Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Chuyên đề dẫn lưu trong phẫu thuật sản phụ khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.69 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******

CHUYÊN ĐỀ

HV: TRẦN LÊ THÚY MINH
LỚP: CHUN KHOA II SẢN PHỤ KHOA
KHĨA: 2020-2022

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


MỤC LỤC
I.

ĐẠI CƯƠNG: .............................................................................................1

II.

CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN DẪN LƯU: ..................................................1
2.1. Phân loại ống dẫn lưu:...............................................................................1
2.2. Các loại dẫn lưu: .......................................................................................3
2.2.1 Penrose: ...............................................................................................3
2.2.2 Dẫn lưu “xì gà”: ..................................................................................3
2.2.3 Dẫn lưu dạng kép (sump drain): .........................................................4
2.2.4 Dẫn lưu Robinson: ..............................................................................4
2.2.5 Dẫn lưu Jackson-Pratt: ........................................................................5


2.2.6 Dẫn lưu Hemovac: ..............................................................................5

III.

TÍNH CHẤT ỐNG DẪN LƯU: .................................................................6

3.1.

Tính chất ống: .......................................................................................6

3.2.

Khẩu kính ống: .....................................................................................6

a.

Theo Béniqué: ..........................................................................................6

b.

Theo French scale: ...................................................................................6

c.

Theo Milimétrique: ..................................................................................6

IV.

CƠ CHẾ DẪN LƯU: ..................................................................................6


4.1.

Cơ chế dẫn lưu theo lực vật lý hay lực sinh lý: ....................................6

4.2.

Tùy theo cơ chế dẫn lưu theo độ dốc hay không theo độ dốc: .............7

4.2.1.

Dẫn lưu theo độ dốc:.......................................................................7

4.2.2.

Dẫn lưu không theo độ dốc: ...........................................................7

ĐẶT DẪN LƯU: ........................................................................................7

V.

5.1.

Nguyên tắc dẫn lưu:..............................................................................7

5.2.

Mục đích dẫn lưu: .................................................................................8

5.3.


Chọn ống dẫn lưu .................................................................................8

5.4.

Đặt ống dẫn lưu ....................................................................................9

5.5.

Rút ống dẫn lưu ....................................................................................9

VI.
VII.

BIẾN CHỨNG DẪN LƯU: ........................................................................9
CHỈ ĐỊNH DẪN LƯU: .........................................................................10

VIII. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP DẪN LƯU TRONG PHẪU THUẬT SẢN
PHỤ KHOA: 11
8.1. Dẫn lưu sau phẫu thuật viêm phúc mạc do nguyên nhân phụ khoa:.......11
8.2. Dẫn lưu dưới da hay khoang dưới cân: ...................................................11
8.3. Phẫu thuật mở túi cùng âm đạo sau trong dẫn lưu ổ mủ:........................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .................................................................................12


1

I.

ĐẠI CƯƠNG:


Từ lâu đã có nhiều phương tiện cơ học giúp loại bỏ những chất chứa trong cơ
quan, xoang hốc và mơ cơ thể. Có câu nói như thế này “Người ta khơng bao giờ hối tiếc
vì đặt một ống dẫn lưu, nhưng có thể hối hận vì đã khơng đặt dẫn lưu.”
Năm 1859 tác giả Chassaignac dẫn lưu bằng Penrose. Penrose là một ống cao su
mỏng, mềm, dẹp. Sau đó gạc (mefchee) được sử dụng.
Năm 1882, Kehrer dùng gạc để trong bao cao su nhằm tránh dính do mèche, đó
là kiểu ống dẫn lưu “xì gà” đầu tiên.
Năm 1895, tác giả Kellogg mô tả việc dùng sump-drain.
Năm 1898, tác giả Heaton mô tả việc sử dụng ống dẫn lưu hút.
Lợi ích của việc dẫn lưu là giúp loại bỏ những chất chứa trong các xoang hoặc
hốc không phù hợp hoặc cản trở sự lành thương hay hoạt động chức năng của các cơ
quan. Ngành phẫu thuật ngoại khoa càng ngày càng có nhiều tiến bộ vượt bậc với nhiều
thành tựu nổi bậc, việc cầm máu tốt và sử dụng kháng sinh đã làm hạn chế nhiều các chỉ
định đặt ống dẫn lưu. Vì thế khi nào cần đặt ống dẫn lưu và dẫn lưu bằng phương pháp
nào trong các loại phẫu thuật nói chung và phẫu thuật sản phụ khoa nói riêng là một vấn
đề cần lưu tâm.

II.

CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN DẪN LƯU:

2.1. Phân loại ống dẫn lưu:
Một hệ thống dẫn lưu được xem là hoạt động có hiệu quả khi chất dịch bệnh lý
được chuyển ra ngoài cơ thể trong thời gian ngắn nhất có thể được. Có nhiều cách phân
loại dẫn lưu:
a.
Phân loại theo phương pháp dẫn lưu:

Dẫn lưu hở: Ống dẫn lưu hở có 1 đầu nằm trong vùng cần được dẫn lưu,
chất dẫn lưu ra thấm vào băng gạc được đặt ở đầu cịn lại.


Dẫn lưu kín: Ống dẫn lưu kín có 1 đầu nằm trong vùng cần được dẫn lưu
và đầu còn lại được gắn vào một túi hay một dụng cụ đựng chất dẫn lưu.
b.
Phân loại theo mục đích dẫn lưu:

Dẫn lưu điều trị: dẫn lưu các chất dịch hiện hữu khi tiến hành đặt dẫn lưu.

Dẫn lưu dự phịng: các chất dịch khơng hiện hữu khi tiến hành đặt dẫn lưu
nhưng có thể xuất hiện một thời gian sau đó.
c.
Phân loại khác là theo tính chất dẫn lưu:


2

Dẫn lưu khơng hút hay dẫn lưu thụ động (passive, non-vacuum): là hệ
thống dẫn lưu không sử dụng lực hút chân không áp lực âm để hút dịch dẫn lưu ra ngoài.
Nguyên tắc hoạt động dựa vào trọng lực của dịch hoặc do mao dẫn đơn giản chỉ là ống
bằng cao su hoặc bằng nhựa (polyvinyle, polyamides, silicone), đôi khi chỉ là gạc thấm
nước (ví dụ ống dẫn lưu Baraya: bao gồm gạc thấm nước với chum ống nhỏ), hoặc
những lá cao su mỏng (dẫn lưu Penrose)

Dẫn lưu có hút hay dẫn lưu chủ động (active, vacuum): là hệ thống dẫn
lưu sử dụng lực hút chân không áp lực âm để hút dịch dẫn lưu ra ngoài. Nguyên tắc hoạt
động dựa vào hệ thống kín, ống dẫn lưu được nối với một chai vơ trùng đã hút khơng
khí làm giảm áp suất bên trong, tạo lực hút liên tục cho hệ thống (điển hình là dẫn lưu
Redon: được làm bằng một ống polyvinyle nối với một bình rỗng đã hút khơng khí tạo
áp lực âm). Hệ thống hút có thể được thay thế bằng máy hút liên tục có điều chỉnh áp
lực (điển hình là hút dẫn lưu màng phổi).


Dẫn lưu chuyên biệt:
- Ống dẫn lưu Kehr là ống dẫn lưu hình chữ T với hai ngành bên ngắn được đặt và
trong đường mật, còn nhánh dài hơn đưa ra ngoài thành bụng. Ống dẫn lưu Kehr dùng
để dẫn lưu mật tạm thời theo nguyên tắc nước trào từ nơi cao sang nơi thấp.
- Ống dẫn lưu ngực: ống bằng nhựa tráng silicone, đặt vào khoang màng phổi được
hút liên tục để dẫn lưu khí hoặc dịch màng phổi. Có nhiều loại khác nhau: Mathey (đầu
ống gập góc), Jolie (đầu trong có nịng kim loại bên trong để chọ qua thành ngực).
- Ống dẫn lưu bàng quang có nhiều tên khác nhau: Malecott, Pezzer, Foley…
d.
Phân loại theo đường đi của dịch dẫn lưu:

Dẫn lưu ra ngồi: dịch dẫn lưu chảy hồn tồn ra ngồi.

Dẫn lưu vào trong: dịch dẫn lưu vân trong cơ thể như dẫn lưu dịch não
thất - ổ bụng.

Hỗn hợp: một phần dịch dẫn lưu ra ngồi, một phần vẫn chảy trong cơ thể
theo đường sinh lý ví dụ như dẫn lưu Kehr.
Bảng 2.1 Phân loại ống dẫn lưu
Chủ động

Thụ động

Dẫn lưu kín

Redivac
J-Vac
Dẫn lưu bụng VAC
Dẫn lưu có sự hỗ trợ của hệ

thống gạc kín

Robinson
Pigtail
Mallecot
Dẫn lưu ngực
Dẫn lưu T-tube (Kerr)

Dẫn lưu hở

Khơng có

Corrugated drain (dẫn lưu gợn
sóng)
Sumpdrain
Penrose drain

Loại


3
2.2. Các loại dẫn lưu:
2.2.1 Penrose:
Penrose là một loại ống dẫn lưu thường được sử dụng, khơng có đặc tính độc hại,
có đường kính 1,27cm hoặc 2,54cm, làm bằng cao su latex được tiệt trùng, có chứa chất
cản quang, mềm dẻo, mỏng, dẹp, có 2 đầu mở, một đầu thường được đặt vào xoang hốc
cần được dẫn lưu, đầu còn loại được đưa ra ngồi để thốt dịch hay máu, mủ nhằm ngăn
ngừa nhiễm trùng. Penrose sử dụng cơ chế dẫn lưu theo trọng lực cần độ dốc và có lực
mao dẫn. Có thể sử dụng một kim băng để ngăn ngừa ống penrose bị tuột vào sâu trong
vết thương [1].

Penrose là hệ thống dẫn lưu hở, chất dẫn lưu ra ngoài được thấm vào miếng gạc
đặt ở bên ngoài vết thương, mức độ và tốc độ thay gạc tùy thuốc vào mức độ tiết dịch
của vết thương.
Hình 2.1 Ống dẫn lưu penrose
làm bằng cao su có đường kính
1,27cm hoặc 2,54cm.

Hình 2.2 Ống dẫn lưu
Penrose làm bằng cao su latex mềm
dẻo, mỏng, dẹp, có 2 đầu mở

2.2.2 Dẫn lưu “xì gà”:
Trong dẫn lưu bằng ống Penrose, nhờ vào lực mao dẫn và lịng ống có khoảng
trống lớn, nên người ta có thể đặt gạc vào bên trong lịng ống Penrose để hình thành
dạng dẫn lưu “xì gà”.


4

Hình 2.3: Dẫn lưu “xì gà”.

2.2.3 Dẫn lưu dạng kép (sump drain):
Ống dẫn lưu có lỗ đơn độc thường dễ bị mơ lân cận làm bít tắt nên người ta cho
ra đời dạng ống dẫn lưu dạng kép cho phép thơng khí vào vùng dẫn lưu và thốt dịch
được dễ hơn.
Ống dẫn lưu dạng kép 3 ống (triple-lumen sump drain) cũng được chế tạo để sử
dụng cho nhiều yêu cầu hơn.
Ống dẫn lưu sump-Penrose là một dạng của dẫn lưu sump drain trong đó có 2
nịng được đặt vào trong Penrose.
Một khảo sát về hiệu quả của các ống dẫn lưu như sau [1]:






Ống dẫn lưu Penrose đạt 40%
Ống dẫn lưu dạng 1 ống đạt 39%
Ống dẫn lưu dạng kép đạt 58%
Ống dẫn lưu sump-Penrose đạt 72%.

2.2.4 Dẫn lưu Robinson:
Dẫn lưu Robinson là một loại dẫn
lưu kín, thụ động trong đó có một ống dẫn
lưu được đặt vào vùng phẫu thuật để thốt
dịch nối liền vào một túi plastic có thể tích
lên đến 600ml và có gắn hệ thống van một
chiều để tránh dịch chảy ngược lại vào
phẫu trường cần được dẫn lưu.

Hình 2.3 Dẫn lưu Robinson
Ưu điểm của dẫn lưu Robinson: không cần hút, làm bằng plastic trong nên có thể
quan sát được tính chất và màu sắc dịch dẫn lưu và thể tích dịch dẫn lưu trong túi, làm


5
trống túi dễ dàng nhờ một chốt mở ở đáy túi, thể tích túi lớn có thể giảm số lần làm trống
túi, túi co dãn dễ dàng, ống dẫn lưu không chứa latex giúp giảm dị ứng với latex.

2.2.5 Dẫn lưu Jackson-Pratt:
Ống dẫn lưu Jackson-Pratt là

một hệ thống dẫn lưu kín trong đó có
sử dụng lực hút áp lực âm để hút dịch
và chất dẫn lưu từ vết thương ra một
dụng cụ bằng plastic hình bóng. Bóng
này có thể hút được 100-200ml dịch
trong 24h. Ống dẫn lưu được đính vào
da bằng một mũi khâu đính để tránh
tuột ống dẫn lưu.

Hình 2.5: Dẫn lưu Jackson-Pratt.
Vì giới hạn thể tích bóng nên có thể làm trống bóng vài lần một ngày. Cách lấy
dịch dẫn lưu được thực hiện như sau: kẹp ống dẫn lưu, đổ dịch dẫn lưu đi, bóp bóng lại
để tạo áp lực âm và gắn bóng trở lại ống dẫn lưu rồi tháo dụng cụ kẹp giữ ra.

2.2.6 Dẫn lưu Hemovac:
Ống dẫn lưu Hemovac là một hệ thống dẫn lưu kín sử dụng lực hút áp lực âm để
hút ra ngoài các chất và dịch cần dẫn lưu và chứa trong một dụng cụ đựng hình trụ trịn
có thể tích lên đến 500ml trong 24 giờ. Ống dẫn lưu thường đưuọc cố định bằng một
mũi khâu ở gần vết thương. Có thể làm trống dụng cụ chứa hằng ngày hoặc nhiều lần
hơn tùy theo chỉ định và mức độ tiết dịch.

Hình 2.6: Ống dẫn lưu Hemovac.


6
III.

TÍNH CHẤT ỐNG DẪN LƯU:

3.1. Tính chất ống:

Tất cả các ống dùng để dẫn lưu phải mềm mại, có độ cứng vừa phải, không bị
bẹp khi đi qua các cơ quan và cân, da.
Riêng ống dẫn lưu của hệ thống hút liên tục: ống dẫn và hệ thống dây dẫn phải
cứng để chịu được áp lực của máy hút hay của bình áp lực âm.
Các ống dẫn lưu máu trong lịng phải tráng silicone để tránh bám dính của máu
đơng gây tắc ống.
Đầu ống trịn, tù khơng gây sang chấn, có lỗ bên để tránh tắc ống.
3.2. Khẩu kính ống:
a.

Theo Béniqué:

Đơn vị là 1/6 mm, ví dụ ống số 30 có đường kính 30x1/6=5mm. Các ống dẫn lưu
tính theo đơn vị Béniq đều có số chẵn ngoại trừ ống thơng (sonde) niệu quản.
b.

Theo French scale:

Đơn vị là 1/3 mm, ví dụ, ống số 30F có đường kính 30x1/3= 10mm. Các ống dẫn
lưu có cả số chẵn và số lẻ.
c.

Theo Milimétrique:

Đơn vị là mm, ví dụ ống số 30 có đường kính là 30 mm.
Mỗi loại ống dẫn lưu có thể có nhiều cách tính khác nhau.

IV.

CƠ CHẾ DẪN LƯU:


4.1. Cơ chế dẫn lưu theo lực vật lý hay lực sinh lý:
Lực vật lý: có thể dựa vào tự nhiên hoặc nhân tạo. Các nhà lâm sàng tận dụng
trọng lực, áp lực khơng khí, sức căng bề mặt để tạo ra đường dẫn ra bên ngồi cơ thể.
Ngồi ra có thể dùng một hệ thống giảm áp lực bằng cách tạo một lực hút do chân không
hay áp lực âm.
Sức căng riêng của các tạng: sức căng riêng là cách chịu đựng của các tạng trong
điều kiện thơng với khơng khí bên ngồi cơ thể. Ví dụ như khi phẫu thuật mở bụng, các
tạng khơng có biến dạng, áp lực khơng khí khơng làm thay đổi thể tích và hình dạng của
chúng do sức căng riêng của các tạng bằng với áp lực khơng khí, ngược lại khi phẫu
thuật mở lồng ngực ta thấy phổi co nhỏ lại do sức căng riêng của phổi nhỏ hơn áp lực


7
khơng khí. Những biến đổi và sự tái tạo vùng phẫu thuật: tái tạo mô mới lấp đầy khoảng
trống và dính chặt.
4.2. Tùy theo cơ chế dẫn lưu theo độ dốc hay không theo độ dốc:
4.2.1. Dẫn lưu theo độ dốc:
Phụ thuộc chủ yếu vào trọng lực nên dẫn lưu theo độ dốc có cách đặt sao cho sự
thốt lưu hoàn toàn của dịch tiếp tục rỉ ra thuận tiện nhất.
Ống dẫn lưu trịn có nhiều lỗ tiếp xúc với vùng cần dẫn lưu, đầu ngoài để hử tiếp
xúc với khơng khí, có thể thêm gạc hoặc khơng để thấm dịch rỉ ra hoặc nối với 1 túi
plastic để chứa chất cần được dẫn lưu. Cơ chế nhờ vào: trọng lực, sức ép riêng của các
tạng, áp lực ổ bụng và các hiện tượng dính.
Ống dẫn lưu gợn sóng cũng dẫn lưu tốt như ống dẫn lưu trịn nhưng thốt dịch
không nhanh bằng.
4.2.2. Dẫn lưu không theo độ dốc:
Lực mao dẫn là chính để đảm bảo hiệu quả.
Ống dẫn lưu trịn khơng có vai trị trong cơ chế này, tuy nhiên vẫn có thể sử dụng
trong một vài trường hợp vì nhờ có các lực khác như sức ép riêng của các tạng, áp lực ổ

bụng, hiện tượng dính, lực éo ở 2 bên và ở dưới đẩy dần dịch cần dẫn lưu lên trên.
Phiến cao su hoặc Penrose được dùng theo cơ chế này, hiệu quả dẫn lưu tăng lên
khi ống cao su gợn sóng thay vì phẳng, dùng gạc (mèche) dẫn lưu đơn thuần hoặc để
trong một bao cao su (dạng dẫn lưu kiểu “xì gà”) để tránh hiện tượng dính và khó khăn
khi rút dẫn lưu. Dù gạc bị ướt nhưng vẫn có thể dẫn lưu liên tục nhờ vào sự bốc hơi hay
hấp thụ dịch ở đầu ngồi nhờ một miếng bơng hay gạc. Để đảm bảo hiệu quả dẫn lưu,
người ta thường đặt đầu trong của ống dẫn lưu ở tận đáy nơi cần được dẫn lưu. Ống dẫn
lưu loại phiến cao su hay penrose vẫn hoạt động tốt khi mơ lành dần, dính lại từ dưới
lên trên dần. Trong khi đó, ống dẫn lưu trịn có các lỗ bên dưới dễ bị bít kín trong quá
trình lành thườn làm cho mất tác dụng dẫn lưu, do đó cần rút dần ống ra để đầu trong
ống dẫn lưu được lùi dần ra ngoài hay lên trên để vẫn đảm bảo được hiệu quả dẫn lưu.

V.

ĐẶT DẪN LƯU:

5.1. Nguyên tắc dẫn lưu:
Trực tiếp nhất: đặt dẫn lưu vào ổ tụ dịch hay vị trí thấp nhất của xong cần dẫn
lưu.
Ngắn nhất: ống dẫn lưu được đưa ra ngoài cơ thể theo quang đường ngắn nhất.


8
Không dẫn lưu qua vết mổ, không đặt dẫn lưu lân cận các cấu trúc quan trọng
như mạch máu, thần kinh, khớp.
Cố định ống dẫn lưu vào da để tránh cho ống dẫn lưu tuột ra ngoài hay vào trong.
Tạo điều kiện để dẫn lưu đạt hiệu quả tối đa: cho bệnh nhân vận động sớm, dẫn
lưu chủ động thay vì thụ động.
Rút ống dẫn lưu ngay khi dẫn lưu hết tác dụng.
5.2. Mục đích dẫn lưu:

Theo dõi: dẫn lưu được đặt trong một số trường hợp ngoài tác dụng dẫn lưu các
dịch rỉ viêm, cịn để theo dõi có xảy ra biến chứng không.
Dẫn lưu dịch đọng: với các phẫu thuật sạch, sau mổ có nhiều dịch rỉ viêm hoặc
các dịch rửa, hoặc máu chảy ra thêm từ các mao mạch nhỏ… làm đọng lại ở trong
khoang, khe giữa các cơ quan, tổ chức… nếu không được dẫn lưu sẽ là điều kiện thuận
lợi cho vi khuẩn phát triển.
Dẫn lưu mủ: trong phẩu thuật áp xe, dẫn lưu sau mổ là bắt buộc, dẫn lưu giúp tổ
chức hoại tử được chảy ra ngoài, tọa điều kiện tốt cho liền vết thương.
Dẫn lưu khoang màng phổi: khoang màng phổi là một khoang ảo, áp lực âm. Khi
có dịch hoặc khí vào khoang sẽ mất áp lực âm trong khoang. Việc dẫn lưu hết dịch và
khí trong khoang trả lại áp lực âm cho khoang màng phổi, đảm bảo hoạt động sinh lí
bình thường của hệ hơ hấp. Dẫn lưu khoang màng phổi bắt buộc là dẫn lưu kín, hút áp
lực có điều chỉnh.
Dẫn lưu bảo vệ: Một số trường hợp khi khâu ống tiêu hóa hoặc đường mật, nếu
áp lực trong lòng ruột cao sẽ làm bục miệng nối, khi đó phải đặt dẫn lưu nơi có áp suất
cao, có tác dụng giảm áp, miệng nối sẽ nhanh lành.
5.3. Chọn ống dẫn lưu
Ống dẫn lưu khơng q mềm có thể bị bẹp, cũng khơng q cứng có thể làm tổn
thương nội tạng, mơ cơ thể.
Khơng gây kích thích hay phản ứng mô của cơ thể.
Bề mặt trơn láng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
Có nhiều kích cỡ cho lựa chọn.
Các lỗ nằm trên thân ống để tránh nghẹt và tăng khả năng dẫn lưu.
Có thể nhìn thấy trên phim Xquang.


9
5.4. Đặt ống dẫn lưu
Nếu là ống dẫn lưu ổ bụng, khơng nên đặt qua đường mổ chính vì ống dẫn lưu
có thể gây nhiễm khuẩn vết mổ, tăng tai biến bung chỉ, thoát vị thành bụng. Phải cho

ống dẫn lưu qua một đường mổ nhỏ khác vừa đủ rộng để đưa lọt ống dẫn lưu qua và phù
hợp với trọng lực để dẫn lưu.
Ống dẫn lưu đi trực tiếp ra ngồi cơ thể, khơng được bắt chéo qua mạch máu hay
qua các tạng khác, nhất là ruột.
Khi tạo đường dẫn lưu thì trước đó phải kéo phúc mạc và cân sao cho ở vị trí
thích hợp.
Bên ngồi da, ống dẫn lưu phải được cố định để tránh tuột vào bên trong hay ra
bên ngoài.
5.5. Rút ống dẫn lưu
Khi đạt được mục đích dẫn lưu, thời gian có thể thay đổi tùy thuộc vào từng phẫu
thuật.
Phẫu thuật vô trùng nhưng vì một lý do nào đó (chạm ruột, cầm máu) thì nên rút
sớm, 12-48 giờ sau phẫu thuật.
Phẫu thuật nhiễm trùng (viêm phúc mạc, khối mủ trong ổ bụng) thời gian từ 4872 giờ.
Trường hợp dẫn lưu qua âm đạo có thể lâu hơn, khoảng 3-5 ngày.
Ống dẫn lưu bằng cao su có thể để lâu hơn dẫn lưu bằng gạc.
Đối với các phiến cao su hoặc penrose thì khơng cần thiết rút ra dần. xem độ
thấm ướt trên miếng băng là đủ để có chỉ định rút ống dẫn lưu hay không.
Đối với gạc dẫn lưu:
Nếu gạc tấn vào để cầm máu được rút khi khơng cịn chảy máu nữa, được
đánh giá thông qua màu của dịch tiết.
Nếu dẫn lưu trong trường hợp nhiễm khuẩn, gạc phải được thay liên tục
mỗi ngày cho đến khi ổ nhiễm khuẩn hẹp dần và bít lại.

VI.

BIẾN CHỨNG DẪN LƯU:

Biến chứng do đặt dẫn lưu:


liệu cứng.

Tổn thương các cơ quan lân cận: đối với các ống dẫn lưu làm bằng chất


10

Tổn thương mạch máu khi rạch đường mổ nhỏ để đặt ống dẫn lưu: có thể
cầm máu tạm thời do ống dẫn lưu ép vào nhưng sau đó có thể chảy máu lại với lượng
nhiều và gây nguy hiểm.
Biến chứng do ống dẫn lưu:

Nhiễm khuẩn vùng dẫn lưu: vi khuẩn bên ngồi có thể đi theo đường ống
dẫn lưu vào cơ thể đến khu trú và sinh sản tại vùng được dẫn lưu, nhất là khi ống dẫn
lưu không được chăm sóc tốt và theo dõi kĩ.

Đường rị, tróc da, bục miếng nối.

Co rút vào vết mổ, di lệch ống dẫn lưu.

Đau, hạn chế vận động.

Nhiễm khuẩn đường dẫn lưu, có thể tạo áp xe thành bụng sau khi rút ống
dẫn lưu.
Biến chứng sau rút dẫn lưu:

Sót ống dẫn lưu: có thể xảy ra khi khơng được lưu ý cẩn thận, vì thế khi
làm tường trình phẫu thuật, phẫu thuật viên cần phải ghi rõ số lượng ống dẫn lưu được
dùng cùng chiều dài và đường kính của các ống dẫn lưu.


Tụ dịch tái phát.

Thốt vị qua ống dẫn lưu.

Tạo sẹo xấu.

Áp xe thành bụng.

VII.

CHỈ ĐỊNH DẪN LƯU:

Thốt lưu dịch sẵn có (mủ, máu, mật…)

Những ổ áp xe, mơ nhiễm trùng có hoại tử cần được dẫn lưu để rút hết
mủ, mơ hoại tử, máu chảy do khó cầm máu khi phẫu thuật do mơ bở.

Trong phẫu thuật mà cầm máu khó, dễ chảy máu, cần đặt ống dẫn lưu để
theo dõi chảy máu.
Thốt lưu dịch có nguy cơ hình thành.

Cắt lọc khơng đầy đủ được sau chấn thương, nhiễm trùng, hoại tử, nguy
cơ nhiễm khuẩn cao.

Trường hợp phẫu thuật mà khả năng lành thương kém, can thiệp rộng, mơ
cịn lại tưới máu kém, bệnh nhân thiếu máu, dinh dưỡng kém, có bệnh lý nền ảnh hưởng
lành thương như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch …
Chuyển lưu dịch khỏi nơi bị tắc nghẽn hoặc có nguy cơ bị tắc nghẽn.
Để tưới rửa khoang hốc.
Giảm khoảng chết và phòng ngừa tụ dịch vết thương.

Giải áp và thốt khí trong dẫn lưu màng phổi.


11
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP DẪN LƯU TRONG PHẪU THUẬT SẢN
PHỤ KHOA:

VIII.

8.1. Dẫn lưu sau phẫu thuật viêm phúc mạc do nguyên nhân phụ khoa:
Trong sản khoa, viêm phúc mạc thường là viêm phúc mạc toàn thể.
Trong phụ khoa, hay gặp viêm phúc mạc tiểu khung thường do viêm vòi trứng
hoặc sau khi làm thủ thuật. phẫu thuật cấp cứu phá thông ổ mủ, rửa sạch bằng dung dịch
nước muối sinh lý, sau đó đặt dẫn lưu bằng ống dẫn lưu trịn có đường kính 10 -15mm.
Vị trí đặt thường là vùng có ổ mủ hoặc vùng thấp: hố chậu trái hoặc hố chậu phải,
túi cùng Douglas, rãnh đại tràng. Nếu có nhiều ổ mủ có thể đặt dẫn lưu nhiều vị trí như
qua thành bụng ở điểm thấp tại mạng sườn phải hay trái, trên mào chậu, hoặc qua cùng
đồ âm đạo.
Ống dẫn lưu được nối với dây dẫn và chai hoặc túi nylon vô trùng.
Ống dẫn lưu đặt đúng kỹ thuật và đúng vị trí sẽ dẫn lưu được các dịch mủ còn lại
sau phẫu thuật nhiễm trùng tránh được viêm phúc mạc tái phát hoặc tạo ra các ổ mủ khu
trú trong ổ bụng.
8.2. Dẫn lưu dưới da hay khoang dưới cân:
Dẫn lưu dự phòng trong khoang dưới da hay dưới cân tiết dịch còn đọng lại vẫn
còn tùy theo quan điểm của các nhà lâm sàng.
Các phẫu thuật viên thường dùng hệ thống dẫn lưu kín để phịng tránh tình trạng
ứ dịch và nhiễm trùng, ngăn ngừa hình thành tụ máu.
Trong phẫu thuật chậu bụng trên bệnh nhân béo phì, lợi ích của dẫn lưu khoang
dưới da hoặc dưới cân rất rõ ràng.
Loại ống dẫn lưu được dùng là penrose hoặc cigarette.

8.3. Phẫu thuật mở túi cùng âm đạo sau trong dẫn lưu ổ mủ:
Do vị trí giải phẫu thấp trong tiểu khung nên túi cùng âm đạo sau thường có dịch
ổ bụng khu trú, tạo ra các ổ mủ. Các tổn thương do viêm nhiễm có mủ, ứ dịch ở vòi
trứng cũng thường sa xuống vị trí này.
Thăm dị vị trí khối tụ mủ bằng khám lâm sàng và siêu âm.


12
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
“Dẫn lưu trong ngoại khoa”, Ngoại khoa lâm sàng (2007), NXB Y Học,
tr126-134.
2.
Hồ Kỳ Thu Nguyệt (2013), “Dẫn lưu trong phẫu thuật”,
/>3.
Nguyễn Tất Thành, Hoàng Ngọc Sơn (2007), “Các loại ống thông, ống
dẫn lưu”, Phẫu thuật thực hành, NXB Y Học, tr24.



×