Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề Ôn Thi Thử Môn Hóa (501).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.85 KB, 4 trang )

Pdf free LATEX

ĐỀ ƠN THI THỬ MƠN HĨA
NĂM HỌC 2022 – 2023
THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
()
Mã đề thi 001

Câu 1. Thí nghiệm nào sau đây khơng xảy phản ứng hóa học?
A. Đốt cháy Cu trong bình chứa Cl2 dư.
B. Cho K2 S O4 vào dung dịch NaNO3 .
C. Cho Al vào dung dịch HCl đặc nguội.
D. Cho Na3 PO4 vào dung dịch AgNO3 .
Câu 2. Hỗn hợp X gồm một este, một axit cacboxylic và một ancol (đều no, đơn chức, mạch hở). Thủy
phân hoàn toàn 6,18 gam X bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol NaOH thu được 3,2 gam một
ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân rồi đem lượng muối khan thu được đốt cháy hoàn toàn thu được
0,05 mol H2 O. Hỏi phần trăm khối lượng của este trong X là
A. 87,38%.
B. 62,44%.
C. 56,34%.
D. 23,34%.
Câu 3. Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), polistiren, poli(etylen terephtalat), nilon-6,6. Số polime
được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 4. Cho các sơ đồ phản ứng sau (các chất phản ứng với nhau theo đúng tỉ lệ mol trong phương trình):
C8 H14 O4 + 2NaOH −→ X1 + X2 + H2 O;
X1 + H2 S O4 −→ X3 + Na2 S O4 ;
X3 + X4 −→ Nilon − 6, 6 + 2H2 O


Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Từ X2 để chuyển hóa thành axit axetic cần ít nhất 2 phản ứng.
B. Dung dịch X4 có thể làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
C. X3 là hợp chất hữu cơ đơn chức.
D. Các chất X2 , X3 và X4 đều có mạch cacbon khơng phân nhánh.
Câu 5. Xenlulozơ khơng có tính chất vật lí nào sau đây?
A. Khơng mùi, khơng vị.
B. Dễ tan trong nước.
C. Là chất rắn dạng sợi.
D. Màu trắng.
Câu 6. Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. Al2 O3 .
B. Fe2 O3 .

C. S iO2 .

D. CO.

Câu 7. Ancol X tạo với 2 axit no, đơn chức X, Y tối đa 6 este mạch hở. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp
E gồm 6 este đó với số mol các este như nhau bằng lượng NaOH vừa đủ, thu được ancol X và hỗn hợp
muối F. Cho toàn bộ X vào bình chứa K dư thu được 30,24 lít H2 (đktc), đồng thời khối lượng bình tăng
lên 80,1 gam. Đốt cháy hoàn toàn F thu được Na2CO3 , CO2 và 72,9 gam H2 O. Phần trăm khối lượng este
có khối lượng phân tử bé nhất trong E là
A. 13,46%.
B. 18,58%.
C. 17,3%.
D. 19,85%.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân tử Val-Ala-Lys có bốn nguyên tử nitơ.
C. Anilin làm mất màu nước brom.


B. Dung dịch glyxin làm đổi màu phenolphtalein.
D. Ở điều kiện thường, triolein là chất lỏng.

Câu 9. Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Na+ .
B. Ag+ .
C. Al3+ .

D. Mg2+ .

Câu 10. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hóa?
A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl.
B. Đốt dây Fe trong khí O2 .
C. Thép cacbon để trong khơng khí ẩm.
D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 lỗng.
Câu 11. Xét các phát biểu sau:
(1) Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac.
Trang 1/3 Mã đề 001


(2) Tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ lapsan thuộc loại tơ hóa học.
(3) Glucozơ bị oxi hóa bởi khí hiđro tạo thành sobitol.
(4) Vinyl axetat được điều chế bằng phản ứng giữa axit axetic và etilen.
(5) Tất cả protein và peptit đều tham gia phản ứng màu biure.
Số phát biểu không đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 5.


D. 2.

Câu 12. Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử
chỉ có nhóm COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit khơng no (có đồng
phân hình học, chứa một liên kết đơi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung
dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản
ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hồn tồn
5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2 O . Phần trăm khối lượng của este không no trong X là
A. 40,82%.
B. 38,76%.
C. 34,01%.
D. 29,25%.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
B. Amino axit là loại hợp chất hữu cơ đa chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2 ) và nhóm
cacboxyl (COOH).
C. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
D. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
Câu 14. Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl2 , CuS O4 và AlCl3 , thu được kết tủa. Lọc lấy
kết tủa rồi nung kết tủa trong khơng khí đến khối lượng khơng đổi, thu được hỗn hợp chất rắn X. X
gồm
A. Fe2 O3 , CuO và Al2 O3 .
B. FeO, CuO và BaS O4 .
C. Fe2 O3 , CuO và BaS O4 .
D. FeO, CuO và Al2 O3 .
Câu 15. Trường hợp nào sau đây có kết tủa tạo thành sau phản ứng?
A. Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 .
B. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 .
C. Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 .
D. Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 .

Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 68,2 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và axit oleic, thu
được N2 , 55,8 gam H2 O và x mol CO2 . Mặt khác 68,2 gam X tác dụng được tối đa với 0,6 mol NaOH
trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 3,3.
B. 2,9.
C. 3,1.
D. 2,7.
Câu 17. Cho các polime sau: polietilen, amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat).
Số polime có thành phần nguyên tố giống nhau là
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 18. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho hỗn hợp Ba và Al (có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào nước dư.
(b) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe3 O4 (có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào dung dịch H2 S O4 loãng, dư.
(c) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe(OH)3 (có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào dung dịch HCl loãng, dư.
(d) Cho hỗn hợp Al, Fe (có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào dung dịch HNO3 đặc nguội.
Có bao nhiêu thí nghiệm chất rắn bị hòa tan hết?
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 19. X là một polime trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt, thường được dùng để chế
tạo thủy tinh hữu cơ. X là
A. polietilen.
B. poliacrilonitrin.
C. poli(metyl metacrylat).
D. poli(vinyl clorua).
Câu 20. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. KCl.
B. HCl.
C. NaNO3 .

D. Ba(OH)2 .
Trang 2/3 Mã đề 001


Câu 21. Dung dịch etylamin không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH.
B. Quỳ tím.
C. H2 S O4 .

D. HCl. .

Câu 22. Khối lượng tinh bột cần dùng trong q trình lên men để tạo thành 10 lít dung dịch ancol etylic
46◦ là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8
g/ml)
A. 8,86 kg.
B. 5,00 kg.
C. 9,00 kg.
D. 4,66 kg.
Câu 23. Chất nào sau đây là hiđrocacbon no?
A. Metan.
B. Axetilen.

C. Etilen.

D. Benzen.


Câu 24. Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây viết đúng?
A. Fe + 2HNO3 −→ Fe(NO3 )2 + H2 O.
B. 2CrCl3 + Zn −→ 2CrCl2 + ZnCl2 .
C. Fe + ZnS O4 −→ FeS O4 + Zn.
D. 2Cr + 6HCl −→ 2CrCl3 +3H2 .
Câu 25. Trong hợp chất NaCrO2 , crom có số oxi hóa là
A. +2.
B. +6.
C. +3.

D. +4.

Câu 26. Đốt cháy hồn toàn 17,2 gam chất hữu cơ X cần 0,9 mol O2 , thu được 10,8 gam H2 O. Mặt khác
cho 0,4 mol hỗn hợp A, B (là các đồng phân đơn chức của X) tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaOH
2M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được 37,8 gam chất rắn khan. Nếu cho Y phản ứng với lượng dư
dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 1,2 mol Ag. Khối lượng của chất tan có phân tử khối lớn nhất
trong Y là
A. 4,7 gam.
B. 9,6 gam.
C. 9,4 gam.
D. 20,4 gam.
Câu 27. Hỗn hợp E chứa ba este đều no, mạch hở, không phân nhánh, trong đó oxi chiếm 224/493 về
khối lượng của hỗn hợp. Đốt cháy hoàn toàn m gam E thu được 0,7 mol H2 O. Mặt khác đun nóng m gam
E với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol và (2m-15,96) gam hỗn hợp Z gồm 2
muối của axit cacboxylic. Dẫn tồn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 11,64 gam.
Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất trong E là
A. 45,03%.
B. 32,91%.
C. 28,56%.
D. 18,81%.

Câu 28. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch K2Cr2 O7 , hiện tượng quan
sát được trong ống nghiệm là
A. dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu xanh.
B. dung dịch chuyển từ không màu sang màu vàng.
C. dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
D. dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
Câu 29. Cho m gam H2 NCH2COOH phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 6,69 gam
muối. Giá trị của m là
A. 5,25.
B. 2,25.
C. 4,50.
D. 3,00.
Câu 30. Thuốc thử để phân biệt MgO và Al2 O3 là
A. nước.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch NaHCO3 . D. dung dịch NaOH.
Câu 31. Kim loại cứng nhất, có thể rạch được thủy tinh là
A. Cr.
B. Pb.
C. Os.

D. W.

Câu 32. Hai khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra mưa axit?
A. H2 S và N2 .
B. S O2 và NO2 .
C. CO2 và O2 .

D. NH3 và HCl.


Câu 33. Vật liệu polime hình sợ dài và mảnh với độ bền nhất định là
A. chất dẻo.
B. keo dán.
C. tơ.

D. cao su.

Câu 34. Hiđrocacbon phản ứng được với brom trong dung dịch là
A. etan.
B. benzen.
C. etilen.

D. toluen.

Câu 35. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2 O, K, K2 O, Ba và BaO (trong X, oxi chiếm 8,75%
về khối lượng) vào H2 O, thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít khí H2 . Trộn 200 ml dung dịch Y với
Trang 3/3 Mã đề 001


200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,20M và H2 S O4 0,15M, thu được 400 ml dung dịch có pH=13.
Các phản ứng xảy ra hồn tồn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 13.
B. 15.
C. 14.
D. 12.
Câu 36. Dung dịch chất nào dưới đây khơng làm đổi màu quỳ tím?
A. etyl amin.
B. Lysin.
C. anilin.


D. metyl amin.

Câu 37. Chất nào sau đây có thể dùng để làm mềm nước cứng tạm thời?
A. NaCl.
B. Na2CO3 .
C. Na2 S O4 .

D. HCl.

Câu 38. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3 .
(b) Đốt dây Fe trong khí Cl2 dư.
(c) Cho bột Fe3 O4 vào dung dịch H2 S O4 đặc, nóng, dư.
(d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.
(g) Cho bột FeO vào dung dịch KHS O4 .
Sau khi các phản ứng xảy ra hồn tồn, số thí nghiệm thu được muối sắt (II) là
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 39. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Na.
B. Ba.

C. Zn.

Câu 40. Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. H2 NCH2COOH.
B. HCl.

C. NaOH.

D. Ca.
D. CH3 NH2 .

- - - - - - - - - - HẾT- - - - - - - - - -

Trang 4/3 Mã đề 001



×