Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Báo cáo kiến tập tại trường đào tạo cán bộ lê hồng phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.38 KB, 27 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Kiến tập sư phạm năm học 2011-2012 được diễn ra từ ngày
23/04/2012-18/05/2012. Theo kế hoạch học tập của Học viện Báo Chí và
Tuyên Truyền năm 2011-2012. Căn cứ vào quyết định số 830 QĐ/HVBCTT,
ngày 11/04/2012 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền về việc cử
đồn sinh viên đi kiến tập.
Mục đích của trường là nhằm tạo điều kiện cho sinh viên kiến tập tiếp
cận với việc giảng dạy ở lớp tại chính địa phương, từ đó rèn luyện thêm năng
lực giảng dạy và nâng cao lòng yêu nghề để trở thành giảng viên lý luận của
tỉnh, thành phố. Nắm vững chức năng nhiệm vụ và tham gia các hoạt động
chủ yếu của trường để làm quen với hệ thống tổ chức và môi trường nghề
nghiệp của mình.
Với sự nghiêm túc của bản thân và nhận được sự giúp đỡ tận tình, tạo
điều kiện của các Thầy Cơ giáo Trường Đào tạo cịn bộ Lê Hồng Phong - Hà
Nội, qua đợt kiến tập em đó thu hoạch được như sau:
Phần I. Một số nét khái quát về Thành phố Hà Nội.
Phần II: Sơ lược về lịch sử của trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
và của khoa Cơng tác Đảng
Phần III: Qúa trình kiến tập của sinh viên trường Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
Phần IV: Những ý kiến đề xuất với trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng
Phong và Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi của Học viện Báo Chí
và Tun Truyền, Phịng Đào tạo, khoa Công Tác Đảng và đặc biệt là sự giúp
đỡ tận tình của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. Đồn chúng em đó
hồn thành đợt kiến tập theo đúng thời gian quy định.

1


B. NỘI DUNG


PHẦN I
MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Vị trí địa lý.
Hà Nội là thủ đơ nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nằm ở vị
trí trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20 0 53’ đến
210 23’ vĩ độ Bắc đến 1050 44’ đến 1060 02’ kinh độ Đông.
Hà Hội là tiếp giáp với các tỉnh Thái Ngun, Vĩnh Phúc ở phía Bắc,
Hà Nam, Hà Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng u phía Đơng,
Hồ cùng Phú Thọ phía Tây.
Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vững đồng bằng Bắc Bộ trù
phú và nổi tiếng từ lâu đời. Hà Nội cú vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở
thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - cơng nghệ, và đầu mối
giao thông quan trọng của Việt Nam.
Ngày nay Thủ đơ Hà Nội đó trở thành một trong 17 Thủ đơ có diện tích
lớn nhất thế giới ( 3.344,47km2), với số dân 6,23 triệu người, chiếm 0,3%
diện tích và 3,6% dân số cả nước. Trong đó dân số nội thành chiếm 53%, dân
số ngoại thành chiếm 47%.
2. Phân chia hành chính.
Năm 2008, Hà Nội bao gồm 29 đơn vị hành chính (trong đó có 29
quận, huyện với 577 xã, phường, thị trấn. Như vậy, diện tích, quy mơ Hà Nội
hiện nay rộng lớn hơn trước rất nhiều (cộng thêm toàn bộ tỉnh Hà Tây (cũ),
huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hà
Bình).
3. Tình hình kinh tế - xã hội Hà Nội năm 2011.
3.1. Ưu điểm
2


- Về kinh tế:
+ Theo Tổng cục Thống Kê, năm 2011, năm đầu tiên thực hiện kế

hoạch KTXH năm năm 2011-2015, kinh tế Hà Nội vẫn phải đối mặt với nhiều
khó khăn, thách thức. Tởng sản phẩm nợi địa (GRDP) tăng 10,1%, giá trị sản
xuất công nghiệp tăng 12,2%, tổng mức bán lẻ tăng 23,7%, kim ngạch xuất
khẩu trên địa bàn tăng 27,1%, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 13,5%; an ninh
chính trị và trật tự an tồn xã hội được giữ vững.
+ Quý I năm 2011, kinh tế Thủ đơ có nhiều thuận lợi do tăng trưởng
kinh tế năm 2010 phục hồi tạo điều kiện cho năm 2011, an sinh xã hội được
bảo đảm, trật tự an toàn được giữ vững. Bên cạnh đó, Hà Nội tiếp tục nhận
được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương; Đại hội Đảng bộ TP lần
thứ XV, Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thành công đã tạo
được sức mạnh, niềm tin trong các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp. Kinh
tế có mức tăng trưởng khá cao, ước đạt 9,2% so với cùng kỳ, cao hơn cùng kỳ
của quý I/2009 và 2010.
+ Vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội;Tin từ Cục Thống kê thành phố
Hà Nội, trong 3 tháng đầu năm, đã có 427,7 triệu USD được đầu tư vào thành
phố Hà Nội. Đây là số vốn FDI cho 57 dự án trên địa bàn, tăng 18,8% về số
dự án và gấp 19,7 lần về vốn đầu tư so cùng kỳ năm trước.
- Về xã hội:
+ Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, năm 2011 các Bộ, ngành và
địa phương đã triển khai nhiều Chương trình phát triển xã hội với quy mơ,
phạm vi và hình thức thích hợp, có hiệu quả. Một mặt, ưu tiên nguồn lực để
thực hiện các chương trình và chính sách hiện có, trọng tâm là hỗ trợ xóa đói
giảm nghèo; tạo việc làm với đào tạo nghề; trợ giúp xã hội, nhất là trợ giúp
khó khăn và khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ nhân dân tham gia hệ thống
bảo hiểm và tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Mặt khác, Chính phủ đã
ban hành mới nhiều chế độ, chính sách về an sinh xã hội và phúc lợi xã hội,
3


theo hướng tăng mức hỗ trợ và mở rộng diện thụ hưởng nhằm giúp người

nghèo, người có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách vượt qua khó khăn.
3.2. Hạn chế
- Về kinh tế:
+ Chất lượng tăng trưởng chưa vững và chưa đều. Trong công nghiệp,
một số ngành sản xuất vẫn nặng về gia công chế biến như dệt may, lắp ráp
điện tử, máy tính, đồ gỗ .. nên hiệu quả kinh tế thấp, lại phụ thuộc vào thị
trường và giá cả nguyên liệu nhập ngoại.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó
khăn, dẫn đến thua lỗ hoặc phá sản. Theo Tổng Cục thuế, từ đầu năm đến 2012-2011, cả nước có gần 49.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động,
chờ phá sản (tăng 22% so với cùng kỳ năm ngối), trong đó Hà Nội có 3.000
doanh nghiệp.
+ Về xuất khẩu, tính gia cơng xuất khẩu vẫn còn rất lớn thể hiện rõ qua
tỷ trọng kim ngạch những mặt hàng là nguyên liệu thô khai thác (dầu thô,
than đá,...); những mặt hàng chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế (nông, lâm,
thủy sản); những mặt hàng chế biến nhưng mang nặng tính gia cơng (như dệt
may, giày dép,...), đó là những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp.
- Về xã hội:
+ Tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm ở cả khu vực nông thôn
và thành thị tăng so năm 2010.
+ Văn hóa, xã hội cịn nhiều mặt bức xúc. Đời sống của nhân dân, nhất
là người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, người lao động có thu nhập
thấp và đồng bào dân tộc thiểu số cịn nhiều khó khăn.
+ Tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi. Ùn tắc và tai nạn giao
thơng cịn nghiêm trọng, số người chết và bị thương tăng so với năm trước;
khiếu kiện đơng người, đình cơng xảy ra ở nhiều nơi; tội phạm và tệ nạn xã
hội chưa giảm.
4


3.3. Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế- xã hội năm 2012 ở

thành phố Hà Nội
- Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, chống đầu cơ, buôn lậu, tăng
giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiếp tục tìm kiếm thị trường mới để
tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời giảm mạnh nhập khẩu những mặt hàng
tiêu dùng xa xỉ, không thiết yếu, thực hiện chính sách người Việt dùng hàng
Việt.
- Thực hiện tốt hơn các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, bảo đảm
cải thiện đời sống dân cư, nhất là các đối tượng chính sách, các vùng nghèo,
hộ nghèo và người làm cơng ăn lương.
- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách tiết kiệm, trước mắt giảm 10% kinh
phí khu vực hành chính sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước, thực hành
chống tham ơ lãng phí, phơ trương hình thức trong lễ, Tết, giảm mạnh hội,
họp của các ngành, các cấp.
- Tập trung nguồn lực để thực hiện bằng đươc mục tiêu hàng đầu của
năm 2012 là kiềm chế lạm phát.
- Phát triển mạnh các ngành sản xuất, kinh doanh theo hướng tăng
năng suất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng hợp lý. Giảm mạnh
đầu tư công, không đầu tư cho các cơng trình lớn mới chưa thật cần thiết.
Chuyển mạnh đầu tư theo hướng ưu tiên vốn ngân sách cho các ngành, các
lĩnh vực thiết yếu để tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ, các Chương trình mục tiêu Quốc gia (nơng thơn mới, xóa đói giảm
nghèo, y tế, giáo dục mầm non..). Đối với các cơng trình xây dựng cơ bản, ưu
tiên đầu tư cho các cơng trình sắp hồn thành sẽ đưa vào sử dụng trong năm
2012, các cơng trình thiết yếu của quốc gia.

PHẦN II
5



SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ
HỒNG PHONG VÀ CỦA KHOA CÔNG TÁC ĐẢNG
I. Sơ lược về trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
1.Lịch sử hình thành

Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong được thành lập ngày
12/11/1949 là một trường chính trị của Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Trường
Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong theo Quyết định số 92/ QĐ - TƯ ngày
17/09/1993 của Thành uỷ và quyết định số 5580/ QĐ - UB ngày 02/10/1993
của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất 3 trường:
- Trường Đảng Lê Hồng Phong. (Hà Nội).
- Trường Quản lý nhà nước. (Hà Nội).
- Trường Đoàn trung cấp Thành phố. (Hà Nội).

6


Trường là đơn vị sự nghiệp do Uỷ ban nhân dân Thành phố trực tiếp
quản lý, có vị trí ngang với Sở, Ban, Ngành của Thành phố.
Trường chịu sự chỉ đạo chun mơn, nhgiệp vụ của Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính Quốc gia.
Thành uỷ chỉ đạo về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, đào tạo bồi dưỡng và
chính sách đối với cán bộ được đào tạo và bồi dưỡng của Trường.
Uỷ ban nhân dân Thành phố trực tiếp quản lý Trường về tổ chức bộ
máy, quy định biến chế, xây dựng cơ sở vật chất, cấp mọi kinh phí hoạt động
của Trường.
2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Trường.
Theo Quyết định số 48/QĐ-UB, ngày 02/08/2008 của UBND Thành
phố Hà Nội về việc thành lập Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Thành phố Hà
Nội, Trường có những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Đạo tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và
các đồn thể nhân dân ở cấp cơ sở, xã, phường, thị trấn và các tương đương;
Trưởng, phó trưởng phịng quận, huyện ban, ngành cấp Thành phố và cán bộ
dự nguồn các chức danh trên.
- Bồi dưỡng ngắn hạn các đối tượng trên về lý luận chính trị, đường lối
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia nghiên cứu khoa học tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa
phương.
Đây cũng chính là sự kế thừa nhiệm vụ của Trưởng Đào tạo cán bộ Lê
Hồng Phong (cũ) theo Quyết định số 5580/QĐ-UB, ngày 02/10/1993 của
UBND Thành phố Hà Nội.

7


Có thể nói trong điều kiện mới của Thủ đơ mở rộng, nhiệm vụ nêu trên
là hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang mà Đảng bộ, Chính quyền và nhân
dân Thành phố đã giao cho Trường.
3. Tổ chức bộ máy hoạt động của Trường.
Tính đến ngay 15/08/2008, số lượng cán bộ, viên chức , lao đồng hợp
đồng của Nhà Trường hiện có là 163 người, trong đó đội ngũ giảng viên
(gồm giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm nhiệm) là 91 người, số cán
bộ, viên chức có trình độ tiến sỹ là 4 người, có trình độ thạc sỹ là 32 người
(03 thạc sỹ đang làm NCS), 8 cử nhân đang học cao học.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo Nhà trường gồm: Ban Giám hiệu, lãnh đạo các
đơn vị phòng , khoa, trung tâm cũng một bước được kiện toàn, tăng cường về
số lượng và chất lượng.
Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và 5 Phó Hiệu trưởng. Trong đó:
- Hiệu trưởng phụ trách chung cơng tác Nhà trường
- Phó hiệu trưởng Thường trực; phụ ttrachs xây dựng trường – CS Phú

Lương
- Phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính
trị
- Phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà
nước, bồi dưỡng cán bộ các Ban Đảng, MTTQ và các đồn thể.
- Phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu
thực tế và đối ngoại, hợp tác quốc tế.
- Phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác Hành chính – quản trị
Về tổ chức bộ máy, Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Thành phố Hà Nội
hiện có:
Ban Giám hiệu Nhà trường: 05 người (1 người Hiệu trưởng và 4 Phó
Hiệu trưởng):
8


+ Hiệu trưởng:

TS.Nguyễn Văn Sáu.

+ Hiệu phú: TS: Nguyễn Huy Thám.
+ Hiệu phú: ThS: Hoàng Thị Ngọc Lan.
+ Hiệu Phú: ThS: Nguyễn Huy Kiến.
+ Hiệu phó: THS: Đặng Đình Vinh.
4. Các đơn vị trực thuộc:
+ Khoa lý luận cơ sở
+ Khoa Nhà nước – Pháp luật
+ Khoa công tác Đảng
+ Khoa Dân vận
+ Khoa kinh tế
+ Phòng Đào tạo

+ Phòng Quản lý khoa học, Tư liệu - Thư viện
+ Phòng Tổ chức – Hành chính
+ Phịng kế tốn - tài vụ
+ Trung tâm ĐTCB Tin học – Ngoại ngữ
+ Trung tâm Đào tạo Tin học VIESPA
5. Kết quả đào tạo bồi dưỡng cán bộ
5.1 Về số lượng lớp mở và phục vụ, giảng dạy
Năm 2008: đào tạo, bồi dưỡng được 154 lớp, 12.690 học viên.Trong
đó:
- LLCT:

35 lớp =3.370 HV

- QLNN: 42 lớp =2.327 HV

9


- Đào tạo, bồi dưỡng khác: 77 lớp = 6.993 HV
Năm 2009: đào tạo, bồi dưỡng được 177 lớp, 15.536 học viên.Trong
đó
- LLCT:

53 lớp =6.582 HV

- QLNN:

48 lớp =2.870 HV

- Đào tạo, bồi dưỡng khác : 76 lớp =6.048 HV

Năm 2010: đào tạo, bồi dưỡng được 179 lớp, 17.341 học viên; trong
đó:
Số lớp chuyển tiếp từ năm 2009 sang năm 2010 là : 77 lớp với 5.438
học viên.
Số lớp khai giảng mới trong năm 2010: 102 lớp, với 11.903 học viên
Tổ chức bế giảng 101 lớp, với 11.201 học viên;
Chuyển sang năm 2011 là 78 lớp với 6.140 học viên; cụ thể :
– LLCT:

50 lớp = 4.207 HV

– QLNN:

18 lớp =1.306 HV

– Đào tạo, bồi dưỡng khác : 111 lớp =11.828 HV
6 tháng đầu năm 2011 :

113 lớp, với 10.883 học viên, trong đó:

Số lớp chuyển tiếp từ năm 2010 sang năm 2011 là : 78 lớp với 6.140
học viên;
Số lớp khai giảng mới trong năm 2011: 35 lớp, với 4.743 học viên
\Tổ chức bế giảng 42 lớp, với 5.141 học viên;
Chuyển sang 6 tháng cuối năm 2011 là 71 lớp với 5.742 học viên; Cụ
thể :
- LLCT: 65 lớp = 5810 HV
10



- QLNN:23 lớp =1.675 HV
- Đào tạo, bồi dưỡng khác :

25 lớp =3.398 HV

5.2- Về nội dung, chương trình, phương thức quản lý và chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
5.2.1- Các chương trình chủ yếu Nhà trường đang thực hiện :
-Chương trình Trung cấp LLCT: 1800 tiết (Tập trung 10 tháng)
-Chương trình Trung cấp LLCT-HC : 1760 tiết (Tập trung 8 tháng)
-Chương trình BDCV : 420 tiết  (Tập trung 2,5-3 tháng)
-Chương trình BDCV chính (Tập trung 2 tháng)
-Chương trình BDCS (Tập trung 2 tháng)
-Chương trình Trung cấp pháp lý ( Chương trình của Bộ Giáo dục và Đào
tạo)
-Chương trình Trung cấp Tin học ( Chương trình của Bộ Giáo dục và Đào
tạo)
-Trường chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện 13 chương trình bồi
dưỡng gồm:
+ Bồi dưỡng kỹ năng cho Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND xã,
phường, thị trấn;
+ Bồi dưỡng kỹ năng cho trưởng, phó phịng quận, huyện, sở, ngành;
+Bồi dưỡng công chức xã, phường, thị trấn sau tuyển dụng cho các chức
danh
. Địa chính-Xây dựng,
. Văn hố- Xã hội,
. Văn phòng- Thống kê,

11



. Tư pháp- Hộ tịch và
. Tài chính- Kế tốn
-Các chương trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt MTTQ và các đoàn thể.
-Nhà trường liên kết với một số trường đại học để mở các khố đào tạo
theo hình thức vừa làm vừa học, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho
cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố
5.2.2- Cơng tác quản lý dạy và học.
Duy trì hình thức học tại chức ở cả 2 cơ sở của Trường, hoặc tại các
trung tâm BDCT quận, huyện, thị.
Thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình và các quy chế giảng dạy,
học tập do Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh ban hành;
Thực hiện đa dạng hố chương trình đào tạo và hình thức đào tạo.
Tăng cường các hoạt động thao giảng, dự giờ, đăng ký giảng viên dạy
giỏi; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học;
Nhiều năm qua, Trường luôn luôn được Học viện Chính trị – Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh công nhận là một trong những Trường đi đầu
trong phong trào thi đua của hệ thống các Trường chính trị, nhất là về đổi
mới, nội dung, phương pháp giảng dạy
5.2.3- Công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, thao
giảng, dự giờ, thông tin, tư liệu, thư viện.
Hàng năm, nhà trường đều đăng ký và duy trì thực hiện nghiên cứu 1
đề tài cấp Thành phố;
Tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học và hội thảo, toạ làm chuyên mơn
cấp Trường….
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường có nhiều sản phẩm ứng
dụng phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
12



5.2.4 Công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học :
Đưa vào sử dụng 1 nhà học 5 tầng ( gồm phũng đọc sách, thư viện điện
tử, 8 phịng học có thể tiếp nhận cùng lúc 800 học viên) và nhà nội trú 7 tầng324 giường) đưa vào phục vụ học viên, giảng viên học tập, công tác.
Dự án xây dựng cơ sở mới tại Phú Lương- Hà Đông hiện nay đã thực
hiện xong công tác giải phóng mặt bằng…
6. Một số giải pháp cụ thể
- Một là: tiếp tục giữ vững, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng
bộ, nhà trường, trước hết là sự thống nhất trong lãnh đao, chỉ đạo của Đảng
ủy, Ban Giám hiệu, nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ chủ chốt từ
Trường đến các đơn vị…
- Hai là: Bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ, giảng viên để vừa đảm
bảo nâng cao chất lượng giảng dạy; đồng thời có đủ 10% dự trữ để đưa đi
thực tế, đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao chất lượng đội ngũ của Nhà trường trên
cả hai mặt phẩm chất và năng lực
- Ba là: Tiếp tục phát huy dân chủ trong hoạt động của Đảng bộ, Nhà
trường; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, giảng viên,học
viên. Gắn học tập với rèn luyện phẩm chất, đạo đức của người cán bộ, cơng
chức ngay trong q trình tập trung đào tạo tại trường.
- Bốn là: Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học để dạy
tốt, học tốt, phục vụ tốt đóng góp vào việc tổng kết thực tiễn của Thành phố.
II. Vài nét về khoa công tác Đảng
1.Lịch sử Khoa
1.1. Khoa Công tác Đảng trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong từ
khi thành lập đến tháng 8 năm 2008
1.1.1. Trường Lê Hồng Phong trước khi thành lập khoa Công tác Đảng
(1949-1993)
13


-


Là thời kỳ trường Lê Hịng Phong chưa hình thành các khoa

chun mơn, nội dung chương trình bồi dưỡng cán bộ cho Đảng bộ Thành
phố được soạn thảo và giảng dạy theo yêu cầu của từng nhiemj vụ và dối
tượng, sát với thực tế, phục vụ hai cuộc cách mạng chống Pháp và chống Mỹ,
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Băc. Trong giai đoạn này, công tác bồi
dưỡng những kiến thức về Đảng chiếm phần lớn nội dung chương trình giảng
dạy của trường. Điều đó phản ánh đúng nhiệm vụ của trường là bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ có bản lĩnh, có lập trường chính trị vững vàng.
-

Trong những năm chống Pháp, trường đã bồi dưỡng cán bộ với

nhiều loại hình, phục vụ nhiều mặt của cuộc kháng chiến. Các lớp “ Luyện
cán” đã được mở ra, các chuyên dề như : Lý thuyết dân chủ mới, Đạo đức
cách mạng theo lời Bác Hồ dạy đã được triển khai.
-

Sau ngày giải phóng Thủ đơ, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

của Đảng bộ Hà Nội đã hướng vào phục vụ nhiệm vụ Cải cách ruộng đất, cải
tạo xã hội chủ nghĩa. Tài liệu học tập do Ban Tuyên huấn TW biên tập có 3
nội dung: Đường lối cách mạng Việt Nam; Chính sách nơng thơn của Đảng;
Một số vấn đề xây dựng Đảng đã được Nhà nước thực hiện nghiêm túc và có
hiệu quả.
-

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Lịch sử


Đảng cộng sản Việt Nam được chú trọng nhiều hơn, gồm 6 chuyên đề ứng
với các giai đoạn Lịch sử Đảng. Phần Đường lới cách mạng gồm 13 bài và
phần Công tác xây dựng Đảng gồm 6 bài. Chương trình được giảng dạy từ
1962 đến 1973 và một số năm tiếp theo.
-

Từ năm 1973 trở đi, theo Dự thảo “ Xây dựng Trường Đảng Hà

Nội”, các khoa được hình thành trong đó có khoa “ Xây dựng Đảng”. Khoa “
Xây dựng Đảng” do đồng chí Đỗ Thế Giới phụ trách, tiếp tục phục vụ giảng
dạy theo chương trình sơ cấp và Trung cấp lý luận chính trị. Riêng Trung cấp
lý luận chính trị gồm 5 phần thì khoa Xây dựng Đảng đảm nhiệm phần II và
phần III.
14


-

Sau miền Nam giải phóng, Khoa được củng cố và phát triển.Các

khoa được tổ chức lại và khoa Xây dựng Đảng được tách ra làm 2 khoa: Khoa
Lịch sử Đảng và Khoa Xây dựng Đảng.
-

Đến năm 1990, Khoa đã tham gia giảng dạy 39 lớp Trung cấp lý

luận chính trị và 51 lớp nghiên cứu Nghị quyết Đại hội Đảng và bồi dưỡng
chun mơn… góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của các cán bộ
chủ chốt ở Thành phố.
-


Tháng 1 năm 1992, trường đã sát nhập hai khoa: Xây dựng Đảng

và Lịch sử Đảng, lấy tên khoa Công tác Đảng.
1.1.2. Sự phát triển của khoa Công tác Đảng trường Đào tạo cán bộ Lê
Hồng Phong từ năm 1993 đến năm 2008
-

Tháng 9/1993, trường Lê Hồng Phong được thành lập trên cơ sở

hợp nhất các trường: trường Lê Hồng Phong, trường Quản lý nhà nước Thành
phố và trường Đoàn trung cấp thành phố,
-

Trường đã giao nhiệm vụ cho Khoa Công tác Đảng phụ trách

những nội dung sau: giảng dạy Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng và Đường lối
chính sách của Đảng; quản lý các lớp lý luận chính trị, ngồi ra Khoa cịn
giảng dạy phần An ninh quốc phịng và Đối ngoại.Khoa có 6 đồng chí do thầy
Lê Tiến Mao làm trưởng khoa.
-

Tháng 6/1996, theo Quyết định của Giám đốc Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa được phân công giảng dạy 4 phần học: Tư
tưởng Hồ Chí Minh; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Xây Dựng Đảng, Một
số vấn đề về bảo vệ Tổ quốc và Đối ngoại.
-

Năm 1999, trên cơ sở các tư liệu, Trường đề nghị Thành ủy ra


quyết định công nhận ngày 12/11/1949 trở thành ngày thành lập trường Lê
Hồng Phong.
-

Năm 2003, Khoa được giao nhiệm vụ mới, là giảng dạy các

chuyên đề trong chương trình “ Bồi dưỡng nhận thức về Đảng” và “Đảng viên
15


mới”.Khoa đã sắp xếp, phối hợp với các khoa khác làm tốt nhiệm vụ, góp
phần phát triển Đảng của Đảng bộ Thành phố.
Như vậy, Khoa Công tác Đảng là một trong những khoa đảm nhiệm rất
nhiều nội dung chương trình chun mơn thuộc nhiệmvụ chính trị của trường.
Trong nhiều năm qua, Khoa đã vươn lên làm tốt nhiệm vụ của Trường, được
Nhà trường ghi nhận, học viên các lớp tin tưởng. Cán bộ giảng viên trong
khoa ln đồn kết giúp nhau, tạo bầu khơng khí làm việc tập thể có hiệu quả.
1.2.

Khoa Cơng tác Đảng trường Chính trị tỉnh Hà Tây từ khi thành

lập đến tháng 8 năm 2008
1.2.1. Những hoạt động gắn với công tác xây dựng Đảng từ khi thành
lập trường
Hà tây trước tháng 5 -1965 là hai tỉnh Hà Đơng- Sơn Tây. Mảnh đất có
bề dày truyền thống yêu nước, chống xâm lăng. Hà Tây có địa bàn chiến lược,
tiếp cận thủ dô Hà Nội- trung tâm kinh tế, chính trị và phong trào cách mạng
bao quanh cả nước.Để đảm bảo cho công cuộc kháng chiến thắng lợi, Đảng
bộ Hà Tây đặc biệt quan tâm công atcs xây dựng Đảng, trong đó coi trọng

cơng tác bồi dưỡng cán bộ.
-

Cơng tác huấn luyện cán bộ 1945-1954

+

Tính đến cuối năm 1949, phong trào kháng chiến ở Sơn Tây hết

sức quyết liệt và khó khăn. Cơng việc kháng chiến là trọng tâm nhưng Tỉnh
ủy vẫn đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ. Những tháng cuối năm
1949, Ban huấn luyện đã mở được một số lớp cho cán bộ huyện, xã. Địa điểm
mở lớp tại huyện Lâm Thao ( Phú Thọ), Vĩnh Tường( Vĩnh Yên). Nội dung
huấn luyện: nội dung cơ bản về Lý luận Mác- Lenin, đường lối kháng chiến,
công tác mặt trận, nhiệm vụ công tác, phương pháp công tác vùng địch hậu.
+

Dưới sự lãnh đạok trực tiếp của Liên khu ủy từ năm 1952-1953,

Trường chính trị Đảng Hà Đơng- Sơn tây được thành lập.

16


+

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm

lược, Đảng thường sun quan tâm đến cơng tác đâị tạo, huấn luyện cán bộ
trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, hành chính… coi đây là nền tảng để cuộc

kháng chiến thắng lợi.
+

Vượt qua mọi khó khăn, trường đã hồn thành nhiệm vụ được

giao, góp phần cho thắng lợi chung của địa phương và cả nước.
+

Ngày 10/4/1965, Bộ chính trị TW Đảng ra quyết định 113-

NQTW quyết định hợp nhất tỉnh Hà Đông- Sơn Tây thành một đơn vị hành
chính lấy tên là Tỉnh Hà Tây dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy và ủy ban nhân dân
trường Đảng Hà Đông- Sơn Tây được hợp nhất.
-

Công tác đào tạo- bồi dưỡng cán bộ trong 10 năm kháng chiến

chống Mỹ ( 1965-1975)
+

Thực hiện quyết định của Hội nghị tỉnh ủy Hà Tây (18-

23/5/1965), Trường Hà Đông – Sơn Tây sát nhập thành trường Đảng Hà
Tây.Trường Đảng tỉnh đã giúp các huyện : Đan Phượng, Thanh Oai mở thí
điểm 2 lớp ở trường Đảng Huyện theo chương trình mới cho 132 đồng chí
học, từ đó mở thêm các lớp khác theo chương trình sơ cấp cho các ủy viên và
đảng viên cấp xã.
-

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ của trường đảng giai đoạn


1976-1991
+

Chặng đường lịch sử từ 1976-1991 không dài nhưng là chặng

đường có nhiều biến động và để lại những dấu ấn của nhà trường trongh quá
trình xây dựng và phát triển. Cùng với sự phát triển của nhà trường, Khoa
công tác hiện nay, trước kia thuộc các khoa Lịch sử Đảng và Đường lối cách
mạng Việt Nam và khoa Xây dựng Đảng.
+

Về mặt tổ chức biên chế vào giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn:

mỗi khoa có từ 3- 4 giảng viên, ngồi số ít cán bộ phụ trách khoa, còn lại là

17


học viên lớp trung cấp lý luận khóa I-II được nhà trường bổ sung tuyển chọn
về khoa làm công tác giảng dạy.
1.3. Khoa Công tác Đảng với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
trong công cuộc đổi mới (1992-2008)
-

Thực hiện quyết định số 88-QĐTW ngày 5/9/1994 về việc thành

lập các trường chính trị Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW, ngày 20/10/1994,
Ủy ban nhân dân tỉnh ra nghị quyết số 469/ QĐUB đổi tên trường chính trịu
hành chính Hà Tây thành trường chính trị tỉnh Hà Tây. Khoa Lịch sử Đảng và

Khoa Xây dựng Đảng được sát nhập lấy tên là khoa Xây dựng Đảng. Khoa
Xây dựng Đảng phân công giảng dạy 4 môn: Lịch sử công tác Đảng cộng sản
Việt Nam; Những vấn đề về quốc phòng an ninh và chính sách đối ngoại; Tư
tưởng Hồ Chí Minh; Xây dựng Đảng
-

Dưới sự lãnh đạo của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào

tạo cán bộ chất lượng đội ngũ giảng viên. Cán bộ phấn đấu học tập không
ngừng nâng cao trình độ, hồn thành tốt nhiệm vụ.
-

Nhiệm vụ: Thực hiện nghiêm túc chương trình giảng dạy và

cơng tác chủ nhiệm ở các lớp, chấm bài kiểm tra, bài thi, ra đề thi, kiểm tra
các môn do khoa phụ trách..,
-

Thực hiện nghiêm túc chương trình tập huấn, bồi dưỡng chun

mơn nghiệp vụ do hiệu trưởng phân công, nâng cấp nghiệp vụ cho giảng viên.
-

Ngoài chức năng giảng dạy, khoa phải thực hiện các nhiệm vụ

khác như:Nghiên cứu khoa học; Nghiên cứu thực tế; Tham gia các hoạt động
chung của Nhà trường.
* Hiện nay, cán bộ công chức của khoa Công tác Đảng bao gồm 10
cán bộ, giảng viên.
STT


HỌ VÀ TÊN

18

CHỨC VỤ


1

Phạm Thị Hợi

Trưởng khoa

2

Nguyễn Hồng Sơn

Phó

Trưởng

Phó

Trưởng

khoa

3


Nguyễn Thị Mai
khoa

4

Trần Đại Nơng

Giảng viên

5

Lê Văn Đãi

Giảng viên

6

Bùi Thị Oanh

Giảng viên

7

Đặng Thị Minh Hảo

Giảng viên

8

Phùng Thị Kim Oanh


Giảng viên

9

Hoàng Huy Thịnh

Giảng viên

10

Lê Thị Hải Hà

Giảng viên

19


PHẦN III
QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN
BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Trong thời gian kiến tập tại Trường ĐTCB Lê Hồng Phong, em đó dự 6
buổi giảng thuộc chuyên nghành và đó tham gia các hoạt động khác do
Trường và Khoa tổ chức. Cụ thể là:
* Thời gian kiến tập từ ngày 23 tháng 04 năm 2012 đến ngày 18
tháng 05 năm 2012.
1. Sáng ngày 24/04/2012
Dự giờ giảng môn Xây dựng Đảng
Bài: Thực hành soạn thảo văn bản Đảng
Giảng viên: Nguyễn Thị Mai

Đối tượng học viên: Cán bộ cơ sở
Phương pháp giảng dậy: Thảo luận nhóm
Nội dung bài giảng:
- Hệ thống lý thuyết đã học ở bài trước
- Chia nhóm ra thảo luận: Đưa ra một văn bản yêu cầu cỉnh sửa lại văn
bản đó cho phù hợp là một văn bản Đảng
- Giảng viên chữa văn bản đã yêu cầu
2. Chiều ngày 24/04/2012
Dự giờ giảng môn Xây dựng Đảng
Bài: Thực hành soạn thảo văn bản Đảng (tiếp)
Giảng viên: Nguyễn Thị Mai
Đối tượng học viên: cán bộ cơ sở
20



×