Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 172 trang )

́
BỘ GIAO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
̀
TRƢƠNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HOÀNG YẾN

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, NGỮ NGHĨA
CỦA HÀNH ĐỘNG CHỬI QUA LỜI THOẠI
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM

́
́
LUẬN AN TIÊN SĨ NGƢ̃ VĂN

NGHỆ AN - 2014


́
BỘ GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
̀
TRƢƠNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HOÀNG YẾN

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, NGỮ NGHĨA
CỦA HÀNH ĐỘNG CHỬI QUA LỜI THOẠI
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀ NH: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 62 22 01 01



́
́
LUẬN AN TIÊN SĨ NGƢ̃ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

GS. TS. ĐỖ THỊ KIM LIÊN

NGHỆ AN - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Trần Thị Hồng Yến


1

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 8
4. Đối tượng nghiên cứu và nguồn dẫn liệu ............................................................. 9

5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 9
6. Đóng góp của luận án ........................................................................................ 10
7. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 10
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 11
1.1. Lý thuyết hội thoại.......................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm hội thoại ......................................................................................... 11
1.1.2. Các vận động hội thoại ................................................................................... 11
1.1.3. Các đơn vị hội thoại ........................................................................................ 13
1.2. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ ................................................................... 19
1.2.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ ............................................................... 19
1.2.2. Phân loại hành động ngôn ngữ ................................................................. 21
1.2.3. Điều kiện sử dụng hành động ở lời và việc phân loại các hành động
ở lời ......................................................................................................... 22
1.2.4. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi........................................................ 26
1.3. Hành động chửi với vấn đề lịch sự trong hội thoại .......................................... 28
1.3.1. Khái niệm hành động chửi .............................................................................. 28
1.3.2. Phân biệt hành động chửi trong văn bản nghệ thuật với hành động
chửi trong giao tiếp đời thường ......................................................................31
1.3.3. Lịch sự trong hội thoại .................................................................................... 34
1.3.4. Quan hệ giữa hành động chửi với vấn đề lịch sự trong hội thoại ............... 36
1.4. Truyê ̣n ngắ n và đặc trưng lời thoại nhân vật trong truyê ̣n ngắ n Viê ̣t Nam ....... 37
1.4.1. Truyê ̣n ngắ n và đặc trưng lời thoại nhân vật trong truyê ̣n ngắ n .................. 37
1.4.2. Chức năng của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn ....................................39
1.5. Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 41


Chƣơng 2. NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI HÀNH ĐỘNG CHỬI
QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM ....................................................................................... 42
2.1. Điều kiện xác định hành động chửi ................................................................. 42

2.2. Dấu hiệu nhận diện hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện
ngắn Việt Nam ...................................................................................................... 45
2.2.1. Dựa vào lời dẫn thoa ̣i ...................................................................................... 45
2.2.2. Dựa vào biểu thức ngữ vi ................................................................................ 52
2.3. Phân loại hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam ....... 60
2.3.1. Căn cứ phân loại hành động chửi ...................................................................60
2.3.2. Các nhóm hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn
Việt Nam .......................................................................................................... 62
2.4. Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 71
Chƣơng 3. CẤU TRÚC HÀNH ĐỘNG CHỬI QUA LỜI THOẠI
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM..................... 73
3.1. Khái niệm cấu trúc .......................................................................................... 73
3.2. Cấu trúc tham thoại chứa hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong
truyện ngắn Việt Nam ........................................................................................... 74
3.2.1. Khái quát về hành động chửi và hành động đi kèm hành động chửi ........... 74
3.2.2. Kết quả thống kê số lượng hành động chửi và hành động đi kèm
hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam ........... 75
3.3. Mô tả hành động chửi và hành động đi kèm hành đô ̣ng chửi qua lời thoại
nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam .................................................................... 76
3.3.1. Mô tả hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt
Nam .................................................................................................................. 76
3.3.2. Mô tả hành động đi kèm hành đô ̣ng chửi qua lời thoại nhân vật trong
truyện ngắn Việt Nam ..................................................................................... 94
3.3.3. Liên kết giữa hành động chửi với hành động đi kèm hành đô ̣ng chửi
qua lời thoa ̣i của nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam ............................. 101
3.4. Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 103


Chƣơng 4. NGỮ NGHĨA HÀNH ĐỘNG CHỬI QUA LỜI THOẠI
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM................... 105

4.1. Khái quát về nghĩa trong phát ngôn .............................................................. 105
4.1.1. Khái niệm nghĩa trong phát ngôn ................................................................. 105
4.1.2. Các nhân tố chi phối ngữ nghĩa hành động chửi ......................................... 106
4.2. Các nhóm ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong
truyện ngắn Việt Nam ......................................................................................... 120
4.2.1. Thống kê số lượng các nhóm ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời
thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam ................................................ 120
4.2.2. Mô tả các nhóm ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân
vật trong truyện ngắn Việt Nam ................................................................... 122
4.3. Đặc trưng văn hóa ứng xử của người Việt thể hiện qua thành tố ngữ
nghĩa hành động chửi của nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam ......................... 129
4.3.1. Sử dụng từ ngữ chỉ tâm linh trong hành đô ̣ng chửi ..................................... 129
4.3.2. Sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ gia đình, thân tộc ............................................ 131
4.3.3. Sử dụng từ ngữ chỉ nghề nghiệp xấu bi ̣lên án ............................................ 132
4.3.4. Sử dụng từ ngữ tục tĩu, những từ chỉ bộ phận kín của cơ thể ..................... 134
4.3.5. Sử dụng từ ngữ gọi con vật bị xem xấu xí, tầ m thường.............................. 135
4.3.6. Sử dụng từ ngữ gọi tình trạng cơ thể khơng bình thường ........................... 135
4.4. Vai trò của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam ..... 137
4.4.1. Góp phần thể hiện phong cách, ý đồ nghê ̣ thuâ ̣t của tác giả....................... 137
4.4.2. Góp phần thể hiện đặc điểm tâm lý tiêu cực của nhân vật ......................... 141
4.4.3. Góp phần thể hiện đặc điểm tính cách, số phận của nhân vật .................... 143
4.5. Tiểu kết chương 4 ......................................................................................... 146
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 149
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................... 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 153
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN LÀM VÍ DỤ .............................................................. 163


MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ

Trang
Bảng 2.1.

Các nhóm hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn
Việt Nam ........................................................................................... 62

Bảng 3.1.

Thống kê tham thoại có hành đơ ̣ng chửi và hành đô ̣ng đi kèm
qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam ............................ 75

Bảng 3.2.

Thống kê tham thoại có một hay nhiều hành đơ ̣ng chửi ...................... 76

Bảng 3.3.

Thống kê tham thoại có hành đơ ̣ng

chửi và hành đô ̣ng đi kèm

hành động chửi .................................................................................. 78
Bảng 3.4.

Thống kê số lượng tham thoại có hành đơ ̣ng đi kèm hành đô ̣ng
chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam ..................... 94

Bảng 4.1.

Thống kê các mối quan hệ thân cận giữa vai chửi và vai bị chửi ...... 108


Bảng 4.2.

Thống kê số lượng hành động chửi của nhân vật nam và nhân vật
nữ trong truyện ngắn Việt Nam ........................................................ 112

Bảng 4.3.

Thống kê số lượng hành động chửi nhân vật xét theo quan hệ vị thế .... 115

Bảng 4.4.

Bảng thống kê các nhóm ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại
nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam ............................................... 121


BẢNG CHÚ THÍCH KÍ HIỆU VIẾT TẮT

TT

Nội dung viết tắt

Kí hiệu viết tắt

1

Người nói

Sp1


2

Người nghe

Sp2


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Cùng với sự phát triển của lý thuyết ngữ dụng học, các hành động nói
năng nói chung và các tiểu nhóm hành động ngơn ngữ nói riêng thực sự được quan
tâm nghiên cứu ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn. Ở hình thức lời nói cá nhân, các
sự kiện ngơn ngữ quen thuộc có đích giao tiếp lịch sự đã được các nhà nghiên cứu
chú ý tìm hiểu như hành động hỏi, hành động cầu khiến, hành động trần thuật, hành
động cho tặng, hành động rào đón, hành động khen… Tuy vậy, hành động ngôn
ngữ kém lịch sự chưa được quan tâm nhiều hoặc quan tâm chưa đầy đủ, đặc biệt là
hành động chửi. Đây là hành động thường được sử dụng trong khẩu ngữ lẫn trong
tác phẩm văn chương, thế nhưng, vẫn chưa có đề tài luận án tiến sĩ nào tìm hiểu
hành động này.
1.2. Trong thực tiễn giao tiếp hàng ngày, con người ln tìm cách sử dụng
ngơn từ một cách lịch sự, văn hoá tạo ra sự gần gũi, thân mật. Vậy nhưng, cũng có
lúc, vì lý do nào đấy, sự giao tiếp khơng nhằm tới mục đích lịch sự, mà ngược lại.
Hành động chửi được sử dụng thuộc nhóm mục đích giao tiếp thứ hai này.
Chửi là một kiểu hành động ngôn ngữ thường gặp, quen thuộc với nhiều
người ở mọi thời đại, mọi dân tộc, ở mọi tầng lớp khác nhau. Theo quan niệm
chung của xã hội, chửi thường được xem là hiện tượng “kém văn hoá”, vì thế nó bị
phê phán, lên án và hạn chế phạm vi sử dụng, nhất là ở nơi công cộng. Trên thực tế,
hành động chửi vẫn tồn tại và phát triển trong lời nói ở nhiều giai tầng xã hội khác

nhau, cả những người có trình độ văn hố thấp lẫn những người có trình độ văn hố
cao, cả nam lẫn nữ, cả người cao tuổi lẫn người ít tuổi. Trong văn bản nghệ thuật,
hành động chửi cũng được nhà văn sử dụng để miêu tả lời thoại nhân vâ ̣t một cách
sâu sắc, từ góc nhìn nghệ thuật. Vì vậy, chúng khơng cịn là hiện tượng ngoại lệ, bị
gạt bỏ mà cần được xem xét, nghiên cứu. Nghiên cứu hành động chửi sẽ góp phần
tìm hiểu những cơ chế tâm lý bức xúc của người nói dẫn đến hành động chửi như
một hiện tượng xã hội. Việc tìm hiểu cấu trúc, ngữ nghĩa của một hành động như
thế không cịn là hiện tượng ngoại biên mà mang tính phổ quát cho nhiều ngôn ngữ,


2
theo chúng tôi là việc làm cần thiết. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số
nhận xét biểu hiện đặc trưng tư duy - văn hoá trong giao tiếp của người Việt.
1.3. Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, chúng ta bắt gặp hành động chửi
thường xuất hiện ở chợ, ở nơi xếp hàng mua vé, ở bệnh viện, trong lúc họp hành,
khi tham gia giao thông và ngay cả trong gia đình,… Và đ ặc biệt, trong văn bản
nghệ thuật, hành động chửi được các nhà văn sử dụng qua lời thoại nhân vật ở
những ngữ cảnh khá đa dạng. Do giới hạn của đề tài, chúng tơi chỉ đi sâu tìm hiểu
hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại, tiêu
biểu nhất là của các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp,
Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh… Việc nghiên cứu hành động chửi qua lời thoại nhân
vật trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại góp phần chỉ ra cách thức tổ chức lời nói
vốn có diê ̣n ma ̣o sinh động, đa dạng tồn tại trong đời thường, được hư cấu, chọn lọc
nhờ lăng kính thẩm mỹ và đặc điểm phong cách nghệ thuật của các nhà văn. Đồng
thời, tìm hiểu hành động này, chúng tơi mong muốn đươ ̣c cung cấp thêm những cứ
liệu phù hợp, làm phong phú lý thuyết hội thoại.
Với những lý do lý luận và thực tiễn nói trên, chúng tơi lựa chọn đề tài: Đặc
điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện
ngắn Việt Nam.
́

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CƢU
Theo hướng nghiên cứu hành động ngơn từ, hướng nghiên cứu có mối liên
hệ trực tiếp với đề tài, năm 1955, có J.L. Austin đã phát hiện ra bản chất của ngôn
ngữ “Khi chúng ta nói năng là chúng ta đang thực hiện một loại hành động đặc biệt
mà phương tiện là ngôn ngữ. Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một
người nói (người viết) nói ra một phát ngơn cho người nghe (hoặc người đọc) trong
ngữ cảnh. J.L. Austin cho rằng có 3 loại hành động ngơn ngữ lớn: hành vi tạo lời
(acte locutoire), hành vi mượn lời (acte perlocutoire) và hành vi ở lời (acte
illocutoire) [10, tr.88]. Các chỉ dẫn về các hành động ngôn từ của J.L. Austin cho
thấy vai trị quan trọng của hiệu lực phát ngơn trong ngữ cảnh. Đặc biệt là hiệu lực
hành vi phát ngơn ở lời. Trong đó, các phát ngơn ngữ vi là sản phẩm cũng là
phương tiện tạo ra giá trị hành chức hiển ngôn và hàm ngôn của các hành vi ở lời.


3
Dựa các động từ ngữ vi, J.L. Austin tiếp tục phân loại thành các phạm trù: (1) phán
xử (verditives, verditifs); (2) hành xử (exrcitives, exercitifs); (3) cam kết
(commisives, commissifs); (4) trình bày (expositives, expositifs); (5) ứng xử
(behabitives, comportementaux). Trong những nhóm trên, tác giả xếp nguyền rủa
(chửi) vào phạm trù ứng xử thể hiện hành động phản ứng với cách xử sự của người
khác, đối với các sự kiện có liên quan.
J.R. Searle (1975) sử dụng 4 tiêu chí: đích ở lời, hướng khớp ghép, trạng thái
tâm lý và tiêu chí nội dung mệnh đề, đã phân lập được 5 loại hành vi ở lời. Đó là:
tái hiện (representatives), điều khiển (directives, directifs), cam kết (commissives,
commissifs), biểu cảm (expresives, expressifs), tuyên bố (declarations, declaratifs)
[10, tr.125]. Theo cách phân loại này, hành động chửi xếp vào nhóm biểu cảm. Vì
đích ở lời của nhóm biểu cảm là bày tỏ trạng thái tâm lý phù hợp với hành vi ở lời
(vui thích/khó chịu, mong muốn/rẫy bỏ, v.v…). Trạng thái tâm lý thay đổi tùy theo
mỗi hành vi; nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó của Sp1
hay của Sp2.

Tiếp theo, tác giả H.D. Grice, khi nghiên cứu lý thuyết hội thoại, đã phân thành
4 phương châm: lượng, chất, quan hệ và cách thức. Về cách thức giao tiếp, theo ông,
nên dựa vào quy tắc tôn trọng thể diện người hội thoại để tránh lối nói gây nên tác động
xấu đối với người nghe, làm cho họ cảm thấy tủi thân hoặc “mất mặt”. Như vậy, thái
độ của người nói cần khiêm tốn khi tham gia giao tiếp cùng người khác.
Nhìn chung, các tác giả ngồi nước có đề cập đến hành động chửi và xem nó
như một tiểu nhóm hành động ngơn ngữ trong khi phân loại.
Ở trong nước, các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về hành động chửi trong
giao tiếp của người Việt đã được khai thác tư liệu trên hai nguồn chính: lời nói hàng
ngày và lời thoại nhân vật tác phẩm văn học (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết,
kịch, ca dao…). Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu chủ yếu phân tích, lý giải
cơ chế tạo hành động chửi và biểu hiện của chúng trên cơ sở nguồn tư liệu thứ hai.
Có thể điểm đến các cơng trình như:
Cuốn Ngoa ngữ trong dân gian Việt Nam (1998) do soạn giả Nguyễn Văn
Hoa sưu tầm đã cho thấy sự dụng công của việc tập hợp các lời chửi trong dân


4
gian Việt Nam. Tác giả đã lí giải rất sinh động nguồn gốc các lời chửi và nêu ra
nguyên tắc hình thành tiếng chửi trong dân gian. Theo tác giả, “ngoại trừ tiếng
chửi nựng yêu con cháu hoặc tiếng răn đe kiểu “đóng cửa trong nhà bảo nhau của
bà nội, bà ngoại, bà dì, bà cơ… cịn lại, theo tơi, do tâm trạng nặng nề, cáu giận,
thù ghét mà phải bật lên tiếng chửi. Đó là võ miệng cần thiết để hạ nhục đối
phương, tiếng chửi càng to, càng kéo dài, càng sâu sắc, càng tục tĩu thì càng áp
đảo mạnh đối phương” [47, tr.38].
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong chuyên khảo Ngữ nghĩa lời hội thoại (1999)
đã đi sâu vào các vấn đề chủ chốt nhất của ngữ nghĩa lời hội thoại với những yếu tố
cấu thành lời hội thoại (lời trao - lời đáp) qua các hành động ngôn từ. Tác giả đã chỉ
ra cách thức thực hiện và sự tương tác lời trao - lời đáp trong các vai trao - đáp
trong lời hội thoại. Tác giả viết: nếu “lời trao là một câu đe doạ, là lời chửi rủa

thách thức hay lời cảnh báo” thì lời đáp “là sự bác bỏ hay hưởng ứng”. Tác giả còn
biện giải cụ thể qua từng cặp tương ứng, đó là: a) nếu “Lời trao là một câu đe doạ sẽ
thực hiện hành động chân tay” thì “Lời đáp là một sự bác bỏ về hành vi đe doạ”, b)
nếu “Lời trao là một câu thách thức” thì “Lời đáp gián tiếp bác bỏ nội dung câu
thách thức”, c) nếu “Lời trao là câu thách thức” thì “Lời đáp cơng khai tấn cơng lời
thách thức đó”, “Lời trao là một lời cảnh báo, nhắc nhở. Lời đáp gián tiếp bày tỏ
thái độ không hợp tác, không thân thiện, chửi cạnh khoé”; d) nếu “Lời trao là một
lời thách thức có tính giải trình nhằm gián tiếp chửi cạnh khóe người nghe thì lời
đáp cũng thể hiện thái độ thách thức” [71, tr.155]. Có thể nói, cùng với 5 tiểu nhóm
trên là những ví dụ minh họa hết sức thú vị, phù hợp cho từng cặp trao - đáp, gợi ý
cho người đọc về mối quan hệ liên nhân giữa các nhân vật khi tham gia giao tiếp.
Tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam (1999) nhận
xét về nghệ thuật ngôn từ Việt Nam qua lời chửi, ơng đã khẳng định: “Thậm chí
ngay cả trong việc chửi, người Việt cũng chửi bài bản, cân đối, nhịp nhàng, đầy
chất thơ, không chỉ lời chửi mà cả cách chửi, dáng điệu chửi... cũng mang tính nhịp
điệu. Với lối chửi có vần điệu, cấu trúc chặt chẽ, người Việt có thể chửi từ giờ này
sang giờ khác mà khơng nhàm chán. Đó là một “nghệ thuật độc đáo mà có lẽ khơng
một dân tộc nào trên thế giới có thể có được” [114, tr.162]. Đứng ở góc độ nghiên


5
cứu ngơn ngữ liên văn hố , chúng tơi khẳ ng đinh sự cần thiết của việc tìm hiểu và
̣
lý giải hành động ngôn ngữ này.
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt - các phát ngôn đơn phần (2006), tác giả
Phan Mậu Cảnh, khi phân loại các phát ngôn đã xếp phát ngôn phản ứng gồm: lời
chửi, mắng, mỉa mai, chế giễu,... Trọng tâm của các hành động ngơn ngữ đó là chửi.
Trong phần trình bày của mình, tác giả có nhắc đến kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Thị Tuyết Ngân với 4 nhóm từ ngữ có nghĩa xấu, phóng đại.
Tuy vậy, ở phần này, tác giả không chú ý đến ngữ cảnh xuất hiện của lời

thoại nhân vật.
Trong luận án Khảo sát lời độc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Minh Châu (2010), tác giả Lê Thị
Sao Chi đưa ra bức tranh tổng hợp về kết quả phân loại các hành động ngôn từ biểu
thị qua lời độc thoại nội tâm nhân vật rất chi tiết, sinh động. Trong đó, kết quả
thống kê cho thấy hành động chửi xuất hiện với tần số khá lớn, phản ánh nhu cầu
giải phóng tâm trạng nhân vật trước những áp lực, đồng thời thể hiện thái độ phản
ứng quyết liệt của nhân vật khi biện luận, đánh giá, phê bình những tình huống, sự
kiện trái lẽ thường xảy ra trong cuộc sống. Lời độc thoại nội tâm đã tồn tại với tư
cách là một dạng lời thoại để thực hiện mục đích giao tiếp nên nó có dấu hiệu nhận
diện và phương tiện thể hiện. Tuy vậy, giữa hành động chửi trong lời độc thoại và
lời đối thoại có sự phân biệt, điển hình là sự phân biệt về đích ngơn trung. Ở lời độc
thoại, hành động chửi không hướng lời đến vai nghe, cịn ở lời đối thoại, hành động
chửi xác định có đối tượng tiếp nhận lời trực tiếp [12].
Trong bài báo Đặc trưng ngơn ngữ, văn hố trong các lối chửi của người
Việt, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Ngân chú ý đến tiêu chí “phản chuẩn mực xã hội”
của hành động chửi. Bởi đây là tiêu chí có khả năng khu biệt nhằm tách hành động
chửi ra khỏi nhóm các phản ứng ngơn từ. Đồng thời, tác giả đi vào tìm hiểu hình
thức thể hiện lời chửi và phân loại các kiểu chửi dựa vào nội dung và đích ngơn
trung [83, tr.92].
Với bài Về lời chửi của người Việt (2001), Phan Mậu Cảnh tiếp tục khẳng
định: thái độ phản ứng của con người được thể hiện bằng những hành động chửi


6
sinh động, phong phú. Cấu tạo của các phát ngôn chửi chủ yếu là ngắn gọn nhưng
có khả năng khoét sâu mâu thuẫn giữa các mối quan hệ khi bản thân chủ ngơn nhận
thấy mình bị mất mát, thiệt thịi hay bị làm nhục. Về ý nghĩa, chửi là sự phản ánh
trực tiếp bằng ngôn ngữ biểu hiện trạng thái căng thẳng, căm tức, khinh bỉ, do vậy,
từ ngữ mang tính phóng đại. Về phạm vi, lời chửi khơng chỉ xuất hiện trong lời ăn

tiếng nói hàng ngày, hành động chửi được chuyển thành lời các nhân vật trong tác
phẩm mà còn thành những lời hát đối đáp trong ca dao dân ca... Như vậy, dù chỉ là
những suy nghĩ bước đầu, nhưng tác giả Phan Mậu Cảnh đã khẳng định sự tồn tại
của hành động chửi với những “lời lẽ tự nhiên trong những hồn cảnh khơng thể
khác được” [6, tr.317].
Luận án Sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt (cấu trúc và ngữ nghĩa) (2007)
của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến đã tìm hiểu cấu trúc biểu thức ngữ vi chê với các
thành tố của nó. Tác giả phân biệt biểu thức ngữ vi chê với một số biểu thức khác
có cấu trúc hoặc nội dung mệnh đề có khả năng nhầm lẫn với hành động chê, như
hành động miêu tả, hành động nhận xét, hành động chửi, hành động mắng, hành
động than, hành động khen. Trong đó, theo tác giả, giữa hành động chê và hành
động chửi, có những điểm khác nhau cơ bản sau: 1/ ở mức độ (sức mạnh) mà đích
tác động ở lời thực hiện; 2/ ở phong cách thực hiện hành vi; 3/ ở phương thức thể
hiện. Tuy nhiên, theo nhâ ̣n xét của tác giả , thực tế phân đinh ranh giới hành động
̣
chê và hành đ ộng chửi có những khó khăn , vì việc xác định hai hành động đó
thường mang tính chủ quan.
Tác giả Lương Thị Hiền trong cơng trình nghiên cứu Giá trị văn hố và
quyền lực đánh dấu qua hành động ngôn từ trong giao tiếp của người Việt (2008)
đã đưa ra một số kết luận: “Có những hành động ngôn từ chỉ xuất hiện trong giao
tiếp với người dưới mà không xuất hiện trong giao tiếp với người trên: cấm, cảnh
báo, cho phép, chê, chế giễu, chửi, chỉ đạo, khuyên can, mắng, mắng yêu, mỉa, nhắc
nhở, rủa, sai bảo, trách, yêu cầu” [41, tr.638]. Tuy vậy, ở bài báo này, chúng tôi
nhâ ̣n thấ y cần bàn thêm mô ̣t số điể m về hành động chửi. Thực tế, nhân vật sử dụng
hành động chửi khá đa da ̣ng, chứ không nhất thiết chỉ gồ m vai có tuổi tác, vị thế cao
hơn. Bởi vì, những người trẻ tuổi, có vị thế thấp hơn , có khi, cũng dùng lố i ứng xử


7
này với người lớn tuổi, có vị thế cao hơn chỉ vì lí d o bực tức nhất thời, hay vì sự

khó chịu được tích lũy, dồn nén trong mơ ̣t quá trình.
Trong bài viết Hiện tượng chửi của người Việt, từ thực tế đời sống đến ngôn
ngữ văn học, tác giả Ngàn Lâm đã nhận xét: “Trong cuộc sống hàng ngày, các bà
mẹ Việt vẫn thường răn dạy con cái: Thép vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói
năng nặng lời. Ấy thế nhưng, trên thực tế có một hiện tượng giao tiếp khá độc đáo,
đấy là hiện tượng chửi. Ở một góc nhìn nào đó, ta có thể thấy đó khơng phải là thứ
ngơn ngữ điêu toa, chợ búa, một hiện tượng phi ngôn ngữ… Từ trong cuộc sống và
qua việc tìm hiểu sự vận dụng linh hoạt ngôn ngữ dân tộc vừa thể hiện một nét tính
cách của người Việt bên cạnh việc sống trọng tình thiên về hồ hợp là thái độ quyết
liệt trước cái xấu của họ” [69]. Cách nhìn nhận vấn đề nói trên của tác giả đã khơng
theo mơ ̣t chiề u , phiế n diê ̣n mà đó là sự đánh giá phản ánh đúng mục đ ích của người
sử du ̣ng trong mỗi tinh huố ng nhấ t đinh.
̣
̀
Tác giả Lê Thuý Hà trong bài viết Các chiến lược phê phán của người Việt
cho rằng: “Phê phán là hành động ngơn từ thuộc nhóm các hành động khó thực hiện
nhất vì nó có khả năng đe dọa thể diện cao đối với người bị phê phán và ngay cả với
người phê phán (thể diện âm tính). Mặc dù vậy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta
không thể tránh khỏi những lúc phải đưa ra các lời phê phán…” [33, tr.67]. Đó là lý
do tác giả tiến hành tìm hiểu hành động ngơn từ phê phán trong tình huống tự nhiên
đời thường nhằm chỉ ra, trong thực tế, người Việt phê phán như thế nào, xét ở
phương diện ngôn ngữ và văn hóa. Theo kết quả khảo sát, người Việt lựa chọn hai
chiến lược phê phán: phê phán trực tiếp và phê phán gián tiếp. Trong đó, tác giả chú
trọng việc phân loại theo mức độ nghiêm trọng của các vấn đề phê phán từ góc độ
người nói theo trình tự sau: khuyên, thuyết giáo, phàn nàn, chê, mắng, mỉa mai, cấm
đốn, chửi. Theo tác giả , trong các hình thức phê phán có hiệu lực ở lời nói trên thì
đặc điểm nổi bật, đặc trưng là người Việt ưa dùng hành động ngôn từ phê phán gián
tiếp theo quy ước, bằng biểu thức ngữ vi có cấu trúc câu trần thuyết và câu hỏi
mang sắc thái trung tính (trách, mắng, chê). Điều đó góp phần lý giải về đặc điểm
của người Việt khi ứng xử thường ưa chuộng sự ơn hồ, có độ an tồn cao cho cả

người nói và người nghe.


8
Tóm lại, kết quả nghiên cứu của những tác giả trong các bài viết đã góp phần
làm sáng tỏ, lý giải sự tồn tại tất yếu của một nhóm hành động ngơn từ có khả năng
đe dọa thể diện người nghe rất cao trong thực tiễn giao tiếp. Đồng thời, một số
ngun nhân hình thành phát ngơn có lực tại lời, mối quan hệ giữa các hành động
ngôn từ như cãi, phàn nàn, khuyên, mỉa mai, chê, mắng, trách, chửi… bước đầu
được lý giải. Ngoài ra, việc phân định các mức độ tác động của lời chửi trong lời
nói cho thấy việc sử dụng linh hoạt ngôn từ phù hợp với mức độ phản ứng hay bày
tỏ của chủ ngôn.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài hướng đến mục đích làm sáng tỏ các kiểu dạng hành động chửi , đă ̣c
điể m cấ u trúc và ngữ nghĩa của chúng qua việc mô tả , phân tich các hành đô ̣ng chửi
́
của nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam
- Đồng thời hướng đến việc chỉ ra một số đặc trưng văn hóa ứng xử của
người Viê ̣t trong viê ̣c sử dụng hành động ngơn ngữ chửi - hành động có khả năng vi
phạm thể diê ̣n, danh dự của người khác thuô ̣c mức đô ̣ cao nhấ t . Qua đó, l ̣n án góp
phầ n chỉ ra mơ ̣t số biể u hiê ̣n về phong cách nghê ̣ thuâ ̣t tác giả và nghê ̣ thuâ ̣t sử du ̣ng
ngôn từ của nhà văn trong sáng tác của minh.
̀
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ:
a) Tổ ng quan các vấ n đề lý thuyế t hành đô ̣ng ngôn ngữ , lý thuyết hội thoại ,
lý thuyết lịch sự và các vấn đề liên quan đến lời thoa ̣i nhân vâ ̣t trong truyê ̣n ngắ n .
b) Đi sâu phân tích, miêu tả tham thoại có hành động chửi và hành động đi
kèm hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam.

c) Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của chúng qua lời thoa ̣i nhân vâ ̣t trong
truyê ̣n ngắ n Viê ̣t Nam.
d) Rút ra một số nhâ ̣n xét về đặc trưng văn hoá giao tiế p người Việt qua
viê ̣c sử du ̣ng hành động chửi và vai trị của hành động chửi trong q trình tổ chức
tác phẩm.


9
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DẪN LIỆU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận án khảo sát và tìm hiểu hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong
324 truyện ngắn của 41 đầu sách của nhiều nhà văn Việt Nam. Luận án chỉ khảo sát
những tham thoại chứa hành động chửi do nhân vật trực tiếp thực hiện trong ngữ
cảnh cụ thể.
4.2. Nguồn dẫn liệu
Đề tài giới hạn phạm vi khảo sát là truyện ngắn Việt Nam hiện đại, gồm của
các tác giả trước và sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Với nguồn tư liệu cụ thể
gồm 930 tham thoại chứa hành động chửi của nhân vật, luận án đi vào tìm hiểu đặc
điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và một số biểu hiện văn hóa ứng xử của người Viê ̣t qua lời
nói của nhân vật khi sử dụng hành động ngôn ngữ này.
́
́
5. PHƢƠNG PHAP NGHIÊN CƢU
5.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại
Luận án thống kê số lượng hành động chửi thể hiện qua lời thoại nhân vật
trong 324 truyện của 41 đầu sách thuộc thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
Trên nguồn tư liệu này, chúng tôi tiến hành phân loại hành động chửi dựa vào
những tiêu chí cụ thể: tần số xuất hiện của hành động chửi, các dạng thức chửi, các
hành động chửi và hành động đi kèm hành đơ ̣ng chửi, các nhóm ngữ nghĩa của hành
đơ ̣ng chửi.

5.2. Phƣơng pháp phân tích diễn ngơn
Tư liệu được dùng phân tích là 930 tham thoại chứa hành động chửi được
trích từ các truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Ở 930 tham thoại đó, chúng tơi tiến
hành phân tích ngữ nghĩa của từng hành động chửi và các nhóm hành động chửi có
đặc thù chung; mối quan hệ giữa các nhân vật gắn với từng kiểu hành động chửi cụ
thể trong ngữ cảnh.
5.3. Phƣơng pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm chỉ ra
điểm tương đồng và khác biệt giữa ở các nhóm

hành động chửi , giữa hành đô ̣ng

chửi và hành đô ̣ng đi kèm hành đô ̣ng chửi trong tham thoại, giữa chủ thể thực hiện
hành động xét từ mố i quan hệ liên nhân.


10
5.4. Phƣơng pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong luâ ̣ n án sau khi đã đi sâu mơ tả,
phân tích tư liệu nhằm khái qt những đặc điểm chính về mặt cấu trúc, ngữ nghĩa
của hành động chửi qua lời thoại; khái quát những vai trò của hành động chửi trong
văn bản nghệ thuật; đặc trưng tư duy văn hóa, thói quen của người Việt gắn với việc
sử dụng hành động ngôn ngữ này.
́
́
́
6. ĐONG GOP CỦ A LUẬN AN
Luâ ̣n án có những đóng góp sau:
- Đây là cơng trìn h đầ u tiên hệ thống khá đầ y đủ các kiể u da ̣ng hành đô ̣ng
chửi tồ n ta ̣i trong lời thoa ̣i nhân vâ ̣t của truyện ngắn Việt Nam , đồng thời chỉ ra đặc

điể m cấ u trúc và ngữ nghia của
̃

hành động chửi biểu hiện qua lời thoại nhân

vâ ̣t

trong truyê ̣n ngắ n Viê ̣t Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy sự chi phối của các đặc trưng văn
hóa dân tộc đối với cách sử dụng và tổ chức hành động ngôn ngữ trong sự kiện lời
nói cụ thể trong sự giao tiếp ở từng ngơn ngữ.
- Luận án góp phần thúc đẩy tích cực sự phát triển của chuyên ngành Ngữ
dụng học ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu có thể phục vụ cho việc biên soạn tài liệu giảng dạy và
học tập ngành Ngơn ngữ học, Văn hóa học trong trường đại học.
́
́
́
7. CÂU TRUC CỦ A LUẬN AN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Tài liệu trích dẫn làm ví
dụ, Luận án gồm 4 chương:
Chƣơng 1:

Cơ sở lý thuyết

Chƣơng 2:

Nhận diện và phân loại hành động chửi qua lời thoại nhân vật
trong truyện ngắn Việt Nam


Chƣơng 3:

Cấu trúc hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện
ngắn Việt Nam

Chƣơng 4:

Ngữ nghĩa hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện
ngắn Việt Nam


11

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Lý thuyết hội thoại
1.1.1. Khái niệm hội thoại
Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường xuyên phải giao tiếp trao đổi
thông tin với nhau, quá trình giao tiếp này được thực hiện bằng nhiều phương tiện
và hình thức khác nhau. Trong đó, giao tiếp hội thoại là hình thức căn bản nhất,
thường xuyên và phổ biến nhất của ngơn ngữ. Vì thế, hội thoại chính là hình thức
cơ sở của mọi hoạt động ngơn ngữ khác.
Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học (2002), tác giả Nguyễn
Như Ý cho rằng: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các
nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo mục đích
được đặt ra” [134, tr.122].
Theo Đỗ Hữu Châu (1993): “Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản,
thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngơn ngữ. Các hình thức hành chức khác
nhau của ngơn ngữ đều được giải thích dựa vào hoạt động căn bản này” [10, tr.276].
Như vậy, nhờ hội thoại, các hoạt động xã hội của loài người được thiết lập, duy trì

và vận động phát triển. Hội thoại là một phương tiện liên kết các thành viên xã hội,
các tổ chức xã hội. Trong thực tế, hội thoại được tổ chức dưới hai dạng:
- Lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hàng ngày của con người, còn gọi là
khẩu ngữ.
- Lời trao - đáp của các nhân vật đã được chủ thể các nhà văn sáng tạo và thể
hiện trong tác phẩm văn học, còn gọi là lời thoại nhân vật.
Khi giao tiếp, muốn hiểu và nắm bắt được nội dung thơng tin cần phải gắn
nó với các nhân tố giao tiếp. Đó là nhân vật giao tiếp, ngữ cảnh, nội dung giao tiếp
và đích giao tiếp.
1.1.2. Các vận động hội thoại
Trong giao tiếp, vận động hội thoại giữa các vai giao tiếp gồm ba nhân tố: sự
trao lời, sự đáp lời và sự tương tác.


12
1.1.2.1. Sự trao lời (Allocution)
Theo Đỗ Hữu Châu, sự trao lời là “vận động mà Sp1 nói lượt của mình và
hướng lời của mình về phía Sp2 nhằm làm cho Sp2 nhận biết được rằng lượt lời
được nói ra đó là dành cho Sp 2” [10, tr.205]. Vâ ̣y, trao lời là vận động của người
nói (Sp1) và hướng lời nói của mình về phía người nghe (Sp2). Tình thế giao tiếp
trao lời ngầm ẩn rằng người nghe (Sp2) đã được xác định trong mối quan hệ với
người nói (Sp1), tức là, người nghe phải hiện diện trong diễn ngôn của vai trao lời.
Mối quan hệ đó được xác định rõ ở nội dung trao lời, cách biểu đạt ngôn từ, cách
dùng các hành động phụ trợ... Như vậy, người nói là người chủ động chọn tình
huống giao tiếp cũng như đưa ra nội dung , phương thức giao tiế p đớ i với người
nghe. Tính chủ động tình huống trao lời càng cao thì hiệu lực phát ngơn càng thành
cơng lớn. Ví dụ, người trao lời là người mẹ chồng mắng chửi cơ con dâu trong tình
huống sau:
(1). Bà mẹ chồng lồng lộn lên, xỉa xói:
- Đừng già mồm nữa, con kia. Có người rõ ràng trơng thấy mày đứng nói

chuyện với nó buổi sáng nay, cịn chối gì nữa, đồ khốn nạn! Này tao bảo thật: Mày
tưởng mày thoát đi được cái nhà này à? [XVII, tr.139].
1.1.2.2. Sự trao đáp (Exchange)
Sự trao đáp là lời của người nghe đáp lại lời của người nói. Cuộc hội thoại
chính thức hình thành khi Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt của Sp1.
Vận động trao đáp, cái lõi của hội thoại sẽ diễn ra với sự thay đổi liên tục vai
nói, vai nghe. Chẳng hạn, vai đáp là cơ con dâu trong cuộc thoại (1) thực hiện hành
động đáp lời nhằm trách móc mẹ chồng.
(2). ... Liên ứa nước mắt, đặt bát cơm ăn dở xuống chiếu phàn nàn:
- Mẹ cứ đặt điều cho con mãi. Thật là ác, không cho người ta nuốt trôi miếng
cơm nữa [XVII, tr.139].
1.1.2.3. Sự tương tác hội thoại (Interaction)
Trong hội thoại, các nhân vật ảnh hưởng lẫn nhau, tác động đến cách ứng xử
của nhau trong quá trình hội thoại được gọi là tương tác.
Trong thực tế, trước cuộc hội thoại, giữa các nhân vật có sự khác biệt, đối
lập, thậm chí trái ngược về các mặt (hiểu biết, tâm lí, tình cảm, ý muốn…). Bằng sự


13
tương tác trong hội thoại, những khác biệt này sẽ giảm đi hoặc mở rộng, tăng lên,
có khi thành xung đột. Cũng vì thế, trong hội thoại, nhân vật hội thoại cũng là nhân
vật liên tương tác (interactants). Họ tác động lẫn nhau về mọi phương diện, đặc biệt
là tác động đến lời nói của nhau. Liên tương tác này trước hết là liên tương tác giữa
các lượt lời của Sp1 và Sp2. Lượt lời vừa chịu sự tác động vừa là phương tiện mà
Sp1, Sp2 sử dụng để gây ra hiệu quả lời nói và qua lời nói để tác động đến tâm lí,
sinh lí và vật lí của nhau. Tương tác là tác động chủ yếu trong hội thoại nên ngữ
dụng học gọi là ngữ dụng học tương tác.
Ba vận động: trao lời, đáp lời và tương tác là ba vận động đặc trưng cho một
cuộc hội thoại. Những quy tắc cấu trúc và chức năng trong hội thoại đều bắt nguồn
từ ba vận động trên.

1.1.3. Các đơn vị hội thoại
1.1.3.1. Cuộc thoại
Cuộc thoại là đơn vị bao trùm nhất của hội thoại, bao gồm một số cặp trao
đáp tạo nên, có sự thống nhất về đề tài diễn ngơn, hình thức biểu đạt và ngữ cảnh.
C.K. Orecchioni cho rằng: “Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần
và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng khơng đứt quảng, nói về một
số vấn đề có thể thay đổi nhưng khơng đứt quảng” [11, tr.298]. Theo tác giả
Nguyễn Đức Dân, cuộc thoại là một lần nói chuyện, trao đổi giữa những cá nhân, ít
nhất là hai, trong một xã hội [16, tr.79].
Như vậy một cuộc hội thoại được xác định bởi các nhân tố sau:
- Nhân vật hội thoại: một cuộc hội thoại được xác lập bởi sự đương diện liên
tục của hai hay nhiều người tham gia.
- Tính thống nhất về thời gian và về vị trí diễn ra hội thoại: thời gian có thể
ban ngày, ban đêm, chiều tối, hơm qua…; cịn khơng gian có thể là lớp học, phịng
làm việc, khu chợ… Tuy nhiên, trong quá trình hội thoại, thời gian và khơng gian
có thể thay đổi.
- Tính thống nhất về chủ đề và đề tài trong văn bản: trong văn bản, “đề tài là
phạm vi hiện thực mà người nói đề cập đến” cịn “chủ đề là cái chủ đích mà người
nói, người nghe cùng đề cập đến trong toàn bộ cuộc thoại” [75, tr.189]. Một cuộc


14
thoại có dung lượng nhiều ít khác nhau song địi hỏi phải có sự thống nhất về đề tài
- tức là các nhân vật tham gia cuộc thoại phải cùng hướng đến một vấn đề, một cái
đích chung. Theo H.D. Grice, một cuộc thoại phải theo một hướng nhất định từ đầu
cho đến khi kết thúc. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta gặp những cuộc thoại mà đề
tài liên tục thay đổi (điển hình là các cuộc tán gẫu).
Như vậy, để nhận diện một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm
nhân vật, nhóm nhân vật này cùng nói về một vấn đề - đề tài trong một phạm vi thời
gian, không gian nhất định. Mặc dù, trong một cuộc hội thoại có thể xuất hiện nhiều

hành động giao tiếp khác nhau, tuy vậy, các tiêu chí về nhân vật, thời gian, địa điểm
phải được xác định một cách rõ ràng và đầy đủ. Ở những cuộc hội thoại có hành
động chửi trực tiếp thì việc nhận diện tương đối thuận lợi. Bởi, người đọc sẽ quan
tâm sự hiện diện của vai trao - đáp lời chửi qua các hành động ngơn ngữ (trong đó
có hành động chủ đạo), dựa vào yếu tố tình thái của phát ngôn, các phương tiện biểu
cảm đi kèm lời; dựa vào ngữ cảnh, lời dẫn truyện của tác giả… Còn ở hành động
chửi gián tiếp (vắng mặt người tiếp lời) hay ở lời độc thoại nội tâm (chỉ có người
nói), tuy các nhân tố (nhân vật, thời gian, địa điểm và chủ đề) cũng được xác định,
nhưng các dấu hiệu tường minh cho hành động dẫn dắt hay kết thúc cuộc thoại
thường không rõ ràng. Vậy, cần dựa vào vai trị lời dẫn truyện của tác giả trước khi
vai nói thực hiện lời trao đáp.
1.1.3.2. Đoạn thoại
Đoạn thoại là đơn vị nhỏ hơn cuộc thoại. Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên:
“Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao - đáp liên kết với nhau chặt
chẽ về ý nghĩa và mục đích ngữ dụng.
Về ý nghĩa: đó là sự liên kết về chủ đề.
Về mục đích ngữ dụng: tính duy nhất về đích” [75, tr.229].
Theo chúng tôi, đoạn thoại được cấu tạo bởi các cặp thoại. Bản thân đoạn
thoại là đơn vị trực tiếp cấu tạo nên cuộc thoại. Nhiều khi ranh giới giữa đoạn thoại
và cuộc thoại khó phân biệt. Nhưng có thể khái quát, cuộc thoại có thể bao gồm
nhiều đoạn thoại. Trong những cuộc thoại có tính nghi thức, có thể chia thành: đoạn
thoại mở đầu (mở thoại), đoạn thoại thân cuộc thoại (thân thoại), đoạn thoại kết thúc
(kết thoại).


15
Đoạn mở thoại thường có tính cơng thức và đưa đẩy, nhằm mục đích tạo lập
quan hệ là cơ bản. Đoạn thân thoại có thể chỉ một đoạn thoại hoặc một số đoạn
thoại. Mỗi một đoạn thoại có sự thống nhất về chủ đề, phạm vi hiện thực. Tuy
nhiên, trong một cuộc thoại có nhiều đoạn thoại, thì mỗi đoạn thoại có thể có những

chủ đề nhỏ, phản ánh những mặt, những khía cạnh, bình biện khác nhau nhằm làm
sáng tỏ chủ đề lớn. Đoạn kết thoại thường là tổng kết cuộc thoại, kết luận về một đề
tài kèm theo lời cảm ơn, lời chúc, từ biệt, xin lỗi, hứa hẹn.
Tóm lại, đoạn mở thoại và đoạn kết thoại thường thể hiện sự nhẹ nhàng,
khéo léo, tế nhị của nhân vật hội thoại để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
1.1.3.3. Cặp thoại
Trong hệ thống cấu trúc hội thoại, cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu
nhưng chưa phải là đơn vị cuối cùng. Nó là cặp thoại kế cận, nằm ở vị trí trung gian
giữa tham thoại, đơn vị bậc dưới và đoạn thoại, đơn vị bậc trên. Tác giả Đỗ Hữu
Châu cho rằng: “Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các
tham thoại tạo nên” [10, tr.306]. Tác giả Đỗ Thị Kim Liên quan niệm: “Cặp thoại là
đơn vị lưỡng thoại tối thiểu, cũng tức là cặp thoại kế cận , gồm hành vi dẫn nhập và
hành vi hồi đáp” [75, tr.74].
Như vậy, khi các vai giao tiếp thực hiện hành động nói thì đồng thời các
tham thoại xuất hiện. Vậy, các cặp thoại tự nó hình thành nhằm giúp các đối ngơn
thể hiện suy nghĩ, nhận thức, giải bày... về một hiện thực hay cảm xúc nào đó. Một
cặp thoại ít nhất phải do hai tham thoại tạo nên. Tham thoại ở lượt lời người trao
gọi là tham thoại dẫn nhập, tham thoại thứ hai ở lượt lời người đáp gọi là tham
thoại hồi đáp.
Khảo sát các cuộc thoại có hành động chửi qua lời thoại nhân vật truyện
ngắn Việt Nam cho thấy các tham thoại tồn tại trong các kiểu kết cấu sau:
- Câu trao là một lời trách móc, câu đáp là lời chửi rủa. Ví dụ:
(3). Bính uất ức, gờm gờm mắt, nàng đỏ bừng mặt lên bảo chị nọ:
- Chị nói dựng đứng như thế mà khơng sợ chết tươi à?
Người đàn bà sấn lại bên Bính, lấy ngón tay dí vào cái trán nàng, dằn
mạnh lời:


16
- Gớm gái đĩ già mồm. Bà thèm đặt điều cho cái hạng bán trôn nuôi miệng

như mày để làm gì? [XI, tr.52]
- Câu trao là lời chửi mắng, câu đáp là lời van xin, kêu cứu. Ví dụ:
(4). Rồi như tiếng sét, ông huyện gắt:
- Đồ xỏ lá! Đem về để vợ chồng con cái ăn với nhau! Nhà tao khơng có lợn!
- Lạy quan lớn! Quả thực chúng con túng đói, xin quan lớn thương cho [IX,
tr.318].
Kết cấu phổ biến của cặp thoại gồm hai tham thoại. Tuy nhiên, vì những lý
do khác nhau, các tham thoại có thể lớn hơn hai hoặc ít hơn hai. Có trường hợp lại
tồn tại ba tham thoại trở lên, tham thoại thứ ba có ý nghĩa nhắc lại hoặc giải thích,
biện minh cho hành động của tham thoại thứ hai. Ví dụ:
(5). - Đồ xỏ lá! Đem về để vợ chồng con cái ăn với nhau! Nhà tao khơng có lợn!
- Lạy quan lớn! Quả thực chúng con túng đói, xin quan lớn thương cho.
- Mày kêu mày túng? Mày túng thì ơng cách cổ mày đi cho thằng khác làm.
Đồ ba que! [IX, tr.318]
Trường hợp cặp thoại chỉ có một tham thoại dẫn nhập trong tình huống xảy
ra tiếng chửi lại xuất hiện khá nhiều bởi lý do: vai đáp lời không được phép hồi đáp;
vai tiếp nhận lời chửi vắng mặt; vai trao lời đang thực hiện hành động độc thoại...
Tuy vắng tham thoại hồi đáp, nhưng người đọc vẫn xác định được sự tồn tại đối
tượng mà vai trao lời hướng tới. Trường hợp cặp thoại chỉ có tham thoại dẫn nhập
được gọi là cặp thoại hẫng. Ví dụ:
(6). Đầu ngửa lên xà nhà, thở dài sườn sượt, ra dáng kêu mệt nhọc lắm. Ơng
nói một mình:
- Mẹ kiếp, tổ tơm cịm mà cũng thua ngót hai chục bạc, đen rấp đen rủi
[XVIII, tr.9].
(7). Đoài mất ngủ càu nhàu: Thật là giờ làm việc của quân đạo tặc [XXXIII,
tr.56].
Như vậy, sự hiện diện các cặp thoại linh hoạt, đa dạng về kết cấu, tuy vậy
chúng ta thường gặp khi hội thoại hai nhân vật có lời trao sẽ có lời đáp, có lời mời
sẽ có lời cám ơn/ từ chối, có lời hỏi sẽ có câu trả lời, có lời khen thì sẽ có lời hưởng



17
ứng, có lời chửi sẽ có lời phản ứng... Như vậy mới làm thành chu trình giao tiếp
khép kín.
1.1.3.4. Tham thoại
Theo Đỗ Hữu Châu, “Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật
hội thoại vào một cặp thoại nhất định” [10, tr.316]. Vậy nghiên cứu tham thoại
là nghiên cứu phần đóng góp của mỗi người mà theo H.D. Grice “ở chỗ thích
hợp làm sao cho những đóng góp đó phù hợp với phương hướng, mục tiêu của
cuộc thoại đặt ra”. Tác giả Đỗ Thị Kim Liên cho rằng: “Tham thoại là đơn vị
đơn thoại do một cá nhân nói ra, cùng với tham thoại khác tạo thành cặp thoại”
[75, tr.232].
Như vậy, tham thoại là đơn vị trực tiếp cấu thành cặp thoại. Nếu cặp thoại là
đơn vị song thoại nhỏ nhất thì tham thoại là đơn vị đơn thoại. Tham thoại có thể
trùng, lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượt lời.
Như đã trình bày ở phần phần cặp thoại, tham thoại có chức năng cấu tạo nên
cặp thoại. Nếu tham thoại có chức năng mở đầu một cuộc thoại, làm cơ sở cho sự
xuất hiện tham thoại thứ hai của người đối thoại thì được gọi là tham thoại dẫn
nhập. Cịn tham thoại có chức năng phản hồi lại chức năng ở lời dẫn nhập được gọi
là tham thoại hồi đáp. Khi các vai tham gia hội thoại, nếu tham thoại hồi đáp đáp
ứng (đồng tình) thì được gọi là hồi đáp tích cực. Ngược lại, nếu tham thoại hồi đáp
khơng đồng tình thì gọi là hồi đáp tiêu cực. Ví dụ:
(8). Bà Hinh tức điên lên:
(Sp1) - Đồ đểu! Tại sao miệng lưỡi mày độc ác thế hả Doanh?
Doanh bảo:
(Sp2) - Thơi thơi. Tơi khơng nói nữa. Chân lý bao giờ cũng trắng trợn nên
rất khó nghe... Ừ thì con bà xinh, ừ thì con bà đẹp... [XXXIII, tr.608]
Cuộc thoại này có tham thoại hồi đáp được xem là tiêu cực. Sp2 tỏ thái độ
phản ứng sau lời dẫn nhập của Sp1.
(9).... (Sp1) Chị Bường nửa cười nửa khóc: “Đồ phải gió! Ở trên ấy nước

độc lắm đấy! Đừng có tắm đêm mà ngã nước đấy!”. (Sp2) Anh Bường bảo: “Nhớ
rồi! Khổ lắm! Đêm ai lại đi tắm nước lã bao giờ” [XXXIII, tr.131].


×