Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đề bài nêu khái niệm “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và những nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam nêu ví dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.96 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

Đề bài: Nêu khái niệm “cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”? Và những nội dung cơ
bản của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Nêu ví dụ?

Mã đề: 73

Sinh viên

: TRẦN HOÀNG HÀ

Số báo danh (số thứ tự)

: 24

Lớp

: Kinh tế chính trị .1_LT (N04)

Giáo viên giảng dạy

: TS. Đỗ Khánh Chi

Mã sinh viên

: 21011448
HÀ NỘI, THÁNG 11/2022




Mục lục
MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CNH, HĐH........................3
1.1 Khái niệm....................................................................................................3
1.1.1 Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa...........................................................3
1.1.2 Đặc điểm của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa....................................4
1.2 Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện CNH, HĐH.......................4
1.3 Nội dung cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam..............................5
1.4 Tác dụng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa...........................................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CNH, HĐH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..........8
2.1 Thành tựu...................................................................................................8
2.1.1 Trong lĩnh vực nông nghiệp................................................................8
2.1.2 Trong lĩnh vực sản xuất......................................................................9
2.1.3 Trong lĩnh vực dịch vụ........................................................................9
2.2 Những hạn chế còn tồn tại.......................................................................10
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CNH, HĐH CHO ĐẤT NƯỚC.....11
KẾT LUẬN.........................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................13

1


MỞ ĐẦU
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu vì nó đứa cả về sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đất
nước lên trình độ mới. Đối sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, cơng nghiệp
hóa có vai trị tạo điều kiện làm tiền đề vật chất – kỹ thuật, cơng nghiệp hóa có
nộidung, bước đi cụ thể, phù hợp. Đối với Việt Nam khi chính thức bước vào

thời kìquá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành cơng nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa và từ cuối thế kỉ XX đến nay quá trình này được xác định đầy
đủ là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một q trình kinh tế, kĩ thuật – công
nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã
hội Việt Nam từ trình độ nơng nghiệp lạc hậu lên trình độ cơng nghiệp tiên tiến,
hiện đại và văn minh. Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ
mới, Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, cơng nghệ và đổi mới sáng
tạo”. Nhận thấy sự cấp thiết và thực tế của vấn đề nên em đã quyết định chọn đề
tài

“ Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công

nghiệp lần thứ tư – thực trạng và giải pháp phát triển” nhằm nâng cao kiến thức
và trình độ hiểu biết để theo kịp thời đại và góp phần phát triển đất nước.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CNH, HĐH
1.1 Khái niệm
1.1.1 Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Từ cuối thế kỉ XVIII đến nay, trong lịch sử diễn ra nhiều loại cơng nghiệphóa
khác nhau: cơng nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa và cơng nghiệp hóa xã hội
chủnghĩa. Các loại cơng nghiệp hóa này xét về mặt lực lượng sản xuất, khoa học
vàcông nghệ là giống nhau. Tuy nhiên lại khác nhau về mục đích, phương thức
tiếnhành và về sự chi phối của quan hệ sản xuất thống trị. Công nghiệp hóa diễn
ra ởcác nước khác nhau, vào những thời điểm lịch sử khác nhau, trong những
điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, do vậy nội dung khái niệm có sự khác nhau

Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái quát nhất, cơng nghiệp hóa là q trình
biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp.
Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại
về cơng nghiệp hóa và điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu
ra quan niệm về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: Cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động với công
nghiệp, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Quan niệm nêu trên cho thấy, quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ra phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa
trong q trình phát triển. Q trình ấy, khơng chỉ đơn thuần phát triển cơng
nghiệp mà cịn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh
vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
3


Q trình ấy khơng chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin
học hoá, mà cịn sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ cơng truyền thống với công nghệ
hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết
định.
1.1.2 Đặc điểm của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất
nước, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực
hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Cơng nghiệp hhóa, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự
điềutiết của Nhà nước.- Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh tồn cầu
hóa kinh tế và Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2 Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện CNH, HĐH
Lý luận thực tiễn cho thấy CNH là quy luật phổ biến của sự phát triển
lựclượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua. CNH tạo ra động lực
mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan trọng tạo sự phát triển đột biến trong
các lĩnh vực hoạt động của con người.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện
đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa
học và cơng nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị
trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân.

4


Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách
quan, quy luật kinh tế phổ biến và được thực hiện thông qua CNH, HĐH.
Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã
hội như Việt Nam, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải
thực hiện thơng qua CNH, HĐH. Vì: CNH, HĐH từng bước tăng cường cơ sở
vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất,
hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nâng dần trình độ văn minh của xã
hội.
Thực hiện CNH, HĐH nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nền
kinh tế dựa trên thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát triển lực
lượngsản xuất, khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong và
ngồi nước,nâng cao dần tính độc lập, tự chủ nền kinh tế.
Làm cho khối liên minh cơng dân, nơng dân và trí thức ngày càng được
tăng cường; nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Tăng cường tiềm lực cho an ninh, quốc hòng; tạo điều kiện vật chất và
tinh thần để xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.

1.3 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Một là tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền
sảnxuất– xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ.
Hai là thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất- xã hội lạc hậu
sang nền sản xuất – xã hội hiện đại. Cụ thể:

5


+ Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiệnđại
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả
+ Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất
1.4 Tác dụng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thực hiện đúng đắn q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có những
tác dụngto lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
- Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao
động, tăng sức chế ngự của con người đối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát
triển kinhtế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội, góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
- Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của
Nhà – nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất,
tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do toàn diện
của con người trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh đạt
trình độ tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc
phòng, an ninh; bảo đảm đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày
càng được cảithiện. Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế.
Sự phân tích trên cho thấy mối quan hệ gắn bó trực tiếp giữa cơng nghiệp

hóa,hiện đại hóa với lực lượng sản xuất. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là để

6


thực hiện xã hội hóa sản xuất về mặt kinh tế - kỹ thuật theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Nó có tác dụng, ý nghĩa quan trọng và tồn diện. Vì vậy, Đảng ta xác
định: "Phát triển lực lượng sản xuất, cơng nghiệp hố đất nước theo hướng hiện
đại ... là nhiệm vụ trung tâm" trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.

7


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CNH, HĐH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thành tựu
2.1.1 Trong lĩnh vực nông nghiệp
Việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật là chìa khóa nâng cao
năngsuất lao động và đa dạng hóa kinh tế nông nghiệp.
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới quy trình điển hình là việc ứng
dụng điện tốn đám mây nhằm cung cấp sản phẩm đầu ra chất lượng cao và an
tồn vệ sinh thực phẩm. Và ứng dụng cơng nghệ thông tin vào nông nghiệp làm
tăng năng suất sản lượng đáng kể so với cách trồng nông nghiệp kiểu cũ. Điện
tốn đám mâymang lại nhiều lợi ích to lớn như sự chuẩn hóa sản phẩm và dịch
vụ, giảm thiểu chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, nâng cao
chất lượng dịch vụ và linh hoạt trong mơ hình kinh doanh, sẵn sàng mở rộng khi
cần thiết.
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới kĩ thuật nơng nghiệp, ví dụ: sự
phát triển của cơng nghệ sinh học cho phép chọn, tạo ra những giống cây trồng,
vật ni mới phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này tác động mạnh mẽ đến

năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật ni, từ đó tăng giá trị gia tăng
trong mỗi sản phẩm nơng nghiệp.
Ngồi ra các hoạt động tiếp cận nơng nghiệp 4.0 khác rất đáng khích lệ
nhưứng dụng công nghệ tự động, bán tự động trong sản xuất lúa, ngơ, rau quả,
bị sữa,lợn giống, thủy sản. Đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp Việt không chỉ
dừng ở việc học hỏi từ công nghệ, kĩ thuật quốc tế mà cịn là sự tìm tịi, sáng tạo
của người nông dân Việt.

8


2.1.2 Trong lĩnh vực sản xuất
Việc ứng dụng những tiến bộ cơng nghệ có tiềm năng dịch chuyển
ngườilao động sang những công việc yêu cầu tay nghề cao hơn mang lại năng
suất cao hơn.
Theo báo cáo của ILO “ASEAN in transformation: How technology
ischanging jobs and enterprises transformation” (tạm dịch: ASEAN trong q
trình chuyển đổi: Cơng nghệ đang thay đổi việc làm và các doanh nghiệp như thế
nào) chỉ ra rằng phần lớn việc làm trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là dệt may,
quần áo và giày dép và ngành điện tử và các thiết bị ngành điện sẽ bị tác động
bởi cách mạng công nghiệp 4.0. Mặc dù công nghệ cao chưa hồn tồn thâm
nhập vào các ngành cơng nghiệp, cũng đã có những dấu hiệu cho thấy sự xuất
hiện của công nghệ cao trong một số ngành. Thương mại, đầu tư trực tiếp nước
ngồi và các cơng nghệ hỗ trợ đều đóng góp vào tăng trưởng năng suất. Trong
những ngành cơng nghiệp đó, những thay đổi đáng kể trong trung hạn đến dài
hạn thường xảy ra do có sự đột phá về cơng nghệ, ví dụ như cơng nghiệp in 3D,
robot công nghiệp, internet vạn vật ,thiết kế đồ họa trên máy tính và máy soi
chiếu cơ thể v.v. Theo đó, khả năng cáclĩnh vực như kỹ sư, vận tải và hạ tầng sẽ
có nhu cầu việc làm tăng lên.
2.1.3 Trong lĩnh vực dịch vụ

Cách mạng số có tiềm năng chuyển dịch người lao động sang làm
nhữngcông việc lấy khách hàng làm trung tâm.
Sự tiến bộ của công nghệ cũng dẫn đến sự ra đời của “nền kinh tế tạm
thời” trong đó một số lượng lớn các cơng việc hoạt động trên các nền tảng trực
9


tuyến đã ra đời (Uber, Grab, thương mại điện tử). Cuối cùng thì, việc ứng dụng
cải tiến cơngnghệ mới có thể cải thiện an toàn tại nơi làm việc, tăng năng suất,
tiền lương và thúc đẩy nhiều loại nhu cầu, cùng với gia tăng dự kiến về luồng
FDI và việc tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường xuất khẩu lớn bắt nguồn từ
các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do
EU-Việt Nam khi các hiệp định này được phê chuẩn. Năng suất và điều kiện làm
việc được cải thiện có thể dẫn đến giảm giờ làm và tạo ra nhiều dịch vụ và sản
phẩm giải trí hơn.
2.2 Những hạn chế cịn tồn tại
Q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa đã diễn ra một cách ngoạn mục
và người Việt Nam có thể khơng lường trước được những vấn đề xã hội và
những tác động đến xã hội như thế nào trong tương lai sắp tới.
An ninh mạng và quyền riêng tư là mối quan tâm chính. Khi mọi dữ liệu
đều được số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị internet vạn vật dễ bị đe
dọa và đôi khi những mối đe dọa này có thể gây ra thảm họa khi bị đánh cắp
những dữ liệu bảo mật quan trọng mang vị trí chiến lược.
Kỹ năng và giáo dục người lao động làm việc trong các quy trình dựa trên
cơng nghiệp 4.0 cần phải được cải thiện. Dưới sự thay đổi vượt trội của khoa học
công nghệ, Việt Nam cũng phải thay đổi liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp,
hịa nhập vào thời đại. Máy móc tự có những hạn chế, q phụ thuộc vào các
thiết bị cơng nghệ, máy móc có thể khiến doanh nghiệp Việt sa vào những thiệt
hại nghiêm trọng, hơn nữa các doanh nghiệp Việt phải cân nhắc kĩ lưỡng về tài

chính bởi vì các chi phí chuyển dịch, thay đổi máy móc là rất lớn.
10


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CNH, HĐH CHO ĐẤT NƯỚC
Đứng trước sự chuyển biến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Việt Nam cần hành động nhanh chóng để có thể bắt kịp thời đại, rút ngắn khoảng
cách với thế giới, cụ thể:
Thứ nhất là đám bảo thể chế không bị tụt lại trong cuộc chạy đua với công
nghệ để mở đường cho các công nghệ và phương thức sản xuất mới ( được các
chuyên gia gọi là nền kinh tế mới – new economy) đi vào cuộc sống.
Thứ hai là phải có cách thức thúc đẩy để đảm bảo kỹ năng không bị tụt lại
so với công nghệ. Nếu không sẽ dẫn tới những bất ổn xã hội do có một nhóm ít
kĩ năng sẽ bị tụt lại phía sau.
Thứ ba là khơng thể thúc đẩy cơng nghệ nếu như những vấn đề cơ cấu vẫn
còn tồn đọng và những cơ chế thị trường cơ bản chưa được xác lập. Thứ tư là
học tập kinh nghiệm ứng phó của các nước khác, đặc biệt là các nước đi trước
trong cách mạng công nghệ 4.0 là hết sức quan trọng, giúp Việt Nam có thể tránh
được những vấn đề mà nước đó gặp phải.

11


KẾT LUẬN
Tóm lại nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, Việt
Nam sẽ có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến hơn,
và sớm thực hiện được mục tiêu trở thành các nước cơng nghiệp hóa theo hướng
hiện đại.Trong trường hợp ngược lại, khoảng cách phát triển với các nước đi
trước sẽ tiếp tục gia tăng.
Do vậy Việt Nam cần thực hiện một chương trình nghị sự kép: một là tiếp

tục giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và mơi trường cịn tồn
đọng từ giai đoạn tăng trưởng trước đây, hai là nhanh chóng tận dụng những cơ
hội và vượt lên những thách thức mới xuất hiện liên quan đến cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc trên phạm vi toàn cầu. Nội dung của kế
hoạch tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng cần phải
bao gồm những nội dung liên quan đến cả hai nhóm này.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Giáo dục vào đào tạo (2021), Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin
(dành cho hệ khơng chun lý luận chính trị), Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội
- International Labour Organization (5/2018), Cách mạng công nghiệp 4.0
tại Việt Nam: Hàm ý đối với thị trường lao động.
/>- Đơng Nghi (23/02/2019), Việt Nam có nhiều thuận lợi trong cách mạng
công nghiệp 4.0. />- Trần Thị Thanh Bình (30/4/2020), cách mạng cơng nghiệp 4.0: Cơ hội và
thách thức đối với giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
/>
13



×