Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

skkn công nghệ tăng cường các hoạt động đa dạng của học sinh trên lớp coi trọng phương pháp thực hành kết hợp học tập cá nhân và hoạt động nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.54 KB, 6 trang )

PHẦN THỨ NHẤT : LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công nghệ là môn khoa học thực hành, nhiều kết luận khoa học đều
phải xuất phát từ thực hành.
Trong dạy học công nghệ không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh
những tri thức và kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích luỹ được mà phải
góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu
đào tạo. Học sinh càng được tham gia tích cực, chủ động vào các họat động
học tập thì cách phẩm chất và năng lực cá nhân càng sớm được hình thành
phát triển và hoàn thiện. Phương pháp dạy học thực hành theo nhóm đã góp
phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Phương pháp thực hành
công nghệ là phương pháp nhận thức trong quá trình sáng tạo khoa học. Nói
đến phương pháp thực hành theo nhóm trong dạy học công nghệ là muốn đề
cập đến một phương pháp dạy học trong đó đã vận dụng phương pháp thực
hành của quá trình nhận thức thức khoa học vào dạy học: Dạy cho học sinh
biết cách tìm tòi, tạo điều kiện để học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều
hơn, thảo luận nhiều hơn, sáng tạo theo phương pháp thực hành. Dạy học
công nghệ không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng
về công nghệ mà quan trọng hơn cả là phải trang bị cho học sinh những kién
thức về phương pháp nhận thức khoa học, phương pháp giải quyết vấn đề.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực tự giác
chủ động của học sinh trong học tập.
Chương trình công nghệ lớp 8 và lớp 9 hiện nay được viết trên tinh
thân đổi mới về phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học công
nghệ “ Tăng cường các hoạt động đa dạng của học sinh trên lớp. Coi trọng
phương pháp thực hành kết hợp học tập cá nhân và hoạt động nhóm”.
Vì vậy việc bồi dưỡng phương pháp thực hành theo nhóm, rèn cho học
sinh các thao tác trong quá trình làm bài tập thực hành, kích thích óc tò mò
khoa học ham hiểu biết của các em ( bằng cách tạo ra các tình huống có vấn
đề). Trong quá trình là thực hành sẽ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu dạy học đặc biệt hơn khi giảng dạy chương trình công nghệ lớp 8 và
lớp 9.


1
PHẦN THỨ HAI: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Phương pháp thực hành theo nhóm trong dạy học là gì? Làm thế nào để
bồi dưỡng phương pháp thực hành theo nhóm cho học sinh trong dạy học
công nghệ?
- Phương pháp thực hành được hiểu là phương pháp nhận thức trong quá
trình sáng tạo khoa học chứ không phải chỉ đơn thuần nói về cách thức tiến
hành thực hành kiểm tra một dự đoán hay một giả thuyết có sẵn.
- Thực chất của phương pháp thực hành theo nhóm là giáo viên tổ chức
tình huống dạy học và hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh tương tự
như các nhà khoa học sử dụng phương pháp thực hành trong quá trình sáng
tạo khoa học chứ không chỉ đơn thuần nói về cách thức tiến hành thí nghiệm,
kiểm tra một dự đoán hay giả thuyết đã có sẵn.
- Quá trình học là nhận thức là tìm tòi sáng tạo vì thế phương pháp thực
hành khoa học là hạt nhân của phương pháp dạy học. Phương pháp thực hành
theo nhóm trong dạy học công nghệ được sử dụng và chuyển hoá thành
phương pháp dạy học sẽ có vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu
dạy học. Mặt khác phương pháp thực hành theo nhóm có những đặc điểm
riêng làm cho việc sử dụng nó trong dạy học công nghệ trở thành một giải
pháp tổng hợp nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy học. Phương pháp
thực hành theo nhóm giúp học sinh hình thàh và hoàn thiện những phẩm chất
tâm lí học, là nền tảng cho hoạt động tư duy, hoạt động sáng tạo theo con
đường và kinh nghiệm hoạt động sáng tạo. Phương pháp thực hành theo
nhóm hướng dẫn học sinh tìm tòi, sáng tạo theo con đường và kinh nghiệm
hoạt động sáng tạo mà các nhà khoa học đã trải qua. Nó làm cho học sinh
quen dần với cách suy nghĩ, làm việc theo kiểu công nghệ.
- Theo Lic ne “ cách duy nhất để lĩnh hội những kinh nghiệm sáng tạo là
tự lực giải quyết những ván đề mới đối với học sinh”. Trong quá trình giải
quyết những vấn đề đó học sinh sẽ bộc lộ những nét đặc trưng của hoạt động
sáng tạo và đồng thời hình thành, hoàn thiện ở bản thân những phẩm chất tâm

lí học là nền tảng cho hoạt động sáng tạo.
2
- Phương pháp thực hành theo nhóm cho phép gắn lí thuyết với thực tiễn.
Thực tiễn nói trong phương pháp thực hành là các hiện tượng, các quá trình
công nghệ được mô tả, được tái hiện qua các bài tập thực hành do chính học
sinh lự làm. Việc học sinh trực tiếp đề xuất phương án và tiến hành thực
hành, kiểm tra, trực tiếp quan sát các hiện tượng, làm việc với các thiết bị
thực hành, giải quyết những khó khăn trong thực hành tạo điều kiện cho các
em nâng cao được năng lực thực hành, gần gũi hơn với đời sống và kĩ thuật,
khái quát hoá các tính chất lý thuyết và thực tiễn.
Việc áp dụng phương pháp thực hành theo nhóm cho phép và rèn luyện
cho học sinh nhiều năng lực. Nó tích cực hoá tối đa hoạt động nhận của học
sinh, cho phép hình thành kiến thức sâu sắc và bền vững, tăng cường hứng
thú đối với môn học. Nó thôi thúc học sinh một nhu cầu về hoạt động sáng
tạo, xây dựng cho các em tính sáng tạo trong cá tính.
Tuy nhiên trong dạy học công nghệ phương pháp thực hành theo nhóm
không phải lúc nào cũng được cho tất cả các kiểu bài dạy học công nghệ. Do
đó trong dạy học công nghệ cần có sự lựa chọn và phối hợp chặt chẽ phương
pháp thực hành với các phương pháp khác một cách hợp lí.
Trong chương trình công nghệ lớp 8 có phần:
-Phần I: Vẽ kĩ thuật
- Phần II. Cơ khí:
+ Thực hành: vật liệu cơ khí
+ Thực hành: Ghép nối chi tiết.
+ Thực hành: truyền và biến đổi chuyển động.
-Phần III: Kĩ thuật điện:
+ Thực hành: Cứu người bị tai nạn về điện
+ Thực hành: Đèn ống huỳnh quang.
+ Thực hành: Bàn là điện, nồi cơm điện.
+ Thực hành: Quạt điện.

+ Thực hành: Máy biến áp.
+ Thực hành: Thiết bị đóng cắt và lấy điện.
+ Thực hành: Cầu chì.
+ Thực hành: Thiết kế mạch điện.
3
Công nghệ lớp 9 : Hình thức hoạt động gắn với các khâu của phương pháp
thực hành như nghiên cứu sơ đồ nguyên lí mạch điện, sẽ sơ đồ lắp đặt mạch
điện, thực hành lắp đặt mạch điện theo quy trình được ứng dụng nhiều ở các
bài:
Bài 6: Thực hành lắp đặt mạch điện bảng điện
Bài 7: Thực hành lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang
Bài 8: Thực hành
Lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều kiển hai đèn
Bài 9: Thực hành
Lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều kiển một đèn
Bài 10 : Thực hành
Lắp đặt mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
Phương pháp thực hành theo nhóm được vận dụng vào dạy học ở trường
THCS có thể được chia ra làm 5 giai đoạn.
+ Giai đoạn 1: Làm xuất hiện vấn đề.
Giai đoạn này giáo viên tổ chức tình huống có vấn đề làm nảy sinh mâu
thuẫn nhận thức tạo ra những bất ngờ, lôi cuốn học sinh vào vấn đề của bài
học. Khi nhận thức trở thành nhu cầu thì trong ý thức của học sinh xuất hiện
động cơ thúc đẩy chủ thể hoạt động.
+ Giai đoạn 2: Giáo viên hướng dẫn thao táo mẫu
Trong giai đoạn này giáo viên thực hiện các thao tác thực hành cơ bản,
thể hiện rõ các động tác kĩ thuật, các yêu cầu kĩ thuật, giúp cho học sinh bước
đầu nhận thức đươc cá kĩ năng cần thực hiện trong bìa thực hành.
+ Giai đoạn 3: Học sinh làm thử.
- Giai đoạn này học sinh lên thực hiện các động tác, các bước thực hiện

bài thực hành, nhằm hình thành kĩ năng cơ bản cho học sinh, giúp học sinh
thấy được những thao tác sai, hỏng khi thực hành, từ đó đặt ra những phương
án giải quyết, sửa sai để khi tiến hành thực hành thật không bị mắc sai phạm.
+ Giai đoạn 4: Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm.
- Giai đoạn này có tác dụng rèn luyện cho học sinh thái độ làm việc
nghiêm túc, khoa học tránh được những sai làm có thể xảy ra trong quá trình
làm việc một mình hay trong một nhóm nhỏ. Mặt khác nó cũng bồi dưỡng
4
cho học sinh năng lực ứng xử, năng lực tự khẳng định góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục.
- Giai đoạn này bao gồm:
* Tổ chức cho nhóm học sinh tiến hành thực hành bài tập của nhóm
mình.
*Tổ chức cho các nhóm học sinh trao đổi, tranh luận, kiểm tra đánh giá
kết quả thực hành của bạn, tìm ra nguyên nhân sai hỏng để đưa ra biện pháp
sửa chữa, hoành thành bài tập của mình.
+ Giai đoạn 5 : Ứng dụng kiến thức mới:
Ứng dụng phần kiến thức đã lĩnh hội được vào việc giải thích hoặc dự
đoán hiện tượng.
Để bồi dưỡng phương pháp thực hành cho học sinh trong quá trình
giảng dạy môn công nghệ lớp 8 và lớp 9, giáo viên cần phải đầu tư nghiên
cứu để thiết kế tiến trình dạy học kiến thức mới và tổ chức giờ học công nghệ
sao cho học sinh hoạt động nhận thức theo các giai đoạn của phương pháp
thực hành. Qua đó giúp học sinh nâng cao hiểu biết về phương pháp thực
hành theo nhóm, đồng thời tập luyện để các em làm quen dần với phương
pháp hoạt động sáng tạo.
Học sinh cấp THCS đang ở lứa tuổi sẵn có tính tự lực cao, có ham muốn
tham gia nhiều hoạt động tìm hiểu, thăm dò sự vật hiện tượng quanh mình.
Do đó nếu được tạo điều kiện, các em sẽ tham gia tích cực vào quá trình học
tập. Vì vậy xây dựng tình huống có vấn đề tạo cảm xúc nhận thức mạnh mẽ

giúp học sinh say mê học tập. Để đạt được kết quả đó giáo viên cần phải gợi
ý cho học sinh những căn cứ về một kinh nghiệm đã có, một hoàn cảnh đã
gặp, dựa vào sự tưởng tự giữa một số hiện tượng giúp học sinh huy động vốn
kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra các phương pháp thực hành. Giáo viên
cần quan tâm tổ chức và hướng dẫn, cần thu hẹp và chia nhỏ vấn đề, gợi ra
những kiến thức có liên quan, yêu cầu học sinh trình bày ý tưởng của mình
trên giấy. Giáo viên cần chuẩn bị các phươnng tiện như thiết bị thực hành
giúp các em cụ thể hoá các phương án được đề xuất, để học sinh tự hoạt động
thực hành và tự kiểm tra kết quả bài tập thực hành của mình.
5
III./ PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN.
Với chủ điểm năm học “ Tiếp tục ổn định – tăng tốc – bền vững” Dạy
học bằng phương pháp thực hành nhờ những phương tiện hiện đại đã thực sự
trao quyền chủ động học tập cho học sinh. Kiểu dạy học hướng vào học sinh
và hoạt động hoá người học có thể thực hiện tốt hơn cho việc học tập của học
sinh được dễ dàng, học sinh không chỉ nắm bắt kiến thức qua văn bản mà còn
có nhiều giác quan hỗ trợ nên tạo được hứng thú và tiếp thu kiến thức dễ
dàng hơn. việc thực hiện phương pháp dạy học thực hành trong nhà trường
phổ thông, đặc biệt là môn công nghệ chính là sự phát triển ở mức cao của
phương pháp thực hành theo hướng tích cự hoá hoạt động của người học,
giúp người học chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ nhận thức một
cách có hiệu quả nhất. Vì vậy việc thực hiện phương pháp thực hành trong
dạy học là vô cùng quan trọng.
6

×