Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Luận văn thạc sĩ chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 223 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
_________________________

BÙI NGỌC HIỀN

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2018

e


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
__________________________

BÙI NGỌC HIỀN



CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 9 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Trần Trọng Đức
2. PGS. TS. Trần Thị Thanh Thủy

HÀ NỘI, 2018

e


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các tài liệu, số
liệu công bố trong Luận án này là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình
khoa học nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.

Hà Nội, tháng 12 năm 2018

Tác giả Luận án

Bùi Ngọc Hiền

e


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành Luận án này, tơi xin đặc biệt cảm ơn đến Qúy thầy/cô
hướng dẫn khoa học: TS. Trần Trọng Đức, PGS. TS. Trần Thị Thanh Thủy
cùng gia đình đã ln động viên, tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình
nghiên cứu, thực hiện Luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám đốc Học viện Hành chính
Quốc gia, Lãnh đạo Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, Lãnh đạo Khoa Hành
chính học, TS. Lê Anh Xuân – Chủ nhiệm lớp nghiên cứu sinh K11 cùng tồn
thể Qúy thầy/cơ của Học viện Hành chính Quốc gia đã giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và hồn thành Luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố
Hồ Chí Minh, Khoa Quản lý hành chính – Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí
Minh; các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ tôi trong q trình liên hệ, phỏng
vấn, điều tra, khảo sátđể hồn thành Luận án.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ và giúp đỡ tơi
hồn thành Luận án.
Trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Tác giả Luận án


Bùi Ngọc Hiền

e


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

CBQLGD

cán bộ quản lý giáo dục

CNH – HĐH

cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CSC

chính sách cơng

CSPTGD

chính sách phát triển giáo dục

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

GDMN

giáo dục mầm non

GDNN

giáo dục nghề nghiệp

GDPT

giáo dục phổ thông

HĐND

Hội đồng nhân dân

KTTT

kinh tế thị trường

KTXH

kinh tế - xã hội


NSNN

ngân sách nhà nước

THCS

trung học cơ sở

THPT

trung học phổ thông

TTGDTX

trung tâm giáo dục thường xuyên

UBND

Ủy ban nhân dân

e


iv

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..................................................................................


1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................

1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................

3

2.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................

3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................

4

3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................

4

3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................

4


4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ......................................

4

4.1. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................

4

4.2. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................

5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................

5

5.1. Phương pháp luận .............................................................

5

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ......................................

5

6. Những đóng góp mới của Luận án .....................................

9

6.1. Về lý luận ...........................................................................


9

6.2. Về thực tiễn.........................................................................

10

7. Cấu trúc của Luận án..........................................................

10

Chương 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................

11

1.1. Nghiên cứu về chính sách phát triển giáo dục ................

11

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu ................................

11

1.1.2. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu ................................

22

e



v

1.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển vùng ......................

23

1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu ................................

23

1.2.2. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu ................................

27

1.3. Nghiên cứu liên quan đến chính sách phát triển giáo
dục vùng Đồng bằng sơng Cửu Long ...............................................

28

1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu ................................

28

1.3.2. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu ................................

34

Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI ...........................


35

2.1. Một số khái niệm liên quan .............................................

35

2.1.1. Chính sách cơng .............................................................

35

2.1.2. Giáo dục ..........................................................................

41

2.1.3. Chính sách phát triển giáo dục ........................................

42

2.1.4. Vùng kinh tế - xã hội ......................................................

43

2.1.5. Phát triển vùng kinh tế - xã hội .......................................

44

2.1.6. Chính sách phát triển vùng kinh tế - xã hội .....................

44


2.2. Chính sách phát triển giáo dục vùng kinh tế - xã hội .....

46

2.2.1. Khái niệm .......................................................................

46

2.2.2. Các yếu tố cơ bản của chính sách phát triển giáo dục
vùng kinh tế - xã hội ...........................................................................

46

2.2.3. Vai trị của chính sách phát triển giáo dục vùng kinh tế xã hội .................................................................................................

47

2.2.4. Những yêu cầu cơ bản đối với nội dung chính sách phát
triển giáo dục vùng kinh tế - xã hội .....................................................

49

2.2.5. Chu trình chính sách phát triển giáo dục vùng kinh tế xã hội .................................................................................................

e

51


vi


2.3. Kinh nghiệm phát triển giáo dục ở vùng Đồng bằng
sông Hồng ..........................................................................................

69

2.3.1. Giáo dục vùng Đồng bằng sông Hồng ..............................

69

2.3.2. Những nội dung cơ bản trong chính sách phát triển giáo
dục vùng Đồng bằng sông Hồng .........................................................

70

2.3.3. Một số kinh nghiệm trong hoạch định và tổ chức thực thi
chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Hồng.................

71

Chương 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG .................

74

3.1. Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long và giáo dục vùng
Đồng bằng sông Cửu Long ...............................................................

74


3.1.1. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long ...................................

74

3.1.2. Giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ......................

76

3.1.3. Những trở ngại mang tính đặc thù trong phát triển giáo
dục ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long ..............................................

79

3.2. Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông
Cửu Long từ năm 1999 đến nay .......................................................

85

3.2.1. Chu trình Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng
sông Cửu Long ..........................................................................................

85

3.2.2. Nội dung cơ bản của các văn bản chính sách chính về phát
triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1999 đến nay ...

92

3.3. Đánh giá nội dung chính sách phát triển giáo dục
vùng Đồng bằng sông Cửu Long ...................................................


95

3.3.1. Những ưu điểm ............................................................

95

3.3.2. Những hạn chế .............................................................

102

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong nội dung các văn
bản chính sách chính về phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sơng Cửu
Long ...........................................................................................................

e

108


vii

3.4. Những vấn đề đặt ra đối với giáo dục vùng Đồng bằng
sơng Cửu Long và u cầu hồn thiện Chính sách phát triển giáo
dục vùng Đồng bằng sơng Cửu Long ...............................................

111

3.4.1. Bối cảnh phát triển và những vấn đề đặt ra đối với giáo
dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .....................................................


111

3.4.2. u cầu hồn thiện Chính sách phát triển giáo dục vùng
Đồng bằng sơng Cửu Long .................................................................

112

Chương 4. HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG ................

116

4.1. Định hướng phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông
Cửu Long ...........................................................................................

116

4.1.1. Định hướng phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long .

116

4.1.2. Những định hướng cơ bản trong phát triển giáo dục vùng
Đồng bằng sông Cửu Long .................................................................

117

4.2. Giải pháp hồn thiện Chính sách phát triển giáo dục
vùng Đồng bằng sông Cửu Long ......................................................


120

4.2.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ..........................................

120

4.2.2. Nhóm giải pháp về thực hiện chu trình Chính sách phát
triển giáo dục vùng Đồng bằng sơng Cửu Long ..................................

120

4.2.3. Nhóm giải pháp phát huy vai trị của các bên liên quan
trong chu trình Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông
Cửu Long ...........................................................................................

134

4.2.4. Nhóm giải pháp về hồn thiện nội dung Chính sách phát
triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ..................................

139

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................

151

1. Kết luận .....................................................................................

151


2. Kiến nghị ...................................................................................

154

e


viii

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................

155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................

157

Phụ lục 1. Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia .............................

167

Phụ lục 2. Phiếu khảo sát đối với cán bộ, công chức, viên chức ...

169

Phụ lục 3. Phiếu khảo sát đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục..

174


Phụ lục 4. Phiếu khảo sát đối với học sinh, sinh viên ...............

179

Phụ lục 5. Phiếu khảo sát đối với doanh nghiệp ........................

181

Phụ lục 6. Phiếu khảo sát đối với hộ gia đình ...........................

186

e


ix

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang

BẢNG
Bảng 3.1. Vốn đầu tư cho giáo dục của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long giai đoạn 2011 – 2016 ....................................................... .

78

Bảng 3.2. Trình độ học vấn của người Chăm và Khmer ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long .................................................................

84


Bảng 3.3.Quy mô trường, học sinh mầm non vùng ĐBSCL
qua các giai đoạn ................................................................................

97

Bảng 3.4. Số lượng nhà giáo phổ thông vùng ĐBSCL qua các
giai đoạn..............................................................................................

100

Bảng 3.5.Số lượng nhà giáo dân tộc vùng ĐBSCL qua các giai
đoạn ....................................................................................................

100

Bảng 3.6.Số lượng nhà giáo cao đẳng, đại học vùng ĐBSCL
qua các giai đoạn ................................................................................

101

Bảng 3.7. Số tiền chi cho mục tiêu quốc gia về giáo dục vùng
ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2015 ...........................................................

106

Bảng 4.1. Kết quả khảo sát định hướng phát triển giáo dục
vùng Đồng bằng sông Cửu Long ........................................................

119


Bảng 4.2. Quy trình hoạch định Chính sách phát triển giáo dục
vùng Đồng bằng sông Cửu Long ........................................................

124

Bảng 4.3. Kết quả khảo sát các giải pháp về hoạch định Chính
sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ..................

127

Bảng 4.3. Quy trình tổ chức thực thi Chính sách phát triển
giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ..........................................

129

Bảng 4.4. Kết quả khảo nghiệm các giải pháp về tổ chức thực
thi Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sơng Cửu Long ..

131

Bảng 4.5. Quy trình đánh giá Chính sách phát triển giáo dục
vùng Đồng bằng sơng Cửu Long ........................................................

132

Bảng 4.6. Kết quả khảo nghiệm các giải pháp về tổ chức đánh
giá Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ..

134


e


x

Bảng 4.8. Tham vấn chính sách trong hoạch định Chính sách
phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ..........................

137

Bảng 4.9. Kết quả khảo nghiệm các giải pháp hoàn thiện nội dung
Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .............

149

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo các tỉnh, thành phố vùng Đồng
bằng sông Cửu Long ..........................................................................

81

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long ..........................................................................

83

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long ..........................................................................


83

Biểu đồ 3.4. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý với những trở
ngại trong phát triển giáo dục ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ......

85

Biểu đồ 3.5. Quy mô trường học vùng Đồng bằng sông Cửu Long .

97

Biểu đồ 3.6. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý với những ưu
điểm của Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu
Long trong thời gian qua ....................................................................

101

Biểu đồ 3.7. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý với những hạn
chế của Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu
Long trong thời gian qua ....................................................................

108

Biểu đồ 3.8. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết hồn thiện
Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sơng Cửu Long .......

113

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Chu trình chính sách công theo quan niệm của

Howlett và Ramesh .............................................................................

40

Sơ đồ 2.2. Chu trình chính sách cơng .......................................

41

Sơ đồ 2.3. Quy trình hoạch định chính sách phát triển giáo dục
vùng kinh tế - xã hội............................................................................

59

Sơ đồ 2.4. Quy trình tổ chức thực thi chính sách phát triển giáo
dục vùng kinh tế - xã hội .....................................................................

65

e


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1) Giáo dục có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và
toàn nhân loại. Giáo dục giúp cho mỗi cá nhân phát triển, hoàn thiện, “học để
biết, học để làm việc, học để chung sống với nhau và học để làm người” [80].
Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, giáo dục đóng vai trị quyết định tiến trình phát
triển. “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [91, tr. 8].

2) Chính sách phát triển giáo dục (CSPTGD) là một chính sách cơng,
có sứ mệnh định hướng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện giáo dục, hướng tới
mục tiêu xây dựng những lớp người có đầy đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng
yêu cầu phát triển đất nước trong hiện tại và tương lai. Trong bối cảnh tồn
cầu hóa, hội nhập quốc tế cùng với những tác động từ sự phát triển nhanh của
khoa học công nghệ và Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư (CN 4.0), vai
trị của CSPTGD càng được khẳng định trong hệ thống CSC của mỗi quốc
gia.
3) Ở Việt Nam, giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu nhằm nâng
cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”; “Nhà nước ưu tiên
phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội (KTXH) đặc biệt khó khăn…”[11]. “Đầu tư cho
giáo dục là đầu tư phát triển”; “Các chính sách KTXH phải phù hợp với đặc
thù của các vùng...”; “Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng
khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số” [57]. Phát triển giáo dục
“được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KTXH”
[21].
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 cũng xác định: “Thực hiện
công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để
đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện để các địa phương và các

e


2

cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một bước, đạt trình độ
ngang bằng với các nước có nền giáo dục phát triển. Xây dựng xã hội học tập,
tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với người
dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách”... “Thực hiện quản lý

theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch phát
triển nhân lực của từng ngành, từng địa phương trong từng giai đoạn phù hợp
tình hình phát triển KTXH, quốc phịng - an ninh” [29].
Trên đây là sự khẳng định của Đảng, Nhà nước về vai trò quan trọng
của giáo dục, quan điểm đầu tư phát triển giáo dục, đồng thời, đưa ra quan
điểm xây dựng các chính sách phát triển KTXH, CSPTGD phải quan tâm đến
tính đặc thù của từng vùng và đặc biệt quan tâm đến các vùng khó khăn, vùng
dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính
sách.
4) Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long(ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh, thành
phố, có diện tích đất tự nhiên 40.816,3 km2 và dân số 17.660.700 người (Tổng
cục Thống kê, 2016). Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm, ban
hành chính sách riêng nhằm thúc đẩy giáo dục vùng ĐBSCL phát triển với
mục tiêu “ngang bằng chỉ số trung bình của cả nước vào năm 2010”[26]và
“đạt các chỉ số phát triển của các ngành học, bậc học trên mức bình quân
chung của cả nước vào năm 2020”[30]. Tuy giáo dục vùng ĐBSCL đã có
nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế, tồn tại và không đạt
được mục tiêu đề ra. “Mặt bằng học vấn và tỷ lệ ứng dụng khoa học, công
nghệ tiên tiến của vùng thấp hơn mức bình quân chung của cả nước; chất
lượng giáo dục, y tế vẫn còn thấp so với yêu cầu...”[22]. Đây là thách thức lớn
của vùng ĐBSCL trong tiến trình phát triển tồn diện, bền vững trong những
thập kỷ tiếp theo cũng như trong thực hiện các chính sách phát triển KTXH
của Nhà nước.

e


3

Thực tế đó địi hỏi cần nghiên cứu, đánh giá toàn diện, khoa học

CSPTGD vùng ĐBSCL để hoàn thiện về nội dung; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả thực thi chính sách trên thực tiễn; đổi mới hoạt động đánh giá, kịp thời
điều chỉnh để CSPTGD vùng ĐBSCL thực hiện đúng vai trị, sứ mệnh của
mình, góp phần quan trọng, quyết định xây dựng Vùng phát triển bền vững,
toàn diện. Trong hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL cần đặc biệt chú ý đến
q trình hoạch định chính sách để hồn thiện về nội dung của chính sách,
đồng thời, xác lập cơ chế tổ chức thực thi, tổ chức đánh giá chính sách trên
thực tiễn. Yêu cầu này cũng phù hợp với yêu cầu được xác định trong Nghị
quyết số 120/NQ-CP: “Đòi hỏi có tầm nhìn mới, định hướng chiến lược, các
giải pháp toàn diện, căn cơ, đồng bộ, huy động tối đa các nguồn lực và sự
tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển bền vững vùng ĐBSCL”
[22].
5) Việc nghiên cứu lý luận; hệ thống quan điểm, chính sách, pháp luật
của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục cũng như thực trạng CSPTGD
vùng ĐBSCL để hướng tới hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBCSL, góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tiến trình phát triển bền vững
vùng ĐBSCL là một việc cấp bách và cần thiết.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Chính sách phát triển giáo dục
vùng Đồng bằng sông Cửu Long” làm Luận án tiến sĩ chun ngành Quản lý
cơng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuấtgiải pháp hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL để phát triển giáo
dục, góp phần quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tiến
trình phát triển bền vững vùng ĐBSCL.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

e



4

- Nghiên cứu lý luận về CSC, CSPTGD, chính sách phát triển vùng;
- Trình bày cơ sở lý luận vềCSPTGD vùng KTXH;
- Nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng CSPTGD vùng
ĐBSCL, trong đó tập trung vào nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL;
- Nghiên cứu bối cảnh, định hướng phát triển bền vững vùng ĐBSCL;
- Đề xuất định hướng, giải pháp hồn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL,
trong đó, tập trung vào hoạch định CSPTGD vùng ĐBSCL.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: CSPTGD vùng ĐBSCL, trong đó, tập trung chủ yếu vào
nội dung của CSPTGD vùng ĐBSCL.
- Về không gian: Vùng ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành phố: An Giang,
Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang,
Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
- Về thời gian: Từ năm 1999(thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 206/1999/QĐ-TTg về phát triển giáo dục và đào tạo khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005) đến nay.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1.CSPTGD vùng KTXH có vai trị như thế nào đối với phát
triển vùng KTXH? Nội dung CSPTGD vùng KTXH cần đáp ứng các yêu cầu
gì?

e



5

Câu hỏi 2. Chu trình CSPTGD vùng ĐBSCL được thực hiện như thế
nào? Quá trình thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL có đạt được các mục tiêu đề ra
khơng?
Câu hỏi 3. Trên cơ sở khung lý thuyết về chính sách cơng, CSPTGD
vùng KTXH, nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
không?
Câu hỏi 4.Trên cơ sở khung lý thuyết về chính sách cơng, CSPTGD
vùng KTXH, để hồn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL cần thực hiện các giải
pháp cơ bản nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1.CSPTGD vùng KTXH là một công cụ quan trọng của Nhà
nước để đạt được mục tiêu phát triển vùng KTXH.
Giả thuyết 2.Chu trình CSPTGD vùng ĐBSCLchưa được thực hiện đầy
đủ các hoạt động theo khung lý thuyết về chu trình CSPTGD vùng KTXH.
Quá trình thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL khơng đạt được mục tiêu đề ra.
Giả thuyết 3. Nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL chưa đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu. Do đó, hiệu lực, hiệu quả thực thi của CSPTGD vùng ĐBSCL trên thực
tiễn thấp và nhiều mục tiêu cơ bản của Chính sách khơng đạt.
Giả thuyết 4. Để hồn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL cần thực hiện đồng
bộ nhiều giải pháp, trong đó, đặc biệt quan tâm đến hoạch định chính sách để hoàn
thiện nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Vận dụng phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận duy vật
lịch sử trong quá trình nghiên cứu thực tiễn và đề xuất định hướng, giải pháp
hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL.

e



6

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
5.2.1. Các phương pháp thu thập thông tin
5.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp nghiên cứu khoa học
được nghiên cứu sinh sử dụng đầu tiên trong quá trình thực hiện Luận án để
nghiên cứu cơ sở lý thuyết, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Luận án. Nghiên cứu sinh lựa chọn và sử dụng phương pháp này vì nó phù
hợp với mục đích nghiên cứu. Phương pháp này giúp nghiên cứu sinh nghiên
cứu một cách hệ thống lý luận về CSC, CSPTGD, chính sách phát triển vùng.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSC, CSPTGD,
chính sách phát triển vùng. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu lý luận về CSC,
CSPTGD, chính sách phát triển vùng, nghiên cứu sinh trình bày cơ sở lý luận
về CSPTGD vùng KTXH. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp này giúp
nghiên cứu sinh thực hiện Chương 1 và Chương 2 của Luận án.
Trong quá trình sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu
sinh đã thực hiện các hoạt động sau:
- Sưu tầm, nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu: (i) Các giáo trình, sách
chuyên khảo, bài viết khoa học về CSC, chính sách phát triển vùng, chính sách
phát triển vùng ĐBSCL, phát triển giáo dục và phát triển giáo dục vùng
ĐBSCL; (ii) Các văn bản chứa đựng quan điểm, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước về phát triển vùng ĐBSCL; phát triển giáo dục vùng
ĐBSCL; (iii) Các báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; các báo cáo của các sở Giáo dục và
Đào tạo vùng ĐBSCL và các báo cáo của một số Phòng Giáo dục và Đào tạo ở
vùng ĐBSCL.
- Phân tích, đánh giá, hệ thống các tài liệu đã sưu tầm, nghiên cứu.


e


7

5.2.1.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Phỏng vấn bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu xã hội học, được
áp dụng trong nhiều lĩnh vực nhằm thu thập thông tin của số lớn đối tượng.
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này nhằm phân tích, đánh giá
CSPTGD vùng ĐBSCL, khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của định
hướng và các giải pháp hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL. Kết quả nghiên
cứu bằng phương pháp này được sử dụng ở Chương 3 và Chương 4 của Luận
án.
Nghiên cứu sinh đã thực hiện phương pháp nghiên cứu này thông qua
các hoạt động:
- Chọn mẫu
CSPTGD vùng ĐBSCL có phạm vi thực thi rộng và nhiều nhóm đối
tượng chính sách, do đó, việc phân tích, chọn mẫu gặp nhiều khó khăn để
hướng tới mục tiêu đảm bảo tính đại diện một cách tương đối. Trước hết,
nghiên cứu sinh lựa chọn cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và cách chọn
mẫu ngẫu nhiên tập hợp con để chọn ra các mẫu khảo sát.
Trong các mẫu khảo sát, mẫu khảo sát dành cho CBQLGD, nhà giáo có
kích thước mẫu lớn nhất do nhóm đối tượng khảo sát này vừa có liên quan mật
thiết đến thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL, vừa có tính đại diện cho Nhân dân
trong vùng ĐBSCL. Mẫu khảo sát dành cho doanh nghiệp có kích thước nhỏ nhất
do nhóm đối tượng được khảo sát này được lựa chọn là những doanh nghiệp có
quy mơ vừa trở lên. Các mẫu khảo sát được lựa chọn và kích thước của từng mẫu
như sau:
+ 50 phiếu khảo sát dành cho công chức, viên chức sở, ban, ngành cấp

tỉnh của 10/13 tỉnh, thành phố (trừ Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp) (thu về
46 phiếu), ký hiệu M1;

e


8

+ 150 phiếu khảo sát dành cho công chức, viên chức cấp huyện và cán
bộ, công chức cấp xã của 10/13 tỉnh, thành phố (trừ Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh
Long) (thu về 134 phiếu), ký hiệu M1;
+ 500 phiếu khảo sát dành cho CBQLGD, nhà giáo vùng ĐBSCL (thu
về 450 phiếu), ký hiệu M2, được phân bổ như sau:
Cấp học
Số phiếu
phát ra
Số phiếu
thu về

Đại
học

Cao
Trung
Tiểu Mầm
TCCN
THPT THCS
đẳng
tâm
học non


20

35

45

45

55

80

120

100

15

31

40

41

49

76

111


87

+ 120 phiếu khảo sát dành cho học sinh THPT, học sinh học nghề và
sinh viên vùng ĐBSCL (thu về 101 phiếu), ký hiệu M3;
+ 30 phiếu khảo sát dành cho doanh nghiệp vùng ĐBSCL (thu về 21
phiếu), ký hiệu M4;
+ 50 phiếu khảo sát dành cho các hộ gia đình tại huyện Cầu Kè (Trà
Vinh), quận Cái Răng (Cần Thơ), Tân Phú Đông (Tiền Giang), huyện Hồng
Ngự (Đồng Tháp), huyện Vị Thủy (Hậu Giang) (thu về 43 phiếu), ký hiệu
M5.
- Thiết kế bảng hỏi
Tùy theo từng mẫu, nghiên cứu sinh thiết kế bảng hỏi với các câu hỏi
phù hợp với đối tượng được khảo sát, hướng tới sự logic và định hướng nghiên
cứu.
- Tiến hành phát phiếu khảo sát và thu phiếu khảo sát.
5.2.1.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, nhóm
Phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi đối với người đối thoại (cuộc trị
chuyện có chủ đích) để thu thập thơng tin về một chủ đề đã xác định. “Thực

e


9

chất, phỏng vấn tựa như quan sát gián tiếp bằng cách “nhờ người khác quan
sát hộ”, sau đó hỏi lại kết quả quan sát” [54].
Nghiên cứu sinh thực hiện phương pháp chuyên gia nhằm mục đích
chính là kiểm chứng định hướng nghiên cứu thực tiễn; kiểm chứng các luận
cứ, các nhận định, đánh giá về CSPTGD vùng ĐBSCL. Các kết quả nghiên

cứu từ phương pháp này giúp nghiên cứu sinh thực hiện Chương 3 của Luận
án.
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phỏng vấn trong q trình
nghiên cứu, hồn thành Luận án do phương pháp này có nhiều ưu điểm như:
(i) Giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn, toàn diện hơn về các nội dung liên quan
đến CSPTGD vùng ĐBSCL; (ii) Giúp nghiên cứu sinh kịp thời điều chỉnh
hướng nghiên cứu của mình, đi sâu vào các nội dung nghiên cứu quan trọng.
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có một số hạn chế: (i) Tốn kém chi phí
đi lại và thời gian; (ii) Thông tin thu được thường mang tính chủ quan, có sự
khác biệt giữa các chun gia; (iii) Thủ tục sử dụng thông tin trong phỏng vấn
phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo mục đích nghiên cứu và giá trị nội dung
Luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này.
Nghiên cứu sinh đã thực hiện phương pháp này để phỏng vấn 12
chuyên gia (bao gồm 04 nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục, nghiên cứu về
CSC, nghiên cứu về ĐBSCL); 05 người hiện (hoặc nguyên) là Giám đốc, Phó
Giám Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội; 03 cán bộ lãnh đạo cấp sở, cấp huyện ở vùng ĐBSCL).
Quy trình thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên gia như sau: (i) Xác
định mục đích phỏng vấn, xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn; (ii) Tiếp cận
người được phỏng vấn; (iii) Phỏng vấn; (iv) Tổng hợp, xử lý kết quả phỏng
vấn.
5.2.1.4. Tham dự hội thảo, hội nghị liên quan

e


10

Nghiên cứu sinh đã tham dự các hội thảo, hội nghị có liên quan đến đề tài
Luận án để tìm kiếm thông tin, luận cứ khoa học phục vụ thực hiện Luận án.

Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm và khối lượng thông
tin thu thập được khác nhau. Trong quá trình tổng hợp, xử lý, nghiên cứu sinh
dùng thông tin thu thập được từ các phương pháp kiểm chứng, bổ sung lẫn
nhau.
5.2.2. Các phương pháp xử lý thông tin
Để xử lý thông tin đã thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp
chính như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp thống kê kết
hợp với sử dụng các phần mềm xử lý số liệu.
6. Những đóng góp mới của Luận án
6.1. Về lý luận
- Đưa ra khung lý thuyết về CSPTGD vùng KTXH trên cơ sở hệ thống
hóa, bổ sung cơ sở lý luận về CSC, chính sách phát triển vùng;
- Góp phần khẳng định vai trị của cơng cụ CSCtrong hoạt động quản lý
nhà nước, trong phát triển KTXH, đặc biệt là trong phát triển giáo dục.
6.2. Về thực tiễn
- Phân tích, đánh giá thực trạng CSPTGD vùng ĐBSCL, trong đó tập
trung vào nội dung của CSPTGD vùng ĐBSCL;
- Phân tích bối cảnh phát triển, chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với giáo
dục vùng ĐBSCL trong những thập kỷ tiếp theo cũng như yêu cầu hoàn thiện
CSPTGD vùng ĐBSCL;
- Đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL,
đáp ứng yêu cầu phục vụ tiến trình phát triển bền vững vùng ĐBSCL.
7. Cấu trúc của Luận án

e


11

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,

Luận án gồm 04 chương:
Chương 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
Chương 2: Cơ sở khoa học về chính sách phát triển giáo dục vùng kinh
tế - xã hội
Chương 3: Thực trạng Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng
sơng Cửu Long
Chương 4: Hồn thiện Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng
sông Cửu Long

e


12

Chương 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước
Trong Báo cáo gửi UNESSCO của Ủy ban Quốc tế về giáo dục thế kỷ
XXI (Học tập – Một kho báu tiềm ẩn)(1996),tác giả Jacques đã phân tích bối
cảnh và khuyến nghị giáo dục thế giới trong thế kỷ XXI với bốn trụ cột: Học
để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống[80]. Các quan điểm
này đang được các quốc gia, các tổ chức giáo dục vận dụng, cụ thể hóa trong
các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục cũng như trong tổ
chức các hoạt động giáo dục cụ thể. Một quan điểm nữa được tác giả đưa ra
đó là xây dựng xã hội học tập giúp cho mọi cá nhân có thể thỏa mãn nhu cầu
học tập, gia tăng tri thức của mình. Quan điểm này đưa đến yêu cầu phải đa

dạng hóa các phương thức cung cấp dịch vụ giáo dục cho xã hội trên cơ sở
huy động tối đa nguồn lực ngoài Nhà nước trong tham gia cung ứng dịch vụ
giáo dục cho xã hội cùng với ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, thành quả
khoa học công nghệ vào các hoạt động giảng dạy – học tập.
Trong cuốn School reform from the inside out: Policy, Practice and
Performance (2004), tác giả Richard F. Elmoređã phân tích và chỉ ra các vấn
đề của hệ thống chính là các vấn đề của những đơn vị nhỏ. Do đó, muốn cải
cách, phát triển giáo dục thành cơng cần bắt đầu từ trong ra ngồi và từ những
đơn vị nhỏ nhất – các cơ sở giáo dục cụ thể [125]. Quan điểm này có thể ln
đúng là đối với yêu cầu phát triển của các chuỗi hệ thống. Một hệ thống, một

e


13

cơ thể ổn định, phát triển phải trên cơ sở mọi bộ phận, mọi thành tố trong đó
phải ổn định, phát triển. Đối với đổi mới, phát triển giáo dục cũng vậy.
Hai tác giả Les Bell và Howard Stevenson đã cung cấp các lý thuyết về
chính sách giáo dục với các nội dung: chính sách và giáo dục; các chủ đề
trong chính sách giáo dục; sự tác động của chính sách giáo dục trong cuốn
Education policy: process, themes and impact (2006). Tài liệu đưa ra các mối
liên hệ giữa hoạch định và tổ chức thực thi chính sách giáo dục với phát triển
nguồn lực con người của các quốc gia; mối liên hệ giữa hoạch định, tổ chức
thực thi chính sách với đảm bảo quyền công dân và công bằng xã hội. Đồng
thời, tài liệu cũng đưa ra yêu cầu đảm bảo trách nhiệm giải trình, trách nhiệm
xã hội, quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục. Ngoài ra, tài liệu cũng giới thiệu
chính sách giáo dục của Hồng Kông, Anh quốc… và đưa ra các khuyến nghị
trong hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách giáo dục [134].
Trong bài viết Impact evaluation of educational development

programmes (2002)đăng trên tạp chí International Journal for Academic
Development, các tác giả Carolin Kreber và Paula Brookđã đưa ra sáu điểm
có thể tập trung trong đánh giá sự tác động của các chương trình phát triển
giáo dục: (i) Sự hài lịng của người học; (ii) Sự tin tưởng của người học về
quá trình dạy và học; (iii) Hoạt động giảng dạy; (iv) Đánh giá của người học
về hoạt động giảng dạy của giảng viên; (v) Việc học tập của người học; (vi)
Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức của cơ sở giảng dạy[122].
Tác giả Greert Driessenso sánh chính sách đối với giáo dục và dân tộc
thiểu số của Hà Lan với một số nước phương Tây, đưa ra các khuyến nghị
trong hoạch định chính sách giáo dục trong bài viết The limits of education
policy and Practice? The case of ethnic in The Netherlands (2000)[128]. Đối
với những quốc gia có nhiều dân tộc và trình độ phát triển giáo dục giữa các
khu vực, giữa các dân tộc có sự chênh lệch có thể xem đây là tài liệu tham khảo
quý.

e


×