Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Mô hình chuỗi cung ứng của samsung electronics và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp điện tử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.54 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MƠ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SAMSUNG ELECTRONICS VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ
VIỆT NAM

Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 3 năm 2023


Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Lớp học phần: MAG307_222_8_L16
Sinh viên thực hiện:
Họ và tên
Nguyễn Phạm Ái Quỳnh
Lê Thị Mỹ Dung
Nguyễn Phúc Nghĩa
Vũ Thị Ngọc Anh
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Nguyễn Ngọc Duy Kha
Lê Thị Anh Thơ

MSSV
050608200597
050608200034
050608200482
050608200246
050608200069
050608200389
050608200671


2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 4
1.

Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................4

2.

Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG
DOANH NGHIỆP.......................................................................................................4
1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng...............................................................................5
2.1. Hoạt động của chuỗi cung ứng .......................................................................6
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển cơng ty Samsung Electronics.................6
2.1.3.Lĩnh vực kinh doanh chính và tình hình kinh doanh những năm gần
đây…….................................................................................................................. 7
2.2. Mơ hình chuỗi cung ứng của Samsung Electronics........................................9
2.2.1. Cấu trúc của chuỗi cung ứng của Samsung Electronics .............................9
2.2.2. Các thành viên và hoạt động của các thành viên trong chuỗi cung ứng của
Samsung Electronics............................................................................................10
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SAMSUNG
ELECTRONICS........................................................................................................10
3.1.1 Những điểm mạnh.......................................................................................13
3.1.2 Những điểm hạn chế....................................................................................14
3.1.3Giải pháp đề xuất để cải thiện điểm yếu của chuỗi.......................................15
KẾT LUẬN................................................................................................................ 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................17

3


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay cơng nghiệp điện tử là ngành sản xuất vật chất mang tính cơ bản của
nền kinh tế quốc dân, có vị trí then chốt trong nền kinh tế hiện đại và có tác động
mạnh mẽ đến các ngành cơng nghiệp khác. Đối với bất cứ quốc gia nào, phát triển
công nghiệp điện tử cũng trở thành ưu tiên, vì nó khơng chỉ mang lại những giá trị lợi
ích về kinh tế, mà còn mang lại vị thế, thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc
tế.Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực có nền cơng nghiệp phát
triển nhanh và năng động, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp điện tử. Lợi thế của
Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp điện tử là dân số trẻ, đang trong độ
tuổi lao động, có trình độ khá cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển cơng nghiệp điện tử trong
q trình đổi mới kinh tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn
về mơ hình chuỗi cung ứng cũng như cách quản trị chuỗi cung ứng của Samsung để từ
đó tổng kết những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam, nhóm
chúng em đã chọn đề tài: “Mơ hình chuỗi cung ứng của Samsung và bài học kinh
nghiệm cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam làm để tài nghiên cứu.
2.

Mục tiêu nghiên cứu


Nghiên cứu mơ hình chuỗi cung ứng của Samsung để tìm ra những mơ hình
phù hợp vận dụng các quy trình hỗ trợ cho hoạt động sản xuất. Từ đó, đưa ra các giải
pháp giúp hồn thiện chuỗi cung ứng và nâng cao doanh thu cho các công ty điện tử
tại Việt Nam.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng (supply chain) là một mạng lưới liên kết các tổ chức, công ty,
cá nhân và hoạt động kinh doanh trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc
dịch vụ từ nguồn cung cấp cho đến khách hàng cuối cùng. Chuỗi cung ứng bao gồm
các giai đoạn chính như mua hàng hóa, sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và phân phối.

4


Mục tiêu của chuỗi cung ứng là đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được sản
xuất và phân phối một cách hiệu quả và đúng thời điểm đến với khách hàng. Để đạt
được mục tiêu này, các tổ chức trong chuỗi cung ứng cần phối hợp chặt chẽ, tối ưu
hóa quy trình và chia sẻ thơng tin một cách hiệu quả để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc
dịch vụ được cung cấp đúng chất lượng, số lượng, giá cả và thời gian nhất định.
2.1 Hoạt động của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống hoạt động liên quan đến việc
di chuyển sản phẩm, dịch vụ và thông tin từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối
cùng. Hoạt động của chuỗi cung ứng bao gồm các giai đoạn chính sau đây:
➢ Đầu vào và cung cấp
➢ Sản xuất và sản phẩm
➢ Vận chuyển và lưu kho
➢ Phân phối và bán hàng
➢ Dịch vụ sau bán hàng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY

SAMSUNG ELECTRONICS
1.1.

Giới thiệu công ty Samsung

 Tổng quan về Samsung:
Samsung là một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ của Hàn Quốc, là tập đoàn đa
ngành lớn nhất Hàn Quốc, sở hữu rất nhiều công ty con, hầu hết hoạt động dưới
thương hiệu Samsung. Samsung bắt đầu như một công ty thương mại nhỏ vào năm
1938 và kể từ đó đã phát triển thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất và
thành công nhất trên thế giới. Với hoạt động trong các ngành như điện tử, xây dựng và
tài chính, Samsung đã tạo dựng được tên tuổi của mình với tư cách là cơng ty dẫn đầu
về đổi mới và công nghệ. Một trong những dự án thành cơng nhất của Samsung là
dịng điện thoại thơng minh Galaxy, và Smart TV - các dòng sản phẩm được sử dụng
rộng rãi trên tồn cầu. Cơng ty cũng đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển
của các cơng nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo và mạng 5G.
Samsung cũng được biết đến với cam kết bền vững và trách nhiệm xã hội.
Công ty đã thực hiện nhiều sáng kiến khác nhau để giảm tác động đến mơi trường và
đã được cơng nhận vì những nỗ lực của mình trong lĩnh vực này.

 Triết lý kinh doanh:
5


Cống hiến tài năng và công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ vượt
trội, đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn. Để đạt được điều này, Samsung
hết sức coi trọng con người và cơng nghệ của mình.
 Tầm nhìn của Samsung cho thời đại mới:
“Together for Tomorrow”. Trở thành một phần trong tầm nhìn Samsung, mang tới
những đổi mới tạo ra sự thay đổi tích cực, và cùng chung tay vì tương lai. Hướng tới

xây dựng một tương lai bền vững, tùy chỉnh và kết nối hơn với các sản phẩm và sáng
kiến giảm thiểu tác động đến môi trường, đáp ứng lối sống của người tiêu dùng và
tăng trải nghiệm liền mạch, thông minh ( CES 2022)

 Nguyên tắc kinh doanh của Samsung:

2.1.2. Q trình hình thành và phát triển cơng ty Samsung Electronics
Năm 1969, Samsung Electronics được thành lập sau đó nhanh chóng trở thành
cơng ty sản xuất lớn trên thị trường Hàn Quốc và đóng vai trị như là một công ty hàng
đầu trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn.
1980 -1989: Hội nhập thị trường toàn cầu
Samsung Electronics lập ra hai viện nghiên cứu và phát triển (R&D) giúp mở
rộng hơn nữa phạm vi tiếp cận tới lĩnh vực điện tử, bán dẫn, viễn thông quang học và
đổi mới công nghệ.
6


1990 -1993: Cạnh tranh trong một Thế giới Công nghệ đang thay đổi
Thời kì hoạt động kinh doanh bắt đầu xuyên biên giới giữa các quốc gia và các
công ty, Samsung Electronics tận dụng tối đa những cơ hội khi sự cạnh tranh và hợp
nhất đang phát triển bằng cách tái tập trung chiến lược kinh doanh của mình để đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
1994 -1996: Trở thành Lực lượng Tồn cầu
Samsung Electronics đã cách mạng hóa hoạt động kinh doanh của mình thơng
qua sự cống hiến sáng tạo ra các sản phẩm đẳng cấp thế giới, làm hài lịng khách hàng
và trở thành một cơng dân doanh nghiệp tốt với tầm nhìn về chất lượng.
1997 - 1999: Đẩy mạnh Frontier Kỹ thuật số
Samsung Electronics là một trong số ít các cơng ty tiếp tục phát triển, nhờ vào
sự dẫn đầu về công nghệ kỹ thuật số và mạng lưới và sự tập trung ổn định vào các
thiết bị điện tử, tài chính và các dịch vụ liên quan dưới sự tác động của cuộc khủng

hoảng tài chính năm 1997.
2000 - 2004: Tiên phong trong Kỷ nguyên Kỹ thuật số
2005 đến nay: Samsung, Công ty Fortune Global Top
Với sự thành công của ngành kinh doanh điện tử, Samsung là công ty hàng đầu
trong ngành công nghệ và liên tục tăng hạng về thương hiệu toàn cầu được cơng nhận
trên tồn thế giới. Tính đến 2022, Samsung đạt Top 5 thương hiệu toàn cầu tốt nhất
năm.
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh chính và tình hình kinh doanh những năm gần
đây
 Lĩnh vực kinh doanh:
Hàng điện tử tiêu dùng:
Samsung liên tục tái kiến tạo tương lai để theo đuổi cuộc sống hạnh phúc và
sung túc hơn cho người tiêu dùng với ba mảng chính: Màn hình hiển thị nổi trội với
dòng TV Lifestyle; Thiết bị kỹ thuật số máy giặt thông minh AI, máy hút bụi robot
JetBot AI+ và cuối cùng là Thiết bị Y tế & Sức khỏe với dòng sản phẩm hệ thống siêu
âm, X - quang kỹ thuật số và máy chụp CT di động cung cấp cho các tổ chức y tế khác
nhau trên thế giới, tập trung vào các thiết bị chẩn đốn hình ảnh quy mô lớn.
Công nghệ Thông tin & Truyền thông Di động:
Samsung là công ty dẫn đầu thị trường ngành di động tồn cầu với dịng điện
thoại thơng minh Galaxy là một trong những sản phẩm nổi trội nhất trên thế giới.
7


Ngồi các dịch vụ phần cứng, Samsung Electronics cịn cung cấp một loạt phần mềm
và dịch vụ, bao gồm trợ lý ảo Bixby và nền tảng thanh toán di động Samsung Pay.
Công ty cũng đầu tư rất nhiều vào việc phát triển các cơng nghệ mới nổi như trí tuệ
nhân tạo và Internet vạn vật, những công nghệ được coi là lĩnh vực tăng trưởng chính
trong tương lai.
Giải pháp thiết bị:
Samsung Electronics đang dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực kinh doanh bộ nhớ

bằng công nghệ vượt trội và tiết kiệm chi phí tối đa. Samsung cịn đang mở rộng các
sản phẩm đa dạng có lợi nhuận cao, chủ yếu dành cho các thiết bị di động và tăng tốc
chuyển đổi quy trình đồng thời cũng tập trung phát triển các sản phẩm thế hệ tiếp
theo. Nhu cầu gia tăng đối với các cảm biến AP và CIS, hoạt động kinh doanh Hệ
thống LSI đã cho thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ và dẫn đầu về chi phí của
Samsung trên thị trường.
Trung tâm phát triển R&D:
Samsung Research dẫn đầu sự phát triển của công nghệ tương lai cho sản phẩm
và dịch vụ của Samsung với hơn 10.000 nhà nghiên cứu và nhà phát triển làm việc tại
các trung tâm R&D ở nước ngoài. Các chủ đề nghiên cứu cốt lõi tại Samsung
Research bao gồm trí thơng minh nhân tạo (AI), trí thơng minh dữ liệu, thơng tin liên
lạc thế hệ tiếp theo, robot, Tizen, trải nghiệm mới & chăm sóc cuộc sống, truyền
thơng thế hệ tiếp theo và bảo mật. Đặc biệt, công ty đang mở rộng phạm vi nghiên cứu
sang các lĩnh vực triển vọng mới để hiện thực hóa một lối sống mới dựa trên cơng
nghệ AI.

 Tình hình kinh doanh những năm gần đây:
Năm 2021, vượt qua những khó khăn của dịch COVID-19, Samsung đã ghi
nhận sự tăng trưởng về doanh thu và xuất khẩu so với năm 2020. Cụ thể, Samsung
công bố doanh thu đạt 279,6 nghìn tỷ won (tương đương hơn 232 tỷ USD) và lợi
nhuận hoạt động 51,63 nghìn tỷ won (khoảng 43 tỷ USD) cho năm tài chính 2021,
mức tăng lần lượt là 18% và 43,5% so với năm trước. Trong đó, doanh thu của
Samsung Việt Nam đạt 74,2 tỷ USD tăng 14% so với với năm 2020, kim ngạch xuất
khẩu đạt 65,5 tỷ USD tăng 16% so với năm 2020. Con số doanh thu này của được ghi
nhận là cao nhất cho đến nay khi hiệu suất hoạt động mạnh mẽ của hãng được thúc
đẩy bởi doanh số bán chip và thiết bị di động mạnh mẽ. Và ở thời điểm hiện tại, hơn
8


50% sản lượng điện thoại Samsung toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam và các sản

phẩm này được xuất khẩu đi 128 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Năm 2022, Samsung đạt doanh thu 234 tỷ USD, lợi nhuận 43 tỷ USD, tăng
trưởng 8,3% và lợi nhuận tăng trưởng 39,5% so với năm trước. Trong đó, 4 nhà máy
tại Việt Nam đóng góp khoảng 30% vào tổng doanh thu của doanh nghiệp này, lợi
nhuận của các cơ sở ở Việt Nam khoảng 4,6 tỷ USD và Samsung Display Vietnam lần
đầu tiên vượt lên thành nhà máy có doanh thu cáo nhất tại Vietnam với con số 5,4 tỷ
USD.
Năm 2023, những bất ổn kinh tế vĩ mô dự kiến sẽ tiếp diễn, Samsung dự đoán
những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế vẫn sẽ kéo dài trong năm. Nhu cầu thị trường
chững lại khiến cho nhu cầu sử dụng giảm và lợi nhuận theo đó cũng giảm đi vào quỷ
đầu của năm và dự đoán về nhu cầu sẽ dần phục hồi vào nửa cuối năm.
 Ảnh hưởng của Chuỗi Cung ứng đến tình hình kinh doanh của Samsung:
Hoạt động kinh doanh của Samsung chịu sự tác động mạnh mẽ bởi chuỗi cung
ứng, bao gồm nhiều nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối khác nhau. Cơng ty
dựa vào chuỗi cung ứng của mình để đảm bảo cung cấp sản phẩm kịp thời và hiệu quả
cho khách hàng trên toàn thế giới.
Một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động
kinh doanh của Samsung là thơng qua sự sẵn có của nguyên liệu thô. Samsung lấy
nguyên vật liệu từ khắp nơi trên thế giới và bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung
ứng đều có thể dẫn đến sự chậm trễ hoặc thiếu hụt. Điều này có thể có tác động đáng
kể đến lịch trình sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Hơn nữa, chuỗi cung ứng có thể tác động đến các nỗ lực phát triển bền vững
của Samsung. Công ty đã cam kết giảm tác động đến môi trường và mong muốn các
nhà cung cấp của mình cũng làm như vậy. Nếu các nhà cung cấp không đáp ứng các
tiêu chuẩn này, điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các mục tiêu bền
vững của Samsung.
Tóm lại, chuỗi cung ứng là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh
của Samsung và bất kỳ sự gián đoạn hoặc vấn đề nào cũng có thể gây ra hậu quả sâu
rộng. Điều cần thiết là Samsung phải hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp và nhà sản
xuất của mình để đảm bảo cung cấp kịp thời và hiệu quả các sản phẩm chất lượng

đồng thời duy trì cam kết về tính bền vững.
9


2.2. Mơ hình chuỗi cung ứng của Samsung Electronics
2.2.1. Cấu trúc của chuỗi cung ứng của Samsung

2.2.2. Các thành viên và hoạt động của các thành viên trong chuỗi cung ứng của
Samsung
2.2.2.1. Nhà cung cấp
Thời điểm mới bước vào thị trường Việt Nam, hầu hết các nhà cung cấp linh
kiện, phụ kiện cho Samsung Việt Nam đều là ở nước ngoài hoặc là các doanh nghiệp
nước ngoài đi theo Samsung vào Việt Nam. Năm 2010, trong tổng số 37 nhà cung cấp
thì chỉ có 12 nhà cung cấp là ở trong nước và 25 nhà cung cấp còn lại là của nước
ngồi. Năm 2014, Samsung đã có 67 nhà cung cấp, trong đó Việt Nam chỉ có 4 nhà
cung ứng cấp 1 (nhà cung ứng trực tiếp). Đó là: Cơng ty CP In và Bao bì Goldsun,
Cơng ty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long, Cơng ty TNHH Bao bì
Việt Hưng, Cơng ty TNHH Nam Á. Các nhà cung cấp thuần túy Việt Nam (100% vốn
trong nước) chủ yếu cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đơn giản như bao bì, in ấn với
giá trị khơng cao.
Samsung đã tự sản xuất các linh kiện chính cho việc sản xuất của mình và đồng
thời cung cấp cho những nhà sản xuất điện thoại khác như: Nokia, Motorola. Samsung
Vina còn sử dụng rất nhiều nhà cung cấp bên ngồi và nổi trội trong đó phải kể đến
các nhà cung cấp như:
- Cabot Microelectronics chuyên cung cấp các vi mạch điện tử.

10


- Qualcomm cung cấp các con chip điện tử cho các dòng điện thoại Galaxy

S4, Galaxy S5
- GSi Lumonics iNC là nhà cung cấp các thiết bị như: các chất bán dẫn và
thiết bị sản xuất thiết bị điện tử bao gồm cả đánh dấu các hệ thống và mạch trang
trí hệ thống, thành phần chính xác điều khiển chuyển động và laser.
Hiện tại, số nhà cung cấp là doanh nghiệp Việt Nam đã tăng lên cả về số lượng
và chất lượng. Số nhà cung ứng cấp 1 đã tăng lên hơn gấp 10 lần, đạt 42 doanh
nghiệp vào năm 2019, và tiếp tục tăng gấp 12 lần, với con số 52 nhà cung ứng nâng
tổng sổ NCC cấp 1 và cấp 2 lên 257 doanh nghiệp vào cuối năm 2022. Những nhà
cung ứng này đang cung cấp phụ kiện cho 4 nhà máy Samsung đặt tại Việt Nam
gồm: Samsung Electronics Vietnam (Samsung Bắc Ninh), Samsung Electronics
Vietnam Thainguyen (Samsung Thái Nguyên), Samsung Display Vietnam và
Samsung Electronics HCMC CE Complex.
Một số doanh nghiệp Việt Nam có thể kể đến như:
Cơng ty Cổ phần sản xuất điện tử Thành Long (Bắc Ninh) - nhà cung
ứng cấp 2 cho Samsung Electronics HCMC CE Complex. Khơng chỉ cung cấp bao
bì, vỏ hộp, xốp nhựa,.. cơng ty cịn là doanh nghiệp Việt duy nhất trong hệ sinh
thái các nhà cung ứng cung cấp bản mạch điện tử PCB thuộc nhóm những linh
kiện phức tạp, có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao.
Công ty Cổ phần Hanel Plastics – nhà cung ứng cấp 1 của Samsung
Display Vietnam, chuyên sản xuất xốp nhựa.
Công ty TNHH Cơ khí HTMP Việt Nam – nhà cung ứng cấp 1 của
Samsung Điện cơ Việt Nam, chuyên sản xuất khuôn và ép nhựa
2.2.2.2. Công ty Samsung
Các doanh nghiệp trung tâm Samsung đóng vai trị quan trọng trong chuỗi cung
ứng. Sau khi nhập các linh kiện, phụ kiện về, các sản phẩm sẽ được tiến hành sản xuất
để đưa ra thị trường. Công ty Samsung Việt Nam sản xuất một số linh – phụ kiện để
tự cung cấp cho mình và cho các doanh nghiệp khác như chip điện tử và màn hình cho
Apple.
Bốn nhà máy Samsung đặt tại Việt Nam: Samsung Electronics Vietnam
(Samsung Bắc Ninh), Samsung Electronics Vietnam Thainguyen (Samsung Thái

Nguyên), Samsung Display Vietnam và Samsung Electronics HCMC CE Complex là
11


những địa điểm sản xuất điện tử công nghệ cao, là nhà đầu tư nước ngồi thành cơng
và liên tục trong nhiều năm, dẫn đầu về tivi và điện thoại thơng minh có màn hình
cảm ứng.
Trong đó, SEV và SEVT, đều sản xuất, lắp ráp điện thoại di động, máy tính
bảng và linh kiện điện thoại, chủ yếu dùng cho xuất khẩu đến hơn 128 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo báo cáo 2022, Samsung đạt doanh thu 234 tỷ
USD, trong đó, 4 nhà máy tại Việt Nam đóng góp khoảng 30% vào tổng doanh thu
của doanh nghiệp này. SEVT tiếp tục giữ vị trí nhà máy có doanh thu cao nhất tại Việt
Nam và là nhà máy sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất trên thế giới của
Samsung.
2.2.2.3. Nhà phân phối
Samsung không chỉ là một trong những nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới mà
Samsung cịn có một hệ thống phân phối rộng khắp, bao phủ trên tồn thế giới. Các
cơng ty con, đại lý hay cửa hàng giao dịch của Samsung có mặt ở hầu hết các nước và
vùng lãnh thổ. Hiện nay, Samsung sử dụng kết hợp cả phân phối qua trung gian và
phân phối trực tiếp đến khách hàng cuối cùng của mình.
Trên thị trường Việt Nam hiện tại phân phối sản phẩm qua các đại lý cấp 1 có
thể kể đến như Công ty Cổ phần Dịch vụ phân phối Tổng hợp Dầu khí (PSD), Cơng ty
Cơng nghệ Elite, Công ty Phú Thái, Viettel,… Bên cạnh việc phân phối sản phẩm đến
các đại lý cấp nhỏ hơn và các điểm bán lẻ, các đại lý này còn giữ vai trị quan trọng
trong việc cung cấp thơng tin thị trường như tình hình tiêu thụ sản phẩm mới, ý kiến
phản ánh của khách hàng, những sai số về kỹ thuật trong từng sản phẩm…
Với cách phân phối thông qua các nhà phân phối chính thức giúp Samsung
phát triển thêm mạng lưới, tiếp cận được nhiều vùng địa phương và tiết kiệm được
một số chi phí ( thuê mặt bằng, vận chuyển, điện, nước,..) đem lại hiệu quả kinh
doanh. Mặt khác, thơng qua hình thức này, Samsung có thể dễ dàng kiểm sốt được hệ

thống phân phối của mình hơn việc phân phối đến các nhà bán lẻ hoặc bán hàng trực
tiếp thông qua lực lượng bán hàng của công ty không qua trung gian phân phối.
2.2.2.4. Nhà bán lẻ
Các sản phẩm điện thoại của công ty Samsung được bán hầu hết tại các siêu thị
điện máy, các cửa hàng bán lẻ điện thoại, các thiết bị điện tử, văn phòng… Các nhà
bán lẻ này là kênh phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Họ trực tiếp
12


tiếp xúc và phục vụ khách hàng, chính vì vậy, họ là người hiểu rõ được nhu cầu và sở
thích của từng đối tượng khách hàng.
Các nhà bán lẻ là nơi để Samsung khai thác thông tin trong việc phân phối và
định lượng sản xuất. Đồng thời, các nhà bán lẻ sẽ thực hiện các chương trình
Marketing và các hoạt động xúc tiến thương mại, truyền thông để thu hút khách hàng
cũng như kích cầu.
Hệ thống bán lẻ trên tồn quốc có thể kể đến như Thế Giới Di Động, Viễn
Thông A, Viettelstore, FPT shop, Media Mart, Topcare.. tại đây, khách hàng có thể
mua bất cứ sản phẩm điện thoại cũng như các linh kiện đi kèm của Samsung.
Với hệ thống các cửa hàng điện thoại, siêu thị điện máy, cửa hàng kinh doanh
vừa cho đến nhỏ lẻ phân bố rộng khắp trên tồn quốc, Samsung có thể dễ dàng đưa
sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách tối ưu
nhất, đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
SAMSUNG ELECTRONICS
3.1 Đánh giá mơ hình chuỗi cung ứng của Samsung Electronics
Phương châm hoạt động trong chuỗi cung ứng của Samsung là sản xuất vừa
linh hoạt vừa tinh gọn. Tính linh hoạt thể hiện ở việc đáp ứng nhanh, chính xác nhu
cầu của khách hàng. Tính tinh gọn được phát huy bằng cách loại bỏ sự lãng phí, giảm
tồn kho, tiết kiệm thời gian vận chuyển.`
3.1.1 Những điểm mạnh

Điểm mạnh thứ nhất là chiến lược chuỗi cung ứng của Samsung hỗ trợ trực tiếp
và dẫn dắt chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh bắt đầu với sứ mệnh và viễn
cảnh của công ty. Sứ mệnh của công ty Samsung Electronics là trở thành cơng ty kỹ
thuật số hàng đầu. Với sứ mệnh đó, chiến lược kinh doanh của công ty luôn xoay
quanh vấn đề đổi mới công nghệ, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ để tạo ra
những sản phẩm khác biệt. Với chiến lược kinh doanh dựa trên cải tiến vượt trội, đòi
hỏi đối với mỗi chuỗi cung ứng là tung ra sản phẩm mới ra thị trường thật nhanh, chỉ
có như vậy mới có thể tăng doanh thu và lợi nhuận- gặt hái được nhiều hơn lợi ích của
người đi đầu. Tích hợp chuỗi cung ứng cũng là một yếu tố quan trọng đối với công ty
khi lấy sự cải tiến làm nền tảng cạnh tranh. Việc chuyển từ khâu phát triển các sản
13


phẩm đến khâu sản xuất ra số lượng sản phẩm theo mức chất lượng đòi hỏi việc quản
lý hiệu lực các quy trình, các tài sản, sản phẩm và thơng tin. Tích hợp chuỗi cung ứng
phải đảm bảo rằng khi nhu cầu thay đổi, toàn bộ chuỗi cung ứng đã sẵn sàng nghĩa là
các nhà cung ứng có thể đáp ứng nhu cầu của công ty, hệ thống quản trị đơn hàng hỗ
trợ thông tin về sản phẩm mới, các kênh bán hàng và nhân viên dịch vụ được đào tạo.
Thứ hai, đây là chuỗi cung ứng đạt được tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu khách
hàng. Đối với bất kỳ một cơng ty nào thì nhu cầu khách hàng luôn là vấn đề quan
trọng. Và với lợi thế cạnh tranh cải tiến vượt trội, Samsung có thể đem đến cho khách
hàng của mình những sản phẩm mới nhất với thời gian nhanh nhất có thể. Ví dụ như
Samsung tập trung nghiên cứu và phát triển version của hệ thống điều hành Android
cho điện thoại. Điều này cho thấy chuỗi cung ứng của Samsung là một chuỗi cung ứng
đạt tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Thứ ba là tính phù hợp vị thế. Giá trị, chất lượng và dịch vụ hoàn hảo là những
yếu tố quan trọng trong giá trị thương hiệu của Samsung. Samsung vẫn giữ vững là
nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất với số lượng xưởng sản xuất nhiều nhất
toàn cầu năm 2019. Số lượng công ty Hàn quốc chiếm khoảng 22% thị phần trong
ngành công nghiệp điện thoại thông minh vào năm 2019. Samsung cũng là nhà bán bộ

nhớ flash NAND lớn nhất khi có thị phần 31% trong quý II năm 2020 và Samsung
cũng có vị thế vững chắc trong thị trường bán dẫn tồn cầu.
Cuối cùng, thành cơng của Samsung được tạo nên nhờ tính thích nghi.
Samsung đã tạo ra bước tiến và những đổi mới như ứng dụng cơng nghệ thơng tin làm
cho chuỗi cung ứng của mình hoạt động một cách hiệu quả. Cụ thể hóa hai từ “thay
đổi” trong kế hoạch của Samsung là hàng loạt hành động chiến lược như đầu tư
nghiên cứu công nghệ cốt lõi để tăng tính cạnh tranh trong dài hạn; là công ty đầu tiên
đưa các sản phẩm sáng tạo thị trường; liên tục đổi mới dây chuyền cung ứng và cơ chế
ra quyết định; điều chỉnh nhanh; đưa chất lượng lên hàng đầu. Nói cách khác, yếu tố
chiều sâu tạo nên thành công của Samsung Electronics là rất chú trọng vào công tác
nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Không một công ty công nghệ nào, kể cả Intel,
Microsoft hay Sony đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển như Samsung. Thậm
chí, đây cịn trở thành một chiến lược của công ty, họ sẽ đầu tư với quy mô khổng lồ
cho các nhà máy hay công nghệ để chiếm lĩnh vị thế tới mức mà các đối thủ khác
không thể nào cạnh tranh lại.

14


3.1.2 Những điểm hạn chế
Sở hữu một chuỗi cung ứng cực kỳ hiệu quả song bên cạnh đó, cơng ty vẫn còn
những hạn chế và trở thành yếu điểm trước những đối thủ cạnh tranh.
Thứ nhất, mặc dù là công ty công nghệ, đầu tư rất nhiều cho lĩnh vực nghiên
cứu song Samsung Electronics lại chưa tự chủ được nguồn cung cấp linh kiện, phụ
kiện, vật liệu cho mình chủ yếu nhập từ nước ngoài. Điều này khiến cho Samsung bị
chi phối bởi các nhà cung cấp nước ngoài và giá thành sản phẩm cao hơn.
Thứ hai, Samsung Electronics thực hiện sản xuất quá nhiều dòng và danh mục
sản phẩm cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Nhiều sản phẩm song không phải
sản phẩm nào cũng đem lại lợi nhuận cao và gây lãng phí nguồn lực. Thêm vào đó, vì
dàn trải cung cấp cho nhiều thị trường nên Samsung Electronics sẽ phải cạnh tranh với

nhiều đối thủ hơn và khó tập trung vào thị trường mục tiêu. Ví dụ như với sản phẩm
điện thoại thông minh (smartphone), Samsung Electronics vừa có cả dịng điện thoại
cao cấp với đối thủ chính là iPhone của Apple lại vừa có dịng bình dân với sự cạnh
tranh gay gắt từ các nhà sản xuất Trung Quốc như Oneplus, Asus, Huawei…
Cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận có dấu hiệu giảm dần đều. Kể từ năm
2019 thì doanh thu và lợi nhuận của Samsung đã giảm đều. Lý do đến từ hoạt động
kinh doanh bộ nhớ và màn hình LCD bị suy giảm. Mặc dù có sự tăng trưởng về số
lượng xuất xưởng trong năm 2019 nhưng giá DRAM liên tục giảm dẫn đến lợi nhuận
của bộ phận kinh doanh bộ nhớ cũng bị sụt giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu về màn hình
LCD cũng giảm khiến mảng kinh doanh màn hình LCD của Samsung cũng bị sụt
giảm về lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận của công ty đã giảm xuống từ 205,335
nghìn tỷ USD và 49,77 nghìn tỷ USD năm 2018 xuống 194,67 tỷ USD và 23,46 tỷ

USD trong năm 2019.
3.1.3 Giải pháp đề xuất để cải thiện điểm yếu của chuỗi
Để không bị phụ thuộc nhiều về nguồn cung cấp linh kiện, phụ kiện, vật liệu từ
nước ngoài. Samsung cần đầu tư thêm những dây chuyền sản xuất các linh kiện, phụ
kiện vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất của cơng ty vừa có thể xuất ra thị trường.
Ngồi ra Samsung có thể tìm kiếm thêm nhà cung cấp cho mình. Tuy nhiên quá trình
này phải được thực hiện hết sức kỹ lưỡng và đầu tư từ khâu tiến hành tuyển đến quản
lý mối quan hệ lâu dài. Bằng cách đưa ra các tiêu chí, những nguyên tắc để lấy làm
căn cứ lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với mình. Tùy theo tình hình mà họ sẽ đưa ra
15


những tiêu chuẩn cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung cần chọn những nhà cung cấp
có năng lực cải tiến kỹ thuật, năng lực sản xuất ổn định, có uy tín và ở vị trí hợp lý để
có thể hợp tác lâu dài.
Công ty cần thu gọn danh mục sản phẩm bằng việc cắt giảm 25-30% mẫu điện
thoại mới và tập trung và những sản phẩm cao cấp có tiềm năng hơn. Bên cạnh mảng

điện thoại thông minh với môi trường khốc liệt thì một số sản phẩm cơng nghệ khác
của Samsung cũng không thu được nhiều lợi nhuận như mong đợi như máy tính bảng,
tivi và tấm màn hình…
KẾT LUẬN
Qua phân tích nghiên cứu mơ hình chuỗi cung ứng của cơng ty Samsung có thể
thấy mơ hình kinh doanh của nước ta khá thuận lợi cho việc Samsung đầu tư và phát
triển. Mặc dù có những thuận lợi và khó khăn nhất định nhưng khơng thể phủ nhận
những gì công ty đã làm được trên thị trường Việt Nam. Song song với những thành
tựu đạt được vẫn còn một số hạn chế mà Samsung cần phải lưu ý và khắc phục. Do đó
việc phân tích mơi trường kinh doanh ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với doanh
nghiệp. Chiến lược chuỗi cung ứng phải hỗ trợ một cách trực tiếp và dẫn dắt chiến
lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh bắt đầu với sứ mệnh và viễn cảnh của cơng
ty. Với sứ mệnh đó, chiến lược kinh doanh của công ty luôn luôn xoay quanh vấn đề
đổi mới công nghệ, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ để tạo ra những sản phẩm
khác biệt. Với chiến lược kinh doanh dựa trên khối cạnh tranh cải tiến vượt trội này,
đòi hỏi đối với chuỗi cung ứng là tung sản phẩm mới ra thị trường thật nhanh, như vậy
có thể tăng doanh thu và lợi nhuận, gặt hái được nhiều hơn lợi ích. Tích hợp chuỗi
cung ứng là quan trọng đối với công ty khi lấy sự cải tiến làm nền tảng cạnh tranh.
Việc chuyển từ khâu phát triển các sản phẩm đến khâu sản xuất ra số lượng sản phẩm
theo mức chất lượng mục tiêu đòi hỏi việc quản lý hiệu lực các quy trình, các tài sản,
sản phẩm và thơng tin. Tích hợp chuỗi cung ứng phải đảm bảo rằng tồn bộ chuỗi
cung ứng có thể đáp ứng nhu cầu của công ty, hệ thống quản trị đơn hàng hỗ trợ thông
tin về sản phẩm mới, các kênh bán hàng và nhân viên dịch vụ được đào tạo.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Samsung Electronics công bố kết quả kinh doanh Quý II 2022. (2022).

Được truy lục từ />Ban biên tập tổng hợp - TT. (2020).
Vị trí của doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng của Samsung. Được truy lục
từ />(không ngày tháng). Được truy lục từ />us/business-area/
(không ngày tháng). Được truy lục từ Được truy lục từ
/>Benjabutr, B. (2022). 7 Lessons from Samsung Supply Chain. Được truy lục từ
/>
17



×