BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐẶNG BÁ HẢI
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ CÁCH MẠNG
Ở TRUNG LÀO TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1975
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGHỆ AN - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐẶNG BÁ HẢI
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ CÁCH MẠNG
Ở TRUNG LÀO TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1975
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 8.22.90.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. BÙI VĂN HÀO
NGHỆ AN - 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập
thể và cá nhân:
Với tình cảm chân thành, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy giáo,
cơ giáo, các nhà khoa học khoa Lịch sử trường Đại học Vinh đã tham gia giảng dạy
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường.
Đặc biệt, tác giả xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS. TS. Bùi Văn Hào - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tơi trong
suốt q trình tiếp cận tư liệu, nghiên cứu và hồn thành Luận văn này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên cổ vũ, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng Luận văn khơng tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của q thầy giáo, cô giáo, các nhà
khoa học.
Tôi chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 8 năm 2018
Tác giả
Đặng Bá Hải
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa .................................................................................................
Trang
i
Lời cảm ơn………………………………………………………………......
ii
Mục lục………………………………………………………………………
iii
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………...
1
1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………….
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………
4
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………
5
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….....
6
6. Nguồn tài liệu……………………………………………………………
6
7. Đóng góp của luận văn……………………………………………………
7
8. Bố cục của luận văn……………………………………………………....
7
NỘI DUNG…………………………………………………………………
8
Chƣơng 1: Hoàn cảnh lịch sử, chủ trƣơng xây dựng cơ sở cách mạng
trong cả nƣớc và ở Trung Lào của Đảng nhân dân Lào từ năm 1955
8
đến năm 1975………
1. 1. Hồn cảnh lịch sử
8
1.1.1. Khái qt tình hình nước Lào từ sau Hiệp định Giơnevơ (1954) đến
năm 1957……………………………………………………………………
1.1. 2. Khái quát tình hình nước Lào và Trung Lào từ năm 1958-1975……
8
10
1.2. Chủ trương của Đảng Nhân dân Lào về việc xây dựng cơ sở cách
mạng trong cả nước và ở Trung Lào từ năm 1955-1975……………………
* Tiểu kết chương 1……………………………………………………………......
17
25
Chƣơng 2: Qúa trình xây dựng cơ sở cách mạng ở Trung Lào từ năm
1955 đến năm 1975…………………………………………………………
2.1. Xây dựng cơ sở bí mật từ năm 1955 đến năm 1962……………………
27
27
2.1.1. Cuộc đấu tranh chính trị, bảo vệ và giữ gìn lực lượng quân sự, xây
dựng cơ sở kháng chiến từ 1955-1958…………………………………………..
27
iii
2.1.2. Giữ gìn và phát triển lực lượng, củng cố cơ sở kháng chiến, chuyển
phương châm và hình thức đấu tranh (1958-1959)……………………………
32
2.1.3. Phát triển lực lượng cách mạng 1960-1962……………………………
38
2.2. Xây dựng và phát triển vùng giải phóng từ năm 1962 đến năm 1973…
48
2.2.1. Xây dựng và phát triển vùng giải phóng từ năm 1962 đến năm 1964
48
2.2.2. Xây dựng và phát triển vùng giải phóng từ năm 1965 đến năm 1968
53
2.2.3. Xây dựng và phát triển vùng giải phóng từ năm 1969 đến năm 1973
63
2.3. Xây dựng và phát triển vùng giải phóng từ năm 1973 đến năm 1975…
73
* Tiểu kết chương 2…………………………………………………………
85
Chƣơng 3: Một số nhận xét về quá trình xây dựng cơ sở cách mạng ở
Trung Lào từ năm 1955 đến năm 1975…………………………………
86
3.1. Những thành tựu, hạn chế của quá trình xây dựng cơ sở cách mạng ở
Trung Lào……………………………………………………………………
86
3.2. Vai trò của cơ sở cách mạng ở Trung Lào trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ và tay sai của nhân dân Lào……………………………………..
99
3.3. Một số bài học kinh nghiệm ……………………………………………
101
KẾT LUẬN……………………………………………………..………….
109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………..…….......
111
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi Hiệp định Giơnevơ (1954) được ký kết, cùng với nhân dân Việt Nam
và Camphuchia, nhân dân Lào đã nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản để bảo vệ
nền độc lập và hoàn thành thống nhất nước nhà. Với âm mưu biến khu vực này
thành thuộc địa kiểu mới, làm bàn đạp tiến công các nước xã hội chủ nghĩa, Mỹ đã
trực tiếp can thiệp vào ba nước Đông Dương. Để thực hiện âm mưu đó, ở miền
Nam Việt Nam, Mỹ đã dựng nên chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm, cịn ở Lào,
chính phủ tay sai Cà Tày đã được thành lập.
Để lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, ngày
22/3/1955, Đảng Nhân dân Lào đã ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân
Lào vừa đấu tranh để bảo vệ hai tỉnh tập kết ở Thượng Lào (Sầm Nưa và
Phongxalỳ), vừa tiến hành xây dựng cơ sở cách mạng ở 10 tỉnh còn lại do Vương
quốc quản lý.
Từ năm 1955 đến năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai của nhân
dân Lào diễn ra hết sức cam go, quyết liệt. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài
tình của Đảng Nhân dân Lào và tinh thần đoàn kết của nhân dân, các vùng giải
phóng trên cả nước, trong đó đặc biệt ở Trung Lào ngày càng được mở rộng và xây
dựng vững mạnh tồn diện, góp phần quan trong vào thắng lợi lịch sử năm 1975.
Xây dựng cơ sở cách mạng ở vùng giải phóng và vùng địch tạm kiểm sốt là
một nét độc đáo, sáng tạo của cách mạng Lào nói chung và các tỉnh Trung Lào nói
riêng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và tay sai (1955 - 1975). Vì vậy, đi sâu
nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nguyên nhân, cơ sở thắng lợi
rực rỡ của cách mạng Lào trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và tay sai; những
thành tựu nổi bật, những hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với những lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Quá trình xây dựng cơ sở cách
mạng ở Trung Lào từ năm 1955 đến năm 1975”, làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch
sử.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề xây dựng cơ sở cách mạng ở Trung Lào từ năm 1955 đến năm 1975
đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu của Lào và Việt Nam. Để thực
hiện đề tài này, chúng tôi đã tiếp cận được một số tài liệu sau đây:
2.1. Các cơng trình nghiên cứu ở Lào
Cục Khoa học lịch sử quân sự của Bộ Quốc phịng Lào đã xuất bản các cơng
trình nghiên cứu như:
Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của lực
lương vũ trang và nhân dân các tỉnh Hạ Lào (1945-1975), Viêng Chăn, 2005
ຼ ສ
(ຫານ:ປະຫວັຈສາຈຉ
ູ ຽ ຂຬຄກາລັຄປະກຬບຬາວ
ູ ຈແລະປະຆາຆ
຺ ນລາວບັນຈາເ
ຼ ຉ
ຜ
ູ ກອ
ຽ ລາວຉ
ຽ ານລ
ຼ າເມ
ຼ າອ
ື ຬຄຂ
ື ຼ ນຝອຼັ ຄແລະັກກະພັຈຬາເມລ
ິ ກ
຺ ຼ າທ
຺ ຼ ວແຂວຄພາກໃຉ
ານ (1945-1975), ວຽຄັນ, 2005).
Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân
dân và lực lượng vũ trang các tỉnh Trung Lào (1945-1975), Viêng Chăn, 2012
ຼ ສ
(ປະຫວັຈສາຈຉ
ູ ຽ ຂຬຄກາລັຄປະກຬບຬາວ
ູ ຈແລະປະຆາຆ
຺ ຼ າທ
຺ ນລາວບັນຈາເຜ
຺ຼ ວ
ຼ ຉ
ແຂວຄພາກກາຄລາວຉ
ູ ກອານ
ຽ ານລ
ຼ າເມ
ຼ າອ
ື ຬຄຂ
ື ຼ ນຝອຼັ ຄແລະັກກະພັຈຬາເມລ
ິ ກ
(1945-1975), ວຽຄັນ, 2012).
Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị Đảng nhân dân cách mạng
Lào đã xuất bản cơng trình: “Tổng kết cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1945 1975), Viêng Chăn, 2003)
ຼື ນກັບກະຆວຄການເມ
(ະນະສະຫລ
ູ ບສ
ື ຬຄພັກປະຆາຆ
ິ ວັຈລາວ
຺ ຄາມຂ
຺ ນປະຉ
ສະຫ
ຽ ານັກກະພັຈຝຣັຄແລະ
຺ ຄາມຉ
ຸ ົ ບສ
ຬາເມລ
ຸ ກອານພາງໃຉ
ຽ ການນາພາຂຬຄພັກປະຆາຆ
ິ ກາອ
ິ ວັຈລາວ (1945-1975),
຺ ນປະຉ
ວຽຄັນ 2003 ະນະສະຫ
ົຸ ບສ
຺ ຄາມ).
Cục Lịch sử QĐND Lào đã xuất bản Lịch sử Lào Quân đội nhân dân Lào
(1945-1995) và Lịch sử Tiểu đoàn 2 (1957 - 1975)
3
ປ ະ ຫ ວັ
ພ
ີ
1995),
ຈສາ ຈ
ມ ຼີ ທ
ກ ຬ ຄ ທັ
ໂ ອຄ ພ
ີ
ບປະ ຆາ ຆ
຺
ມ ກ ຬ ຄ ທັ
ນລາ ວ
ບປະ ຆາ ຆ
຺
(1945
-
ນລາ ວ,
(1998)
ຈ ສ າ ຈ ກ ຬ ຄ ພັ
ນ ຼີ ທ
.
Mặc dù các cơng trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến lịch sử cuộc
ປ ະ ຫ ວັ
kháng chiến thần thánh của quân và dân Lào qua 2 cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945 - 1954) và đế quốc Mỹ (1955 – 1975), nhưng cũng đã ít nhiều đề
cập đến vấn đề xây dựng cơ sở cách mạng ở Trung Lào trong những năm từ 1955
đến 1975.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
Lịch sử Lào nói chung, vấn đề xây dựng cơ sở cách mạng ở Trung Lào từ
năm 1955 đến năm 1975 nói riêng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Liên
quan đến nội dung của đề tài, có các cơng trình tiêu biểu sau:
Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007, Văn
kiện, tập III (1956-1975), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007, (Tập
hợp các bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 2011.
Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007, (Tài
liệu truyên truyền), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
Đồn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Lào - Việt
Nam, Việt Nam - Lào. Thực tiễn và bài học lịch sử”, NXB Chính trị Quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, 2013.
Tổng kết nghĩa vụ quốc tế của Đảng ta với chiến tranh giải phóng Lào 19451975, Viện Lịch sử Quân sự, 2009.
Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt - Lào - Campuchia”, của Đại tướng
Hoàng Văn Thái, NXB Quân đội nhân dân.
Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự việt Nam giúp Lào biểu tượng đoàn
kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Việt - Lào, NXB Quân đội nhân dân, 2010.
Luận án Tiến sĩ Sử học Quan hệ Việt - Lào trong giai đoạn 1954 -1975 của
Lê Đình Chỉnh, Trường ĐH KHXH&NV.
4
Luận án Tiến sĩ Sử học Chính phủ Liên hiệp dân tộc trong cách mạng giải
phóng dân tộc của nước Lào thời kỳ 1954-1975 của Nguyễn Thị Quế, Viện Sử học,
1995).
Tổng kết 43 năm lực lượng vũ trang Quân khu 4 làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào,
NXB Quân đội nhân dân., Hà Nội (2006).
Từ các góc độ khác nhau, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã ít nhiều đề
cập đến quá trình xây dựng cơ sở cách mạng ở Trung Lào từ năm 1955 đến năm
1975. Tuy nhiên, chưa có cơng trình hoặc luận án, luận văn nào nghiên cứu vấn đề
này một cách hệ thống. Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của những người đi
trước, kết hợp với việc khai thác thêm một số tư liệu ở Việt Nam và Lào, chúng tôi
tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến đề tài.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở là cái làm nền tảng cho những cái được xây dựng trên đó hoặc dựa
trên đó mà tồn tại, phát triển. Cơ sở cách mạng bao gồm nhiều nhân tố cấu thành
như con người, đất đai, kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống... Đối với cách mạng
Lào nói chung và vùng Trung Lào nói riêng, trong hồn cảnh lịch sử cụ thể, xây
dựng cơ sở cách mạng trước tiên là xây dựng nhân tố con người với phương châm
“người trước, súng sau”. Đó là cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, vận động, tuyên
truyền toàn dân tham gia cách mạng. Trên cơ sở đó mà xây dựng tổ chức đảng, mặt
trận, các tổ chức, đoàn thể; xây dựng lực lượng vũ trang; thực hiện các chính sách
tiến bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội..., hình thành nên những vùng căn cứ địa vững
chắc cho cách mạng, làm nền tảng để mở rộng và phát triển các vùng giải phóng.
Ngược lại, khi mở rộng vùng giải phóng là điều kiện để xây dựng, củng cố, mở rộng
căn cứ địa thành thế liên hoàn, tạo thế và lực cho cách mạng không ngừng lớn mạnh
để từng bước đánh bại lực lượng đối lập.
Vì vậy, do điều kiện tài liệu, giới hạn luận văn, chúng tôi chỉ tập trung
nghiên cứu quá trình xây dựng cơ sở cách mạng ở Trung Lào từ năm 1955 đến năm
1975 trên ba nội dung chính:
- Vấn đề xây dựng và củng cố lực lượng chính trị ở Trung Lào;
- Vấn đề xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ở Trung Lào;
5
- Vấn đề phát triển vùng giải phóng ở Trung Lào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu quá trình xây dựng cơ sở cách mạng ở
Trung Lào từ năm 1955 đến năm 1975 (Năm 1955, Đảng Nhân dân Lào được thành
lập và Mỹ thay chân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương; năm
1975 là mốc đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Lào
giành thắng lợi hoàn toàn).
- Về khơng gian: Theo sự phân chia hành chính dưới thời thuộc địa, trong
kháng chiến chống thực dân Pháp, Trung Lào bao gồm hai tỉnh Thàkhẹc
(Khămmuộn), Xavannakhệt. Theo quyết định ngày 25/8/1950 của Chính phủ kháng
chiến cho đến năm 1954 kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
Khu Trung Lào gồm có hai tỉnh là Khămmuộn và Xavannakhệt. Sau kháng chiến
chống thực dân Pháp, “cả nước chia thành 12 tỉnh, nằm trong khu vực địa lý Trung
Lào (trong khoảng từ 160 đến 190 vĩ tuyến Bắc và từ 1000 đến 1080 kinh tuyến Đơng)
có hai tỉnh là Khămmuộn, Xavannakhệt và Thủ đơ Viêngchăn” [38, 114]. Năm
1955, Chính phủ kháng chiến Lào quyết định thành lập Liên mường 90 - một tổ
chức hành chính quân sự bao gồm mường Khămcợt và một phần mường Hỉnbun
(thuộc tỉnh Khămmuộn), một phần mường Bôlikhăn (thuộc Thủ đô Viêngchăn) tách
chuyển sang. Ngày 12/10/1967, Trung ương Neo Lào Hắcxạt ra Nghị quyết thành
lập tỉnh Bôlikhămxay trên cơ sở Liên mường 90, bao gồm 4 mường: Khămcợt,
Phảthoong, Bôlikhăn và Hỉnbun.
Như vậy, về không gian, tài nghiên cứu quá trình xây dựng cơ sở cách mạng
ở Trung Lào từ năm 1955 đến năm 1975 trong kháng chiến chống Mỹ gồm 3 tỉnh
Khămmuộn, Xavanakhệt, Bôlikhămxay và Thủ đơ Viêngchăn(1).
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
(1)
. Ngày nay, trên cơ sở điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và điều kiện địa lý tự nhiên, Trung Lào
được xác định bao gồm Thủ đô Viêngchăn và các tỉnh Viêngchăn, Bôlikhămxay, Khămmuộn, Xavannakhệt.
6
Đề tài nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn nguyên nhân, cơ sở thắng lợi rực rỡ
của cách mạng Lào trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và tay sai, mặt khác, rút ra
những bài học kinh nghiệm cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm sáng tình hình Lào và Trung Lào từ sau khi Hiệp định Giơnevơ (1954)
ký kết đến năm 1975 và chủ trương của Đảng Nhân dân Lào.
- Phục dựng lại quá trình xây dựng cơ sở cách mạng của nhân dân Lào ở
Trung Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai (1955 - 1975).
- Rút ra một số nhận xét và bài học của quá trình xây dựng cơ sở cách mạng
ở Trung Lào từ năm 1955 đến năm 1975.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Về phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên quan điểm duy vật biện chứng của Chủ nghĩa
Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
5.2. Về phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp lịch sử và phương pháp
lơgic. Ngồi ra, trong q trình khai thác, xử lý tư liệu, một số phương pháp khác
cũng đã được sử dụng như tổng hợp, thống kê, so sánh…
6. Nguồn tài liệu
- Văn kiện của Đảng Nhân dân Lào và Chính phủ kháng chiến Lào; Đảng và
Chính phủ Việt Nam; các văn bản chỉ đạo của Quân giải phóng nhân dân Lào, của
Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam, BTL Quân khu 4.
- Tài liệu lưu trữ ở Bảo tàng Cayxỏn Phomvihẳn; Bảo tàng Quân đội Nhân
dân Lào; Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam; Bảo tàng Quân khu 4; Thư viện Quân
đội (Việt Nam), Thư viện Quân khu 4; Kho lưu trữ tài liệu ở Quân khu 4, phòng lưu
trữ Bộ chỉ huy Quân sự các tỉnh thuộc địa bàn Qn khu 4.
- Các cơng trình nghiên cứu, sách đã xuất bản của các tác giả người Việt
Nam, Lào và nước ngồi về cuộc chiến tranh Đơng Dương, về quan hệ đặc biệt Lào
- Việt, Việt - Lào, về liên minh chiến đấu giữa quân đội hai nước…
7
- Hồi ký của các lãnh đạo Đảng, Chính phủ kháng chiến Lào, Việt Nam; của
các tướng lĩnh Quân GPND Lào, QĐND Việt Nam, các tướng lĩnh Pháp, Mỹ và
một số nước khác.
- Các luận án, luận văn liên quan đến đề tài.
7. Đóng góp của luận văn
- Luận văn cung cấp thêm một số tư liệu về quá trình xây dựng cơ sở cách
mạng ở Trung Lào từ năm 1955 đến năm 1975.
- Luận văn đưa ra một số nhận xét về đặc điểm, ý nghĩa và bài học của quá
trình xây dựng cơ sở cách mạng ở Trung Lào từ năm 1955 đến năm 1975.
- Nội dung của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và
nghiên cứu lịch sử Lào hiện đại.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Hồn cảnh lịch sử, chủ trương xây dựng cơ sở cách mạng trong
cả nước và ở Trung Lào của Đảng nhân dân Lào từ năm 1955 đến năm 1975.
Chương 2: Quá trình xây dựng cơ sở cách mạng ở Trung Lào từ năm 1955
đến năm 1975.
Chương 3: Một số nhận xét về quá trình xây dựng cơ sở cách mạng ở Trung
Lào từ năm 1955 đến năm 1975.
8
NỘI DUNG
Chƣơng 1
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ, CHỦ TRƢƠNG XÂY DỰNG
CƠ SỞ CÁCH MẠNG TRONG CẢ NƢỚC VÀ Ở TRUNG LÀO
CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN LÀO TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1975
1.1. Hồn cảnh lịch sử
1.1.1. Khái qt tình hình nƣớc Lào từ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954
đến năm 1957
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba nước nước Lào,
Việt Nam, Camphuchia kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp
định Giơnevơ về lập lại hịa bình ở Đơng Dương. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ đã thực
hiện ngay mưu đồ thay chân Pháp, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ trên bán
đảo Đông Dương, nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, ngăn chặn phong trào giải
phóng dân tộc, bao vây uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa từ phía Đơng Nam Á.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của “Ban vận động thành lập Đảng”, của Chính
phủ kháng chiến và Trung ương Neo Lào Ítxala, của các tổ chức cơ sở Đảng ở địa
phương, nhân dân và lực lượng vũ trang cách mạng Lào đã chuyển ngay vào cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đấu tranh thi hành các điều khoản của
Hiệp định Giơnevơ, tiến tới hòa hợp dân tộc.
Hiệp định Giơnevơ quy định: Ở Lào có phái Pathét Lào1 là lực lượng chính
trị độc lập, hợp pháp, có qn đội, có vùng tập kết là hai tỉnh Hủaphăn (Sầmnưa) và
Phongxalỳ; Chính phủ Vương quốc kiểm sốt 10 tỉnh cịn lại2. Hai phía Pathét Lào
và Chính phủ vương quốc sẽ cùng thương lượng để giải quyết vấn đề chính trị trên
1
“Các lực lượng Pathét Lào” là tên gọi mới của các lực lượng và Quân đội Lào Ítxala được ghi
trong Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
2
Đó là các tỉnh: Nặmthà, Viêngchăn, Lngphbang, Khămmuộn, Xavanakhệt, Saravan,
Xaynhạbuly, Chămpaxắc, Xiêng khoảng, Áttapư.
9
cơ sở đảm bảo quyền tự do, dân chủ của nhân dân, tiến tới thống nhất đất nước bằng
tổng tuyển cử tự do.
Nhân dân và lực lượng vũ trang cách mạng Lào trên cả nước nghiêm chỉnh
thực hiện Hiệp định Giơnevơ, nhưng đế quốc Mỹ và các thế lực phản động trong
chính quyền Vương quốc lại ra sức phá hoại Hiệp định.
Ngày 8/9/1954, Mỹ lôi kéo các nước đồng minh thành lập “Tổ chức Hiệp
ước Đông Nam Á” (SEATO), đặt miền Nam Việt Nam, Lào và Camphuchia trong
khu vực bảo hộ của khối liên minh quân sự này. Mặt khác, bằng chiêu bài viện trợ,
Mỹ ra sức mua chuộc lôi kéo tập hợp các thế lực phản động thân Mỹ, đứng đầu là
Càtày Đơnxaxơrít và Phủi Xananicon tiến hành các hoạt động thù địch đối với
những người kháng chiến cũ ở các tỉnh do chính quyền Vương quốc quản lý.
Ngày 18/9/1954, bọn phản động ám sát ông Cuvôravông, Bộ trưởng Quốc
phịng Vương quốc, người có xu hướng hịa bình trung lập; gây sức ép buộc Hoàng
thân Xuvanna Phuma phải từ chức Thủ tướng; nhà vua Lào cử Càtày Đơnxaxơrít
thành lập chính phủ mới gồm đa số các phần tử thân Mỹ nắm các vị trí chủ chốt
trong chính phủ.
Ngày 29/9/1954, Mỹ ép Pháp ký Thông cáo Mỹ-Pháp ở Oasinhtơn, để Mỹ
trực tiếp viện trợ và huấn luyện cho quân đội Vương quốc Lào, miền Nam Việt
Nam và Campuchia.
Hiệp định Giơnevơ (1954) quy định: Ở Lào, trong vòng 60 ngày kể từ ngày
Hiệp định có hiệu lực, qn đội nước ngồi phải rút khỏi lãnh thổ Lào. Quân đội
Vương quốc Lào (thực chất là đội quân phụ lực của Pháp) phải được sắp xếp lại
theo một thỏa thuận riêng với phía Pathét Lào. Lực lượng vũ trang Pathét Lào tập
kết về hai tỉnh Hủaphăn và Phơngxalỳ, chờ ngày hịa hợp dân tộc. Quân tình nguyện
Việt Nam tập kết về nước.
Thực hiện Hiệp định Giơnevơ, trong thời gian chờ đợi một giải pháp chính
trị cho vấn đề Lào, Trung ương Neo Lào Ítxala và Chính phủ kháng chiến Lào tổ
chức việc chuyển quân tập kết về hai tỉnh Hủaphăn và Phôngxalỳ. Từ trung tuần
tháng 8 năm 1954, theo thỏa thuận giữa Pathét Lào và chính quyền Vương quốc,
quân đội các bên ở Lào tiến hành chuyển về đóng quân tạm thời tại các nơi quy
10
định. Ngay sau khi lệnh ngừng bắn và thỏa thuận đóng qn tạm thời, phía Vương
quốc đã vi phạm các quy định.
Chính sách xâm nhập, phá hoại của đế quốc Mỹ và các thế lực phản động tay
sai ở Lào đã làm cho nền hịa bình mới lặp lại đứng trước nguy cơ bị phá vỡ, làm
cho tình hình Lào trở nên căng thẳng. Đế quốc Mỹ nhảy vào thay chân Pháp đã bộc
lộ nguyên hình kẻ xâm lược, trở thành kẻ thù chính nguy hiểm nhất của nhân dân
Lào và các nước Đông Dương.
Ngày 22/3/1955, Đảng Nhân dân Lào ra đời. Ngày 6/1/1956, Neo Lào Itxala
triệu tập Đại hội tại tỉnh Sầm nưa. Đại hội quyết định đổi tên Neo Lào Itxala thành
Neo Lào Hắcxạt (Mặt trận Lào yêu nước). Từ năm 1955-1957, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, Neo Lào Hắcxạt, nhân dân Lào đã đấu tranh bảo vệ 2 tỉnh tập kết, triển khai
lực lượng ở 10 tỉnh. Dưới áp lực phong trào đấu tranh của cách mạng, đã dẫn tới
việc Chính phủ liên hiệp (19/11/1957) – một bước phá sản đầu tiên của Mỹ ở Lào.
1.1.2. Khái quát tình hình nƣớc Lào và Trung Lào từ năm 1958-1975
Từ năm 1958-1959, Chính phủ Liên hiệp được thành lập trở thành sự kiện
đánh dấu thắng lợi bước đầu hết sức quan trọng cuộc đấu tranh của nhân dân Lào. Ở
vào giai đoạn mới của cách mạng, quân và dân Trung Lào có những điều kiện thuận
lợi hết sức cơ bản, đồng thời xuất hiện những khó khăn.
Về thuận lợi, ở Thủ đô Viêngchăn, Liên mường 90, tỉnh Khămmuộn và tỉnh
Xavannakhệt, tổ chức Neo Lào Hắcxạt và báo “Lào Hắcxạt” đã ra hoạt động cơng
khai, uy tín và ảnh hưởng ngày càng nâng cao và lan rộng ăn sâu trong các tầng lớp
xã hội. Các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là quần chúng lao động được giác ngộ ngày
càng tin tưởng vào đường lối, sách lược đấu tranh của Đảng và của Chính phủ
kháng chiến. Nhân dân đồn kết, nỗ lực trong lao động sản xuất, tích cực đấu tranh
với các thế lực cực hữu phản động tay sai Mỹ.
Về khó khăn, cơ sở chính trị, căn cứ kháng chiến và lực lượng cách mạng
quần chúng mới được xây dựng bước đầu, chưa được củng cố phát triển, trong đó
lực lượng vũ trang hầu như chưa được củng cố vững chắc. Phong trào đấu tranh
chống đế quốc Mỹ và tay sai những năm qua tuy có phát triển, nhưng cịn bộc lộ
những hạn chế như phát triển khơng đồng đều, thiếu tính liên kết giữa các vùng
rừng núi, nơng thôn, đồng bằng và đô thị, giữa các tỉnh và chưa trở thành cầu nối
11
giữa Trung Lào với các địa phương trong cả nước. Đế quốc Mỹ và thế lực tay sai
cực hữu phản động ln thực hiện ý đồ phá hoại Chính phủ liên hiệp và hòa hợp
dân tộc.
Từ năm 1960-1962, trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào
cách mạng xã hội chủ nghĩa và phong trào yêu chuộng hòa bình của các lực lượng
tiến bộ phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu to lớn. Lúc này đế quốc Mỹ đang
thay đổi chiến lược toàn cầu, từ chiến lược “trả đũa ồ ạt” sang chiến lược “phản ứng
linh hoạt”.
Tại châu Á - Thái Bình Dương, nhất là khu vực Đông Nam Á, cuộc tranh
giành ảnh hưởng và quyền lợi giữa các nước trong và ngoài khu vực, nhất là giữa
các nước lớn vẫn ln căng thẳng. Một số chính quyền đồng minh của Mỹ đã và
đang can dự vào cuộc xâm lược ba nước Đông Dương của đế quốc Mỹ.
Ở Lào, ngay từ cuối năm 1959, cùng với việc gạt Pháp, đế quốc Mỹ đã
chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”1 với âm mưu và mục tiêu
không thay đổi là tiêu diệt lực lượng cách mạng Pathét Lào, xâm lược và áp đặt chủ
nghĩa thực dân mới, dùng Lào làm bàn đạp tấn công các nước xã hội chủ nghĩa,
biến Lào thành lá chắn để ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc tràn sang khu
vực phía tây sơng Mê Kơng.
Ngay sau khi can thiệp vào Lào, đế quốc Mỹ đã dùng chiêu bài “viện trợ”
kinh tế, quân sự đưa cố vấn vào Lào, triệt để lợi dụng hình thức và danh nghĩa pháp
lý của chính quyền cũ, liên tiếp dựng nên chính quyền thân Mỹ, nắm và cải tổ quân
đội, cảnh sát, dùng chính quyền tay sai và quân đội, cảnh sát làm công cụ chủ yếu
phá hoại Hiệp định Giơnevơ, các hiệp nghị Viêngchăn và Chính phủ liên hiệp dân
tộc.
Đầu năm 1960, cơ quan Trung ương Đảng nhân dân Lào, Tổng quân ủy
Trung ương, Bộ Chỉ huy tối cao Pathét Lào từ Việt Nam trở về nước trực tiếp chỉ
đạo quân dân cả nước tiếp tục kháng chiến. Đoàn 595 chuyên gia quân sự Việt Nam
cũng được điều đi để giúp các nước bạn Lào.
1
Công thức của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở Lào là: Đế quốc Mỹ đóng vai trị chỉ huy thông
qua bộ máy cố vấn và cung cấp tiền bạc, vũ khí; lực lượng tay sai phản động ngụy trang dưới danh nghĩa
“độc lập, quốc gia, dân chủ” giả hiệu làm công cụ trực tiếp tiến hành chiến tranh.
12
Nhân dân các bộ tộc và lực lượng vũ trang Trung Lào cùng cả nước đẩy
mạnh “đợt hoạt động mùa mưa 1959” sang mùa khơ 1959-1960. Các hình thức đấu
tranh, trong đó đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị bước đầu được vận
dụng. Các lực lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang tiếp tục được xây dựng. Các
vùng căn cứ, vùng giải phóng mới hình thành được củng cố, bảo vệ. Những nhân tố
cơ bản nội tại về lực lượng, về căn cứ đứng chân, về hình thức đấu tranh đã bước
đầu được tạo ra để nhân dân và lực lượng vũ trang các tỉnh Trung Lào chuyển sang
tiến hành chiến tranh nhân dân, góp phần cùng cả nước chống chiến lược “chiến
tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai.
Từ năm 1962-1964, sau khi Chính phủ Liên hiệp dân tộc Ba phái được thành
lập, đế quốc Mỹ tìm mọi cách khống chế, ngăn cản hoạt động của Chính phủ Liên
hiệp, tiến hành hoạt động gây chia rẽ giữa Neo Lào Hắcxạt và lực lượng trung lập
yêu nước; tăng cường lực lượng cho phái hữu phản động để phục vụ âm mưu leo
thang chiến tranh của Mỹ, ngang nhiên phá hoại Hiệp định Giơnevơ vừa mới ký
kết, tiếp tục thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
Đối với Trung Lào, Mỹ và tay sai tập trung tiềm lực tăng cường củng cố các
căn cứ quân sự, nhất là căn cứ không quân Sênô tỉnh Xavannakhệt và Vạttày tỉnh
Viêngchăn, nhằm biến Trung Lào, Hạ Lào thành hậu phương của chúng.
Ngày 23/1/1964, “Thượng viện Mỹ quyết định viện trợ thêm cho Vương
quốc Lào 150 triệu USD trong tài khóa 1963-1964 để dùng vào việc xây dựng quân
đội, nâng cấp số ngụy quân lên 62.000 tên, tăng cường vũ khí, trang bị hiện đại như
máy bay chiến đấu, xe tăng, pháo 155 ly...” [38, 194]. Ngày 17/3/1964, Hội đồng
thường trực khối quân sự SEATO xem xét tình hình và sẵn sàng can thiệp vào Lào.
Ngày 13/7/1964, Tổng thống Mỹ duyệt kế hoạch của Bộ Tham mưu liên quân Mỹ
về việc chuẩn bị lực lượng không quân và hải quân tiến hành chiến tranh chống phá
Lào và Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chiến tranh đã chuyển sang một thời kỳ mới,
đế quốc Mỹ đã lộ rõ bộ mặt xâm lược của chúng.
Về phía cách mạng, ngày 29/8/1962, Trung ương Đảng Nhân dân Lào ra
Nghị quyết về chủ trương đấu tranh bảo vệ Chính phủ liên hiệp và tranh thủ Hoàng
13
thân Xuphanuvông1. Tháng 2/1963, Trung ương Đảng ra Nghị quyết và tình hình
nhiệm vụ và những cơng tác lớn trong năm 1963 của cách mạng Lào. Nghị quyết
chỉ rõ âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ là tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến Lào
thành căn cứ quân sự. Mỹ tăng cường cố vấn, vũ khí cho phái hữu. Nghị quyết đánh
giá sau khi thành lập Chính phủ Liên hiệp Ba phái, cách mạng Lào đã chuyển từ
đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị là chủ yếu.
Ngày 15/2/1963, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 11, xác định nhiệm
vụ trước mắt của các mạng Lào là đấu tranh duy trì Chính phủ liên hiệp, ra sức bảo
vệ hịa bình và củng cố, phát triển lực lượng cách mạng về mọi mặt.
Ngày 17/3/1964, Trung ương Đảng họp nhằm đánh giá tình hình trong và
ngồi nước, đề ra phương hướng, chủ trương phá tan âm mưu mới của địch. Hội
nghị Trung ương đề ra nhiệm vụ trước mắt trong thời gian tới, trong đó chỉ rõ: “Một
là, tăng cường xây dựng Mặt trận đoàn kết các dân tộc chống đế quốc Mỹ và tay sai.
Hai là, ra sức đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở vùng sau lưng địch bằng sự kết hợp
chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị, quân sự với binh vận. Ba là, ra sức củng cố vùng
giải phóng về mọi mặt, đặc biệt coi trọng mặt kinh tế, văn hóa, bồi dưỡng sức dân
để tăng cường sức mạnh vật chất cho cách mạng. Bốn là, ra sức củng cố lực lượng
vũ trang và bán vũ trang...” [32, 175-176].
Thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng, các cấp ủy các tỉnh Trung Lào
nghiêm túc triển khai thực hiện và đạt được nhiều thắng lợi về mọi mặt.
Từ năm 1965-1968, bước sang năm 1965, cách mạng Lào chuyển sang giai
đoạn mới đứng trước những thuận lợi và khó khăn thử thách mới.
Tại các tỉnh, cục diện chiến tranh, nhất là về mặt quân sự vẫn đang ở thế
giằng co và diễn biến phức tạp. Tương quan lực lượng giữa cách mạng và phản cách
mạng chưa có sự chuyển biến lớn. Chiến tranh nhân dân đã được phát động, nhưng
chưa đều khắp các địa phương. Các hình thức đấu tranh, nhất là đấu tranh chính trị
1
Theo đó, Trung ương đề ra chủ trương địi Chính phủ liên hiệp phải đóng tại Viêngchăn. Cả ba phái phải
có trách nhiệm bảo vệ Chính phủ liên hiệp. Vấn đề quan trọng cần chú ý là công tác mặt trận đối với tầng lớp trên, các
tổ chức quần chúng như thanh niên, trí thức, thương gia, sư sãi, binh lính, cảnh sát...để tham gia đấu tranh bảo vệ
Chính phủ liên hiệp.
14
và đấu tranh quân sự chưa được kết hợp chặt chẽ. Đời sống của các tầng lớp nhân
dân các bộ tộc, nhất là nhân dân lao động và lực lượng vũ trang cịn gặp nhiều khó
khăn.
Ở ba nước Đơng Dương, đồng thời với tiến hành “chiến tranh cục bộ” và
“chiến tranh phá hoại” trên hai miền Nam-Bắc Việt Nam, đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục
tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt ở Lào”. Các thế lực phản động phái hữu
được đế quốc Mỹ hậu thuẫn đã sử dụng tổng hợp các thủ đoạn chính trị, kinh tế, văn
hóa, qn sự để chống phá lực lượng cách mạng và trung lập yêu nước. Chúng theo
đuổi âm mưu cô lập Trung Lào với Thượng Lào và Hạ Lào, ngăn chặn sự chi viện
của Việt Nam, cô lập cách mạng Lào với Việt Nam và Camphuachia. Theo đó, đế
quốc Mỹ ra sức giúp phái hữu phản động xây dựng phát triển lực lượng và tập trung
ở địa bàn Trung Lào tới 4 GM, các BV, BR1 và lực lượng đặc biệt Vàng Pao.
Đối với vùng giải phóng, thủ đoạn của phái hữu phản động là ra sức tuyên
truyền mị dân, chia rẽ dân tộc, chia rẽ Pathét Lào và Việt Nam, vận động các gia
đình ở vùng giáp ranh đường 9 và ở Tàôi bỏ đi khỏi vùng; tăng cường bắn phá các
bản làng dọc Đường 9, Đường 12, Đường 9B làm cho nhân dân phải bỏ chạy vào
rừng, bỏ sản xuất; lấn chiếm, tung biệt kích vào vùng giải phóng phá hoại, điều tra
tình hình…
Đối với vùng địch tạm chiếm, phải hữu dùng kinh tế mua chuộc nhân dân,
tuyên truyền phản động nói xấu Pathét Lào, nói xấu người Lào và người Việt Nam;
tổ chức các đường dây gián điệp từ vùng tự do vào vùng địch hậu; dồn dân lập
“làng chấn hưng”, tách dân khỏi cách mạng, bắt lính, phá cơ sở cách mạng, khu du
kích…
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng và cấp ủy Đảng các tỉnh Trung Lào
tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc phối hợp chặt chẽ phong trào kháng chiến của các
tỉnh Trung Lào với cả nước, phá âm mưu cô lập Trung Lào của Mỹ và thế lực phái
hữu phản động. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Trung ương Đảng chủ trương phát động
đẩy mạnh chiến tranh du kích ở Trung Lào để phối hợp với chiến trường toàn quốc.
1
GM: Groupement Mobile (Binh đoàn cơ động). BV: Bataillon volontaire (tiểu đồn tình nguyện).
BR: Bataillon régionale (Tiểu đoàn địa phương).
15
Từ năm 1969-1973, tháng 1/1969, Níchxơn lên làm Tổng thống Mỹ, vẫn rắp
tâm theo đuổi và mở rộng chiến tranh xâm lược Đơng Dương, tiến hành chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam, mở rộng chiến tranh sang
Camphuchia với chiến lược “Khơme hóa chiến tranh”; chuyển sang thực hiện chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào.
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào thực chất vẫn là chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” với công thức cũ, nhưng được đẩy lên tới mức cao trên
tất cả các hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và kinh tế. Thông qua việc nắm
Xuvanna Phuma và chính phủ tay sai, tăng cường viện trợ quân sự, phát triển ngụy
quân, đưa quân Thái Lan và ngụy Sài Gòn vào chiến đấu ở chiến trường Lào, tăng
cường không quân đánh phá tuyến vận tải chiến lược, hoạt động của lực lượng biệt
kích, thám báo… nhằm mục đích phá hoại, lấn chiếm vùng giải phóng, ngăn chặn
sự chi viện của hậu phương với tiền tuyến, khủng bố tinh thần của nhân dân, cưỡng
bức dân ở vùng giải phóng vào vùng Mỹ ngụy kiểm sốt, khích lệ tinh thần binh
lính và đánh th đang sụp đổ.
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng xác định: “Tiếp tục thực hiện thắng lợi
các Nghị quyết Trung ương 15 và 16, quyết tâm đánh bại bước leo thang của Mỹ và
bè lũ tay sai trong bất kỳ tình huống nào; phát động tồn Đảng, toàn quân và toàn
dân quyết tâm vượt qua mọi gian lao, thử thách, kiên cường đánh giặc, xây dựng và
bảo vệ vùng giải phóng, đẩy mạnh hoạt động vùng sau lưng địch” [38, 230].
Trong hoàn cảnh mới, hoạt động phối hợp tiếp tục giúp đỡ Lào trên lĩnh vực
quân sự của đồn chun gia qn sự và qn tình nguyện Việt Nam tiếp tục được
tăng cường, với sự thống nhất cao của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt
Nam cùng Quân ủy Trung ương và Bộ Chỉ huy tối cao Lào.
Thực hiện chỉ đạo của Đảng, quân và dân Trung Lào cùng cả nước và phối
hợp với quân tình nguyện Việt Nam phát huy những kết quả đã được được, quyết
tâm vượt qua khó khăn, thử thách, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, tiến lên giành
những thắng lợi mới.
Từ năm 1963-1975, nhân dân và lực lượng vũ trang các tỉnh Trung Lào cùng
với cả nước bước vào cuộc kháng chiến trong giai đoạn mới trước một cục diện
chính trị, quốc tế, khu vực và trong nước có những biến động phức tạp.
16
Trên thế giới, cuộc chạy đua vũ trang và chiến tranh lạnh vẫn căng thẳng.
Cuộc tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi giữa các nước lớn và giữa các nước trong
khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục diễn biến phức tạp. Các phong trào cách
mạng, trong đó phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục dâng cao. Tại nước Mỹ, kinh
tế, xã hội đang lâm vào khủng hoảng toàn diện; các đảng phái bất đồng, mâu thuẫn
gay gắt. Nhân dân tiến bộ Mỹ dấy lên làn sóng phản đối cuộc chiến tranh do đế
quốc Mỹ tiến hành ở Đông Dương.
Ở Đông Dương, quân và dân Việt Nam đã giành được một thắng lợi quyết
định, đã “đánh cho Mỹ cút” bằng thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị,
ngoại giao, buộc Mỹ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bình ở
Việt Nam (1/1973). Trong khi đó, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược
của nhân dân Campuchia cũng đang phát triển và giành được những thắng lợi quan
trọng. Các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân u chuộng hịa bình tiến bộ trên thế
giới tiếp tục dành cho cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ba nước Đông
Dương sự ủng hộ lớn về tinh thần và vật chất.
Ở trong nước, Hiệp định Viêngchăn 1973 ký kết đã làm cho nhân dân cả
nước Lào và nhân dân u chuộng hịa bình thế giới hết sức vui mừng, đặt niềm tin
trọn vẹn vào sự thắng lợi huy hoàng của cách mạng. Hiệp định Viêngchăn quy định
toàn bộ nước Lào chia thành ba vùng: Vùng “giải phóng” do Pathét Lào quản lý.
Vùng do chính quyền phái hữu chiếm đóng. Vùng “trung lập hóa” do hai bên cùng
quản lý.
Trong đó, “vùng giải phóng do chính quyền cách mạng quản lý có diện tích
rộng lớn hơn trước khi ký Hiệp định Viêngchăn (1957) và Hiệp định Giơnevơ về
Lào (1962), liên hoàn từ Bắc xuống Nam với 1 triệu dân” [38, 253]. Vùng giải
phóng của Lào được mở rộng đã góp phần tạo ra một cục diện mới trên chiến
trường chung Đơng Dương: “…vùng giải phóng liên hoàn của Lào-Việt NamCampuchia dựa lưng vào nhau, tạo thế chiến lược rất có lợi cho cách mạng ba
nước” [12, 483].
Các tỉnh Trung Lào theo quy định về vùng tự do các bên quản lý kiểm soát
của Hiệp định Viêngchăn 1973 đều nằm trong cả ba vùng. Thành phố Viêngchăn
17
thuộc vùng trung lập. Các tỉnh Bôlikhămxay, Khămmuộn và Xavannakhệt vừa có
vùng giải phóng vừa có vùng do phái hữu kiểm soát.
Sau khi hiệp định Viêngchăn được ký kết, cả hai bên Neo Lào Hắcxạt và
phái hữu đều ra lời kêu gọi thực thi hiệp định. Trên thực tế, bên Neo Lào Hắcxạt đã
nghiêm chỉnh thực thi Hiệp định, còn phái hữu phản động cực đoan không chịu ra
lệnh ngừng bắn, ra sức phá hoại Hiệp định. Mỹ và tay sai thực hiện âm mưu đẩy lùi
cách mạng bằng nhiều biện pháp, ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Đông
Dương phát triển sang phía tây và khu vực Đơng Nam Á; ngăn chặn, hạn chế việc
vận chuyển tiếp tế trên tuyến vận tải chiến lược Phuluổng; chuyển giao cho phái
hữu Viêngchăn nhân viên và máy bay “Hàng không Mỹ” (Air America); nhân viên
quân sự Mỹ đội lốt dân sự vẫn tiếp tục hoạt động; quân Thái Lan vẫn ở lại phối hợp
hoạt động với quân phái hữu.
Như vậy, với việc ký Hiệp định Viêngchăn năm 1973, nước Lào nói chung
và các tỉnh Trung Lào nói riêng đã chuyển từ chiến tranh sang hịa bình với đặc
điểm nổi bật là đất nước tạm chia làm ba vùng. Cuộc đấu tranh trong Chính phủ
Liên hiệp là “một hình thái đặc biệt của cách mạng Lào, nhờ đó, các lực lượng cách
mạng Lào đấu tranh bằng hịa bình và phát triển thế tiến công cách mạng vào tận
hang ổ của địch. Trong lần hòa hợp dân tộc lần thứ ba này, thế và lực của cách
mạng Lào đã có bước nhảy vọt về chất so với lần hịa hợp trước. Nhìn chung, lực
lượng cách mạng đã lớn mạnh về mọi mặt và đã trở thành nhân tố quyết định chiều
hướng phát triển của xã hội Lào” [12, 485].
Từ năm 1973-1975, mặc dù Mỹ giúp đỡ thế lực phái hữu ra sức phá hoại
Hiệp định Viêngchăn, nhưng cách mạng Lào đã đạp bằng mọi trở lực, tiến lên hoàn
thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân vào năm 1975.
1.2. Chủ trƣơng của Đảng Nhân dân Lào về việc xây dựng cơ sở cách
mạng trong cả nƣớc và ở Trung Lào từ năm 1955-1975
Trung Lào là vùng đất nối liền giữa Thượng Lào với Hạ Lào, có vị trí chiến
lược vơ cùng quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Thực hiện chỉ
thị của Chính phủ kháng chiến về thi hành Hiệp định Giơnevơ, cùng với nhân dân
cả nước nước, nhân dân và lực lượng vũ trang các tỉnh khu vực địa lý Trung Lào
18
bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược đứng trước những điều kiện thuận
lợi cơ bản và khó khăn đan xen tác động.
Thuận lợi cơ bản là có sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng và Neo Lào
Ítxala. Nhân dân các bộ tộc ở Trung Lào có lịng u nước nồng nàn, tinh thần đồn
kết keo sơn, truyền thống đấu tranh chống áp bức, chống ngoại xâm và ngày càng
giác ngộ, tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, của Neo Lào Ítxala. Các tỉnh
Trung Lào trải qua kháng chiến thực dân Pháp đã gây dựng và phát triển được lực
lượng chính trị, lực lượng vũ trang, các căn cứ kháng chiến, tuy chưa thực sự lớn
mạnh nhưng đã trở thành nhân tố quan trọng làm cơ sở để bước vào cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ [38, 116]. Các tỉnh Nam Lào (Trung Lào và Hạ Lào) 4/5
diện tích là đồi núi, cao nguyên (riêng rừng ở Trung Lào chiếm 67% diện tích),
phần lớn nằm ở phía đơng giáp với các tỉnh Trung Bộ của Việt Nam, là điều kiện
thuận lợi để xây dựng các căn cứ địa vững chắc [28, 8-9], thực hiện đoàn kết, ủng
hộ, chi viện, liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân hai nước Lào,
Việt Nam.
Những khó khăn, thử thách là, theo quy định của Hiệp định Giơnevơ, các
tỉnh Trung Lào thuộc vùng do chính quyền Vương quốc kiểm sốt. Do Trung Lào
có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả nước và Đông Dương, trong chiến tranh
Đông Dương (1946-1954), thực dân Pháp đã xây dựng nơi đây thành căn cứ quân
sự mạnh. Ở Trung Lào, nhất là Thủ đô Viêngchăn, các thế lực phản động trong
chính quyền Vương quốc đang ra sức tuyên truyền mị dân, nhằm lôi kéo nhân dân,
chia rẽ quần chúng với cách mạng [38, 116]. Nghiêm trọng hơn, từ tháng 3/1955,
“Chính phủ Vương quốc dưới sự chỉ đạo của Mỹ, huy động 2/3 lực lượng (11/15
tiểu đồn) tấn cơng 2 tỉnh tập kết (Sầm Nưa, Phongxalỳ) hịng xóa bỏ thành quả
cách mạng của nhân dân cách mạng Lào. Đàn áp, khủng bố, trả thù những người
kháng chiến cũ ở 10 tỉnh” [36, 196]. Đồng thời với việc tổ chức các cuộc tấn cơng
lấn chiếm, “phía qn đội Vương quốc cịn ráo riết tổ chức lực lượng vũ trang ngầm
ở các bản, các mường” [36,196] gây những khó khăn lớn cho phong trào cách mạng
ở Trung Lào. Trong khi đó, chính quyền cách mạng ở các tỉnh Trung Lào sau kháng
chiến chống thực dân Pháp chưa được xây dựng, kiện toàn củng cố, các chính sách
của Đảng và Chính phủ kháng chiến chưa được thực hiện đầy đủ [38, 116]. Mùa
19
mưa nóng và ẩm ở Trung Lào diễn ra từ tháng 5-101, điều kiện cơ động chiến đấu
của quân và dân gặp nhiều khó khăn, kẻ địch thường lợi dụng khó khăn này để tổ
chức các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng [28, 8].
Trước bối cảnh đó, Đảng Nhân dân Lào, Trung ương Neo Lào Ítxala chủ
trương phát động toàn dân đoàn kết đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến, tập
trung xây dựng hai tỉnh tập kết thành căn cứ địa cho cả nước; giữ vững và phát triển
cơ sở quần chúng ở các vùng vừa rút quân; chỉ đạo các địa phương sắp xếp bố trí
lực lượng đi tập kết và bí mật tổ chức một lực lượng ở lại tiếp tục xây dựng cơ sở,
duy trì giữ vững phong trào cách mạng.
Thực hiện chủ trương của Neo Lào Ítxala và Chính phủ kháng chiến, Ủy ban
kháng chiến các tỉnh Trung Lào và Thủ đô Viêngchăn động viên cán bộ chiến sỹ lên
tập kết hai tỉnh, sắp xếp lực lượng và phân công cán bộ, đảng viên ở lại tiếp tục hoạt
động bí mật xây dựng cơ sở, vận động và chỉ đạo nhân các địa phương đấu tranh
bảo vệ thành quả cách mạng, địi chính quyền Vương quốc thi hành Hiệp định
Giơnevơ, thực hiện hiệp thương chính trị.
Tháng 8/1955, Hội nghị Trung ương Đảng Nhân dân Lào ra Nghị quyết:
“Tình hình và nhiệm vụ mới”. Nghị quyết nêu chủ trương: “Động viên mọi lực
lượng của quân và dân hai tỉnh cùng nhân dân cả nước đẩy mạnh cuộc đấu tranh
chính trị, kết hợp đấu tranh quân sự một cách kiên quyết bền bỉ để giữ vững căn cứ
địa cách mạng ở 10 tỉnh, làm thất bại mọi âm mưu tiến công phá hoại của Mỹ và tay
sai, buộc chúng thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiến tới xây dựng nước Lào hịa bình,
dân chủ, thống nhất và độc lập thực sự…” [38, 125].
Ở Trung Lào, để tăng cường cơng tác xây dựng Đảng trong tình hình mới, từ
năm 1955, Trung ương Đảng quyết định chia Trung Lào (trừ Tây Viêngchăn) thành
hai khu; mỗi khu có một ban lãnh đạo kháng chiến trên địa bàn được phân công.
Tháng 9/1956, Trung ương Đảng Nhân dân Lào ra Nghị quyết chỉ đạo đấu
tranh, xác định những nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới, trong đó nhấn
mạnh tới cơng tác đồn kết tồn dân đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai, xây
1
. Với lượng mưa tối đa vào tháng 7 và tháng 8. Lượng mưa trung bình trong tháng 7 ở Thàkhẹc là
575mm; trong tháng 8 ở Xavannakhệt là 324mm; ở Sêpôn, Napê gần 500mm. Đặc biệt ở khu vực Viêngchăn,
lượng mưa trung bình trong năm lên tới 2.668mm-3.000mm.
20
dựng hai tỉnh tập kết thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh của cả
nước, chấn chỉnh chính sách của Neo Lào Hắcxạt, củng cố và mở rộng mặt trận để
tập hợp rộng rãi mọi lực lượng chống Mỹ xâm lược…
Quán triệt các nhiệm vụ của Nghị quyết Trung ương đã đề ra, nhân dân các
tỉnh Trung Lào tăng cường đoàn kết, tập hợp lực lượng tiến bộ yêu nước, củng cố,
xây dựng lực lượng, đẩy mạnh đấu tranh chính trị, dẫn đến sự kiện thành lập Chính
phủ Liên hiệp (19/11/1957), mở ra giai đoạn phát triển mới cho cách mạng.
Ngày 19/2/1957, Hội Nghị Trung ương Đảng Nhân dân Lào họp đã đề ra
nhiệm vụ và phương châm đấu tranh trong giai đoạn cách mạng mới. Nội dung cơ
bản là chuyển từ đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh quân sự sang đấu tranh
công khai hợp pháp trên tồn quốc, kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh
nghị trường và đấu tranh pháp lý buộc phía vương quốc phải thực hiện đúng đắn
những thỏa thuận đã ký giữa hai bên.
Thực hiện chuyển hướng phương châm và hình thức đấu tranh, các tỉnh
Trung Lào tiến hành tổ chức, củng cố lực lượng, tăng cường xây dựng Đảng, thúc
đẩy đấu tranh vì hịa bình, trung lập, hòa hợp dân tộc và tự do dân chủ.
Đầu năm 1959, trước những hành động ngày càng trắng trợn của Mỹ và tay
sai ngang nhiên phá hoại hiệp định Giơnevơ như đưa thêm vũ khí đạn dược, các cố
vấn vào Lào, thanh trừng cán bộ kháng chiến cũ, đàn áp khốc liệt những người của
Pathét Lào…dẫn tới sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa của tiểu đoàn 2 Pathét Lào
(5/1959), mở ra thời kỳ đấu tranh vũ trang là chủ yếu.
Nghị quyết của Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Nhân dân Lào (tháng 6/1959) vạch rõ: “Trong tình hình mới, nhiệm vụ của cách
mạng Lào là đoàn kết rộng rãi tất cả các lực lượng yêu nước và u chuộng hịa
bình dùng hình thức đấu tranh vũ trang là chủ yếu, kết hợp với các hình thức đấu
tranh khác, chống sự xâm nhập của đế quốc Mỹ…” [12, 412].
Từ năm 1960-1962, qua đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao, Pathét
Lào đã lớn mạnh nhanh chóng. Với việc thành lập Chính phủ Liên hiệp lần thứ hai
(6/1962)1 và Hiệp định Giơnevơ về Lào (7/1962) được ký kết, lực lượng cách mạng
1
Chính phủ Liệp hiệp dân tộc lần thứ nhất được thành lập ngày 19/11/1957. Ngày 12/6/1962, tại
vùng Cánh Đồng Chum, đại biểu ba phái ký kết văn kiện thành lập Chính phủ Liên hiệp dân tộc lần thứ hai.