LỜI MỞ ĐẦU
Những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam có những biến đổi sâu sắc: từ nên
kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế hàng hóa, từ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp sang
hạch toán kinh doanh XHCN. Trong nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà
nước, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải đổi mới một cách toàn
diện.
Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chủ
động trong công tác tổ chức kinh doanh và hạch toán kinh tế để thu được hiêu quả cao
nhất. Các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, các doanh nghiệp thương mại mua hàng
hóa, các doanh nghiệp dịch vụ tạo ra dịch vụ… đều để cung cấp sản phẩm hàng hóa
cho xã hội, điều đó thực hiện thông qua nghiệp vụ bán hàng. Trong cơ chế thị trường,
điều quan trọng và là sự quan tâm hàng đầu là làm thế nào sản phẩm hàng hóa dịch vụ
của mình được thị trường chấp nhận. Hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt trên thị
trường, các doanh nghiệp đều quan tâm đến việc mở rộng thị phần của mình do đó các
doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược phù hợp với điều kiện hiện nay của mình
nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Thời gian qua, tác giả được thực tập tìm hiểu về quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của: Xí nghiệp xăng dầu dầu khí Hà Nội ( PDC- Hà Nội), từ những kiến
thức hiểu biết của mình về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp tác giả chọn
đề tài “Chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ dầu mỡ nhờn của Xí nghiệp xăng
dầu dầu khí - Hà Nội giai đoạn 2006-2010” làm đồ án tốt nghiệp.
Nội dung đồ án gồm 3 phần chính:
- Chương 1: Các điều kiện sản xuất chủ yếu xí nghiệp
- Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của PDC- Hà Nội năm 2005.
- Chương 3: Chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ dầu mỡ nhờn của PDC- Hà
Nội giai đoạn 2006-2010.
Chương 1
Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của
PDC Hà Nội
1.1 Giới thiệu chung
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của xí nghiệp xăng dầu dầu khí Hà Nội
Xí nghiệp xăng dầu dầu khí Hà Nội - gọi tắt là PDC Hà Nội - là đơn vị trực
thuộc công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ-Tổng công ty dầu khí Việt
Nam được thành lập theo quyết định số 728/ QĐ_HĐQT ngày 14/05/2001 của Hội
đồng quản trị Tổng công ty dầu khí Việt Nam.
Xí nghiệp xăng dầu dầu khí hà nội có tên giao dịch quốc tế là Hanoi Petroleum
Enterprise được viết tắt là PDC Hà Nội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài sản
riêng hoạt động theo điều lệ của tổng công ty dầu khí Việt Nam. Xí nghiệp có trụ sở
tại 133 Thái Thịnh - Đống Đa Hà Nội.
Năm 2001, PDC Hà Nội được thành lập và được giao nhiệm vụ trực tiếp khai
thác thị thường dầu mỡ nhờn thông qua xưởng pha chế dầu mỡ nhờn với công suất
5000 tấn/năm tại Đông Hải - Hải Phòng
Với định hướng đầu tư và phát triển toàn diện lĩnh vực khâu sau, bên cạnh mặt
hàng dầu mỡ nhờn truyền thống, xí nghiệp PDC đã chú trọng đến lĩnh vực kinh doanh
xăng dầu. Năm 2002, PDC Hà Nội bắt đầu phát triển thêm lĩnh vực kinh doanh xăng
dầu. Tuy nhiên, thời gian đầu tham gia thị trường xăng dầu, hoạt động chủ yếu của
đơn vị là tìm kiếm và xây dựng mạng lưới tiêu thụ trên khu vực phía Bắc (gồm các
tỉnh thành từ Hà Tĩnh trở ra). Chính vì vậy, kết quả kinh doanh của riêng mảng xăng
dầu trong giai đoạn này không được lớn lắm. Đầu năm 2004, với việc chính thức sử
dụng tổng kho xăng dầu đầu mối phía Bắc với dung tích chứa lên tới 50.000 m
3
tại bán
đảo Đình Vũ - Hải Phòng, kết quả kinh doanh mảng xăng dầu có bước biến chuyển
quan trọng. Vào thời điểm này, mạng lưới tiêu thụ xăng dầu của PDC Hà Nội gồm 29
tổng đại lý xăng dầu với mạng lưới trên 300 cửa hàng xăng dầu và một số cửa hàng
bán lẻ xăng dầu do đơn vị trực tiếp đầu tư xây dựng và quản lý. Có thể nói, mạng lưới
tiêu thụ xăng dầu của đơn vị đã bao phủ được gần như toàn bộ thị trường phía Bắc (22
tỉnh thành phía Bắc), trong đó tập trung nhiều tại các tỉnh, thành lớn như: Hà Nội, Hải
Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An. Với việc phát triển thị trường chậm nhưng chắc, PDC
Hà Nội đã đạt được thành công lớn trong việc thâm nhập thị trường xăng dầu vốn đã
có mặt một số đối thủ cạnh tranh đi trước, đặc biệt là Tổng công ty xăng dầu
(Petrolimex). Hiện tại, kinh doanh xăng dầu đã trở thành hoạt động đem lại doanh thu
chủ yếu của đơn vị.
Cùng với những nỗ lực của bản thân để xây dựng một thương hiệu vững mạnh
cho đơn vị mình trên thị trường, tháng 12 năm 2004, PDC Hà Nội đã áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001:2000 được tổ chức QUACERT cấp giấy chứng nhận và
được công nhận là đáp ứng tiêu chuẩn trong năm 2005. Đây được coi là lời khẳng định
của đơn vị đối với khách hàng về việc thực hiện các cam kết về chất lượng sản phẩm
mà mình cung cấp.
Thực hiện quyết định số 2699/QĐ-HĐQT ngày 30/9/2005 của Hội đồng quản
trị Tổng công ty dầu khí Việt Nam về việc thành lập Xí nghiệp dầu mỡ nhờn Hà Nội
trực thuộc Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ, Xí nghiệp đang tiến
hành các công tác chuẩn bị để tách thành 2 xí nghiệp. Việc chia tách này sẽ giúp xí
nghiệp có thể tạo ra sự chủ động cho mỗi mảng kinh doanh xăng dầu và dầu mỡ nhờn.
Điều này tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên trong mỗi mảng có thể tập trung hơn
vào hoạt động của mình góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi mảng kinh
doanh và của cả đơn vị.
1.1.2 Nhiệm vụ chức, năng của xí nghiệp PDC Hà Nội.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của PDC Hà Nội là tổ chức tốt sản xuất kinh
doanh các sản phẩm dầu mỡ nhờn song từ năm 2001 PDC Hà Nội còn tham gia trong
việc phân phối bán buôn bán lẻ xăng dầu.
Chức năng, nhiệm vụ của PDC Hà Nội là:
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dầu mỡ bôi trơn với thương hiệu
PetroVietnam trên dây truyền công nghệ hiện đại.
Tư vấn, cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực bôi trơn thiết bị.
Kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ: xăng, dầu diesel, vật tư, thiết bị, hóa chất
và các sản phẩm hóa dầu khác.
Quản lý và vận hành xưởng pha chế dầu mỡ nhờn công suất 5000 tấn/năm
tại Đông Hải-Hải An- Hải Phòng.
Quản lý và điều hành các cửa hàng xăng dầu khu vực phía Bắc (từ Hà Tĩnh
trở ra)
Đầu tư phát triển mạng lưới bán lẻ xăng dầu và vận tải xăng dầu khu vực
phía Bắc.
1.2 Điều kiện vật chất-kỹ thuật của xí nghiệp xăng dầu - dầu khí Hà Nội
1.2.1 Điều kiện tự nhiên:
1.2.1.1 PDC Hà Nội:
PDC Hà Nội có trụ sở chính tại 133 Thái Thịnh Đống Đa Hà Nội, ngoài ra PDC
Hà Nội còn quản lý 9 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thành phố và xí nghiệp
pha chế dầu mỡ nhờn Đông Hải (Hải Phòng). Hà Nội, trung tâm văn hoá - chính trị
của cả nước, nằm ở Đông bắc châu thổ Sông Hồng. Mật độ dân số của Hà Nội tương
đối lớn, trình độ văn hoá và mức sống của người dân khá cao. Mạng lưới giao thông
của Hà Nội dày với đủ 3 loại hình vận tải là :đường không, đường thuỷ và đường bộ.
Vì vậy, hàng hoá dễ dàng được lưu thông tới mọi tỉnh thành khác trên toàn quốc và
ngược lại.
Khí hậu Hà Nội mang đặc trưng khí hậu miền bắc bộ với đặc điểm nổi bật là
nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình là 23-24
0
C song có sự chênh lệch lớn giữa
nhiệt độ mùa hè và mùa đông. Lượng mưa trung bình năm khá lớn khoảng từ 1600
-1800 mm/năm (trung bình hàng năm có140 ngày mưa) nên độ ẩm khu vực tương đối
cao 84% ít thay đổi.
1.2.1.2. Xưởng pha chế dầu nhờn Đông Hải - Hải Phòng:
Xưởng Đông Hải có vị trí được xác định như sau:
Phía Bắc: Tiếp giáp quốc lộ 5.
Phía Đông: Đường ra cảng Đình Vũ, giáp xưởng pha chế mỡ Hải Phòng.
Phía Nam và Tây: giáp với khu đất canh tác.
Hải Phòng là một đỉnh trong tam giác kinh tế của phía Bắc. Về mặt kinh tế, Hải
Phòng có vai trò kinh tế quan trọng không kém gì Hà Nội. Ngoài ra, Hải Phòng còn có
lợi thế về hoạt động xuất nhập khẩu nhờ cảng biển Hải Phòng.
Đặc trưng khí hậu Hải Phòng là nhiệt đới gió mùa, tương đối giống với khí hậu
của Hà Nội. Tuy nhiên, do tiếp giáp với biển nên khí hậu ở đây có một số khác biệt:
mùa hè có nhiệt độ trung bình thấp hơn còn mùa đông lại có nhiệt độ trung bình cao
hơn.
Với đặc điểm về vị trí địa lý và khí hậu, xưởng pha chế dầu mỡ nhờn Đông Hải
có rất nhiều thuận lợi trong việc giao nhận hàng hoá. Hoạt động sản xuất của xưởng
hoàn toàn độc lập không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, do
nằm xa trụ sở của xí nghiệp nên việc giám sát của ban lãnh đạo bị hạn chế hơn, phát
sinh thêm một số chi phí trong việc quản lý, điều hành hoạt động của xưởng.
1.2.2 Điều kiện công nghệ.
Công nghệ sản xuất dầu mỡ nhờn của PDC Hà Nội tương đối hiện đại. Quy
trình sản xuất được bán tự động hoá gồm 3 giai đoạn chính: nhập nguyên vật liệu; sản
xuất sản phẩm và đóng gói sản phẩm.
Hình 1-1: Quy trình sản xuất dầu mỡ nhờn
1.2.2.1. Quá trình nhập nguyên vật liệu:
Dầu gốc được nhập vào bể chứa từ xe ô tô xi-téc hoặc từ các phuy chứa. Từ bể
chứa, dầu gốc sẽ được bơm vào bể pha chế.
Phụ gia được nhập trực tiếp vào bể pha chế nếu như lượng pha chế thấp. Nếu
lượng pha chế lớn, phụ gia sẽ được pha loãng với một phần dầu gốc trước khi bơm vào
bể pha chế.
1.2.2.2. Quá trình sản xuất:
Dầu gốc và phụ gia được cấp vào 2 bể pha chế (BT-101, BT-102), có sử dụng
cân làm thiết bị khống lượng dầu và phụ gia cho mỗi mẻ theo tỷ lệ quy định được cài
đặt trong chương trình máy tính. Bể pha chế được thiết kế với hệ thống gia nhiệt để
đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Kiểm tra: Trong quá trình pha chế, mọi yếu tố thời gian định lượng, nhiệt độ
đều được kiểm tra và quy định bằng hệ thống máy tính. Sản phẩm từng mẻ được lấy
mẫu kiểm tra nếu các mẫu đạt chỉ tiêu kỹ thuật thì công đoạn pha chế mới được coi là
hoàn thành. Dầu nhờn thành phẩm được bơm chuyển sang bể chứa sản phẩm chờ đóng
gói.
1.2.2.3. Quy trình đóng gói sản phẩm:
Dây chuyền đóng gói sản phẩm bao gồm:
Đóng phuy: Máy đóng phuy bán tự động, bảo đảm đúng khối lượng đóng
gói. Dây chuyền gồm 2 máy đóng phuy. Toàn bộ phuy được vận chuyển
trên băng truyền từ vị trí đóng phuy tới bãi tập kết chờ xe nâng chuyển ra
ngoài.
Phuy
dầu
gốc
Nhà
dốc
dầu
Dầu
gốc
chở
bằng ô
tô xi-téc
Bể
chứa
dầu
gốc
Phụ
gia
Pha
chế
Bể chứa
sản phẩm
Dàn đóng
phuy
Dàn đóng
lon
Kho
chứa sản
phẩm
Đóng lon: gồm có 3 dây chuyền đóng lon với các loại có dung tích khác
nhau:
Hộp tròn 0,7-1 lít.
Hộp vuông 4 lít.
Hộp tròn 20 lít.
Dây chuyền đóng gói tự động: chuyển vỏ hộp, đóng gói và ép mút.
1.2.2.4. Các hoạt động phục vụ quá trình sản xuất:
* Xúc rửa đường ống, bể chứa:
Hệ thống đường ống và bể pha chế, bể chứa phải được xúc rửa sạch khi thay
thế chủng loại dầu. Dầu gốc được bơm vào bể chứa dầu rửa (AT-103), gia
nhiệt và dùng bơm phun vào thành bể chứa. Dầu rửa được tập trung và đóng
phuy riêng để sử dụng kèm vào dầu gốc khi pha chế sản phẩm.
Đường ống sản phẩm: Để làm sạch đường ống sản phẩm (từ bể pha chế tới
bể chứa sản phẩm) người ta sử dụng hệ thống “con heo” (Pig System) điều
khiển bằng khí nén.
* Chuẩn bị bao bì:
Vỏ phuy được sơn màu, mác sản phẩm theo đúng quy định. Đặc biệt, phải kiểm
tra vệ sinh trong phuy trước khi đóng gói. Các loại hôp, lon nhỏ được tập trung và đưa
vào dây chuyền đóng gói theo đúng chủng loại, có kiểm tra.
* Vận chuyển:
Các loại sản phẩm sau khi được đóng gói được chuyển ra bãi (đối với phuy)
hoặc đưa ra kho chứa (đối với lon, hộp) bằng xe nâng hàng bánh lốp. Qua sơ đồ công
nghệ sản xuất, ta thấy xưởng pha chế không có sản phẩm dở dang. Do các sản phẩm
được sản xuất riêng biệt nên sau mỗi lần pha chế nếu không đạt yêu cầu thì pha chế
lại.
1.2.3 Bộ máy tổ chức và cơ cấu lao động của PDC Hà Nội.
1.2.3.1 Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ các bộ phận
Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng có 1 giám đốc và 3
phó giám đốc phụ trách giúp đỡ công việc. Sơ đồ tổ chức được trình bày (Hình 1.3)
Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức của PDC-Hà Nội
a. Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc.
* Giám Đốc:
Giám Đốc là người đứng đầu xí nghiệp do hội đồng quản trị PDC Việt Nam
bầu ra chịu trách nhiệm điều hành chung, kí kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng
nguyên tắc, các quyết định về giá mua và giá bán hàng hoá. Ngoài ra, giám đốc xí
nghiệp còn là người kí các quyết định về tài chính ngân hàng và giúp giám đốc công ty
thực hiện các nhiệm vụ của công ty.
* Phó Giám đốc(PGĐ) phụ trách kinh doanh dầu nhờn và bán lẻ xăng dầu :
PGĐ phụ trách kinh doanh dầu nhờn và bán lẻ xăng dầu là người phụ trách
phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn và bán lẻ xăng dầu. PGĐ phụ trách kinh doanh dầu
mỡ nhờn và bán lẻ xăng dầu chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý xưởng Đông hải và
các cửa hàng xăng dầu, bộ phận kinh doanh xăng dầu, ngoài ra còn có trách nhiệm lập
kế hoạch tiêu thụ dầu mỡ nhờn hàng tháng , công tác bảo hộ và bảo đảm an toàn tại
xưởng và công tác công nợ khách hàng.
* PGĐ phụ trách kinh doanh và nhập khẩu dầu nhờn:
PGĐ phụ trách kinh doanh và nhập khẩu dầu nhờn là người chịu trách nhiệm về
nhập khẩu nguyên vật liệu và nguồn hàng dầu mỡ nhờn, chịu trách nhiệm về chất
lượng các sản phẩm dầu mỡ nhờn và hoạt đoọng kinh doanh mặt hàng này của xí
nghiệp.
* PGĐ thường trực và phụ trách kinh doanh xăng dầu:
PGĐ thường trực và phụ trách kinh doanh xăng dầu điều hành trực
tiếp phòng kinh doanh xăng dầu, kí kết các hợp đồng kinh doanh, nhập khẩu
xăng dầu của xí nghiệp. Đây cũng chính là người phụ trách về công tác bảo
GIÁM ĐỐC
PGĐ phụ trách
phòng KD
DN&BLXD
PGĐ phụ trách
KD & nhập
khẩu DN
Phòng KD
DN &
BLXD
Phòng
Tổng hợp
Phòng
TCKT
Phòng
KDXD
- Xưởng Đông
Hải.
- Các CHXD.
- CH bán lẻ DMN.
PGĐ thường
trực & phụ
trách KD XD
(QMR)
hiểm và các chế độ chính sách với người lao động tổ chức các công tác đoàn
thể và xây dựng quy chế của xí nghiệp.
b. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh dầu nhờn và bán lẻ xăng dầu.
Quản lý cơ sở vật chất, tổ chức sản xuất kinh doanh dầu mỡ nhờn.
Quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của các cửa hàng bán lẻ xăng
dầu, dầu mỡ nhờn do công ty PDC trực tiếp đầu tư xây dựng và giao cho
đơn vị quản lý.
Phối hợp cùng các phòng chức năng để thực hiện hợp đồng kinh doanh
dầu mỡ nhờn, bảo đảm phục vụ khách hàng tốt nhất.
Thực hiện các nhiệm vụ khac do giám đốc giao phó.
c. Chức năng nhiệm vụ của phòng tổng hợp.
Chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện quản lý, điều hành công tác hành
chính tổng hợp trong toàn đơn vị trong phạm vi thẩm quyền được giao để
đảm bảo các yêu cầu về quản lý và điều hành của Lãnh đạo.
Hoạt động của phòng bao gồm các lĩnh vực: tổ chức, nhân sự, đào tạo, chế
độ chính sách BHXH, BHYT, lao động tiền lương, văn thư, hành chính
quản trị, đầu tư, xây dựng cơ bản, sửa chữa nhỏ, an toàn BHLĐ, PCCN…
Quản lý, theo dõi việc mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị, dụng cụ văn
phòng, văn phòng phẩm của đơn vị trong phạm vi được giao.
d. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh xăng dầu:
Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm xăng và dầu DO của xí nghiệp và lên
kế hoạch nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài.
Phát triển và quản lý hệ thống tổng đại lý và đại lý kinh doanh xăng dầu
hiện có, đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của một đơn vị kinh doanh xăng
dầu và hoạt động đúng theo quy định của pháp luật.
Phối hợp cùng các phòng ban chức năng khác để thực hiện hợp đồng kinh
doanh xăng dầu và chăm sóc khách hàng.
Thực hiện các công việc khác được giao.
e. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán:
Ghi chép phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong toàn xí
nghiệp với hệ thống chứng từ sổ sách kế toán và từ đó cung cấp số liệu báo
cáo chính xác, kịp thời cho các cấp quản lý.
Kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính phát sinh trong xí nghiệp, đảm
bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc của Nhà nước cũng như của công ty.
Quản lý vốn, tài sản mà xí nghiệp được giao dựa trên số liệu kế toán của hệ
thống sổ kế toán.
Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong đánh giá hiệu quả dự án, phương
án kinh doanh, các chính sách, chế độ quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Thực hiện các công việc được giao khác.
Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp có thể nhận xét:
Xí nghiệp đã áp dụng mô hình cơ cấu hỗn hợp kết hợp với cơ cấu chức
năng. Theo cơ cấu này, giám đốc được giúp sức bởi các phòng ban chức
năng trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.
Kiểu cơ cấu này phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức
năng vừa đảm bảo yêu cầu quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến và tận
dụng được toàn bộ năng lực của CBCNV.
1.2.3.2 Tình hình tổ chức lao động tại xí nghiệp PDC Hà Nội.
Hiện nay PDC có 133 cán bộ công nhân viên. Để thấy rõ hơn kết cấu ,
số lượng lao động của xí nghiệp chúng ta theo rõi bảng dưới đây:
Bảng phân tích kết cấu và số lượng lao động của xí nghiệp PDC Hà Nội
Bảng 1-2
Chỉ tiêu
Số lượng thực tế So sánh năm 2005 / 2004
Năm 2004 Năm 2005 +/- %
Tổng số lao động 135 133 -2 98,52
Trình độ văn hoá
Đại học, trên đại học 63 62 -1 98,41
Cao đẳng và trung cấp 14 13 -1 92,86
Sơ cấp 42 42 0 100
Phổ thông 16 16 0 100
Tuổi
Dưới 30 40 39 -1 97,5
Từ 31 - 40 52 52 0 100
Từ 41 - 45 14 14 0 100
Trên 45 29 28 -1 96,55
Trong năm 2005, số lượng lao động của đơn vị giảm 2 người do nghỉ hưu và
thay đổi công tác. PDC không có sự bổ sung về nhân sự. Như vậy, về cơ cấu nhân sự
của PDC Hà Nội không có thay đổi lớn.
Chất lượng lao động của đơn vị có thể nói là khá cao. Lượng lao động có trình
độ sơ cấp và phổ thông chủ yếu hoạt động trong các hoạt động kinh doanh trực tiếp tại
các cửa hàng xăng dầu hay các hoạt động phụ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện tại, thu nhập bình quân của người lao động tại PDC Hà Nội đạt mức trên 4
triệu đồng/người-năm. Đây là mức thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung của
xã hội. Nhờ đó, CBCNV của xí nghiệp có được động lực để làm việc, cống hiến cho
sự phát triển của xí nghiệp.
1.2.4 Trình tự lập kế hoạch và phương hướng hoạt động năm 2006
1.2.4.1. Trình tự lập kế hoạch
Kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là các công việc dự kiến sẽ thực
hiện trong các giai đoạn tiếp theo bao gồm các chỉ tiêu kinh tế (Doanh thu, khối lượng
tiêu thụ, sản lượng sản xuất ), các chương trình đào tạo và các chi phí khác. Việc xây
dựng kế hoạch được tiến hành theo từng giai đoạn. Quá trình xây dựng kế hoạch được
mô tả qua sơ đồ sau:
Hình 1-4: Trình tự lập kế hoạch của PDC Hà Nội
Sau khi hoàn chỉnh bản kế hoạch năm, phòng tổng hợp báo cáo giám
đốc xí nghiệp để thống nhất kế hoạch. Nếu có thay đổi sẽ cân đối, điều chỉnh
lại để giám đốc xem xét và ký công văn trình công ty phê duyệt. Trên cơ sở kế
hoạch đăng ký của xí nghiệp đề xuất, công ty xem xét và phê duyệt kế hoạch
Tổng hợp số liệu
Xây dựng kế hoạch
Xét duyệt
Trình lên công ty
Phê duyệt
Tổ chức
thực hiện
Công việcTrách nhiệm
Trưởng phòng
tổng hợp
Phòng tổng hợp / cán
bộ lập kế hoạch
Phòng tổng hợp kết
hợp phòng kế toán
Giám đốc xí
nghiệp
Xí nghiệp
Giám đốc
công ty
Xí nghiệp
Xác định căn cứ lập kế hoạchNăng lực của
XNChỉ tiêu KH định hướng của cấp trênNghiên
cứu thị trườngCác văn bản của Nhà nức và cấp
trênCác quy định nội bộ của XN
Bổ
sung
điều
chỉnh
Bổ
sung
điều
chỉnh
năm của xí nghiệ. Sau khi công ty phê duyệt bản kế hoạch năm, xí nghiệp tổ
chức họp giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc xí nghiệp.
Phòng tổng hợp kết hợp phòng kế toán dự thảo phương án kế hoạch
năm trên các căn cứ sau:
o Tình hình hình thực hiện kế hoạch năm vừa qua và các nhu cầu dự
kiến phát triển của ngành kinh tế quốc dân trong năm tới.
o Các ý kiến đóng góp về các biện pháp thực hiện công tác trong lĩnh
vực mình phụ trách cũng như những kiến nghị về cơ chế chính sách
đối với cơ quan cấp trên nhằm tạo điều kiện thực hiện hiệu quả kế
hoạch đặt ra.
Căn cứ vào các số liệu thu thập được, phòng tổng hợp và phòng kế toán
xây dựng kế hoạch theo các nội dung sau:
Kế hoạch về doanh thu.
Kế hoạch sản xuất.
Kế hoạch tiêu thụ.
Kế hoạch nhập khẩu.
Kế hoạch mua vật tư, hàng hoá trong nước.
Kế hoạch giá thành và lãi lỗ.
Kế hoạch thanh toán với Ngân sách Nhà nước.
Kế hoạch biên chế, quỹ lương, thu nhập.
Kế hoạch khấu hao tài sản cố định.
Kế hoạch về nhu cầu vốn lưu động.
Kế hoạch đào tạo.
Kế hoạch xây dựng cơ bản.
Trong trường hợp có các hoạt động đột xuất, bổ sung, phòng tổng hợp có các kế
hoạch bổ sung trình lãnh đạo xí nghiệp phê duyệt và giao kế hoạch cho các đơn vị thực
hiện.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu các đơn vị hoặc các bộ phận chức năng
xét thấy cần điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp thì lập yêu cầu và gửi về phòng tổng
hợp. Phòng tổng hợp có trách nhiệm lập kế hoạch điều chỉnh trình lãnh đạo và gửi
công văn phê duyệt.
Kế hoạch sản xuất được lập trên cơ sở khả năng tiêu thụ, còn kế hoạch giá
thành được lập trên cơ sở định mức tiêu hao vật tư.
Các phần kế hoạch vật tư, tài chính, lao động tiền lương được lập theo định
mức tiêu hao trên cơ sở các văn bản do Nhà nước ban hành. Công tác kế hoạch hoá
hiện nay của xí nghiệp gặp nhiều khó khăn vì hiện nay công việc không ổn định, lượng
tiêu thụ sản phẩm của thị trường cũng hay thay đổi. Vì vậy, xí nghiệp chưa có mức
chính xác cho các mặt hàng sản xuất và tiêu thụ. Kế hoạch năm đặt ra chỉ mang tính
định hưóng và cố gắng phấn đấu thực hiện. Trên thực tế, kế hoạch hầu như chỉ lập
được cho từng thàng, cuối tháng trước sẽ lên kế hoạch tháng sau. Tuy nhiên, mức độ
hoàn thành kế hoạch tháng cũng không đạt mức chuẩn xác cao. Đây là một khó khăn
mà PDC Hà Nội đang gặp phải trong giai đoạn đầu hoạt động của mình. Trong thời
gian tới, với những kinh nghiệm tích luỹ được qua các năm hoạt động vừa qua cùng
với việc tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đi vào ổn định, công tác lập kế
hoạch của đơn vị sẽ có những thay đổi tích cực. Mức độ chuẩn xác của các bản kế
hoạch sẽ được nâng cao, sát với tình hình thực tế và có khả tính khả thi cao.
1.2.4.2. Phương hướng hoạt động năm 2006
a. Công tác sản xuất kinh doanh:
Đẩy mạnh kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu nhiên liệu, đặc biệt phải
đảm bảo ổn định nguồn hàng cung cấp cho khách hàng. Đối với kinh doanh
DMN, đơn vị có định hướng tập trung cho một số ngành kinh tế lớn: Điện,
than, quân đội và các công ty có năng lực tài chính mạnh song song với việc
giữ vững thị trường sẵn có và phát triển thêm thị trường mới; có kế hoạch và
phương án đầu tư cụ thể cho từng thị trường; có chính sách giá cả hợp lý để
có thể cạnh tranh được với các hãng dầu nội địa, tiếp tục xây dựng chiến lược
quảng cáo, tiếp thị, đào tạo nhân lực Đặc biệt, từ năm 2006, PDC Hà Nội sẽ
tập trung sử dụng phương thức bán hàng thông qua tổng đại lý và đại lý. Đơn
vị sẽ đầu tư xây dựng hệ thống đại lý bán hàng và thông qua hệ thống này để
mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, xí nghiệp cũng phải đẩy mạnh việc tăng
cường công tác chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt và chất lượng
dịch vụ hoàn hảo, theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001-2000 của xí nghiệp đã được
chấp nhận, được cấp chứng chỉ và đang thực hiện.
Phấn đấu đạt chỉ tiêu doanh thu: 1.200 tỷ đồng, trong đó:
• Doanh thu xăng dầu: 1.190 tỷ đồng
• Doanh thu dầu mỡ nhờn: 10-15 tỷ đồng
• Khối lượng sản xuất và tiêu thụ DMN: 800 tấn
• Thu nhập bình quân: 5 triệu đồng/người-tháng
b. Công tác xây dựng cơ bản:
• Quyết toán các công trình XDCB của Công ty và Xí nghiệp theo tiến độ của
TCT.
• Là đầu mối xử lý và theo dõi các công tác liên quan đến thủ tục đầu tư theo
yêu cầu của công ty.
• Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư các công trình Trung tâm Thương mại
và dịch vụ văn phòng Nghĩa Tân, Khu dịch vụ dầu khí tổng hợp Đông Hải.
• Sửa chữa các công trình hiện được giao quản lý, đảm bảo phục vụ tốt cho
SXKD.
c. Các chỉ tiêu khác:
• Chăm lo đời sống người lao động, cùng công đoàn, giải quyết sắp xếp bố trí
công việc cho người lao động, đảm bảo mọi người có công ăn việc làm, hợp
lý hoá trong phân công công tác giữa các phòng ban, tăng cường đoàn kết
nội bộ.
• Thực hiện nghiêm chỉnh thoả ước lao động tập thể của công ty đảm bảo
quyền lợi chính đáng của người lao động, phát huy dân chủ công khai tạo
điều kiện cho người lao động đóng góp ý kiến xây dựng và phát triển xí
nghiệp và công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua những thông tin chung về PDC Hà Nội ở trên, ta có thể rút ra một số nhận
xét về những thuận lợi và khó khăn của đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Những thuận lợi:
Các đơn vị SXKD của Công ty tại khu vực phía Bắc đã được thống
nhất, có khả năng hỗ trợ lẫn nhau, tăng sức mạnh đoàn kết nội bộ
trong kinh doanh.
Từ năm 2004, quy mô Xí nghiệp được mở rộng, tổ chức được kiện
toàn, tập trung nguồn lực vật chất, thống nhất trong công tác chỉ đạo,
tạo sức mạnh tập thể trong SXKD.
Hợp lý hoá từng bước trong công tác tổ chức, hợp lý hoá địa bàn
công tác của CBCNV, từng bước tạo điều kiện ổn định cho CBCNV.
Trong năm 2006, việc tách riêng 2 mảng kinh doanh của đơn vị là
xăng dầu và dầu mỡ nhờn thành 2 đơn vị độc lập trực thuộc PDC Hà
Nội tạo sự độc lập và tự chủ trong hoạt động cho từng mảng kinh
doanh. Điều này sẽ đáp ứng được các yêu cầu khác nhau của mỗi
mảng kinh doanh, tạo điều kiện để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của
khách hàng.
Về phía công ty, XN đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Lãnh
đạo Công ty, trong vấn đề ổn định tổ chức, chỉ đạo sát sao trong công
việc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho XN trong sản xuất kinh doanh.
* Những khó khăn:
Thị trường dầu mỡ nhờn của XN đang gặp khó khăn lớn. Sản phẩm
dầu mỡ nhờn của XN rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp trong
và ngoài nước. Việc phát triển thị trường DMN cực kỳ khó khăn,
phương thức mua bán không nợ chưa thực sự được ủng hộ từ phía
khách hàng.
Công việc kinh doanh xăng dầu của XN nói chung còn mới mẻ đối
với thị trường miền Bắc, đặc biệt là đối với phương thức kinh doanh
mới theo Quyết định 187CP và 1505/BTM.
Phương thức kinh doanh xăng dầu mới được áp dụng lần đầu tiên
theo Quyết định 187CP và Quyết định 1505/BTM đã làm thay đổi cơ
bản lĩnh vực KDXD và đặc biệt khó khăn đối với PDC Hà Nội, vốn
là doanh nghiệp mới bước vào kinh doanh.
Năm 2005 thực sự là năm thay đổi lớn về giá xăng dầu. Giá cả không
ổn định và tăng tới mức kỷ lục đã ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả
kinh doanh, cả lĩnh vực xăng dầu và dầu mỡ nhờn. Nguồn hàng cũng
bị ảnh hưởng do các tác động của giá xăng dầu nên nhiều lúc XN
không chủ động được.
Việc sắp xếp công việc, điều động và bố trí cán bộ cũng gặp nhiều
khó khăn vì các lý do: yêu cầu công việc thay đổi, không phù hợp với
năng lực cán bộ, thiếu công việc phù hợp bố trí cho cán bộ tại địa bàn
Hà Nội, khó khăn về thị trường
Cơ sở vật chất của XN chưa ổn định và còn kém. Sự phân tán của các
đơn vị kinh doanh cũng gây khó khăn trong công tác quản lý và điều
hành.
Công nợ khách hàng tồn tại từ nhiều năm vẫn chưa thể giải quyết dứt
điểm, thực sự là gánh nặng đối với xí nghiệp.
Giữa năm 2005, một số cán bộ chủ chốt của xí nghiệp được chuyển
đổi vị trí công tác hoặc thay đổi nhiệm vụ cũng ít nhiều ảnh hưởng
đến hoạt động của xí nghiệp.
Những khó khăn hiện tại đòi hỏi CBCNV của PDC Hà Nội phải nỗ lực hơn nữa
trong công tác của mình trong thời gian tới. Đồng thời, đơn vị cũng cần tận dụng tốt
nhất những thuận lợi sẵn có để khắc phục những khó khăn hiện tại để đơn vị có thể tạo
ra hoạt động kinh doanh ổn định và ngày càng phát triển. Vấn đề tồn tại lớn nhất của
PDC Hà Nội hiện nay là phát triển thị trường tiêu thụ dầu mỡ nhờn không những phát
triển mà phải giữ được thị phần ổn định. Đây là một thách thức lớn đối với một đơn vị
không chỉ vì sự non trẻ của PDC Hà Nội mà còn do tính chất cạnh tranh cao của thị
trường với sự góp mặt của nhiều đối thủ cạnh tranh lớn. Để làm được điều đó, đơn vị
không chỉ cần nỗ lực của mỗi nhân viên phụ trách mảng kinh doanh dầu mỡ nhờn mà
cũng cần kiện toàn hơn nữa bộ máy hoạt động của mình nhằm đáp ứng được yêu cầu
của công việc.
Để thấy được rõ hơn kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và những vấn
đề còn tồn tại của PDC Hà Nội, chương 2 sẽ phân tích chi tiết tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của đơn vị trong năm 2005.
Chương 2
Phân tích tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của xí nghiệp xăng dầu dầu khí
hà nội năm 2005
2.1. Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh tế
2.1.1 Khái niệm và mục đích phân tích
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình nghiên cứu hoạt động sản
xuất kinh doanh băng việc phân chia các hiện tượng, quá trình và các kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh thành các bộ phận cấu thành trên cơ sở đó dùng các phương
pháp liên hệ, so sánh đối chiếu và tổng hợp lại nhằm tìm ra những nguyên nhân sai
lầm những vấn đề tồn tại để đưa ra các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược
điểm ròi tìm ra các xu hướng phát triển của các vấn đề nghiên cứu.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với sản xuất kinh doanh của
xí nghiệp để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng cao và phức tạp. Hoạt động này
hướng vào kết quả thực hiện và định hướng mục tiêu, các kế họach đã đề ra hoặc các
kết quả của các kỳ kinh doanh trước theo tháng, theo quý, theo năm…
Để xí nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay thì đòi hỏi xí
nghiệp phải kinh doanh có lãi chính vì điều này xí nghiệp phải thường xuyên phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh (HĐSXKD), định kỳ theo thời gian cụ thể để đánh giá
đúng mọi hoạt động kinh tế của xí nghiệp mình. Trên cơ sở đó xí nghiệp sẽ có những
biện pháp hữu hiệu và đưa ra những quyết định tối ưu để quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh của xí nghiệp mình.
Quá trình sản xuất kinh doanh được thể hiện qua nhiều mặt vì vậy khi phân tích
phải thể hiện qua nhiều góc độ để thấy hết thực trạng của xí nghiệp.Thông thường việc
phân tích đựơc thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
+ Phân tích tổng sản lượng, chất lượng sản phẩm
+ Phân tích tổng chi phí doanh thu
+Phân tích tổng quỹ lương năng xuất lao động …
Việc lựa chọn các chỉ tiêu phân tích phải dựa trên đặc điểm của doanh nghiệp,
loại mặt hàng sản xuất…Ngoài ra các chỉ tiêu phải được phân tích trong mối liên hệ
với các chỉ tiêu khác như vốn, tài sản…
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá
trình hoạt động của xí nghiệp.Đó là một trong những biện pháp mà các daonh nghiệp
thường sử dụng để quản lý kinh tế. Trong nền kinh tế hiện nay việc phân tích hoạt
động sản xuất kinh doanh ngày càng được coi trọng hơn. Cũng như các xí nghiệp khác
vấn đề đặt lên hàng đầu đối với PDC Hà Nội là hiệu quả kinh tế, mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo đời sống cho người lao động lại vừa hoàn thành
nghĩa vụ Nhà Nước giao phó. Để thực hiện được như vậy xí nghiệp phải thường xuyên
đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
những mặt mạnh yếu trong mối quan hệ với môi trường xung quanh và tìm ra những
biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế.
Không những việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích
đánh giá xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế mà còn đưa ra các biện pháp
phòng ngừa hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu cũng như phát hiện ra những khả năng
tiềm tàng trong hoạt động kinh tế của xí nghiệp. Phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng để chỉ ra hướng phát triển của xí
nghiệp. Việc phân tích này giúp cho xí nghiệp xác định được phương hướng, mục tiêu
về nguồn nhân tài, nhân lực.Hơn nữa mọi hoạt động kinh tế của xí nghiệp đều nằm
trong thể tác động liên hoàn với nhau vì vậy việc Phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh mới có thể giúp cho các xí ngiệp cũng như các doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và
sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của nó.
2.1.2 Nhiệm vụ phân tích
Từ các bộ phận thống kê, kế toán, các phòng ban nghiệp vụ thu thập các thông
tin số liệu đã và đang diễn ra về các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của
xí nghiệp tiến hành tổng hợp để đánh giá thực trạng của xí nghiệp là tốt hay xấu.
Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch thông qua thông chỉ tiêu.
Phân tích các nguyên nhân đã và đang ảnh hưởng tích cực tiêu cực
đến tình hình hoàn thành kế hoạch và tưng chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
của xí nghiệp.
Đánh giá mức độ tận dụng nguồn tiềm năng của sản xuất như vốn,
lao động, tài nguyên,…đồng thời phát hiện những tiềm năng còn chưa
được phát huy và khả năng tận dụng chúng thông qua các biện pháp tổ
chức kỹ thuật trong sản xuất.
Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh các dự báo
tình hình kinh doanh sắp tới các kiến nghị theo trách nhiệm chuyên môn
đến các cấp lãnh đạo và các bộ phận quản lý xác định phương hướng
chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng để khắc phục tồn tại
Nhiệm vụ phân tích là nhằm xem xét dự báo dự đoán các mức độ có thể đạt
được trong tương lai rất thích hợp với choc năng hoạch định các mục tiêu kinh doanh
của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
2.1.3 Các phương pháp phân tích
Để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của một xí nghiệp hay một doanh
nghiệp nào đó có rất nhiều phương pháp để lựa chọn phân tích hợp lý như: Phương
pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp sử dụng các công cụ toán kinh
tế,phương pháp kinh tế kỹ thuật,. Phương pháp phân tích có ý nghĩa quan trọng đối
với kết quả phân tích giúp chúng ta hiểu rõ bản chất của hiện tượng kinh tế và quá
trình thực hiện kế hoạch.
1.Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong phân
tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến
hành so sánh ta phải giải quyết các vấn đề như: xác định số kỳ gốc, điều kiện so sánh,
và xác định mục tiêu so sánh.
Các trị số chỉ tiêu ở kỳ trước hoặc năm trước gọi là trị số kỳ gốc, thời kỳ chọn
làm gốc để so sánh gọi là kỳ gốc, thời kỳ chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích.
Phương pháp so sánh bao gồm : so sánh tuyệt đối, tương đối và bình quân.
So sánh thực tế với số kế hoạch để biết được mức độ hoàn thành kế hoạch của
xí nghiệp hay doanh nghiệp là bao nhiêu.
So sánh thực tế với định mức để giúp chúng ta nhận ra được tiềm năng chưa
nhận sử dụng hết.
So sánh thực tế với chỉ tiêu kỳ trước giúp chúng ta tìm ra được nguyên nhân
của sự biến cố đồng xác định quy luật phát triển của các hiện tượng kinh tế.
2.Phương pháp chỉ số.
Xuất phát của phương pháp này là tổng thể hiện tượng kinh tế bị biến đổi theo
thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Để khảo sát sự biến động của tổng thể kinh tế, ta khảo sát riêng từng nhân tố
ảnh hưởng đến tổng thể kinh tế bằng cách khi nghiên cứu sự biến động của nhân tố
nào đó ta cố định các nhân tố còn lại.
Phương trình kinh tế: Q = a.b.c.d.e.f
Trong đó:
Q: Tổng thể kinh tế
a,b,c,d,e,f, là các nhân tố ảnh hưởng, trình tự sắp xếp các nhân tố tuỳ thuộc
vào yếu tố chất lượng giảm dần hay tăng dần.
Nguyên tắc cố định: Những nhân tố có chất lượng cao hơn được cố định ở kỳ
gốc, còn các nhân tố có chất lượng thấp hơn được cố định ở kỳ nghiên cứu hoặc ngược
lại. Chẳng hạn:
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d, e, f , phương trình kinh tế
biểu hiện ở:
-Số tương đối:
0
1
Q
Q
=
0
1
a
a
x
0
1
b
b
x
0
1
c
c
x
Trong đó: Q1, a1 , b1, c1, kỳ nghiên cứu.
Q0, a0, b0, c0, kỳ phân tích.
- Số tuyệt đối: Q1- Q0 = ( a1- a0) b1. c1 + a0 ( b1- b0) c1 + a0. b0 ( c1- c0)
+
3.Phương pháp số bình quân.
Số bình quân là con số biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó của
hiện tượng kinh tế bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Khi phân tích một hiện tượng kinh
tế, số bình quân được sử dụng rộng rãi để đo lường các chỉ tiêu như: năng suất lao
động, tiền lương, số CBCNV Nhờ việc tính số bình quân mà ta có thể khái quát được
đặc điểm của tổng thể, gạt bỏ ảnh hưởng của những nhân tố ngẫu nhên, cá biệt.
Ngoài các phương pháp trên, còn có các phương pháp khác như phương pháp
toán kinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp thay thế liên hoàn và số chênh lệch,
phương pháp phân tích kinh tế- kỹ thuật.
2.2. Đánh giá tình hình chung hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp PDC
– Hà Nội năm 2005
Năm 2005 là năm thứ năm đi vào hoạt động của xí nghiệp vì thế xí nghiệp đã
bắt đầu chú ý tập trung mở rộng thị trường, tăng trưởng các hoạt động với đa dạng hóa
các chủng loại mặt hàng. Xí nghiệp lấy nhu cầu thị trường làm căn cứ cho việc thực
hiện và xây dựng kế hoạch của mình. Các hoạt động chính của xí nghiệp là:
Quản lý và vận hành xưởng pha chế dầu nhờn Đông Hải _ Hải Phòng
với công suất 5000 tấn/năm.
Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dầu mỡ bôi trơn
Kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ: xăng, diezel, dầu FO, hóa chất…
và các sản phẩm hóa dầu.
Quản lý và vận hành các cửa hàng xăng dầu khu vực phía Bắc
Để phát huy những kết quả đã đạt được PDC Hà Nội phấn đấu giữ vững tốc
độ tăng trưởng và phát triển theo hướng sau:
- Hoàn thành mức kế hoạch và chỉ tiêu kinh tế _ xã hôi
- Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao năng lực sản xuất
- Tiêu chuẩn hóa phương pháp cách thức làm viêc
- Trơ thành một đơn vị kinh doanh xăng dầu có uy tín và vị thế trênthị
trường và khu vực phía Bắc
Trong năm 2005 doanh thu của xí nghiệp tăng hơn so với năm 2004 là
20,85% tương đương 205.420.442.395 đồng. Tuy nhiên xí nghiệp vẫn chưa có
lãi, chưa thu hồi được vốn, so với năm 2004 lỗ 129.597.940nghđ
Doanh thu về dầu mỡ nhờn sản xuất tăng so với
Sản lượng sản xuất giảm 21,34% tương đương 190,1 tấn, xí nghiệp cần có các
biện pháp tốt hơn nữa để nâng cao sản lượng tiêu thụ.
Tổng chi phí sản xuất tăng 28.97% ứng với 335.074.376 nghđ, điều này thể
hiện giá thành chi phí sản xuất đã tăng trong năm.
Năng suất lao động giảm so với năm 2004: 20,15% tương ứng 1.33 tấn/ người
năm.
Quỹ lương tăng 9,22% tương ứng với 552.737.762 đồng, do vậy thu nhập bình
quân của người lao động cũng tăng theo 10,81% tương đương với 402.006 đồng. Nếu
đứng trên phương diện người lao động thì đây là một điều đáng mừng, tuy nhiên nếu
đứng trên khía cạnh xí nghiệp thì hẳn còn nhiều điều phải bàn vì trong khi tiền lương
tăng thì xí nghiệp làm ăn thua lỗ.
Tóm lại: để đáp ứng nhu cầu thị trường và sự tồn tại của xí nghiệp trong hiện
tại và tương lai xí nghiệp cần nỗ lực phấn đấu đẩy mạnh lĩnh vực hoạt động sản xuất
kinh doanh hơn nữa đồng thời phải có những kế hoach, chiến lược phát triển phù hợp.
2.3. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phảm của xí nghiệp (PDC_ Hà
Nội)
Đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có hai khâu chính là: Sản xuất
ra sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm . Đây lavân đề qun trọng ảnh hưởng lơn đến kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiẹp. Đối với xí nghiệp , sản phẩm của xí
nghiệp gồm bốn loại sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, diều đó có nghĩa là trong
lĩnh vưc thụ dược bắt đầu khi thị trường đã chấp nhận. Để thấy được tình hình kết quả
tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp , sau đây tác giả đI phân tích cụ thể.
2.3.1. Phân tích khối lượng sản phẩm theo mặt hàng.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì kế hoạch mặt hàng là điều quan trọng,
kế hoạch này được xây dung trên cơ sở nhu cầu của khách hàng và năng lực sản xuất
của xí nghiệp . Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, xí nghiệp pơhảI sản xuất nhiều
loại mặt hàng đap ứng nhu cầu của khách hàng, hiện nay sản phẩm sản xuất chính của
xí nghiệp gồm bốn loại dầu đó là các loại : dầu đọng cơ , dầu công nghiệp , dầu
trưyền động và dầu thủy lực.
Bảng phân tích tình hình sản xuất theo loại sản phẩm
Bảng 2.2
Từ bảng 2.1 cho thấy tổng sản lượng sản xuất chỉ đạt 70,8% so với kế hoạch
năm tương ứng giảm 274,6 tấn so với kế hoạch. Về mặt tổng quát sự tăng trưởng các
mặt hàng không đồng đều nhau và mất cân đối. Trong các mặt hàng do nghiệp sản
xuất thì dầu động cơ và dầu công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Dầu động cơ trong năm
2005 đạt 73 % so với kế hoạch tương ứng với giảm 139,6 tấn so với kế hoạch và giảm
87 tấn so với năm 2004. Dầu công nghiệp cũng giảm so với năm 2004 đạt 75,6 %
tương ứng với giảm 54,4 tấn. Dầu truyền động so với kế hoạch cũng chỉ đạt 70,6 %
tương ứng giảm 19,1 tấn so với năm 2004 đạt 74,7 % tương ứng với 50,1 tấn. Dầu
thủy lực so với năm 2004 đạt 76,8 % giảm 50,1 tấn. Nguyên nhân là do xí nghiệp bị
mất một số đơn đặt hàng với khách hàng quân đội và khu công nghiệp Quảng Ninh. So
với kế hoạch đặt ra xí nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch.
Trước tình hình trên công tác lập kế hoạch sản xuất cần phải tốt hơn để phù hợp
với điều kiện sản xuất của xí nghiệp. Sản phẩm của xí nghiệp chưa tiêu thụ hết mà vẫn
phải mua hàng từ bên ngoài vào do các mặt hàng này đòi hỏi chất lượng cao mà giá cả
ở mức trung bình, sản xuất thì chi phí cao dẫn đến giá thành sản phẩm không đủ sức
cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.
Chính vì những nguyên nhân trên mà kế hoạch về mặt hàng theo loại sản phẩm
đặt ra của xí nghiệp cần có các biện pháp tích cực hơn trong khâu kĩ thuật, chất lượng
Sản phẩm
TH200
KH200
5
TH200
5
TH2005/
TH2004
KH2005/
TH2005
+/- % +/- %
Dầu động cơ 464,4 517,0 377,4 -87 81,3 -139,6 73
Dầu công nghiệp 223,4 245,0 169,0 -54,4 75,6 -76 69,0
Dầu truyền động 75,6 80,0 56,5 -19,1 74,7 -23.5 70,6
Dầu thuỷ lực 127,4 148 97,9 -29,5 76,8 -50.1 66,1
Tổng 890,8 990,0 700,7 -175,4 78,7 -274.6 70,8
sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn cho phép nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tránh tình
trạng ứ đọng vốn nhiều cũng như tình trạng tồn kho ảnh hưởng đến tình hình tài chính
của xí nghiệp.
2.3.2 Phân tích tình hình sản xuất theo loại sản phẩm về giá trị sản phẩm của xí
nghiệp.
Bảng 2.3:
Qua bảng trên ta có thể thấy về mặt giá trị thì tình hinh sản xuất của năm 2005
kế hoạch không đạt kế hoạch đề ra , tổng giá trị đạt 75,3% so với kế hoạch tương
đương giảm 2.636.276,6 nghđ , so với năm 2004 giảm 1.160.779,4 nghđ . Trong đó:
• Dầu động cơ về mặt giá trị so với kế hoạch đạt 77,4% tương ưng giảm
3.952.855,5 nghđ , so với năm 2004 giảm 500.720,9 nghđ ,đạt 90,1%.
• Dầu công nghiệp sản xuất trong năm 2005 giảm 22,6 % tương ứng với
662.142,0nghđ . So với năm 2004 giảm 9,9% tương đương với 346.609,2nghđ.
• Dầu truyền động sản xuất giảm 24,1% tương ứng với 212.057,0 nghđ so với kế
hoạch . So với năm 2004 giảm 16,2% tương ứng với 128.956,6 nghđ .
• Dầu thủy lực sản xuất giảm 30,4% tương đương 435.419,1 nghđ so với kế
hoạch đêSo với năm 2004 giảm 15,6% tương ứng với 184.492,7 nghđ.
Điều này có ý nghĩa tình hình sản xuất và tiêu thụ xí nghiệp năm nay không
tốt, cần có các biện pháp về marketing , nâng cao chất lương sản phẩm để thu hút
khách hàng. Bên cạnh đó phải có kế hoach về sản xuất và tiêu thụ một cách đồng bộ
hơn nữa.
2.3.3 Phân tích theo chất lượng sản phẩm .
Cùng mặt hàng, mẫu mã sản phẩm, thì chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết
định khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng giá
trị sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác xí nghiệp muốn giữ được uy tín của mình thì xí nghiệp
cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Để phân tích chất lượng sản phẩm ta sung hệ
số phẩm cấp:
Hệ số phẩm cấp sản phẩm (H
pc
) là chỉ số cho phép chúng ta xác định xem sản
phẩm sản xuất ra có đạt phẩm cấp cho phép hay không và phân loại sản phẩm ở cấp độ
nào.
H
pc
Càng gần một thì sản phẩm làm ra có chất lượng càng cao
H
pc
=
∑
∑
=
=
n
i
n
i
PQi
PiQi
1
1
1*
*
H
pc
: Hệ số phẩm cấp bình quân.
Q
i
:Sản lượng sản phẩm thuộc phẩm cấp thứ i.
P
i
,P
1
: Giá bán sản phẩm cấp i và cấp 1
N : Số loại sản phẩm
H
pc
: càng gần 1 thì sản phẩm làm ra có chất lượng càng cao
Bảng phân tích hệ số phẩm cấp sản phẩm
Bảng 2.4
Loại sản phẩm
Phẩm
cấp
Giá (1.000
đồng/ tấn)
Khối lượng sản phẩm (tấn)
Kế hoạch Thực hiện
Dầu động cơ Loại 1 13.950 426,8 291,8
Loại 2 13.150 90,2 85,6
Dầu công nghiệp Loại 1 12.750 166,9 109,7
Loại 2 11.950 78,1 59,3
Dầu truyền động Loại 1 14.200 51,6 32,4
Loại 2 13.400 28,4 24,1
Dầu thủy lực Loại 1 13.700 97,3 59,3
Loại 2 12.900 50,7 38,6
- Đối với sản phẩm dầu động cơ
Kỳ kế hoạch: H
KH
=
950.13517
2,90150.138,426950.13
×
×+×
= 0,99
Kỳ thực hiện: H
TH
=
950.134,377
6,85150.138,291950.13
×
×+×
= 0,987
H
KH
> H
TH
chứng tỏ chất lượng sản phẩm dầu động cơ thực tế thấp hơn so với kế
hoạch. Điều này làm giảm giá trị chất lượng sản phẩm dầu động cơ
∆
G
CL
= (0,987 - 0,99)
×
377,4
×
13.950 = - 15.794.190 đồng
Đối với dầu công nghiệp
Kỳ kế hoạch: H
KH
=
750.12245
1,78950.119,166750.12
×
×+×
= 0,98
Kỳ thực hiện: H
TH
=
750.12169
3,59950.117,109750.12
×
×+×
= 0,978
H
KH
> H
TH
chứng tỏ chất lượng sản phẩm dầu công nghiệp thực tế thấp hơn kế
hoạch và đã làm cho giá trị chất lượng sản phẩm dầu công nghiệp giảm
∆
G
CL
= (0,978 - 0,98)
×
169
×
12.750 = - 4.309.500 đồng
Đối với dầu truyền động
Kỳ kế hoạch: H
KH
=
200.1480
4,28400.136,51200.14
×
×+×
= 0,98
Kỳ thực hiện: H
TH
=
200.145,56
1,24400.134,32200.14
×
×+×
= 0,976
H
KH
> H
TH
chứng tỏ chất lượng sản phẩm dầu truyền động thực tế thấp hơn so với
kế hoạch, làm cho giá trị chất lượng sản phẩm dầu truyền động giảm
∆
G
CL
= (0,976 - 0,98)
×
56,5
×
14.200 = - 3.209.200 đồng
d. Đối với dầu thủy lực
Kỳ kế hoạch: H
KH
=
700.13148
7,50900.123,97700.13
×
×+×
= 0,98
Kỳ thực hiện: H
TH
=
700.139,97
6,38900.123,59700.13
×
×+×
= 0,977
H
KH
> H
TH
chứng tỏ chất lượng sản phẩm dầu thủy lực thực tế thấp hơn so với kế
hoạch, làm cho giá trị chất lượng sản phẩm dầu thủy lực giảm
∆
G
CL
= (0,977 - 0,98)
×
97,9
×
13.700 = - 4.023.690 đồng
Vậy, Xí nghiệp đã tổn thất do không đảm bảo chất lượng sản phẩm
- 15.794.190 - 4.309.500 - 3.209.200 - 4.023.690 = - 27.336.580 đồng
Tóm lại, ta có thể thấy rằng các sản phẩm của xí nghiệp không đạt chất lượng
theo như kế hoạch đề ra làm cho giá trị sản lượng của cả 4 loại giảm đi
27.336.580(đồng).
2.3.4. Phân tích sự nhịp nhàng của quá trình sản xuất
Bảng 2.5