Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Luận văn thạc sĩ năng lực của chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, ở thị xã phước long, tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 117 trang )

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……./……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN TẤN LONG

NĂNG LỰC CỦA
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ,
THỊ XÃ PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK, NĂM 2018

e


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……………../…………………

BỘ NỘI VỤ
……./…….

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN TẤN LONG

NĂNG LỰC CỦA


CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ
THỊ XÃ PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hải

ĐẮK LẮK, NĂM 2018

e


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hải đã tận tình
hướng dẫn, động viên và giúp tôi các phương pháp tiếp cận khoa học trong
quá trình thực hiện luận văn.
Tơi xin cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo của Học viện Hành chính Quốc
gia đã cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp tiếp cận toàn diện về
vấn đề quản lý kinh tế và chính sách.
Tơi xin cảm ơn lãnh đạo Uỷ ban nhân dân thị xã Phước Long, lãnh đạo,
công chức các xã trên địa bàn thị xã Phước Long đã giúp đỡ nhiệt tình, trả lời
phỏng vấn, điền nội dung vào phiếu điều tra phục vụ cho mục đích nghiên
cứu của luận văn./.
Đắk Lắk, tháng 01 năm 2018
NGƯỜI VIẾT LUẬN VĂN

Nguyễn Tấn Long


e


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi,
các số liệu và tư liệu được trình bày trong luận văn là hồn tồn trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng. Tơi xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của
mình./.
Đắk Lắk, tháng 01 năm 2018
NGƯỜI VIẾT LUẬN VĂN

Nguyễn Tấn Long

e


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU

1

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

1

2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn


3

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

8

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

8

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

10

7. Kết cấu
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CỦA CHỦ

10

TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ
1.1. Khái niệm quát về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
1.2. Năng lực Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân xã
1.4.1. Yếu tố khách quan

1.4.2. Yếu tố chủ quan
1.5. Kinh nghiệm của Hà Tỉnh, Bắc Giang, Bắc Ninh trong việc
nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức
Chương 2

12
17
26
38
39
40
42

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA CHỦ TỊCH UỶ BAN
NHÂN DÂN XÃ, THỊ XÃ PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.1. Khái quát về điều kiện, tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Phước
Long, tỉnh Bình Phước
2.1.1. Điều kiện tự nhiên thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước

e

49
49
51


2.1.3. Tình hình về đội ngũ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị xã
52


Phước Long, tỉnh Bình Phước
2.2. Phân tích thực trạng năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã,
thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
2.2.1. Năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thông qua các yếu
tố cấu thành
2.2.2. Năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thông qua kết quả
thực hiện nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành
2.3. Đánh giá chung về thực trạng năng lực của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân xã, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Chương 3

54
55
60
64
67
70

MỤC TIỆU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC CỦA CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, THỊ
XÃ PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
3.1. Mục tiêu và quan điểm nâng cao năng lực của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân xã
3.1.1. Mục tiêu
3.1.2. Quan điểm
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

3.2.1. Đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Chủ tịch

Uỷ ban nhân dân xã
3.2.2. Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo động lực đối với đội Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân xã
3.2.3. Khảo sát, điều tra, đánh giá một cách khách quan thực trạng
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã về tiêu chuẩn, điều kiện; độ
tuổi, thâm niên công tác
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã nói riêng
3.2.5. Hồn thiện cơng tác quy hoạch cán bộ, cơng chức cấp xã

e

77
77
78
82

82
83

86
86
88


3.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, thực hiện công việc của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
3.2.7. Từng bước chuẩn hoá đội ngũ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã

e


89
91


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một cấp thấp nhất trong hệ thống quản
lý hành chính bốn cấp của Nhà nước Việt Nam, là nền tảng của hệ thống
chính trị. Cấp xã giữ một vai trò hết sức quan trọng vì đây là nơi trực tiếp thực
hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và
nhiệm vụ của cấp trên giao. Chính quyền xã là cấp tham gia trực tiếp chăm lo
đời sống của nhân dân, tiếp xúc trực tiếp với người dân trong công việc hàng
ngày, là cầu nối các chính sách, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà
nước với người dân.
Chính quyền xã khơng thể đảm nhận được vai trị nếu thiếu nhân tố có
ý nghĩa quyết định đó là cán bộ, công chức chinh quyền xã mà Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân xã là hạt nhân nịng cốt. Chính vì vậy, Hội nghị Trung ương 5
khoá IX xác định “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở
xã, phường, thị trấn” việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyển xã
là một trong ba vấn đề cơ bản nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị cơ sở.
Hồ Chí Minh (tập 4) đã chỉ rõ: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc,
“Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [tr.309,313]
và V.I.Lênin từng chỉ rõ:“Trong lịch sử, chưa hề có giai cấp nào giành được
quyền thống trị, nếu nó khơng đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình
những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và
lãnh đạo phong trào” [23,tr.4].
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Đảng ta luôn luôn coi
trọng cán bộ cũng như cơng tác quản lý cán bộ. Chính vì vậy, Đảng đã xây

dựng được một đội ngũ cán bộ đa phần có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên
định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, quyết tâm thực hiện thắng
lợi đường lối đổi mới của Đảng. Đa số cán bộ giữ được phẩm chất đạo đức
1

e


cách mạng, có lối sống lành mạnh, giản dị. Trình độ lý luận chính trị, kiến
thức và năng lực quản lý kinh tế - xã hội ngày càng được nâng cao. Việc đánh
giá, sử dụng cán bộ dân chủ, tập thể hơn trước, từng bước tiêu chuẩn hóa cán
bộ, ban hành hệ thống các quy chế trong các khâu của công tác cán bộ: đánh
giá, tuyển chọn, quy hoạch, luân chuyển, bầu cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm...
Tích cực đổi mới chính sách cán bộ phù hợp với tình hình, điều kiện thực
tiễn.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thị ủy, Uỷ ban nhân
dân thị xã Phước Long. Các xã trên địa bàn thị xã Phước Long về cơ bản đã
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ kinh tế - chính trị, văn hố - xã hội, quốc phịng
– an ninh từng bước phát triển, tình hình an ninh trật tự được giữ vững, không
để xảy ra vụ việc nghiêm trọng. Đó là nhờ có sự đóng góp to lớn của đội ngũ
cán bộ xã trong đó đặc biệt là vai trò quản lý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
xã. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã làm được, trước những yêu cầu thực
tiễn hiện nay. Năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã vẫn còn bộc lộ
những hạn chế, tồn tại xét về lâu dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác
quản lý cũng như hiệu quả, chất lượng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính
trị, phát triển kinh tế - xã hội, tình hình an ninh – quốc phịng trên địa bàn các
xã cụ thể là:
Cơng tác quản lý ở nhiều xã cịn cứng nhắc, chưa phù hợp với đặc
điểm, điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí của xã quản lý. Chưa khai thác hết
được tiềm năng, thế mạnh của xã để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng

cao đời sống của người dân. Bên cạnh đó, cán bộ nghiệp vụ cấp xã vẫn cịn
yếu dẫn đến cơng tác tham mưu không chủ động, chưa linh hoạt, tham mưu
không đúng trọng tâm. Quá trình chọn lựa qui hoạch để đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ kế cận cho các vị trí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã cịn mang tính lợi
ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích dịng tộc dẫn đến việc lựa chọn chưa đúng
người, chưa đúng đối tượng đề bạt. Đây là một trong những nguyên nhân

2

e


chính dẫn đến sự yếu kém, thiếu linh hoạt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo.
Như vậy, với những tồn tại trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Tập
thể lãnh đạo thị xã Phước Long cần nghiên cứu để có những kiến nghị, đề
xuất với cấp trên sao cho năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị xã
Phước Long ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong
tình mới. Để góp phần vào q trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa
bàn thị xã, đưa thị xã Phước Long trở thành một trong những thị xã phát triển
của tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.
Chính từ nhận thức trên, tác giả nghiên cứu đề tài: "Năng lực của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước" làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: "Năng lực của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước" cho thấy các
nhà khoa học tiếp cận theo nhiều cách, với những cấp độ khác nhau, cụ thể
như sau:

- PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS. TS Trần Xuân Sầm (2001), Luận
cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước rất nổi tiếng. Cơng trình
nghiên cứu này đã lý giải và hệ thống hoá các căn cứ khoa học của việc nâng
cao chất lượng cán bộ, đặc biệt là đội ngũ các cấp. Từ đó, đưa ra những kiến
nghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ
lãnh đạo cã về số lượng, chất lượng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
Mặc dù vậy, cơng trình nghiên cứu chỉ mang tính chất định hướng chung cho
3

e


việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong tồn bộ hệ thống
chính trị mà khơng tập trung nghiên cứu năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân xã.
- Vũ Văn Hiền (chủ biên) (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý nhằm đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã tập trung luận giải
vai trò của việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính
trị; phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ này. Từ đó, các tác giả đã nhấn
mạnh đến những yêu cầu về tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
và năng lực cán bộ trong mối quan hệ với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ
mới. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, trong đó có cơng tác quy hoạch cán bộ.
- PGS.TS Trần Đình Hoan (2009), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển
cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận
và thực tiễn về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung; cơng
tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức
cấp tỉnh nói riêng, đồng thời, từ đó rút ra những giải pháp hiệu quả cho công
tác cán bộ cho giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
- Thạc sĩ Trần Thị Hạnh (2015), “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã từ sau Hội nghị Trung ương 5 khóa IX và một số kiến nghị”, Tạp
chí Cộng sản số 873. Bài viết này nêu lên chất lượng cán bộ, công chức cấp
xã chuyển biến từ sau Hội nghị Trung ương 5 khoà IX của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng. Có thể thấy, trong thời gian qua cùng với sự quan tâm lãnh
đạo của Đảng, sự ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền, từ trung ương đến
địa phương, đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã đã có bước phát triển cả về số

4

e


lượng, chất lượng. Công tác bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng,
khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, phân cấp quản lý cán bộ, cơng chức và chính
sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại địa bàn xã… đã
được thực hiện một cách công khai, minh bạch, theo đúng quy định. Điều này
đã tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nêu cao tinh thần trách
nhiệm, phấn đấu học tập, bồi dưỡng nhằm hồn thiện trình độ đáp ứng u
cầu vị trí việc làm, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
nói riêng và của đất nước nói chung. Đến nay, nhìn chung đội ngũ cán bộ,
cơng chức cấp xã có trình độ chun mơn, lý luận chính trị, kỹ năng giải
quyết cơng việc, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao góp phần đưa đời sống
người dân nông thôn phát triển từng bước.
- TS Dương Trung Ý (2013), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức xã, phường, thị trấn”, Báo điện tử nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
sự thật. Đây là bài báo nêu lên thực trạng đội ngũ cán bộ công chức xã,
phường, thị trấn. Về lượng, bên cạnh những chuyển biến tích cực, trình độ,
kiến thức và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở cịn nhiều mặt hạn
chế kiến thức quản lý hành chính, xây dựng, quản lý kinh tế… Bên cạnh hạn
chế về trình độ chun mơn, lý luận chính trị, kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã ở nhiều nơi vẫn còn nhiều hạn chế về tinh thần trách nhiệm,
thái độ giao tiếp, ứng xử. Nhiều cán bộ xã sau khi trở thành cơng chức có biểu
hiện xa dân hơn, quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch, vi phạm quyền
làm chủ của nhân dân.
- Lê Văn Hoà (2003), Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ
chủ chốt chính quyền cơ sở, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính cơng, Học
viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. Luận văn này tập trung nghiên cứu nhiều
hơn đến năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở gồm: Chủ
tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân

5

e


dân trong phạm vi cã nước. Luận văn đã làm rỏ nhiều kiến thức lý luận về
năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở; đồng thời
phân tích được thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt
chính quyền cơ sở; phân tích được thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ
cán bộ chủ chốt ở nước ta bằng nhiều tiêu chí cụ thể; các giải pháp đề xuất
mặc dù rất khái qt, nhưng hồn tồn khơng hướng đến một chức danh cụ
thể nào. Nội dung phân tích thực trạng ở Chương 2 chỉ dựa vào những số liệu
báo cáo có sẵn mà khơng tiến hành khảo sát thực tế ở cơ sở. Điều đó, cho thấy
các giải pháp đưa ra chưa thật sự thuyết phục vì nó thiếu chất liệu thực tế.

- Võ Thị Thu Thuỷ (2009), Nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán
bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ quản lý hành
chính cơng, Học việc Hành chính, TPHCM. Luận văn đã làm rỏ được một số
vấn đề lý luận chung về năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp
xã. Tuy nhiên, do khách thể và phạm vi nghiên cứu quá rộng nên ở phần phân
tích thực trạng năng lực thực thi cơng vụ của cán bộ, công chức cấp xã ở
Thành phố Cần Thơ. Luận văn đã khơng có sự đầu tư phân tích sâu thực trạng
năng lực thực thi cơng vụ cho từng chức danh, trong đó có chức danh Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Những giải pháp mà luận văn đề
xuất cũng mang tính chất chung chung, không dành riêng cho chức danh Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Mặc dù, có thể áp dụng giải quyết
vấn đề ở Cần Thơ, nhưng tính khả thi của các giải pháp đề xuất không cao và
chỉ mang tính chất tham khảo cho các địa phương khác.
Trên đây là một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề
tài luận văn mà tác giả có điều kiện tìm hiểu và phân tích cụ thể. Bên cạnh đó,
cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan ít nhiều đến đề tài luận văn có
thể kế đến như:
- Phạm Tấn Linh (2005), Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công

6

e


chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Luận văn thạc sĩ quản
lý hành chính cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM.
- Tơ Thị Kim Hoa (2006), Những giải pháp nâng cao năng lực quản lý
của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn
thạc sĩ quản lý hành chính cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM.
- Dương Thị Huyền Trâm (2015), Năng lực Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

phường tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ quản
lý hành chính cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đây đã làm sáng toả nhiều
vấn đề lý luận chung về năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp
xã. Đồng thời đã cung cấp sinh động thực trạng năng lực thực thi công vụ của
cán bộ, công chức cấp xã ở nhiều địa phương khác nhau. Những luận cứ khoa
học do các tác giả nghiên cứu trước khám phá và cung cấp đã trở thành tiên
đề quan trọng để phát triển luận văn này. Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình
nghiên cứu trên có khách thể và phạm vi nghiên cứu rất rộng gồm cả cán bộ
cấp xã, công chức cấp xã; không có một cơng trình nghiên cứu nào trong số
kể trên đi sâu nghiên cứu năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Chính vì vậy, đề tài luận văn này mong muốn được nghiên cứu với đối tượng
và phạm vi cụ thể hơn, để tìm hiểu và phân tích sâu hơn, thuyết phục hơn và
có tính khả thi hơn. Đó là lý do để đề tài luận văn “Năng lực của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân xã, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước” được thực hiện.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1.Mục đích
Trên cơ sở lý luận về năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã và
thực trạng năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã. Luận văn đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị xã Phước
Long, tỉnh Bình Phước.

7

e


3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Một là, làm rỏ cơ sở lý luận về năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân

dân xã.
- Hai là, Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân xã, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước giai đoạn năm 2012 – 2016
và chỉ ra được ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
của hạn chế.
- Ba là, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân xã, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017 – 2020.
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị xã Phước Long, tỉnh Bình
Phước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Dưới gốc độ quản lý công, luận văn chỉ tập trung nghiên
cứu năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị xã Phước Long, tỉnh Bình
Phước bao gồm: kiến thức, kỹ năng quản lý, thái độ.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu năng lực của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân xã, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước (xem Phụ lục số 01).
- Thời gian: Đề tài luận văn chỉ khảo sát năng lực của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân xã, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước trong khoảng thời gian từ
năm 2012 đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

8

e



5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Mục đích của phương pháp này là thu nhập số liệu, tài liệu để phân tích
chứng minh từ đó tổng hợp đưa ra các quyết định.
- Nguồn số liệu sơ cấp: Điều tra bằng bảng hỏi: phỏng vấn Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các xã; công chức và những người hoạt động không chuyên
trách của các xã và công dân của 02 xã trên địa bàn thị xã Phước Long.
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các bài báo, các báo cáo, số
liệu của Phòng Nội vụ thị xã.
5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích của phương pháp này để thu thập dữ liệu về năng lực của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thông qua Phiếu thăm do ý kiến với 03 mẫu
khác nhau. Một mẫu dành cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã với số lượng là
02 phiếu, một mẫu dành cho công chức và những người hoạt động không
chuyên trách tại Uỷ ban nhân dân xã với số lượng 30 phiếu và một mẫu cho
người dân trên địa bàn thị xã với số lượng 60 phiếu (chi tiết xem tại Phụ lục
số 02, Phụ lục số 03 và Phụ lục số 04)
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Kết quả của phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi có thể giúp lý
giải sâu sắc một số vấn đề có tính chun mơn sâu hoặc liên quan đến những
ngun nhân, những ý kiến cần lý giải thêm về năng lực của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân xã. Do đó, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng sau
đây:
Một là, phỏng vấn một số Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, công chức và
ngững người hoạt động không chuyên trách của các xã về những nội dung có
liên quan đến năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị xã Phước Long,
tỉnh Bình Phước.

9


e


Hai là, phỏng vấn một số lãnh đạo, quản lý đang làm việc tại Phòng
Nội vụ thị xã Phước Long về thực trạng năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân xã, những yêu cầu phát triển cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị xã
Phước Long, tỉnh Bình Phước.
5.2.4. Các phương pháp nghiên cứu khác
Bên cạnh, các phương pháp nghiên cứu cơ bản và quan trọng được
trình bày ở phần trên, đề tài luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khác như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp và
phương pháp thống kê kết quả điều tra xã hội học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Thơng qua việc nghiên cứu, đề tài luận văn góp phần lý giải một số vấn
đề đặt ra về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn trong việc phát triển và nâng cao
năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã. Qua đó, đóng góp một phần nhỏ
cơ sở lý luận cho quá trình xây dựng năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
xã, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn hướng đến xác định những điểm mạnh, điểm hạn chế cũng
như những nguyên nhân của hạn chế năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
xã, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Trên cơ sở đó, xây dựng và đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị
xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là
một khuyến nghị hữu ích cho hoạt động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã,
phù hợp với yêu cầu thực tế trên địa bàn thị xã Phước Long.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:


10

e


Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã.
Chương 2: Thực trạng năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị
xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.
Chương 3: Mục tiêu, quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước giai đoạn
2017 – 2020

11

e


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CỦA CHỦ TỊCH
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ
1.1. Khái quát về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
1.1.1. Khái niệm cán bộ
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
1.1.2. Khái niệm cán bộ chủ chốt Uỷ ban nhân dân xã

Cán bộ chủ chốt Uỷ ban nhân dân xã là công dân Việt Nam trong biên
chế; được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, gồm những người được bầu
giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân theo
quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm phát triển kinh tế -xã hội, an
ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
1.1.3. Khái niệm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là một trong những chức danh cán bộ chủ
chốt xã.
Trong cuốn: “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước”,
2001 của PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm đồng chủ
biên cho rằng: “Cán bộ là chỉ những người có chức vụ, có vai trị và cương vị
nịng cốt trong một tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ
chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần
định hướng sự phát triển của tổ chức” [2,tr.13].

12

e


Theo cuốn: “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt
trong hệ thống chính trị đổi mới” của PGS.TS Trần Xuân Sầm thì
“Người cán bộ lãnh đạo là người làm cơng tác có chức vụ, người đề ra
chủ trương, đường lối và tổ chức động viên thực hiện trong một tổ chức
và phong trào nhất định” [4,tr.5] và “người cán bộ chủ chốt là người
cán bộ lãnh đạo nhưng là người cán bộ lãnh đạo quan trọng nhất, tuỳ
theo vị trí, cương vị ở mỗi cấp và lĩnh vực khác nhau mà họ đảm nhận”
[10,tr.5].

Trong cơ cấu tổ chức hệ thống chính trị ở nước ta được cơ cấu bởi bốn
cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thành
phố trực thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn. Trong mối quan hệ giữa các đơn
vị hành chính theo quy định của Hiến pháp 2013 thì xã, phường, thị trấn là
cấp thấp nhất, là cấp cuối cùng trong hệ thống chính trị bốn cấp của Nhà nước
ta. Có thể thấy rằng, đội ngũ cán bộ chủ chốt là một bộ phận rất quan trọng,
họ là những người làm cơng tác lãnh đạo tồn diện, ảnh hưởng đến toàn bộ
hoạt động của một tổ chức, của cả hệ thơng chính trị nên trọng trách cũng rất
nặng nề. Tuy nhiên, việc xác định cán bộ chủ chốt hay không chủ chốt phải
căn cứ vào chức trách cụ thể của mỗi người cán bộ và đặt ra trong mối quan
hệ với toàn bộ hệ thống tổ chức. Có cán bộ ở cương vị này, trong tổ chức này
là chủ chốt, nhưng trong mối quan hệ khác, vị trí khác thì lại khơng phải chủ
chốt. Trong thực tế, đối với xã khơng có quy định chung trong việc xác định
các chức danh cán bộ chủ chốt.
Như vậy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là một trong các chức danh cán
bộ chủ chốt, là người đứng đầu Uỷ ban nhân dân xã. Luật Tổ chức chính
quyền địa phương quy định tư cách của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã: “ Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã lãnh đạo và điều hành công việc của Uỷ ban nhân
dân, các thành viên Uỷ ban nhân dân xã, chịu trách nhiệm cá nhân về việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tại Điều 36 của Luật này,

13

e


cùng với tập thể Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Uỷ ban
nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan Nhà nước cấp
trên” [1,Tr 63].
Tóm lại: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là cán bộ chủ chốt, lãnh đạo Uỷ

ban nhân dân xã, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của
Uỷ ban nhân dân và hoạt động quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế
- xã hội, an ninh - quốc phòng đã được phân cơng trên địa bàn xã.
1.1.4. Vị trí của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có hai tư cách:
- Tư cách lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã;
- Tư cách điều hành (quản lý) hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã trong
việc thực hiện chức năng quản lý hành chính trên địa bàn xã.
Với tư cách là lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã, Chủ tịch xã phải có trách
nhiệm trong việc lãnh đạo tập thể Uỷ ban nhân dân xã để đưa ra được những
định hướng hoạt động và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; có trách
nhiệm trong việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm
cùng với Đảng uỷ xã đưa ra những định hướng phát triển cho địa phương.
Với tư cách quản lý, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phải điều hành cơng
việc mang tính chất thường xun, hàng ngày. Để làm tốt công việc quản lý,
nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã được quy định cụ
thể tại Điều 3, Luật Tổ chức chính quyền địa phương [1, Tr 63].
Xây dựng đội ngũ cơng chức cấp xã là một mắc xích quan trọng thúc
đẩy q trình đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá xã, thị xã, tỉnh và cả
nước. Cán bộ chủ chốt xã nói chung, chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã nói riêng là
người trực tiếp lãnh đạo và tổ chức thực hiện các q trình cơng nghiệp hố,
hiện đại hố. Vì vậy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã giữ vai trò cực kỳ quan
trọng. Nếu năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã không được xây dựng
ngang tầm thì rất khó thực hiện u cầu nhiệm vụ mà Đảng ta đề ra.

14

e



Thực tế nhiều năm qua cho thấy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã luôn
được cấp uỷ Đảng quan tâm và có sự trưởng thành, đáp ứng với nhiệm vụ
chính trị, góp phần củng cố lồng tin của quần chúng nhân dân vào sự nghiệp
cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội ngũ
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thật sự có chất lượng còn một vài vấn đề cần
xem xét nghiên cứu mới có thể nâng cao được năng lực của đội ngũ Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân xã đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn
mới.
1.1.5. Nhiệm vụ và quyền hạn Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
Một là, lãnh đạo và điều hành công việc của Uỷ ban nhân dân xã, các
thành viên Uỷ ban nhân dân xã;
Hai là, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm
việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên, của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ
về quốc phịng, an ninh; bảo đảm trật tự, an tồn xã hội; đấu tranh, phòng,
chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; phòng, chống quan
liêu, tham nhũng; tố chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan,
tổ chức; bảo hộ tính mang, tự do, danh dư, nhân phẩm, tài sản, các quyền lợi
ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên
địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
Ba là, quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả cơng sở, tài sản, phương
tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật.
Bốn là, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công
dân theo quy định của pháp luật.
Năm là, uỷ quyền cho Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân;
Sáu là, chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ mơi trường, phịng,

15


e


chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các cơng việc đột xuất,
khẩn cấp trong phịng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
Bảy là, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên
phân cấp, phân quyền.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã cần hiểu rõ vị trí của xã
trong hệ thống các cấp chính quyền của nước ta để thực hiện tốt các công việc
quản lý hành chính nhà nước ở địa phương.
1.1.6. Đặc điểm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
- Thứ nhất, là cán bộ chuyên trách được bầu cử giữ chức vụ Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân xã.
- Thứ hai, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là người địa phương, thường
được nhân dân địa phương trực tiếp hoặc gián tiếp bầu lên thông qua các cuộc
bầu cử tại địa phương.
- Thứ ba, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã đảm nhận chức vụ theo nhiệm
kỳ. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương thì nhiệm kỳ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là 5 năm. Nghĩa là sau
một nhiệm kỳ 5 năm, người đảm nhận chức vụ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
có thể bị thay đổi. Họ sẽ được tiếp tục đảm nhận chức vụ nhiệm kỳ thứ 2 với
5 năm tiếp theo nếu được bầu lại và tái trúng cử. Họ có thể bị chuyển cơng tác
nếu khơng được bầu lại và không tái trúng cử. Điều này, cho thấy khơng có
tính ổn định về nghề nghiệp đối với cán bộ đảm nhận chức vụ Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân xã.
- Thứ bốn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã đảm nhận việc thực thi công
vụ ở khu vực nơng thơn (Phân biệt với chính quyền đơ thị).
- Thứ năm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã vừa là đại diện của cư dân ở

khu vực nông thôn, vừa đại diện của Nhà nước tại địa phương. Chính vì vậy,
họ ln ln phải giải quyết hài hồ mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân

16

e


xã.
1.2. Năng lực của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
1.2.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân xã
1.2.1.1. Khái niệm năng lực
Với tư cách là một phạm trù, năng lực đã được nhiều ngành khoa học,
nhiều tác giả tiếp cận với nhiều cấp độ và khía cạnh khác nhau, đem lại những
kết quả mang tính đặc trưng của mỗi ngành. Năng lực được định nghĩa là:
Theo Bernard Wynne: “Năng lực là một tập hợp các kỹ năng, kiến
thức, hành vi và thái độ được cá nhân tích luỹ và sử dụng để đạt được kết quả
theo yêu cầu công việc”.
Năng lực =

Kỹ năng + Kiến thức + Hành vi + Thái độ

Theo Raymond A. Noe: “Năng lực muốn chỉ đến khả năng cá nhân
giúp người nhân viên thực hiện thành công công việc của họ bằng cách đạt
được kết quả cơng việc mong muốn. Năng lực có thể là hiểu biết, kỹ năng,
thái độ hay giá trị của tính cách cá nhân”.
Năng

Khả năng

=

Lực

Hiểu biết +Kỹ năng +Thái độ + Gía trị
=

tính cách

Cá nhân

cá nhân

Từ hai khái niệm trên có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Thứ nhất, phân biệt “năng lực” với “khả năng” hay “khả năng cá nhân
và trình độ”:
Vấn đề: “năng lực” có đồng nhất với “khả năng” hay “khả năng cá
nhân” không ?
“Khả năng là cái vốn có về vật chất hoặc tinh thần để có thể làm được
việc gì” [36,Tr.488]
“Khả năng thể hiện trong hành động: đó là năng khiếu, năng lực, động
cơ mà người lao động có dịp thể hiện qua việc thực hiện những công việc hay

17

e


hoạt động cụ thể nào đó”.
Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này: Quan điểm thứ nhất cho

rằng: “Khả năng” là một nội dung của “năng lực”. Năng lực là yếu tố tổng
hợp sức mạnh của một cá nhân, bao gồm yếu tố thể hiện ra bên ngoài và yếu
tố tiềm ẩn bên trong. “Khả năng cá nhân” chính là yếu tơ tiềm ẩn bên trong.
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Khả năng” mới là yếu tố tổng hợp thế mạnh
của một cá nhân, “năng lực” chính là thể hiện ra bên ngoài của “khả năng”.
“Năng lực” là yếu tố có thể nhận biết, hoặc từng khía cạnh của nó có thể định
lượng được. Quan điểm thứ ba cho rằng: “Năng lực” cũng chính là “khả
năng” hay “khả năng cá nhân”.
Với mục đích đánh giá, định lượng được yếu tố “năng lực” hay “khả
năng”, luận văn này cũng chỉ sẽ đề cập đến những yếu tố thể hiện của “năng
lực” hay “khả năng”. Vì vậy, hai khái niệm được thể hiện như nhau trong
luận văn.
Thứ hai, “năng lực” bao gồm các yếu tố “hiểu biết”, “kỹ năng”, “thái
độ”.
Hai khái niệm trên đều thống nhất về nội dung này. Năng lực được thể
hiện ở tầm tri thức, khả năng áp dụng tri thức vào công việc và cách ứng xử
của cá nhân đó trong cơng việc.
Theo Raymond A.Noe, năng lực còn bao hàm các yếu tố là “giá trị của
tính cách cá nhân”. Tính cách cá nhân là yếu tố ổn định, khó thay đổi. Nó
được coi là đặc trưng của từng cá nhân. Thực tế, người ta chỉ phát huy hay
hạn chế tính cách, hoặc thay đổi thói quen nhưng khơng thay đổi tính cách. Vì
vậy, luận văn này sẽ khơng đề cập đến yếu tố “tính cách cá nhân”.
Thứ ba, “Năng lực” gắn liền với thực hiện công việc, được thể hiện
bằng kết quả công việc. “Năng lực” mang đặc thù công việc và đặc trưng cá
nhân.
Theo giáo trình Tâm lý học của tác giả Bùi Văn Huệ, Nhà xuất bản Đại

18

e



×