Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây trong bối cảnh mở cửa thị trường ngân hangf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 95 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***









KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ
TÂY TRONG BỐI CẢNH MỞ CỬA THỊ TRƢỜNG NGÂN HÀNG
THEO LỘ TRÌNH GIA NHẬP WTO




Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Lan Anh
Lớp : Nhật 5
Khoá : 44G
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Ngô Quý Nhâm







Hà Nội, tháng 05 năm 2009


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU 0
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NHTM
VÀ VẤN ĐỀ MỞ CỬA THỊ TRƢỜNG NGÂN HÀNG THEO LỘ
TRÌNH GIA NHẬP WTO 4
I. Tổng quan về dịch vụ của ngân hàng thƣơng mại. 4
1.Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại. 4
1.1.Khái niệm và đặc điểm về ngân hàng thương mại. 4
1.2.Chức năng của NHTM. 5
2.Tổng quan về dịch vụ ngân hàng thƣơng mại. 6
2.1.Khái niệm về dịch vụ ngân hàng. 6
2.2. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng. 9
2.2.1. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống. 9
2.2.2.Dịch vụ ngân hàng hiện đại. 16
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ của ngân
hàng. 19
2.3.1.Các nhà cung cấp dịch vụ. 19
2.3.2. Các đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ. 20

2.3.3.Giá cả dịch vụ tài chính. 20
2.3.4.Môi trường pháp lý và hệ thống quản lý của cơ quan nhà nước
đối với hoạt động dịch vụ của ngân hàng. 21
2.3.5. Vấn đề hội nhập và mở cửa thị trường tài chính theo lộ trình
gia nhập WTO. 21




2.4. Vai trò của việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong bối
cảnh mở cửa thị trường ngân hàng theo lộ trình gia nhập WTO. 22
2.4.1.Giúp ngân hàng phân tán rủi ro. 22
2.4.2. Tăng lợi nhuận cho ngân hàng. 23
2.4.3. Thúc đẩy các sản phẩm dịch vụ cùng phát triển. 24
2.4.4. Tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh mở
cửa. 24
II. Mở cửa thị trƣờng ngân hàng theo lộ trình gia nhập WTO. 25
1. Cam kết của Việt Nam trong vấn đề mở cửa thị trƣờng ngân hàng
theo lộ trình gia nhập WTO. 25
2. Tác động của vấn đề mở cửa thị trƣờng ngân hàng theo lộ trình gia
nhập WTO 27
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ
CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HÀ TÂY. 30
I. Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây. 30
1. Vài nét khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây. 30
2. Các sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây. 32
2.1. Dịch vụ cho khách hàng cá nhân 32
2.2. Dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp. 33
2.3. Dịch vụ ngân hàng điện tử. 34
II. Thực trạng hoạt động dịch vụ của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây.

35
1. Dịch vụ huy động vốn. 35
2. Dịch vụ cho vay. 36
3. Sản phẩm dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại hối 39
3.1. Hoạt động huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ. 39
3.2. Hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu. 41
3.3. Hoạt động khác. 42
4. Sản phẩm dịch vụ thẻ. 45
5. Sản phẩm dịch vụ khác 48


III. Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển sản phẩm dịch vụ
của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây thành phố Hà Nội. 49
1. Nhà cung cấp dịch vụ 49
2.Khách hàng sử dụng dịch vụ. 50
3. Giá cả dịch vụ ngân hàng. 53
4. Môi trƣờng pháp lý và hệ thống quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt
động dịch vụ ngân hàng 54
5. Mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. 55
IV. Đánh giá tình hình cung cấp sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT
chi nhánh Hà Tây. 55
1. Những thành tựu đạt đƣợc. 55
2. Những tồn tại và nguyên nhân. 57
2.1. Những tồn tại 57
2.2. Nguyên nhân. 59
3. Đánh giá chung 61
CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ
NHNO&PTNT CHI NHÁNH HÀ TÂY TRONG BỐI CẢNH MỞ CỬA
THỊ TRƢỜNG NGÂN HÀNG THEO LỘ TRÌNH GIA NHẬP
WTO. 63

I. Định hƣớng phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây. 63
1. Định hƣớng phát triển chung của ngân hàng. 63
2. Phƣơng hƣớng phát triển trong năm 2009. 64
II. Các giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT chi
nhánh Hà Tây. 66
1. Hoàn thiện sản phẩm hiện tại. 66
2. Phát triển sản phẩm dịch vụ mới. 70
3 . Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán. 71


4. Xây dựng chiến lƣợc tiếp thị, quảng bá sản phẩm và mở rộng
mạng lƣới giao dịch. 72
5. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành và phát triển nguồn nhân
lực. 74
6. Nâng cao năng lực tài chính. 76
7. Kiểm soát chặt chẽ chi phí và cải thiện cách thức định giá sản
phẩm dịch vụ. 77
III. Một số kiến nghị. 78
1. Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam. 78
2. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc 81
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87




DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT



ABIC

Agribank

ATM
DN
DNNVV
GATS
Ngân hàng TMCP
NHNo&PTNT
NHTM
POS
WB
WTO
Công ty bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam
Máy rút tiền tự động
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngân hàng thƣơng mại
Điểm chấp nhận thẻ
Ngân hàng thế giới
Tổ chức thƣơng mại thế giới




DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Cam kết về mở cửa thị trƣờng dịch vụ cho Dịch vụ ngân hàng 25
Bảng 2. Kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2007-2008. 35
Bảng 3: Tình hình cho vay qua các năm 2006-2008. 37
Bảng 4: Kết quả hoạt động huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ năm 2004
-2008. 39
Bảng 5: Kết quả hoạt động mua, bán ngoại tệ năm 2007-2008 43
Bảng 6: Kết quả tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây năm 2008.
50
Bảng 7: Kết quả hoạt động cho vay hộ sản xuất và cá nhân theo đối tƣợng
năm 2008 51
Bảng 8: Kết quả cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế tính đến hết
31/12/2008. 52
Bảng 9: Doanh thu của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây thành phố Hà Nội
năm 2008 59

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây. 31

Đồ thị 1: Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn và dƣ nợ giai đoạn 2004-2008 40
Đồ thị 2: Doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu 42
Đồ thị 3: Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2004-2008 43
Đồ thị 4: Doanh số chi trả kiều hối năm 2004-2008 45
Đồ thị 5: Số lƣợng thẻ ATM đã phát hành qua các năm. 46



1
LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nƣớc ta
trong những năm vừa qua cũng đã đạt đƣợc những bƣớc tiến quan trọng. Đặc
biệt, là chúng ta đang trong con đƣờng hội nhập và ngành Ngân hàng cũng
không nằm ngoài quá trình đó. Trải qua 2 năm từ khi mở cửa thị trƣờng,
ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Chi nhánh Hà Tây nói riêng đã từng bƣớc tự hoàn thiện mình, nâng cao
chất lƣợng hoạt động và nâng cao năng lực tài chính. Trong đó, phát triển
dịch vụ ngân hàng là lĩnh vực đƣợc ngân hàng luôn quan tâm hàng đầu để
đảm bảo đủ năng lực cạnh tranh, đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Mặc dù, luôn là ngân hàng dẫn đầu về thị phần nguồn vốn huy động và
dƣ nợ, nhƣng về những mảng dịch vụ khác thị phần của ngân hàng vẫn giữ
một vị trí khiêm tốn. Trong khi đó, từ khi Hà Tây sát nhập toàn bộ vào Hà
Nội, các ngân hàng thƣơng mại cổ phần với ƣu thế công nghệ và sản phẩm
dịch vụ đa dạng tiện ích đã liên tục mở các chi nhánh và phòng giao dịch. Và
trong tƣơng lai, ngân hàng còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các
chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khi mà các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài
sẽ mở thêm các chi nhánh tại địa bàn và đƣợc hƣởng đối xử quốc gia đầy đủ.
Mặt khác, xu hƣớng giảm dần tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng và tăng dần
nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng ngày càng gia tăng. Chính
vì vậy, việc phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cả về số lƣợng và chất
lƣợng là một điều tất yếu.
Nhƣng trên thực tế còn rất nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình phát
triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Điều đó đòi hỏi những nghiên cứu
mang tính thực tiễn cao về những thành công và tồn tại, từ đó tìm ra những
giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ của
NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân
hàng khi hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. Nhận



2
thức đƣợc tầm quan trọng, tác giả chọn đề tài “Giải pháp phát triển sản
phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh Hà Tây trong bối cảnh mở cửa thị trƣờng ngân hàng theo lộ trình
gia nhập WTO”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và nội dung dịch vụ ngân hàng, đề tài
phân tích thực trạng dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chi nhánh Hà Tây trong thời gian qua, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và giải
pháp phát triển sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây trong
bối cảnh mở cửa thị trƣờng ngân hàng theo lộ trình gia nhập WTO.
Nhƣ vậy, để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn có những nhiệm
vụ cụ thể sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về dịch vụ ngân hàng và
cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ ngân hàng theo lộ trình gia nhập WTO.
- Đánh giá thực trạng dịch vụ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Hà Tây.
- Đƣa ra những giải pháp nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tây.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến dịch
vụ ngân hàng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung đánh giá các dịch vụ Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tây trong những
năm gần đây, chủ yếu là giai đoạn 2007-2008. Phần giải pháp đề cập ở
chƣơng 3 đƣợc giới hạn nghiên cứu đến năm 2011 là năm hoàn toàn mở cửa
thị trƣờng ngân hàng theo lộ trình gia nhập WTO.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Đề tài dựa trên phƣơng pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác-Lênin
về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điểm của Đảng và Nhà
Nƣớc ta về hội nhập kinh tế quốc tế.


3
Ngoài ra, luận văn còn áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống
nhƣ: tổng hợp - phân tích, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh,
5. Cấu trúc của khoá luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận đƣợc chia làm 3 chƣơng nhƣ
sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương
mại và vấn đề mở cửa thị trường ngân hàng theo lộ trình gia nhập WTO.
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tây.
Chương 3: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tây.















4
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ
CỦA NHTM VÀ VẤN ĐỀ MỞ CỬA THỊ TRƢỜNG NGÂN
HÀNG THEO LỘ TRÌNH GIA NHẬP WTO

I. Tổng quan về dịch vụ của ngân hàng thƣơng mại.
1.Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại.
1.1.Khái niệm và đặc điểm về ngân hàng thương mại.
Theo luật Các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua vào
ngày 12 tháng 12 năm 1997 định nghĩa:
“ Ngân hàng thƣơng mại là một loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực
hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”.
Và luật này còn định nghĩa:
“Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh
doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng
tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Nhƣ vậy, ngân hàng thƣơng mại là một loại hình tổ chức tín dụng
nhƣng so với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhƣ quỹ tiết kiệm thì có
những điểm khác biệt:
Thứ nhất, Ngân hàng thƣơng mại đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động của
ngân hàng, trong khi các tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ đƣợc thực hiện
một số hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, ngân hàng thƣơng mại là một tổ chức đƣợc phép nhận tiền gửi
trong khi tổ chức tín dụng phi ngân hàng không đƣợc nhận tiền gửi.
Thứ ba, ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép cung cấp dịch vụ thanh toán,
còn các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì không đƣợc phép.





5
1.2.Chức năng của NHTM.
Đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, ngân hàng thƣơng mại
có ba chức năng cơ bản: Chức năng trung gian tài chính, chức năng tạo tiền
và chức năng “sản xuất”.
Thứ nhất là để thực hiện chức năng là một trung gian tài chính, ngân
hàng thƣơng mại đóng vai trò là trung gian khi thực hiện các nghiệp vụ bao
gồm nghiệp vụ cấp tín dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh
ngoại hối, nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và nhiều hoạt động môi giới
khác. “Trung gian” đƣợc hiểu theo hai nghĩa:
Trung gian giữa các khách hàng với nhau.Ví dụ nhƣ ngân hàng thƣơng
mại làm trung gian giữa ngƣời gửi tiền và ngƣời vay tiền, hay trung gian giữa
ngƣời trả tiền và ngƣời nhận tiền, hoặc trung gian giữa ngƣời mua và ngƣời
bán ngoại tệ…
Trung gian giữa ngân hàng trung ƣơng và công chúng. Ngân hàng
trung ƣơng hay ở Việt Nam còn gọi là ngân hàng nhà nƣớc không có giao
dịch trực tiếp với công chúng mà chỉ giao dịch với các ngân hàng thƣơng mại,
trong khi đó các ngân hàng thƣơng mại vừa giao dịch với ngân hàng Trung
ƣơng vừa giao dịch với công chúng.
Thứ hai là chức năng tạo tiền tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp
phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển nền
kinh tế.
Thứ ba là chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động và sử dụng các
nguồn lực để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh
tế. Tuy nhiên, chữ sản xuất còn đƣợc để trong ngoặc kép vì còn nhiều tranh
cãi chƣa thống nhất. Vì có “sản xuất” mới có “sản phẩm” nên các nhà quản trị
thấy rằng ngân hàng thƣơng mại cũng giống nhƣ các doanh nghiệp sản xuất
phải chú ý:



6
- Cũng nhƣ doanh nghiệp, ngân hàng thƣơng mại muốn tồn tại và phát
triển thì phải tiêu thụ đƣợc sản phẩm của mình, do vậy cần chú ý đến tiếp thị,
bán hàng, khuyến mãi, và thậm chí đến cả dịch vụ hậu mãi.
- Ngân hàng thƣơng mại phải chú ý đến nghiên cứu phát triển sản phẩm
mới và thiết kế sản phẩm sao cho thoả mãn tối đa nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng.
- Ngân hàng thƣơng mại phải không ngừng quan tâm đến phát triển và
đổi mới công nghệ ngân hàng, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin nhƣ
hiện nay công nghệ ngân hàng thay đổi rất nhanh chóng. Một sự chậm chạp
hoặc thiếu đầu tƣ công nghệ có thể dẫn đến tai hoạ cho ngân hàng thƣơng mại
trong thời đại cạnh tranh gay gắt.
2.Tổng quan về dịch vụ ngân hàng thƣơng mại.
2.1.Khái niệm về dịch vụ ngân hàng.
Đi từ khái niệm thế nào là dịch vụ thì đến nay vẫn chƣa có một định
nghĩa thống nhất do bản thân dịch vụ mang tính đa dạng, phức tạp và vô hình.
Theo quan điểm của Philip Kotler “ Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà
một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là không sờ thấy đƣợc và
không dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó”.
Theo Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS) của tổ chức
thƣơng mại thế giới WTO không đƣa ra định nghĩa về dịch vụ mà chỉ phân
loại dịch vụ thành 12 ngành lớn, mỗi ngành lại chia ra các phân ngành.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam năm 1995 giải thích: “Dịch vụ là các
hoạt động phục vụ, nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất kinh doanh và
sinh hoạt”.
Có thể có nhiều cách tiếp cận nhƣng ta có thể thấy đƣợc hai đặc trƣng
cơ bản của dịch vụ là: Thứ nhất, dịch vụ là một “sản phẩm” là kết quả của quá
trình lao động và sản xuất nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con ngƣời;



7
Thứ hai, khác với hàng hoá hữu hình, dịch vụ là vô hình, phi vật chất và
không thể lƣu trữ đƣợc.
Từ khái niệm dịch vụ ta đi đến khái niệm thế nào là dịch vụ ngân hàng.
WTO cũng không đƣa ra một khái niệm cụ thể về dịch vụ ngân hàng,
mà xếp nó trong ngành lớn thứ 7 là dịch vụ tài chính. Nhƣ vậy, dịch vụ ngân
hàng là một bộ phận cấu thành trong dịch vụ tài chính.
Theo WTO, dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài
chính do một nhà cung cấp dịch vụ tài chính của một thành viên cung cấp.
Dịch vụ tài chính bao gồm: A.Dịch vụ bảo hiểm, B.Dịch vụ ngân hàng và
dịch vụ tài chính khác, C.Dịch vụ tài chính khác.
Do khó phân tách rạch ròi giữa dịch vụ ngân hàng với dịch vụ tài chính
khác, WTO phải gộp vào trong phân ngành 7B “Dịch vụ ngân hàng và dịch
vụ tài chính khác”, sau đó liệt kê chi tiết nhƣ sau:
1) Nhận tiền gửi hoặc đặt cọc và các khoản tiền có thể thanh toán khách
của công chúng.
2) Cho vay dƣới các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng
thế chấp, bao tiêu nợ và tài trợ các giao dịch thƣơng mại.
3) Thuê mua tài chính.
4) Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thể tín dụng, thẻ
thanh toán và báo nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng.
5) Bảo lãnh và cam kết.
6) Kinh doanh tài khoản của mình hoặc của khách hàng, dù tại sở giao
dịch và trên thị trƣờng không chính thức, hoặc các giao dịch khác về: Công cụ
thị trƣờng tiền tệ ( gồm séc, hoá đơn, chứng chỉ tiền gửi); ngoại hối; các sản
phẩm tài chính phái sinh, bao gồm nhƣng không hạn chế các hợp đồng kỳ hạn
(futures) hoặc hợp đồng quyền chọn (options); các sản phẩm dựa trên tỷ giá
hối đoái và lãi suất, gồm các sản phẩm nhƣ swap, hợp đồng tỷ giá kỳ hạn;



8
chứng khoán có thể chuyển nhƣợng; các công cụ có thể chuyển nhƣợng khác
và tài sản tài chính, kể cả kim khí quý.
7) Tham gia vào việc phát hành mọi loại chứng khoán, kể cả bảo lãnh
phát hành và chào bán nhƣ đại lý (dù công khai hay theo thoả thuận riêng) và
cung cấp dịch vụ liên quan tới việc phát hành đó.
8) Môi giới tiền tệ.
9) Quản lý tài sản nhƣ tiền mặt hoặc quản lý danh mục đầu tƣ, mọi hình
thức quản lý đầu tƣ tập thể, quản lý quỹ hƣu trí, dịch vụ bảo quản, lƣu trữ và
tín thác.
10) Các dịch vụ thanh toán và quyết toán tài sản tài chính, bao gồm
chứng khoán, các sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ thanh toán
khác.
11) Cung cấp và chuyển thông tin về tài chính, xử lý dữ liệu tài chính
và phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác.
12) Các dịch vụ về tƣ vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính
phụ trợ khác liên quan đến các hoạt động nêu trên đây, kể cả tham khảo và
phân tích tín dụng, nghiên cứu, tƣ vấn đầu tƣ và danh mục đầu tƣ, tƣ vấn mua
sắm và về cơ cấu lại chiến lƣợc doanh nghiệp.
Nhƣng ở Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng, các dịch vụ ngân
hàng gồm:
o Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
o Dịch vụ bảo hiểm.
o Dịch vụ tƣ vấn.
o Các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Nhƣ vậy, theo Luật các tổ chức tín dụng thì dịch vụ ngân hàng mang
nghĩa hẹp hơn GATS, tức chỉ bao gồm những hoạt động ngoài chức năng của
định chế tài chính trung gian huy động vốn và cho vay.



9
Trong bài viết này, dịch vụ ngân hàng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng tức là
bao gồm tất cả hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối… của hệ
thống ngân hàng.
2.2. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Ngân hàng là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và
cung cấp các dịch vụ quản lý cho công chúng, đồng thời nó cũng thực hiện
nhiều vai trò khác nhau trong nền kinh tế. Thành công của ngân hàng hoàn
toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã
hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả và bán chúng
với một mức giá cạnh tranh. Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thƣơng mại có
thể chia thành hai loại: Sản phẩm dịch vụ truyền thống và sản phẩm dịch vụ
hiện đại.
2.2.1. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Khi nói đến các sản phẩm dịch vụ truyền thống chúng ta có thể hiểu đó
là những sản phẩm dịch vụ đƣợc thực hiện từ nhiều năm trên nền công nghệ
cũ và quen thuộc với khách hàng.
Dịch vụ huy động vốn qua tài khoản tiền gửi.
Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi của các ngân hàng thƣơng mại là
hình thức huy động vốn cổ điển và mang tính chất đặc thù của các ngân hàng
thƣơng mại khác với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Do nhu cầu và động
thái gửi tiền của các khách hàng đa dạng và khác nhau nên để thu hút đƣợc
ngày càng nhiều khách hàng gửi tiền, ngân hàng thƣơng mại đã phát triển rất
nhiều loại sản phẩm tiền gửi khác nhau.
- Nhóm 1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán.
Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của ngân hàng thƣơng
mại bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh
toán. Tài khoản này mở cho các đối tƣợng khách hàng cá nhân, tổ chức có

nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng.


10
Thanh toán qua ngân hàng là một loại dịch vụ thanh toán, theo đó ngân
hàng thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị phải trả bằng
cách ghi Nợ vào tài khoản, sang tài khoản của đơn vị thụ hƣởng bằng cách ghi
Có vào tài khoản.
Số dƣ trên tài khoản có thể hình thành từ việc khách hàng nộp tiền mặt
vào hoặc do khách hàng nhận tiền chuyển khoản từ các đơn vị khác. Số dƣ
này nhằm duy trì khả năng thanh toán và chi trả của khách hàng tại bất cứ thời
điểm nào. Tuy nhiên số dƣ này không phải lúc nào khách hàng cũng sử dụng,
do vậy đôi khi số dƣ này nhàn rỗi tạm thời cho đến khi đƣợc sử dụng để thanh
toán. Những lúc nhàn rỗi số dƣ này trở thành nguồn vốn của ngân hàng, ngân
hàng có thể sử dụng cho hoạt động của mình. Tuy nhiên đây là loại tài khoản
không có kỳ hạn nên khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào không cần báo
trƣớc và ngân hàng khó lên kế hoạch sử dụng loại tiền gửi này. Vì vậy lãi suất
của loại tiền gửi này rất thấp thậm chí không trả lãi. Cũng vì vậy khách hàng
thƣờng duy trì số dƣ thấp chỉ đủ đáp ứng nhu cầu chi trả hàng ngày.
- Nhóm 2. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi cá nhân.
Tiền gửi cá nhân đƣợc mở cho khách hàng cá nhân có nhu cầu sử dụng.
Loại tài khoản này thích hợp cho cá nhân có nhu cầu nhận chuyển tiền vào tài
khoản, chẳng hạn nhận tiền lƣơng hàng tháng, nhận chuyển tiền từ nƣớc ngoài
hoặc các cá nhân khác trong nƣớc. Khi nhận tiền khách hàng đƣợc ghi Có vào
tài khoản và khi rút tiền đƣợc ghi Nợ. Số dƣ Có phản ánh số tiền khách hàng
còn gửi ở ngân hàng và ngân hàng có thể sử dụng cho mục đích của mình.
Nhƣng số dƣ này tăng lên khi khách hàng nhận lƣơng vào thời điểm trả lƣơng
và giảm dần khi khách hàng rút về chi tiêu nên số dƣ thƣờng không lớn.
Tuy vậy trong những năm gần đây, số lƣợng tài khoản này ở các ngân
hàng thƣơng mại không ngừng tăng lên do có sự phối hợp tốt giữa các ngân

hàng và doanh nghiệp thông qua việc trả lƣơng cho nhân viên qua tài khoản


11
này. Chính vì vậy, tổng nguồn vốn huy động đƣợc của ngân hàng qua loại tài
khoản này tăng đáng kể.
- Nhóm 3. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm.
Loại sản phẩm này lại đƣợc chia làm hai loại chính là tiết kiệm không
kì hạn và tiết kiệm định kỳ, ngoài ra còn một số loại khác.
Sản phẩm tiết kiệm không kì hạn đƣợc thiết kế dành cho đối tƣợng
khách hàng cá nhân hoặc tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi vào ngân
hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhƣng lại không thiết lập đƣợc kế hoạch
sử dụng tiền trong tƣơng lai. Loại tiền gửi này khách hàng có thể rút bất cứ
lúc nào nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó thiết lập kế
hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Chính vì vậy ngân hàng thƣờng trả lãi
suất thấp cho loại tiền gửi này và dẫn đến số dƣ trên tài khoản này thƣờng
không lớn. Nhƣng nếu ngân hàng thu hút đƣợc số lƣợng khách hàng khá lớn
thì tổng khối lƣợng vốn huy động qua hình thức tiền gửi này cũng trở nên
đáng kể. Mặt khác, khác với loại tài khoản tiền gửi cá nhân, mỗi lần giao dịch
khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực hiện các giao dịch
nhƣ gửi tiền và rút tiền chứ không thể thực hiện đƣợc các giao dịch thanh toán
nhƣ trong trƣờng hợp tài khoản tiền gửi thanh toán.
Sản phẩm tiết kiệm định kỳ, khác với sản phẩm tiết kiệm không kỳ hạn,
là sản phẩm này đƣợc thiết kế dành cho khách hàng cá nhân tổ chức có nhu
cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn sinh lời và thiết lập đƣợc kế hoạch sử dụng
tiền trong tƣơng lai. Đối tƣợng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là
các cá nhân muốn có thu nhập ổn định thƣờng xuyên, đáp ứng cho việc chi
tiêu hàng tháng hoặc hàng quý nhƣ công nhân, viên chức, hƣu trí. Mục tiêu
quan trọng khi lựa chọn loại sản phẩm này là lợi tức có đƣợc theo định kỳ. Do
vậy lãi suất đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng lựa chọn

sản phẩm tiền gửi này và lãi suất tiết kiệm định kỳ thực tế cao hơn lãi luất tiền
gửi không kỳ hạn. Mức lãi suất còn thay đổi tuỳ thuộc vào loại kỳ hạn gửi,


12
loại đồng tiền gửi ( VND, USD, EURO hay vàng…) và tuỳ theo uy tín và độ
rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi.
Ngoài ra còn có các loại tiền gửi tiết kiệm khác nhƣ tiết kiệm tiện ích,
tiết kiệm có thƣởng, tiết kiệm an khang với những nét đặc trƣng riêng nhằm
làm cho sản phẩm luôn đƣợc đổi mới theo nhu cầu của khách hàng và tạo ra
điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Dịch vụ cho vay.
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất
định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Dựa vào đối tƣợng ta có thể chia làm 2 nhóm cơ bản là cho vay cá nhân và
cho vay doanh nghiệp:
- Nhóm 1. Cho vay doanh nghiệp thƣờng dựa vào thời hạn cho vay để
chia thành cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó, thời hạn cho
vay là khoảng thời gian đƣợc tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay
cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã đƣợc thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn dƣới một năm. Mục đích
của loại cho vay này thƣờng là nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản lƣu
động.
Cho vay trung hạn là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích
của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản cố định.
Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của
loại cho vay này thƣờng là nhằm tài trợ đầu tƣ vào các dự án đầu tƣ.
- Nhóm 2. Cho vay khách hàng cá nhân. Trong lĩnh vực tín dụng hiện

nay các ngân hàng thƣơng mại cổ phần tỏ ra năng động và ƣu thế hơn các
ngân hàng quốc doanh. Những sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá
nhân thƣờng đƣợc phát triển và thiết kế tƣơng tự nhƣ sản phẩm tín dụng


13
truyền thống nhƣng có nét đặc thù riêng của từng ngân hàng thƣơng mại. Vì
vậy ở đây đƣa ra một số sản phẩm điển hình.
Cho vay bất động sản là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá
nhân nhằm đáp ứng nhu cầu mua nhà, hợp thức hoá nhà đất, xây dựng sửa
chữa nhà của khách hàng nhƣng chƣa thể thực hiện đƣợc do gặp khó khăn về
vấn đề tài chính.
Cho vay tiêu dùng là loại cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu và
mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống dân cƣ. Khách
hàng vay là những ngƣời có thu nhập không cao nhƣng ổn định, chủ yếu là
công nhân viên chức hƣởng lƣơng và có việc làm ổn định và số lƣợng khách
hàng thì rất đông.
Cho vay sản xuất kinh doanh là loại cho vay nhằm bổ sung vốn thiếu
hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Khách hàng vay là
những cá nhân hay hộ gia đình sản xuất kinh doanh cá thể với quy mô nhỏ.
Đặc điểm của loại cho vay này là số lƣợng khách hàng có nhu cầu vay thƣờng
rất lớn nhƣng doanh số cho vay không cao lắm, do vậy chi phí giao dịch
thƣờng cao.
Cho vay tiểu thƣơng cũng là cho vay sản xuất kinh doanh nhƣng tập
trung vào khách hàng là những ngƣời buôn bán nhỏ, chủ yếu là các khách
hàng buôn bán cá thể ở các chợ. Loại cho vay này phát triển góp phần hạn chế
dần nạn cho vay nặng lãi đầy rủi ro.
Cho vay nông nghiệp cũng là cho vay sản xuất kinh doanh nhƣng tập
trung vào các hộ sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng
thuỷ sản. Cho vay nông nghiệp ngoài việc đáp ứng nhu cầu vốn cho bà con

nông dân còn có ý nghĩa đặc biệt thay đổi tập quán làm ăn, chuyển từ sản xuất
nhỏ phục vụ thị trƣờng địa phƣơng sang sản xuất quy mô lớn hơn hƣớng đến
thị trƣờng xuất khẩu rộng lớn. Có đƣợc nhƣ vậy mới thực sự đổi mới bộ mặt
của nông thôn Việt Nam.


14
Dịch vụ thanh toán.
Hầu hết các giao dịch thanh toán giữa các khách hàng trong nƣớc và
nƣớc ngoài đều đƣợc thực hiện qua ngân hàng. Nhờ việc nắm giữ tài khoản
của khách hàng, đồng thời thông qua việc kiểm soát chứng từ thanh toán mà
các ngân hàng hoàn toàn có khả năng thực hiện các dịch vụ thanh toán theo
yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam sử
dụng các dịch vụ thanh toán nhƣ: thanh toán séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi,
thƣ tín dụng, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ thanh toán…
Dịch vụ chiết khấu thƣơng phiếu và chứng từ có giá.
Chiết khấu là một hình thức cấp tín dụng theo đó các tổ chức tín dụng
nhận các chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giá
của chứng từ nhận chiết khấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàng
đƣợc hƣởng. So với cho vay hình thức này có điểm khác biệt là không cần tài
sản thế chấp mà sử dụng ngay chứng từ nhận chiết khấu làm đảm bảo tín
dụng, ngân hàng thu lãi trƣớc khi phát tiền vay bằng cách khấu trừ vào mệnh
giá và quy trình xem xét cấp tín dụng đơn giản và nhanh chóng hơn so với
cho vay.
Các ngân hàng thƣơng mại hiện nay thƣờng nhận chiết khấu hai loại
chứng từ cơ bản là thƣơng phiếu và chứng từ có giá khác nhƣ trái phiếu, tín
phiếu Kho bạc Nhà nƣớc, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm…
Dịch vụ trao đổi ngoại tệ.
Dịch vụ này rất phát triển trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng nhu
cầu trao đổi mua bán trong hoạt động ngoại thƣơng. Ngân hàng đứng ra mua,

bán một loại tiền này để lấy một loại tiền khác nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Dịch vụ uỷ thác.
Ngân hàng nhận thực hiện các công việc mà khách hàng uỷ thác nhƣ:
bảo quản tài sản cho các cá nhân, bảo quản chứng thƣ quan trọng, bảo quản


15
và lƣu giữ chứng khoán của khách hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu hộ, trả
lãi, trả gốc, trả cổ tức… cho các tổ chức phát hành chứng từ có giá.
Dịch vụ bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên
bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho khách hàng (bên đƣợc bảo lãnh) khi khách hàng không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã
đƣợc trả thay.
Theo quy chế về bảo lãnh của Việt Nam, bảo lãnh gồm các loại nhƣ:
bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán
và bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trƣớc, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh và
các loại bảo lãnh khác.
Dịch vụ bao thanh toán.
Bao thanh toán là một sự thoả thuận giữa ngƣời cung cấp dịch vụ bao
thanh toán (factor) với ngƣời cung ứng hàng hoá dịch vụ hay còn gọi là ngƣời
bán hàng trong quan hệ mua bán hàng hoá. Theo nhƣ thoả thuận factor sẽ mua
lại các khoản phải thu của ngƣời bán dựa trên khả năng trả nợ của ngƣời mua,
là con nợ trong quan hệ tín dụng thƣơng mại thông qua mua bán chịu hàng
hoá.
Có nhiều loại khác nhau nhƣng căn cứ theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro
thanh toán, bao thanh toán có thể chia thanh bao thanh toán truy đòi và bao

thanh toán miễn truy đòi.
Bao thanh toán truy đòi là loại nghiệp vụ bao thanh toán theo đó nếu
ngƣời mua hàng không trả đƣợc nợ hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì
ngƣời bán hàng có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền đƣợc ứng trƣớc cho đơn vị
bao thanh toán.


16
Bao thanh toán miễn truy đòi là loại nghiệp vụ thanh toán mà đơn vị
bao thanh toán phải chịu mọi rủi ro về tín dụng và không đƣợc đòi lại khoản
tiền đã ứng trƣớc cho ngƣời bán hàng, trong trƣờng hợp ngƣời mua hàng
không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. So với bao thanh toán truy đòi thì bao thanh
toán miễn truy đòi bao gồm luôn cả bảo hiểm rủi ro trả nợ.
Ngoài ra còn có các sản phẩm dịch vụ truyền thống khác nhƣ dịch vụ
chuyển tiền, dịch vụ cung cấp các tài khoản giao dịch…
2.2.2.Dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Dịch vụ ngân hàng hiện đại là hình thức dịch vụ ngân hàng mới đƣợc
đƣa vào hoạt động của tổ chức tín dụng, đƣợc ra đời trên nền các công nghệ
mới, đem lại các tiện ích mới cho khách hàng.
Dịch vụ thẻ ngân hàng.
Thẻ đƣợc xem là sản phẩm ngân hàng hiện đại dành cho khách hàng cá
nhân bên cạnh những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng truyền thống. Ngân
hàng cấp thẻ cho khách hàng có tài khoản dùng để thanh toán tiền mua hàng,
chi trả tiền dịch vụ, hay rút tiền mặt tự động thông qua các máy đọc thẻ hay
các máy rút tiền tự động ATM.
Thẻ có thể chia làm hai loại chính:
Thẻ tín dụng (Credit card): đây là loại thẻ sử dụng phổ biến nhất, theo
đó chủ thẻ đƣợc cấp một hạn mức tín dụng nhất định không phải trả lãi (nếu
chủ thẻ hoàn trả đúng kì hạn số tiền đã sử dụng) để mua hàng hoá, dịch vụ tại
những cơ sở kinh doanh, cửa hàng, khách sạn…chấp nhận loại thẻ này.

Thẻ ghi nợ (Debit Card): là phƣơng tiện thanh toán tiền hàng hoá dịch
vụ hoặc rút tiền trên cơ sở số tiền của chính chủ thẻ, ngân hàng phát hành
không cấp tín dụng cho khách hàng. Mỗi khi chủ thẻ thanh toán tiền hàng
hoá, dịch vụ thì ngân hàng phát hành sẽ tự động trích nợ số tiền từ tài khoản
của chủ thẻ và chuyển tiền đó vào tài khoản của ngƣời bán. Thẻ ghi nợ cũng
đƣợc sử dụng để rút tiền mặt tại các máy giao dịch tự động ATM.


17
Dịch vụ ngân hàng điện tử.
Dịch vụ ngân hàng điện tử có thể hiểu là khả năng của một khách hàng
có thể truy nhập từ xa vào một ngân hàng nhằm thu thập thông tin, thực hiện
các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lƣu ký tại ngân hàng
đó và đăng ký sử dụng dịch vụ mới. Nhìn chung, các sản phẩm và dịch vụ bao
gồm các loại sau:
Call centre.
Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại bất cứ chi
nhánh nào vẫn gọi điện về một số điện thoại cố định của trung tâm này để
đƣợc cung cấp mọi thông tin chung và thông tin cá nhân. Khác với phone
banking chỉ cung cấp các loại thông tin đƣợc lập trình sẵn, Call Centre có thể
linh hoạt cung cấp thông tin hoặc trả lời các thắc mắc của khách hàng nhƣng
nhƣợc điểm là cần có ngƣời trực 24/24.
Phone banking.
Đây là loại sản phẩm cung cấp thông tin ngân hàng qua điện thoại hoàn
toàn tự động. Do tự động nên các loại thông tin đƣợc ấn định trƣớc bao gồm
thông tin về tỷ giá hối đoái, lãi suât, giá chứng khoán, thông tin cá nhân khách
hàng nhƣ số dƣ tài khoản, liệt kê năm giao dịch cuối cùng trên tài khoản, các
thông báo mới nhất…Hệ thống cũng tự động gửi fax khi khách hàng yêu cầu
cho các loại thông tin nói trên.
Mobile banking.

Là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di động song
hành với hình thức thanh toán qua mạng Internet. Hình thức này đƣợc ra đời
nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ hoặc những
dịch vụ tự động không có ngƣời phục vụ.
Home banking.
Với ngân hàng tại nhà, khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng
nhƣng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch


18
tiến hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của
Ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch về chuyển tiền, liệt kê
giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo Nợ, báo Có…Để sử dụng khách hàng chỉ cần có
máy tính kết nối với hệ thống máy tính của ngân hàng thông qua modem -
đƣờng điện thoại quay số, đồng thời khách hàng đăng ký số điện thoại và chỉ
những số điện thoại này mới đƣợc kết nối với hệ thống Home Banking của
ngân hàng.
Internet banking.
Dịch vụ Internet banking giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông
qua các tài khoản cũng nhƣ kiểm soát hoạt động của tài khoản này. Để tham
gia khách hàng truy cập vào website của ngân hàng và thực hiện giao dịch tài
chính, truy cập thông tin cần thiết. Đồng thời khách hàng có thể truy cập vào
các Website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán với ngân hàng. Tuy
nhiên, khi kết nối internet thì ngân hàng phải có hệ thống bảo mật đủ mạnh để
đối phó với các rủi ro.
Dịch vụ bảo quản và ký gửi:
Ngân hàng nhận bảo quản các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tƣ, các hợp
đồng bảo hiểm, các chứng thƣ tài sản, di chúc và các tài sản có giá khác.
Những thứ này có thể đƣợc bảo quản theo phƣơng thức “mở” trong đó biên
lai sẽ ghi chi tiết những gì đƣợc lƣu giữ, hoặc theo phƣơng thức “kín” đƣợc

lƣu giữ trong những chiếc hộp khoá kín hay những phong bì dán kín.
Dịch vụ cho thuê tài chính
Đây là phƣơng thức mà các doanh nghiệp nhờ đó mà có những cấu kiện
máy, thiết bị, xe cộ… mà không cần đầu tƣ vốn. Các doanh nghiệp thiếu vốn
cần mua tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, họ có thể đến các
công ty thuê mua để thuê tài sản và trả một khoản phí theo thƣơng lƣợng giữa
hai bên, tài sản này vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty cho thuê trong thời
gian doanh nghiệp thuê tài sản.

×