đồng
thời cũng lấy đi công cụ bảo vệ của các ngân hàng. Nhờ đó, các ngân hàng đầu
tư đã tăng tỷ lệ nợ trên vốn lên tới 20, 25 lần, thậm chí hơn.
Việc các cơ quan quản lý không theo kịp sự phát triển của hệ thống tài
chính, với những tổ chức mới và công cụ tài chính mới, cộng v
ới việc quản lý
21
lỏng lẻo, đã tạo cơ sở cho các hoạt động đầu tư, cho vay đầy rủi ro diễn ra mạnh
mẽ, tạo ra bong bóng nhà đất, bong bóng tín dụng và lan truyền rủi ro ra khắp
nền kinh tế và ra toàn cầu. Sự đổ vợ của thị trường nhà đất chỉ là mồi lửa đốt
cháy cả hệ thống mà vốn sớm hay muộn cũng sẽ tạo ra khủng hoảng.
1.2.3 Nguyên nhân sâu xa của khủng ho
ảng kinh tế theo quan niệm
của chủ nghĩa Mác – Lênin
Lý luận trung tâm của kinh tế chính trị Mác - Lê Nin từ lâu đã chỉ ra qui
luật diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Theo đó, khủng hoảng là bản chất
của chủ nghĩa tư bản. Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng là mâu thuẫn không
thể giải quyết của chủ nghĩa tư bản, giữa tính chất xã hội hóa ngày càng tă
ng
của lực lượng sản xuất và tính chất tư hữu của quan hệ sản xuất. Nguyên nhân
cuối cùng của mọi cuộc khủng hoảng thật sự trong chủ nghĩa tư bản bao giờ
cũng vẫn là sự nghèo khổ của quần chúng và tính chất hạn chế tiêu dùng của họ,
đối lập với cái xu hướng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là muố
n phát triển
các lực lượng sản xuất tự hồ như chúng chỉ bị hạn chế bởi sức tiêu dùng tuyệt
đối của xã hội mà thôi
2
. Điều này khiến cho chủ nghĩa tư bản liên tục gặp phải
các cú sốc khủng hoảng có tính chu kì, với qui mô ngày càng lớn hơn. Những
biện pháp chữa chạy của chủ nghĩa tư bản chỉ có tác dụng tạm thời, nhưng
không thể chữa khỏi căn bệnh này, bởi vì cuộc khủng hoảng là người bạn đời
không thể tránh khỏi của phương thức sản xu
ất tư bản chủ nghĩa, chúng đang
tạo cơ sở cho những cuộc khủng hoảng mới sâu sắc hơn và sẽ dẫn chủ nghĩa tư
bản đến chỗ diệt vong
3
.
1.3. Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến kinh tế nước ta
Trong khi các nước phát triển lâm vào suy thoái và khủng hoảng, những
người dân nghèo ở các nước đang phát triển còn dễ tổn thương hơn nhiều. Lúc
đầu, người ta nghĩ rằng các nước đang phát triển sẽ không bị ảnh hưởng nhiều,
do chưa hội nhập vào hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng khi cuộc khủng hoảng
2
Mác – Ăng ghen toàn tập, tập 25, phần II, chương 30, trang 43-44.
3
Lênin toàn tập, tập 5, trang 17.
22
từ hệ thống tài chính lan rộng ra toàn bộ nền kinh tế, các nước đang phát triển
không tránh khỏi ảnh hưởng. Tốc độ tăng trưởng giảm cùng với tỷ lệ thu nhập
thấp khiến nhiều hộ gia đình đứng trước thảm họa nghèo đói.
Trong khoảng thời gian giữa 2002 và 2007, các nước này tăng trưởng khá
tốt do thương mại toàn cầu bùng nổ, nguồn vốn đầu tư nước ngoài
đổ vào và giá
nguyên vật liệu và sản phẩm sơ chế tăng cao. Vào năm 2007, vốn đầu tư đổ vào
các nước đang phát triển lên tới 1,2 nghìn tỷ đô la, gấp sáu lần so với đầu thập
kỉ, chủ yếu là dưới dạng đầu tư trực tiếp FDI. Cuộc khủng hoảng nổ ra khiến
nguồn vốn này giảm xuống chỉ còn 363 tỷ trong năm 2009. Lượng kiều hối
chuy
ển về cũng giảm 7,3% trong năm 2009, xuống còn 305 tỷ đô la. Tăng
trưởng GDP bình quân cũng giảm từ 8,1% năm 2007 xuống 5,9% năm 2008 và
1,2 % trong năm 2009. Điều này kéo theo 30 triệu công nhân mất việc làm, theo
báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế. Một dự báo cho thấy tăng trưởng chậm
hơn đã khiến có thêm 53 triệu người bị mắc kẹt trong cảnh nghèo đói. Cuộc
khủng hoảng kinh tế qu
ốc tế do vậy có nguy cơ biến thành cuộc khủng hoảng
nhân đạo ở nhiều nước đang phát triển.
Là một nước đang phát triển với những thành quả của công cuộc đổi mới
và mở cửa, nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và
thế giới, mặc dù không chịu tác động trực tiếp từ sự đổ vỡ thị trường nhà đấ
t và
nợ dưới chuẩn của Mỹ, Việt nam không thể tránh khỏi những ảnh hưởng do sự
suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là suy thoái kinh tế tại những nước bạn hàng
và đối tác. Cụ thể, cuộc khủng hoảng tác động vào nước ta qua hai kênh chính
mà qua đó nền kinh tế nước ta gắn kết với bên ngoài: đó là 1) kênh chu chuyển
hàng hóa, dịch vụ - hay kênh thương mại quốc tế và 2) kênh chu chuyển vốn,
bao gồm c
ả vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
1.3.1 Tác động qua kênh xuất nhập khẩu
Chu chuyển hàng hóa là một kênh lan truyền quan trọng của khủng
hoảng. Cần phải thấy rằng xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của
nước ta, trong đó thị trường xuất khẩu chủ lực là Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản
thì đều phải gánh chịu khủng hoả
ng nặng nề. Kinh tế suy thoái khiến cho người
23
dân thắt chặt chi tiêu, các nhà máy thu hẹp sản xuất làm cho nhu cầu nhập khẩu
hàng hóa tiêu dùng cũng như các loại nguyên vật liệu thô từ nước ta giảm mạnh.
Các thị trường khác như Trung Quốc và các nước trong khu vực, tuy không trực
tiếp dính khủng hoảng, nhưng cũng bị thu hẹp sản xuất do không xuất được
hàng đi các thị trường trên, nên cũng giảm nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước
ta. Xuất khẩ
u giảm kéo theo nhập khẩu cũng giảm, vì một hàng hóa, nguyên
liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt
nam, đặc biệt trong các ngành công nghiệp gia công như dệt may, da giầy, đồ
gỗ, … Cụ thể, xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm nhanh. Ngay trong quý 1 năm
2009, xuất khẩu chỉ còn tăng 2,42% trong khi nhập khẩu giảm tới 45%. Tính
chung cả năm, xuất khẩu giả
m 8,9% và nhập khẩu giảm 13,3%, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu giảm 11,4%. Điều đáng nói là trong 10 năm trước khủng
khoảng, tức là từ 1999-2008, cả xuất nhập khẩu đều đã tăng với tốc độ cực kì ấn
tượng, bình quân trên 20%/năm (xem Bảng 1).
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 1999 – 2009 (%)
Năm Tổng kinh ngạch Xuất khẩu Nhậ
p khẩu
1999 11.6 23.3 2.1
2000 29.4 25.5 33.2
2001 3.7 3.8 3.7
2002 16.7 11.2 21.8
2003 24.6 20.6 27.9
2004 28.7 31.4 26.6
2005 18.4 22.5 15
2006 22.4 22.7 22.1
2007 31.4 21.9 39.8
2008 28.8 29.1 28.6
Sơ bộ 2009 -11.4 -8.9 -13.3
Trung binh 1999-2008 21.57 21.2 22.08
Nguồn: Tổng cục thống kê
Xuất khẩu giảm không chỉ là do sự suy giảm nhu cầu về lượng mà cả sự
suy giảm về giá. Giá hàng hóa xuất khẩu đã giảm nhanh, do nhu cầu ảm đạm
hơn và khả năng chi trả của khách hàng cũng thấp hơn. Cụ thể, ta thấy so với
giá xuất khẩu năm 2008, giá xuất khẩu năm 2009 giảm 11,9%, trong đó, giảm
mạnh nhất là nhóm hàng tư liệu sản xuất, gồm nguyên, nhiên v
ật liệu (-31,5%)
24
và máy móc phụ tùng (-11,8%). Nhóm hàng tiêu dùng xuất khẩu của nước ta,
vốn chủ yếu là những mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, cũng giảm gần
4% về giá. Cũng lưu ý rằng trước thời điểm khủng hoảng, giá xuất khẩu tăng
đều đặn mỗi năm, trung bình khoảng 13,4% trong giai đoạn năm năm 2004-
2008, trong đó giá tăng mạnh nhất lại cũng chính là nhóm hàng hóa tư liệ
u sản
xuất (24,6%).
Bảng 2: Tốc độ tăng giá xuất khẩu 2004 – 2009 (%)
2004 2005 2006 2007 2008
Tb
2004-08
2009
Chỉ số chung
12 13.9 7.3 7.2 24.8
13,4
-11.9
Hàng tiêu dùng
4.1 4.1 3.6 5.8 15.8
6,7
-3.7
• Lương thực, thực phẩm
6.6 8.7 6.6 10.8 26
11,7
-6.2
• Khác
1.3 -0.1 1.1 1.8 7.3
2,3
-1.6
Tư liệu sản xuất
26.6 32.4 14.2 8.7 40.9
24,6
-29
• Nguyên, nhiên vật liệu
27.8 34.2 15.1 9.4 43.8
26,1
-31.5
• Máy móc, phụ tùng
-2.1 0.5 0.5 5.2 12.1
3,2
-11.8
Nguồn: Tổng cục thống kê
Xuất khẩu giảm khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu lao
đao, phải thu hẹp, thậm chí đóng cửa sản xuấtvà cùng với họ là nông dân, công
nhân thiếu việc làm, thu nhập giảm. Chẳng hạn, nhà máy đồ gỗ Figra 100% vốn
Nhật bản đã phải đóng cửa sau 4 năm hoạt động vì không kí nổi hợp đồng nào
cho năm 2009. Một loạt dây chuyền sản xuất của các hãng lớ
n như Canon,
Panasonic ở Việt nam cũng phải dừng hoạt động vì thiếu đơn hàng. Với ngành
cà phê, giá cà phê xuất khẩu FOB tại thành phố Hồ Chí Minh đang từ 2520
USD/tấn vào tháng 2/2008, giảm xuống 2000 USD/tấn vào tháng 9 và tiảm tiếp
xuống 1480 USD/tấn vào tháng 11/2008. Điều này kiến cho giá thu mua café
trong nước sụt giảm mạnh, từ mức 40-42 nghìn/kg rơi xuống 24-25 nghìn/kg.
Vì thế, với mỗi tấn café, nông dân mất 14-16 triệu đồng. Nhiều nông dân rơi
vào cả
nh nợ nần, trắng tay.
Sự suy giảm của xuất khẩu gây hiệu ứng lan truyền cho cả nền kinh tế do
xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP nước ta. Tổng cầu giảm mạnh đẩy
khiến tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm.
25
1.3.2 Tác động qua kênh đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài
Bên cạnh kênh tác động vào tổng cầu thông qua xuất nhập khẩu, cuộc
khủng hoảng còn tác động vào nước ta qua kênh chu chuyển vốn đầu tư. Đầu tư
nước ngoài là một nguồn vốn đầu tư phát triển quan trọng trong nền kinh tế
nước ta. Bảng 3 cho thấy, năm 2008, vốn đầu tư nước ngoài chiếm 30% tổng số
vốn đầ
u tư phát triển. Ở một số địa phương, tỷ trọng đóng góp của vốn đầu tư
nước ngoài chiếm trên 50% GDP địa phương. Do đó, dễ hiểu khi các nước bị
khủng hoảng, nhà đầu tư sẽ giảm hoặc chấm dứt đầu tư ra nước ngoài. Hơn thế,
họ còn rút bớt tiền đầu tư gián tiếp về nước để bù đắp thiệt hạ
i do khủng hoảng.
Cụ thể vốn đầu tư trực tiếp đăng kí vào nước ta trong quí 1 năm 2009 đã giảm
60% so với cùng kì năm 2008. Vốn đầu tư thực hiện từ các doanh nghiệp có vốn
nước ngoài giảm gần 9%, do các công ty mẹ ở nước ngoài đều đang gặp khó
khăn, thiếu vốn và phải thu hẹp sản xuất, do thị trường nước ngoài bị thu hẹp.
Các ngân hàng nước ngoài cũng thắ
t chặt tín dụng khiến các doanh nghiệp
không có vốn giải ngân. Lưu ý rằng trước đó, trong khoảng thời gian từ 1999 –
2008, nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã tăng trưởng
rất ấn tượng, trên 20% năm (Bảng 4). Nguồn vốn đầu tư gián tiếp cũng chững
lại và có dấu hiệu rút bớt ra khỏi nước ta. Theo tác giả Phạm Thị Thanh Bình
trên Báo điện tử
Đảng cộng sản Việt nam, chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm
2009, đã có 500 triệu đô la vốn đầu tư gián tiếp rút ra khỏi Việt nam. Trước đó,
khoảng 600 triệu đô la đã bị rút ra trong năm 2008.
Bên cạnh kênh vốn đầu tư, một số nguồn tiền khác trong cán cân vãng lai
cũng suy giảm. Nguồn kiều hối có giảm do khó khăn ở các nền kinh tế phát
triển khiến Việt kiều không có nhiều tiề
n gửi về nước. Tuy nhiên, với mức kiều
hối 6,8 tỷ đô la năm 2009, chỉ giảm 400 triệu đô so với mức 7,2 tỷ năm 2008, có
thể nói mức giảm của kiều hối ít hơn so với nhiều người lo ngại hồi đầu năm.
Khi đó, người ta dự đoán rằng kiều hối sẽ giảm tới 15-20%.
1.3.3 Tác động lên tổng thể nền kinh tế
Thông qua tác độ
ng vào hai kênh chính là xuất nhập khẩu và đầu tư nước
ngoài, tổng cầu của nền kinh tế bị suy giảm mạnh, kéo theo sự suy giảm chung