Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

KHÔNG GIAN LÀNG QUÊ TRONG TRUYỆN NGẮN THANH TỊNH, THANH CHÂU, ĐỖ TỐN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.16 KB, 117 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, văn học
Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá. Chỉ trong một thời
gian ngắn (từ 1930 đến 1945), văn học giai đoạn này đã đạt được những thành
tựu phong phú, rực rỡ trên nhiều lĩnh vực, đồng thời làm thay đổi diện mạo
nền văn học nước nhà.
Trong giai đoạn văn học 1930-1945, truyện ngắn là thể loại có sự phát
triển nhảy vọt và có đóng góp quan trọng cho tiến trình hiện đại hoá nền văn
học dân tộc. Đặc biệt, loại hình truyện ngắn trữ tình đã phát triển thành một
dòng riêng với đội ngũ các nhà văn hết sức đông đảo: Nhất Linh, Hoàng Đạo,
Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Thanh Châu,
Ngọc Dao, Nguyễn Xuân Huy, Đỗ Tốn, Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu trước đây mới chỉ tập trung vào một số nhà văn mà tên tuổi của họ đã
được khẳng định như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Hồ Dzếnh. Mặt khác, có
những nhà văn “nếu ta đọc kỹ, nghiền ngẫm, sẽ thấy họ có những đóng góp
nhất định vào sự phát triển truyện ngắn dân tộc thời hiện đại” [52] như
Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn và rất nhiều tác giả khác lại chưa được tìm
hiểu một cách đúng mức. Bởi vậy, chọn ba tác giả Thanh Tịnh, Thanh Châu,
Đỗ Tốn, chúng tôi mong muốn hướng tới mục đích nhận diện thêm một số
cây bút trong dòng truyện ngắn trữ tình, đồng thời khẳng định vị trí và những
đóng góp của họ cho dòng truyện ngắn này.
2. Trong văn học Việt Nam, “làng quê” là một đề tài quen thuộc, đã đi
vào sáng tác của rất nhiều các nhà văn, nhà thơ. Ở giai đoạn văn học 1930 -
1945, đề tài này cũng trở thành mối quan tâm lớn của rất nhiều tác giả, trong
đó có ba tác giả Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn. Có thể thấy, cả ba nhà văn
này đều có xuất thân từ làng quê và sự tương đồng trong khuynh hướng sáng
1
tác nên trong sáng tác của họ có rất nhiều những trang viết về con người, cảnh
vật quê hương.


3. Có thể thấy, từ trước đến nay, không gian làng quê chủ yếu được
nghiên cứu trong sáng tác của các nhà văn hiện thực như Nam Cao, Ngô Tất
Tố, Nguyễn Công Hoan, Bởi vậy, khai thác đề tài “không gian làng quê”
trong truyện ngắn của ba nhà văn Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn, chúng
tôi mong muốn đem đến một cái nhìn khác về đề tài này của các nhà văn viết
theo khuynh hướng lãng mạn. Qua đó, chúng tôi muốn khẳng định con đường
đưa văn học đến với tính hiện đại không chỉ tập trung ở một số nhà văn tiêu
biểu. Có thể nói, đây vừa là cuộc chạy tiếp sức, vừa là cuộc chạy đồng đội đã
đưa nền văn học của chúng ta có một bước đột phá quan trọng trong một thời
gian ngắn ngủi.
II. Lịch sử vấn đề
1. Các ý kiến đánh giá về truyện ngắn của tác giả Thanh Tịnh,
Thanh Châu, Đỗ Tốn
1.1. Những ý kiến đánh giá về truyện ngắn của tác giả Thanh Tịnh
Những ý kiến đánh giá về Thanh Tịnh tập trung chủ yếu vào hai tập
truyện ngắn của ông là “Quê mẹ” và “Ngậm ngải tìm trầm”. Tập truyện “Quê
mẹ” được xuất bản năm 1941, ra mắt bạn đọc với lời tựa của Thạch Lam. Nhà
văn Thạch Lam đã dành cho tác phẩm những lời ca ngợi thật đẹp. Ông nhận
ra : “Thanh Tịnh có lẽ là nhà văn đầu tiên ở miền Trung đã trình bày các mối
dây liên lạc nối ông với đồng nội, quê hương”[38]. Nhà văn cũng chỉ ra đặc
trưng cốt truyện của Thanh Tịnh “chỉ là những việc xảy ra trong đời thường
ngày của các nhân vật vẫn sống trong các làng bến rải rác theo dọc sông hay
bỏ nơi ấy đi làm ăn phương xa”[38].
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan khi nghiên cứu về Thanh Tịnh đã đưa
ra nhận xét: “Thứ tình cảm ở tiểu thuyết Thanh Tịnh là thứ tình cảm êm dịu,
nhẹ nhàng, thứ tình cảm của những người dân quê hồn hậu Trung Kì diễn ra
2
trong khung cảnh sông nước đồng ruộng” [46]. Theo Vũ Ngọc Phan: “hầu
hết những truyện ngắn của Thanh Tịnh chỉ rặt những cái đầy thơ mộng, đầy
huyền ảo”. Bởi Thanh Tịnh, tác giả của những truyện ngắn “thơ mộng, huyền

ảo” ấy là một thi sĩ.
Một nhà nghiên cứu khác là Thế Phong lại cảm nhận truyện ngắn
Thanh Tịnh ở góc độ: “Văn ông nhẹ nhàng, buồn gợi cảm dĩ vãng. Đôi khi
hướng về quá vãng sâu đậm… những kỉ niệm ấu thơ gợi qua giọng văn trầm
buồn” [62].
Sau này, các nhà nghiên cứu như Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành
Khung … đều thống nhất cho rằng: “Mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh là một
bài thơ”, trong đó “nhiều truyện của Thanh Tịnh có khuynh hướng lãng mạn
rõ rệt”, còn “một số truyện khác lại có khuynh hướng hiện thực: một chủ
nghĩa hiện thực trữ tình”.
Bên cạnh những ý kiến đánh giá về truyện ngắn của Thanh Tịnh, còn
có một số bài viết, luận văn, luận án khác nghiên cứu về những tác phẩm của
ông. Tác giả Phạm Thị Thu Hương với luận án: “Ba phong cách truyện ngắn
trữ tình Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh” đã có những nghiên cứu rất
công phu về đặc điểm phong cách truyện ngắn Thanh Tịnh, đặc biệt ở thế giới
nhân vật và chất thơ trong truyện ngắn của nhà văn.
Trong một số các bài nghiên cứu, đề tài “làng quê” trong truyện ngắn
Thanh Tịnh cũng được một số tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá.
Bài viết của tác giả Lưu Khánh Thơ đăng trên “Tạp chí sông Hương”
(số 141) đã nêu lên những đặc điểm rất riêng của truyện ngắn Thanh Tịnh:
“Đặc trưng lớn nhất trong nghệ thuật truyện ngắn của Thanh Tịnh là ông
thường miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật bằng cảm giác. “Cái tôi” của
tác giả khiêm nhường đứng đằng sau những con người bình thường và nhỏ
bé. “Cái tôi” của những cảm giác, cảm xúc mơ hồ, thoáng qua rất khó nắm
3
bắt. Những trạng thái tâm lý của nhân vật ít khi được bộc lộ một cách trực
tiếp, cụ thể mà thường được thể hiện nhẹ nhàng, kín đáo. Thanh Tịnh tập
trung sự chú ý của mình vào đời sống nội tâm của nhân vật, đặc biệt là
những xao động bất chợt, những giây lát gặp gỡ tình cờ mà làm khuấy động
cả một nếp sống thường ngày bình lặng” [54].

Bên cạnh các ý kiến, các công trình nghiên cứu về truyện ngắn Thanh
Tịnh, cũng đã có một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra chất “đồng quê” trong
truyện ngắn của Thanh Tịnh. Khi viết lời tựa cho tập truyện ngắn “Quê mẹ”,
Thạch Lam là người phát hiện ra chất “đồng quê” trong truyện ngắn của ông:
“Thanh Tịnh đã muốn làm người mục đồng ngồi dưới bóng tre thổi sáo để ca
hát những đám mây, những làn gió lướt bay trên đồng, ca hát những vẻ đẹp
thôn quê”[38]. Thanh Tịnh là nhà văn của tình thương mến nên trên từng
trang viết “Quê mẹ”, ông đã trải những sợi tơ của lòng mình về cảnh người
quê hương: “Có lẽ linh hồn người ở đấy còn nhiều màu sắc khác nhưng tác
giả chỉ tả có cái vẻ êm ả, nên thơ. Tâm hồn ưa thích những cái gì vừa đẹp đẽ,
vừa nhè nhẹ, tác giả không lách đi sâu, nhưng dừng lại ở một làn gió, ở một
cái thoảng hương của hoa cỏ bốn mùa” [38]. Thạch Lam còn phát hiện ra
tình cảm với quê hương ở Thanh Tịnh là một thứ tình yêu mộc mạc, pha chút
buồn rầu nhưng lại rất đằm thắm, tha thiết: “Đó là tiếng nói của những tâm
hồn quê mùa kia, bài ca hát của đất nước ở một miền đồng ruộng nhờ tác giả
mà nhịp điệu và giọng buồn đến thấm thía chúng ta” [38].
Trong bài viết: “Thanh Tịnh và những trang viết nặng tình quê mẹ”,
nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ đã chỉ ra rằng: “Tập Quê mẹ man mác tình
quê hương, tình người. Từng trang viết của ông thấm đượm hương vị làng
quê, một làng miền Trung với những vẻ đẹp thanh bình, êm ả nhưng cũng
không hiếm những cảnh đời khổ đau ngang trái. Những trang văn làm sống
dậy trước mắt người đọc khung cảnh êm đềm, thơ mộng của một làng quê.
4
Làng Mỹ Lý nhỏ bé nằm kế bên một dòng sông đã trở thành một địa chỉ quen
thuộc, một biểu trưng nghệ thuật của tình yêu quê hương” [54].
1. 2. Những ý kiến đánh giá về truyện ngắn Thanh Châu
Nhà văn Thanh Châu khởi đầu sự nghiệp văn chương của mình bằng
những mẩu chuyện thời sự hàng ngày in trên báo. Sau đó, ông cộng tác chặt
chẽ với tờ Tiểu thuyết thứ bảy. “Trong bóng tối” (1936) và “Hoa ti gôn”
(1937) là hai tập truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Thanh Châu. Khi đánh giá

về tập truyện ngắn “Trong bóng tối”, nhà nghiên cứu Phan Diễm Phương đã
viết:“Trong bóng tối là tập truyện ngắn đầu tay của Thanh Châu nhưng đã
vạch ra một đường hướng mà các tác giả sẽ còn tiếp tục phát huy. Đó là
những truyện không thật có chuyện, chủ yếu diễn tả suy nghĩ, tâm trạng của
các nhân vật. Họ phần lớn là những người thuộc tầng lớp tiểu tư sản thị dân
mà tác giả có điều kiện tiếp xúc, hiểu biết” [61]. Đặc biệt, với truyện ngắn
“Hoa ti gôn”, Thanh Châu đã khẳng định được tiếng nói riêng trên văn đàn
văn học Việt Nam những năm 30 và bắt đầu được dư luận chú ý. Nhận xét về
truyện ngắn này của Thanh Châu, nhà văn Bùi Hiển viết: “truyện ngắn “Hoa
ti gôn” của Thanh Châu (7/1937) đã góp hương sắc và tiếng nói riêng biệt
của mình, giản dị đến mức mộc mạc, chân tình, sâu lắng, thoáng chút buồn
êm dịu, thiết tha. Thanh Châu kiên trì đi theo con đường ấy, không bao giờ
mãnh liệt, công phá. Ngòi bút ông chỉ tựa hồ lời thủ thỉ tâm tình, nhắn nhủ
hoặc nhắc nhở rằng mỗi con người chúng ta, giữa cái cảnh đời trần trụi,
khốn khó này, ít ra còn có một vật báu sở hữu, đó là một trái tim, một linh
hồn” [30].
Trong Từ điển văn học (Bộ mới, 2004), khi so sánh Thanh Châu với
Thạch Lam, nhà nghiên cứu Văn Tâm đã nhận xét: “Đọc Thanh Châu, độc
giả bắt gặp phảng phất không khí một số dòng viết của Thạch Lam (Tà áo
lụa), Hồ Dzếnh (Cơn giông), Tô Hoài (Trên bãi), Nam Cao (Đi nghỉ mát)”
5
[62]. Đồng thời nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế trong truyện ngắn
của ông: “Văn Thanh Châu còn thiếu chất thơ man mác như Thạch Lam, nỗi
u hoài đầy ám ảnh của Hồ Dzếnh, nụ cười ngán ngẩm ý vị của Tô Hoài, sự
sắc lạnh, sâu xa của Nam Cao. Cốt truyện của ông còn đơn giản” [61]. Tuy
nhiên những điểm mạnh, điểm sáng trong văn Thanh Châu cũng được nhà
nghiên cứu Văn Tâm nhấn mạnh: “Bù đắp lại, truyện ngắn của ông thường
chứa đựng những yếu tố tinh thần khả thủ: tâm trạng xót xa trước những kiếp
người bất hạnh, thái độ tán thành đức hy sinh, lòng chung thuỷ…Truyện
Thanh Châu có khả năng giúp con người hướng thiện”.

Nghiên cứu về truyện ngắn Thanh Châu, tác giả Văn Giá cũng có
những đánh giá riêng: “Cây bút văn xuôi Thanh Châu là một hồn văn lãng
mạn từ trong cốt tuỷ, văn ông bao giờ cũng là một sự lắng nghe, rượt đuổi, cố
nắm bắt và thể hiện cho bằng được những cung bậc tinh tế, vi diệu của tâm
hồn…Văn ông từ chối thứ hiện thực xã hội xô bồ, nhem nhuốc, lắm khi bạo
liệt của văn chương hiện thực…Thanh Châu chuyên đi vào những trạng thái
tâm hồn nhân vật, mà ở trong một truyện ngắn ông gọi là tâm cảnh (Tà áo
lụa)”[68]. Còn nhà văn Tô Hoài lại nhận định: “Những gì nhà văn viết ra,
sống được theo năm tháng thì không có tuổi”.
Về đề tài “làng quê” trong sáng tác của Thanh Châu, trong Từ điển văn
học (bộ mới), các nhà nghiên cứu đã chỉ ra thế giới nhân vật, đặc biệt là đời
sống nghèo khổ về vật chất và bi kịch về tinh thần của con người làng quê
trong các tác phẩm của ông: “Trong các truyện ngắn, vừa, và dài của Thanh
Châu viết trước 1945 xuất hiện giới công chức, nghệ sĩ sang trọng,… nhưng
nói chung tác giả thường nói về đời sống dân trung lưu, thị xã, thị trấn, dân
nghèo cư ngụ ngoài rìa thành phố, ở nhà ổ chuột, ăn “cơm đầu ghế”, mưu
sinh bằng các nghề lặt vặt: cắt tóc, buôn thúng bán mẹt, làm xiếc rong …”.
6
Đặc biệt trong sáng tác của Thanh Châu, nhà văn thường quan tâm đến
những thân phận người phụ nữ bất hạnh trong hôn nhân và tình yêu [62].
1.3. Những ý kiến đánh giá về truyện ngắn Đỗ Tốn
So với hai tác giả Thanh Tịnh và Thanh Châu, Đỗ Tốn viết ít hơn cả.
“Hoa vông vang” cũng là tập truyện ngắn duy nhất ông để lại Tuy nhiên,
truyện ngắn của ông cũng được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá. Khi
viết lời tựa cho tập truyện ngắn “Hoa vông vang” của Đỗ Tốn, Nhất Linh, nhà
văn của nhóm Tự lực văn đoàn đã có những nhận xét hết sức tinh tế về Đỗ
Tốn: “Xem những truyện trong tập Hoa vông vang, tôi không thể không đem
Đỗ Tốn ra so sánh với một tác giả viết truyện khác: Thạch Lam. Tôi thấy hai
nhà văn này có nhiều chỗ giống nhau và tôi tin Đỗ Tốn sẽ là Thạch Lam thứ
hai trong văn giới chúng ta”[53].

Trong lời giới thiệu cho tập truyện ngắn “Hoa vông vang” (Nhà xuất
bản Đồng Tháp năm 1989, GS.Lê Trí Viễn đã nhận xét: “Cái khéo, cái chắc
của ngòi bút thì đáng ghi nhận. Cá tính sáng tạo đã hằn lên khá rõ. Câu chữ
có khi còn tì vết nhưng tâm hồn thực sự có sức vang ngân” [67].
Trong Từ điển tác phẩm văn xuôi từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945,
mục viết về tập truyện ngắn “Hoa vông vang” của Đỗ Tốn, tác giả Bích Thu
đã đánh giá: “Hoa vông vang là tập truyện đầu tay của Đỗ Tốn nhưng tác
giả đã có một bút pháp già dặn, từng trải nhất là ở cách bố cục, cách dẫn
truyện, cách miêu tả chi tiết. Đỗ Tốn cũng tỏ ra tài hoa, tả tình, tả cảnh với
những xúc cảm man mác, bâng khuâng. Lời văn trong Hoa vông vang cũng
nhẹ nhàng mà thấm thía với những nhận xét tinh vi về tâm hồn con người”
[60]
Trong Từ điển văn học (bộ mới), mục viết về tác giả Đỗ Tốn, tác giả
Phạm Thị Thu Hương đã nhận xét: “Hoa vông vang là những truyện không
có chuyện, trong đó tác giả sử dụng bút pháp gợi nhiều hơn tả, viết bằng cảm
7
giác nhiều hơn là bằng ý nghĩ. Tâm hồn nhạy cảm và ít nhiều còn non dại của
tuổi hoa niên đã giúp nhà văn cảm nhận thật tinh tế và sâu sắc mùi vị của
đồng quê cùng những biến đổi mơ hồ, khó nắm bắt trong thế giới nội tâm con
người”[62].
Lúc khác, tác giả lại viết: “Mặt khác, Đỗ Tốn lại có sự già dặn của một
người đã sống nhiều, trải nhiều khi viết về những cảnh đời, những kiếp người
mòn mỏi, tàn lụi đi theo thời gian. Nhiều khi chỉ bằng những chi tiết ngỡ như
không có gì nhưng Đỗ Tốn đã gửi gắm vào đó những chiêm nghiệm độc đáo
về cuộc đời, về tình yêu. Đồng thời, qua những trang viết nhẹ nhàng, đôi khi
chập chờn và lỏng lẻo, Đỗ Tốn lại bộc lộ tình yêu sâu nặng, thấm thía với quê
hương, xứ sở”[62].
Những nghiên cứu về truyện ngắn của Đỗ Tốn nói chung rất hiếm hoi
và lại càng hiếm hơn những ý kiến tìm hiểu, khai thác về không gian làng quê
trong truyện ngắn của ông nói riêng. Ý kiến của các nhà nghiên cứu trong Từ

điển văn học (Bộ mới) có lẽ là ý kiến duy nhất có sự khám phá gợi mở về bức
tranh làng quê trong truyện ngắn của Đỗ Tốn. Đỗ Tốn sáng tác tập truyện
ngắn khi còn rất trẻ, bởi vậy các nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng: “Tâm hồn
nhạy cảm và ít nhiều còn non dại của tuổi hoa niên đã giúp nhà văn cảm
nhận thật tinh tế và sâu sắc những màu sắc, mùi vị của đồng quê cùng những
biến đổi mơ hồ khó nắm bắt trong thế giới nội tâm của con người” [62].
Đồng thời, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra: “Nhiều khi chỉ bằng những chi tiết
ngỡ như không có gì như hình ảnh “cây na bên vại nước trước căn bếp mà
khói đang nặng nề chui ra từ mái rạ” (Một kiếp sống), hay hình ảnh loài hoa
vông vang “đang kín đáo cúp lại trong gió chiều êm đềm…để sớm mai lại
nở” (Hoa vông vang), Đỗ Tốn đã gửi gắm tình yêu quê hương sâu sắc ý nhị
trong tâm hồn” [62].
8
Như vậy, truyện ngắn của các tác giả Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn
cũng ít nhiều đã được nghiên cứu riêng lẻ trong một số công trình. Tuy nhiên,
chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu đề tài “Không gian làng quê”
trong sáng tác của ba nhà văn này. Vì vậy, đây chính là mảnh đất mà từ đó
chúng tôi vừa làm sáng rõ phong cách trữ tình lãng mạn của các nhà văn, vừa
cho thấy một mảng đề tài thể hiện niềm rung cảm, tình yêu tha thiết với quê
hương đất nước của những nhà trí thức thời Pháp thuộc.
III. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu đề tài “Không gian làng quê trong
truyện ngắn Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn” thể hiện qua những sáng tác
viết trước năm 1945.
2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu khảo sát trên ba tập truyện ngắn:
Quê mẹ - Thanh Tịnh (1941, NXB Đời nay).
Trong bóng tối – Thanh Châu (Ngô Ngọc Trương xuất bản, Hà Nội, 1936).
Hoa vông vang – Đỗ Tốn (NXB Đời nay, Hà Nội, 1945).

Ngoài ba tập truyện ngắn này, luận văn còn sử dụng thêm một số tác
phẩm của các tác giả được sáng tác trước năm 1945 hay được in rải rác trên
báo chí. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn khảo sát thêm
một số truyện ngắn của các tác giả khác trong dòng truyện ngắn trữ tình như:
Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Nguyễn Xuân Huy,… hoặc các tác phẩm của các tác
giả văn học hiện thực để làm đối sánh.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Không gian làng quê trong truyện ngắn Thanh Tịnh,
Thanh Châu, Đỗ Tốn”, luận văn hướng tới mục đích nhận diện thêm một số
9
cây bút của dòng truyện ngắn trữ tình và làm nổi bật cái nhìn riêng của các
nhà văn khi viết về đề tài làng quê.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Do mục đích, yêu cầu và phạm vi nghiên cứu nên luận văn chỉ sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp phân tích chứng minh
Luận văn sử dụng phương pháp này để phân tích, chứng minh các luận
điểm thông qua các tác phẩm của ba nhà văn Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn.
2. Phương pháp so sánh
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh sẽ giúp chúng tôi chỉ ra những
điểm riêng của ba cây bút khi viết về cùng một đề tài với các nhà văn khác
trong dòng truyện ngắn trữ tình và các tác giả của các dòng truyện ngắn khác.
3. Phương pháp tổng hợp khái quát
Trên cơ sở phân tích để làm sáng rõ các luận điểm nghiên cứu, sau mỗi
thao tác chúng tôi tiến hành tổng hợp các phần lại với nhau, khái quát thành
những điểm chung nhất để đem đến cho độc giả cái nhìn bao quát nhất về vấn
đề được đặt ra.
Các phương pháp này có liên quan chặt chẽ và có ý nghĩa bổ trợ nhau,
được sử dụng phối hợp linh hoạt trong quá trình nghiên cứu.
V. Đóng góp của luận văn

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về “Không gian làng quê” trong
truyện ngắn trữ tình của ba tác giả Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn. Thông
qua việc phân tích truyện ngắn trữ tình của ba nhà văn và so sánh với các
truyện ngắn của các tác giả khác trong cùng dòng truyện ngắn trữ tình giai
đoạn 1930-1945, luận văn chỉ ra những điểm riêng của ba nhà văn khi viết về
làng quê. Đồng thời thông qua bức tranh làng quê trong truyện ngắn của ba nhà
10
văn, chúng tôi hướng đến một cái nhìn khác về tình yêu quê hương đất nước
của các nhà văn theo khuynh hướng lãng mạn. Từ đó, luận văn khẳng định
những đóng góp của họ cho sự phát triển của thể loại truyện ngắn nói chung và
dòng truyện ngắn trữ tình nói riêng.
VI. Cấu trúc luận văn
Chương I: Không gian nghệ thuật, không gian làng quê trong văn học
Việt Nam trước 1945 và đôi nét về tác giả Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn
Chương II. Đặc trưng không gian làng quê trong truyện ngắn trữ tình
Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn
Chương III. Một số nghệ thuật miêu tả không gian làng quê trong
truyện ngắn trữ tình Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn
11
CHƯƠNG I - KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT, KHÔNG GIAN LÀNG
QUÊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC 1945 VÀ ĐÔI NÉT VỀ
TÁC GIẢ THANH TỊNH, THANH CHÂU, ĐỖ TỐN
1. Không gian nghệ thuật và không gian làng quê trong văn học Việt
Nam trước 1945
1.1. Không gian nghệ thuật
Trong văn học, không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố quan
trọng tạo nên hình thức của thế giới nghệ thuật. Theo “Từ điển thuật ngữ văn
học” thì “không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ
thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [24]. Trong Thi pháp học, GS.Trần Đình
Sử lí giải thêm: “Không gian nghệ thuật là một phạm trù của hình thức nghệ

thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không có
hình tượng nghệ thuật nào không có không gian …và không có nhân vật nào
không có một nền cảnh nào đó” [49]. Không gian nghệ thuật là phương thức
tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành
phương tiện chiếm lĩnh đời sống, “mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật”. Và
sự miêu tả, trần thuật bên trong tác phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từ
một điểm nhìn, ta xác định được vị trí của chủ thể trong không - thời gian, thể
hiện ở phương hướng nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định. Không
gian nghệ thuật có bốn đặc trưng cơ bản:
1. Không gian nghệ thuật mang tính chủ quan.
2. Ngoài không gian vật thể có không gian tâm tưởng.
3. Không gian nghệ thuật có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của
bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự.
4. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác
phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế
giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung
12
cấp sơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu các loại
hình của các hình tượng nghệ thuật.
Như vậy, không gian nghệ thuật là một hình thức, một kiểu tư duy nghệ
thuật của nhà văn, qua đó bộc lộ quan niệm, thái độ của nhà văn về hiện thực
đời sống. Chính đặc điểm này đã phân biệt không gian nghệ thuật với những
không gian khác chỉ là nơi tồn tại mà không phải là không gian nghệ thuật.
Trong mỗi tác phẩm văn học, khi câu chuyện về một số phận, một hiện tượng
hay một sự việc nào đó được kể lại, nhà văn thường phải đặt nó trong một bối
cảnh không gian, thời gian nhất định. Có thể là không gian của một con
đường, một dòng sông, một cánh đồng hay một ngôi nhà,… Nhưng bản thân
những không gian vật thể đó chưa phải là không gian nghệ thuật nếu nó
không ngầm chứa bên trong hình tượng nghệ thuật nhằm biểu hiện mô hình
thế giới về con người. Do đó, không thể đồng nhất không gian trong tác phẩm

văn học với không gian địa lí, không gian vật lí được bởi: “Không gian nghệ
thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm
thấy vị trí, số phận mình ở trong đó. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan
niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy”. Và “không gian
nghệ thuật có thể xem là một không quyển của tinh thần bao bọc cảm thức
của con người, là hiện tượng tâm linh nội cảm, chứ không phải hiện tượng
địa lí và vật lí” [48].
Mỗi nhà văn là một cá tính sáng tạo. Bởi vậy không gian nghệ thuật
cũng bị chi phối bởi cá tính, cảm quan sáng tác của mỗi nhà văn, là những
không gian mang tính chủ quan để biểu đạt cảm nhận riêng của nhà văn về
con người, cuộc sống. Mỗi nhà văn có cách kiến tạo không gian nghệ thuật
riêng nên không gian nghệ thuật trong văn học rất phong phú, phụ thuộc vào
cá tính sáng tạo và sở trường của mỗi tác giả. Trong không gian nghệ thuật,
bên cạnh không gian vật thể tạo thành thứ ngôn ngữ đặc trưng biểu đạt tư
13
tưởng, cá tính sáng tạo, phong cách của mỗi nhà văn, còn có không gian tâm
tưởng. Không gian tâm tưởng chính là không gian diễn ra bên trong người kể
truyện hay nhân vật. Nó có tác dụng khắc sâu tính cách nhân vật, giúp người
đọc hiểu rõ hơn về thế giới tâm hồn con người. Qua không gian tâm tưởng,
người đọc có thể hiểu hơn về con người, xã hội, thời đại mà nhà văn miêu tả.
Không gian vật thể và không gian tâm tưởng có mối quan hệ chặt chẽ và có
sự tác động qua lại lẫn nhau như Nguyễn Du đã từng viết: “Cảnh nào cảnh
chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều).
Tóm lại, không gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật có vai trò
quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, tư tưởng chủ đề của tác
phẩm. Không gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của thi pháp học, là
phương tiện chiếm lĩnh đời sống, là mô hình nghệ thuật về cuộc sống. Nhà
nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: “Quan trọng nhất là xem xét không gian
nghệ thuật như một quan niệm về thế giới và con người như một phương thức
chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng

thẩm mĩ”[49]. Điều này rất quan trọng khi đi sâu tìm hiểu, khám phá thế giới
nghệ thuật trong mỗi sáng tác của mỗi nhà văn.
1.2. Không gian làng quê trong văn học Việt Nam trước 1945
Quê hương làng cảnh Việt Nam là một đề tài lớn xuyên suốt trong nền
văn học dân tộc. Ở mỗi thời kì văn học, các nhà văn, nhà thơ đều viết về đề
tài này và ít nhiều trong số họ đã đạt được những thành công nhất định. Bởi
đất nước Việt Nam gắn với nền nông nghiệp lúa nước, hơn 80% dân số là
nông dân đã sống ngàn đời sau lũy tre làng với những thuần phong mỹ tục và
những nếp sinh hoạt văn hóa cổ truyền. Tất cả những gì thuộc về thiên nhiên,
con người đậm chất Việt đều được thể hiện rõ nhất trong những trang viết về
tình yêu quê hương đất nước, tình nghĩa xóm làng hay những nét đẹp của
những con người chốn quê mùa: mộc mạc, hồn nhiên, chân chất cùng với bao
14
nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc của mỗi vùng miền. Từ xưa đến
nay, từ văn học dân gian đến văn học viết, quê hương, làng cảnh, con người
Việt Nam đều được tái hiện rất đẹp, rất chân thực.
Trong nền văn học dân gian, đặc biệt thể ca dao, có riêng một mảng thơ
nói về tình yêu quê hương đất nước. Ở đó những bức tranh phong cảnh của tất
cả các vùng miền trên quê hương đất Việt đều được các tác giả dân gian tái
hiện rất sinh động. Người đọc có thể bắt gặp hình bóng quê hương mình trong
mỗi dáng hình ngọn núi, con sông. Những bức tranh thiên nhiên rất đẹp về
thiên nhiên, con người Việt Nam trong ca dao đã thể hiện niềm tự hào về vẻ
đẹp non sông gấm vóc và tình yêu quê hương đất nước thiết tha sâu nặng của
mỗi tâm hồn mỗi người con đất Việt. Bởi vậy, khi đi xa quê hương, dù ở
chân trời góc bể nào, trái tim mỗi người vẫn luôn hướng về quê hương, vẫn
luôn nhung nhớ thiết tha những bóng hình yêu dấu: “Anh đi anh nhớ quê nhà/
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương/ Nhớ ai giãi nắng dầm sương/ Nhớ ai
tát nước bên đường hôm nao”.
Đến văn học viết, trước hết là giai đoạn văn học trung đại, cũng có
không ít những nhà thơ, nhà văn viết về làng quê Việt. Nguyễn Trãi là một

trong những tác giả tiêu biểu. Bên cạnh những bài thơ thể hiện lòng yêu nước,
thương dân tha thiết “đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”, Nguyễn Trãi còn
có những vần thơ rất hay, rất đẹp về cảnh vật thiên nhiên nơi thôn dã. Cuộc
sống bình dị chốn quê nhà đã khơi nguồn cảm hứng cho Nguyễn Trãi viết nên
những vần thơ về quê hương. Những cảnh vật, sự vật thiên nhiên chốn quê và
những công việc của một “lão nông chi điền” đi vào trong thơ ông một cách tự
nhiên qua những bài thơ như Thuật hứng 24, Thuật hứng 13: “Ao cạn vớt bèo
cấy muốn/ Đìa thanh phát cỏ ương sen”(Thuật hứng 24), “Một cày một cuốc
thú nhà quê/Áng cúc chen lan vãi đậu kê” (Thuật hứng 13) cùng với một lối
sống giản dị, thanh bạch: “Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh/Áo bô quen cật vận
15
thênh thang”(Mạn thuật). Tuy nhiên, khung cảnh làng quê trong thơ Nguyễn
Trãi chưa thực sự hiện lên một cách sinh động, rõ nét. Ẩn sâu trong những bài
thơ viết về thiên nhiên làng quê vẫn nỗi buồn, nỗi sầu về thời thế của thi nhân,
đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Ngô Thời Đôn: “Làng quê trong thơ
Nguyễn Trãi chỉ là cái chấm đánh dấu thời gian, cuộc sống còn lặng lẽ chơ vơ
quá, ẩn tàng trong nó chút lo sợ về cơn ác mộng vừa qua” [17].
Nối tiếp nhà thơ Nguyễn Trãi, những tác giả ở thế kỉ sau Nguyễn Du,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát cũng có những vần thơ viết về làng cảnh
Việt. Tuy nhiên cảnh làng quê trong thơ họ vẫn chưa phải là đề tài chủ đạo và
vẫn mang đậm tính ước lệ của văn học trung đại. Đến thơ văn Nguyễn
Khuyến, hình ảnh về làng quê Việt Nam đã bắt đầu lên với những nét thân
thuộc, gần gũi hơn. Thiên nhiên thôn quê của Nguyễn Khuyến không phải là
những bức tranh rộng lớn mà đôi khi chỉ là những hình ảnh nhỏ bé, thân
thuộc, bình dị của quê hương, xứ sở: một ao thu nhỏ lạnh, một ngõ trúc xanh,
một khoảng trời thu xanh ngắt, một cánh đồng nước lụt hay một mảnh vườn
nhỏ sau nhà, tiếng trẻ thơ bi bô học bài hay cảnh tất bật lo toan của người dân
trong mùa lụt lội. Tuy nhiên những vần thơ của Nguyễn Khuyến lại chịu sự
chi phối của nỗi buồn chung thời đại và nỗi buồn riêng của một nhà nho thất
thế. Bởi vậy ẩn sâu trong những vần thơ về làng quê của ông là nỗi buồn thế

sự sâu kín. Đó cũng chính là lời nhận xét của GS.Nguyễn Đình Chú về bức
tranh làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến: “Bức tranh làng quê này đại thể có
hai mảng: cảnh vật của đất trời và cuộc sống con người. Cảnh đất trời thì
thanh xơ, xinh đẹp đáng yêu biết bao nhưng phơn phớt một sắc buồn toả ra từ
nỗi buồn thời thế của Nguyễn Khuyến ở buổi ấy. Còn cuộc sống con người thì
tiêu điều, xơ xác quá đỗi” [12]. Mặc dù vậy, những bài thơ viết về quê hương
của Nguyễn Khuyến vẫn là những sáng tác hết sức tiêu biểu khiến ông trở
thành “Nhà thơ của làng cảnh quê hương Việt Nam” (Xuân Diệu). Như vậy,
16
trong giai đoạn văn học trung đại, các tác giả đã phần nào đề cập đến khung
cảnh thiên nhiên làng quê. Tuy nhiên thơ ca trung đại vì chịu sự chi phối lớn
của thi pháp thơ Đường với bút pháp ước lệ tượng trưng nên những bức tranh
về không gian làng quê vẫn chưa thực sự hiện lên sáng rõ.
Trong nền văn học hiện đại, đề tài làng quê được tiếp tục triển khai và
thực sự trở thành đề tài nổi bật trong các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ.
Nền văn học giai đoạn này có sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn học phương Tây,
với lực lượng sáng tác chủ yếu là các trí thức Tây học, đặc biệt sự cởi trói về
cái tôi cá nhân đã khiến cho văn học có sự phát triển mạnh mẽ, tiến theo con
đường hiện đại hoá. Ở mọi thể loại văn học, đề tài về làng quê đã được khai
thác một cách triệt để với những đặc điểm rất riêng trong từng dòng, từng trào
lưu văn học. Thơ ca giai đoạn này, đặc biệt là phong trào thơ mới đã phát
triển mạnh mẽ mà mỗi bước phát triển đều gắn liền với những tên tuổi tác giả
tiêu biểu. Và chỉ đến giai đoạn này, thơ viết về làng quê mới thực sự trở nên
phong phú. Bởi mỗi nhà thơ đều có một quê hương. Những hình ảnh thân
thuộc về quê nhà yêu dấu luôn ghi sâu trong tâm thức mỗi người và trở thành
nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca. Hơn nữa vẻ đẹp bình dị, êm đềm của
khung cảnh làng quê rất phù hợp với thẩm mỹ sáng tác của các nhà thơ mới.
Vì vậy trong sự nghiệp sáng tác của bất kì nhà thơ nào trong giai đoạn này, ta
cũng có thể bắt gặp một đôi bài hay một đôi câu hay nhất về làng quê. Các
nhà thơ như Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Tế Hanh,… tuy không viết nhiều về làng

quê nhưng cảm hứng về quê hương cũng có vị trí quan trọng trong sáng tác
của họ. Người đọc chắc hẳn sẽ không bao giờ quên vẻ đẹp của không gian
thiên nhiên xứ Huế qua bức tranh về khu vườn thơ mộng, trữ tình trong “Đây
thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử): “Sao anh không về chơi thôn Vỹ / Nhìn nắng
hàng cau nắng mới lên / Vườn ai mướt quá xanh như ngọc / Lá trúc che ngang
mặt chữ điền”, một con sông quê gọi bao kỉ niệm tươi sáng về quê hương
17
trong thơ Tế Hanh : “Quê hương tôi có con sông xanh biếc / Nước gương
trong soi tóc những hàng tre / Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè / Toả nắng
xuống dòng sông lấp loáng” (Nhớ con sông quê hương) hay một cảnh chiều
gợi buồn trong “Tràng Giang” của Huy Cận: “Nắng xuống trời lên sâu chót
vót / Sông dài trời rộng bến cô liêu”. Đặc biệt, trong phong trào thơ mới xuất
hiện đầu những năm ba mươi đã hình thành nên một dòng thơ viết về làng quê
với những tên tuổi tiêu biểu như Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Bính,
Nguyễn Nhược Pháp,…Những vần thơ viết về thiên nhiên quê hương đất
nước của các nhà thơ này hết sức tươi sáng, thường gắn với nếp sinh hoạt của
người nông dân ở mỗi miền quê góp phần thêu dệt nên một bức hoạ tươi đẹp
về làng cảnh quê hương Việt Nam. Trong thơ của Đoàn Văn Cừ, làng quê
Việt Nam hiện lên với những khung cảnh thiên nhiên đầy tinh khôi của một
buổi sáng đồng quê qua bài thơ “Chợ Tết”: “Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh
núi / Trên con đường viền trắng mép đồi xanh /…/ Tia nắng tía nhảy hoài
trong ruộng lúa / Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh / Đồi thoa son nằm
dưới ánh bình minh”. Gắn với bức tranh cảnh quê tươi đẹp ấy là cảnh sinh
hoạt vui tươi, nhộn nhịp của con người làng quê: “Lũ trẻ con mải ngắm bức
tranh gà / Quên cả chị bên đường đang đứng gọi/ Mấy cô gái ôm nhau cười rũ
rượi / Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa” (Chợ Tết). Nhận xét về thơ
Đoàn Văn Cừ, các nhà nghiên cứu trong “Từ điển văn học” viết: “Những bài
Chợ tết, Đám cưới mùa xuân, Đám hội, Đường về quê mẹ…có những màu
sắc tươi tắn, hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh về cảnh vật và sinh hoạt làng
quê” [62]. Trong các nhà thơ viết về làng quê, Nguyễn Bính có lẽ là nhà thơ

tiêu biểu nhất. Ông là một nhà thơ rất “chân quê” và đã mang đến cho thơ ca
một hồn thơ đậm chất quê. Trong Thi nhân Việt Nam, nhà phê bình văn học
Hoài Thanh đã nhận xét rằng: “… Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa
sống trong tình quê mà ít chú ý đến cảnh quê”. Cái “tình quê” trong thơ
18
Nguyễn Bính là tình người hồn hậu, ấm áp, đầy chân tình giữa những con
người sống trong cộng đồng làng quê: tình nghĩa xóm giềng, tình thân gia
đình. Cái tình quê trong thơ ông rất chân tình, tha thiết, nhuốm đẫm cả cảnh
vật: “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi / Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn”
(Người hàng xóm), “Em ơi em trở lại nhà / Vườn dâu em đốn, mẹ già em
chăm”. Chính cái tình quê thấm đẫm trong cảnh vật ấy đã khiến cho làng quê
trong thơ Nguyễn Bính có một vẻ đẹp rất riêng, khác biệt với các nhà thơ
cùng thời, một vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn. Có thể thấy, nhân vật
trong thơ Nguyễn Bính rất đông đúc: người mẹ, người chị, người em, người
hàng xóm, cô láng giềng, cô lái đò…Mỗi bài thơ của ông như một câu chuyện
về con người, cuộc sống nơi quê nhà. Điều này cũng tạo cho nhà thơ chân quê
một thế giới nghệ thuật riêng như PGS.TS Lê Quang Hưng có nhận xét: “Thế
giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính đầy ắp sự việc và phong phú nhân vật.
Không một thi sĩ thơ mới lãng mạn nào đem lại cho ta cảm giác đầy đủ, sung
mãn trên phương diện này như Nguyễn Bính. Rất nhiều bài thơ của ông nếu
nhẩn nha kể, có thể “tóm tắt cốt truyện” được” [22]. Như vậy trải qua một
thời gian dài phát triển, thơ ca viết về làng quê có sự phát triển, đạt nhiều
thành tựu và đã kết tinh nhiều nhất trong phong trào thơ mới cùng những
gương mặt nhà thơ tiêu biểu. Những bức tranh về làng quê trong sáng tác của
các nhà thơ mới không chỉ gợi lên niềm tự hào về cảnh đẹp non sông xứ sở
mà còn chứa đựng những tình cảm yêu nước sâu kín trong mỗi tâm hồn nhà
thơ trong thời đại bấy giờ.
Bên cạnh sự phát triển của đề tài làng quê trong thơ ca, nền văn xuôi
hiện đại Việt Nam cũng có những thành tựu đặc sắc về đề tài này. Văn xuôi
viết về làng quê kết tinh thành tựu tiêu biểu hơn cả trong thể loại tiểu thuyết

và truyện ngắn. Hồ Biểu Chánh là nhà văn ghi danh đầu tiên ở thể loại văn
xuôi quốc ngữ đầu thế kỉ XX với những trang viết miêu tả thành công cảnh
19
vật, con người cùng lối sống của người nông dân qua những tác phẩm: Khóc
thầm, Con nhà nghèo, Con nhà giàu Tuy còn nhiều hạn chế trong nghệ
thuật xây dựng truyện nhưng những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đã mở
đường tiên phong cho các nhà văn trong trào lưu văn học hiện thực phê phán
sau này tiếp tục khai thác đề tài về làng quê, nông thôn Việt Nam. Những tác
giả như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,…khi khai thác đề tài
làng quê đã có những khám phá riêng, để lại những tác phẩm xuất sắc khi xây
dựng thành công những nhân vật điển hình như chị Dậu, Chí Phèo. Bức tranh
làng quê mà các nhà văn hiện thực xây dựng nên trong tác phẩm của họ là bức
tranh hết sức tăm tối, đầy bi kịch, chết chóc, là môi trường phi nhân tính đẩy
con người tới những bước đường cùng, trở nên bần cùng hoá và lưu manh
hoá. Khung cảnh làng quê Việt Nam trong những đêm dài trước cách mạng
luôn tiêu điều, xơ xác, chứa đầy âm khí chết chóc cùng với đêm tối bao phủ,
với nhưng âm thanh ai oán của những tiếng khóc hờn, âm thanh đáng sợ của
tiếng trống thúc sưu thúc thuế. Còn cuộc sống của người nông dân nơi làng
quê luôn sống trong vòng luẩn quẩn của cái nghèo đói, trong nỗi sợ hãi, trong
những định kiến hẹp hòi. Thân phận của họ là thân phận con sâu cái kiến, của
lớp người dưới đáy xã hội. Chính sự áp bức tàn khốc của giai cấp thống trị
nơi làng quê đã đẩy chị Dậu vào cảnh bần cùng phải bán con, bán chó để cứu
chồng. Những người như Chí Phèo, vẫn còn le lói nơi đáy sâu tâm hồn một
đốm sáng nhân tính còn sót lại trong hình hài quỷ dữ cũng không còn con
đường quay trở lại bởi định kiến tàn nhẫn của người đời. Bởi vậy số phận của
họ kết thúc trong bi thảm, vây quanh chị Dậu là đêm tối mịt mùng, còn vây
quanh Chí Phèo vẫn là những lời đay nghiến dù anh đã đi đến giới hạn tận
cùng của sự sống là cái chết bi thảm. Nếu nhân vật người nông dân trong sáng
tác của Ngô Tất Tố, Nam Cao thường có kết cục bi thảm thì số phận người
nông dân trong sáng tác của nhà văn Kim Lân dường như đã hé rạng một

20
tương lai mới tươi sáng hơn. Họ cũng rơi vào hoàn cảnh khốn cùng của cái
đói, nằm cận kề giữa ranh giới của sự sống và cái chết nhưng cuối cùng nhà
văn đã tìm ra cho họ một con đường giải thoát khỏi số phận bất hạnh. Bởi vậy
những truyện ngắn của Kim Lân buồn nhưng không bi lụy. Có thể nói, các
nhà văn hiện thực đã dựng lên một bức tranh nghệ thuật tương đối toàn diện
về bức tranh làng quê Việt Nam trước cách mạng tháng Tám một cách chân
thực, sinh động và đầy ám ảnh.
Từ đầu những năm ba mươi, trong nền văn học hiện đại Việt Nam,
khuynh hướng lãng mạn đã phát triển thành trào lưu lãng mạn chủ nghĩa. Đó
là khuynh hướng thẩm mỹ chú trọng đề cao cái Tôi cá nhân được giải phóng
về mặt tình cảm, cảm xúc để thể hiện những khát vọng mơ ước. Nó đề cao cái
Tôi cá nhân, đề cập đến quan hệ riêng tư, những số phận cá nhân có mối bất
hoà với thực tại nên thường tìm cách thoát khỏi hiện thực bằng cách đi sâu
vào thế giới nội tâm, thế giới mộng ước. Khuynh hướng coi nỗi buồn cái đau
chính là cái đẹp nên thường nói đến những chuyện thất tình, nỗi cô đơn, cảnh
biệt ly và cái chết. Bởi vậy các nhà văn trong khuynh hướng này thường tập
trung sáng tác về các đề tài tình yêu, thiên nhiên, tôn giáo. Những thành tựu
nổi bật của trào lưu này được kết tinh ở tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, sau
đó là văn xuôi trữ tình của các tác giả Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh,
Thanh Châu, Nguyễn Xuân Huy, Đỗ Tốn… Văn xuôi viết về làng quê của
những cây bút trong Tự lực văn đoàn thường miêu tả bức tranh làng quê trong
sự giao thoa giữa hai luồng tư tưởng, hai lối sống phong kiến và hiện đại, dân
chủ. Đó còn là sự tấn công mạnh mẽ vào thành trì kiên cố của những quan
niệm, lễ giáo phong kiến kiềm toả cái tôi tự do sống, tự do yêu đương của mỗi
cá nhân trong Nửa chừng xuân (Khái Hưng), Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn
của Nhất Linh, Làm lẽ của Mạnh Phú Tứ. Riêng với nhà văn Thạch Lam, ông
lại có hướng viết rất riêng về làng quê. Truyện ngắn của ông lại là bức tranh
21
cuộc sống buồn tẻ, tù đọng, mòn mỏi, quạnh hiu của người nông dân trước

Cách mạng (Hai đứa trẻ, Cô hàng xén…). Thạch Lam viết về những người
nông dân (những bà mẹ tảo tần, những con người tha phương cầu thực, những
người dân xóm chợ…) với tất cả niềm cảm thương chân thành. Một số trang
viết của Thạch Lam mang hơi hướng hiện thực chủ nghĩa thì bức tranh làng
quê trong truyên ngắn của ông hiện lên cũng thật đau đớn tàn khốc với: Nhà
mẹ Lê, Hai lần chết, Đói. Tuy nhiên, trong không ít những tác phẩm của
Thạch Lam, không gian làng quê hiện lên đầy thơ mộng trữ trình với mảnh
vườn đầy ngọt ngào hương hoa hoàng lan hay ánh trăng (Dưới bóng hoàng
lan, Đêm sáng trăng), hay vùng đất bên những bến sông ủ ấp mối tình sâu kín
một thời tuổi trẻ (Bên kia sông). Có thể nói trong văn xuôi lãng mạn Việt
Nam 1930-1945, thiên nhiên là một đề tài mà các nhà văn lãng mạn rất quan
tâm. Thiên nhiên trong các sáng tác lãng mạn thường gắn liền với tình yêu đôi
lứa. Bởi vậy khi viết về không gian làng quê thì không gian vườn, dòng sông,
bến nước không chỉ là không gian đặc trưng cho làng quê mà nó còn là điểm
hẹn tuyệt vời của lứa đôi. Đây là một trong những không gian quê mà người
đọc sẽ bắt gặp trong rất nhiều các sáng tác của ba nhà văn Thanh Tịnh, Thanh
Châu, Đỗ Tốn. Không gian vườn, không gian dòng sông bến nước không chỉ là
những bức tranh thiên nhiên hết sức tươi đẹp về quê hương mà nó còn là không
gian của đôi lứa, của tình yêu. Qua bức tranh không gian thiên nhiên thơ mộng
trữ tình về làng quê, các tác giả thể hiện kín đáo một niềm tự hào, một tình yêu
thiên nhiên nối dài thành tình yêu đất nước.
2. Con đường sáng tác của ba tác giả Thanh Tịnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn
2.1. Tác giả Thanh Tịnh
Thanh Tịnh (1911-1988) là một nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của xứ Huế.
Trên bước đường nghệ thuật của mình, nơi ông thử sức đầu tiên là lĩnh vực
22
thơ ca. Nhưng chính những trang viết về “quê mẹ” với những cảnh làng quê,
con người đậm chất Huế mới làm nên tên tuổi Thanh Tịnh.
Thanh Tịnh sinh ra và lớn lên ở vùng ngoại ô xứ Huế, bên cạnh dòng
sông Hương thơ mộng, trữ tình. Dòng sông quê hương xứ Huế với vẻ đẹp

thanh tĩnh, mộng mơ gắn liền với những câu hát mái nhì mái đẩy đã thấm
đẫm trong những lời hát ru với tâm hồn nhà văn từ khi còn nhỏ. Chính vẻ đẹp
của cảnh vật, con người, truyền thống văn hoá của riêng quê hương xứ Huế đã
trở thành cội nguồn sáng tạo vô tận cho con đường nghệ thuật của nhà văn.
Điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến những truyện ngắn của Thanh Tịnh sau
này khi mỗi truyện ngắn của ông đều mang đậm những nét thân thuộc về cảnh
vật, con người nơi ông đã gắn bó suốt thời thơ ấu. Những truyện ngắn viết về
làng quê của Thanh Tịnh lại hay miêu tả những con sông quê hương êm đềm
chảy giữa đôi bờ xanh biếc, tạo nên không gian đặc trưng trong tác phẩm của
ông. Hơn nữa, miền quê Thanh Tịnh ở còn gần với ga xép. Như vậy ngôi làng
mà nhà văn sống ở giữa không gian bên này là dòng sông thơ mộng êm chảy
và sóng đối phía bên kia lại là nhà ga với đường ray xe lửa. Chính sự sóng đối
của hai không gian này dường như đã trở thành một nguyên mẫu rất tự nhiên
đi vào những truyện ngắn trong “Quê mẹ”.
Sinh thời, khi còn đi học, Thanh Tịnh còn đặc biệt rất thích truyện ngắn
của hai nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê và Mô-pát-xăng. Chính sự đam mê
những tác phẩm của hai nhà văn này có lẽ đã hình thành nên cho nhà văn sau
này một khuynh hướng thẩm mỹ trong sáng tác, theo khuynh hướng lãng mạn
Đồng thời, người đọc dễ dàng nhận ra bóng dáng sự ảnh hưởng của những
truyện ngắn của Thanh Tịnh từ các nhà văn này trong cách xây dựng nhân vật
truyện là cậu bé xưng “tôi”, kể lại những câu chuyện về ngày thơ ấu. Bởi
dòng tiểu thuyết viết về thời thơ ấu cũng là một khuynh hướng của văn học
phương Tây hiện đại. Ở điểm này, nhà văn Thanh Tịnh có sự gặp gỡ với
23
Thạch Lam. Truyện ngắn của hai nhà văn đều xây dựng lên hình tượng nhân
vật “tôi” thường ngoái nhìn lại quá khứ thông qua những câu chuyện được kể
lại bằng những hồi ức và kỉ niệm, đặc biệt là kỉ niệm thời thơ ấu.
Thanh Tịnh sinh ra và lớn lên trên quê hương xứ Huế nhưng một nửa
quãng thời gian cuộc đời sau này, ông lại chủ yếu công tác và sinh sống ở Hà
Nội và không có mấy dịp trở lại thăm quê cũ. Sâu thẳm trong tâm hồn người

con xứ Huế ấy vẫn là nỗi niềm thương nhớ sâu nặng với quê hương, vẫn khao
khát cháy bỏng một lần được trở về thăm quê.
Truyện ngắn của Thanh Tịnh viết về làng quê xứ Huế với con người,
cảnh vật in đậm dấu ấn vùng đất thơ mộng trữ tình đã tạo nên một nét riêng
trong phong cách văn xuôi Thanh Tịnh. Trong lời tựa tập Quê mẹ xuất bản
lần đầu tiên, nhà văn Thạch Lam, cây bút truyện ngắn xuất sắc trước Cách
mạng đồng thời là một người bạn của Thanh Tịnh đã có những lời nhận xét
thật tinh tế và chính xác: “Thanh Tịnh có lẽ là nhà văn đầu tiên ở miền Trung
đã trình bày các mối dây liên lạc nối ông với đồng nội quê hương, những dây
liên lạc nhẹ như tơ đờn ngày thu, nhưng không vì thế mà kém phần vương vít
và quyến luyến Ông đã muốn làm người mục đồng ngồi dưới bóng tre thổi
sáo để ca hát những vẻ đẹp của đời thôn quê” [38]. Có thể nói quê hương là
nguồn cội cho những sáng tác của tác giả “Quê mẹ”. Những trang viết của
ông luôn chan chứa ý vị tươi đẹp và thơ mộng như chính con người, tạo vật
quê hương đã truyền cho trang văn sức sống. Ngoài tập truyện ngắn “Quê
mẹ”, Thanh Tịnh còn viết một số tập truyện ngắn và dài khác: Hai chị em
(1942), Xuân và Sinh (1944). Thanh Tịnh còn làm thơ, viết kịch và là người
khai sinh ra thể loại độc tấu. Tuy nhiên, những trang viết hay nhất và hấp dẫn
nhất, khiến độc giả nhớ về Thanh Tịnh nhiều nhất vẫn là những trang viết
đậm tình quê hương trong “Quê mẹ”.
2.2. Tác giả Thanh Châu
24

×