Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

vài nét về bảo tàng hồ chí minh ( chi nhánh tphcm – bến nhà rồng )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 9 trang )

Hồ Chí Minh: Một hành trình 1
Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TP. Hồ Chí Minh ( còn gọi Bến Nhà
Rồng) nằm ở số 1 đường Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4. Đây là một
đơn vị thuộc Sở Văn Hoá Thông Tin TP. Hồ Chí Minh và là một chi nhánh
nằm trong hệ thống các Bảo tàng và
Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong cả nước. Trước đây là trụ
sở của Tổng công ty vận tải Hoàng Đế
( Messageries Imperiales) - một trong
những công trình đầu tiên do thực dân
Pháp xây dựng sau khi chiếm được
Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ
giữa năm 1862 đến cuối 1863 được
hoàn thành với lối kiến trúc phương
Tây nhưng trên nóc nhà gắn 2 con rồng châu đầu vào mặt trăng theo kiểu “
lưỡng long chầu nguyệt”, một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam.
Với kiến trúc độc đáo đó nên toà nhà được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang
tên Bến Cảng Nhà Rồng. Năm 1955 sau khi thực dân Pháp thất bại, hương cảng
Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã
tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới
với tư thế quay đầu ra ngoài.
Nơi đây, vào ngày 05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước
Nguyễn Tất Thành đã xuống tào Amiral Latouch Treville ( với tên Văn Ba) ra
đi tìm đường cứu nước. Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài với biết bao gian
khổ khó khăn, nhưng với sự quyết tâm cùng với một tấm lòng nồng nàn yêu
nước, Nguyễn Tất Thành đã tìm thầy con đường giúp nước nhà tìm thấy độc lập
tự do.
Trong hơn 20 năm hoạt động , Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TP.
Hồ Chí Minh đã đón tiếp gần 20 triệu khách trong và ngoài nước đến tham
quan. Đặc biệt có hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp các
nước đến thăm viếng, tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 400


I. VÀI NÉT VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH ( CHI NHÁNH TPHCM –
BẾN NHÀ RỒNG )
BÀI THU HOẠCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh: Một hành trình 2
tư liệu, hiện vật ( 1980) đến nay đã có 11.372 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách
chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“ Từ thành phố này Người đã ra đi”, đi tìm lấy sự tự do, bình yên cho
đất nước. Đó là hành trình của một con người, một hành trình của cả một dân
tộc.
1. Từ thành phố này người đã ra đi
Đã có biết bao dân tộc bị diệt vong trong suốt chiều dài lịch sử của nhân
loại, kiếp nô lệ của kẻ nhược tiểu đã trở thành một quy luật đáng nguyền rủa
của vạn vật, chưa bao giờ được nhân dân ta chấp nhận. Đời nào cũng vậy, sự
quật cường đã giúp chúng ta ngẩng cao đầu sau mỗi lần vấp ngã. Tai hoạ gần
đây nhất quật ngã dân tộc này là vào giữa thế kỉ XIX, lần này nó đến từ một
ngoại bang xa xôi khi mà cả thế giới phương Đông chìm trong cơn đại hồng
thuỷ của chủ nghĩa đế quốc. Nhục nhã, điêu tàn, bất công và uất hận bao phủ
lên bầu trời quê hương từ mọi miền ngóc ngách của xóm làng đến chốn kinh
thành hoa lệ biểu hiện chủ quyền của giang sơn xã tắc. Cũng như bao đời trước
đất nước mòn mỏi trong chờ những đứa con ưu tú, những vị anh hùng. Số phận
buộc chúng ta đau khổ nhưng cũng ban cho chúng ta những vị cứu tinh. Họ là
những Thánh Gióng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,
Quang Trung Lần này người anh hùng không phát cờ từ trong dân dã hay
chốn cung đình mà là bắt đầu từ một chuyến ra đi. Không phải để cầu cứu
ngoại bang mà là để tìm chân lý, mong trả lại sức mạnh vốn có của dân tộc.
Ông đã hướng về miền đất văn minh phát triển cũng đồng thời là xào huyệt của
những kẻ tham tàn để tìm ra phương thuốc thần kì chữa khỏi vết thương cho đất
nước, đã tìm được lưỡi gươm thần để trừ diệt kẻ xâm lăng. Bài viết này xin
được nói về cuộc hành trình vĩ đại của ông , bản thiêng anh hùng ca lãng mạn,
huy hoàng và bay bổng nhất trong lịch sử đất nước : chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại bảo tàng Hồ Chí Minh, tôi được nghe chị hướng dẫn viên kể rất nhiều
về cuộc đời của Bác. Cậu bé Nguyễn Sinh Cung tức Bác Hồ sau này sinh ra ở
làng quê Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Xuất thân
II. HỒ CHÍ MINH – MỘT HÀNH TRÌNH
Hồ Chí Minh: Một hành trình 3
từ gia đình nhà Nho giáo nghèo nhưng cả quê nội Kim Liên và quê ngoại
Hoàng Trù đều là nhữg vùng đất hiếu học nên “ cậu Cung” được hưởng một
nền giáo dục tốt đẹp có truyền thống từ cả bố và mẹ. Chính mẹ Hoàng Thị Loan
là người khai tâm cho con trai bằng những bài dạy con bằng chữ Nho và những
triết lý ở đời đầu tiên trước tuổi cậu cắp sách đến trường. Kinh tế gia đình dự
vào nghề dạy trẻ của cha là Nguyễn Sinh Sắc và nghề dệt thuê của mẹ rất eo
hẹp. Nên cả ba anh chị em Nguyễn Thị Thanh. Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn
Sinh Cung đều rất thấm thía nỗi khỗ của người nghèo.
Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp
thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng
bào và sự thất bại của những phong trào đấu tranh chống thực dân ( phong trào
Cần Vương, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân của
Phan Chu Trinh ). Người sớm có chí đuổi theo thực dân, gình độc lập cho đất
nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
Thời gian làm việc trên đất cảng Sài Gòn Nguyễn Tất Thành đã hiểu thêm
về sự gian khổ cùng cực của dân phu và nỗi nhục nhã của họ đồng thời truyền
cho họ niềm tin bằng bản thân mình. “ Nếu muốn đổi đời thỉ phải biết học hỏi,
tiếp thu sự văn minh, rõ ràng Nguyễn Tất Thành đã vượt lên trên những người
yêu nước cùng thời trong lĩnh vực tư tưởng bằng một phương pháp luận tiên
tiến để tìm chân lý. Bằng tinh thần tự lực cao độ để vươn lên, để làm việc lớn.
có lẽ không một ai trên mãnh đất phồn hoa và đau khổ này hiểu được rằng :
Cụ Nguyễn Sinh Sắc
Bà Hoàng Thị Loan
Hồ Chí Minh: Một hành trình 4
Bến cảng Nhà Rồng đang lặng lẽ chuẩn bị cho một chuyến ra đi âm thầm, quả

cảm, lãng mạn cà cao cả của một vĩ nhân.
Ngày 5/6/1911 con tàu rời cảng Nhà Rồng mang theo một nhân vật lạ
lùng, chàng trai Văn Ba 21 tuổi cô đơn, quả cảm, quyết chi ra đi tìm đường cứu
nước.
Sau 30 năm bôn ba hoạt động gian khổ, chịu nhiều cảnh tù tội, Bác Hồ đã
quay về lãnh đạo phong trao cách mạng Việt Nam, giành lấy độc lập tự do hạnh
phúc cho dân tộc. Điều đó đã được khẳng định bằng bản Tuyên Ngôn Độc Lập
tại Quảng trường Ba Đình sáng ngày 2/9/1945.
2. Hồ Chí Minh : chân dung một con người.
Đến thăm bảo tàng, tôi còn được thấy mô hình ngôi nhà nơi Bác ở, thấy
từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày mới cảm nhận hết rằng trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ
một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm
đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ
vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong
phong cách, đạo đức của Người.

Theo lời kể của chị hướng dẫn viên và những người
từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu
còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở
cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết
sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá
3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà,
dưa, cá kho Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy,
không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”,
nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt
phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương,
Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm
nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác
ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn

“chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng
này Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của
Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm,
món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là
thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã
giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một
món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một
đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.Bác nói: Ở đời ai
chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự
mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến
người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người
Hồ Chí Minh: Một hành trình 5
này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít
nhất.

Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi
đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo
len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa
hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể
đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20
năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị
tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn
cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác
mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.

Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng.
Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ,
bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ
chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông
Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ

điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn
nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.

Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết:
“Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để
hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào
Bộ đồng phục của Bác. "Trên ngực áo này
không một tấm huân chương và sau làn vải
ngực áo này có một trái tim"
Đôi dép cao su của Bác
Hồ Chí Minh: Một hành trình 6
đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều
bắt chước hành động đó của ông ”.

Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần
là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo,
kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm
gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu
dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ
nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết
tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có
chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không
thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều
nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên -
“người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá
nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã
hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.
3. Bác Hồ : vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam
"Bác Hồ là vị cha chung

Là sao bắc đẩu, là vầng thái dương."
(Tố Hữu)
Người ta có thể gọi Bác bằng nhiều cách khác nhau: 1 vị lãnh tụ, 1 người
cộng sản chân chính, 1 tâm hồn và trí tuệ lớn lao, 1 con người của những quyết
định lịch sử; nhưng trên hết thảy, Hồ Chí Minh là 1 người con yêu nước vĩ đại
đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của không chỉ riêng dân tộc
Việt Nam mà cả các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân trên thế giới.
Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện
cụ thể của Việt Nam, sáng lập Đảng Mác – Lênin ở Việt Nam, sáng lập Mặt
trận dân tộc Thống nhât Việt Nam và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hoà ( còn gọi nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam). Người luôn luôn
gắn cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của thế giới vì hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả,
cần, kiệm, liêm, chính chí công vô tư vô cùng khiêm tốn, giản dị.
Cả cuộc đời vĩ đại của Hồ Chủ Tịch là tấm gương sáng ngời chí khí cách mạng
kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước thương dân thắm thiết, đạo
đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn giản dị. Người là tượng trưng cao đẹp
của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là một nhà chính trị lỗi lạc mà còn là
một nhà giáo dục, một nhà văn hoá lớn. Vì vậy 1990 nhân kỉ niêm 100 năm
ngày sinh của Bác Hồ, Tổ Chức Giáo dục và Văn hoá Liên Hiệp Quốc
( UNESCO ) đã ghi nhận và suy tôn Người là “ Anh hùng giải phóng dân tộc,
nhà văn hoá kiệt xuất “
Hồ Chí Minh: Một hành trình 7
Là một công dân Việt Nam nên tinh thần yêu nước, kính trọng vị cha già
chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sẵn trong máu thịt em từ bé. Em cũng đã khóc biết
bao nhiêu khi mỗi lần xem phóng sự về Bác về “ Chuyện kể rằng trước lúc
người ra đi. Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế ”. Thế nhưng hôm nay, được
đi thăm Bến Nhà Rồng nơi Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, được xem những

vật dụng bên cạnh Bác, được nghe chị hướng dẫn viên kể chuyện về Bác em
mới thật sự cảm nhận được sự vĩ đại của con người lãnh tụ ấy. Một vị chủ tịch
nước với bao phẩm chất tốt đẹp, cả một đời hi sinh vì nước vì dân cho tới giây
phút cuối cùng.
Từ khi đất nước chìm đắm trong vòng nô lệ, nhân dân ta sống kiếp lầm
than dưới sự thống trị của bọn thực dân phong kiến hung bạo, từ lúc mà hầu hết
nhà yêu nước đương thời kể cả cụ thân sinh ra Người cũng đang bế tắc trong
vấn đề tìm đường ra đi cứu nước cho dân tộc người thanh niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành đã nhận thức được trách nhiêm thiêng liêng của bản thân
với Tổ quốc.
Bác Hồ - vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá kiệt xuất của nước
Việt Nam một con người hết lòng vì nước vì dân, hết lòng phục vụ đất nước từ
khi Người đang còn rất trẻ. Ở tuổi 21, Người đã mạnh dạn sang phương Tây để
tìm đường cứu nước trải qua biết bao gian khổ, cuối cúng người cũng đã tìm
đến được chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc
đưa đất nước ta tiến tới độc lập tự do. Những gì người làm cho dân tộc ta cũng
như cách mạng giải phóng giai cấp áp bức bóc lột trên thế giới là không có gì
có thể so sánh được. Dù Bác đã ra đi nhưng Bác mãi mãi sống trong lòng mỗi
con người Việt Nam chúng ta.
Tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh thật sự là một hoạt động vô cùng bổ
ích không chỉ trong chương trình Đại học mà còn ở cáp cấp tiểu học, trung học
cơ sở, phổ thông. Qua đó giúp cho sinh viên, học sinh hiểu rõ hơn về truyền
thống yêu nước quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Hiểu rõ
hơn về công lao to lớn của Bác Hồ. Riêng với em, một sinh viên của trường Đại
học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh càng thấy yêu hơn môn học Tư tưởng Hồ
Chí Minh, giúp cho em có cái nhìn cụ thể hơn, nhận thức được sâu sắc hơn về
môn học này. Để qua đó, em cũng như nhiều bạn ý thức được vai trò của mình
đối với vận mệnh của đất nước.
III. CẢM NGHĨ CỦA BẢN THÂN SAU CHUYẾN THAM
QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH – BẾN NHÀ RỒNG

Hồ Chí Minh: Một hành trình 8
Là sinh viên, công dân trẻ cũng như rường cột của nước nhà, em thấy
mình cần phải cố gắng hơn nữa, học tập nhiều hơn nữa để sau này trở thành
một viên gạch vững chắc xây dựng đất nước ta ngày càng vững mạnh hơn. Để
không phụ lòng mong mỏi của ba mẹ, thầy cô, và sự hi sinh vô cùng to lớn của
Bác Hồ, của biết bao vị anh hùng dân tộc ta. Đề khi đứng trên đấu trường thế
giới chúng ta có thể tự tin vỗ ngực nói rằng : Vì tôi là người Việt Nam.
TP Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Thảo Tâm
Lớp 38 – K 36 - 31101023551
BỘ SƯU TẬP HÌNH ẢNH SAU CHUYẾN THAM QUAN BẢO
TÀNG HỐ CHÍ MINH
"Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt là bản
tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt
Nam. Cùng với hai bản tuyên ngôn còn lại nó
làm cho ai khi đọc tới đây cũng có cảm giác tự
hào khi mình là một người con đất Việt.
Bàn thờ Bác với cờ đỏ sao vàng, mỗi người vào
thăm đều có thể thắp một nén hương để tưởng
nhớ vị anh hùng dân tộc. Hai câu liễng được
treo hai bên "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết",
"Thành công, thành công, đại thành công" là
một trong nhiều lời dạy của Người để lại cho
dân tộc ta
Bức ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng
bên anh bộ đội Cụ Hồ - luôn được nhân
dân dành tình cảm yêu quý nhất.
Lên tầng hai của bảo tàng với những căn phòng trình bày
theo chủ đề Tp. Hồ Chí Minh trong thời buổi hội nhập
với những cảnh sinh hoạt của nhân dân thành phố.

Trong những căn phòng đó tôi tìm thấy toàn văn nghị
quyết của UNESCO kỷ niệm 100 năm ngày sinh của
Người. Tôn vinh người là một Anh Hùng Giải Phóng Dân
Tộc và Danh Nhân Văn Hóa Thế Giớ
Tôi đến căn phòng khác ở tầng thứ 2.
Căn phòng này trưng bày những hiện
vật giai đoạn Bác xa Tổ Quốc đi tìm
đường cứu nước. Một tấm hình thể hiện
sự áp bức bóc lột, "đè đầu cưỡi cổ" một
cách tàn nhẫn của thực dân Pháp với
nhân dân ta, cùng với bọn tay sai của
chúng (Bọn lý trưởng, quan huyện,
quan phủ và toàn quyền Pháp)
Bác Hồ tại vườn hoa phủ Chủ Tịch được làm bằng
những cái khuy áo.
Hồ Chí Minh: Một hành trình 9
Đôi dép cao su của Bác
Trong cuốn lưu bút này tôi tìm thấy được nhiều
lời ca ngợi Bác đến từ nước ngoài. Đây là lưu bút
của một người Mỹ đã cảm thấy hổ thẹn trước
những gì mà chính phủ và quân đội Mỹ đã gây ra
cho Việt Nam. Trong cuốn lưu bút đó còn những
lời viết rất cảm động, chân thành nhất của những
người đến thăm bảo tàng. Họ dành những lời
trang trọng nhất, tốt đẹp nhất, và thành kính nhất
đối với vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Tôi ra về mà trong lòng phấn khởi tự hào và cảm phục sâu
sắc một nhân cách vĩ đại. Một người hi sinh cả đời mình cho
giống nòi, cho đất nước. Tôi chụp tấm ảnh này mà trong đầu
lại vang lên bài hát "Ballad of Ho Chi Minh" của nhạc sĩ

người Anh Ewan McColl.
"Far away across the ocean. Far beyond the sea's east-
ernrim. Lives a man who is father of Indochinese people "

×