Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ BÌNH LUẬN ÁN LỆ TRONG VIỆC PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA CÁC QUỐC GIA TRONG THỜI GIAN VỪA QUA?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.58 KB, 14 trang )

KHOA LUẬT - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
CƠNG PHÁP QUỐC TẾ
BÌNH LUẬN ÁN LỆ TRONG VIỆC PHÂN ĐỊNH BIỂN
GIỮA CÁC QUỐC
GIA TRONG THỜI GIAN VỪA QUA?

1


Mục lục

Mở đầu..................................................................................................................3
Chương 1 Khái quát về án lệ trong việc phân định biển giữa các quốc gia..........4
1.1

Khái quát về án lệ, phân định biển....................................................... 4

1.2

Khái quát về án lệ trong việc phân định biển giữa các quốc gia..............5

Chương 2 Bình luận một số án lệ trong việc phân định biển giữa các quốc gia .. 6

2.1 Phân định biển giữa Costa Rica và Nicaragua.............................................6
2.2 Phân định biển giữa Ghana và Côte d’lvoire...............................................9
Chương 3 Những kinh nghiệm, bài học cho Việt Nam trong phân định biển....11
Kết luận...............................................................................................................13
Tài liệu tham khảo...............................................................................................14


2


Mở đầu
Phân định biển là một vấn đề cấp thiết khơng chỉ riêng với luật biển mà
cịn với pháp luật quốc tế. Các vùng biển và đại dương là những nguồn tài
nguyên, môi trường ngày càng được quan tâm sâu sắc bởi lợi ích kinh tế, chính
trị mà nó đem lại. Chính vì thế các vùng biển, vùng vịnh giáp ranh giữa các quốc
gia thường xuyên xảy ra những tranh chấp địi hỏi phải có sự phân định dựa theo
những nguyên tắc chung của luật quốc tế. Luật biển với tư cách là một trong
những ngành luật quan trọng của hệ thống pháp luật quốc tế bao gồm những
nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận hoặc
thực tiễn có trách nhiệm điều chỉnh quy chế pháp lý, hoạt động sử dụng biển và
nhất là phân định biển. Trải qua quá trình hình thành và phát triển Luật biển
ngày càng hoàn thiện hơn mà tiêu biểu là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật
Biển 1982(UNCLOS). Sự ra đời và phê chuẩn của Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển 1982 bởi các quốc gia đánh dấu một công ước quốc tế giải quyết một
cách khá toàn diện những tranh chấp, xung đột về biển đặc biệt là các vùng biển
giáp ranh. Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều những vấn đề phát sinh cần phải giải
quyết do những đặc điểm tự nhiên, xã hội đặc thù của các quốc gia. Nhận thấy
rằng phân định biển không chỉ là một vấn đề về lợi ích kinh tế mà nó cịn ảnh
hưởng trực tiếp tới chủ quyền, quyền chủ quyền, tài phán của các quốc gia ven
biển và cả sự tự do hàng hải quốc tế. Vậy nên việc lựa chọn đề tài: “Bình luận án
lệ trong việc phân định biển giữa các quốc gia trong thời gian vừa qua?” nhằm
tìm hiểu về những án lệ trong việc phân định biển đồng thời tìm ra những
phương hướng, kinh nghiệm đối với Việt Nam-cũng là một quốc gia ven biển
Đơng vốn là một vùng biển có nhiều sự tranh chấp giữa nhiều quốc gia. Bài tiểu
luận ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm ba phần chính:
Chương 1 Khái quát về án lệ trong việc phân định biển giữa các quốc gia
Chương 2 Bình luận một số án lệ trong việc phân định biển giữa các quốc gia

Chương 3 Những kinh nghiệm, bài học cho Việt Nam trong phân định biển
3


Chương 1 Khái quát về án lệ trong việc phân định biển giữa các
quốc gia
1.1 Khái quát về án lệ, phân định biển
Án lệ là một nguồn luật quan trọng trong hệ thống pháp luật nhất là với những
nước theo hệ thống pháp luật Common Law. Tuy nhiên khơng vì thế mà vai trị
án lệ khơng được coi trọng ở các quốc gia Civil Law, ở Việt Nam với bối cảnh
hội nhập thì những án lệ đã được cơng bố, sử dụng nhằm hoàn thiện hệ thống
pháp luật. Án lệ có thể hiểu đơn giản là những quyết định, lập luận của tòa án
đưa ra và được nhà nước thừa nhận làm cơ sở để giải quyết những vụ việc có nội

dung, tình tiết tương tự. Về mặt hình thức ở Việt Nam, án lệ chưa được coi là
một nguồn luật chính thức tuy nhiên với hiệu lực ràng buộc về hiệu lực nên án lệ
được coi như là văn bản quy phạm pháp luật. Vậy nên án lệ chính là những căn
cứ giải quyết những vụ việc trong tương lai dựa trên những nguyên tắc bắt buộc
chung. Trong hệ thống pháp luật quốc tế án lệ có tác động cực kỳ to lớn và làm
sáng tỏ thêm những vấn đề trong luật quốc tế.
Phân định biển là một khái niệm pháp lý nhằm xác định ranh giới các vùng biển
những vùng biển này có thể chồng lấn giữa các quốc gia có vùng biển liền kề
hoặc đối diện. Theo phán quyết của Tịa án Cơng lý quốc tế trong việc phân định

thềm lục địa Biển Aegean giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1978 đã thể hiện
việc phân định biển chính là vạch một con đường chính xác hoặc nhiều con
đường chính xác nơi gặp nhau của các vùng khơng gian tại đó thực hiện chủ
quyền và quyền chủ quyền tương ứng của hai hoặc nhiều quốc gia trong trường
hợp các vùng biển chồng lấn. Như vậy có thể hiểu phân định biển là một hoạt
động mang tính quốc tế, nhằm hoạch định đường biên giới biển (nội thủy, lãnh

hải), ranh giới biển (vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) giữa hai hay nhiều

4


quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp nhau thông qua đàm phán trung gian
hoặc các cơ chế tài phán quốc tế1.
1.2 Khái quát về án lệ trong việc phân định biển giữa các quốc gia
Án lệ không phải nguồn chính trong luật quốc tế mà chỉ là các quyết định
của cơ quan tài phán như tòa án hay trọng tài quốc tế về những vấn đề cụ thể
nhất là trong việc phân định các vùng biển. Dù vậy các quyết định này có sự tác
động khơng chỉ với các quốc gia tham gia vụ kiện mà còn cả với các quốc gia
không tham gia. Những quyết định này cịn đóng vai trị giải thích những khái
niệm, quy tắc chung chung chưa rõ ràng nhằm định hình và áp dụng trong các
vụ việc sau này. Các phán quyết sau này thường căn cứ vào những án lệ đã có từ
trước để xác định những quy tắc. Vì vậy, chúng là những nguồn bổ trợ để xác
định các quy tắc luật2. Điều này thể hiện rõ trong những án lệ như vụ Eo biển
Corfou năm 1946, khái niệm eo biển quốc tế đã được làm rõ và nguyên tắc qua
lại không gây hại. Những án lệ này giúp cho những khái niệm trong pháp luật
quốc tế được làm rõ mà còn là cơ sở để các quốc gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo
của mình. Đồng thời tạo tiền đề pháp lý, quy phạm mới của luật quốc tế và có
tác động tích cực đến quan niệm, cách ứng xử của chủ thể quan hệ pháp luật
quốc tế, có tác dụng bổ sung nhất định những khiếm khuyết của luật quốc tế3.
Trong phạm vi bài tiểu luận này tập trung phân tích hai án lệ về phân định biển
do những cơ quan tài phán quốc tế khác nhau xử lý bao gồm: Phân định biển
giữa Costa Rica và Nicaragua do Tòa ICJ(International Court of Justice) xử lý,
Phân định biển giữa Ghana và Cơte d’lvoire do Tịa ITLOS(International
Tribunal for the Law of the Sea) xử lý. Các án lệ trên đều nhằm giải quyết việc
phân định lãnh hải giữa các quốc gia và được xử lý bởi những Tòa án quốc tế
khác nhau nhưng vẫn tuân theo những quy tắc chung của luật quốc tế.


1

Nguyễn Đức Phú, Nguyên tắc cơ bản trong phân định biển và lập trường của Việt Nam

2 Nguyễn Hồng Thao, Tịa án Cơng lý quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia,(2000)
3 PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Cơng pháp quốc tế (2013)

5


Chương 2 Bình luận một số án lệ trong việc phân định
biển giữa các quốc gia
2.1 Phân định biển giữa Costa Rica và Nicaragua
Tịa án Cơng lý quốc tế(ICJ) là cơ quan tài phán chính của Liên Hợp
Quốc theo Điều 92 Hiến chương Liên Hợp Quốc và hoạt động theo Quy chế Tịa
án Cơng lý quốc tế. Tóm tắt nội dung vụ kiện: Ngày 25 tháng 2 năm 2014, Costa

Rica khởi kiện với Nicaragua liên quan đến việc phân định vùng biển của hai
quốc gia này ở hai khu vực Biển Caribe và Thái Bình Dương. Điều này khởi
nguồn từ phía Costa Rica cho rằng phía Nicaragua khai thác dầu khí tại vùng
biển rộng 35.000 km2 của mình và từ chối đàm phán về biên giới trên biển. Vậy
nên Costa Rica u cầu Tịa án xác định tồn bộ đường biên giới trên biển giữa
tất cả các khu vực biển liên quan đến Costa Rica và Nicaragua ở Biển Caribe. và
ở Thái Bình Dương, trên cơ sở luật pháp quốc tế.Sau khoảng thời gian dài xác
định tình trạng thực tế và tố tụng nhằm giải quyết tranh chấp giữa hai quốc gia,
Tịa án Cơng lý quốc tế đã đưa ra phán quyết cuối cùng. Theo phán quyết, xác
định đường biên giới biển duy nhất giữa Costa Rica và Nicaragua ở Biển Caribe
sẽ tuân theo lộ trình quy định tại khoản 106 và 158 của Phán quyết, và ranh giới
biển giữa Costa Rica và Nicaragua ở Thái Bình Dương sẽ tuân theo lộ trình

được quy định trong các khoản 175 và 201 của Phán quyết4.

4 International Court of Justice, Maritime Delimitation in the Caribbean Sea and the Pacific Ocean (Costa
Rica v. Nicaragua)
6


Điều đặc biệt ở án lệ này chính là việc phân định biển của hai quốc gia ở hai
vùng biển riêng biệt là Biển Caribe và Thái Bình Dương. Với việc phân định
trên hai vùng biển trên và đặc điểm địa hình phức tạp, Tịa án Cơng lý quốc tế
thực hiện việc phân định biển thông qua việc phân định lãnh hải và vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa. Đầu tiên về phân định lãnh hải khi hai quốc gia
có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau cần phải xác định đường trung tuyến mà
không bên nào được mở rộng lãnh hải vượt quá đường trung tuyến đó theo Điều
15 Cơng ước Luật Biển 1982. Nhưng việc xác định đường trung tuyến giữa hai
quốc gia này cũng gặp khó khăn do điểm bắt đầu của đường trung tuyến là một
bãi cát dẫn đến sự không ổn định nên phải lựa chọn địa điểm mới. Điểm bắt đầu
mới này tuy cố định nhưng đường từ điểm đó đến điểm gần nhất trên bãi cát
được coi là di động. Tiếp theo là việc Nicaragua có một đầm nhỏ nằm bên trong
Costa Rica nhưng lại giáp với biển Caribe bởi một dải cát cũng khơng có tính ổn
định. Vậy nên Tịa khơng cơng nhận lãnh hải cho vùng lãnh thổ này vì nó khơng
có lợi ích lớn cho phía Nicaragua mà còn làm chia cắt lãnh hải của Costa Rica.
7


Điều này có phần chưa hợp lý, rõ ràng xong phù hợp với lợi ích chung của cả
hai quốc gia về việc đầm nhỏ đó có thực sự tạo ra một vùng lãnh hải hay không.
Tiếp theo là việc phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với cơ sở
pháp lý là Điều 74 và Điều 83 của Công ước Luật Biển 1982. Việc xác định
đường phân định tạm thời dựa trên những đặc điểm đặc biệt của vùng biển hai

nước. Về vùng biển Caribe là một vùng biển có sự chồng lấn về vùng biển giữa
các quốc gia và có một số đường phân định được vạch ra trong các án lệ trước
đó như đường phân định biển giữa Nicaragua và Colombia năm 2012 và đường
phân định biển giữa Costa Rica và Panama năm 1980. Điều này dẫn đến nguyên
tắc rằng phán quyết của Tòa chỉ có hiệu lực với hai bên tham gia mà khơng tác
động đến bên thứ ba dù sau này có thể đề cập đến trong vụ việc khác. Đồng thời
khẳng định việc phân định biển giữa hai bên tham gia không bao gồm vùng biển
đã được phân định hoặc ký kết hiệp ước của bên thứ ba với bất kỳ một trong hai
bên tham gia vụ kiện. Cuối cùng theo Điều 121 Chế độ các đảo, Tịa thừa nhận
nhóm đảo Corn Islands có đầy đủ những điều kiện để có vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa.
Đánh giá về phán quyết của Tịa án cơng lý quốc tế: phù hợp với luật pháp quốc
tế đồng thời thể hiện những điểm mới và là một án lệ điển hình trong việc phân
định biển giữa hai quốc gia ở hai vùng biển khác nhau. Tuy vậy việc phân định
biển ở hai vùng biển khác nhau này cũng giống như việc phân định một vùng
biển chồng lấn giữa hai quốc gia, sự khó khăn có lẽ là việc điểm bắt đầu của
đường trung tuyến là một điểm không cố định cần phải xác định một điểm bắt
đầu khác. Về phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhất là trong
những vùng biển nửa kín như vùng biển Caribe cần giới hạn phán quyết phân
định của các bên tham gia không ràng buộc với bên thứ ba tránh sự tranh chấp,
chồng chéo mới giữa các phán quyết và hiệp định. Tuy vậy vẫn còn vấn đề cần
đặt ra là xác định vùng lãnh hải cho phần lãnh thổ trong nước khác. Liệu cần có
cơ chế xác định rõ ràng về các yếu tố như diện tích, tính giáp biển nhằm thể hiện
vùng biển của phần lãnh thổ này có được thừa nhận hay không?
8


2.2 Phân định biển giữa Ghana và Cơte d’lvoire
Tịa án Luật Biển Quốc tế (ITLOS) là một tòa án được thành lập dựa trên
Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Việc phân định biển giữa Ghana và

Côte d’lvoire được sự đồng ý của cả hai bên giao cho Tòa ITLOS xét xử theo
thủ tục đặc biệt theo Điều 15 của Quy chế Tịa ITLOS. Tóm tắt nội dung vụ
kiện: Cả hai nước Ghana và Cơte d’lvoire có vùng biển liền kề nhau và trong
khu vực rộng 198,723km2 cần phân định khơng có bất kỳ hịn đảo nào.Phía
Ghana u cầu phân định lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên cơ
sở là hai nước chưa có thỏa thuận phân định và được sự đồng ý của Viện đặc
biệt. Sau đó hai bên tiếp tục đồng ý trong việc phân định các vùng chống lấn
bằng một đường phân định duy nhất dù có sự khác nhau trong việc phân định
lãnh hải và phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

9


Trong vụ việc này hai bên có sự bất đồng về phương pháp phân định biển
về phía Ghana là phương pháp đường trung tuyến cịn phía Cơte d’lvoire là
phương pháp đường phân giác. Sự bất đồng này cũng có thể xuất phát từ việc
trong Công ước Luật biển 1982 không quy định phương pháp nào cụ thể hay
việc ưu tiên sử dụng phương pháp nào trong việc phân định biển. Tuy vậy Viện
đặc biệt cho rằng phương pháp đường trung tuyến là phương pháp phổ biến và
được ưu tiên do phương pháp đường phân giác chỉ sử dụng trong những trường
hợp đặc biệt mà đường trung tuyến không phân định được. Tiếp theo là việc
phân định thềm lục địa vượt quá 200 hải lý giữa hai quốc gia trên. Khoản 8 Điều
76 Công ước Luật Biển 1982 quy định rằng Quốc gia ven biển thông báo những
thông tin về ranh giới các thềm lục địa của mình, khi thềm này mở rộng quá 200
hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, cho ủy ban ranh giới
thềm lục địa được thành lập theo Phụ lục II, trên cơ sở sự đại diện công bằng về
địa lý. Ủy ban gửi cho các quốc gia ven biển những kiến nghị về các vấn đề liên
quan đến việc ấn định ranh giới ngoài thềm lục địa của họ. Các ranh giới do một
quốc gia ven biển ấn định trên cơ sở các kiến nghị đó là dứt khốt và có tính
chất bắt buộc. Tuy vậy trong trường hợp này Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa mới

chỉ đưa ra khuyến nghị cho phía Ghana cịn phía Cơte d’lvoire thì mới đệ trình
nên chưa đưa ra khuyến nghị. Sau khi cân nhắc đặc điểm địa lí với sự tương
quan giống nhau giữa hai quốc gia về thềm lục địa kéo dài, Viên đặc biệt quyết
định phân định thềm lục địa mở rộng.mà không cần đợi sự khuyến nghị của này
Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa với Côte d’lvoire. Đồng thời khẳng định chức
năng khác nhau giữa Viện đặc biệt và Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa do chức
năng của Viện là phân định thềm lục địa khác với ranh giới ngoài thềm lục địa5.
Đánh giá về phán quyết của Viện đặc biệt thuộc Tòa án Luật Biển Quốc
tế về việc phân định biển giữa Ghana và Côte d’lvoire là hồn tồn phù hợp với
ngun tắc cơng bằng, minh bạch và dự đoán được. Điều này được thể hiện rõ ở
5 International Tribunal for the Law of the Sea, Dispute concerning delimitation of the maritime
boundary between Ghana and Côte d'Ivoire in the Atlantic Ocean (Ghana/Côte d'Ivoire)
10


việc lựa chọn phương pháp phân định biển giữa Ghana và Côte d’lvoire bằng
phương pháp đường trung tuyến. Án lệ này là một án lệ phân định lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phức tạp không ở việc phân định mà ở
việc lựa chọn phương pháp. Viện đặc biệt từ chối phương pháp đường phân giác
của phía Cơte d’lvoire một lần nữa khẳng định phương pháp phân định biển
trong các án lệ về phân định biển. Khơng chỉ vậy án lệ này cịn cho thấy vai trò
của các cơ quan tài phán quốc tế trong việc phân định thềm lục địa vượt quá
200 hải lý. Đồng thời phân biệt chức năng của các cơ quan tài phán quốc tế đối
với Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa và cho thấy thẩm quyền đầy đủ của các cơ
quan này trong việc phân định thềm lục địa vượt quá 200 hải lý phù hợp với
Công ước Luật biển 1982.

Chương 3 Những kinh nghiệm, bài học cho Việt Nam
trong phân định biển
Những án lệ trên đã cho thấy những kinh nghiệm quý giá đối với Việt

Nam trong vấn đề phân định biển. Án lệ Phân định biển giữa Ghana và Côte
d’lvoire cho thấy sự quan trọng trong phương pháp phân định biển. Đồng thời là
cách thức tiến hành phân định vùng thềm lục địa vượt quá 200 hải lý của cơ
quan tài phán quốc tế. Trong khi đó án lệ Phân định biển giữa Costa Rica và
Nicaragua lại có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Đầu tiên là việc phân định
biển đối với những vùng biển khác nhau có thể suy rộng ra là việc phân định
Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc hay phân định ở Vịnh Thái Lan. Khơng chỉ vậy
giống như vùng biển Caribe thì vùng Biển Đơng cũng là những vùng biển nửa
kín và có sự chồng lấn về vùng biển của nhiều quốc gia. Việc ở trong vùng biển
nửa kín và có nhiều sự chồng lấn như này có thể dựa vào phán quyết của Tịa án
cơng lý quốc tế để phân biệt đường phân định giữa Việt Nam và Thái Lan, giữa
Việt Nam và Indonesia chỉ có sự ràng buộc pháp lý song phương mà khơng bao
gồm các quốc gia thứ ba có vùng biển chồng lấn lên vùng đã được phân định.

11


Qua những án lệ trên có thể phần nào hiểu được việc phân chia biển dựa
trên phương pháp ba bước được sử dụng chủ yếu trong việc phân định biển giữa
các quốc gia hiện nay. Đầu tiên tiến hành xác định một đường trung tuyến cách
đều tạm thời dựa theo thỏa thuận hoặc theo vị trí nhơ ra biển. Tiếp theo xem xét
hồn cảnh nhằm đảm bảo sự cơng bằng nên cần phải có sự điều chỉnh với những
hồn cảnh đặc biệt ảnh hưởng đến đường trung tuyến hiện tại. Bước cuối cùng
là sự kiểm nghiệm về tính tương xứng của đường phân định đối với hai bên. Ở
bước này sẽ điều chỉnh dựa trên tỷ lệ độ dài đường bờ biển với vùng biển được
phân chia cho mỗi bên.Trước khi đưa vụ việc cho một bên thứ ba xét xử cần ưu
tiên biện pháp đàm phán, ngoại giao vì đây là xu thế hịa bình chung của quốc tế
nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho mỗi bên. Việc trao đổi, ký kết các hiệp định,
hiệp ước là một trong những biện pháp hiệu quả trong việc phân định biên giới
nói chung và phân định biển nói riêng. Tuy vậy không phải lúc nào biện pháp

ngoại giao cũng thành cơng mà cần có sự xét xử của các cơ quan tài phán quốc
tế. Muốn vậy đầu tiên cần phải lựa chọn cơ quan phù hợp đối với từng vụ việc
phân định biển cụ thể mà đối với Việt Nam những cơ quan phù hợp nhất trong
các vấn đề Biển Đơng chính là ICJ, ITLOS, PCA. Khơng chỉ lựa chọn cơ quan
tài phán phù hợp mà cần phải tìm hiểu rõ về nguồn luật điều chỉnh mà các cơ
quan này sử dụng. Đối với Tịa án cơng lý quốc tế nói chung và các cơ quan
khác nói riêng kết quả phân định cuối cùng của ICJ hướng đến tính cơng bằng
chứ không phải phân chia khu vực các bên đang tranh chấp thành những phần
bằng nhau tương xứng với hoàn cảnh có liên quan của mỗi bên. Điều đó cho
phép ICJ có thẩm quyền phân xử khơng theo một khn mẫu cụ thể, miễn kết
quả cuối cùng đảm bảo tính công bằng cho các bên tham gia giải quyết tranh
chấp6. Nhìn chung việc đưa các tranh chấp ra các cơ quan tài phán quốc tế cịn
gặp nhiều khó khăn bởi nguyên tắc xác lập thẩm quyền chỉ khi có sự đồng ý của
các quốc gia liên quan, đây cũng là một vấn đề lớn với Việt Nam.
6 Nguyễn Bá Diến, Đinh Phạm Văn Minh, Tạp chí khoa học: Tranh chấp về phân định biển giữa Peru và
Chile tại Tòa án Công lý Quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ) và những tham chiếu cho Việt Nam trong việc đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo
12


Kết luận
Qua việc phân tích, tìm hiểu những án lệ về phân định biển giữa các quốc
gia đã khái quát hóa những vấn về phân định biển, phương pháp phân định biển
trong một số hoàn cảnh đặc biệt. Những án lệ này để lại những kinh nghiệm, bài
học cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp biên giới, phân định biển
thông qua các cơ quan tài phán quốc tế. Khơng chỉ vậy ta cịn thấy được những
điểm bất cập, chưa hoàn toàn thuyết phục như cách thức xác nhận lãnh hải của
vùng đất nằm trong quốc gia khác hay sự quy định rõ ràng về việc lựa chọn
phương pháp phân chia biển mà chủ yếu dựa vào thẩm quyền xét của các cơ
quan tài phán. Các cơ quan này có xu hướng chung là hướng đến tính cơng bằng

chứ không phải là việc phân chia khu vực cho các bên đang tranh chấp thành
những phần bằng nhau tương xứng. Việc hiểu rõ những nguyên tắc trong xét xử
của các cơ quan tài phán quốc tế cũng như phương pháp phân định biển sẽ góp
phần giúp Việt Nam có thêm nhiều thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp
bằng biện pháp pháp lý. Như việc Việt Nam muốn giải quyết tranh chấp đối với
Trung Quốc qua một vụ kiện với một cơ quan tài phán quốc tế cũng gặp rất
nhiều khó khăn, thách thức. Điều này là gần như khơng có khả năng do Trung
Quốc ln ln kiên quyết chỉ giải quyết tranh chấp ở Biên Đông qua đàm phán
và hiệp thương chính trị, và tuyệt đối khơng chấp nhận biện pháp tài phán.
Khơng có sự đồng ý của Trung Quốc, không một cơ quan tài phán quốc tế nào
sẽ có thẩm quyền xét xử với đơn kiện đơn phương của Việt Nam7. Tuy vậy việc
bảo vệ chủ quyền quốc gia là một quá trình lâu dài và cần rất nhiều nỗ lực để
làm sao vừa đảm bảo hịa bình, kinh tế lại vừa đảm bảo được chủ quyền quốc
gia không bị xâm phạm. Với những án lệ trên cùng với những án lệ tiêu biểu
khác trên thế giới sẽ góp phần tạo nên những cơ sở pháp lý quan trọng trong
việc phân định biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

7 Vì sao Việt Nam khó kiện các nước khác để địi chủ quyền ở Hồng Sa và Trường Sa?.
/>13


Tài liệu tham khảo
1

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982

2

PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Cơng pháp quốc tế (2013)


3

Nguyễn Bá Diến, Đinh Phạm Văn Minh, Tạp chí khoa học: Tranh
chấp về phân định biển giữa Peru và Chile tại Tịa án Cơng lý Quốc
tế của Liên hợp quốc (ICJ) và những tham chiếu cho Việt Nam trong
việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo

4

Nguyễn Đức Phú, Nguyên tắc cơ bản trong phân định biển và
lập trường của Việt Nam

5

Nguyễn Hồng Thao, Tịa án Cơng lý quốc tế, NXB Chính trị Quốc
gia,(2000)

6

TS.Trần Văn Thắng, TS.Nguyễn Trung Tín, Giáo trình Luật Quốc tế

7

Quy chế tịa án quốc tế 1945

8

Vì sao Việt Nam khó kiện các nước khác để địi chủ quyền ở
Hồng Sa và Trường Sa?. />
9


International Court of Justice, Maritime Delimitation in the
Caribbean Sea and the Pacific Ocean (Costa Rica v. Nicaragua)

10

International Tribunal for the Law of the Sea, Dispute concerning
delimitation of the maritime boundary between Ghana and Côte
d'Ivoire in the Atlantic Ocean (Ghana/Côte d'Ivoire)

14



×