Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Skkn một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.99 KB, 20 trang )

Nội dung

Trang

1. Mở đầu
1. 1. Lí do chọn đề tài.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
2. 2. Thực trạng.
2. 3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2. 3. 1. Phân loại học sinh theo từng đối tượng.
2. 3. 2. Xây dựng lớp tự quản.
2. 3. 3. Phối hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh; các giáo viên
bộ môn, giáo viên trong khối; lắng nghe ý kiến chỉ đạo của Ban giám
hiệu.
2. 3. 4. Động viên học sinh tham gia các phong trào thể hiện tài
năng do lớp, do trường tổ chức.
2. 3. 5. Đánh giá, nêu gương, khen thưởng.
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến
3. Kết luận

1/30


2/30


1. Mở đầu


1. 1. Lí do chọn đề tài.
Để góp phần vào định hướng phát triển giáo dục trong thời đại hiện đại hóa cơng nghiệp hóa đất nước, thời kì phát triển kinh tế và trí thức. Việc đào tạo con
người đầy đủ về phẩm chất đạo đức, về khả năng tiếp thu vận dụng tri thức vào nền
khoa học kĩ thuật nhằm tạo nên những sản phẩm kết tinh hình thành bởi tri thức.
Nhiệm vụ giáo dục đào tạo con người vô cùng quan trọng. Bởi vậy, ngay từ buổi đầu
trẻ đến trường học, chúng ta phải xây dựng cho học sinh ý thức tự chủ, tự quản tiếp
thu kiến thức, nâng dần hiểu biết rộng lớn trong xã hội. Trước mắt là góp phần xây
dựng và cải tiến giáo dục tồn diện. Muốn đạt được điều đó thì bản thân người giáo
viên phải tích cực vận dụng phương pháp đổi mới trong dạy học, lấy học sinh là
nhân vật trung tâm, là chủ thể trong hoạt động học. Giáo viên là người hướng dẫn,
kích thích trên con đường tiếp thu kiến thức của học sinh. Mặt khác, giáo viên vừa là
người thầy, vừa là người mẹ thứ hai của các em ở trường học. Chính vì vậy, giáo
viên làm công tác chủ nhiệm lớp quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học.
Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng
dạy các hoạt động giáo dục và rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà
trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ
nhiệm thay mặt nhà trường quản lí điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo
đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba mơi trường giáo dục: Gia
đình, nhà trường, xã hội. Giáo viên là tấm gương để học sinh noi theo.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng địi hỏi sự dày
cơng của giáo viên. Bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình
hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Mặt khác
vì cuộc sống mưu sinh của một số gia đình nên một số phụ huynh đã giao phó con
em của họ cho ông bà nội (ngoại), hoặc gửi gắm con em cho người thân để đi làm ăn
xa. Họ không hiểu hết được việc học hành của con em là hết sức quan trọng, phó
mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường: Một chữ cũng là Thầy, hai chữ cũng là
Thầy. Bản thân tôi đã được 13 năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp. Tôi đã
1/30



tìm tịi, nghiên cứu, suy nghĩ và phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt hạn
chế để giảng dạy có hiệu quả, đặc biệt là cơng tác chủ nhiệm lớp ngày càng tốt hơn.
Vì vậy, tơi chọn đề tài: “Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học cho học sinh lớp 2”. Mong rằng sẽ nhận được sự góp ý chân
thành của các cấp quản lí và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tơi được hồn chỉnh
và được vận dụng trong giảng dạy.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Tơi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn: Ghi lại những biện
pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản
thân; được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong
công tác chủ nhiệm lớp 2; nhận được những lời góp ý, nhận xét từ các bạn đồng
nghiệp, Ban giám hiệu Nhà trường để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh,
khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp 2.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng các biện pháp sau: phương
pháp quan sát; phương pháp điều tra; phương pháp thực nghiệm; phương pháp
đối chứng; phương pháp giáo dục cá nhân.
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lí luận.
Giáo dục là q trình hình thành và phát triển nhân cách của con người, được
tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thơng qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo
dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người.
Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm
hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
trong xã hội. Khi bàn về vai trị yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích “Nhật ký trong tù”)


2/30


Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất
là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn
đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác
nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã
từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. Theo Người,
con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội ln có thiện và có ác nên trong
bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội
và sự biến đổi của mỗi người. Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết
là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn
thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích
và hướng thiện. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng
người không chỉ là sự nghiệp của tồn nhân loại nói chung mà cịn của tồn Đảng,
tồn dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng
đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự
phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả
của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng
người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin
phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vơ cùng cần thiết. Làm thế nào để
những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự
nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã
hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên
chủ nhiệm lớp - người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh.
Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người ln ở bên cạnh giải
đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quí
nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ khơng ai khác chính là người
giáo viên chủ nhiệm lớp.

Để trở thành giáo viên chủ nhiệm tốt địi hỏi người giáo viên khơng chỉ có
năng lực về chun mơn mà cịn phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với
3/30


nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Giáo viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, đồng thời phải nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt
chẽ với gia đình học sinh và phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, tổ chức Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh - vì giáo viên chủ nhiệm cũng là anh chị phụ
trách Sao để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm thực hiện tốt các nền nếp
trường lớp đề ra. Mặt khác, để đưa phong trào của lớp mình đạt hiệu quả cao thì
giáo viên chủ nhiệm phải tích cực nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng khoa học tâm
lý - giáo dục để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp
và các nhiệm vụ khác được giao. Giáo viên phải có phẩm chất tâm lý của người
làm cha, làm mẹ. Đặc biệt là người bạn lớn của người học sinh, góp phần hình
thành và phát triển nhân cách của các em một cách có hiệu quả.
2. 2. Thực trạng.
Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch, những biện pháp mà
người giáo viên đã đưa ra dưới sự lãnh đạo của nhà trường và các tổ chức khác
nhằm hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh. Qua quan
sát thực tế và tìm hiểu từ đồng nghiệp, tơi nhận thấy thực trạng vấn đề làm công
tác chủ nhiệm lớp 2 tại đơn vị cơ sở như sau:
2. 2. 1. Thuận lợi:
Nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường có năng lực chuyên môn vững
vàng và rất quan tâm đến việc chỉ đạo làm công tác chủ nhiệm lớp tốt của từng
giáo viên để nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Giáo viên: Đội ngũ giáo viên rất tâm huyết, nhiệt tình trong giảng dạy.
Nhiều đồng chí có kiến thức cơ bản tốt, có trình độ chun mơn tương đối vững
vàng, có kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như trong công tác làm chủ nhiệm lớp.
Học sinh: Nhiều học sinh có ý thức học tập tốt, nhận thức nhanh, chấp

hành tốt nền nếp của trường, lớp để ra.
2. 2. 2. Khó khăn.
Sau khi nhận lớp, tơi đi sâu vào cơng việc tìm hiểu cụ thể học sinh trong lớp.
Một số học sinh chưa tự giác trong học tập, nhận thức chậm. Một số em chưa có
4/30


phương pháp học tập lại thiếu sự quan tâm của bố mẹ, do bố mẹ đi làm ăn xa, bố
hoặc mẹ khơng cịn. Một số em chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, thích
vui chơi. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 2, đây là năm đầu tiên tiếp cận với nhiều
phân môn (so với lớp 1) nên cũng không tránh khỏi bỡ ngỡ về nội dung và phương
pháp học tập; bản thân lại có những thao tác chậm như viết chậm; diễn đạt không
được; thiếu tự tin...khơng có ý thức vươn lên trong học tập, ngại cố gắng. Qua việc
trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ cho biết có một số em rất hiếu động. Thật vậy,
mặc dù các em rất đáng yêu, lanh lợi...nhưng lại tùy tiện trong các hoạt động của lớp.
Từ tư thế ngồi, cách giơ tay phát biểu, chưa có ý thức phối hợp trong nhóm, hay chọc
phá bạn, hay chạy tự do trong giờ học...Vì vậy, nếu giáo viên không quan tâm làm
công tác chủ nhiệm lớp cho tốt để thúc đẩy phong trào học tập của học sinh thì cũng
từ đây nhiều học sinh có chất lượng học tập xa sút dần là điều không tránh khỏi.
Ngay từ đầu năm học (……….), tơi đã theo dõi, tìm hiểu học sinh trong
lớp và kết quả thu được như sau:
Tổng số

NỘI DUNG KHẢO SÁT

HS tự giác tham gia

HS thiếu tự tin trong

HS không tự giác


học tập.

hoạt động học tập.

tham gia học tập.

HS
32

SL

TL

SL

TL

SL

TL

10

32.2%

11

35.5%


13

41.9%

Đề khảo sát mơn Tốn (Thời gian 30 phút).
Câu 1: (2 điểm): Viết số thích hợp vào ơ trống:
50

51

54

59

62

Câu 2: (2 điểm). Điền số
a, 6dm =.... cm

b, 50cm = .......dm

c, 1dm5cm = .....cm

Câu 3: (3 điểm). Đặt tính rồi tính
5 + 72

91 - 1

16 + 53


34 - 12

Câu 4: (3 điểm). Một sợi dây dài 95 cm, đã cắt đi 32 cm. Hỏi phần cịn lại của
sợi dây đó là bao nhiêu xăng-ti-mét ?
Đề kiểm tra môn Tiếng Việt (Thời gian: 50 phút).
5/30


I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Mỗi em đọc một đoạn văn trong các bài Tập đọc đã học tuần 1, 2, 3 - Tập đọc lớp 2 - tập 1
(thời gian 2 phút/1em).
II. Đọc hiểu (1 điểm): Đánh dấu x vào ơ trống tên bài tập đọc có nhân vật bà cụ
ngồi mài thỏi sắt:
a. Tự thuật

b. Ngày hôm qua đâu rồi?

c. Có cơng mài sắt có ngày nên
kim

III. Luyện từ và câu(3 điểm)
Câu 1: (1 điểm): Dòng nào đã sắp xếp tên đúng theo thứ tự bảng chữ cái? Em hãy
khoanh trịn vào chữ cái trước dịng đó.
A. Lâm, Chí, Tiến, Dũng.

B. Chí, Dũng, Lâm, Tiến.

C. Dũng, Chí, Lâm, Tiến.

D. Chí, Dũng, Tiến, Lâm.


Câu 2: (1 điểm): Đúng ghi Đ vào ơ trống trước những dịng đã thành câu.
A. Cô bé đang cắm hoa.
B. Những bông hoa trong vườn rất đẹp.
C. Cố gắng học giỏi.
Câu 3: (1 điểm): Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi ghi vào từng ô trống.
a. Chào bạn. Tên bạn là

c. Bạn học trường nào

b. Tên mình là Ngọc

d. Mình học ở trường Thọ Xương

Câu 4: (1 điểm): Viết 1 đến 2 câu giới thiệu về mình.
Bảng khảo sát đầu năm về mơn Tốn và mơn Tiếng Việt.
Tổng
số HS
32

Mơn

HS Hồn thành
tốt

HS Hồn thành

HS Chưa hồn
thành


Tốn

15

48,4%

13

41,9%

3

9,7%

Tiếng Việt

13

41,9%

14

45,2%

4

12,9%

(Trong lớp có 1 học sinh hịa nhập cộng đồng khơng đánh giá)
Qua q trình theo dõi, khảo sát, kết quả thu được học sinh không tự giác

tham gia trong học tập là 41.9% hoặc học sinh thiếu tự tin trong hoạt động học tập
còn nhiều (35.5%). Một số em chưa biết hợp tác với bạn trong học tập; chưa tự giải
6/30


quyết vấn đề.... Số học sinh hồn thành tốt cịn khiêm tốn, đặc biệt số học sinh chưa
hoàn thành là 9,7% mơn tốn, 12,9% mơn Tiếng Việt. Nhiều em đọc còn ê a, đánh
vần, chữ viết ẩu... Điều này làm tôi băn khoăn, suy nghĩ phải làm thế nào để khơi dậy
sự tự tin, tự giác trong mỗi em học sinh, để các em tích cực trong học tập, có tính
sáng tạo và đạt hiệu quả khi tham gia phong trào, mạnh dạn nhìn nhận khuyết điểm
và sửa chữa ...Làm sao để các em xem lớp học là nhà, thầy cơ, bè bạn là những
người thân trong gia đình, các em ln mong muốn đến trường, đến lớp...Chính vì
những lẽ đó mà tơi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho cơng tác chủ nhiệm lớp
mình. Rất mong sự góp ý chân thành của cấp trên cùng quý bạn đồng nghiệp để tơi
ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm qúy báu trong cơng tác chủ nhiệm lớp, giúp
tơi hồn thành cơng tác tốt hơn và cũng là hồn thiện bản thân mình hơn.
2. 3. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
2. 3. 1. Phân loại học sinh theo từng đối tượng.
Năm học ………., tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công làm công
tác chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2A. Tổng số học sinh 32 em, trong đó có 19 em nữ,
23 em nam, 01 em khuyết tật. Các em vừa được làm quen với trường, lớp và kiến
thức mở đầu của những năm Tiểu học qua lớp 1. Năm nay, các em được lên lớp Hai
và cũng khơng ít khó khăn trong việc làm quen với các môn trong học tập. Đặc biệt
học sinh lớp tôi con của các gia đình nơng nghiệp là chủ yếu. Hơn nữa nơi đây là
vùng Công giáo nên việc coi trọng học tập của con em họ ở nhiều gia đình chưa
được chú trọng. Vì vậy, việc đầu tư và giành thời gian dạy bảo thêm cho các con còn
nhiều hạn chế. Vẫn cịn số ít phụ huynh có suy nghĩ lệch lạc về việc học của con em.
Họ chưa chú trọng đến việc học bài của các con. Họ cho rằng học sinh lớp Một, Hai
chưa cần học nhiều, học ở lớp được chữ nào thì được, cịn khơng thì cứ từ từ lớn lên
ắt sẽ hiểu. Do đó, tơi mới phân loại đối tượng học sinh trong nhóm để tiện cho việc

dạy dỗ các em trong học tập tốt hơn. Sau khi nhận lớp, tơi đã theo dõi, tìm hiểu học
sinh và kết quả thu được như sau:
HS tiếp thu kiến

HS gặp hồn cảnh

thức nhanh

khó khăn

HS tiếp thu chậm

HS khuyết tật

7/30


9 em

9 em

10 em

1 em

Như vậy, với sự phân loại như trên đã giúp tôi rất thuận lợi trong quá trình
giao việc cũng như lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp cho từng em.
2. 3. 2. Xây dựng lớp tự quản.
a. Lớp học tự quản.
Thực chất của xây dựng lớp tự quản là quá trình từng bước chuyển hố tâm

huyết, nhiệt tình của thầy cơ thành ý thức tự quản tự giác đầy trách nhiệm và thích
thú của học sinh, cũng có nghĩa là biến lớp học của những cá nhân học sinh thành
một tập thể học sinh biết tự quản dưới sự quản lý, chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm.
Mỗi học sinh trong lớp là một chủ thể có tính tự giác cao.
Xây dựng lớp học tự quản nhằm: Phát huy ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức tự giác,
tính năng động của mỗi cá nhân trong tập thể. Phát huy sức mạnh tập thể và sức
mạnh cá nhân nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra. Xây dựng
và hình thành cho học sinh kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, ý thức làm chủ tập thể
của học sinh. Đáp ứng với yêu cầu tâm sinh lý lứa tuổi và sở thích cá nhân. Tiết kiệm
về mặt thời gian cho giáo viên nhưng vẫn thu được hiệu quả giáo dục cao.
Tóm lại: Lớp tự quản là các em tự quản lí hành vi, đạo đức tác phong, nền
nếp, hoạt động lớp mình khi khơng có giáo viên. Điều này giáo viên chủ nhiệm
phải tạo trước cho các em ý thức tự giác và việc quản lí theo dõi hoạt động của đội
ngũ cán bộ lớp. Muốn vậy, ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm cho tiến hành
việc theo dõi thi đua của các tổ. Các tổ trưởng và tổ phó tự quản lí thành viên tổ
mình, phân công theo dõi, giám sát nhau giữa các tổ, dưới sự giám sát của Ban cán
sự lớp tương ứng với từng nội dung hoạt động.
Ví dụ: Việc xếp hàng đối với học sinh lớp 2 thường giáo viên cũng mất nhiều
thời gian nhắc nhở. Nhưng học sinh lớp tôi, khi nghe tiếng trống báo hiệu xếp hàng,
các thành viên trong lớp đã nhanh chóng đứng vào vị trí của mình cịn lớp trưởng quan
sát chung, tổ trưởng các nhóm hỗ trợ lớp trưởng. Việc xếp hàng của các em diễn ra trật
tự, nhanh chóng mà khơng cần giáo viên phải trực tiếp nhắc nhở.

8/30


Hay trong “Hoạt động nhóm”, nếu học sinh khơng ý thức tự giác học tập
thì có em dễ dựa cơ hội đó để chơi, tơi đã u cầu nhóm trưởng điều hành các
bạn trong nhóm giải quyết u cầu cơ giáo đưa ra. Các thành viên trong nhóm
nêu cao tinh thần tự giác học tập tìm hiểu nội dung, mỗi học sinh đều phải nêu

lên một ý kiến đóng góp để hoàn thành nội dung yêu cầu. Tất cả ý kiến đó được
cả nhóm thống nhất, thư kí ghi lại và trình bầy trước lớp.

Lớp trưởng tự tổ chức các hoạt động

Lớp trưởng yêu cầu tổ trưởng các tổ

15 phút đầu giờ.

báo cáo hoạt động trong tuần của tổ.

b. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp.
Xây dựng lớp học có nền nếp tự chủ, tự quản tốt, có ý thức vươn lên và
thi đua nhau học tập là biện pháp cần thiết. Chính thơng qua lớp học có nền nếp
thì học sinh mới tiếp thu kiến thức một cách tự giác, học sinh sẽ thực hiện đầy
đủ nhiệm vụ học tập, ý thức làm chủ tập thể, làm chủ bản thân, gắn bó đồn kết
tạo nên sức mạnh. Trước hết, tôi tập trung xây dựng đội ngũ Cán bộ lớp. Thơng
thường, Ban cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm.
Khác với cách làm đó, ngay từ đầu năm học tơi đã tổ chức cho các em đăng kí
được đứng vào Ban cán sự lớp (làm lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn
nghệ). Trước khi tổ chức cho các em được đăng kí, tơi giới thiệu ý tưởng cho
các em rõ về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban cán sự lớp. Từ đó, khuyến
khích sự tham gia của học sinh và phát triển các kĩ năng tham gia cho các em
cũng chính là bước đầu tiên trong việc chuẩn bị cho học sinh thực hành gánh vác
trách nhiệm để đưa phong trào học tập của lớp một ngày đi lên.
9/30


Sau một thời gian làm việc khẩn trương và nghiêm túc của tập thể lớp 2A, tơi
đã có danh sách các em đủ tiêu chuẩn đứng vào Ban cán sự lớp. Từ đây, tơi lại tiếp tục

cho các em trình bày nguyện vọng qua ý kiến của mình để làm lớp trưởng, lớp phó
học tập, lớp phó văn nghệ. Qua phần trình bày của các em, tơi nhận thấy các em rất
mạnh dạn, tự tin và có khả năng giao tiếp tốt, thể hiện tốt phần nội dung của mình.
Ví dụ em Nguyễn Thị Yến Như trình bày như sau:
Tơi tên là Nguyễn Thị Yến Như. Năm nay, tôi 7 tuổi. Tôi là học sinh
trường Tiểu học Thọ Xương. Sở thích của tơi là đánh cầu lơng và đọc truyện
tranh. Các mơn học tơi u thích là mơn Tốn, Tiếng Việt, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Tơi thích giúp đỡ bạn bè trong học tập và vui chơi. Tơi biết kính trọng, vâng lời
thầy cô giáo, ông bà, bố mẹ. Nếu tôi trúng vào lớp trưởng, tôi sẽ điều hành lớp
học tập thật tốt, thực hiện tốt các hoạt động nhà trường đề ra và đưa phong trào
của lớp ngày càng đi lên. Mong các bạn bầu tôi vào Ban cán sự lớp (làm lớp
trưởng). Tôi xin hứa nếu trúng chắc chắn tơi sẽ học tập tốt hơn.
Hay là phần trình bày của em Nguyễn Văn Linh như sau:
Tôi là Nguyễn Văn Linh. Năm sinh 2009. Tôi là học sinh lớp 2A trường Tiểu
học Thọ Xương. Tôi rất quý tập thể lớp 2A; kính trọng và biết ơn cơ giáo chủ nhiệm
lớp. Gia đình tơi sống bằng nghề chài lưới, bố mẹ đi làm vất vả lắm, bản thân tôi phải
tự giác trong học tập ở lớp cũng như ở nhà. Ước mơ sau này của tôi là trở thành Thầy
giáo để giúp đỡ các em có hồn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Nếu trúng vào
lớp phó học tập, tôi sẽ cùng các bạn thực hiện tốt mọi hoạt động mà trường lớp đề ra.
Mong các bạn bầu tôi vào lớp phó học tập. Tơi xin hứa sẽ học thật giỏi, gương mẫu
trong mọi hoạt động. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phần trình bày của thành viên thứ ba trong Ban cán sự lớp là Nguyễn Thị
Phương . Tôi tên là Nguyễn Thị Phương . Năm nay tơi trịn 7 tuổi. Lớp 2A là ngôi nhà
thứ hai của tôi. Sở thích của tơi là là u văn nghệ, thích ca hát, múa đẹp. Tơi rất thích
được đứng vào Ban cán sự lớp (lớp phó văn nghệ). Nếu trúng, tơi sẽ cùng cả lớp tham
gia tích cực hơn nữa các tiết mục văn nghệ và cùng tất cả các bạn tham gia học tập tốt
hơn. Rất mong các bạn bầu tôi vào Ban cán sự lớp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
10/30



Thật bất ngờ khi nghe trực tiếp những lời nói đầy nhiệt huyết từ các em, tôi cảm
thấy tự hào về các em học sinh thân yêu của mình. Đồng thời tôi cho cả lớp bỏ phiếu,
kết quả là cả ba em đều trúng vào Ban cán sự lớp. Trong đó em Nguyễn Thị Yến Như
giữ chức vụ lớp trưởng, hai em cịn lại là lớp phó học tập và lớp phó văn nghệ.
Ngay từ buổi đầu các em đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm làm
Ban cán sự lớp như thế nào? Từ đó tơi tin chắc rằng các em sẽ đảm nhận tốt
được nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
Mặt khác tơi cịn gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh để hiểu thêm về điều kiện, trách
nhiệm của bố mẹ đối với con cái. Đồng thời khen ngợi những thành tích mà con đã đạt
được ở trường để tạo niềm phấn khởi, niềm vui khích lệ tinh thần trách nhiệm của phụ
huynh. Từ đó phụ huynh sẽ tự giác, gương mẫu chấp hành nội quy trường lớp đề ra.
Ngồi ra họ cịn tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập. Tôi thiết nghĩ khi phụ
huynh đã tin tưởng và thơng suốt thì họ sẽ giúp giáo viên nhiệt tình hơn trong cơng tác
chủ nhiệm lớp.
c. Quan tâm đến vị trí chỗ ngồi của học sinh.
Hình thành được đội ngũ cán bộ lớp, tôi tiếp tục bố trí vị trí ngồi học cho từng
học sinh hợp lí, tránh để các em ngồi trước che lấp em ngồi sau. Đội hình trong lớp đẹp,
các em sẽ giúp đỡ nhau học tập tốt hơn. Mặt khác, các em thấy được sự nghiêm túc khi
vào lớp. Tơi cịn tìm hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh để bố trí chỗ
ngồi cho khoa học. Để làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải khéo léo, phải chịu
khó, tận tình gần gũi với học sinh. Giáo viên phải thương yêu học sinh thật sự thì mới
làm được điều này.
Ví dụ: Trong lớp có em Nguyễn Thị Quỳnh, cuộc sống rất khó khăn. Bố mẹ bỏ
nhau. Mẹ đi làm ăn xa, em ở nhà với ông bà ngoại. Lẽ ra ông bà của em đến tuổi được
nghỉ ngơi, vậy mà vẫn phải làm thay công việc của người cha, người mẹ để dạy dỗ em.
Bản thân em bị cơn sốt hành hạ lúc còn bé nên đã ảnh hưởng đến trí não, mãi đến năm
em 3 tuổi mới bắt đầu tập nói. Em vào lớp Một cũng muộn hơn các bạn cùng trang lứa.
Việc ghi nhớ kiến thức và tiếp thu bài rất khó khăn đối với em (chỉ tham gia hịa nhập
cộng đồng). Tơi đã phân cơng em Nguyễn Thùy Châm ngồi cùng bàn và kèm thêm
11/30



trong học tập. Qua thời gia gần gũi với em, tơi thấy em thiếu thốn tình cảm nhiều, đặc
biệt là tình cảm của mẹ. Hằng ngày, khi em đến lớp tôi đã ân cần hỏi han và tạo niềm tin
cho em.Cảm nhận được sự che chở, đùm bọc từ cô giáo, em không nghỉ học ngày nào
và ngày càng tiến bộ hơn về giao tiếp và học tập.
Đối với những em đọc kém như em Lê Thị Thúy, Lê Văn An, Lê Thị Ngọc…; hay
quên bài học cũ như em: Nguyễn Hải Anh, Tô Ngọc Anh, tôi cho học sinh có học lực tốt
hơn ngồi cạnh và kiểm tra, nhắc nhở, gợi ý... giúp bạn thường xuyên trong 15 phút đầu giờ
các buổi học. Những em này thường xuyên không hồn thành bài học ở trên lớp nhưng nhờ
có sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè, thầy cô dần dần cũng tiến bộ về mọi mặt.

Cô giáo giao lưu, tìm hiểu học sinh trong giờ ra chơi.
d. Xây dựng nội quy lớp học.
Để có thể xây dựng được lớp học tự quản có hiệu quả khơng thể khơng
nói tới việc xây dựng nội quy lớp. Nội quy này được xây dựng trên cơ sở của
nội quy Bộ GD&ĐT, nội quy nhà trường và được tập thể lớp nhất trí thơng qua.
Trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm và Ban cán sự lớp thành lập bảng thi đua của
từng cá nhân. Bảng nội quy của lớp và bảng thi đua của từng học sinh được sự
đồng ý của phụ huynh học sinh.
NỘI QUY LỚP

1. Soạn sách vở, đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
2. Thực hiện đúng trang phục của người học sinh khi đến trường.
12/30


3. Đi học chuyên cần, đúng giờ, nghỉ học phải có giấy phép và phải có
chữ kí của phụ huynh.
4. Kính trọng, lễ phép với giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.

5. Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài học; khơng được nói chuyện,
làm việc riêng trong giờ học.
6. Không được xô đẩy, chen lấn khi xếp hàng, lên xuống cầu thang; không
chạy nhảy lên bàn ghế. Biết giữ gìn tài sản chung của lớp, trường.
7. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh chung của nhà trường.
8. Giữ trật tự nơi công cộng (khi tham gia các Hoạt động tập thể của lớp, trường).
9. Các tổ luân phiên trực nhật, mỗi tổ một tuần.
10. Không được mua quà khi đi học, không ăn quà vặt ở trường.
11. Thân thiện, hòa nhã với các bạn trong lớp, cũng như ngoài lớp. Đoàn
kết giúp đỡ nhau trong học tập. Quan tâm, giúp đỡ các bạn có hồn cảnh khó khăn.
12. Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ.
13. Thực hiện tốt nội quy, cuối tuần sẽ được thưởng một “Bông hoa chăm học.”
Từ khi có nội quy lớp học, các em ln tự giác nhắc nhở nhau thực hiện;
đặc biệt là Ban cán sự lớp ln thể hiện nhiệm vụ của mình trước tập thể để học
sinh lớp 2A luôn cố gắng đạt kết quả cao các hoạt động của trường, lớp đề ra.
Ngoài ra, giáo viên hướng dẫn các em làm quen với kí hiệu để tập trung
sự chú ý khi nghe giảng bài.
Ví dụ: Phía trên tay trái góc bảng ghi rõ lớp, sĩ số học sinh, dưới sĩ số là
các kí hiệu ở góc bảng O, V, S, (1, 2, 3).
Khi tơi chỉ vào kí hiệu O là cả lớp trật tự lắng nghe cơ giáo giảng bài. Chỉ
vào kí hiệu S (giáo viên ghi số trang) là học sinh mở sách. Chỉ vào kí hiệu V là
lấy vở ra để ghi bài hoặc làm bài tập ngay tại lớp. Các kí hiệu 1, 2, 3 có tác dụng
nhắc nhở học sinh mỗi khi không nghiêm túc trong giờ học. Trong khi giảng bài
hoặc lớp làm bài tập, một học sinh ở tổ nào đó mất trật tự thì tơi chỉ vào số thứ
tự trên bảng là tổ đó biết cơ đang nhắc nhở tổ mình. Khi đó tổ trưởng có trách

13/30


nhiệm nhắc nhở thành viên trong tổ mình trật tự và tổ trưởng ghi tên bạn làm

việc riêng vào sổ để cuối tuần sinh hoạt nhắc nhở học sinh đó.
Với cách làm này giáo viên không mất nhiều thời gian, không tạo áp lực
với mọi học sinh mà giúp lớp đi vào nền nếp tốt.
e. Giúp học sinh thể hiện cảm xúc riêng.
Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi các em cũng có những tình cảm, cảm xúc
khơng biết tâm sự với ai. Vì vậy, tơi đã hướng dẫn các em tự tạo “Hộp thư vui” và hòm
thư “Điều em muốn nói” cho riêng mình. Để làm thành cơng “Hộp thư vui” và hịm thư
“Điều em muốn nói”, tơi cũng đã từng giải thích cho các em hiểu rõ mục đích, ý nghĩa
của việc làm này. Tơi giúp các em hiểu rằng, chúng ta ai cũng có lúc buồn rầu, thất vọng
hay giận dỗi, có lúc vui vẻ. Những lúc đó đã làm ảnh hưởng khơng tốt đối với chúng ta.
Vì vậy chúng ta phải hướng tới những gì tốt đẹp nhất. Để giúp chúng ta thoải mái hơn,
vui tươi hơn thì các em chọn và thể hiện, bày tỏ qua những mẫu giấy con con và sẽ bỏ
vào những chiếc phong bì nhỏ có ghi tên của mình (hoặc kí hiệu riêng nào đó) trong
“Hộp thư vui” hay bỏ vào hịm thư “Điều em muốn nói”. Mỗi khi có chuyện buồn rầu
thì hãy lấy ra xem. Tất cả những thứ trong hộp sẽ mang lại niềm vui cho mình. Qua việc
làm này, cô giáo chủ nhiệm và người lớn (phụ huynh học sinh) sẽ có điều kiện
hiểu các em nhiều hơn. Từ đó điều chỉnh kịp thời các hoạt động giáo dục cho phù
hợp nhằm giúp các em hoàn thiện hơn. Mặt khác còn giúp các em nhận biết mình
là thành viên của nhà trường, quyền cơ bản nhất của các em được thể hiện rõ đó là
quyền được học tập - quyền được vui chơi - quyền được tham gia ý kiến. Từ đó
các em có ý thức tự giác và chủ động tham gia các hoạt động chính chủ mình.
g. Tổ chức tốt giờ sinh hoạt tập thể.
Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, ngoài hoạt động học tập, các em thích sinh
hoạt, hoạt động vui chơi, được nêu lên ý kiến của mình, được nghe các bạn đánh giá về
sự nỗ lực của mình... Nắm bắt được đặc điểm tâm lý của các em, tiết sinh hoạt lớp của
tôi luôn được tổ chức hằng tuần theo quy định.
Đối với giờ sinh hoạt lớp, tôi không nặng nề phải làm thế nào với những học sinh
chưa ngoan, phải làm sao để các em phải biết nghe lời,... mà tôi chú trọng đến việc làm
14/30



sao cho tiết sinh hoạt lớp thật ý nghĩa, vừa giáo dục được các em một cách nhẹ nhàng,
vừa tổ chức tiết sinh hoạt đúng nghĩa là sinh hoạt để các em sinh hoạt vui chơi, thoải mái
nêu lên những tâm tư, nguyện vọng của mình với các bạn. Qua hoạt động sinh hoạt lớp,
tôi mong muốn rằng các em thêm đoàn kết yêu thương nhau, giúp đỡ bạn trong học tập
khi bạn chưa đạt kết quả cao, cùng vui và chúc mừng những bạn có tiến bộ, có thái độ
học tập tốt, có cố gắng... Do đó, trong tiết sinh hoạt lớp, sau khi các nhóm báo cáo tổng
kết công tác của các bạn trong tuần qua, tôi tuyên dương những học sinh hồn thành tốt,
có tiến bộ, có cố gắng trong tuần bằng hình thức tặng một “Bơng hoa chăm học” rồi ghi
tên lên bảng vàng danh dự được treo ở góc học tập của lớp. Các em có thành tích rất
phấn khởi về điều này và các em cũng tự nguyện giúp các bạn khác để tất cả đều đạt
thành tích cao. Tơi khơng phê bình những học sinh chưa hoàn thành tốt mà chỉ động
viên, khuyến khích các em cố gắng.
Nửa phần cịn lại của giờ sinh hoạt lớp là phần tổ chức trò chơi cho các em, những
tiết mục biểu diễn văn nghệ của các nhóm hoặc tơi kể cho các em nghe những câu chuyện
cổ tích, câu chuyện người tốt việc tốt mà tơi sưu tầm được hoặc các em đóng vai thể hiện
lại tình huống có liên quan đến nội dung bài đã học trong tuần...Cuối giờ các em có thành
tích vượt trội trong tháng (do các bạn bầu) sẽ được cô giáo phát q. Do đó, giờ sinh hoạt
của lớp tơi lúc nào cũng là giờ sôi nổi, luôn được các em yêu thích và mong đợi nhất.

15/30


Tình huống “Người tốt - Việc tốt”
2. 3. 3. Phối hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh; các giáo viên bộ
môn, giáo viên trong khối; lắng nghe ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu.
a. Trao đổi với phụ huynh học sinh qua lần họp phụ huynh học sinh đầu năm.
Nếu như ở trường các em là học sinh của giáo viên chủ nhiệm thì ở nhà các em
là thành viên của một gia đình, là con của cha mẹ. Cả giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ
các em đều là những người chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục của học sinh. Tôi

thiết nghĩ, để công tác giáo dục đạt hiệu quả thì phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm
phải đồng cảm, hiểu nhau. Nếu như ở nhà, cha mẹ nhắc nhở, dạy bảo động viên con
em mình, ở trường thầy cơ tận tình chỉ dạy thì chắc chắn học sinh ấy sẽ tiến bộ, vâng
lời. Trong phiên họp phụ huynh đầu năm, tơi u cầu tồn thể phụ huynh đều có mặt
bằng cách gửi thư mời trước một tuần. Nếu ngày đó phụ huynh nào khơng đến được
thì sáng ngày hơm sau phải đến gặp giáo viên chủ nhiệm tại trường. Tôi yêu cầu như
thế bởi một lí do thật đơn giản: Phụ huynh khơng biết người chịu trách nhiệm dạy dỗ
con mình là ai? Người đó như thế nào? thì làm sao nắm được kết quả học tập của con
em mình? Thơng qua phiên họp tôi đã làm các công việc sau:
Thông qua nội quy nhà trường.
Thông qua nội quy của lớp học.
Chia sẻ với phụ huynh về cách học của học sinh lớp Hai. Tôi đã đề ra yêu cầu
để phụ huynh cùng giáo viên chủ nhiệm rèn nền nếp học sinh như: Hàng ngày kiểm
tra sách vở của con mình. Nhắc nhở con mình xem lại bài cũ và chuẩn bị bài trước
khi đến lớp. Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập theo thời khóa biểu hàng ngày. Giáo
dục con ngăn nắp khi học tập, vui chơi. Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ
nhiệm để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nền nếp học tập...
Thông báo về các khoản thu (Thu theo qui định).
Bầu ban đại diện phụ huynh học sinh: PHHS phải nhiệt tình - có thời gian
để giúp giáo viên chủ nhiệm trong suốt năm học.
Lấy số điện thoại của phụ huynh để liên lạc.
b. Phối hợp với gia đình học sinh.
16/30


2. 3. 1. Phân loại học sinh theo từng đối tượng.
2. 3. 2. Xây dựng lớp tự quản.
2. 3. 3. Phối hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh; các giáo viên bộ môn,
giáo viên trong khối; lắng nghe ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu.
2. 3. 4. Động viên học sinh tham gia các phong trào thể hiện tài năng do lớp, do

trường tổ chức.
2. 3. 5. Đánh giá, nêu gương, khen thưởng.

THƠNG TIN HỎI ĐÁP:
-------------------------Bạn cịn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng kiến kinh
nghiệm mới mẻ khác của Trung tâm Best4Team
Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm
Hoặc qua SĐT Zalo: 091.552.1220 hoặc email: để hỗ trợ
ngay nhé!

17/30


18/30



×