Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.5 KB, 18 trang )

Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lý luận
Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng CSVN đã xác định
con người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và
bền vững. Giáo dục là nhân tố tạo ra nguồn lực con người thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và thực hiện lý tưởng XHCN “Dân giàu, nước mạnh- xã hội công
bằng dân chủ, văn minh”. Đảng ta đã khẳng định: “Để đáp ứng yêu cầu về con
người và nguồn nhân lực, nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về
giáo dục và đào tạo”
Trước yêu cầu cấp bách của việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ cơng
nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước theo định hướng XHCN, Luật giáo dục Việt Nam
2005 đã xác định mục tiêu giáo dục tiểu học là: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học
sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên
trung học cơ sở.” Giáo dục đạo đức là một trong những nhiệm vụ giáo dục hàng đầu
của nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng. Bởi lẽ, đó là một trong
những mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. Đặc biệt trong cơ chế thị trường
hiện nay thì giáo dục đạo đức lại là một nội dung giáo dục cần thiết và quan trọng
hơn bao giờ hết vì thơng qua giáo dục đạo đức thì học sinh sẽ được trang bị những
kiến thức, kinh nghiệm, thái độ đúng mức trong việc lựa chọn hành vi ứng xử phù
hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Page 1 of 38


Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.


Trong nhà trường tiểu học, việc giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện
thơng qua hai con đường cơ bản. Đó là tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và
dạy học các môn học, đặc biệt là môn đạo đức.
Mơn đạo đức có vai trị quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ở cả ba mặt
ý thức, thái độ, hành vi theo các chuẩn mực hành vi đạo đức mà xã hội yêu cầu ở
học sinh. Môn đạo đức ở tiểu học giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục cơ sở
ban đầu những phẩm chất đạo đức cho người học sinh – người lao động mới.
Việc dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức giúp cho học sinh được học đi
đôi với hành, được thực hành trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết phù hợp với
lứa tuổi. Chính nhờ có sự trải nghiệm này mà học sinh sẽ tích lũy được nhanh chóng
các kinh nghiệm ứng xử đúng đắn trong các tình huống khác nhau, ở trường, ở nhà
và ở ngoài xã hội. Từ đó giúp các em hình thành các quan điểm niềm tin và tình cảm
Trong dạy học mơn đạo đức, việc dạy kĩ năng sống rất quan trọng. Bởi lẽ, học
sinh của chúng ta hiện nay chịu rất nhiều tác động từ nhiều phía khác nhau: từ thầy
cơ, ơng bà, anh chị em, bạn bè, thông tin đại chúng. Tất cả các yếu tố này có yếu tố
tiêu cực và tích cực. Mà đối với học sinh lớp 1, vốn kinh nghiệm sống của các các
em cịn ít, một số thói quen hành vi chưa ổn định nên rất dễ bị những ảnh hưởng xấu
tác động lôi cuốn và phân tán. Trong khi đó, chương trình mơn đạo đức lớp 1 lại có
những chuẩn mực hành vi thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của gia đình. Vì vậy,
cần dạy kĩ năng sống để giúp học sinh có ý thức, thái độ, hành vi đúng để từ đó
nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trong thực tiễn dạy học môn đạo đức ở trường tiểu học cho thấy giáo viên rất ít
khi dạy kĩ năng sống, giáo dục chỉ bó hẹp ở bài học, việc học thực hiện đúng các
Page 2 of 38


Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.

chuẩn mực hành vi hay không giáo viên không cần biết. Bên cạnh đó, việc đánh giá

khơng thường xun, khơng cập nhập cịn mang tính đối phó.
Mặt khác, nhiều gia đình mải lo cơng việc làm ăn, kinh doanh, họ có q ít thời
gian và cũng không coi trọng thời gian giáo dục con cái, hướng dẫn kiểm tra việc
học tập giao lưu bạn bè của chúng, uốn nắn cách cư xử xã hội. Họ phó mặc giáo dục
cho hệ thống nhà trường với ý nghĩ đơn giản chỉ cần cung cấp cho con cơm no, áo
đẹp, có tiền giải trí.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là:
Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp
1.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống là vấn đề nghiên cứu không còn mới ở Việt
Nam :
+ Năm 1996, thuật ngữ kĩ năng sống được biết đến thông qua cách tiếp cận về
4 trụ cột trong giáo dục của thế kỉ 21: “Học để biết, học để làm, học để cùng
chung sống, học để tự khẳng định”. Sau đó, thuật ngữ này được đề cập đến
trong chương trình UNICEF tại Việt Nam: “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ
sức khỏe và phịng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngồi nhà
trường”.
+ Năm 2000, theo chương trình hành động “Giáo dục cho mọi người” tại diễn
đàn giáo dục thế giới, giáo dục kĩ năng sống đã được xem như một nội dung
của chất lượng giáo dục thế giới, giáo dục kĩ năng sống đã được xem như một
nội dung của chất lượng giáo dục mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
+ Năm 2003, các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục ở Việt Nam mới hiểu đầy
đủ hơn về Kĩ năng sống sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống”
do UNESCO tổ chức tại Hà Nội.
Page 3 of 38


Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.


+ Năm 2005, nhóm tác giả của Viện chiến lược và chương trình giáo dục đã
có cơng trình nghiên cứu đầu tiên: “Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam”.
Trong cơng trình nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập đến các nội dung cơ
bản: các quan điểm về kĩ năng sống; cơ sở pháp lý của giáo dục kĩ năng sống
ở Việt Nam; giáo dục kĩ năng sống ở các bậc học; cách thức giáo dục kĩ năng
sống; đánh giá về giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam; những thách thức và
định hướng giáo dục kĩ năng sống trong tương lai. Đây là cơng trình nghiên
cứu quan trọng, làm cơ sở, nền tảng cho các cơng trình nghiên cứu tiếp theo
về kĩ năng sống ở Việt Nam.
+ Ở bậc Tiểu học, vấn đề giáo dục kĩ năng sống đã được quan tâm nhưng chỉ
được thực hiện tích hợp thơng qua các mơn học trong nhà trường. Đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói
chung, cho học sinh tiểu học nói riêng. Có thể kể ra đây một số cơng trình
nghiên cứu như:
1. Nguyễn Thanh Bình: Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống. NXB
Đại học Sư phạm, 2009
2. Nguyễn Thị Thu Hằng : Một số vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh Tiểu học. Tạp chí giáo dục số 204 (kì 2 – 12/2008)
3. Đỗ Khánh Nam: Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học mơn
Khoa học nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Tạp chí
giáo dục số 206 (kì 2 – 1/2009)
4. Nguyễn Đức Thạc: Rèn kĩ năng sống cho học sinh – một cách tiếp cận
về chất lượng, hiệu quả giáo dục. Tạp chí giáo dục số 226 (kì 2 –
11/2009)
5. Phan Thanh Vân: Giáo dục kĩ năng sống – Điều cần cho trẻ. Tạp chí
giáo dục số 225 (kì 1- 11/2009)
Ngồi ra cịn rất nhiều tác giả nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống ở
Page 4 of 38



Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học mơn đạo đức lớp 1.

nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, khi nói đến việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh tiểu học, các tác giả mới chỉ đề cập đến sự cần thiết phải giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh như thế nào mà chưa đi sâu tìm hiểu thực trạng
thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thơng.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh lớp 1 thông qua dạy học môn Đạo đức. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh thông qua môn học này.
4. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong
dạy học môn đạo đức lớp 1
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các vấn đề lý luận của đề tài (Kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống, giáo
dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức…)
- Tìm hiểu thực trạng về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua
dạy học mơn Đạo đức
- Phân tích ngun nhân của thực trạng và đề xuất một số biện pháp để khắc phục
thực trạng và nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phân tích, tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
Page 5 of 38



Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thống kê toán học

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiến
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KĨ NĂNG SỐNG
a. Khái niệm kĩ năng sống
Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống (KNS):
-Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và
tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức
của cuộc sông hàng ngày.
- Theo UNICEF, KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới.
Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và
kĩ năng.
- Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), KNS
gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết; Học làm người; Học để sống với
người khác; Học để làm.
Từ những qua niệm trên đây, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ
thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kĩ năng
tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống,
học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của
Page 6 of 38


Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.


mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng
ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
b. Phân loại kĩ năng sống
Có nhiều cách phân loại KNS:
- Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể xem KNS gồm các kĩ năng cốt lõi sau:
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề
+ Kĩ năng suy nghĩ/ tư duy phê phán
+ Kĩ năng giao tiếp hiệu quả
+ Kĩ năng ra quyết định
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo
+ Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân
+ Kĩ năng tự nhận thức/ tự trọng và tự tin của bản than, xác định giá trị
+ Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng
+ Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc
- Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, KNS thường được phân
loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:
+ Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các KNS cụ thể như: tự
nhận thức, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin …
+ Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác bao gồm các KNS cụ thể như:
giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm
thông, hợp tác …
Page 7 of 38


Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học mơn đạo đức lớp 1.

+ Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả bao gồm các KNS cụ thể như:
tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải
quyết vấn đề …

Trên đây chỉ là một số trong các cách phân loại KNS. Tuy nhiên, mọi cách phân
loại đều chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, các KNS thường khơng hồn tồn
tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau. VD để đạt được mục tiêu cần phối
hợp các kĩ năng sau: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ …
2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức
Việc giáo dục KNS trong môn Đạo đức nhằm: Bước đầu trang bị cho HS các
KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi tiểu học, giúp các em biết sống và ứng xử phù
hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo
bạn bè và những người xung quanh; với cộng đồng, quê hương đất nước và với môi
trường tự nhiên; giúp các em bước đầu biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có
kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỉ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn
nắp … để trở thành người con ngoan trong gia đình, HS tích cực của nhà trường và
công dân tốt của xã hội.
3. Nội dung giáo dục kĩ năng sống trong môn đạo đức
Do đặc trưng mơn học nên Đạo đức có khả năng giáo dục nhiều KNS cho HS, cụ
thể:
- Kĩ năng giao tiếp (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi; nói lời yêu cầu, đề nghị; bày tỏ sự
cảm thông chia sẻ; bày tỏ ý kiến, tiếp khách đến nhà, ứng xử khi đến nhà người
khác, khi gọi điện và nhận điện thoại …)

Page 8 of 38


Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.

- Kĩ năng tự nhận thức (biết xác định và đánh giá bản thân: đặc điểm, sở thích thói
quen, năng khiếu, điểm mạnh, điểm yếu … của bản thân).
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề (bước đầu biết lựa chọn và thực hiện
cách ứng xử đối với một số tình huống đạo đức đơn giản, phổ biến trong cuộc sống

hàng ngày).
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, hành động lời nói,
việc làm, các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày đối chiếu với các chuẩn mực
đạo đức đã học).
- Kĩ năng hợp tác (biết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiên
các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng).
- Kĩ năng từ chối (biết cách từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo làm những điều sai trái)
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết nhận và thực hiện trách nhiệm của bản thân).

4. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh liên quan đến việc giáo dục kĩ năng sống
cho học Tiểu học
4.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học
4.1.1 Nhận thức cảm tính
4.1.1.1 Các cơ quan cảm giác:
Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong q
trình hồn thiện.
4.1.1.2 Tri giác:
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính
khơng ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến
Page 9 of 38


Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.

cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật
hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có
phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp
xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,...)
Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới,
mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích

trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
4.1.2 Nhận thức lý tính
4.1.2.1 Tư duy
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành
động.
Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái
quát
Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái
qt hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức cịn sơ đẳng ở
phần đơng học sinh tiểu học.
4.1.2 2. Tưởng tượng
Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ
mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy
nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:
Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và
dễ thay đổi.
Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hồn thiện, từ những hình
ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát
triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn,
vẽ tranh,.... Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh
Page 10 of 38


Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.

mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với
các rung động tình cảm của các em.
Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của
các em bằng cách biến các kiến thức "khơ khan" thành những hình ảnh có cảm
xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các

hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển q trình nhận
thức lý tính của mình một cách tồn diện.
4.1.3. Ngơn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
Hầu hết học sinh tiểu học có ngơn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt
đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngơn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu
hồn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngơn ngữ phát triển mà trẻ
có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản
thân thông qua các kênh thơng tin khác nhau.
Ngơn ngữ có vai trị hết sức quan trọng đối với q trình nhận thức cảm tính
và lý tính của trẻ, nhờ có ngơn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của
trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thơng qua ngơn ngữ nói và viết của
trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát
triển trí tuệ của trẻ.
Ngơn ngữ có vai trị hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải
trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú
của trẻ vào các loại sách báo có lời và khơng lời, có thể là sách văn học, truyện
tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng,....đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc
tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật
kí,...Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng.
4.1.2.4. Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ cịn yếu, khả năng kiểm sốt,
điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn
Page 11 of 38


Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học mơn đạo đức lớp 1.

chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những mơn học, giờ học có
đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trị chơi hoặc có cơ giáo
xinh đẹp, dịu dàng,...Sự tập trung chú ý của trẻ cịn yếu và thiếu tính bền vững, chưa

thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của
mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý
chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một cơng thức tốn hay một
bài hát dài,...Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời
gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố
gắng hồn thành cơng việc trong khoảng thời gian quy định.
Biết được điều này các nhà giáo dục nên giao cho trẻ những công việc hay
bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian. Chú ý áp dụng
linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tuổi tiểu học và chú ý đến tính cá thể
của trẻ, điều này là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo
dục trẻ.
4.1.2.5. Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic
Giai đoạn lớp 1,2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế
hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý
nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay
xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.
Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi
nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định cịn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức
hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em...
Nắm được điều này, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát
hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng
Page 12 of 38


Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.

cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ

hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú
và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức.
4.1.2.6. Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu
của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà
để được ơng cho tiền,...) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở
các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã
đề ra nếu gặp khó khăn.
Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn
thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí cịn thiếu bền vững,
chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ
thuộc vào hứng thú nhất thời.
Để bồi dưỡng năng lực ý chí cho học sinh tiểu học địi hỏi ở nhà giáo dục
sự kiên trì bền bỉ trong cơng tác giáo dục, muốn vậy thì trước hết mỗi bậc cha mẹ,
thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ.
4.2 Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học
Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và ln gắn liền với
các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của
trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc
mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vơ tư...
Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với
tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều.

Page 13 of 38


Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học mơn đạo đức lớp 1.

Trong q trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn
luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng

khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học,...khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng
kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng
khiếu của trẻ.
Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà giáo
dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình
ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải ln chú ý củng cố tình cảm
cho các em thơng qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình
huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu dân cư,...
4.3 Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học
Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong mơi trường
nhà trường cịn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sơi nổi, mạnh
dạn...Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ.
Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc
điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên,
trong quá trình phát triển trẻ ln bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý
nghĩ của mình một cách vơ tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các
em lúc này cịn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa
được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và
đặc biệt nhân cách của các em cịn mang tính đang hình thành, việc hình thành
nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học cịn đang
trong q trình phát triển tồn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ
được hồn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình.
Page 14 of 38


Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.

Hiểu được những điều này mà cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không
được "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng
mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân cách

tốt đẹp mà khơng đâu xa, chính cha mẹ và thầy cơ là những hình mẫu nhân cách
ấy.
Nói tóm lại, sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Mơi trường thay
đổi: địi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 - 35 phút. Chuyển từ
hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Bước đầu kiềm chế dần
tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy
học tập. Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác tinh khéo của đôi
bàn tay để tập viết,...Tất cả đều là thử thách đối với của trẻ, muốn trẻ vượt qua được
tốt những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và
xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thuận lợi:
- Cở sở vật chất của nhà trường khang trang: các lớp học đều có điều hịa, đèn chống
lóa, máy tính, máy chiếu …
- Giáo viên có trình độ trên chuẩn, có nhiều năm kinh nghiệm, yêu nghề, mến trẻ.
- Học sinh phần đa ngoan ngỗn, biết vâng lời cơ giáo.
2. Khó khăn
Phần lớn các em chưa được gia đình chú ý quan tâm bồi dưỡng vốn kinh nghiệm
trong giao tiếp nên đến lớp các em thường hay nhút nhát, nói nhỏ . Khi tơi nhận lớp,
đã sau một học kì nhưng vẫn còn 1 em mẹ đưa đến lớp là khóc . Cơ gọi lên bảng
Page 15 of 38


Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.

không dám lên, không dám giơ tay phát biểu đọc bài, bài cô gọi chỉ gật và lắc đầu,
không biết cười; nhiều em cịn chưa biết nói lời thưa gửi thể hiện lễ phép
- Do đặc điểm nơi cư trú của học sinh, các em ở rải rác nhiều khu nên các em
nhút nhát , không cởi mở ngại giao tiếp với các bạn và cô giáo .. Các em chưa biết
cách ứng xử đơn giản nhất với cô giáo và các bạn .Nhiều em chưa nói được cụ thể

họ tên mình , họ tên bố mẹ , chưa phân biệt được anh em trong nhà với anh em họ.
Có 4 học sinh theo gia đình báo cáo là “tăng động”, “tự kỉ”. Trong đó có 2 em
thường xuyên ngồi im, chưa biết nói đủ một câu, cả ngày khơng cười; 2 em còn lại
quá nghịch, chưa biết giao tiếp với bạn bè và cơ giáo, chưa có ý thức gì về học tập
nghe giảng, chưa biết lĩnh hội kiến thức .
- Học sinh học bán trú cả ngày. Thời gian ở trường nhiều hơn ở gia đình. Mọi sinh
hoạt của các em chỉ gói gọn trong trường, lớp. Bên cạnh đó, bố mẹ lại mải lo làm ăn
nên viếc giáo dục hoàn tồn phó mặc cho nhà trường. Có những gia đình bố mẹ đi
làm đến khuya mới về nên thời gian trị chuyện với con, hướng dẫn các con rất ít.
Thời gian trống đó các em thường xem ti vi hoặc tiếp xúc với cơng nghệ cao như:
máy vi tính, vào mạng INTERNET, chơi điện tử …
Từ những thực trạng trên việc rèn kỹ năng sống trong dạy học môn Đạo đức
cho học sinh lớp Một là rất cần thiết, tạo tiền đề cho các em phát triển khả năng giao
tiếp và học tập tốt các môn học.
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Sau khi điều tra học sinh tơi tiến hành khảo sát phân các nhóm đối tượng như sau:
Đầu năm

Nội dung khảo sát

Số HS/Tổng

Tỉ lệ %

số
1. Kĩ năng giao tiếp, chào hỏi
Page 16 of 38

11/52


21%


Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.

2. Kĩ năng tự lập, tự phục vụ

13/52

25%

3. Kĩ năng nhận thức

20/52

38%

4. Kĩ năng hợp tác

10/52

19%

5. Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề

16/52

30%

6. Kĩ năng tư duy phê phán


10/52

19%

7. Mạnh dạn, tự tin

18/52

34%

- Điểm qua một số hành vi đạo đức của các em tôi thấy tỷ lệ học sinh phát triển
tồn diện rất là ít, phần đa số các em chưa tự tin trong giao tiếp, chưa có kỹ năng tự
phục vụ, hợp tác ... Đây cũng là ý kiến nhiều nhất của phụ huynh học sinh qua buổi
họp đầu tiên.

Page 17 of 38


Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.

Biện pháp 1: Xây dựng ma trận kĩ năng sống, các phương pháp và kĩ thuật dạy học
tích cực nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua dạy học mơn Đạo
đức
Biện pháp 2: Tổ chức ngoại khóa để thực hành hành vi đã học
Biện pháp 3: Kết hợp với nhà trường để rèn kĩ năng sống cho học sinh qua các buổi
sinh hoạt Sao
Biện pháp 4: Phối kết hợp với gia đình để rèn kĩ năng sống cho học sinh

THƠNG TIN HỎI ĐÁP:

-------------------------Bạn cịn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng kiến kinh nghiệm
mới mẻ khác của Trung tâm Best4Team
Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm
Hoặc qua SĐT Zalo: 091.552.1220 hoặc email: để hỗ trợ
ngay nhé!
Page 18 of 38



×