Tải bản đầy đủ (.doc) (200 trang)

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông khu vực bắc trung bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.44 KB, 200 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
___________________________________________

VŨ VĂN HƯNG

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN
LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
___________________________________________

VŨ VĂN HƯNG

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN
LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9140114

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. VÕ VĂN LỘC
2. GS.TS. THÁI VĂN THÀNH

NGHỆ AN - 2023


i
LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả trong luận án này là trung thực, các số liệu, trích dẫn có nguồn gốc, xuất
xứ rõ ràng.
Tác giả luận án

Vũ Văn Hưng


ii
LỜI CÁM ƠN
Với tất cả sự chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến hai người hướng dẫn
khoa học là PGS.TS. Võ Văn Lộc và GS.TS. Thái Văn Thành đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tơi thực hiện luận án.
Tôi xin cám ơn Lãnh đạo Trường Đại học Vinh; Phòng Đào tạo Sau đại học;
Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Sư phạm; các thầy, cô giáo của chuyên ngành
Quản lý giáo dục đã giúp đỡ tôi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Tơi xin cám ơn lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý các
trường trung học phổ thông của các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ, đặc biệt là các tỉnh
Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra, khảo sát và tiến

hành thực nghiệm.
Tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn hữu, đồng nghiệp đã quan tâm, động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song luận án có thể vẫn cịn những hạn
chế, thiếu sót. Tơi mong nhận được các ý kiến đóng góp để tiếp tục hồn thiện luận
án.
Nghệ An, tháng 3 năm 2023
Tác giả luận án

Vũ Văn Hưng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN………………...…………………………………………………….ii
MỤC LỤC................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT.......................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.............................................................................. x
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC..................................................................................... 8
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu........................................................................ 8
1.1.1. Các nghiên cứu về đội ngũ cán bộ quản lý trường học........................8
1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
trung học phổ thơng......................................................................................10
1.1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu............................................18
1.2. Mợt số khái niệm cơ bản của đề tài............................................................. 19

1.2.1. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân........19
1.2.2. Cán bộ quản lý trường trung học phổ thông.......................................20
1.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông.........................20
1.2.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông..........21
1.3. Đổi mới giáo dục và những yêu cầu đối với người cán bộ quản lý
trường trung học phổ thông................................................................................ 26
1.3.1. Đổi mới giáo dục phổ thơng hiện nay................................................26
1.3.2. Vị trí, vai trị của người cán bộ quản lý trường trung học
phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông.................................28
1.3.3. Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người cán bộ
quản lý trường trung học phổ thông trước yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông...............................................................................................30
1.4. Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục...................................................................... 33
1.4.1. Sự cần thiết phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học
phổ thông......................................................................................................33


iv
1.4.2. Chủ thể phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
......................................................................................................................35
1.4.3. Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung
học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục........................................36
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục..................................... 48
1.5.1. Các yếu tố khách quan.............................................................................................48
1.5.2. Các yếu tố chủ quan...........................................................................50
Kết luận chương 1............................................................................................... 53
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ..........55

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội và giáo dục khu vực Bắc
Trung bộ.............................................................................................................. 55
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hợi.....................................55
2.1.2. Khái qt về tình hình giáo dục khu vực Bắc Trung bợ.....................57
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng......................................................................... 65
2.2.1. Mục tiêu khảo sát...............................................................................65
2.2.2. Nội dung khảo sát...............................................................................65
2.2.3. Đối tượng khảo sát địa bàn và thời gian khảo sát thực trạng.............65
2.2.4. Phương pháp khảo sát và cách tính tốn............................................66
2.3. Thực trạng đợi ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông khu
vực Bắc Trung bợ............................................................................................... 68
2.3.1. Thực trạng về số lượng, trình độ đào tạo, cơ cấu đội ngũ cán
bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh khu vực Bắc
Trung bộ.......................................................................................................68
2.3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung
học phổ thông các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.............................................71
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ
thông các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ................................................................. 83
2.4.1. Thực trạng quy hoạch cán bộ quản lý trường trung học phổ
thông khu vực Bắc Trung bộ........................................................................84
2.4.2. Thực trạng tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân
chuyển cán bộ quản lý trường trung học phổ thông khu vực Bắc
Trung bộ.......................................................................................................86
2.4.3. Thực trạng sử dụng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông.......89


v
2.4.4. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung
học phổ thông...............................................................................................90
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý trường trung

học phổ thông...............................................................................................92
2.4.6. Thực trạng chế đợ, chính sách của cán bợ quản lý trường trung học
phổ thông......................................................................................................94
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý trường trung học phổ thông............................................................................ 95
2.5.1. Các yếu tố khách quan........................................................................96
2.5.2. Các yếu tố chủ quan...........................................................................97
2.6. Đánh giá chung về thực trạng...................................................................... 98
2.6.1. Mặt mạnh và nguyên nhân.................................................................98
2.6.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân..............................................................99
Kết luận chương 2............................................................................................. 101
Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC.................................................... 103
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp............................................................... 103
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu.....................................................................103
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn.....................................................................103
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống.....................................................................103
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả.....................................................................103
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi........................................................................104
3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ
thông khu vực Bắc Trung bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.....................104
3.2.1. Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học
phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo lộ trình phù hợp..........104
3.2.2. Đổi mới cơng tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ quản lý
trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục................107
3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ quản lý
dự nguồn trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục......................................................................................................119
3.2.4. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ quản lý trường trung học

phổ thông....................................................................................................124


vi
3.2.5. Hồn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả chế đợ, chính
sách, tạo đợng lực làm việc để phát huy vai trị của đợi ngũ cán bợ
quản lý trường trung học phổ thông...........................................................127
3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.............................131
3.3.1. Mục tiêu khảo sát.............................................................................131
3.3.2. Đối tượng khảo sát...........................................................................131
3.3.3. Nội dung khảo sát.............................................................................132
3.3.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát.............................132
3.3.5. Kết quả khảo sát...............................................................................133
3.4. Thực nghiệm giải pháp: Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ
quản lý dự nguồn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục....................................... 137
3.4.1. Lý do chọn giải pháp thực nghiệm...................................................137
3.4.2. Mục đích của thực nghiệm...............................................................137
3.4.3. Giả thiết về thực nghiệm..................................................................137
3.4.4. Phương pháp tổ chức thực nghiệm...................................................138
3.4.5. Kết quả thực nghiệm........................................................................141
Kết luận chương 3............................................................................................. 146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 148
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN............................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 152
PHỤ LỤC..............................................................................................................PL1


vii
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

TT Từ/ cụm từ viết tắt

Từ/ cụm từ viết đầy đủ

1

CB

Cán bộ

2

CBQL

Cán bộ quản lý

3

CNTT

Công nghệ thông tin

4

CSVC

Cơ sở vật chất

5


DH

Dạy học

6

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

7

GDPT

Giáo dục phổ thông

8

GRDP

Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm
trên địa bàn)

9

GV

Giáo viên

10


HS

Học sinh

11

HT

Hiệu trưởng

12

KN

Kỹ năng

13

KT

Kiến thức

14

NL

Năng lực

15


QLGD

Quản lý giáo dục

16

TB

Trung bình

17

TP

Thành phố

18

THCS

Trung học cơ sở

19

THPT

Trung học phổ thơng



viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các nhiệm vụ quản lý và phát triển nguồn lực...................................... 10
Bảng 2.1. Các tỉnh thành khu vực Bắc Trung bộ................................................... 55
Bảng 2.2. Thống kê quy mô, mạng lưới giáo dục các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ
58
Bảng 2.3. Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trường
học phổ thông các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ năm học 2020-2021

60

Bảng 2.4. Thống kê cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục các
tỉnh khu vực Bắc Trung bộ 62
Bảng 2.5. Thống kê kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia từ năm 20192021 các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ

63

Bảng 2.6. Thống kê kết quả xếp loại chất lượng giáo dục học sinh trung học
phổ thông năm học 2020-2021 các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ 64
Bảng 2.7. Thống kê số lượng và trình đợ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
trung học phổ thơng năm học 2020-2021 68
Bảng 2.8. Thống kê trình đợ lý luận chính trị của đợi ngũ cán bợ quản lý
trường trung học phổ thơng 69
Bảng 2.9. Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ và chứng chỉ quản lý giáo dục
của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông 70
Bảng 2.10. Thống kê cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CBQL trường THPT..................71
Bảng 2.11. Đánh giá phẩm chất nghề nghiệp cán bộ quản lý trường trung học
phổ thông khu vực Bắc Trung bộ 72
Bảng 2.12. Đánh giá năng lực lãnh đạo quản trị nhà trường................................... 74
Bảng 2.13. Thực trạng xây dựng môi trường giáo dục............................................ 78

Bảng 2.14. Thực trạng phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hợi .. 80

Bảng 2.15. Thực trạng sử dụng ngoại ngữ/tiếng dân tộc) và công nghệ thông tin. .82
Bảng 2.16. Đánh giá việc quy hoạch cán bộ quản lý trường trung học phổ
thông khu vực Bắc Trung bộ

84

Bảng 2.17. Thực trạng tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán
bộ quản lý trường trung học phổ thông khu vực Bắc Trung bộ 86


ix
Bảng 2.18. Thực trạng việc sử dụng cán bộ quản lý trường THPT khu vực Bắc
Trung bộ

89

Bảng 2.19. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ
thông khu vực Bắc Trung bộ

91

Bảng 2.20. Thực trạng kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý trường trung học phổ
thông khu vực Bắc Trung bộ

92

Bảng 2.21. Thực trạng chế đợ, chính sách đối với cán bợ quản lý trường trung
học phổ thông các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ


94

Bảng 2.22. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường
THPT các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ

95

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp đề xuất..........................133
Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất............................134
Bảng 3.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp . 135
Bảng 3.4. Kết quả phân loại, xếp loại các mẫu khách thể.................................... 138
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý trường
trung học phổ thông trước thực nghiệm 142
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý trường
trung học phổ thông sau thực nghiệm

144


x
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1.

Mơ hình phát triển nguồn nhân lực trường THPT theo Leonard
Nadler 25

Sơ đồ 1.2.

Quan hệ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý 36


Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
giải pháp

136

Biểu đồ 3.2 Kết quả khảo sát phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý trường
trung học phổ thông sau thực nghiệm

145


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dưới tác động của tồn cầu hóa và hợi nhập quốc tế sâu rợng, sự phát triển
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công5 nghệ lần thứ tư, nhất là công nghệ
thông tin (CNTT), truyền thông, sự phát triển của nền kinh tế tri thức, ngày càng tạo
ra nhiều cơ hội to lớn, đồng thời cũng đang tạo ra nhiều thách thức đối với nền giáo
dục đào tạo của mỗi quốc gia. Đổi mới giáo dục để thích ứng với các tác đợng của
xã hội trở thành yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục, Nghị quyết Đại hợi đại
biểu tồn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Phát triển nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công
tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển
biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế
tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng
dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo”. Báo cáo chính trị
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hợi đại biểu tồn quốc lần
thứ XIII [31] cũng đã đề ra phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT)

giai đoạn 2021 - 2030: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, phát triển con người”. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý (CBQL) đủ về số lượng, đồng bợ về cơ cấu, có phẩm chất, năng lực (NL),
phương pháp lãnh đạo, quản lý khoa học, dân chủ, đúng pháp luật đáp ứng yêu cầu
đổi mới GD&ĐT là mợt trong chín nhóm giải pháp quan trọng trong cơng c̣c đổi
mới căn bản, tồn diện GD&ĐT.
Tại khoản 4, Điều 27 Luật Giáo dục [73], đã ghi rõ: “Giáo dục trung học phổ
thông (THPT) nhằm giúp học sinh (HS) củng cố và phát triển những kết quả của
giáo dục trung học cơ sở (THCS), hoàn thiện học vấn phổ thơng và có những hiểu
biết thơng thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy NL cá nhân
để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề
hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó, bên
cạnh yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất (CSVC), công
tác quản lý trường học, việc phát triển đội ngũ CBQL có đầy đủ phẩm chất đạo đức,
NL chuyên môn, nghiệp vụ phải được đặc biệt coi trọng. CBQL trường THPT là


2
những “sĩ quan của ngành” (Nguyễn Thị Bình) có vai trò hết sức quan trọng trong
việc đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông (GDPT) và chất lượng giáo dục của
nhà trường. Vì vậy, trước xu thế phát triển của thời đại, vai trò của CBQL trường
THPT càng được khẳng định đồng thời gắn với những yêu cầu về phẩm chất và NL,
nhiệm vụ quản lý nhà trường trong bối cảnh mới hiện nay.
Đợi ngũ CBQL trường THPT có vai trị vơ cùng quan trọng trong đổi mới
GDPT. Đây là mợt trong những lực lượng trực tiếp góp phần vào việc hoạch định
chiến lược, chủ trương, chính sách, đề án, và các nhiệm vụ đổi mới GDPT. Đội ngũ
CBQL trường THPT chính là mợt nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của
GDPT. Tuy nhiên, đánh giá về thực trạng đội ngũ CBQL GDPT hiện nay trong đó
có khu vực Bắc Trung bộ, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, đó là: Đợi ngũ nhà giáo và CBQL

giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu
cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề
nghiệp [29]. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 [26], về việc xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã chỉ ra rằng: “NL của đội ngũ CBQL giáo dục chưa ngang tầm với nhu cầu
phát triển của sự nghiệp giáo dục”. Điều đó đặt ra cho tất cả các ngành, các tổ chức,
trong đó có ngành giáo dục làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
(GV) và CBQL giáo dục, bảo đảm phù hợp với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT.
Nguyên nhân của những yếu kém bất cập trước hết là do yếu tố chủ quan,
trình đợ quản lý giáo dục (QLGD) chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển,
đồng thời chịu sự tác động của các yếu tố khách quan khi chuyển sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hợi chủ nghĩa. Chính vì vậy, thực tiễn đặt ra yêu cầu tăng
cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện. Để đáp
ứng những yêu cầu đổi mới GDPT trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, việc không ngừng nâng cao chất lượng của đội
ngũ CBQL trường học nói chung và trường THPT khu vực Bắc Trung bợ nói riêng
là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài
“Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông khu vực Bắc
Trung bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” để tiến hành nghiên cứu.


3
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài luận án đã đề xuất các giải
pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT khu vực Bắc Trung bộ, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ

đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục THPT nói riêng.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Những giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh khu vực
Bắc Trung bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Trong điều kiện và phạm vi nghiên cứu, luận án xác định chủ thể quản lý đội
ngũ CBQL trường THPT các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ trong nghiên cứu là Sở
GD&ĐT; đồng thời, phối hợp với Sở Nội vụ các tỉnh để thực hiện các nội dung phát
triển đội ngũ CBQL trường THPT.
Đội ngũ CBQL trường THPT nghiên cứu trong luận án tập trung là Hiệu
trưởng (HT) và Phó HT các trường THPT các tỉnh khu vực Bắc Trung bợ, cịn các
khách thể CBQL trong các trường THPT thì luận án chưa có điều kiện nghiên cứu.
Về nội dung tiếp cận nghiên cứu: Luận án cơ bản sử dụng lý thuyết quản lý
nguồn nhân lực của Leonard Nadler [92], để nghiên cứu, phân tích thực trạng phát
triển đợi ngũ CBQL trường THPT các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ theo các nội
dung: Sử dụng nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và tạo môi trường nguồn
nhân lực, với các nội dung cụ thể: Việc lập quy hoạch; tuyển chọn, bố trí, sử dụng;
đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá; xây dựng mơi trường và thực hiện chính
sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL.
4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu ở 03 tỉnh ở khu vực Bắc Trung bợ, bao gồm:
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.


4
4.3. Giới hạn khách thể khảo sát
Luận án lựa chọn ngẫu nhiên khách thể khảo sát 440 người để thu thập thông
tin nghiên cứu về thực trạng phát triển đội ngũ CBQL các tỉnh Bắc Trung bộ hiện

nay, bao gồm các nhóm:
Nhóm 1: Nhóm lãnh đạo quản lý nhà nước, quản lý chuyên môn: lãnh đạo sở
và lãnh đạo các phịng chun mơn của Sở GD&ĐT; lãnh đạo Sở Nợi vụ; lãnh đạo
Cơng đồn ngành giáo dục tỉnh: 160.
Nhóm 2: Nhóm những khách thể trực tiếp liên quan: Lãnh đạo trường, lãnh
đạo đồn thể, Tổ trưởng chun mơn, giáo viên (GV) THPT: 280.
5. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở tiếp cận hệ thống; quản lý nguồn nhân lực theo Leonard Nadler;
chuẩn HT trường THPT và tiếp cận thực tiễn. Luận án đã đưa ra giả thuyết khoa học là:
Đổi mới GDPT đang đặt ra những yêu cầu mới đối với CBQL trường THPT cả nước
nói chung và khu vực Bắc Trung bợ nói riêng. Những u cầu mới đó, vừa là thời cơ
vừa là thách thức trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL các trường
THPT đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, NL quản
trị đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nếu đề xuất và thực hiện
đồng bộ các giải pháp dựa trên tiếp cận quản lý phát triển nguồn nhân lực, tác động đến
các thành tố cấu trúc của quá trình phát triển đợi ngũ CBQL trường THPT như: xây
dựng quy hoạch đợi ngũ CBQL trường THPT theo lợ trình phù hợp; đổi mới công tác
tuyển chọn, bổ nhiệm, bồi dưỡng; hồn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả chế đợ,
chính sách, sẽ tạo đợng lực làm việc cho đội ngũ CBQL trường THPT phù hợp với khu
vực Bắc Trung bợ và góp phần quyết định cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ
CBQL trường THPT các tỉnh Bắc Trung bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Xây dựng cơ sở lí luận phát triển đợi ngũ CBQL ở trường THPT nhằm
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
6.2. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THPT,
giai đoạn 2016 - 2021; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường
THPT khu vực Bắc Trung bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
6.3. Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT khu vực Bắc
Trung bộ đáp ứng đổi mới giáo dục.

6.4. Thực nghiệm một giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT khu
vực Bắc Trung bộ.


5
7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Quan điểm tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận hệ thống
Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung,
nhiều thành tố trong mợt hệ thống có quan hệ biện chứng với nhau. Để từ đó phát
triển các hoạt đợng khác của GDPT nói riêng, các hoạt đợng của GD&ĐT nói
chung. Với cách tiếp cận này, sự phát triển đội ngũ CBQL trường THPT nằm trong
tổng thể phát triển nguồn nhân lực và gắn với từng địa phương, từng vùng. Vì vậy,
phát triển đợi ngũ CBQL trường THPT phải tuân theo các quy định cụ thể trong
phát triển nguồn nhân lực của địa phương, của vùng.
7.1.2. Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadler
Tiếp cận phát triển nguồn nhân lực theo Leonard Nadler [92], đối với phát
triển đội ngũ CBQL trường THPT là xác định nội dung quản lý đội ngũ CBQL
trường THPT, gồm 03 nội dung cơ bản thống nhất chặt chẽ với nhau: “Phát triển
nguồn nhân lực”, “Sử dụng nguồn nhân lực” và “Môi trường nguồn nhân lực”.
7.1.3. Tiếp cận theo chuẩn hiệu trưởng trường trung học phổ thông
Theo cách tiếp cận này, luận án dựa vào chuẩn HT cơ sở GDPT đã được Bộ
GD&ĐT ban hành để khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL. Từ đó tìm ra
những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân làm cơ sở để đề xuất các giải pháp
phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ, đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục.
7.1.4. Tiếp cận thực tiễn
Luận án sử dụng cách tiếp cận thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng
phát triển đội ngũ CBQL trường THPT về số lượng, cơ cấu, chất lượng và các yếu
tố ảnh hưởng đến sự phát triển; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phát triển đội

ngũ CBQL trường THPT các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ, đảm bảo phù hợp, khả thi.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng hệ thống các nhóm phương pháp nghiên cứu bao gồm:
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu ở trong nước và ngồi nước có liên
quan làm cơ sở xây dựng cơ sở lý luận của luận án.
Các phương pháp cụ thể: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, đối
chiếu, tóm tắt và trích dẫn các tài liệu khoa học có liên quan làm cơ sở xây dựng cơ
sở lý luận cho đề tài luận án.


6
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Mục đích: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn để phân tích, đánh
giá thực trạng phát triển đội ngũ CBQL, thực trạng về mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL, từ đó đề xuất giải pháp phát triển
đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.
Các phương pháp cụ thể: Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn, tổng
kết kinh nghiệm, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, khảo nghiệm, thử nghiệm.
7.2.3. Nhóm phương pháp tốn thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu khảo sát; các số liệu
điều tra khảo sát được xử lý bằng các cơng thức tốn thống kê như: Tỷ lệ %; số
trung bình (TB), số trung vị, hệ số tương quan thứ bậc Spearman, độ lệch chuẩn (S)
để định lượng kết quả nghiên cứu cho đề tài luận án.
8. Những luận điểm cần bảo vệ
8.1. Đổi mới giáo dục dẫn đến sự tất yếu đặt ra yêu cầu phải nâng cao phẩm
chất và năng lực của CBQL trường THPT để đáp ứng yêu cầu đổi mới.
8.2. Phát triển đợi ngũ CBQL trường THPT là q trình tác đợng đồng bộ
đến các yếu tố lập quy hoạch; tuyển chọn; bồi dưỡng; đánh giá thực hiện chính sách
đãi ngộ… đây là các yếu tố đảm bảo cho đội ngũ CBQL trường THPT đạt chuẩn để

đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
8.3. Thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ
về phẩm chất năng lực tương đối tốt, đã và đang thực hiện mục tiêu đổi mới giáo
dục cấp THPT. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới còn có những tiêu chí, tiêu chuẩn
theo yêu cầu chưa đáp ứng được đổi mới GDPT hiện nay, đang cần được bồi dưỡng,
đào tạo nhằm nâng cao phẩm chất NL.
8.4. Thực trạng quy hoạch; tuyển chọn; bồi dưỡng; đánh giá thực hiện chính
sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ
hiện nay còn có những khâu, những yếu tố bất cập, đang cần được các nhà quản lý
quan tâm điều chỉnh để phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.
8.5. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT, Sở GD&ĐT các tỉnh khu vực Bắc
Trung bộ cần phải có các giải pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
thực trạng năng lực, phẩm chất đội ngũ CBQL trường THPT, cũng như những khó khăn
triển khai nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường THPT khu vực Bắc Trung bộ.


7
9. Những đóng góp mới của luận án
9.1. Luận án góp phần hệ thống hóa và làm phong phú lý luận về phát triển
đội ngũ CBQL trường THPT theo cách tiếp cận quản lý nguồn nhân lực của
Leonard Nadler [92]; phân tích được những yêu cầu mới về giáo dục trường THPT
và vấn đề đặt ra về phát triển phẩm chất, NL đội ngũ CBQL trường THPT, từ đó có
giải pháp phát triển đội ngũ CBQL đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo
dục trường THPT.
9.2. Luận án phân tích được thực trạng phẩm chất, NL CBQL trường THPT
và thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THPT khu vực Bắc Trung bộ; xác
định được những nguyên nhân của thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển đội ngũ CBQL trường THPT khu vực Bắc Trung bộ.
9.3. Các giải pháp mà luận án đề xuất để phát triển đội ngũ CBQL trường
THPT khu vực Bắc Trung bợ trong bối cảnh đổi mới giáo dục có tính ứng dụng phù

hợp với các địa phương, mang tính tồn diện, góp phần nâng cao chất lượng đợi ngũ
CBQL trường THPT khu vực Bắc Trung bộ, đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục
hiện nay.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm
03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung
học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học
phổ thông khu vực Bắc Trung bộ.
Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ
thông khu vực Bắc Trung bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.


8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về đội ngũ cán bộ quản lý trường học
1.1.1.1. Nghiên cứu về vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ quản lý trường học
Vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trong các nhà trường đã được đề cập trong
các cơng trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Theo Trần Thị Thu (2012)
[77], từ thế kỷ XVI ở Châu Âu, khi đề cập đến các biện pháp chấn hưng giáo dục,
người ta thường nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL. Các nội
dung nhằm phát triển đội ngũ CBQL, cùng với những biện pháp được bổ sung ngày
càng phong phú, trong đó yếu tố chất lượng đội ngũ luôn luôn được nhấn mạnh.
Đến những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, khi mà các khái niệm “vốn con
người” (human capital) và “nguồn lực con người” (human resources) xuất hiện ở

Mỹ và sau đó thịnh hành trên thế giới (xuất hiện cuối thập niên 60 bởi nhà kinh tế
học người Mỹ Theodore Schultz), sau đó thịnh hành vào những năm 70, 80 với sự
phát triển tiếp nối của nhà kinh tế người Mỹ nhận giải Nobel kinh tế 1992 Gary
Backer, thì vấn đề phát triển đợi ngũ GV và CBQL giáo dục cũng được giải quyết
với tư cách là phát triển nguồn nhân lực của một ngành, lĩnh vực.
Ởcác nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc,
Thái Lan, Trung Quốc... nhà giáo và CBQL giáo dục luôn được xem là yếu tố quan
trọng có vai trò quyết định của quá trình phát triển nền giáo dục, đặc biệt là vai trò
của người đứng đầu nhà trường. Sergiovanni, T. J. (1992) [100]; Sergiovanni T.J
(2008) [101] và một số tác giả khác khi nghiên cứu vai trò của CBQL trong nhà
trường ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau đều cho rằng: HT phải là người giải
quyết các vấn đề về tầm nhìn, chiến lược, xác định hướng đi cho nhà trường, lãnh
đạo xây dựng văn hóa nhà trường, hướng dẫn giúp đỡ GV, lãnh đạo giảng dạy, huy
động các nguồn lực để phát triển nhà trường [89], [99], [102], [103], [106].
Theo Bộ Giáo dục Singapore (2009) [12], mơ hình trường học ưu việt (SEM)
là mơ hình được chú trọng đến lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo tài năng: Người lãnh
đạo phải nêu gương, có khả năng lãnh đạo, hiểu rõ mục đích, tôn trọng, khuyến



×