Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

vận dụng kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.91 KB, 8 trang )

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ YÊN BÁI
TỔ LỊCH SỬ - GDCD
CHUYÊN ĐỀ
“VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN, CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS”
Phương pháp dạy học vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp đã được Bộ GD
– ĐT triển khai và thí điếm nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan và chủ
quan nên vẫn còn nhiều GV ở các trường phổ thông chưa thực sự nắm rõ mục đích, nội
dung của phương pháp dạy học này.
Để giúp GV trong Tổ Sử-GDCD trường THCS Võ Thị Sáu, trường THCS Quang
Trung, Thành phố Yên Bái nói riêng và các đồng nghiệp khác có quan tâm nói chung,
chúng tôi cố gắng tìm hiểu và hệ thống lại chuyên đề với các nội dung thực sự cần thiết.
PHẦN MỞ ĐẦU: THỰC TRẠNG DẠY HỌC LỊCH SỬ HIỆN NAY
& GIẢI PHÁP CẤP THIẾT.
I.THỰC TRẠNG DẠY HỌC LỊCH SỬ HIỆN NAY :
1.CHƯƠNG TRÌNH, SGK :
a.Chương trình : thiết kế nặng,
không liên thông giữa các môn học,
cấp học, dẫn đến sự trùng lắp một số
kiến thức giữa các cấp học.
b.SGK :
-Biên soạn theo hướng nặng về cung
cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng
vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học
sinh.
-Thể hiện dưới hình thức một môn
khoa học, nên một số kiến thức hàn
lâm không thực sự cần thiết cho thực
tế vẫn được đưa vào.
-Nội dung nhiều bài rất khô khan về
kiến thức, thiên về nhiều sự kiện lịch


sử, chiến tranh cách mạng, ít đề cập
về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa
xen kẽ với văn học, khoa học…
2.GIÁO VIÊN :
-Coi nặng việc truyền
thụ kiến thức có trong
SGK (lối dạy nhồi nhét
kiến thức để thi cử).
-Ít vận dụng kiến thức
liên môn, chủ đề tích
hợp giáo dục (xem nhẹ
việc dạy để giúp HS
phát triển những năng
lực cần thiết nhằm giải
quyết những vấn đề
trong thực tiển).
-> Hệ quả : dẫn đến
tiết dạy khô khan, kém
hấp dẫn, nặng về cung
cấp kiến thức, liệt kê sự
kiện. Điều này dễ sa
vào lối dạy đọc chép.
3.HỌC SINH:
-Ghi nhớ bài
học một cách
rời rạc, máy
móc.
-Không nắm
được mối quan
hệ giữa các tri

thức thuộc lĩnh
vực đời sống
xã hội, về kiến
thức liên môn.
->Hệ quả :
nhàm chán,
không yêu
thích bộ môn
Lịch Sử.
II. GIẢI PHÁP CẤP THIẾT :
Thực hiện quan điểm dạy học tích hợp :
-Tạo nên sự gắn kết kiến thức của các môn học, giữa nội dung học tập với thực tiễn
cuộc sống, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh.
1
-Từ đó góp phần nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những con người có
đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
PHẦN MỘT : MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP.
I.
MỤC
ĐÍCH,
Ý
NGHĨA
1.Việc sử dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp sẽ giúp học sinh hiểu
được sâu sắc các vấn đề lịch sử, nhận thức được sự phát triển xã hội một
cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
2.Việc sử dụng kiến thức liên môn còn giúp học sinh củng cố thêm những
hiểu biết của mình ở nhiều môn học khác. HS phải biết đặt các khái niệm đã
học trong từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau, có như vậy
thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức.

3.Đặc biệt từ việc hình thành được những biểu tượng Lịch sử cụ thể, sinh
động thông qua vận dụng tích hợp các kiến thức liên môn sẽ tạo nên những
gợi cảm mới, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, sẽ
đem lại hiệu quả tích hợp giáo dục sâu sắc trong nhiều chủ đề theo hướng
dẫn của Bộ GD & ĐT.
4.Với việc dạy học theo chủ đề tích hợp trên có giá trị thực tiễn to lớn trong
đời sống xã hội. Phương pháp dạy học này chú trọng tập dượt cho học sinh
vận dụng các kiến thức kĩ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận
dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ,
chưa từng gặp. Điều này có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm
người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập.
-> Giúp khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc
trong dạy học , làm cho HS hứng thú và say mê hơn với môn học Lịch
Sử.
II.
NỘI
DUNG
&
MỨC
ĐỘ
TÍCH
HỢP
1.Nội dung tích hợp : Ngoài việc giáo dục các truyền thống, phẩm chất tốt
đẹp của dân tộc, còn thực hiện các nội dung tích hợp theo hướng dẫn của Bộ
GD & ĐT : Tích hợp GD đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh; Tích hợp GD phòng chống tham nhũng; Tích hợp sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Tích hợp bảo vệ môi trường; Tích hợp GD
về dân số, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; Tích hợp GD về tài
nguyên và môi trường, chủ quyền biển đảo…
2.Mức độ tích hợp :

-Tích hợp kiên hệ kiến thức .(mức độ hạn chế)
-Tích hợp bộ phận : chỉ một phần của bài học , của hoạt động thực hiện nội
dung giáo dục (mức độ trung bình).
-Tích hợp toàn phần : Cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo
dục (mức độ cao nhất).
III.
YÊU
CẦU
1.Với GV :
-Việc dạy học liên môn trong Lịch sử đòi hỏi người GV không chỉ có
những kiến thức vững chắc về bộ môn Lịch sử mà còn phải nắm những nội
dung, chương trình các bộ môn được giảng dạy ở trường phổ thông (có kiến
thức cơ bản về môn được tích hợp).
-Tích hợp linh hoạt, nhẹ nhàng, đúng địa chỉ - không làm nặng nề hoặc rối
tiết học . Tránh biến môn Lịch sử thành môn Ngữ văn hay các môn khác.
2
2.Học sinh có vai trò tích cực chủ động trong việc học tập theo nguyên tắc
liên môn, vì ở các em huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu sắc, toàn
diện một sự kiện. Các em được ôn tập củng cố, tổng hợp ở mức cao hơn và
được vận dụng thông minh trong học tập.
PHẦN HAI : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ”.
VĂN
HỌC
1.Vai trò : Giữa văn học và sử học có mối liên hệ khăng khít. Các trích
đoạn thơ văn có tác dụng minh hoạ, cụ thể hoá sự kiện, nêu ra 1 kết luận
khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử.
Các tác phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể sẽ tác động mạnh mẽ
đến tư tưởng, tình cảm người học, góp phần quan trọng làm cho bài giảng
sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.

2.Các tài liệuVăn học thường dùng :
a.Văn học dân gian : Phản ảnh về đời sống xã hội, về cuộc đấu tranh vật
lộn với thiên nhiên, chống ngoại xâm trong thời kì dựng nước và giữ nước
của cha ông.
(Sự tích Trăm trứng nở trăm con, Thánh Gióng, Truyền thuyết Sơn Tinh -
Thủy Tinh, Bánh chưng, bánh dày phản ánh nhiều khía cạnh của đời sống
xã hội và tinh thần của dân tộc thời Hùng Vương…)
b.Tác phẩm văn học :
- Một số tác phẩm văn học là một tư liệu lịch sử như :“Hịch tướng sĩ” của
Trần Quốc Tuấn, “Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi, “Tuyên Ngôn Độc
Lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh …
-Các tác phẩm văn học yêu nước, cách mạng : phản ánh các sự kiện lịch sử
chiến tranh cách mạng, khắc họa hình tượng cụ thể về các chiến sĩ yêu nước
và các nhà cách mạng Việt Nam.
Ví dụ: “Luận cương đến với Bác Hồ / Và Người đã khóc / Lệ Bác Hồ rơi
trên chữ LêNin/ Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/ Tưởng
bên ngoài đất nước đợi mong tin” (Người đi tìm hình của nước” của Chế
Lan Viên)
-Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán : giúp giáo viên khôi phục bức
tranh xã hội trong quá khứ, để học học sinh hiểu một cách đầy đủ và toàn
diện hơn về một giai đoạn, một thời lỳ lịch sử dân tộc và của thế giới.
Ví dụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Bước đường cùng” của Nguyễn
Công Hoan, “Chí Phèo” của Nam Cao . . . phản ảnh sâu sắc bộ mặt của chế
độ thực dân phong kiến thối nát và thân phận bế tắc, bần cùng của giai cấp
nông dân qua hình tượng chị Dậu, Chí Phèo…
3.Yêu cầu : GV cần nghiên cứu và chắt lọc các trích đoạn thơ văn thật ngắn,
có nội dung tiến bộ, phản ánh lịch sử một cách chân thực nhất, phù hợp với
yêu cầu giáo dục và giáo dưỡng của bài học, tránh ôm đồm làm loãng nội
dung bài lịch sử.
ĐỊA


1.Những điểm tương đồng liên môn Lịch Sử - Địa Lí :
-Về nội dung : Hai môn Địa Lí và Lịch Sử đều có những nội dung thuộc
nhóm Khoa học xã hội nhân văn, đều nghiên cứu những vấn đề của con
người, xem xét các mối quan hệ mang tính qui luật trong lĩnh vực kinh tế, xã
hội, tuy rằng mỗi môn học có mục tiêu riêng (Lịch sử chú ý đến quá trình
3
ĐỊA

hình thành và phát triển của xã hội, trong khi đó địa lí chú ý đến tính không
gian lãnh thổ của các sự vật hiện tượng đang diễn ra hiện nay). Tuy vậy,
giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau bởi các sự kiện lịch sử
bao giờ cũng diễn ra trong một khoảng không gian nhất định với các điều
kiện cụ thể, trong đó có các điều kiện địa lí. Lịch sử thế giới và lịch sử dân
tộc (kể cả phần lịch sử địa phương) đều gắn với những điều kiện tự nhiên
mà con người sinh sống, cho nên khi học tập lịch sử xã hội phải phân tích
đến các yếu tố của môi trường tự nhiên và thông qua nội dung lịch sử để
hiểu rõ hơn môi trường tự nhiên và thực hiện giáo dục môi trường.
-Về mặt kỹ năng : cũng sử dụng các phương tiện trực quan như bản đồ,
Atlat, tranh ảnh…
-Về mặt phương pháp dạy học: Trong quá trình dạy học, GV lịch sử, địa lí
đã vận dụng phương pháp dạy học theo con đường qui nạp, đi từ phân tích
các hiện tượng, sự kiện cụ thể, đơn lẻ để dẫn tới những nhận xét, kết luận
mang tính khái quát. Không chỉ có môn địa lí, môn lịch sử cũng sử dụng bản
đồ như một nguồn tri thức quan trọng, một phương tiện dạy học cần thiết để
thể hiện không gian diễn biến các sự kiện lịch sử. Vì vậy, học sinh cần biết
cách sử dụng bản đồ khi học hai môn này.
2.Vận dụng kiến thức Địa lí trong dạy học Lịch Sử :
a.Điều kiện tự nhiên tác động mạnh mẽ, tích cực đến sự tồn tại, hình
thành và phát triển lịch sử xã hội loài người.

-Điều kiện nhiên là môi trường đã nuôi sống người tối cổ (hang động, trái
cây, thú rừng ), có sự tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển
các quốc gia :
+Lưu vực các dòng sông lớn là cơ sở để hình thành nên các quốc gia cổ
đại phương Đông gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp, vị trí thuận lợi của
bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a đã hình thành nên các quốc gia cổ đại phương
Tây gắn liền với nền sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp nhất là
ngoại thương.
+Lợi thế núi, sông, đất rộng bằng phẳng của các vùng Hoa Lư, Thăng
Long khi được chọn làm kinh đô đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị
thời Đinh. Lý . . .
-Điều kiện tự nhiên tác động đến sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội
của từng vùng miền tạo nên các giá trị văn hóa riêng: Đất, sông, . . . ->
hình thành nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ; làng gốm, múa rối nước …
- Quá trình khai thác điều kiện tự nhiên đã giúp cho xã hội loài người ngày
càng phát triển qua các thời kì :
+Từ miền rừng núi đã chuyển dần xuống định cư ở vùng đồng bằng châu
thổ ven sông.
+Chính sách khẩn hoang mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào
sông, nạo vét kênh đảm bảo tưới tiêu là làm lãnh thổ mở rộng, kinh tế phát
triển, đời sống con người ổn định.
+Việc khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên như đồng, sắt, than đá, sức
nước…đã đưa con người tiến dần vào thế giới văn minh từ khi có công cụ
bằng kim loại, các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học – kĩ
thuật.
4
ĐỊA

- Điều kiện tự nhiên có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh chống
giặc ngoại xâm dựng nước và giữ nước:

+Cha ông đã biết dựa vào những điều kiện tự nhiên để xây dựng căn cứ,
bảo toàn và phát triển lực lượng: thành Cổ Loa, phòng tuyến sông Cầu,
thành nhà Hồ, căn cứ địa Tây Sơn, phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn, căn
cứ địa Yên Thế, Bãi Sậy; căn cứ địa Việt Bắc, đường Trường sơn.
+Cha ông đã biết lợi dụng địa thế, vị trí tự nhiên để kháng chiến thắng
lợi: chiến thắng Bạch Đằng, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, chiến thắng
Chi Lăng – Xương Giang, chiến dịch Việt Bắc
b.Việc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên của con người đã gây
ảnh hưởng tiêu cực dến môi trường ở các mức độ khác nhau trong từng
giai đoạn lịch sử :
-Thời nguyên thủy : con người phụ thuộc vào thiên nhiên -> ít tác động đến
môi trường.
-Thời văn minh nông nghiệp : Rừng bắt đầu thu hẹp (tiêu cực), hệ sinh thái
nông nghiệp phát triển (tích cực).
-Thời công nghiệp với cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật, con người tăng
cường khai thác và sử dụng nguồn nguyên vật liệu, nhiên liệu trong tự nhiên
của con người đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phạm vi tác hại
toàn cầu.
*Chính sách khai thác thuộc địa, cuộc chiến tranh đế quốc, chiến tranh
xâm lược thuộc địa, cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc được tìm hiểu
trong chương trình môn lịch sử cũng đã phản ảnh hậu quả vô cùng tàn khốc
của con người trong việc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên : ruộng
đất bỏ hoang, tỉ lệ thương tật, nhiều lãnh thổ hoặc quốc gia bị xóa bỏ và đặc
biệt là sự ô nhiễm môi trường từ các loại vũ khí hạt nhân
GIÁO
DỤC
CÔNG
DÂN
Với yêu cầu đặc trưng là giúp HS hiểu rõ từng thời kì phát triển của xã
hội để có những nhận thức thức lịch sử đúng đắn, bộ môn Lịch sử có thể tích

hợp nhiều nội dung, chủ đề giáo dục của môn GDCD.
*Ví dụ :
-Đức tính : Sống giản dị; đoàn kết, tương trợ; siêng năng, kiên trì; chí công
vô tư -> lồng ghép giáo dục thông qua gương sáng của Bác Hồ, các nhân vật
lịch sử.
-Lòng biết ơn với những người có công với nước, noi gương các anh hùng
tuổi thanh niên sẵn sàng xã thân vì nước
-Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Bảo vệ di sản văn
hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc -> Bổn phận và trách nhiệm cụ
thể của công dân hiện nay.
-Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, Bảo vệ hòa bình, Tình hữu nghị
giữa các dân tộc trên thế giới, Hợp tác cùng phát triển -> truyền thống yêu
chuộng hòa bình của dân tộc và chủ trương hội nhập, hợp tác quốc tế của
Đảng hiện nay.

THUẬT
Một hình ảnh nghệ thuật như tác phẩm hội họa, kiến trúc, điêu khắc, tranh
ảnh … được sử dụng hợp lí sẽ giúp học sinh tiếp nhận kiến thức sâu sắc hơn
và việc học Lịch Sử sẽ hứng thú hơn.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu
5
kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích
thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn.
*GV cần chọn lọc tranh ảnh có tính mĩ thuật cao và nội dung phù hợp với
mục tiêu của bài Lịch Sử .
ÂM
NHẠC
Các tác phẩm âm nhạc trong chương trình có tác dụng minh họa kiến thức
lịch sử một cách cụ thể bỡi nhiều tác phẩm được sáng tác trong chính thời kì
đó. Đặc biệt thông qua ca từ và âm nhạc sẽ có sức lay động lớn đến tâm tư,

tình cảm, nhận thức của người học, giúp học sinh hình dung một cách cụ
thể, sinh động các giai đoạn lịch sử.
*Ví dụ :
-Quốc tế ca (1871)-Hành khúc & vũ khí chiến đấu của những người CS và
người lao động trên toàn thế giới Kêu gọi đấu tranh ở VN đầu thế kỉ XX.
NS Lưu Hữu Phước và bài hát “Lên đàng”(1944) -> khí thế hào hùng, kêu
gọi thế hệ trẻ.
-“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” (Phong Nhã)Cuối 1945
-> Tình cảm mến yêu của thiếu nhi VN với Bác Hồ.
-NS Đỗ Nhuận và bài hát “Hành quân xa”1953 -> niềm tin kháng chiến
chống Pháp nhất định thắng lợi.
-Nhạc sĩ Hoàng Hiệp và bài hát “Câu hò bên bến Hiền Lương”->Vĩ tuyến
17, nỗi đau chia cắt đất nước.
-Như có Bác trong ngày vui đại thắng – Phạm Tuyên.1975 -> Nhớ Bác + Ý
nghĩa chiến thắng 1975.
-NS Hoàng Vân và bài hát “Hò kéo pháo”1954 -> Lòng quyết tâm vượt qua
khó khăn + sự hi sinh anh dũng của chiến sĩ ĐBP.
-Nổi trống lên các bạn ơi! (Phạm Tuyên)Cội nguồn + Tình đoàn kết 54 dân
tộc.
-Nối vòng tay lớn – Trịnh Công Sơn > Đoàn kết dân tộc (thống nhất Mặt
Trận TQ VN)
TOÁN,
VẬT LÍ
1.Tích hợp kiến thức các môn khoa học tự nhiên cũng giúp HS hiểu rõ
thêm về lịch sử.
Một số bài Lịch sử có đề cập đến việc tìm hiểu tiểu sử, cuộc đời của các
nhà bác học. Song như vậy chưa đủ, việc vận dụng dụng kiến thức toán học,
vật lí trong môn Lịch Sử sẽ giúp HS hiểu cụ thể hơn những thành tựu của
họ, qua đó thấy được đóng góp to lớn của các nhà khoa học như Ta-lét, Pi-
ta-go, Ác-si- mét . . .đối với toàn nhân loại. Ngoài ra, việc vận dụng kiến

thức toán học sẽ giúp HS hiểu rõ hơn về việc ra đời của lịch, cách tính niên
đại trong Lịch Sử, . . .
2.Tích hợp kiến thức các môn khoa học tự nhiên trong dạy học Lịch
Sử cũng giúp HS củng cố các kiến thức đã học ở môn Toán, Vật Lí (các
phát minh, định lí quan trọng ). Từ đó giúp HS thấy được ý nghĩa liên
thông giữa các môn học, làm cho việc học các môn nói chung và môn Lịch
Sử nói riêng có ý nghĩa hơn.
PHẦN BA : CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN, CHỦ
ĐỀ TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở THCS”
6
I.BƯỚC MỘT : Tìm hiểu chương trình, SGK các môn học khác -> Chọn các nội dung
có liên quan đến bộ môn Lịch Sử.
Như đã trình bày ở phần II, trong chương trình, SGK các môn học khác có rất nhiều
nội dung kiến thức có thể tích hợp trong môn Lịch Sử - nhất là môn Văn, Địa Lí, GDCD,
Âm Nhạc,Mĩ Thuật . . . Do vậy việc tìm hiểu chương trình, SGK các môn học khác để chọn
các nội dung có liên quan đến bộ môn Lịch Sử là việc làm cần thiết không những phục vụ
cho việc giảng dạy Lịch Sử của GV mà còn giúp HS liên tưởng, củng cố các kiến thức của
các môn học khác.
*Xem phần Phụ lục đính kèm : Các nội dung kiến thức liên môn có thể tích hợp dạy
học Lịch Sử và Địa Lí.
II.BƯỚC HAI : Xác định địa chỉ tích hợp và chủ đề giáo dục tích hợp ở từng bài Lịch
Sử cụ thể.
ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN & CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1.
2.
3.
PHẦN KẾT LUẬN
Vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp trong dạy học Lịch Sử nói riêng và các
môn học nói thực sự đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.
1.Đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản mục tiêu đào tạo :

-Về kiến thức : Liên thông và bổ trợ giữa các môn học -> Làm sáng tỏ, giúp HS hiểu
sâu kiến thức.
-Về kĩ năng : tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được cho quá
trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách
thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
-Về hiệu quả tích hợp giáo dục sâu sắc để làm công dân tốt, có trách nhiệm sau này.
2.Giúp khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc trong dạy
học; gắn kết việc dạy học với thực tiển cuộc sống , làm cho HS hứng thú và say mê hơn
với môn học Lịch Sử.
3. Một bước chuẩn bị chu đáo, chủ động đón đầu cho chủ trương dạy học tích hợp
từ sau 2015 của GV, đặc biệt đối với những GV mới vào nghề.
Tóm lại, trước nhu cầu bức thiết của thực tiển dạy học Lịch sử và yêu cầu đổi mới
toàn diện của ngành, Tổ Sử Địa trường THCS Trưng Vương mong sự quan tâm, chia sẻ
chuyên đề sinh hoạt cụm lần này. Do đề tài quá rộng, thời gian nghiên cứu không nhiều nên
nội dung chuyên đề tất yếu sẽ có nhiều sai sót, mong các thầy cô góp ý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
-Một số ý kiến về chương trình, SGK Lịch sử đăng trên các báo.
-Mã mô đun THCS 14 – BDTX – năm học 2012 – 2013. (Web trường THCS Phổng
Lăng , Sơn La)
-Xây dựng và thử nghiệm một số chủ đề tích hợp liên môn Lịch sử và Địa lý ở
trường trung học cơ sở (Chủ nhiệm đề tài:ThS. Nguyễn Trọng Đức )
7
-Bảo vệ môi trường trong dạy học Lịch Sử (SKKN của GV Đinh Thị Bích Nga,
Trường THCS Võ Thị Sáu)
-Một số tài liệu vận dụng kiến thức liên môn khác.
PHẦN PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM :
1.Bảng trình chiếu giới thiệu chuyên đề ”Vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp
trong dạy học Lịch Sử ở trường THCS” (Tổ Sử-GDCD trường THCS Võ Thị Sáu, trường
THCS Quang Trung).
2.Nội dung chương trình, SGK liên môn cấp THCS có thể tích hợp trong dạy học Lịch

Sử & Địa Lí (Tổ Sử-GDCD trường THCS Võ Thị Sáu, trường THCS Quang Trung, Thành
phố Yên Bái).
3.Tích hợp tư liệu văn học trong dạy học Lịch Sử (tổng hợp từ nhiều nguồn)
4.Giới thiệu tài liệu chuyên đề tập huấn có liên quan đến tích hợp GD trong dạy học Lịch
Sử:
-GD môi trường trong dạy học Lịch Sử (GV Nguyễn Thị Quỳnh Dư – Sở GD ĐT Bắc
Ninh)
-Tích hợp GD Học tập và làm theo dương đạo đức Hồ Chí Minh (Bản in và trình chiếu –
tài liệu tập huấn)
Đà Nẵng, ngày 12/1/2014
8

×