Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chuyên đề môn dân số phát triển - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.68 KB, 14 trang )

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết
I. Khái niệm mức chết và các chỉ tiêu đánh giá mức chết:
a, Khái niệm
Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống tại một thời
điểm nhất định mà không còn khả năng phục hồi lại được sau khi có sự kiện
sống.
Mức chết là sự biểu thị mức độ chết của con người xảy ra trong một khoảng
thời gian nào đó.
Phân loại :
+ chết bào thai: là sự kiện xảy ra trong thời kì mang thai
+ chết chu sinh: là tất cả những trường hợp chết xảy ra trong tuần đầu (7
ngày) của cuộc đời sau khi có sự kiện sinh-sống
+ chết sơ sinh: là tất cả những trường hợp chết xảy ra trong tháng đầu tiên(28
ngày cho tới 2 tháng) của cuộc đời sau khi sinh-sống.
+ chết trẻ em(0-1 tuổi) hay dưới 1 tuổi(< 12 tháng): là tất cả những trường
hợp chết xảy ra trong năm đầu tiên của cuộc đời sau khi có sự kiện sinh-sống.
b, Các chỉ tiêu đo lường mức chết:
- tỷ suất chết thô: CDR
+ phản ánh mức chết của dân số nói chung xảy ra trong 1 năm nào đó là nhiều
hay ít.
+ Được xác định bằng cách lấy số nhười chết trong năm chia cho dân số trung
bình năm hoặc giữa năm và thường được biểu thị băng % hay ‰:
CDR = * K (K=100 hoặc 1000)
Trong đó : D là số ngưpừi chết trong năm.
P lá dân số trung bình trong năm hoặc giữa năm.
- tỷ suất chết đặc trưngtheo tuổi: ASDRx.
+ phản ánh mức chết của dân cư theo từng đồ tuổi hay nhóm tuổi khác nhau
xảy ra trong 1 năm nào đó.
+ ASDRx = *K (K=100 hoặc 1000).
Trong đó: Dx là số bgười ở tuổi chết x trong năm.
Px là số lượng dân số tuổi x tính trung bình trong năm. hoặc


giữa năm.
- Tỷ suất chết trẻ em 0-1 tuổi hay<12 tháng: IMR
+ phản ánh tần suất chết của số trẻ em mới sinh trong năm đầu tiên của cuộc
đời.
+ IMR = * K ( K=100 hoặc K=1000).
Trong đó: Do là số trẻ em 0-1 tuổi chết trong 1 năm nào đó
Bo là số trẻ em mới sinh sống trong cùng năm đó
- Triển vọng sống trung bình: (ex)
+ là số năm mà 1 tập hợp người nào đó sau khi đã sống đạt đến 1 độ tuổi nhất
định thì mỗi người sẽ còn sống thêm trung bình được bao nhiêu năm nữa đén
lúc cả tập hợp người đó chết hết.
+ phản ánh khả năng còn sống số được trung bình đến cuối cuộc đời của một
người kể từ lúc đạt được 1 độ tuổi chính xác (x).
+ ex =
Trong đó: ex là triêtn vọng sống trung bình.
Tx là tổng số năm người sống trung bình từ tuổi x trở đi.
Lx là số người sống đến tuổi chính xác x.
II. Bảng sống( bảng chết)
Khái niệm : Bảng sống là 1 bảng thống kê bao gồm hệ thống các chi tiêu
được sử dụng để phản ánh mức độ chết cũng như khả năng sống sót được khi
chuyển từ tuổi này sang tuổi khác.
Phân loại: + theo độ dài của khoảng cách tuổi khảo sát: bảng sống đầy đủ và
bảng sống rút gọn
+ theo thời giankhảo sát: bảng sống thế hệ và bảng sống hiện
hành.
III.Biến động mức chết và các yếu tố ảnh hưởng
a, Xu hướng biến động mức chết:
Có tính quy luật: thời kì đầu mức chết cao và thường biến đổi, tăng , giảm thất
thường, sau đó mức chết giảm nhanh, cuối cùng đạt được mức thấp và thường
dao động.

Nhìn từ góc độ lịch sử thì các xã hội trước CNTB đều có mức chết cao do
điều kiện sống khó khăn, kinh tế chưa phát triển.
Các nước phát triển thường có sự suy giảm về mức chết thấp hơn so với các
nước đang phát triển.
Nguyên nhân: Do các nước đang phát triển được thừa hưởng các thành tựu về
khoa học cũng như các tiến bộ về y học… từ các nước phát triển nên mức
chết giảm mạnh hơn các nước phát triển đang trong quá trình tiếp tục nghiên
cứu thành tựu mới.
b, Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết:
Các yếu tố tác động làm tăng mức chết:
+> Chiến tranh
Như chúng ta đã biết, chiến tranh là một hiện tượng chính trị-xã hội có tính
chất lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội
trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước. Đặc trưng của
chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và
thường kết hợp với các hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh tế, ngoại
giao ).
Là nguyên nhân gây chết người hàng loạt trong 1 thời gian ngắn, nhất là trong
các cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí hiện đại. Các cuộc chiến tranh xảy ra
không chỉ gây nên tử vong cho các nạn nhân quân đội mà còn mang lại nhiều
thương cong và rủi ro về sự chết chóc cho nhiều người khác.
Vd: - Thảm sát Mỹ Lai hay gọi là thảm sát Sơn Mỹ là một trong những tội ác
của quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam . Vụ thảm sát xảy ra vào
ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại thôn Mỹ Lai , làng Sơn Mỹ , huyện Sơn Tịnh ,
tỉnh Quảng Ngãi khiến 504 dân thường chết trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ
em.
- Trong chiến tranh chống Mỹ có trên 2 triệu người Việt thương vong.
- Trong cuộc chiến tranh thế giới thế giới thứ nhất (1914-1918) có trên
39 triệu người chết,bị thương và mất tích.
- Còn tính trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 (1937-1945) có khoảng

trên 73 triệu người tử vong.
+> Mất mùa, nạn đói
Sự khắc nghiệt của khí hậu, thiên tai, sâu bệnh, là những nguyên nhân chính
gây nên mất mùa.
Mất mùa và nạn đói có thể gây nên tình trạng tử vong với số lượng lớn. Mất
mùa  đói kém  mức độ suy dinh dưỡng tăng  sức đề kháng của cơ thể
giảm  khả năng mắc bệnh cao  rủi ro về chết lớn ( nhất là người già và trẻ
em). Đói kém dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng và bệnh còi xương, chậm
lớn làm thể chất và trí lực của con người giảm đi, chất lượng dân số và nguồn
nhân lực bị hạn chế, ảnh hưởng rất nhiều đến các quá trình phát triển.
Vd: - Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong
khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000
đến 2 triệu người dân chết đói trong khi dân số cả nước là 10 triệu người.
Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương. Các
cường quốc liên quan như Pháp, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ đã can thiệp vào
Việt Nam và gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người
Việt. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra khiến miền Bắc
vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói. Không có nghiên cứu thống kê chính thức
liên quan đến Pháp, Nhật.Nguyên nhân gián tiếp là những biện pháp cải cách
kinh tế nhằm phục vụ nhu cầu chiến tranh của chế độ thực dân Pháp tại Việt
Nam, do tại nước Pháp khi đó đang có chiến tranh và cũng đang bị xâm
chiếm. Ngoài bối cảnh chiến tranh, chính trị và kinh tế, tình hình thời tiết
ngoài Bắc cũng đã góp phần trong những động lực tạo ra nạn đói. Mùa màng
miền Bắc bị hạn hán và côn trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đông-xuân từ
năm 1944 giảm sụt khoảng 20% so với thu hoạch năm trước. Sau đó là lũ lụt
xảy ra làm hư hại vụ mùa nên nạn đói bắt đầu lan dần. Mùa đông năm 1944-
45 khắc nghiệt thay cũng lại là một mùa đông giá rét khiến các hoa màu phụ
cũng mất, tạo ra những yếu tố tai ác chồng chất giữa bối cảnh chiến tranh thế
giới.
Nạn đói ở châu Phi: châu Phi là nơi có khí hậu khắc nghiệt, trình độ canh tác

còn lạc hậu, đã gây ra khủng hoảng lương thực trầm trọng làm cho con
người luôn phải đối mặt với nạn đói. Nạn đói 2011 ở Đông Phi đe dọa đời
sống của hơn 10 triệu người. Mỗi năm có hàng trăm nghìn trẻ em chết vì đói.
1994: Em bé người Sudan và một con kền kền – Kevin Carter
Bức ảnh này giành được giải Pulitzer cho tác phẩm ảnh báo chí. Trong ảnh,
một con kền kền đang chờ đợi để rỉa xác một em bé đang chết dần vì đói ở
Sudan. Bức ảnh đã cho thấy hết sự khốc liệt của nạn đói diễn ra tại Sudan làm
hàng trăm nghìn người chết. Tác phẩm đã cho thấy bản năng nghề nghiệp của
nhà nhiếp ảnh khi “chộp” được một khoảnh khắc vàng. Nhưng chỉ ba tháng
sau khi nhận được giải thưởng danh giá cho bức ảnh “Kền kền chờ đợi” này,
Kevin Carter đã tự sát vì bị ám ảnh bởi những ký ức đáng sợ anh được chứng
kiến ở những nước thuộc thế giới thứ ba - sự chết chóc, những xác người chết
đói, những cuộc xung đột đẫm máu và nỗi đau mất mát của con người
+> Dịch bệnh
Bệnh là những tổn thương thực thể hay cơ nang của một bộ phận hay nhiều
bộ phận của cơ thể ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của con người, làm
cho con người khó chịu đau đớn.
Trước kia con người mắc những bệnh như phong, lao, đậu mùa, cúm, thường
thì tỉ lệ tử vong là rất cao, chúng ta có thể nhắc đến những đại dịch mà cả thế
giới kinh hoàng, chúng có sức lây lan và gây thiệt hại không kém gì chiến
tranh.
Bệnh tật ảnh hưởng đến tử vong lâu dài và không thể thủ tiêu được.
Trong lịch sử loài người, các loại bệnh dịch đã giết chết hàng trăm triệu người
như dịch hạch, đậu mùa, cúm, AIDS,
Có thể nó,cả hiện tại và tương lai, bệnh tật vẫn là nguyên nhân chủ yếu,
thường xuyên và đáng lo ngại nhất đối với cuộc sống của xã hội loài người.
Vd : trong lịch sử, bệnh dịch hạch (còn gọi là ‘cái chết đen’) gây ra cái chết
cho khoảng 75 triệu người vao thế kỷ 14. Dịch đậu mùa ở châu Mỹ giết chết
1,5 triệu người tính đến năm 1900. Dịch cúm ở Tây Ban Nha làm hơn 50 triệu
người chết vào nửa đầu thế kỷ 20. Dịch AIDS, tính từ 1981 đến nay làm hơn

25 triệu người chết, năm 2005 là 2,3 triệu, năm 2011 là 1,7 triệu theo thống kê
của WHO.
+> Các tai họa tự nhiên khác :
Động đất, núi lửa, giông bão, sóng thần, hạn hán, lũ lụt và nhiều thiên tai
khác cũng là nguyên nhân gây tử vong cao. Cùng với gia tăng dân số nhanh
chóng và việc khai thác 1 cách bừa bãi, thiếu ý thức của con người đối với các
nguồn tài nguyên thiên nhiên làm cho môi trường sống bị ô nhiễm, cân bằng
sinh thái bị phá vỡ sẽ gây ra nhiều hiểm hoạ lớn cho con người.
Vd : - Trận động đất sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 làm gần 16 nghìn người
chết.
- Sóng thần ở Ấn Độ Dương 2004 làm 230 nghìn người thiệt mạng.
- Ở Việt Nam cũng xảy ra nhiều thiên tai, trung bình mỗi năm có 8-9 cơn
bão, lũ lụt gây nhiều thiệt hại về người.
- Ngôi làng “không có đàn ông” ở Việt Nam, làng chài Mỹ Tân, xã Bình
Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 55 người đàn ông ra đi và
không trở lại do bão.
+> Các nguyên nhân khác :
Tai nạn giao thông, nghiện ngập, bạo lực, tự tử, ngộ độc,…. Cũng là những
nguyên nhân gây tử vong đáng kể, mặc dù chúng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ.
Trong khi các loại dịch bệnh mang tính quốc gia và quốc tế đã được kiểm
soát, thì các nguyên nhân này ngày càng có xu hướng gia tăng. Ngày càng có
nhiều trường hợp chết do hậu quả tác động của các yếu tố thuộc về lối sống ở
một độ tuổi nhất định như thói quen hút thuốc lá, nghiện rượu bia, ít rèn luyện
sức khoẻ, do nghề nghiệp, do sử dụng các phương tiện giao thông tốc độ cao.
Ở các độ tuổi trẻ, nguyên nhân chết phổ biến nhất vẫn là tai nạn. Đối với các
nguyên nhân này, việc thay đổi văn hoá và hoàn thiện lối sống sẽ có khả năng
làm thay giảm đáng kể mức chết do chúng gây ra.
Vd : theo số liệu của văn phòng ủy ban an toàn giao thông quốc gia năm 2010
có 11449 người chết, 2011 là 11.395, 2012 là 9.838.
Theo WHO, trên TG mỗi năm trung bình có 1,2 triệu người chết vì TNGT, là

kẻ giết người số 1 với đối tượng 15-29 tuổi. Theo dự đoán đến năm 2030 là
nguyên nhân lớn thứ 5 gây chết người hơn cả AIDS, ung thư, tiểu đường,
Hủ tục chôn con theo mẹ của một số đồng bào ở Tây Nguyên.
Hiện nay áp lực xã hội, bệnh trầm cảm, làm tỉ lệ người tử tự cũng tăng lên.
Tự sát được xếp là nguyên nhân đứng thứ 10 gây chết người trên toàn thế
giới.
Các yếu tố tác động làm giảm mức chết
+> Nâng cao mức sống của dân cư
Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập tạo điều kiện vật chất để mở rộng
mạng lưới y tế công cộng, tăng cường đội ngũ cán bộ y tế, hoàn thiện hệ
thống y tế, và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tăng trưởng kinh tế, nâng cao
thu nhập, tạo tiền đề vật chất để cải thiện điều kiện dinh dưỡng, nhất là dinh
dưỡng cho trẻ em, nâng cao thể lực và trí lực của người dân, nâng cao sức
khoẻ, tăng khả năng đề kháng với bệnh tật, giảm rủi ro về tử vong, kéo dài
tuổi thọ dân của. Cùng với sự gia tăng kinh tế và nâng cao mức sống, những
tiến bộ khoa học kĩ thuật đạt được trong lĩnh vực y tế góp phần ngăn ngừa và
đẩy lùi các loại bệnh dịch, hạn chế nhiều rủi ro xảy ra có nguy cơ ảnh hưởng
dến sức khoẻ và mức tử vong, nhất là tử vong của trẻ em.
+> Tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực y tế
Cùng với thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân, việc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực y tế đã góp
phần đáng kể vào việc khống chế và đẩy lùi nhiều căn bệnh hiểm nghèo,
nhiều dịch bệnh nguy hiểm với tính chất và quy mô rộng lớn, gây chết người
hàng loạt
Alexander Fleming (6 tháng 8 năm 1881 – 11 tháng 3 năm 1955) là một bác
sĩ, nhà sinh học và đồng thời là một nhà dược lý học người Scotland. Ông
được coi là người mở ra kỉ nguyên sử dụng kháng sinh trong y học. Ông đã
được trao Giải thưởng Nobel về y học năm 1945 cùng với Ernst Boris
Chain và Howard Walter Florey về việc tìm ra và phân tách được penicilin –
được coi là loại kháng sinh đầu tiên trong việc điều trị những bệnh nhiễm

trùng. Penicilin được xem là 1 trong 12 phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20.
Các phát hiện về bộ gen người cùng các hiểu biết về căn nguyên của gen và
mối liên hệ với bệnh tật giúp chúng ta có thể phòng ngừa được nhiều loại
bệnh tật. Các thành tựu trong nghiên cứu tế bào gốc đã được coi là bước đột
phá của đầu thế kỷ 21. Giờ đây chúng ta có thể tái tạo các tế bào gốc giống
với tế bào phôi từ các tế bào da. Và có thể mô phỏng vô số các loại bệnh của
con người trong một chiếc bát thủy tinh nhỏ dùng để nuôi vi khuẩn.
Các liệu pháp thuốc kéo dài sự sống cho bệnh nhân HIV. Vào năm 1996, một
bệnh nhân 20 tuổi bị mắc bệnh AIDS chỉ có thể sống thêm 3-5 năm nữa
nhưng hiện nay, nhờ kết hợp các loại thuốc, anh ta vẫn có thể sống tới 69 tuổi.
Nhờ có phát minh trong nghiên cứu HIV, tỷ lệ tử vong do HIV đã giảm
mạnh
+> Người xưa có câu “nhân sinh thất thập cổ lai hy” nghĩa là người sống đến
ngoài 70 tuổi xưa nay hiếm. Tuy nhiên, giờ đây việc bảo đảm được môi
trường sống trong lành, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân tốt, giúp con
người kéo dài được tuổi thọ khỏe mạnh của con người, góp phần làm giảm
mức chết. VD: Theo kết quả Bộ Y tế Việt Nam đưa ra ngày 2 tháng
1 năm 2006, tuổi thọ trung bình của người Việt là 71,3 tuổi; so với 65 tuổi
vào năm 1998. Hiện nay dân Nhật bản sống lâu nhất. Trung bình tuổi thọ tại:
Các nước tiên tiến là 77-83 tuổi (thí dụ: Canada: 80.1 tuổi theo thống kê năm
2005)
Các nước chậm tiến là 35-60 tuổi (thí dụ: Mozambique: 40.3 tuổi theo thống
kê năm 2005).
c, Sự khác biệt về mức chết
- Theo tuổi
Các nhóm tuổi khác nhau trong dân số có những nguy cơ khác nhau về tử
vong- do nghề nghiệp, tuổi tác hay 1 số đặc thù khác của họ. Cao ở tuổi ‘0
tuổi’ sau đó giảm dần, đạt cực tiểu ở dộ tuổi cho đến 14, tăng nhanh ở độ tuổi
50.
- Theo giới tính

Sự khác biệt về mức chết theo giới tính đã được phát hiện từ rất sớm, ngay
từ khi mới bắt đầu nghiên cứu về mức chết. J Grant đã nhận thấy nữ giới có
khả năng sống lâu hốn với nam giới, mặc dù phụ nữ có thể mắc nhiều bệnh
hơn. Thực tế cho thấy,phụ nữ nói chung đều có tỷ suất chết thấp hơn so với
nam giới trong hầu hết các lứa tuổi và phụ nữ thường sống thọ hơn so với
nam giới từ 5% đến 10% trừ 1 số nước chậm phát triển. Nam giới thường chết
do tai nạn lao động, nghề nguy hiểm, chiến tranh, dễ mắc các tệ nạn, nên nữ
giới có khả năng sống lâu hơn so với nam giới.
- Theo nơi cư trú
Có sự khác biệt đáng kể giữa mức chết ở thành thị và nông thôn. Khu vực
thành thị thường có mức chết thấp hơn khu vực nông thôn do điều kiện sống
tốt hơn, cơ sở hạ tầng, các phương tiện y tế, chăm sóc sức khỏe, trình độ giáo
dục, thu nhập của dân cư thành thị cao hơn so với dân cư nông thôn.
Cùng với quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển, vấn đề giáo dục và chăm
sóc sức khỏe người nghèo khu vực nông thôn phải được quan tâm đầy đủ hơn.
- Theo trình độ học vấn
Những người có trình độ học vấn cao thường có rủi ro tử vong thấp hơn so
với những người có trình độ học vấn thấp. Những người có trình độ học vấn
cao am hiểu các loại bệnh tật, biết giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức khỏe bản
thân và gia đình, hơn nữa họ thường làm những công việc nhẹ nhàng, môi
trường và điều kiện làm việc tốt, hao sức lực ít, thu nhập cao nên khả năng
dinh dưỡng và chăm sóc, hồi phục sức khỏe tốt hơn, rủi ro do bệnh tật và tử
vong thấp hơn so với những người có trình độ học vấn thấp.
Trình độ học vấn của người mẹ và khả năng sống sót của trẻ em có mối quan
hệ mật thiết với nhau.
- Theo thu nhập
Mức chết giữa các nhóm dân cư có mức thu nhập khác nhau cũng có sự
khác biệt.Tầng lớp dân cư nghèo, có địa vị xã hội thấp có mức tử vong cao
hơn so với những người giàu có. Do người có thu nhập cao có điều kiện sinh
hoạt tốt, chế độ dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe tốt, khả năng tiếp cận với các

dịch vụ y tế dễ dàng nên rủi ro về bệnh tật và tử vong thấp hơn.
Tại các nước nghèo rất thiếu cán bộ y tế và viện phí rất cao nên nhiều người
nghèo không thể có điều kiện khám chữa bệnh. Vì vậy, vấn đề chăm sóc sức
khỏe cho người nghèo cần phải được quan tâm hơn.
- Theo tình trạng hôn nhân
Những người có gia đình có tỷ suất tử vong thấp hơn những người độc
thân, goá bụ hay li dị. Người có gia đình thường có cuộc sống ổn định, ăn
uống sinh hoạt điều độ, sức khoẻ, sức đề kháng và khả năng chống chọi với
bệnh tất tốt hơn, ít bị stress và rủi ro về tử vong thấp hơn.
- Theo địa vị xã hội và nghề nghiệp
Sự bất bình đẳng trước rủi ro về chết là rất lớn. Mức tử vong càng cao với
tầng lớp xã hội càng thấp. Trong diều kiện vệ sinh không khác nhau thì sự
chênh lệch về mức chết của các nhóm xã hội được quy cho những người khác
biệt trong chế độ ăn uống.
Ngoài ra , sự khác biệt về mức chết theo dân tộc, tôn giáo, theo đặc trưng
của người di dân, theo các nguyên nhân gây tử vong,…cũng cần được quan
tâm.
IV. Khuyến nghị của nhóm 1 về vấn đề dân số và phát triển
*Đối với thế giới
- Các nước,các khu vực,các dân tộc tăng cường hợp tác giao lưu,cùng phát
triển có chính sách ngoại giao ôn hòa,mềm mỏng tránh gây xung đột đặc biệt
là xung đột quân sự.
- Ứng dụng khoan học kĩ thuật vào trồng trọt đảm bảo an ninh lương thực cho
thế giới.
- Áp dụng tiến bộ y học vào điều chế các loại vacxin, thuốc ngăn ngừa các
loại dịch bệnh nguy hiểm.
- Khai thác hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Xây dựng môi trường sống trong lành,bền vững trên toàn thế giới.
*Đối với Việt Nam
- Nâng cao chất lượng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người,

tùng gia đình và toàn xã hội là mục tiêu ưu tiên.
- Ngoài chiến lược dân số chung, các hình thức giáo dục truyền thông, nội
dung và biện pháp cụ thể nên đặt ra cho các nhóm tỉnh, thành phố, các dân tộc
một cách riêng biệt.
- Ưu tiên cải thiện mạng lưới và cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu nói chung
và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em nói riêng ở khu vực nông thôn, vùng sâu,
vùng xa.
- Đẩy mạnh hơn nữa các chương trình, chích sách về giáo dục, đào tạo, đặc
biệt đối với khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số.
- Phòng chống , ngăn ngừa các loại dịch bệnh gây nguy hiểm cho người.
- Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp, bền vững, văn minh.

×