Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Lập quy trình công nghệ tàu container 1700 TEU tại tổng công ty CNTT bạch đằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78 KB, 4 trang )

MỞ ĐẦU
Trong mục tiêu của Đảng và nhà nước để đất nước ta trở thành một nước
công nghiệp vào năm 2020, thì đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của
nền kinh tế đất nước phải kể đến ngành giao thông vận tải. Đó là mạch máu giao
thông cho sự giao lưu kinh tế, văn hoá chính trị của tất cả các nước nói chung và
nước ta nói riêng. Ngoài đường bộ, đường sắt, đường hàng không thì giao thông
vận tải đường thuỷ giữ một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng
như an ninh quốc phòng của đất nước.
Mặt khác đất nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lại có hơn 3000 km
bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam. Đó là một lợi thế rất lớn cho sự phát triển giao
thông vận tải thuỷ mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải đường
thuỷ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như giao lưu hợp tác quốc
tế. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà Nước ta đã đặc biệt quan tâm đầu tư
phát triển ngành công nghiệp Đóng Tàu, coi công nghiệp Đóng Tàu là một
ngành công nghiệp mũi nhọn làm động lực cho sự phát triển kinh tế của đất
nước trong thế kỉ mới và phấn đấu từng bước đưa ngành công nghiệp Đóng Tàu
của nước ta trên con đường hội nhập với nền công nghiệp Đóng Tàu của các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Là một sinh viên ngành đóng tàu – Khoa thiết kế và công nghệ đóng tàu –
Trường đại học Hàng Hải Việt Nam , em rất tự hào về ngành nghề mà mình
đang theo học. Đồng thời cũng nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của một kĩ sư
đóng tàu tương lai đối với sự phát triển của ngành công nghiệp Đóng Tàu trong
nước, em muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung
của đất nước.
Trong thời gian học tập tại Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam, được sự
giúp đỡ dạy bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô trong
khoa TK & CN Đóng Tàu. Em rất vinh dự là 1 trong số 58 sinh viên lớp ĐTA-
47ĐH1 được nhận đề tài thiết kế tốt nghiệp chính thức trong đợt này.
Đề tài thiết kế tốt nghiệp của em là: “Lập quy trình công nghệ tàu
Container 1700 TEU tại Tổng công ty CNTT Bạch Đằng ”.


Vì thời gian chỉ có 10 tuần và trình độ của một sinh viên để làm nên thiết
kế tốt nghiệp của em không tránh khỏi những sai lầm thiếu sót, em rất mong
nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo cũng như các bạn sinh viên để
thiết kế tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn , giúp em có một kiến thức tổng
hợp vững vàng hơn khi ra trường công tác.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, cô trong trường, khoa TK &
CN Đóng Tàu và đặc biệt được sự giúp đỡ rất tận tình của thầy giáo: PGS.TS.
Phạm Tiến Tỉnh đã giúp em hoàn thành thiết kế tốt nghiệp này đúng tiến độ .
Hải Phòng 2010
Sinh viên thực hiện
Vũ Năng
1
1 . Lý do chọn đề tài
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của ngành Công Nghiệp Tàu Thuỷ
Việt Nam, để hội nhập với các nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển
như: Nga, Mỹ, Nhật, ý, Hàn Quốc, BaLan … Ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt
Nam đang quy hoạch và xây dựng chương trình khoa học công nghệ đóng tàu.
Đặc biệt chú trọng vào trong các công ty, nhà máy đóng tàu trong cả nước từ
Bắc vào Nam tạo ra một quy mô nhà máy đóng tàu không chỉ thực hiện tin học
hoá từng công đoạn quản lý và sản xuất (thiết kế thi công, cắt tôn, uốn ống quản
lý vật tư, kế toán …) Nên có xu hướng mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị của
nhà máy ngày càng hiện đại, mô hình hoá toàn bộ quá trình đóng tàu dưới dạng
nhà máy đóng tàu ảo (đó là các mô hình về phân, tổng đoạn, cả con tàu…) Mô
hình công đoạn. Vận chuyển các tôn và các mô hình tài nguyên của nhà máy
( triền đà, ụ, bệ lắp ráp, cần cẩu …). Với thực tế hiện nay áp dụng vào Công ty
công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu, Công ty đóng tàu Bạch Đằng, Hạ Long
Xuất phát từ nhu cầu thực tế phục vụ sản suất . Trong quá trình học tập tại
trường , thực tập tốt nghiệp tại công ty . Em đã vinh dự được Khoa TK & CN
Đóng tàu giao đề tài : “Lập quy trình công nghệ tàu Container 1700 TEU tại
Tổng công ty CNTT Bạch Đằng ”.

2. Mục đích
Vận dụng kiến thức đã học và đi thực tập thực tế vào cụ thể thi công đóng
mới tàu trong công ty, làm quen với thực tế sản suất trong công ty, tìm hiểu
công ty về tài nguyên, trang thiết bị, hồ sơ thiết kế, công nghệ …. Tạo cho em
hoàn chỉnh thống nhất trình tự công nghệ, thi công đóng mới tàu
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Dựa vào năng lực của nhà máy, điều kiện thực tiễn. Kết hợp với những
kiến thức chuyên môn đã được học trong trường, nghiên cứu các tài liệu chuyên
ngành đóng tàu cùng với những góp ý quý báu của các thầy cô và các kỹ sư đàn
anh trong ngành đóng tàu.
4. Ý nghĩa thực tế của đề tài nghiên cứu
2
Thế kỷ XXI là thế kỷ của kinh tế biển. Vươn ra biển là một trong những
sách lược quan trọng của Việt Nam mà ngành đóng tàu là một điểm nhấn được
Đảng, chính phủ tạo cho những hành lang pháp lý thuận lợi xây dựng thành một
ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Những con tàu 6500 tấn, 13.500 tấn,
và 22.500 tấn và 53.000 tấn đạt tiêu chuẩn quốc tế lần lượt xuất xưởng từ các
đơn vị thành viên là các Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nam Triệu, Hạ Long…
đánh dấu một bước tiến quan trọng về ứng dụng công nghệ mới của Ngành công
nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Hầu hết các Nhà máy của VINASHIN đã từng bước
áp dụng công nghệ cao của các nước tiên tiến chuyển giao để cho ra đời những
con tàu có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Xu hướng đóng tàu theo module là
biện pháp tốt nhất để các cơ sở đóng tàu của ta thực hiện thành công các đơn
hàng của các công ty vận tải trong nứơc cũng như nước ngoài . Nó là tiêu chí
bắt buộc để các dự án nâng cấp hoặc xây dựng mới các nhà máy đóng tàu cần
tính đến nhằm tiết kiệm kinh phí đầu tư, lựa chọn trang thiết bị và xây dựng các
quy trình công nghệ phù hợp. Với những ưu điểm vượt trội so với cách làm
thông thường, phương pháp đóng tàu theo module rút ngắn đến 40% thời gian
tàu nằm trên đà (con số khiêm tốn do ta mới bắt đầu ứng dụng công nghệ này)
so với phương pháp đấu đà hình tháp bởi vì thời gian nằm đà lúc này chỉ là công

việc đấu ghép các module với nhau, hơn nữa cùng một lúc có thể triển khai được
nhiều bộ phận chuyên môn khác như: hệ thống đường ống, hệ thống điện, hệ
thống neo, hệ thống lái…. mà trước đây phải chờ nhau.
Về cơ bản phương pháp đóng tàu theo module là việc lắp ráp con tàu từ
các tổng đoạn khối (Block) trên đó đó lắp đặt sẵn các trang thiết bị cố định. Các
công đoạn chế tạo phân tổng đoạn hoàn toàn không có gì mới, nhưng phải đảm
bảo độ chính xác cao hơn về lượng dư gia công, vị trí lắp đặt hệ ống… và đặc
biệt các thiết bị trên tàu được lắp ráp ngay từ những công đoạn đầu. Do đó đòi
hỏi Nhà máy phải có điều kiện cơ sở vật chất đạt đến một trình độ nhất định,
đồng bộ giữa khâu thiết kế công nghệ và thi công, trình độ của người thợ… phải
được trang bị công nghệ tự động hoá tối thiểu như triển khai tôn vỏ bằng phần
3
mềm chuyên dùng kết hợp với việc trang bị các trang thiết bị: cẩu đủ lớn để
nâng được một đơn vị là module lớn nhất của con tàu được đóng (thường trên
150 tấn đối với tàu cỡ 15.000 DWT), máy sơ chế tôn, máy hàn cắt tự động, bệ
lắp ráp đủ tiêu chuẩn… để sao cho Giảm chi phí đóng tàu , tăng năng suất trong
đóng tàu , giảm chi phí vật tư … Chất lượng sản phẩm cao …
4

×