Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.5 KB, 102 trang )




TRNG I HC NGOI THNG
KHOA KINH T V KINH DOANH QUC T
CHUYấN NGNH KINH T I NGOI




KHO LUN TT NGHIP


TI:
KHNG HONG TI CHNH M V NHNG NH HNG N
HOT NG XUT NHP KHU TI VIT NAM




H v tờn sinh viờn
Lp
Khoỏ
Giỏo viờn hng dn
: Tạ Hải Hà
: Anh 7
: 44 B
: TS. Đỗ H-ơng Lan










H Ni, thỏng 5 nm 2009





MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 4
I. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA MỸ TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 4
1. Vị trí của Mỹ trong nền kinh tế thế giới 4
2. Vai trò của Mỹ trong nền kinh tế thế giới 6
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, NGUYÊN
NHÂN VÀ DIỄN BIẾN CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 7
1. Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng tài chính 7
1.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính 7
1.2. Các dấu hiệu của khủng hoảng tài chính 8
2. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính Mỹ 9
3. Diễn biến của khủng hoảng tài chính Mỹ 17
III. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ
THẾ GIỚI 18

1. Hậu quả của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế Mỹ 18
2. Hậu quả của khủng hoảng tài chính Mỹ đến nền kinh tế thế giới 21
CHƢƠNG II. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 27
I. ẢNH HƢỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM 27
1. Tác động đến thị trường tài chính 28
2. Tác động đến thị trường bất động sản 30
3. Tác động đến thị trường chứng khoán 31
4. Tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 33




5. Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu 34
II. ẢNH HƢỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 35
1. Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam trước khủng hoảng tài chính Mỹ 35
1.1. Tổng quan chung về hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam 35
1.2. Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 38
2. Xuất nhập khẩu Việt Nam trong khủng hoảng tài chính Mỹ 43
2.1. Tình hình xuất khẩu 44
2.2. Tình hình nhập khẩu 48
3. Những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến hoạt động thương mại hai
chiều Việt Nam – Mỹ 51
4. Đánh giá chung về những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến hoạt
động xuất nhập khẩu Việt Nam 54
CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH MỸ 63

I. DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM VÀ MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 63
1. Dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2010 63
2. Mục tiêu và định hướng của hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam từ nay đến
năm 2010 65
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 70
1. Một số giải pháp từ phía Nhà nước 71
1.1. Cơ cấu lại thị trường xuất khẩu 71
1.2. Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại 77
1.3. Tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu 78




1.4. Tăng cường công cụ ngân hàng để hỗ trợ bổ sung nguồn vốn cho các
doanh nghiệp 81
1.5. Giảm nhập khẩu, hạn chế nhập siêu 82
2. Một số giải pháp với doanh nghiệp xuất nhập khẩu 83
2.1. Chủ động đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu 83
2.2. Tăng cường hệ thống phân phối nhằm hạn chế tối đa hình thức xuất khẩu
qua trung gian 83
2.3. Tìm hiểu và nắm bắt sát nhu cầu và dung lượng thị trường 85
2.4. Triển khai tìm kiếm các thị trường tiềm năng mới 85
2.5. Tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới công
nghệ, thiết bị. 85
2.6. Rà soát lại các hợp đồng đã ký 85
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88


i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á
BTA: Hợp đồng thương mại Việt – Mỹ
CDS: Hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi
CEMAC: Cộng đồng kinh tế và tiền tệ Châu Phi
CTCK: Công ty chứng khoán
EPA: Hiệp định hợp tác toàn diện song phương Việt – Nhật
FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FED: Cục dự trữ liên bang Mỹ
GCC: Các nước thuộc hợp đồng hợp tác vùng vịnh
GDCK: Giao dịch chứng khoán
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
IIF: Viện tài chính quốc tế
ILO: Tổ chức Lao động quốc tế
IMF: Tổ chức tiền tệ thế giới
MBS: Chứng khoán phái sinh
UAE: Tiểu vương quốc Arap thống nhất
USDA: Bộ Nông nghiệp Mỹ
WB: Ngân hàng thế giới
WTO: Tổ chức Thương mại thế giới








ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Giá trị GDP của Mỹ giai đoạn 2004 – 2008 (đơn vị: nghìn tỷ USD)
Hình 1.1: 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2007 (tính theo GDP/năm)
Hình 1.2: Mô hình chứng khoán OTH
Hình 1.3: Mô hình chứng khoán OTD
Hình 1.4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ giai đoạn 2000 – 2008 (đơn vị: %)

Hình 2.1: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008
(đơn vị: %)
Bảng 2.1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 – 2007 (đơn vị: triệu USD)
Hình 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Việt Nam năm 2008 (đơn vị: %)
Bảng 2.2: Danh sách 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2008 (đơn vị: tỷ
USD)
Hình 2.3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu 12 tháng năm 2008 và 2 tháng đầu năm 2009 (đơn
vị: tỷ USD)
Bảng 2.3: Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chính trong 2 tháng đầu năm 2009 (đơn vị:
triệu USD)
Hình 2.4: Giá trị kim ngạch nhập khẩu 12 tháng năm 2008 và 2 tháng đầu năm 2009 (đơn
vị: tỷ USD)
Hình 2.5: Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (đơn vị: %)
Bảng 2.4: Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chính trong 2 tháng đầu năm 2009 (đơn vị:
triệu USD)
Bảng 2.5: Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2000 – 2008 (đơn vị: tỷ
USD)
Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều và kim ngạch xuất khẩu
Việt – Mỹ (đơn vị: %)


iii

Bảng 2.6: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường lớn qua các năm (đơn
vị: %)
Bảng 2.7: Thu hút và thực hiện vốn FDI giai đoạn 2001 – 2008 (đơn vị: tỷ USD)

Bảng 3.1: Dự báo mức độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 (đơn vị: %)
Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2009 – 2010 (đơn
vị: triệu USD, %)
Phụ lục: Danh sách một số tổ chức tài chính lớn bị phá sản hoặc bị sát nhập trong cuộc
khủng hoảng tài chính Mỹ

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930, năm 2008, thế giới một lần nữa đang phải trải
qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Bắt nguồn từ Mỹ và bùng nổ ở thị
trường bất động sản, khủng hoảng tài chính Mỹ đã được Charles Dallara, giám đốc điều
hành Viện Tài chính Quốc tế IIF - đại diện cho hơn 375 ngân hàng và định chế tài chính
chủ chốt của thế giới - gọi là “cuộc suy thoái xảy ra cùng lúc trên toàn thế giới và nghiêm
trọng nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại”. Không mang tính khu vực như cuộc khủng
hoảng tài chính Châu Á 1997 hay cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ Latinh thập niên 1980;
cũng không xảy ra trong bối cảnh đối lập giữa hai phe phái, như Chiến tranh Lạnh, mà
trong đó nước nhỏ có thể được các nước lớn hơn trong phe hỗ trợ; cuộc khủng hoảng tài
chính Mỹ 2008 lần này là cuộc khủng hoảng toàn cầu, có khả năng lây lan từ khu vực này
sang khu vực khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Với mức thiệt hại khổng lồ vượt
ngoài mọi khuôn khổ đã có, nên không có bất cứ tổ chức quốc tế hay một quốc gia nào có
thể ra tay cứu giúp. Điều duy nhất các quốc gia có thể làm chính là tự cứu mình và hợp

tác để chống đổ vỡ thêm.
Cho đến thời điểm hiện tại, hậu quả của khủng hoảng tài chính vẫn chưa thể thống
kê hết. Mọi khía cạnh của nền kinh tế từ sản xuất, tiêu dùng, thương mại, thu nhập cá
nhân, thị trường lao động, lạm phát đều chịu ảnh hưởng xấu. Thực tế cho thấy các nước
càng phụ thuộc vào xuất khẩu thì càng chịu tác động sâu sắc hơn, do sự sụt giảm nghiêm
trọng của thương mại toàn cầu. Xuất nhập khẩu Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, xuất nhập khẩu của nước ta đã chịu rất
nhiều khó khăn do những tác động xấu trên thị trường thế giới như tăng giá, nhu cầu nhập
khẩu giảm, bảo hộ gia tăng,… Xuất khẩu suy giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế, vì vậy, việc tìm hiểu những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính
đến xuất nhập khẩu cũng như tìm những giải pháp để hạn chế khó khăn trước mắt là
nhiệm vụ quan trọng được đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này.

2

Bắt đầu từ năm 2007, khi khủng hoảng tài chính mới bắt đầu lộ diện, đã có khá
nhiều những sách, báo, đề tài, bài viết, hay những cuộc hội thảo bàn về nguyên nhân,
diễn biến, ảnh hưởng cũng như những giải pháp khắc phục những hậu quả mà khủng
hoảng mang lại cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, do tính khách quan của khủng hoảng,
các đề tài này chỉ tập trung vào những tác động tổng thể mà chưa khai thác đến những
lĩnh vực cụ thể. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Khủng hoảng tài chính Mỹ và những
ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam” với mục đích có được cái nhìn
bao quát hơn về khủng hoảng cũng như những tác động trực tiếp mà xuất nhập khẩu Việt
Nam đang phải đối mặt trong bối cảnh sụt giảm của thương mại toàn cầu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về khủng hoảng tài chính Mỹ và
những tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam,
khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam
trong bối cảnh khủng hoảng tài chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tương nghiên cứu: khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động cụ thể của
khủng hoảng vào hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu và phân tích những tác động của khủng
hoảng vào hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong năm 2008 và 2 tháng đầu năm
2009, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên lý luận cơ bản của kinh tế học hiện đại, phép biện chứng duy vật và
căn cứ vào đường lối chính sách định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta
trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Khóa luận sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, so sánh, phân tích, tổng
hợp và đánh giá tài liệu.



3

5. Bố cục khóa luận
Ngoài lời mở đầu, phụ lục, kết luận, danh mục bảng biểu, chữ viết tắt, tài liệu
tham khảo; nội dung khóa luận gồm có 3 chương:
Chƣơng I: Tổng quan về khủng hoảng tài chính Mỹ
Chƣơng II: Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động xuất nhập
khẩu Việt Nam
Chƣơng III: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu
Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ


















4

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ

I. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA MỸ TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
1. Vị trí của Mỹ trong nền kinh tế thế giới
Trải qua hơn 230 năm kể từ khi chính thức thành lập (năm 1776), nước Mỹ bước
vào thế kỷ XXI với một nền kinh tế có quy mô lớn nhất thế giới. Đối mặt với những biến
động và trở ngại to lớn trong suốt chiều dài lịch sử của mình – như hai cuộc chiến tranh
thế giới, sự suy thoái toàn cầu nửa đầu thế kỷ XX, cuộc chiến tranh Lạnh trong 40 năm
với Liên Xô, chiến tranh tại Iraq và Apganixtan, hay những đợt lạm phát sâu sắc, thất
nghiệp cao, sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán, sự trượt dốc thảm hại của bất động sản
và thâm hụt ngân sách nặng nề của chính phủ trong nửa cuối thế kỷ XX – nước Mỹ vẫn
giữ vững được vị trí số một của mình, tiếp tục duy trì là quốc gia thịnh vượng nhất hành
tinh và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới. Theo các báo cáo xếp hạng của
phòng Thương mại Việt - Mỹ, nền kinh tế này luôn là một trong những quốc gia giữ được
các vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực [1]:
 Đứng đầu thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Với dân số khoảng 302 triệu người (chưa đến 5% dân số thế giới), nước Mỹ đã

đóng góp 20 đến 30% vào GDP của toàn thế giới. Theo bản danh sách 10 quốc gia có nền
kinh tế lớn nhất thế giới dựa trên số liệu GDP hàng năm do Ngân hàng Thế giới (World
Bank) công bố trong 3 năm liên tiếp, kể từ năm 2004, Mỹ cũng luôn là quốc gia đứng đầu
với GDP lớn nhất thế giới, cao hơn gấp 2 đến 3 lần nước đứng thứ hai – Nhật Bản.

Bảng 1.1: Giá trị GDP của Mỹ giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: nghìn tỷ USD
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Giá trị GDP
11,66
12,36
13,13
13,80
14,26
Nguồn: Phòng thương mại Việt – Mỹ

5

0
2
4
6
8
10
12

14
Mỹ Nhật Đức Tquốc Anh Pháp Italy TBNha Canada Brazil
Hình 1.1: 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2007
(tính theo GDP/năm)
Giá trị GDP/năm
Nguồn: Phòng thương mại Việt – Mỹ
 Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đôla, gấp 3 lần
kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ hai là Đức (năm 2006).
 Đứng thứ hai về xuất khẩu hàng hóa, khoảng 1 nghìn tỷ đôla sau Đức và đứng
thứ nhất về xuất khẩu dịch vụ với 422 tỷ đôla (năm 2006).
 Đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại với 785,5 tỷ đôla, chiếm 5,7% GDP,
lớn hơn rất nhiều lần so với các quốc gia khác (năm 2006).
 Đứng đầu trong các quốc gia thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt
trong lĩnh vực kinh doanh và bất động sản, đạt khoảng 177,3 tỷ đôla (năm 2006).
 Đứng thứ năm về tài sản dự trữ quốc gia với 188,3 tỷ đôla, chiếm 4% thị phần
thế giới (năm 2007) sau Nhật Bản (18%), Trung Quốc (18%), Đài Loan, Hàn Quốc và
Liên Bang Nga.
 Đứng thứ ba về môi trường kinh doanh thông thoáng, sau Singapore và New
Zealand (năm 2007).
 Đứng đầu về nợ nước ngoài, khoảng hơn 10 nghìn tỷ đôla (năm 2006) và
khoảng 12 nghìn tỷ đôla (năm 2007) tương đương 88% GDP của nước này.

6

 Đứng thứ 20 trên 163 về các chỉ số Minh bạch quốc tế (năm 2007). Đây là các
chỉ số nhằm đo lường mức độ tham nhũng (chỉ số càng thấp được xem là ít tham nhũng
hơn).
2. Vai trò của Mỹ trong nền kinh tế thế giới
Là một trong nhóm 7 quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7)
bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Canada; nền kinh tế Mỹ chiếm vị trí quan trọng

và có vai trò lãnh đạo nền kinh tế toàn thế giới. Về thương mại, đây là thị trường xuất
khẩu chính của hơn 200 nước, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ và thu hút vốn đầu tư
nước ngoài hàng đầu. Thương mại Mỹ chiếm gần 50% sản lượng công nghiệp, gần 20%
trị giá xuất khẩu của thế giới [1]. Hàng năm Mỹ xuất khẩu gần 900 tỷ USD, nhập khẩu
gần 1300 tỷ USD. Về chính trị, Mỹ nắm giữ vai trò quyết định, chi phối hoạt động của
các định chế tài chính và thương mại quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức tiền
tệ thế giới (IMF) hay Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB),…
Có thể nói, Mỹ là nền kinh tế giao thương của các nền kinh tế, là nơi tập trung sản
phẩm, công nghệ hàng đầu và luôn có tầm ảnh hưởng nhất định đến chính sách cũng như
kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới, nhất là trong bối cảnh các quốc gia đều tự đặt
cho mình những mối quan hệ song phương, đa phương trên diện rộng. Sự đổ vỡ của bất
kỳ quốc gia nào cũng có nguy cơ tạo thành sự sụp đổ của cả "ván bài đomino" trên quy
mô lớn, đặc biệt khi sự đổ vỡ lại bắt nguồn từ quốc gia có vai trò chủ chốt như Mỹ. Bài
học từ cuộc khủng hoảng công nghệ giai đoạn 2000 – 2001 là một ví dụ điển hình. Bắt
nguồn tại Mỹ, nhưng hậu quả của nó đã ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia phát triển và
đang phát triển tại Châu Âu cũng như Châu Á, tạo ra một làn sóng phá sản của các công
ty công nghệ và tin học trên thế giới, dẫn đến sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế thế
giới năm 2001. Qua gần một thập kỷ, năm 2008, thế giới một lần nữa phải trải qua một
cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng mà hậu quả của nó vẫn chưa lường hết được
cho đến thời điểm này. Đó là cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ sự đổ vỡ của thị
trường bất động sản tại Mỹ và đang trở thành một cuộc suy thoái toàn cầu.

7

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, NGUYÊN
NHÂN VÀ DIỄN BIẾN CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ
1. Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng tài chính
Khái niệm khủng hoảng tài chính
Năm 2008, thế giới phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.

Sự phá sản của hàng loạt các doanh nghiệp cùng hàng trăm tỷ đôla tiêu tan đã kéo theo sự
đóng băng nhiều khu vực của thị trường tài chính và làm đình trệ một nền kinh tế được
coi là hùng mạnh nhất thế giới – Hoa Kỳ. Khác với những cuộc khủng hoảng theo chu kỳ
vẫn ảnh hưởng tới các phân khúc nhất định của hệ thống tài chính từ những năm 1930 –
như cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng quốc tế vào năm 1982, khủng hoảng quỹ tín
dụng vào năm 1986, sụp đổ bảo hiểm danh mục đầu tư vào năm 1987, khủng hoảng các
thị trường mới nổi năm 1997, thất bại của Quỹ Quản lý Vốn Dài hạn năm 1998, và bong
bóng công nghệ năm 2000; cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 có một đặc điểm hoàn
toàn khác. Nếu những khủng hoảng theo chu kỳ là một phần của quá trình bùng vỡ thì
khủng hoảng hiện tại lại là đỉnh điểm của một bùng phát đã kéo dài trong hơn hai mươi
lăm năm. Nó lan từ phân khúc này sang phân khúc khác của thị trường, không khu biệt
vào một công ty hay một phân khúc đặc thù nào của hệ thống tài chính. Khủng hoảng
2008 đẩy toàn hệ thống đến bờ sụp đổ và việc kiềm chế nó hiện nay là nhiệm vụ cấp bách
được đặt ra không chỉ cho chính phủ Mỹ mà còn cho chính phủ của các quốc gia trên
toàn thế giới.
Tài chính hiểu theo nghĩa rộng là tập hợp các quỹ tiền tệ cùng với các mối quan hệ
giữa chúng. Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự luân chuyển các luồng vốn tiền tệ và
trong quá trình đó hình thành các quỹ tiền của tất cả các chủ thể trong xã hội mà giữa
chúng có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên một hệ thống tài chính. Đó là
nơi vốn được chuyển từ những người hiện dư thừa vốn sang những người thiếu vốn, là
tổng hòa các quan hệ cung – cầu về vốn trong nền kinh tế [5, tr5]

8

Tóm lại: Thị trường tài chính là thị trường mà tại đó diễn ra các hoạt động trao
đổi, mua bán các nguồn vốn thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài
chính nhất định nhằm mục đích thu lợi nhuận của các chủ thể kinh tế.
Khủng hoảng tài chính là vấn đề mà bất kì quốc gia nào cũng có nguy cơ gặp phải
trong quá trình phát triển của mình. Việc đưa ra một khái niệm cũng như những đặc điểm
và những giải pháp ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính hiện vẫn là một bài toán

lớn chưa có lời giải thống nhất của các nhà kinh tế học. Tuy nhiên, hiện nay, định nghĩa
về khủng hoảng tài chính sau vẫn được đa số quốc gia chấp nhận [5, tr5]
Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hoặc một số nhân tố của nền kinh
tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình.
Hiểu đơn giản hơn, đó là tình huống trong đó có một bộ phận lớn các ngân hàng
của một quốc gia đột ngột mất khả năng thanh toán cũng như khả năng trả nợ; tức là khi
tình trạng tài chính (các dòng tiền vào/ ra; nhận/ thanh toán;… hình thành tài sản có, tài
sản nợ) mất cân đối nghiêm trọng có thể dẫn đến sụp đổ quỹ. Điều này bắt nguồn từ các
vụ phá sản, kinh doanh thua lỗ và các vấn đề chi tiêu của Chính phủ. Bản thân Chính phủ
cũng gặp khó khăn trong việc tìm tài trợ khi mất khả năng thanh toán do những kỳ vọng
không mấy sáng sủa, mặc dù trong điều kiện bình thường nền kinh tế hoàn toàn có khả
năng chi trả. Sự mất khả năng thanh toán này thường có tính chất lan truyền kéo theo sự
suy giảm của các thành phần kinh tế khác và hậu quả là cả nền kinh tế suy thoái nặng nề.
Các dấu hiệu của khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính thực chất là khủng hoảng tiền tệ, là hậu quả của sự rối loạn
nặng nề của hai bộ phận quan trọng của thị trường tái chính là hệ thống ngân hàng và thị
trường chứng khoán. Khi một quốc gia đang rơi vào khủng hoảng, có thể nhận thấy các
biểu hiện sau thường xảy ra:
 Sự mất giá nhanh chóng của đồng tiền so với các ngoại tệ mạnh (như USD,
EUR…) dẫn đến sự chao đảo của thị trường chứng khoán: giá chứng khoán sụt giảm, thu
hẹp thị trường phát hành;
 Về phía ngân hàng:

9

- Ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người
gửi tiền;
- Các khách hàng vay vốn, gồm cả các khách hàng hạng A, cũng không thể
hoàn đủ các khoản vay cho ngân hàng;
 Vay nợ nước ngoài tăng nhanh;

 Sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài khi có biểu hiện mất giá đồng
nội tệ; người gửi tiền ngân hàng cũng đồng loạt rút tiền từ ngân hàng, thu hẹp đáng kể
quy mô tín dụng;
 Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
2. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính Mỹ
Tìm hiểu một số khái niệm và đặc điểm cơ bản của khủng hoảng tài chính để thấy
rằng cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ không phải là quá bất ngờ với giới tài chính Mỹ nói
riêng và thế giới nói chung. Chính những rủi ro liên tiếp của hệ thống tài chính – ngân
hàng và những nguyên nhân mà thực chất là hệ quả của nhau đã dẫn đến cuộc khủng
hoảng tất yếu này. Cho đến thời điểm 2009; tức là sau 1 năm khi cuộc khủng hoảng chính
thức lộ diện, khi chính phủ Mỹ đã phần nào khống chế được cục diện và nền kinh tế Mỹ
đang có dấu hiệu phục hồi; chính là lúc cần giải đáp cho câu hỏi "Nguyên nhân nào đã
dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính – đã làm tê liệt nền kinh tế của một cường quốc như
Mỹ". Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên
nhân bắt nguồn từ sai lầm trong việc điều hành thị trường của Mỹ. Tựu chung lại, trong
phạm vi của đề tài này, chúng ta có thể bàn đến 2 nguyên nhân được coi là trực tiếp nhất
dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính 2008:
Thứ nhất, đó là sự mất cân bằng của nền kinh tế vĩ mô
Kể từ thập niên 1980, thị trường tài chính Mỹ và thế giới đã phát triển các công cụ
chứng khoán phái sinh và mở rộng hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ và đầu tư.
Chứng khoán phái sinh và chứng khoán hóa, mặc dù giúp tăng nguồn tài chính và phân
tán rủi ro, song nó cũng dẫn đến việc giá cả của trái phiếu và cổ phiếu ngày càng xa rời
giá trị đích thực của tài sản bảo đảm. Cùng lúc đó, vai trò của nền kinh tế tài chính cũng

10

được khuếch đại, làm xuất hiện một tầng lớp rất đặc trưng là các nhà tư bản tài chính,
ngày càng lớn lên cả về số lượng, chất lượng và sự giàu có. Các định chế tài chính, các
quỹ tài chính cũng vì thế mà xuất hiện một cách vô chính phủ. Không một cơ quan nhà
nước, đơn vị kiểm toán hay phân tích tín dụng và tài chính nào có đủ thông tin và khả

năng để đánh giá chính xác giá trị và độ rủi ro của các khoản đầu tư và tài sản nằm trên
sổ sách của các tổ chức tài chính – ngân hàng này. Sai lầm của Chính phủ Mỹ bắt đầu từ
việc để thị trường tự do quá tầm kiểm soát của mình, hệ thống giám sát tài chính tỏ ra
lỏng lẻo, bất lực và có quy mô quá hạn chế.
Bên cạnh đó, năm 2001, sau khi khủng hoảng bong bóng công nghệ (năm 2000)
và cuộc tấn công khủng bố 11/9 (năm 2001), Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục
hạ thấp và duy trì lãi suất trong một thời gian dài để giúp nền kinh tế khỏi trì trệ. Vào
giữa năm 2000, lãi suất cơ bản của Fed là trên 6%, nhưng sau đó lãi suất này liên tục bị
cắt giảm, cho đến giữa năm 2003 thì còn 1% và giữ ở mức đó cho đến tháng 6/2004 [20].
Chính sự kết hợp của lãi suất thấp cùng với tình trạng thừa thanh khoản trên thị trường và
sự giám sát lỏng lẻo của Chính phủ đã tạo ra sự bùng nổ trong lĩnh vực vay tín dụng trên
thị trường bất động sản Mỹ năm 2008.
Thứ hai, đó là sự phát triển của thị trường tài chính dẫn đến sự hình thành
"siêu bong bóng" trong lĩnh vực tài chính và bất dộng sản. Có hai nguyên nhân hình
thành nên bong bóng trên thị trường tài chính và bất động sản: đó là giá bất động sản tăng
quá nhanh và sự ra đời của nghiệp vụ chứng khoán hóa.
 Giá bất động sản tăng quá nhanh
Từ lâu nay, đa số người Mỹ vay tiền từ các ngân hàng để mua nhà, và đến thời hạn
hợp đồng từ 10 đến 30 năm sẽ phải trả cả lãi lẫn vốn. Chính vì vậy, có một mối liên hệ
chặt chẽ giữa tình hình lãi suất với thị trường bất động sản. Khi lãi suất thấp và dễ vay
mượn thì người dân đổ xô mua nhà, đẩy giá nhà lên cao; khi lãi suất cao thì giá nhà
xuống thấp. Do đó quyết định hạ lãi suất xuống còn 1% của Fed vào năm 2001 đã khiến
thị trường bất động sản của Mỹ bùng nổ. Lãi suất giảm dẫn đến việc các ngân hàng cũng
hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản và tiền vay rẻ đã sinh ra bong bóng địa ốc. Nhu

11

cầu nhà ở lên cao đỉnh điểm trong những năm 2001 – 2005. Giá nhà bình quân tăng đến
54% chỉ trong vòng 4 năm. Cùng giai đoạn này, theo thống kê, giá thị trường của những
căn nhà có sẵn đã tăng hơn 50%. Năm 2005, 40% nhà mua vào không phải để làm nơi ở

thường xuyên mà để đầu tư hoặc làm căn thứ hai; ước tính khoảng một nửa tăng trưởng
GDP của Mỹ có dính líu đến nhà cửa cho dù là trực tiếp hay gián tiếp. Theo Martin
Feldstein - cựu chủ tịch của Hội đồng Cố vấn Kinh tế - ước tính rằng từ năm 1997 tới
năm 2006, người tiêu dùng đã rút ra hơn 9 ngàn tỉ đôla từ giá trị chủ sở hữu của họ trong
nhà mua thế chấp. Một nghiên cứu khác do Cục Dữ trữ Liên bang tiến hành vào năm
2005, đã chỉ ra rằng suốt những năm 2000, tiền rút ra từ giá trị trong nhà mua thế chấp đã
tài trợ cho 3% tiêu dùng cá nhân; và vào quý đầu 2006, tiền rút ra từ giá trị trong nhà thế
chấp đã đóng góp gần 10% cho thu nhập khả dụng của cá nhân [6, tr21]
Giá nhà tăng cao đã sinh ra đầu cơ, và theo giáo sư kinh tế học N.Gregory
Mankiw: "Vấn đề cơ bản mà hệ thống tài chính Mỹ gặp phải là có rất nhiều người tin
chắc rằng giá địa ốc không thể nào rớt đến 20% được". Hệ quả là người dân Mỹ sẵn sàng
mua nhà với giá cao, bất kể giá trị thực và khả năng trả nợ sau này, vì họ nghĩ rằng nếu
cần sẽ bán lại để trả nợ ngân hàng mà vẫn có lời. Có quá nhiều người kỳ vọng giống nhau
nhưng lại phải đối mặt với tình hình thực tế trái ngược, khiến cho hệ thống tài chính sụt
giảm nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn. Đây chính là nguyên nhân đầu tiên làm
thành hình một bong bóng trong thị trường bất động sản.
 Sự ra đời của chứng khoán hóa dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ dƣới chuẩn
 Một số khái niệm cơ bản:
Chứng khoán hóa (Securitisation) ra đời năm 1977 tại Mỹ song thực sự phát
triển mạnh từ thập kỷ 90; là quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng các tài sản có sẵn
trên bảng cân đối kế toán làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành các loại chứng khoán
nợ. Có thể nói, chứng khoán hóa là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm
bảo bởi các dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ một nhóm tài sản tài chính sẵn có [19].
Các tài sản tài chính có thể dùng để chứng khoán hóa rất đa dạng bao gồm các khoản cho
vay thế chấp mua nhà, các khoản cho vay thương mại, các khoản phải thu thương mại,

12

danh mục các khoản cho vay thẻ tín dụng, danh mục nợ dưới chuẩn, các trái phiếu hạng
đầu cơ hay các khoản cho vay bất động sản thương mại. Chứng khoán hóa được đặt niềm

tin là sẽ giúp giảm rủi ro thông qua phân hạng rủi ro và đa dạng hóa trên cơ sở vị trí địa
lý. Nhưng trên thực tế biện pháp này lại làm gia tăng rủi ro do chúng đã chuyển quyền sở
hữu của những khoản vay thế chấp từ những ngân hàng biết rõ khách hàng của mình sang
những nhà đầu tư không rõ nguồn gốc.
Nợ dưới chuẩn (Subprime) là các khoản cho vay với các đối tượng có mức tín
nhiệm thấp. Theo cẩm nang hướng dẫn của Bộ tài chính Mỹ năm 2001, những đối tượng
đi thuộc nhóm nợ dưới chuẩn thường là người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định,
vị thế xã hội thấp hoặc có quá khứ tín dụng yếu kém như thường có những khoản thanh
toán quá hạn, và có thể có những vấn đề nghiêm trọng như phải ra tòa, phá sản. Những
đối tượng này cũng có thể có khả năng thanh toán thấp xét trên những chỉ số như điểm tín
dụng, tỷ lệ nợ trên thu nhập hoặc một số tiêu chí khác…[19]. Do đó họ rất khó khăn trong
việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng truyền thống chỉ dành cho những đối tượng trên chuẩn.
Không có một tài liệu chính xác nào quy định cụ thể về người đi vay dưới chuẩn nhưng ở
Mỹ hầu hết những người vay này có điểm tín dụng thấp hơn 620, chiếm gần 25% dân số
Mỹ. Chính vì vậy, nợ dưới chuẩn có mức độ rủi ro tín dụng rất cao song bù lại có mức lãi
suất rất hấp dẫn. Như đã đề cập ở trên, kể từ khi lãi suất cơ bản được điều chỉnh xuống
rất thấp, các điều kiện cho vay để mua nhà ngày càng được nới lỏng, chính sách chung
của chính phủ Mỹ lúc bấy giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các
nhóm dân da màu, dân nhập cư vào Mỹ được vay tiền để mua nhà. Đây chính là nhóm
người thuộc vào thành phần được cho vay với loại lãi suất dưới chuẩn.
Khủng hoảng nợ dưới chuẩn bắt nguồn từ sự bất cân đối về nguồn vốn tín dụng
toàn cầu. Trong khi nguồn vốn tín dụng gia tăng từ các chính sách tiền tệ mở thì nhu cầu
huy động vốn của các doanh nghiệp sau các bê bối tài chính Mỹ và khủng hoảng các
công ty công nghệ thông tin từ năm 2001 lại suy giảm. Các chính phủ cũng ngày càng
kiểm soát thâm hụt ngân sách để tránh việc vay nguồn vốn bên ngoài. Sự bất cân đối
cung cầu về vốn dẫn đến việc thừa các nguồn vốn mà thị trường không sử dụng hiệu quả.

13

Cho vay nợ dưới chuẩn là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán thừa vốn nhằm

tối đa hóa lợi nhuận.
 Quá trình chứng khoán hóa:
Chứng khoán hóa tồn tại dưới hai dạng: OTH (Orginate to hold) và OTD
(Orginate to Distribute). Về nguyên tắc, các ngân hàng sẽ thực hiện cho vay bất động sản
theo phương thức OTH. Theo đó, các khoản sau khi cho người dân vay sẽ được giữ
nguyên tại ngân hàng theo sơ đồ khép kín sau:

Hình 1.2: Mô hình chứng khoán hóa OTH


(1): Khoản tiền mà người vay đi mua nhà phải hoàn trả lại cho ngân hàng (cả gốc
lẫn lãi)
(2): Tài sản thế chấp do người đi vay thế chấp cho ngân hàng
Với mô hình OTH, chỉ có 2 đối tượng tham gia trong công cụ tài chính này. Tuy
nhiên, những người đi vay mua nhà trong mô hình OTH cần phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn
cho vay (có khả năng tín dụng cao và có khả năng trả nợ). Tiêu chuẩn khắt khe cộng với
lãi suất cho vay thấp đồng nghĩa với khả năng sinh lời thấp. Những người cho vay dần
nới lỏng các tiêu chuẩn, sáng chế ra nhiều phương cách mới để kích thích kinh doanh và
khuyến khích cả những người không đủ khả năng tài chính cũng đi vay tiền để mua nhà.
Đó là các đối tượng thuộc nhóm "nợ dưới chuẩn". Mô hình OTH chuyển thành mô hình
OTD.




Ngƣời đi vay
mua nhà

Ngân hàng


(2)
(1)

14

Hình 1.3: Mô hình chứng khoán hóa OTD



(1): Khoản tiền mà người vay đi mua nhà phải hoàn trả lại cho ngân hàng (cả gốc
lẫn lãi).
(2): Tài sản thế chấp do người đi vay thế chấp cho ngân hàng
(3): Các ngân hàng bán lại các khoản vay cho các công ty trung gian
(4): Các công ty trung gian đóng gói các khoản vay, chứng khoán hóa chúng, tạo
thành các MBS và bán lại cho các nhà đầu tư.
Fannie Mae và Freddie Mac – hai công ty được sự bảo trợ của chính phủ đã đóng
vai trò là các công ty đặc biệt trong quá trình này. Bằng cách mua lại các khoản vay của
Ngân hàng thương mại, biến chúng thành các khoản cho vay thế chấp rồi bán lại cho các
nhà đầu tư phố Wall; hai công ty này đã giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản. Các
loại chứng từ này được gọi là Mortgage backed securities – MBS (tạm gọi là các trái
phiếu) – một sản phẩm tài chính phái sinh được bảo đảm bằng các hợp đồng cho vay bất
động sản có thế chấp. Trái phiếu được phân ra thành nhiều gói được định mức tín nhiệm
khác nhau, có mức độ rủi ro khác nhau và cuống lãi suất khác nhau, ví dụ gói A, gói B …
gói Z. Những gói được xếp hạng cao nhất (chiếm đến 80% các trái phiếu) có các nguồn
tiền chảy vào khá chắc chắn nên được bán với mức xếp hạng AAA. Những trái phiếu
được xếp hạng thấp hơn là trái phiếu phải chịu rủi ro trước nếu có gì xảy ra nhưng phân
lời lại cao hơn. Như vậy, các nhà đầu tư có rất nhiều sự lựa chọn gói trái phiếu hình thành
từ chứng khoán hóa tùy theo sở thích rủi ro của mình. Vấn đề ở đây là, các khoản nợ của
cá nhân khác nhau sẽ có mức độ rủi ro khác nhau. Nhưng sau khi đóng thành một gói,
mức độ rủi ro lại được tính bằng nhau; tức là trong một gói cho vay, có những khoản nợ

Ngƣời đi vay
mua nhà

Ngân
hàng

Công ty
trung gian
Nhà đầu tƣ
(2)
(1)
(3)
(4)

15

đạt chuẩn và có cả những khoản nợ dưới chuẩn. Các tổ chức đánh giá tín nhiệm đánh giá
cao các gói đầu tư hạng AAA nhưng lại không ngờ đến độ rủi ro tiềm ẩn do những khoản
vay dưới chuẩn do gói đó mang lại. Niềm tin lan ra toàn thị trường, trở thành động lực
kích thích nhu cầu mua các loại trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa và làm bùng nổ
cho vay dưới chuẩn.
Bắt đầu từ năm 2005, chứng khoán hóa đã trở nên thông dụng. Các chứng khoán
đầy rủi ro vì thế có thể được nhân lên nhiều lần, vượt xa khỏi mức cung thực tế trên thị
trường. Nếu như cho vay thế chấp dưới chuẩn mới bắt đầu hình thành từ những năm đầu
90, và phát triển rất chậm thì trong 5 năm gần đây, con số này gia tăng một cách kỷ lục.
Năm 2002, doanh số cho vay dưới chuẩn cung cấp cho thị trường khoảng 200 tỷ USD,
năm 2003 là 320 tỷ USD, năm 2004 là 550 tỷ, năm 2005 – 2006 con số này là 700 tỷ
USD hàng năm, chiếm khoảng 25% thị phần cho vay thế chấp mua nhà toàn nước Mỹ
[19].
Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực vay thế chấp địa ốc, chứng khoán hóa còn lan

sang cả các hình thức tín dụng khác. Sự khác nhau về rủi ro của các loại MBS đã kéo các
công ty bảo hiểm và thẩm định rủi ro vào cuộc. Trên thị trường xuất hiện một công cụ tài
chính mới là Credit Default Swap (CDS) – hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi hay còn gọi là
hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng. Công cụ tài chính này được phát minh tại Châu Âu
vào những năm 1990. Những CDS đầu tiên là những hợp đồng thỏa thuận lập riêng giữa
các ngân hàng. Theo đó, ngân hàng A (bên mua sự bảo vệ), đồng ý trả một khoản phí
hàng năm trong một giai đoạn cụ thể (thường là 3 đến 4 năm) cho ngân hàng B (bên bán
sự bảo vệ) cho một danh mục các khoản nợ chuyên biệt. Ngân hàng B sẽ cam kết bù lại
những mất mát mà ngân hàng A phải chịu nếu trên danh mục nợ có những vụ vỡ nợ trong
suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng. Cũng với mục đích tương tự như vậy, các CDS xuất
hiện trong giai đoạn này do các tổ chức tài chính và các công ty bảo hiểm quốc tế bán ra
cho các nhà đầu tư mua MBS, theo đó bên mua CDS được bên bán bảo đảm sẽ hoàn trả
đầy đủ số nợ cho vay nếu bên vay không trả được nợ. Cho tới thời điểm năm 2006, thị
trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu nổ bong bóng, nhu cầu mua MBS của các nhà

16

đầu tư là rất cao, cùng với niềm tin vào một thị trường không thể xuống dốc, có rất ít các
vụ đổ vỡ tín dụng, nên các nhà bảo hiểm cho rằng việc tung những CDS ra thị trường là
rất khôn ngoan nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Theo ước tính của Hiệp hội International
Swap and Derivatives Association – Hiệp hội hoán đổi chứng khoán phái sinh, trong thời
gian này, trên toàn thế giới, tổng giá trị của các hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi CDS
khoảng 54.600 tỷ USD CDS và 12.000 tỷ USD với trái phiếu phái sinh MBS [15].
Sự mua đi bán lại các công cụ tài chính phát sinh (MBS và CDS), cũng như sự
biến đổi của các khoản vay thành các công cụ đầu tư, thị trường tín dụng đã kéo theo quá
nhiều các thành phần đầu tư vào cuộc, cả trong và ngoài nước. Mối quan hệ chằng chịt
giữa người vay và nhiều thành phần cho vay trực tiếp cũng như gián tiếp đã khiến cả thị
trường tài chính sụp đổ nhanh chóng hơn khi thị trường bất động sản tuột dốc vào năm
2006 – Cục Dữ trữ Liên Bang (Fed) bắt đầu tăng lãi suất cơ bản. Như đã trình bày ở trên,
lãi suất của Fed liên tục giữ ở mức 1% trong một thời gian dài, tuy nhiên, do lo lắng về

diễn biến lạm phát, lãi suất đã tăng lên 5,25% vào giữa năm 2006. Điều này bắt buộc các
ngân hàng thương mại phải đẩy lãi suất cho vay tiền mua nhà cao lên rất nhiều. Tình hình
lãi suất cao ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ vay để mua nhà. Giá nhà bắt đầu trượt dốc
vì cung vượt cầu. Những người mua nhà giá cao trước đây bắt đầu thấy giá thị trường của
căn nhà thấp hơn khoản nợ mình đang vay. Những người trong nhóm vay tiền với lãi suất
dưới chuẩn mất khả năng trả nợ khi lãi suất bị điều chỉnh theo lãi suất mới. Hậu quả là
một số hợp đồng cho vay bất động sản dùng để đảm bảo cho các trái phiếu MBS là nợ
khó đòi (khoảng 4.000 tỷ USD chiếm khoảng 30% - theo International Swap and
Derivatives Association) [25]. Các trái phiếu MBS mất giá, thậm chí không mua bán
được trên thị trường, khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tư nắm giữ những trái phiếu
này không những chịu khoản lỗ nặng nề mà còn mất khả năng thanh toán. Các tập đoàn
tài chính Mỹ trong đó có cả các tập đoàn bảo hiểm chuyên kinh doanh CDS lần lượt
thông báo các khoản lỗ khổng lồ liên tục trong nhiều tháng. Hàng loạt ngân hàng lớn nhỏ
bị sụp đổ, sát nhập và quốc hữu hóa. Niềm tin của công chúng bị suy giảm kéo theo giá
cổ phiếu của các tổ chức này sụt giảm mạnh, huy động vốn cũng gặp rất nhiều khó khăn.

17

Sự suy thoái trên diện rộng, lây lan nhanh chóng qua các thị trường và các nền kinh tế
khác đã gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
3. Diễn biến của khủng hoảng tài chính Mỹ
Bắt đầu từ tháng 8/2007, khi các ngân hàng trung ương phải can thiệp để cấp
thanh khoản cho hệ thống ngân hàng chính là thời điểm bắt đầu dấu hiệu của khủng
hoảng tài chính. Ngày 6/8/2007, American Home Mortgage, một trong những công ty
cho vay thế chấp địa ốc độc lập lớn nhất Mỹ, đã tuyên bố phá sản với lý do trì trệ của thị
trường bất động sản. Ngày 9/8/2007, các thị trường tín dụng ngắn hạn đóng băng sau khi
BNP Paribas, một ngân hàng lớn của Pháp phong tỏa ba quỹ đầu tư trị giá 2 tỷ Euro do có
những rắc rối trong khu vực cho vay thế chấp dưới chuẩn Mỹ, làm giá trị tài sản của các
quỹ này không tính được nữa. Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã bơm 95 tỷ Euro vào
hệ thống ngân hàng khu vực sử dụng đồng Euro để giảm bớt tình trạng cạn kiệt tín dụng

gây ra bởi các khoản vay dưới chuẩn. Ngày 10/8 và 13/8/2007, Ngân hàng này đã cấp
thêm 62 tỷ Euro cho các ngân hàng và 47,7 tỷ Euro vào thị trường tiền tệ [6, tr18-20].
Ngân hàng Trung ương ở các nước phát triển cũng có những bước đi tương tự. Ngày
17/8/2007, Cục Dự trữ liên bang Mỹ hạ tỉ suất chiết khấu từ 6,25% xuống 5,75% và tiếp
tục hạ xuống còn 4,5% vào tháng 10/2007 để giúp các ngân hàng đối phó với những khó
khăn tín dụng [20]. Tại Anh, Nothern Rock – ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc lớn nhất
- tuyên bố phá sản và phải quốc hữu hóa sau khi gặp vấn đề nghiêm trọng về khả năng
thanh khoản liên quan đến các khoản vay dưới chuẩn. Tại Mỹ, Cục Dự trữ liên bang Fed
và Bộ tài chính Mỹ đoạt quyền kiểm soát hai tập đoàn chuyên cho vay tín dụng Fannie
Mae và Freddie Mac nhằm hỗ trợ thị trường tín dụng. Hàng loạt những nỗ lực của chính
phủ Mỹ bao gồm việc cho phép các ngân hàng đầu tư được trực tiếp vay tiền từ Fed hay
việc nới lỏng những hạn chế cho vay giữa công ty mẹ - con cũng không đủ giúp cho hệ
thống tài chính vốn đã tê liệt sau một năm chống chọi với khủng hoảng nhà đất.
Khủng hoảng bắt đầu với những dấu hiệu khá rõ ràng cùng với những biến động
trên thị trường tín dụng. Ngày 15/09/2008 được đánh dấu là ngày khủng hoảng chính
thức bùng nổ, khi Lehman Brother – một trong bốn ngân hàng đầu tư lớn nhất Hoa Kỳ

18

tuyên bố phá sản. Cùng với việc mất hàng chục tỷ đôla giá trị cổ phiếu chỉ trong vài ngày,
sự sụp đổ của Lehman Brother là vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ, không chỉ chấn động và
làm đảo lộn thị trường tài chính Wall Street, mà nhanh chóng tạo nên cơn địa chấn toàn
cầu, đẩy cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh điểm mới.

III. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN NỀN KINH TẾ
THẾ GIỚI
1. Hậu quả của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế Mỹ
Cuộc khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ sự đổ vỡ của thị trường tín dụng thứ cấp
của Mỹ, đã gây ra những thiệt hại lên đến hàng chục nghìn tỷ USD và tác động đến hầu
hết các nền kinh tế lớn của thế giới. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, phải mất hàng năm

nền kinh tế mới trở lại ổn định và phát triển bình thường như trước khủng hoảng, và hệ
quả của nó thì phải nhiều năm nữa mới thấy hết được.
Sau 1 năm của khủng hoảng tài chính, nền kinh tế Mỹ đã thực sự chao đảo. Tất cả
các báo cáo về nền kinh tế trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 đều ở mức báo
động và là bằng chứng cho thấy tình trạng suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này
hiện nghiêm trọng hơn những dự đoán từ trước.
Thị trường tài chính ngân hàng Mỹ là thị trường đầu tiên và chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất của cuộc khủng hoảng. Với sự sụt giảm giá nhà xuống hơn một phần ba, bong
bóng bất động sản nổ tung, khiến hàng loạt ngân hàng thương mại đã phải tuyên bố phá
sản do không có khả năng thanh khoản và trang trải những món nợ khổng lồ đến hạn phải
trả. Tính trong năm 2008, theo báo cáo của Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ
(FDIC), Mỹ đã có tổng cộng 22 ngân hàng, tổ chức tín dụng khổng lồ phá sản và 12.000
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng xin được trợ giúp. Ngay từ năm 2007, khi Country
Financial – tập đoàn tài chính chuyên cho vay địa ốc của Mỹ bị phá sản do nợ khó đòi, và
Nothern Rock – Ngân hàng tài chính lớn nhất của Anh chính thức bị quốc hữu hóa; đã là
dấu hiệu báo trước cho cơn bão tài chính, cũng như làn sóng sáp nhập, phá sản, và bị
Chính phủ tiếp quản của các định chế tài chính vào năm 2008. Cho đến khi Freddie và

×