Tải bản đầy đủ (.doc) (221 trang)

Truyền thông tôn giáo từ năm 1990 đến nay (qua nghiên cứu trường hợp Phật giáo và Công giáo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.87 KB, 221 trang )

VIN HN LM
KHOA HC X HI VIT NAM
HC VIN KHOA HC X HI
NGUYN THY H
truyền thông tôn giáo từ năm 1990 đến
nay
(qua khảo sát trờng hợp phật giáo và
công giáo)
Chuyờn ngnh : Tụn giỏo hc
Mó s : 62.22.90.01
LUN N TIN S TễN GIO HC
Ngi hng dn khoa hc: 1. TS. NGUYN QUC TUN
2. PGS.TS PHM MINH SN
H NI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của
riêng tôi; Các số liệu nêu trong luận án tiến sĩ là trung
thực. Những kết luận khoa học luận án tiến sĩ của tôi chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ
Nguyễn Thúy Hà
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1. Tổng quan tư liệu, tài liệu về truyền thông tôn giáo 6
1.1.1. Các tư liệu, tài liệu liên quan gần đến đề tài luận án 6
1.1.2. Nguồn tư liệu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án 8
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9
1.2.1. Những vấn đề lý luận chung về truyền thông 9


1.2.2. Những vấn đề về truyền thông tôn giáo nói chung 13
1.2.3. Những vấn đề về truyền thông Công giáo và Phật giáo 16
1.2.4. Vấn đề thực trạng truyền thông tôn giáo ở Việt Nam 21
1.3. Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và định
hướng nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án 24
1.3.1. Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 24
1.3.2. Định hướng nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án 26
1.4. Khung phân tích lý thuyết 26
1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu 26
1.4.2. Lý thuyết nghiên cứu 27
1.4.3. Giả thuyết khoa học 27
1.5. Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án 28
Chương 2: TÔN GIÁO, CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ
TRUYỀN THÔNG TÔN GIÁO
34
2.1. Tôn giáo và quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta từ năm 1990 đến nay 34
2.1.1. Tôn giáo ở Việt Nam 34
2.1.2. Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta trong thời kỳ đổi mới đất nước 40
2.2. Truyền thông tôn giáo - khái niệm, kết cấu và chức năng 50
2.2.1. Khái niệm truyền thông tôn giáo 50
2.2.2. Cấu trúc của truyền thông tôn giáo 57
2.2.3. Chức năng của truyền thông tôn giáo 60
Tiểu kết chương 2 69
Chương 3: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG
VÀ NHÀ NƯỚC TA QUA KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP PHẬT
GIÁO VÀ CÔNG GIÁO
71
3.1. Những kết quả đạt được trong công tác truyền thông tôn giáo từ 71

phương diện chủ thể là cơ quan truyền thông của Đảng và Nhà nước
3.1.1. Truyền thông tôn giáo đã góp phần nâng cao nhận thức
cho cán bộ và chức sắc, tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt
quan điểm, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và
Nhà nước 71
3.1.2. Truyền thông tôn giáo đã góp phần tuyên truyền về công
tác tôn giáo, về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của công dân 74
3.1.3. Truyền thông tôn giáo tích cực cổ vũ đồng bào các tôn
giáo đóng góp sức người, sức của xây dựng quê hương
đất nước, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư,
làm tốt công tác từ thiện - xã hội 83
3.1.4. Truyền thông tôn giáo là vũ khí sắc bén để phản bác lại
những luận điệu xuyên tạc về tình hình tôn giáo và chính
sách tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực thù địch 88
3.2. Hiệu quả truyền thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước từ phương
diện đối tượng là tín đồ, chức sắc Phật giáo, Công giáo ở Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh 93
3.2.1. Thông tin về triển khai khảo sát 93
3.2.2. Thông tin về người Việt với truyền thông tôn giáo 94
3.2.3. Thông tin về Công giáo 97
3.2.4. Thông tin về Phật giáo 99
3.2.5. Thông tin đánh giá về báo và tạp chí đưa tin về tôn giáo 101
3.2.6. Thông tin đánh giá về truyền hình đưa tin về tôn giáo 105
3.3. Những khó khăn, hạn chế trong công tác truyền thông tôn giáo của
Đảng, Nhà nước 112
3.3.1. Những mặt hạn chế 112
3.3.2. Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền 114
3.3.3. Nguyên nhân của yếu kém tồn tại 116
Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG TÔN GIÁO Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
118
4.1. Những vấn đề đặt ra đối với truyền thông tôn giáo ở nước ta hiện nay 118
4.1.1. Chủ thể truyền thông tôn giáo của hệ thống chính trị cần
nâng cao năng lực và trách nhiệm trong việc xây dựng, hoàn
thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo phù hợp với tình hình
trong nước, quốc tế và đúng với quan điểm của Đảng 118
4.1.2. Truyền thông tôn giáo phải quan tâm giải quyết mâu thuẫn
giữa yêu cầu rất cao việc nhận thức đúng về chính sách,
pháp luật tôn giáo với trình độ văn hoá, dân trí không đồng
đều của nhân dân ta 119
4.1.3. Truyền thông tôn giáo đặt trong quá trình giải quyết mâu
thuẫn giữa sự chia rẽ dân tộc, chống phá chế độ của các thế
lực xấu, với việc tăng cường khối Đại đoàn kết toàn dân
tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 120
4.1.4. Truyền thông tôn giáo của hệ thống chính trị luôn đòi hỏi sự
phối hợp thống nhất, chặt chẽ giữa các bộ, ngành, tổ chức,
nhưng hiện nay sự phối hợp đó còn lỏng lẻo, chồng chéo và
lúng túng, vừa thiếu vừa thừa 121
4.2. Khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của truyền
thông tôn giáo ở nước ta 122
4.2.1. Đảng và Nhà nước cần có chiến lược quy hoạch phát triển
một hệ thống truyền thông tôn giáo của hệ thống chính trị
đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu xã hội trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay 122
4.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
đối với công tác truyền thông tôn giáo 125
4.2.3. Đổi mới nội dung và hình thức truyền thông tôn giáo 129
4.2.4. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tuyên

truyền viên làm công tác truyền thông tôn giáo 137
KẾT LUẬN
141
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN
ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
144
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
145
PHỤ LỤC
157
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Gia đình có các phương tiện 94
Biểu đồ 3.2: Thông tin về công giáo nói chung mà bản thân quan tâm 97
Biểu đồ 3.3: Thông tin về công giáo nói chung trên báo in mà bản
thân quan tâm 98
Biểu đồ 3.4: Thể loại/ hình thức thông điệp về Công giáo yêu thích
trong các tờ báo, tạp chí 98
Biểu đồ 3.5: Thông tin về Phật giáo nói chung mà bản thân quan tâm 99
Biểu đồ 3.6: Thể loại, hình thức thông điệp về Phật giáo yêu thích
trong các tờ báo, tạp chí 99
Biểu đồ 3.7: Thông tin về Phật giáo nói chung mà bản thân quan tâm 100
Biểu đồ 3.8: Đánh giá về việc đáp ứng nhu cầu thông tin về tôn giáo
nói chung trên báo và tạp chí phát hành ở địa phương 101
Biểu đồ 3.9: Tôn giáo nói chung: Thể loại/ hình thức thông điệp
yêu thích trong các tờ báo, tạp chí 103
Biểu đồ 3.10: Đánh giá báo Đại đoàn kết, Giác ngộ đưa tin về tôn
giáo nói chung 104
Biểu đồ 3.11: Mức độ thường xuyên xem truyền hình trong tháng
vừa rồi 105

Biểu đồ 3.12: Thông tin về tôn giáo nói chung mà bản thân quan tâm 106
Biểu đồ 3.13: Thông tin về công giáo nói chung mà bản thân quan tâm 107
Biểu đồ 3.14: Thông tin người Phật giáo quan tâm 107
Biểu đồ 3.15: Đánh giá truyền hình đưa tin về tôn giáo nói chung 108
Biểu đồ 3.16: Đánh giá truyền hình đưa tin về công giáo 109
Biểu đồ 3.17: Đánh giá truyền hình đưa tin về Phật giáo 110
Biểu đồ 3.18: Tôn giáo nói chung: Thể loại/ hình thức thông điệp
yêu thích khi xem truyền hình 111
Biểu đồ 3.19: Đánh giá kênh truyền hình đưa tin về tôn giáo nói chung 111
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, với 24 triệu người có đạo, chiếm
27% dân số cả nước và đến nay đã có 13 tôn giáo, với gần 40 tổ chức tôn giáo
được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và cấp đăng ký hoạt động. Các
tôn giáo ở nước ta có gần 82.000 chức sắc và nhà tu hành; hơn 250.000 chức
việc và trên 25.000 cơ sở thờ tự, cùng một hệ thống các học viện, trường đào
tạo những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp. [18]
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước ta có nhiều
chủ trương, chính sách đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân.
Để đưa chính sách, pháp luật tôn giáo của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, đồng
thời phản ảnh kịp thời tình hình tôn giáo quốc gia và quốc tế, cũng như các hoạt
động truyền đạo, hành đạo và quản đạo của chức sắc, tín đồ các tôn giáo ở nước
ta, công tác truyền thông tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng.
Những năm qua, công tác truyền thông tôn giáo đã được Đảng, Nhà
nước thường xuyên quan tâm. Sự quan tâm đó được thể hiện ở nhiều phương
diện, từ việc thành lập các tờ báo, tạp chí, mở rộng các phương tiện truyền
thông đại chúng, cho đến đa dạng hóa nội dung truyền thông tôn giáo. Trong
đó, một số tôn giáo, như Phật giáo, Công giáo, cũng đã được Nhà nước chấp
thuận cho ra báo, tạp chí của mình. Các báo, tạp chí, phát thanh và truyền
hình đã đưa thông tin chính thống một cách nhanh chóng, chính xác đến mọi

đối tượng, trong đó có hàng triệu đồng bào tôn giáo là người Việt Nam ở
trong và ngoài nước. Chủ thể truyền thông, nhất là Đảng và Nhà nước, đã
định hướng dư luận trên lĩnh vực tôn giáo, giúp người dân có và không có tôn
giáo nhận thức đúng đắn về thực chất của tình hình tín ngưỡng, tôn giáo; về
quan điểm, chính sách tôn giáo trước sau như một của Đảng và Nhà nước.
Qua đó cũng góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh chống những luận
điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực xấu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống
1
phá cách mạng, góp phần củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nhờ vậy, đời
sống tôn giáo đã có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của các lĩnh vực
kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị thời kỳ đất nước đổi mới.
Tuy vậy, thực tiễn đa dạng của đời sống tôn giáo đã và đang yêu cầu
công tác truyền thông tôn giáo nói chung và truyền thông về chính sách, pháp
luật tôn giáo nói riêng của hệ thống chính trị Việt Nam đã và đang đặt ra nhiều
vấn đề cần phải được quan tâm giải quyết cả về trước mắt cũng như lâu dài. Đó
là: nhận thức về truyền thông tôn giáo hiện nay cần nâng cao hơn nữa cả về tính
khách quan khoa học và tính đảng; các vấn đề thông tin sao cho khách quan và
cập nhật hơn; các thông điệp cần chính xác, rõ ràng hơn; chất lượng nội dung và
hình thức thông tin, thông điệp phù hợp hơn, sớm đến với các tầng lớp, cộng
đồng đối tượng cụ thể; các phương tiện truyền thông cần đa dạng, hiện đại hơn
và nhất là, đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông phải có phẩm chất và năng
lực cao hơn nữa. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước đối với truyền thông tôn
giáo của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, cũng phải được đổi mới cả về nội
dung và phương thức quản lý, sao cho phù hợp với sự phát triển của trình độ
công nghệ thông tin đương đại, cũng như phù hợp với sự biến đổi mau lẹ của đời
sống tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Tình hình đó đặt ra yêu cầu đối với chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội
nước ta là phải nghiên cứu thấu đáo vấn đề truyền thông tôn giáo, để làm cơ
sở khoa học trực tiếp cho việc hoạch định và thực thi chính sách tôn giáo,

nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn
giáo của nhân dân, góp phần củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Những vấn đề đặt ra trên đây và những yêu cầu đối với công tác
truyền thông tôn giáo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị Việt Nam, đã thực sự trở thành
những vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.
2
Nhận thức nghiêm túc về điều đó, nghiên cứu sinh lựa chọn và triển
khai đề tài: "Truyền thông tôn giáo từ năm 1990 đến nay (qua khảo sát
trường hợp Phật giáo và Công giáo)", làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên
ngành tôn giáo học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Làm rõ về khái niệm truyền thông tôn giáo, về thực trạng truyền thông
tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, chủ thể chủ yếu, được đối tượng
tiếp nhận là tín đồ, chức sắc tôn giáo nhận xét đánh giá qua khảo sát đồng bào
Công giáo và Phật giáo ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số
khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông tôn giáo, đảm
bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên đây, luận án có nhiệm vụ:
- Khái quát những vấn đề chung về tôn giáo, chính sách tôn giáo và
truyền thông, định nghĩa và nghiên cứu vấn đề về truyền thông tôn giáo ở
nước ta hiện nay.
- Khảo sát thực trạng truyền thông về tôn giáo của Đảng và Nhà nước
qua khảo sát về vai trò, vị trí, phương thức, nội dung và tính hiệu quả, kết quả
đối với tín đồ, chức sắc Phật giáo và Công giáo, với tư cách là đối tượng
truyền thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
- Rút ra một số nhận xét về vấn đề nổi cộm đặt ra từ truyền thông tôn
giáo của Đảng, Nhà nước và khuyến nghị có tính giải pháp đối với công tác

truyền thông tôn giáo để đạt hiệu quả cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung làm rõ về trường hợp truyền thông tôn giáo với chủ thể là:
(1) chủ yếu là các cơ quan truyền thông của Đảng và Nhà nước, (2) giáo hội
3
Công giáo và Phật giáo, qua một số báo, tạp chí, kênh truyền thông; đối tượng
tiếp nhận truyền thông là tín đồ, chức sắc tôn giáo, qua Phật giáo và Công
giáo, từ việc họ tiếp nhận, đánh giá nội dung, hiệu quả truyền thông đó là vấn
đề tôn giáo, chính sách, pháp luật tôn giáo, chất lượng, hiệu quả truyền thông
và các phương tiện truyền thông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề hiệu quả truyền
thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, qua nhận thức của các đối tượng là
tín đồ, chức sắc Phật giáo và Công giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Về thời gian, nghiên cứu vấn đề truyền thông tôn giáo từ năm 1990
đến nay, khi có Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/10/1990, của Bộ Chính
trị, Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án, đó là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và những thành quả nghiên cứu lý luận đã đạt
được trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và lĩnh vực truyền thông.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được triển khai trong sự vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành tôn giáo học và liên ngành, như truyền thông học,
xã hội học, sử học, văn hóa học và chính trị học
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Luận án xây dựng và phân tích khái niệm truyền thông tôn giáo dưới

góc độ của khoa học liên ngành, đó là truyền thông học và tôn giáo học.
- Luận án thông qua việc khảo sát xã hội học nhận thức của tín đồ, chức
sắc đạo Công giáo và Phật giáo để làm sáng tỏ chất lượng và hiệu quả của
truyền thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
4
- Luận án đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
của truyền thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Luận án là một đóng góp đáng kể, khi được sử dụng trong công tác
tôn giáo nói chung và công tác truyền thông tôn giáo nói riêng ở Việt Nam.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu
và giảng dạy bộ môn tôn giáo học và truyền thông học về tôn giáo tại các học
viện, các trường đại học khoa học xã hội ở nước ta.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận án có kết cấu chủ yếu gồm 4 chương, 13 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TƯ LIỆU, TÀI LIỆU VỀ TRUYỀN THÔNG TÔN GIÁO
1.1.1. Các tư liệu, tài liệu liên quan gần đến đề tài luận án
Các tư liệu, tài liệu liên quan gián tiếp đến đề tài luận án bao gồm các
sách chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo, các bài đăng trong tạp chí chuyên ngành,
các văn bản của Đảng và Nhà nước ta… mà tác giả đã tham khảo trong quá
trình triển khai đề tài luận án. Dưới đây là một số tư liệu, tài liệu tiêu biểu.
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu cơ bản về tôn giáo đương đại,
tiêu biểu như: A. Toffler (1990), Làn sóng thứ ba; Huntington (2001), Sự va
chạm của các nền văn minh; A. Malreaux (2000), Sự quay trở lại của tâm
thức tôn giáo và thế kỷ XXI là thế kỷ của tâm linh); Linda Woodhead (2011),
Religions in the Modern World; GS. TS. Đỗ Quang Hưng (2010), Toàn cầu

hóa tôn giáo - Khái niệm, biểu hiện và vấn đề đặt ra,…
Các công trình này, bên cạnh những dự báo về những biến đổi vô
cùng to lớn của thế giới hôm nay và ngày mai, trong đó đã đưa ra những phân
tích sâu sắc, thuyết phục về tình hình tôn giáo nói chung và một số tôn giáo
lớn của thế giới, như đạo Công giáo, Hồi giáo… Đây thực sự là những khám
phá mới, có nhiều giá trị về nhận thức và thực tiễn.
Thứ hai, các tác phẩm nghiên cứu sâu về Phật giáo và Công giáo: Lưu
Bành (2002) Mười tôn giáo lớn trên thế giới; Dương Phượng Cương (2006),
Ba thị trường màu sắc tôn giáo Trung Quốc; Giác Dũng (2002), Lịch sử Phật
giáo Nhật Bản; Lê Tâm Đắc (2010), Một số nhân vật tiêu biểu trong phong
trào chấn hưng Phật giáo ở Châu Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Hoàng
Văn Chung (2011), bài Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 2, Giới thiệu về tôn
6
giáo ở Hàn Quốc; Tòa Thánh Vatican (2010), Niên giám của Tòa thánh về số
lượng và chất lượng đội ngũ giáo sĩ Kitô giáo trên thế giới…
Các công trình đó đã đi sâu nghiên cứu về Phật giáo và Công giáo trên
thế giới và ở Việt Nam thời hiện đại. Trong đó khẳng định: Công giáo có xu
thế phát triển mạnh, thậm chí lấn át cả Phật giáo và sự thay đổi đáng kể về tổ
chức Giáo hội, trong đó cơ quan truyền thông được xem trọng. Còn Phật giáo,
nhất là ở Việt Nam, luôn được xem là gắn bó chặt chẽ với dân tộc, được coi là
những di sản văn hóa quan trọng, cần được truyền thông quảng bá rộng rãi.
Hoặc nguời Hàn Quốc, với tư duy cởi mở, khoan dung tôn giáo, đã liên tục
thu nhận tôn giáo nước ngoài và sáng tạo những tư tưởng tôn giáo cùng với
cách thực hành của riêng mình. Các tác giả đều đi đến khẳng định, tôn giáo đã
góp phần hình thành nên diện mạo văn hóa hiện nay, vừa đa dạng, vừa sống
động, rất truyền thống và cũng không kém phần hiện đại, thể hiện ở mọi hoạt
động, trong đó có hoạt động truyền thông.
Thứ ba, các văn bản của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và chính sách,
pháp luật tôn giáo, Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Nghị quyết số 24-NQ/TW
về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Đảng Cộng sản Việt

Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
khóa VIII về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Đảng
Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 37/ CT-TW của Bộ Chính trị về công
tác tôn giáo trong tình hình mới; Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, về công tác tôn giáo;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11,
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chính phủ (2005), Nghị định số
22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo; Chính phủ (2012), Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết
và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Các văn bản trên đây mang tính định hướng, chỉ đạo, giải thích,
hướng dẫn và giải quyết trong đời sống tôn giáo và đối với công tác tôn giáo
7
của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay. Trong đó có những tư tưởng, quan
điểm chỉ đạo, đánh giá và hướng dẫn đối với ngành truyền thông của Đảng,
Nhà nước ta về tôn giáo.
1.1.2. Nguồn tư liệu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án
Thứ nhất, những tài liệu về truyền thông nói chung.
Nguyễn Ngọc Sơn (10/2006), Vài nét về hiện trạng truyền thông xã
hội tại Việt Nam; Phạm Minh Sơn, Nguyễn Thị Quế (2010), Truyền thông đại
chúng trong công tác Thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính
trị - Hành chính, Hà Nội; Nữ tu Mai Thành (2009), Tiến trình phát triển
ngành truyền thông điện tử, trang web: www.vietvatican.net.
Thứ hai, những tài liệu liên quan đến truyền thông tôn giáo nói chung.
Tiêu biểu là: Hoàng Thị Thùy Dương (2010), Hoạt động truyền thông về vấn
đề tôn giáo trên báo in Việt Nam hiện nay; Trần Lưu (2001), Báo chí hiện
Việt Nam hiện nay với vấn đề tôn giáo- tín ngưỡng.
Thứ ba, những tài liệu liên quan đến truyền thông tôn giáo của Đảng
và Nhà nước ta. Có thể kể ra: GS. Đặng Nghiêm Vạn (1998), Những vấn đề
lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;

Nguyễn Đức Lữ, chủ biên (2008), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo
ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội; Đỗ Quang Hưng (2008), Vấn đề tôn giáo
trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội; Ngô
Hữu Thảo (2012), Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn
Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội; Nguyễn Quốc Tuấn, chủ
nhiệm, (2012), Đặc điểm và vai trò của phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20, đề tài
nghiên cứu khoa học.
Thứ tư, những tài liệu liên quan đến truyền thông tôn giáo của Phật
giáo và Công giáo ở Việt Nam: Lại Trọng Bình (1996), Thử tìm hiểu những
tờ báo Công giáo hiện nay; Phạm Minh Đức (1997), Hiện trạng tình hình
8
Đạo Công giáo Việt Nam hiện nay trên báo chính nghĩa và người Công giáo
Việt Nam; Lê Đình Bảng (2009), Hành trình 100 năm báo chí Công giáo Việt
Nam, Hà Nội, Nxb Tôn Giáo; Hòa thượng Thích Gia Quang (2/2013), Truyền
thông - phương tiện hữu hiệu nhất truyền tải Chính pháp, Vietnamnet.vn;
Ngọc Lan (2009), Luân Lý Mạng, Báo Hiệp Thông (Bản tin của Hội đồng
Giám mục Việt Nam) số 51, 2008 và số 52; Hội đồng Toà thánh về Truyền
thông xã hội, Đạo đức trong Truyền thông, Roma, 2002, Số 1; Minh Thạch
(2010), Diện mạo phiến diện của truyền thông Phật giáo Việt Nam hiện đại,
Tập san Pháp luân 74; An Thư (2/2013), Truyền thông - "Phép nhiệm màu"
để Phật pháp đến với đại chúng, Vietnamnet.vn; Phạm Nhật Vũ (2010),
Truyền thông Phật giáo Việt Nam sẽ làm gì?, website Kienthuc.net.vn;
Các công trình trên đã đưa ra quan niệm về truyền thông, truyền thông
đại chúng nói chung và vai trò của truyền thông trong xã hội hiện đại. Nó
cũng đề cập tới truyền thông tôn giáo với chủ thể là các tổ chức tôn giáo Việt
Nam và Đảng, Nhà nước ta. Đồng thời cũng có các công trình luận bàn về
truyền thông của các tôn giáo cụ thể, song chủ yếu là của Phật giáo và đạo
Công giáo. Một số tài liệu đó đã có những đánh giá về hiện trạng truyền thông
xã hội và truyền thông tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.2.1. Những vấn đề lý luận chung về truyền thông
Vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông đã được nhiều công trình
nghiên cứu, trở thành nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu về truyền thông
tôn giáo. Có thể kể đến những nghiên cứu sau:
- Giáo trình khoa học về truyền thông (2010), Học viện Báo chí và
Tuyên truyền. Giáo trình này đã đưa ra các quan niệm, các định nghĩa về
truyền thông nói chung, từ đó đi sâu luận giải về truyền thông học, với các
phân tích về nội hàm và ngoại diên khái niệm khoa học về truyền thông. Đây
9
là tư liệu có ý nghĩa là cơ sở trực tiếp để tác giả luận án kế thừa, phát triển
nhằm xây dựng khái niệm truyền thông tôn giáo.
- Tạ Ngọc Tấn (2001), “Truyền thông đại chúng”, NXB. Chính trị
quốc gia. Cuốn sách này nằm trong chương trình đào tạo bậc cử nhân chuyên
ngành quản lý tư tưởng - văn hóa của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cuốn sách đã cung cấp cho người học những nhận thức cơ bản về một hệ
thống các khái niệm truyền thông và những vấn đề về truyền thông trong xã
hội hiện đại; đưa ra những nguyên tắc lãnh đạo, quản lý, nhằm phát huy
ngành truyền thông ở Việt Nam hiện nay. Đây là tư liệu có ý nghĩa định
hướng, giúp cho nghiên cứu sinh có cơ sở kế thừa phát triển để định nghĩa,
luận giải về nội hàm ngoại diên khái niệm truyền thông tôn giáo.
- Ngọc Lan (2007), "Truyền thông Công giáo Việt Nam - Cơ hội hay
Thách đố?", Báo Hiệp Thông (Bản tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam)
số 42, 43. Tác giả là nữ tu của đạo Công giáo, đã đánh giá đặc biệt cao về các
phương tiện truyền thông nói chung. Theo tác giả, trong số những thành tựu quan
trọng nhất mà loài người đạt được gần đây, thì sự phát triển nhảy vọt của kỹ
thuật truyền thông là một hiện tượng gây kinh ngạc và có những ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất. Bên cạnh sự cải tiến không ngừng về tốc độ, dung lượng và tính
đa dạng, các phương tiện truyền thông tăng nhanh khả năng chuyển tải lẫn
chất lượng kỹ thuật. Những thay đổi ấy làm cho các phương tiện truyền thông
có khả năng lan xa và thấm sâu, làm thay đổi cả bản chất của xã hội cũng như

đời sống tâm lý, các chuẩn mực văn hóa và những thói quen của con người.
Từ đó, tác giả nhấn mạnh đến việc sử dụng các phương tiện truyền
thông phải đạt tới mục đích cao cả, khi đã dẫn ra tư tưởng của Giáo hoàng
Bênêđictô XVI: "Những công nghệ kỹ thuật như thế là một ân huệ đích thực
cho nhân loại. Bởi thế, chúng ta phải làm sao để những thuận lợi mà chúng mang
lại được phục vụ hết thảy mọi người và mọi cộng đồng, đặc biệt là những người
nghèo túng và những người dễ bị thương tổn nhất." Tuy nhiên, phương tiện
10
truyền thông cũng đặt ra rất nhiều thách đố cho con người. Một thế giới ảo
đầy hấp dẫn đang đan xen với thế giới thực, gây nên những ảo tưởng dẫn đến
nhiều đổ vỡ và các vấn đề chưa từng có trước đây. Tác giả khẳng định: kỹ thuật
công nghệ tốt hoặc xấu, hoàn toàn tuỳ thuộc vào con người sử dụng. Vậy,
người sử dụng chúng phải tránh đưa ra những lời nói và hình ảnh làm mất phẩm
giá con người, và loại trừ những gì đang nuôi dưỡng lòng hận thù và sự bất
bao dung, những gì làm giảm giá vẻ đẹp và sự sâu kín của giới tính con người,
những gì khai thác những người yếu đuối và những người dễ bị thương tổn.
- TS. Phạm Minh Sơn và PGS.TS Nguyễn Thị Quế (2010), Truyền
thông đại chúng trong công tác Thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay,
Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Công trình quan niệm "truyền thông" là
một hiện tượng xã hội phổ biến, một dạng hoạt động đặc thù của con người,
tác động và liên quan đến mọi cá thể xã hội. Truyền thông có rất nhiều quan
niệm và định nghĩa khác nhau, tùy theo mỗi một góc nhìn. Tác giả dẫn ra một
số quan niệm tương đối phổ biến, định nghĩa về truyền thông như sau:
+ Theo John R. Hober (1954): truyền thông là quá trình trao đổi tư
duy hoặc ý tưởng bằng lời.
+ Martin P.Adelsm: truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta
hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Đó là một
quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống.
+ Quan niệm của Dean C.Barnlund (1964): truyền thông là quá trình
liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn.

+ Theo Frank Dance (1970): truyền thông là quá trình làm cho cái
trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai
hoặc nhiều người.
+ Với S. Schaehter: Truyền thông là một quá trình qua đó quyền lực
được thể hiện và tính độc quyền tăng lên.
11
+ Còn Gerald Miler (1966): truyền thông về cơ bản quan tâm nhất đến
tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung tới người nhận
với mục đích tác động đến hành vi của họ.
Từ đó, các tác giả định nghĩa: Truyền thông là một quá trình trao đổi
thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt
được sự hiểu biết lẫn nhau, nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, điều chỉnh
hành vi theo hướng tích cực hóa đời sống thực tiễn. [107, tr.7]
Theo các tác giả, truyền thông là một kiểu tương tác xã hội, ít nhất có
hai tác nhân tương tác lẫn nhau. Dạng đơn giản, thông tin được truyền từ
người gửi tới người nhận. Truyền thông có cấu trúc gồm ba phần: nội dung,
hình thức, mục tiêu và được chia thành các lĩnh vực khác nhau, như truyền
thông không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng.
Truyền thông phát triển gắn liền với tiến bộ khoa học công nghệ.
- Nguyễn Văn Đệ (2011), Giới trẻ và truyền thông Công giáo -
Truyền thông báo chí và Intemid, bài thuyết trình tại Đại hội Giới Trẻ Giáo
tỉnh Hà Nội, Tác giả đã tiếp cận đến:
Truyền thông là gì và phân tích về 03 yếu tố cấu thành truyền thông. Một, chủ
thể truyền thông và nội dung truyền thông. Hai, phương tiện truyền thông,
vốn vô cùng phong phú, ngày càng tuyệt vời, kỳ diệu, vượt khỏi mọi trí tưởng
của nhiều người. Ba, đối tượng và mục tiêu truyền thông, gồm: mọi thành
phần, tầng lớp xã hội, không phân biệt, giới hạn; đối tượng ưu tiên: giới trí
thức, công nghệ, sinh viên học sinh, thương mại v.v Tác giả lưu ý đặc biệt
tới truyền thông khi đã đáp ứng, cung cấp, giúp cho trẻ thơ, thiếu nhi, học
sinh, sinh viên, nhưng cũng có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực, tai hại lớn

cho chúng nếu không được hướng dẫn, giúp phân biệt, lựa chọn cách khôn
ngoan và hữu ích các chương trình muôn mặt của phương tiện truyền thông.
Tác giả đã phân loại các loại hình phương tiện truyền thông dựa theo
tính chất và hình thức của nó. Đó là: có nhiều loại hiện đại, với chất lượng và
12
số lượng vô cùng phong phú; có loại truyền thông đơn giản, có loại phức tạp,
có loại bằng lời nói, có loại bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, diễn cảm, bằng biểu
tượng, qui định, qui ước với nhau; loại nghe, nhìn, xem cực nhanh, cực tốt;
loại phổ biến, thông dụng, đáp ứng được mọi đối tượng, mọi trình độ; loại đặc
biệt được mọi người ưa thích, cách riêng các bạn trẻ, đang yêu, đó là điện
thoại cố định hay di động.
Như vậy, đáng chú ý là, bàn về truyền thông nói chung không chỉ có
các học giả của "đời", mà còn có các nghiên cứu của chức sắc, tu sĩ tôn giáo.
1.2.2. Những vấn đề về truyền thông tôn giáo nói chung
1.2.2.1. Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về truyền thông
tôn giáo
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày
16/10/1990 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 37/ CT-TW của Bộ Chính
trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, về công tác tôn giáo, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh số 21/2004/PL-
UBTVQH11, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- Chính phủ (2012), Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và
biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
13
Các văn bản của Đảng và Nhà nước trên đây, phần nói về vấn đề tôn
giáo, đều có đề cập tới chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của công tác tôn giáo
cần phải đưa chính sách, pháp luật tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta vào
trong đời sống xã hội; giáo dục, tuyên truyền, giải thích cho cán bộ, nhân dân
và cho chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Như vậy có thể thấy các văn bản về
chính sách, pháp luật tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta cũng đã đề cập tới
vấn đề truyền thông tôn giáo. Chính vì thế, việc này được nghiên cứu sinh
nhận thức từ phương diện nó là truyền thông tôn giáo mà chủ thể truyền thông
là chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội.
1.2.2.2. Các công trình khoa học về truyền thông tôn giáo
Các công trình đề cập tới vấn đề truyền thông tôn giáo, có thể kể ra:
- Đặng Nghiêm Vạn (1998), Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn
giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Nguyễn Đức Lữ, chủ biên (2008), Lý luận về tôn giáo và chính sách
tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
- Đỗ Quang Hưng (2008), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam
lý luận và thực tiễn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
- Ngô Hữu Thảo (2012), Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác - Lênin
đến thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
Các tác phẩm trên có nội dung rất phong phú về vấn đề tôn giáo và
chính sách tôn giáo, như sự phát triển quan điểm, đường lối tôn giáo của
Đảng và Nhà nước ta từ 1945 đến nay; đề cập đến mối quan hệ giữa nhà nước
với tổ chức Giáo hội tôn giáo; nội dung, bối cảnh quốc tế của vấn đề tôn giáo
ở Việt Nam thế kỷ XX; chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo. Trong đó, về các phương hướng và giải pháp giải quyết vấn đề tôn giáo,
các tác giả thường có yêu cầu về công tác truyền thông tôn giáo của Đảng và
14

Nhà nước, coi đó là một nội dung quan trọng của quá trình lãnh đạo, quản lý
xã hội của Đảng và Nhà nước.
Tất nhiên ở đây, vấn đề truyền thông tôn giáo chưa được các công
trình luận giải với tính cách như là lý luận về truyền thông tôn giáo, mà chủ
yếu là từ góc độ vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng, của chức
năng các cơ quan tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo
của hệ thống chính trị ở nước ta.
- Nguyễn Ngọc Sơn (2005), Vài nét về hiện trạng truyền thông xã hội
Việt Nam, Niên Giám Giáo hội Công giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
Là một linh mục Công giáo, tác giả đã có cái nhìn duy tâm về nguồn gốc của
truyền thông, khi cho rằng, truyền thông không chỉ là một nhu cầu tự nhiên
của con người mà còn là một mầu nhiệm siêu việt của người tín hữu muốn
bước theo Đức Giêsu Kitô. Chính Ngài là nhà truyền thông đầu tiên và gương
mẫu đã trao ban cả con người như một thông điệp để thắt chặt mối tương
quan giữa Thiên Chúa với con người và vũ trụ vật chất. Ngài đón nhận tất cả
những gì của con người và vũ trụ vật chất tiềm ẩn trong đó, chỉ trừ tội lỗi, để
cho ta được tháp nhập vào thiên tính và trở nên một với Ngài.
- Hoàng Thị Thùy Dương (2010), Luận văn "Hoạt động truyền thông
về vấn đề tôn giáo trên báo in Việt Nam hiện nay". Tác giả cho thấy mối quan
hệ giữa báo chí và đời sống tôn giáo ở nước ta. Mối quan hệ này được thể
hiện rõ trong việc tác giả phân tích hai tờ báo: báo Nhân dân và Tuổi trẻ, đã
đưa lại một cách nhìn toàn diện và mới mẻ về vấn đề tôn giáo. Từ đó làm cho
mỗi người nhận thức rõ ràng hơn về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của báo chí
trong việc phản ánh chân thực và sinh động đời sống của cộng đồng tín đồ,
chức sắc các tôn giáo ở Việt Nam. Tác giả yêu cầu những người có trách
nhiệm trong các tôn giáo nên ý thức được tầm quan trọng của truyền thông và
ảnh hưởng của nó trong đời sống cộng đoàn cũng như cá nhân tín hữu.
15
- Nguyễn Văn Đệ (2011), Giới trẻ và truyền thông Công giáo -
Truyền thông báo chí và Intemid, bài thuyết trình tại Đại hội Giới Trẻ Giáo

tỉnh Hà Nội, Theo tác giả, Thiên
Chúa đã truyền thông với con người ngay từ sáng thế và sẽ không ngừng
truyền thông với con người. Đức Kitô là một người nhà truyền thông tuyệt
hảo, khi đã hoàn toàn đồng hóa mình mới những kẻ lãnh nhận truyền thông
của ngài và truyền đạt sứ điệp bằng lời nói, đồng thời bằng toàn bộ cách sống
của ngài. Ngài sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh bình dân mà người nghe thấy
quen tai và quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày mà họ có thể hiểu được.
Truyền thông của ngài cũng mang tính đối thoại và lôi kéo người nghe vào
cuộc. Ngài làm cho thính giả phải động não suy tư, bày tỏ ý kiến, tham gia
vào cuộc đối thoại, chứ không phải là những con người thụ động lãnh nhận sứ
điệp.
- Học giả Thomas (2012), "Định hướng đến khái niệm truyền thông
tôn giáo: Việc sử dụng thuyết tiến hoá tôn giáo và khoa học", từ chỗ cho rằng,
để phân biệt giữa tôn giáo và một ngành khoa học cần chỉ ra các điều kiện cụ
thể để từ đó xác định được khoa học không bắt nguồn hay là một phần của tôn
giáo, tác giả đã đưa ra 03 tiêu chí để phân biệt truyền thông đối tượng có tôn
giáo với truyên thông phi tôn giáo. Đó là: (1) Truyền thông tôn giáo mang
tính ẩn dụ; (2) Truyền thông tôn giáo không gói gọn trong bất cứ hình thức
diễn đạt theo nghĩa đen nào và (3) Việc xác định các tham chiếu ẩn dụ chỉ có
thể ngầm hiểu chứ không thể định nghĩa một cách rõ ràng.
Đây là một gợi ý xuất phát từ vấn đề bản thể của tôn giáo theo quan
điểm thần học.
1.2.3. Những vấn đề về truyền thông Công giáo và Phật giáo
1.2.3.1. Những vấn đề về truyền thông Công giáo
- Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II (tháng 12 năm 1963), Sắc lệnh
Về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội Inter Mirifica. Sắc lệnh này nằm
16
trong toàn bộ những nội dung canh tân, đổi mới của Công đồng Vatican II. Nó
quy định và giải thích nhiều về truyền thông Công giáo; về vai trò của các
phương tiện truyền thông xã hội. Trong đó có nói về thực trạng các hoạt động

truyền thông Công giáo theo Sắc lệnh này. Như: Từ xưa đến nay, tại nhiều
nơi những người Công giáo hoạt động trong lãnh vực truyền thông xã hội
không những không được nâng đỡ, mà còn bị coi là những người mạo hiểm
và bê bối nữa. Từ đó, Sắc lệnh này khẳng định: Bây giờ não trạng này phải
được thay đổi hoàn toàn.
- Hoàng Mạch Đoàn (2002), Công tác vận động giáo dân của tổ chức
cơ sở Đảng (cấp xã) ở đồng bằng Bắc bộ nước ta hiện nay, luận án Tiến sỹ
khoa học Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đưa ra
quan niệm về nội dung, chất lượng công tác vận động đồng bào Công giáo.
Nội dung cơ bản của công tác vận động giáo dân là: Tuyên truyền, giáo dục
về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tổ chức, hướng
dẫn đồng bào Công giáo nâng cao nhận thức, trình độ văn hóa, khoa học; vận
động giáo dân tham gia tích cực các phong trào, xây dựng đời sống mới ở khu
dân cư, phòng chống các tệ nạn xã hội; cảnh giác phác hiện và chủ động đấu
tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù
địch, bảo vệ lợi ích chính đáng của đồng bào Công giáo. Như vậy, tác giả đã
xem vấn đề truyền thông Công giáo như là một bộ phận rất quan trọng của
công tác vận động tín đồ Công giáo hiện nay.
- Nguyễn Vinh Giang (05/11/2010), Linh mục và vấn đề truyền thông
hiện nay, Tác giả, một linh mục, từ
việc nhận thức rằng, những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 và đầu thế ky
21 là sân khấu của những sự tân kỳ trong lĩnh vực kỹ thuật truyền thông, tới
việc đặt ra nhu cầu khai thác các phương tiện truyền thông trong hoạt động
Công giáo. Theo tác giả, các phương tiện truyền thông mới mẻ khai sinh
những gì mà người ta gọi là "những ngôn ngữ mới" và khơi nguồn cho Giáo
hội nhiều khả năng trong việc loan báo Tin Mừng, cũng như làm nảy sinh
17
những vấn đề mục vụ mới đối với Giáo hội. Và đây cũng chính là chủ trương
của Giáo hội Công giáo. Đó là: tuy có mặt trái của internet, Giáo hội vẫn
muốn chúng ta dấn thân vào internet. Toàn thể Giáo hội, từ hàng giáo phẩm

đến giáo dân ngày càng ý thức được tầm quan trọng của những phương tiện
truyền thông. Những khóa học, những bài thuyết trình, những cuộc gặp gỡ về
vấn đề truyền thông đã và đang được tổ chức ở nhiều nơi. Linh mục được
khuyến khích sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, một nguồn tài
nguyên phong phú, đắc lực giúp họ trong mục vụ và loan báo Tin Mừng.
- Nguyễn Văn Đệ (2011), Giới trẻ và truyền thông Công giáo -
Truyền thông báo chí và Intemid. Tác giả giải thích về logic quá trình truyền
thông Công giáo, từ chủ thể truyền thông, mục đích truyền thông, phương tiện
cho đến đối tượng và mục tiêu truyền thông Công giáo. Về ảnh hưởng của
truyền thông Công giáo, tác giả khẳng định: Tự nó việc truyền thông, nội
dung và phương tiện kỹ thuật truyền thông không hoàn toàn tốt mà cũng
không hoàn toàn xấu, nó tuỳ thuộc vào cách người sử dụng và người tiếp thu,
tùy điều kiện, môi trường thích hợp của mỗi người.
Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp giáo dục truyền thông Công giáo
đối với giới trẻ, như: Loan truyền Tin Mừng Chúa bằng mọi phương tiện.
Truyền thông Công giáo bằng nhiều loại hình xã hội tích cực hiệu quả và bổ
ích, như: việc từ thiện, bác ái xã hội, trạm xá y tế, khám chữa bệnh, nhà tình
thương; các cuộc thăm viếng úy lạo v.v Các loại hình văn hóa nghệ thuật
như: các buổi trình diễn thánh ca, kịch nghệ, thi thơ ca nhạc, các loại băng
hình, video, sách báo. Các loại hình thể dục, thể thao, cắm trại, hội chợ…, tất
cả đều có thể trở thành những phương tiện truyền thông để thông truyền Chúa
đến với mọi người và đưa mọi người về với Thiên Chúa.
- Fidel Orendain, Thanh Huyền chuyển ngữ (23/01/2013), Giáo dục
truyền thông: Cộng đoàn, mâu thuẫn và truyền thông. Tác giả đặt vấn đề cần
thiết phải có giáo dục truyền thông. Giáo dục truyền thông không chỉ đơn
18
giản là biết cách sử dụng những kỹ thuật mới mà còn bao gồm cả việc hiểu
biết những thay đổi trong cách vận hành mà các truyền thông mới đang bày
ra. Truyền thông không chỉ đơn thuần là những dụng cụ cho sứ vụ mà còn
hình thành lối sống, lối suy nghĩ của chúng ta. Vì thế, để điều tiết những ảnh

hưởng tiêu cực và gia tăng tối đa những khía cạnh tích cực của truyền thông,
cần phải có giáo dục truyền thông.
Tác giả hướng tới việc vận dụng truyền thông trong việc giải quyết
các mâu thuẫn của cộng đoàn Công giáo. Ở đây, bài học truyền thông là: hãy
học biết diễn tả ý kiến hoặc sự phản đối trong một cách thức mang tính xây
dựng nhiều hơn và đối đầu ít hơn; hãy tìm thêm thông tin để làm cho quyết
định được thực hiện tốt hơn. Tác giả dẫn ra ý kiến của nhà khoa học xã hội
Boulding về các cách giải quyết mâu thuẫn bằng truyền thông: (1) Không truyền
thông = tránh; (2) Truyền thông kiểu quyền bính = chinh phục; (3) Truyền
thông đối thoại = giải pháp từng bước, bao gồm việc hòa giải và/hoặc dàn xếp
và/hoặc thưởng phạt. Ông ca ngợi cách giải quyết theo kiểu thứ ba.
1.2.3.2. Những vấn đề về truyền thông Phật giáo
- Minh Thạnh (2010), Truyền thông và sự phát triển tư tưởng Phật
giáo, Bài viết giới thiệu những đóng góp của truyền thông hiện đại đối với
hoạt động hoằng pháp, hỗ trợ tụ tập… của đạo Phật; đã làm rõ được vai trò
của truyền thông hiện đại để đưa Phật pháp đến với đông đảo Tăng Ni Phật tử
và nhân sanh.
- Minh Thạnh (2010), Diện mạo phiến diện của truyền thông Phật giáo
Việt Nam hiện đại, Tập san Pháp luân 74. Qua đây, diện mạo Phật giáo Việt
Nam phản ánh thông qua phương tiện truyền thông Phật giáo và tác động
mạnh mẽ nhất hiện nay là đĩa VCD, DVD, ngày càng khác xa với thực tế Phật
giáo Việt Nam, khi mà những giảng sư nổi tiếng từ dĩa VCD có độ tuổi
khoảng 40 - 50 tuổi, mà hiếm thấy dĩa thuyết pháp của các vị hòa thượng cao
tuổi. Ghi nhận hiện trạng đó, tác giả mong điều chỉnh tình trạng này bằng việc
19

×