Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài Thu Hoạch-Khao Học Lãnh Đạo Ql-Bối Cảnh Của Lãnh Đạo Công Hiện Nay Và Yêu Cầu Về Năng Lực Đối Với Người Lãnh Đạo.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.47 KB, 13 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Người lãnh đạo là chủ thể của hoạt động lãnh đạo, chủ thể này có thể là một
cá nhân hay một tập thể lãnh đạo mà phẩm chất chung của một tập thể lãnh đạo
phải dựa trên cơ sở phẩm chất của mỗi cá nhân người lãnh đạo. phẩm chất cá nhân
của người lãnh đạo là những yếu tố nội tại được hình thành thơng qua học tập và
hoạt động thực tiễn trên cơ sở những tố chất bẩm sinh nhất định. Phẩm chất của
người lãnh đạo là tổng hợp những yếu tố tâm, sinh lý cá nhân đáp ứng những yêu
cầu của hoạt động lãnh đạo bảo đảm cho hoạt động ấy đạt hiệu quả cao nhất.
Hoạt động lãnh đạo là hoạt động có tính chiến lược phải xuất phát từ toàn
cục, dựa trên quan điểm tồn cục. Người lãnh đạo phải có dự kiến, hoạt động lãnh
đạo có thể thành cơng hay khơng điều quan trong được quyết định bởi người lãnh
đạo có thể dự kiến, đưa ra quyết sách một cách khoa học hay không. Muốn vậy
người lãnh đạo phải nắm chặt thế giới quan và phương pháp luận, giỏi điều tra
nghiên cứu nắm chắc quy luật phát triển của sự vật khách quan, tìm hiểu tiến trình
và xu thế phát triển của sự vật đồng thời nhận biết qúa khứ, đi sâu tìm hiểu hiện
trạng và nắm chắt xu thế phát triển trong tương lai để có dự kiến khoa học. Đặc biệt
trong điều kiện sản xuất lớn xã hội hiện đại hoạt động lãnh đạo địi hỏi phải có dự
kiến khoa học, đưa ra quyết sách khoa học và thực thi một cách đúng đắn. Ngoài ra
người lãnh đạo phải phát huy tính sáng tạo, nghiên cứu tình hình mới, đề ra mục
tiêu, phương châm , phương pháp chiến lược mới giải quyết vấn đề mở ra cục diện
mới của công tác lãnh đạo. Người lãnh đạo phải nắm chắc lý luận và phương pháp
tiên tiến, trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan, triển khai hoạt động lãnh đạo
một cách sáng tạo để thực hiện thắng lợi mục tiêu lãnh đạo. Muốn vậy, chủ thể lãnh
đạo phải có phẩm chất, năng lực lãnh đạo.
Qua thời gian học tập, nghiên cứu môn khoa học lãnh đạo, quản lý, em
xin chọn đề tài “Bối cảnh của lãnh đạo công hiện nay và yêu cầu về năng lực
đối với người lãnh đạo” để viết tiểu luận. Do trình độ nhận thức của em cịn có
những hạn chế, vì vậy, trong q trình nghiên cứu nói chung và viết bài tiểu luận
này nói riêng vẫn cịn thiếu sót mong thầy cơ bộ mơn đóng góp cho em. Xin
chân thành cảm ơn.
1




B. PHẦN NỘI DUNG
I. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ LÃNH ĐẠO CƠNG
1.1. Các khái niệm lãnh đạo và lãnh đạo cơng
*Lãnh đạo
Ở phương đông cổ đại đã sớm bàn đến vấn đề trị quốc, bình thiên hạ,
nghệ thuật cai trị. Song những nghiên cứu có hệ thống về lãnh đạo mới bắt đầu
từ những năm 30 của thế kỷ xx và sau đó hình thành mơn khoa học mới- khoa
học lãnh đạo
Thuật ngữ lãnh đạo bắt nguồn từ tiếng la tinh “Leader” có nghĩa là thủ
lĩnh, người dẫn dắt. Cho đến nay, khái niệm này vẫn cịn chưa có sự thống nhất
trong nhận thức. Ở Mỹ, khái niệm lãnh đạo được ưa thích hơn, cịn ở Anh lại
hay dùng khái niệm quản lý. Trong các tài liệu về khoa học quản lý, nhiều khi
khái niệm lãnh đạo và quản lý được sử dụng thay thế cho nhau.
Là sự dẫn đường, chỉ lối, dẫn dắt, điều khiển( đề ra chủ trương đường
lối và tổ chức, động viên thực hiện) mọi hoạt động của cá nhân và tổ chức
nào đó nhằm đạt đền mục tiêu nhất định.
Lãnh đạo là dựa trên quan hệ và hệ thống tương tác qua lại. Đây là
một sự thực hành “chủ nghĩa cá nhân tập thể”.
Lãnh đạo quá trình truyền cảm hứng cho bản thân và cho người khác
trong bối cảnh khu vực công để giải quyết các vấn đề nan giải một cách hiệu
quả và có đạo đức, đồng thời bồi đắp năng lực thích ứng.
Hoạt động lãnh đạo là một quá trình truyền cảm hứng và cùng chia sẻ để
phát hiện tiềm năng và phát huy năng lực vì sự phát triển mang tính hướng đích
của các điều kiện sinh thái và nhân văn, chẳng hạn như sự thịnh vượng chung.
* Lãnh đạo công
Lãnh đạo công là lãnh đạo không đối lập, không khác với quản lý mà
là cấp độ mới của quản lý để nhằm nâng cao hiệu quả lên tầm cao mới để đáp
ứng cuộc sống của ngày hôm nay- một cuộc sống, thế giới được đặc trưng của

các vấn đề nan giải

2


Q trình tồn cầu hóa đang đặt đội ngũ cán bộ, cơng chức trước những
vấn đề về chính sách và chính trị ngày càng nan giải và phức tạp. Đáp ứng của
mỗi hệ thống chính trị cần phải dựa trên những đặc trưng văn hóa, lịch sử và thể
chế của nó. Các cán bộ, cơng chức cần một khung khổ lãnh đạo để có thể giải
quyết các vấn đề nan giải này.
Tạo điều kiện để cán bộ, công chức thực hành các hành vi lãnh đạo
thông qua phương pháp học tập tích cực.
Phản ánh bản chất phức tạp và bất ổn của các vấn đề nan giải “trong cách
tiếp cận hệ thống và năng động” về lãnh đạo với những chu trình xuất hiện liên
tục của chúng.
Được xây dựng trên nền tảng vững chắc là những đặc thù của khu vực
công trong thể chế Việt Nam.
* Quản lý
Là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách có
tổ chức, có hướng đích nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Quản lý gắn với sự thực thi, trao đổi; Thực thi nghĩa là thực hiện một
công việc mang tính mặc cả; Quản lý là việc tổ chức các năng lực để hoàn
thành một nhiệm vụ cụ thể; Tập trung vào các vấn đề thông thường hàng
ngày; Thực hiện các mục tiêu cụ thể; Quan tâm đến các mục tiêu ngắn và
trung hạn. Quyết định gắn liền với các nhiệm vụ giới hạn; Người lãnh đạo
duy lý, linh hoạt với sự kiểm sốt.
1.2. Vai trị
Đảm bảo thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của người lãnh
đạo, quản lý đối với cơng việc được giao.
Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của các tập thể và cá

nhân, nâng cao năng lực, uy tín của người lãnh đạo quản lý
Nâng cao khả năng cung cấp, tiếp nhận và xử lý thông tin giữa những
người lãnh đạo và bị lãnh đạo.

3


Khơi dậy và phát huy được sức mạnh của mỗi tập thể và cá nhân, chống
bệnh quan liêu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm giữa người lãnh đạo, quản lý và
người bị lãnh đạo, quản lý.
Tìm hiểu những gì hiện tại mạnh lãnh đạo của bạn đang có, những gì là
nhu cầu của bạn và cách thức chúng ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của
nhóm bạn.
Tìm hiểu làm thế nào để cải thiện hiệu suất làm việc bằng sự hiểu biết
làm thế nào mọi người tương tác với nhau.
Nâng cao hiểu biết của bạn về làm thế nào để người khác ảnh hưởng tốt
nhất - và tạo ra các chiến lược để quản lý xung đột

4


II. THỰC TRẠNG BỐI CẢNH THÁCH THỨC HIỆN NAY
2.1. Một số thách thức đối với lãnh đạo ở Việt Nam
2.1.1. Thách thức
- Duy trì niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước trong bối
cảnh tồn tại dai dẳng các bất bình đẳng về kinh tế và xã hội ở nông thôn và
thành thị.
- Giải quyết vấn đề dư thừa lao động ở các doanh nghiệp nhà nước vừa
cồng kềnh vừa có sức cạnh tranh yếu, đồng thời với giải quyết việc làm cho
khoảng 1 triệu thanh niên gia nhập lực lượng lao động mỗi năm.

- Huy động và phân bổ hợp lý các khoản đầu tư công cho việc hiện đại
hóa ngành giáo dục nhằm chuẩn bị cho nguồn nhân lực Việt Nam có thể cạnh
tranh trong nền kinh tế tri thức, cơng nghệ cao trên tồn cầu.
- Đối mặt với các vấn đề xã hội bức xúc (ví dụ HIV/AIDS) và những khủng
hoảng về mơi trường (ví dụ sự biến đổi khí hậu) trong khi vẫn phải gìn giữ được các
giá trị văn hóa và lịch sử truyền thống gắn liền với đất nước và nhân dân.
- Nâng cao hiệu lực và tính nhất quán trong hoạt động lãnh đạo và quản
lý của nhà nước ở mọi cấp độ vì sự phát triển bền vững.
2.1.2. Vấn đề cấp bách
Đòi hỏi phải ra quyết định và hành động nhanh. Rõ ràng là không thể
biết chắc chắn sẽ phải làm cái gì.
Để giải quyết các vấn đề cấp bách thì phải đưa ra câu trả lời, thực hiện
hành động quyết định cần thiết và ra lệnh cho người khác. Đây thực sự là một
phản ứng mang tính độc đốn. Ví dụ: chúng ta phải ra quyết định khi nguy cơ
xảy ra vụ tai nạn tàu hỏa, bão lốc hoặc bị xâm lược, đô hộ.
2.1.3. Vấn đề nan giải
Phức tạp, rất không chắc chắn, lạ thường và khác biệt so với các vấn đề
khác; rất khó hoặc khơng thể có được sự hiểu biết trọn vẹn về các vấn đề này.
Vấn đề nan giải luôn biến động, luôn thay đổi. Khơng có một điểm kết
thúc để có thể giải quyết được chúng.

5


Bởi thế, thay vì tìm kiếm một giải pháp tốt nhất, chúng ta cần kết hợp sự
nghi ngờ chủ động, điều chỉnh chiến lược, học hỏi và thích ứng để đưa ra những
phản ứng sáng tạo cho những vấn đề liên tục biến đổi.
2.2.4. Tác động của sự xuất hiện các vấn đề nan giải ở Việt Nam
Việt nam nhận thức được rằng tồn cầu hóa và sự phát triển trong nước
đang đặt ra những yêu cầu mới rất quan trọng và cấp thiết đối với hệ thống quản

trị Nhà nước (thực tiễn sự gia tăng các “điểm nóng” trên tồn quốc thời gian qua
là ví dụ cụ thể về vấn đề này).
Việt Nam nhận ra rằng hoạt động quản lý và lãnh đạo cơng theo cách
thích ứng và có điều chỉnh với những đặc thù của Việt Nam là cần thiết để giải
quyết các vấn đề nan giải còn tồn đọng và tiếp tục nảy sinh.
Việt Nam nhận thấy rằng việc ngay lập tức rà soát và đổi mới cơ chế
điều hành quản lý và lãnh đạo và sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo
rằng đất nước có thể tiếp tục thích ứng và phát triển.
Từ những năm 1990, những nỗ lực quan trọng trong việc cải cách hành
chính cơng đã mang lại những kết quả quan trọng trong việc làm giảm quan liêu,
gia tăng hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước.
Để đáp ứng yêu cầu về lãnh đạo công trong bối cảnh nhiều vấn đề nan
giải của Việt Nam Lãnh đạo cơng địi hỏi: Một quan điểm phản ánh được tính
phức tạp và khơng ổn định của các vấn đề cần được giải quyết; Một mơ hình lý
thuyết dựa trên những đặc thù thể chế của khu vực công ở VN; Một phương
pháp học tập coi trọng thực hành và phù hợp với yêu cầu công việc của cán bộ;
Thể hiện một cách tiếp cận hệ thống năng động, phù hợp với việc cùng tìm hiểu
và hành động đối với các vấn đề nan giải trong khu vực công; Thể hiện các đặc
điểm của Việt Nam thơng qua q trình phối hợp giữa các nhà khoa học Việt
Nam và Mỹ; Tạo điều kiện để cán bộ, công chức thực hành các hành vi lãnh đạo
thơng qua phương pháp học tập tích cực.
Phản ánh bản chất phức tạp và bất ổn của các vấn đề nan giải “trong
cách tiếp cận hệ thống và năng động” về lãnh đạo với những chu trình xuất hiện
liên tục của chúng; Được xây dựng trên nền tảng vững chắc là những đặc thù
6


của khu vực cơng trong thể chế Việt Nam; Có định hướng “từ lý luận đến thực
tiễn” rõ ràng.
2.2. Đặc điểm

Những đặc điểm của các lãnh đạo hiện nay là:
1. Họ tập hợp xung quanh họ những người kiệt xuất
Sự thành cơng của những lãnh đạo thành cơng chính là năng lực"
khơng làm việc một mình". Xung quanh họ ln là các ngôi sao sáng và độ sáng
của các ngôi sao này biết tập trung lại để họ trở thành ngơi sao sáng nhất. Bên
cạnh đó, họ cũng nhận ra họ đang có quá nhiều việc để giải quyết, do đó họ biết
tập trung vào làm những việc gì quan trọng nhất và ủy quyền cho các tài năng
thích hợp xung quanh mình.
2. Họ địi hỏi nhận trách nhiệm.
Họ ln định nghĩa rõ trách nhiệm của mình là gì. Mỗi việc họ làm
họ đều đặt 3 câu hỏi:
+ Ai là người chịu trách nhiệm
+ Định nghĩa thế nào là thành công và thất bại
+ Ai là người thực thi và lẽ dĩ nhiên, họ ln nhận trách nhiệm về
mình, đồng thời biết cách đánh giá thế nào là thành công và thất bại để giảm thiểu
thất bại.
3. Họ hiểu sức mạnh của từ: "Cám ơn"
Những lãnh đạo thật sự hiểu rằng chỉ một lời cảm ơn đơn giản nhưng
hiệu quả vô cùng trong việc giữ và thu hút người tài. Những thành công của các
lãnh đạo không phải là ngẫu nhiên mà nó là sự gắn kết đầy cảm xúc giữa các
thành viên tài năng trong nhóm.
4. Họ thật sự truyền cảm hứng cho người khác
Những lãnh đạo có khả năng khích lệ người khác tin rằng khả năng
truyền cảm hứng là khả năng quan trọng nhất để dẫn dắt và lãnh đạo. Họ cũng
nhận thức rằng phải truyền đạt thơng tin về sứ mệnh, tầm nhìn của nhóm thật
đầy đủ và liên tục nhắc đi nhắc lại về điều này.

7



5. Họ ln hịa mình vào những người xung quanh
Những lãnh đạo kiệt xuất luôn hiểu rõ giá trị của thời gian. Họ ln tập
trung vào lợi ích của những người xung quanh thơng qua những buổi trao đổi
chính thức hoặc khơng chính thức. Rất hiếm khi thấy họ đang bàn thảo một vấn
đề gì đó với người đối diện mà dừng lại nghe điện thoại. Họ diễn thuyết say mê
đến mức người nghe không thể rời mắt dù một giây.
6. Họ ln tìm kiếm nguồn năng lượng tích cực cho bản thân mình.
Những nhà lãnh đạo kiệt xuất là những người rất lạc quan. Họ tin rằng
mọi thứ đều có thể và họ ln tìm cảm hứng từ những người xung quanh. Họ sẽ
lẫn tránh và thậm chí khơng tiếp xúc với những người bi quan, xung quanh họ
chỉ là những người lạc quan. Họ sẽ thấy được sự cỗ vũ từ đó để thuyết phục
chính bản thân mình.

8


III. YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC ĐỐI VỚI NGƯỜI LÃNH ĐẠO HIỆN NAY
Mục tiêu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa mà Đảng ta đề ra là
xây dựng Việt Nam thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện
đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an
ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Như vậy, cơng nghiệp hóa khơng chỉ là phát triển nền công nghiệp, mà
là phát triển mọi lĩnh vực từ sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế đến các
khâu trang thiết bị, phương thức và phương pháp quản lý, kỹ năng sản xuất, tác
phong lao động. Hiện đại hóa cũng khơng có nghĩa chỉ đưa những thành tựu
khoa học - công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế, mà là quá
trình vận dụng tất cả các thành tựu đó vào tồn bộ hệ thống chính trị - kinh tế xã hội, nó địi hỏi phải thực hiện sự thay đổi trong toàn bộ cơ cấu kinh tế - xã
hội một cách hợp lý, cân đối, tạo lập cơ chế quản lý xã hội ở trình độ chun
mơn cao với phương pháp quản lý hiện đại.

Với bản chất như vậy của cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, người cán bộ
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào cũng phải
là những chủ thể hội đủ các phẩm chất và năng lực tương ứng. Người lãnh đạo
là người chịu trách nhiệm tổ chức người dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ
do Đảng và Nhà nước giao phó; là đầu não của một cơ thể hết sức nhạy cảm
trước mọi biến cố cuộc sống, biết lựa chọn những giải pháp tối ưu để chỉ huy,
điều khiển bộ máy hoạt động một cách hiệu quả. Lãnh đạo trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa là cơng việc đầy tính sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn
khoa học và nghệ thuật, cần sự nhìn nhận, phân tích, liên kết, tổng hợp, điều hịa
vơ vàn mối quan hệ để vạch ra chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược,
điều hành hệ thống công việc đạt được mục đích cao.
Người lãnh đạo trong giai đoạn mới này phải là chủ thể làm chủ các
phương tiện khoa học - công nghệ hiện đại, nắm chắc cơ cấu và phương thức
9


vận hành của nền sản xuất công nghiệp, của cơ cấu, tổ chức, vận hành của xã
hội hiện đại; vừa phải nâng cao tính độc lập, vừa phải đặt mình trong tổng thể cơ
cấu thống nhất - liên hoàn của một xã hội phát triển cao.
Phạm trù phẩm chất của người lãnh đạo hiểu theo nghĩa rộng, ở đó chứa
đựng tồn bộ tri thức, văn hóa, trình độ chun mơn cũng như các yếu tố về khí
chất, tinh thần, đạo đức... kết tạo nên nhân cách của người cán bộ lãnh đạo. Bởi
trong xã hội hiện đại, tri thức và văn hóa là các yếu tố quan trọng quyết định tinh
thần và đạo đức người lãnh đạo; nhân cách người lãnh đạo khơng chỉ địi hỏi
phẩm chất, tinh thần, đạo đức mà còn đòi hỏi tài năng cống hiến nhiều cho xã hội.
Những phẩm chất cách mạng như lý tưởng, niềm tin, ý chí, đạo đức và
văn hóa chính trị đó chỉ có tác dụng thúc đẩy con người - người lãnh đạo - hành
động, thực hiện được mục tiêu cách mạng khi nó được đốt nóng và thúc đẩy bởi
nguồn năng lượng cao độ bên trong của mỗi chủ thể lãnh đạo - tạo ra năng lực
của người lãnh đạo. Năng lực của người lãnh đạo là tổng nguồn năng lượng tạo

ra lực tác động đối tượng bên ngoài, đó là khả năng thực hiện cơng việc, nhiệm
vụ của chủ thể lãnh đạo được cấp trên giao.
Yếu tố đầu tiên của năng lực là tri thức chung, là kiến thức tổng hợp do
kiến thức và kinh nghiệm loài người đem lại, tạo nên trình độ hiểu biết rộng.
Yếu tố thứ hai là tri thức chuyên môn trong lĩnh vực mà người lãnh đạo đảm
nhiệm. Năng lực không chỉ nằm yên với tư cách nguồn lực dự trữ, nó phải được
bộc lộ ra trong hoạt động của người lãnh đạo. Đó là năng lực hoạt động thực
tiễn. Trí tuệ dù cao sâu đến đâu, nó chỉ mới là tiềm năng sáng tạo. Người lãnh
đạo tỏ rõ tài năng lãnh đạo của mình khi anh ta vận dụng tồn bộ tiềm năng sáng
tạo vào ứng xử, điều hành cơng việc mình đảm đương trước Đảng, Nhà nước và
nhân dân. Vai trò, giá trị của người lãnh đạo thể hiện ở hiệu quả lãnh đạo. Tiêu
chí của hiệu quả lãnh đạo là đem lại thành tựu lớn cho tập thể, cơ quan, cho
ngành nghề.
Như vậy, người lãnh đạo muốn đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố cần phải:

10


- Là người có tầm nhìn thời đại; có trình độ và khả năng phù hợp với
bản chất của xã hội cơng nghiệp – xã hội hiện đại.
- Có nhân cách lãnh đạo phù hợp với bản chất xã hội công nghiệp –
xã hội hiện đại phát triển theo hướng nhân văn: xu hướng và mục tiêu chính
trị là phát triển và tiến bộ xã hội – con người.
- Có tư duy khoa học, phương pháp tư duy duy vật biện chứng, phù
hợp tính chất cơng nghiệp, lối sống hiện đại, biểu hiện trong năng lực tư duy
sắc bén nhanh nhạy, uyển chuyển, sáng tạo.
- Có tư chất đặc thù của người lãnh đạo như vững vàng về tinh thần,
phát triển sâu sắc và phong phú thế giới nội tâm; yếu tố lý trí và yếu tố tình
cảm hài hồ.

- Có tri thức và kinh nghiệm phát triển tương ứng với tính chất cơng
việc được giao: tri thức tổng hợp và chun sâu.
- Có trình độ cao, kể cả hiểu biết về nền khoa học – công nghệ hiện
đại, cũng như thao tác về kỹ thuật vi tính, viễn thơng...
- Khả năng thu hút mọi người và quy tụ họ xung quanh mình, tổ chức,
huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện tối ưu mục tiêu
chung.
- Khả năng tiên đoán, dự báo các khả năng có thể xảy ra trong hiện
thực và tương lai, đồng thời dự phòng các khả năng giải quyết, thực hiện
chúng trong những điều kiện ngặt nghèo nhất.
- Khả năng sáng tạo, phá vỡ cái định hình, vượt qua cái cũ, tìm tịi, khám
phá, phát hiện và đề xuất cái mới có ích cho nhân dân, có giá trị cho xã hội.
- Khả năng quyết đoán, táo bạo, đồng thời lại chắc chắn trong việc
đưa ra những quyết định cũng như trong chỉ đạo hành động.
Phẩm chất và năng lực không thể tách rời trong một chủ thể lãnh đạo.
Phẩm chất làm nền tảng cho năng lực phát triển; năng lực lại thể hiện phẩm chất
khi nó căn cứ trên các phẩm chất và năng lực, đặc biệt là những phẩm chất và
năng lực biểu hiện thành những kết quả có giá trị và cống hiến lớn của người

11


lãnh đạo cho sự nghiệp cơng nghiệp hố – hiện đại hố, đẩy nhanh q trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta

C. PHẦN KẾT LUẬN
Hoạt động lãnh đạo là một quá trình hành vi giữa người lãnh đạo và người
bị lãnh đạo thông qua một phương thức nhất định, kết hợp lại cùng thực hiện một
mục tiêu của tổ chức, cũng chính là q trình vận động làm cho các yếu tố của hoạt
động lãnh đạo liên hệ với nhau và tác động lẫn nhau. Hoạt động lãnh đạo là một

khoa học và nghệ thuật, đó là một nghề, một lĩnh vực đòi hỏi học vấn và kỹ năng
chuyên môn thành thạo và sâu rộng. Nhất là trong thời đại ngày nay, thời kỳ của
hội nhập, của quan hệ quốc tế, của nền kinh tế tri thức nó địi hỏi những nhà lãnh
đạo muốn vạch định chiến lược và chỉ đạo định hướng cho bộ máy lãnh đạo thực
hiện thắng lợi mục tiêu chiến luợc đã đề ra cần phải tăng cường rèn luyện phẩm
chất lãnh đạo đủ điều kiện và tầm ảnh hưởng đến tổ chức và tồn thể xã hội. Điều
đó địi hỏi những người lãnh đạo đương thời phải học tập, rèn luyện, những người
lãnh đạo trong tương lai cũng phải học tập rèn luyện.
Mà những người bị lãnh đạo cũng phải học tập và rèn luyện, nhận thức
đúng đắn mọi lĩnh vực. Có như vậy mới thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu
nước mạnh xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tập bài giảng một số vấn đề về khoa học lãnh đạo, quản lý(lưu
hành nội bộ) NXB, CT-HC, Hn, 2010.
2. Đề cương bài giảng của TS. Vũ Anh Tuấn
3. Đề cương bài giảng của TS. Lê Thị Thục
4. Đề cương bài giảng của TS. Trần Thị Thanh Thủy
5. Một số tài liệu khác.

13



×