Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

xuất khẩu cafe của việt nam sang thị trường trung đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 118 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG ĐÔNG






Họ và tên Sinh viên : Nguyễn Đức Hoàng
Lớp : A1
Khóa : 46
Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Xuân Minh






TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011
MỤC LỤC
Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VÀO THỊ TRƢỜNG
TRUNG ĐÔNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG ĐÔNG 4
I. Giới thiệu về thị trƣờng nhập khẩu cà phê Trung Đông 4
1. Thị trƣờng cà phê Trung Đông 4
1.1. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng 4
1.2. Khối lƣợng và kim ngạch nhập khẩu 6
1.3. Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu 8
1.4. Nguồn cung cà phê trên thị trƣờng Trung Đông 8
2. Quy định về xuất khẩu cà phê vào thị trƣờng Trung Đông 9
2.1. Thuế suất thuế nhập khẩu 9
2.2. Rào cản phi thuế quan 11
II. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng
Trung Đông 12
1. Lợi thế của hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam 12
2. Tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông 13
3. Những thuận lợi từ quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Đông cho hoạt động
xuất khẩu cà phê 15
4. Đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu nhằm giảm rủi ro xuất khẩu 17
III. Bài học kinh nghiệm của Bra-xin về xuất khẩu cà phê vào thị trƣờng
Trung Đông 18
1. Lý do chọn Bra-xin 18
2. Kinh nghiệm của Bra-xin về xuất khẩu cà phê vào thị trƣờng Trung Đông 18
3. Bài học cho Việt Nam khi xuất khẩu cà phê sang thị trƣờng Trung Đông 21
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƢỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 24
I. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông giai

đoạn 2005 – 2010 24
1. Khối lƣợng xuất khẩu 24
2. Kim ngạch xuất khẩu 25
3. Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu 27
4. Giá cả xuất khẩu 29
5. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu 31
6. Kênh phân phối xuất khẩu 33
7. Phƣơng thức vận tải 34
8. Hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu 35
9. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 38
II. Đánh giá thực trạng 42
1. Thuận lợi và những kết quả bƣớc đầu đạt đƣợc 42
2. Những tồn tại và thách thức 45
CHƢƠNG 3. ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƢỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 53
I. Cơ sở, quan điểm và mục tiêu đề xuất giải pháp 53
1. Cơ sở của việc đề xuất giải pháp 53
1.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển ngành cà phê của Việt Nam 53
1.2. Triển vọng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông 54
1.3. Một số vấn đề rút ra từ đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam
sang thị trƣờng Trung Đông giai đoạn 2005 – 2010 55
2. Quan điểm khi đề xuất giải pháp 56
2.1. Sản xuất và xuất khẩu cà phê tiếp tục là ngành kinh tế nông nghiệp mũi
nhọn của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015 56
2.2. Chất lƣợng cà phê Việt Nam là yếu tố hàng đầu quyết định việc đẩy mạnh
xuất khẩu 56
2.3. Trung Đông là thị trƣờng trọng điểm để mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, góp
phần vào sự tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu của ngành cà phê nói riêng và của
Việt Nam nói chung trong giai đoạn 2008 – 2015 57
2.4. Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông đòi hỏi

sự phối hợp của doanh nghiệp, Nhà nƣớc và các bên liên quan 58
2.5. Giải pháp đƣa ra phải khả thi và đem lại kết quả trong 5 năm 58
3. Mục tiêu của giải pháp 59
II.Các nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng
Trung Đông giai đoạn 2011 – 2015 59
1. Mô hình liên kết bốn nhà 59
2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến xuất khẩu sang thị trƣờng
Trung Đông 61
2.1. Giải pháp tham gia các hội chợ, triển lãm nông sản tại Trung Đông 61
2.2. Giải pháp xây dựng thƣơng hiệu cho cà phê Việt Nam tại Trung Đông 66
3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của
Việt Nam 70
3.1. Các giải pháp cải thiện chất lƣợng cà phê từ khâu canh tác, chế biến đến
kinh doanh xuất khẩu 70
3.1.1. Giải pháp liên kết các hộ nông dân trồng cà phê 70
3.1.2. Giải pháp đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn chất lƣợng
TCVN 4193:2005 72
3.2. Giải pháp xây dựng đội ngũ nhân lực am hiểu thị trƣờng Trung Đông 78
3.3. Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê trong nƣớc 80
4. Nhóm giải pháp ổn định nguồn hàng xuất khẩu 83
4.1. Giải pháp liên kết doanh nghiệp 83
4.2. Giải pháp thay đổi phƣơng thức giao hàng 85
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN





























DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nội dung
Nghĩa tiếng Việt
ABIC
Associação Brasileira da

Indústria de Café
Hiệp hội cà phê Bra-xin
CFS
Container Freight Station
Trạm giao hàng lẻ
CY
Container Yard
Bãi container
EU
European Union
Liên minh châu Âu
FCA
Free Carrier
Giao cho ngƣời chuyên chở
FOB
Free On Board
Giao tại lan can tàu
GCC
Gulf Cooperation Council
Hội đồng Hợp tác các quốc gia
vùng vịnh
HACCP
Hazard Analysis and Critical
Control Point
Hệ thống phân tích mối nguy và
kiểm soát điểm tới hạn
HS
Harmonized Commodity
Description and Coding System
Hệ thống điều hòa mô tả và

mã hóa hàng hóa
ICO
International Coffee
Organization
Tổ chức cà phê thế giới
INCOTERMS
International Commerce Terms
Các điều khoản thƣơng mại
quốc tế
ITC
International Trade Centre
Trung tâm Thƣơng mại quốc tế
LIFFE
London International Financial
Futures and Options Exchange
Thị trƣờng kỳ hạn quốc tế
Luân Đôn
RCA
Revealed Comparative
Advantage
Lợi thế so sánh biểu hiện
UAE
United Arab Emirates
Các tiểu vƣơng quốc Ả rập
thống nhất
VICOFA
Vietnam Coffee and Cocoa
Association
Hiệp hội cà phê ca cao
Việt Nam

WTO
World Trade Organization
Tổ chức thƣơng mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
Tên bảng biểu
Trang
Bảng 1.1.
Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu của Trung Đông phân
theo mã HS giai đoạn 2005 – 2010
8
Bảng 1.2.
Các nguồn cung cà phê tại thị trƣờng Trung Đông
9
Bảng 1.3.
Thuế suất thuế nhập khẩu đối với cà phê nhập khẩu vào các
nƣớc Trung Đông
10
Bảng 1.4.
Chỉ số RCA của cà phê Việt Nam
12
Bảng 1.5.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Đông
16
Bảng 2.1.
Khối lƣợng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trƣờng
Trung Đông giai đoạn 2005 – 2010
24
Bảng 2.2.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trƣờng

Trung Đông giai đoạn 2005 – 2010
26
Bảng 2.3.
Cơ cấu mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng
Trung Đông phân theo mã HS giai đoạn 2005 – 2010
27
Bảng 2.4.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Trung Đông
phân theo thị trƣờng quốc gia và vùng lãnh thổ
32
Bảng 2.5.
Kênh phân phối xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung
Đông
34
Bảng 2.6.
Đánh giá của doanh nghiệp về hoạt động tham gia hội chợ,
triển lãm chuyên ngành tại Trung Đông
35
Bảng 2.7.
Đánh giá của doanh nghiệp về hoạt động xây dựng thƣơng
hiệu cà phê
38
Bảng 2.8.
Diện tích, sản lƣợng cà phê Việt Nam giai đoạn 2005-2010
39
Bảng 3.1.
Dự báo nhu cầu nhập khẩu cà phê của thị trƣờng Trung
Đông giai đoạn 2011 – 2015
54
Bảng 3.2.

Lộ trình thực hiện mô hình 3 giai đoạn xây dựng và phát
triển thƣơng hiệu cà phê Việt Nam tại Trung Đông giai
đoạn 2011 – 2015
69
Bảng 3.3.
TCVN 4193:2005 và tiêu chuẩn cà phê Robusta trên thị
trƣờng LIFFE
73
Bảng 3.4.
Tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp cà phê nhân để đảm bảo
sản xuất của doanh nghiệp theo TCVN 4193:2005
75
Bảng 3.5.
Lộ trình áp dụng TCVN 4193:2005 và các chỉ số đánh giá
giai đoạn 2011 – 2015
77
Biểu đồ 1.1.
Khối lƣợng nhập khẩu cà phê của Trung Đông qua các năm
6
Biểu đồ 1.2.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Đông qua các năm
7
Biểu đồ 1.3.
Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu cà phê từ Bra-xin và Việt
Nam của Trung Đông giai đoạn 2005-2010
14
Biểu đồ 2.1.
Giá cà phê nhân xuất khẩu trên thị trƣờng thế giới qua các
năm
30

Biểu đồ 2.2.
Giá xuất khẩu cà phê FOB TP.HCM của Việt Nam sang thị
trƣờng Trung Đông giai đoạn 2005-2010
30
Biểu đồ 2.3.
Tần suất tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành của
doanh nghiệp Việt Nam có xuất khẩu cà phê sang Trung
Đông
36
Hình 3.1.
Mô hình liên kết bốn nhà
58
Hình 3.2.
Mô hình 3 giai đoạn xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cà
phê Việt Nam ở thị trƣờng Trung Đông
64
Hình 3.3.
Sơ đồ giải pháp liên kết doanh nghiệp
81

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian qua đã đạt đƣợc những thành tích
đáng khích lệ. Trong đó, đáng kể nhất là kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam
đã vƣợt ngƣỡng 1 tỷ đô la Mỹ (USD) và đang tiến đến mốc 2 tỷ USD. Cà phê Việt
Nam cũng đã xuất khẩu đƣợc sang các thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ, Đức với khối
lƣợng xuất khẩu tăng đều qua các năm. Đây cũng là các thị trƣờng truyền thống của
xuất khẩu cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê sang các thị trƣờng này

còn ẩn chứa nhiều rủi ro. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt của các thƣơng
hiệu cà phê lớn cùng với những quy định và tiêu chuẩn khắt khe về nhập khẩu cà
phê và chất lƣợng cà phê nhập khẩu. Vì vậy, cần thiết phải tìm kiếm thị trƣờng mới
để mở rộng thị trƣờng xuất khẩu cho cà phê Việt Nam, giảm rủi ro xuất khẩu và
quan trọng nhất là tiếp tục đẩy mạnh tăng trƣởng xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Thị trƣờng Trung Đông với 15 quốc gia và vùng lãnh thổ là thị trƣờng tiêu thụ
lớn với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, tính thanh khoản của thị trƣờng cao và
đời sống ngƣời dân ngày càng nâng cao. Đây cũng là thị trƣờng nhập khẩu ròng cà
phê với gần 90% tổng khối lƣợng cà phê tiêu thụ phải nhập khẩu do điều kiện tự
nhiên không phù hợp để canh tác cây cà phê. Hơn nữa, đây là một thị trƣờng không
quá khắt khe trong các quy định và tiêu chuẩn về nhập khẩu cũng nhƣ chất lƣợng cà
phê nhập khẩu. Từ những đặc điểm nêu trên cùng với nhu cầu tiêu thụ cà phê đang
tăng trƣởng mạnh mẽ tại các nƣớc trong khu vực, Trung Đông đƣợc xem là một thị
trƣờng đầy tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của thị trƣờng Trung Đông trong chiến lƣợc
đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu, năm 2008 đƣợc Chính phủ xác định là năm trọng
điểm trong thúc đẩy các quan hệ hợp tác thƣơng mại đầu tƣ với Trung Đông, thể
hiện qua Đề án “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008 - 2015”;
trong đó cà phê đƣợc xác định là một trong những mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào
thị trƣờng này. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Trung Đông thời
gian qua đã tăng lên đáng kể tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong thƣơng
mại cà phê của Việt Nam và Trung Đông. Vì vậy, nghiên cứu “Xuất khẩu cà phê
2

của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông” sẽ giúp cho cà phê Việt Nam đa
dạng hóa đƣợc thị trƣờng xuất khẩu, hạn chế rủi ro tại các thị trƣờng xuất khẩu
truyền thống, tạo điều kiện để cà phê Việt Nam tiếp tục gia tăng kim ngạch xuất
khẩu và giữ vững vị trí nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng các nƣớc

Trung Đông giai đoạn 2011 – 2015.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về thị trƣờng nhập khẩu cà phê Trung Đông.
- Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trƣờng Trung
Đông giai đoạn 2005 – 2010.
- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trƣờng Trung Đông giai đoạn 2011 – 2015.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng
Trung Đông.
- Thời gian: thực trạng trong giai đoạn 2005 – 2010 và giải pháp cho giai đoạn
2011 – 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tại bàn sử dụng số liệu thứ cấp từ các sách báo, tạp chí, Internet.
- Khảo sát thực tế và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS thực trạng kinh
doanh của 82 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê bằng email và bản khảo sát trên giấy.
Doanh nghiệp đƣợc khảo sát đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách thành viên
Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), danh sách các doanh nghiệp tham gia
giao dịch tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC) và các doanh
nghiệp có tham gia Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột năm 2011.
6. Bố cục của khóa luận
Khóa luận đƣợc thực hiện bao gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan về xuất khẩu cà phê vào thị trƣờng Trung Đông và sự
cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông.
3

- Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Trung
Đông giai đoạn 2005 – 2010.
- Chƣơng 3: Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Trung
Đông giai đoạn 2011 – 2015.

Trong quá trình học tập và tìm hiểu để thực hiện đề tài khóa luận này, tác giả
đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ vô cùng quý báu. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới quý thầy giáo, cô giáo trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng đã tận tình giảng dạy
trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Xuân Minh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả
trong suốt thời gian viết khóa luận này.
Do sự hạn chế về thời gian chuẩn bị và năng lực chuyên môn nên khóa luận
không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót; tác giả rất mong nhận đƣợc những ý
kiến của quý thầy cô giáo và ngƣời đọc để khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn.
4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VÀO THỊ TRƢỜNG
TRUNG ĐÔNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG ĐÔNG
I. Giới thiệu về thị trƣờng nhập khẩu cà phê Trung Đông
1. Thị trƣờng cà phê Trung Đông
1.1. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng
Cà phê bắt đầu đƣợc sử dụng nhƣ một loại thức uống kể từ đầu thế kỷ XVI tại
một số nƣớc châu Phi và Ả rập. Sau 6 thế kỷ tồn tại và phát triển, cà phê giờ đây
đƣợc xem nhƣ một loại thức uống thịnh hành nhất trên toàn thế giới với lƣợng tiêu
thụ đã đạt mức 6,9 triệu tấn trong năm 2010 [28]. Nằm trong xu hƣớng chung đó,
tiêu thụ cà phê tại thị trƣờng Trung Đông đã chứng kiến sự tăng trƣởng vƣợt bậc kể
từ năm 2004, đánh dấu một giai đoạn mới cho ngành công nghiệp cà phê của các
nƣớc trong khu vực này.
Theo khảo sát trực tuyến của tập đoàn Nestlé trên 740 ngƣời tiêu dùng cà phê
vào cuối năm 2010 tại Trung Đông, có đến hơn 43% ngƣời đƣợc khảo sát trả lời
rằng họ uống 3-4 tách cà phê mỗi ngày, con số này cụ thể tại Li-băng là 55%. Trong
khi đó, tại Ả-rập Xê-út, 99% ngƣời đƣợc khảo sát trả lời rằng họ tiêu thụ trên 2 tách
cà phê mỗi ngày [46].
Cùng với lƣợng tiêu thụ cà phê cá nhân cao nhƣ vậy, lƣợng tiêu thụ cà phê của

khu vực này cũng chứng kiến sự tăng trƣởng vƣợt bậc trong giai đoạn 2004 – 2010.
Điển hình nhƣ ở Các Tiểu vƣơng quốc Ả rập Thống nhất (UAE), tiêu thụ cà phê
tăng trƣởng 85% trong giai đoạn 2004 – 2010, còn Ả-rập Xê-út thì chứng kiến sự
tăng trƣởng về tiêu thụ cà phê đạt trên 30% trong cùng giai đoạn. Theo nhận định
của ông Michael Schaefer, chuyên gia phân tích ngành Thực phẩm tiêu dùng của
Euromonitor International, ngành cà phê tại thị trƣờng Trung Đông đã trở thành
ngành công nghiệp tỷ USD với sự tăng trƣởng đều đặn hàng năm cùng nhu cầu to
lớn về tiêu thụ cà phê tại nhà cũng nhƣ ở bên ngoài của ngƣời dân khu vực này.
Ông cũng cho biết thêm, riêng ngành công nghiệp cà phê ở Ả-rập Xê-út đã có giá trị
hơn 60 triệu USD, còn các nƣớc Li-băng, Cô-oét và UAE thì đang chứng kiến sự
tăng trƣởng thần tốc của ngành công nghiệp cà phê tại đất nƣớc mình [35].
5

Lƣợng tiêu thụ cà phê tăng cao tại khu vực Trung Đông nhƣ phân tích ở trên là
do sự hình thành của xu hƣớng tiêu thụ mới tại khu vực này, đó là xu hƣớng tiêu thụ
công nghiệp, bên cạnh xu hƣớng tiêu thụ truyền thống vốn đã tồn tại hàng trăm năm
tại Trung Đông. Trong tiêu thụ cà phê truyền thống, ngƣời dân tại khu vực này uống
cà phê theo kiểu Ả rập hay còn gọi là kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, sự phát triển
của nền kinh tế cùng với sự du nhập của văn hóa châu Âu và Hoa Kỳ đã hình thành
nên phong cách uống cà phê nhƣ một loại thức uống nhanh đã tạo nên xu hƣớng
công nghiệp.
Phong cách thƣởng thức cà phê theo kiểu Ả rập thƣờng đƣợc thực hiện tại nhà
hay tại các nhà hàng cao cấp. Cách thƣởng thức cà phê này chứa đựng nhiều yếu tố
độc đáo trong phong cách ẩm thực của ngƣời Trung Đông đồng thời là một nét văn
hóa rất riêng của khu vực này. Cà phê Ả rập đƣợc chuẩn bị rất công phu và trải qua
nhiều giai đoạn. Cà phê có độ mạnh tƣơng tự nhƣ cà phê Espresso của I-ta-li-a
nhƣng với hƣơng vị rất đặc trƣng do cà phê đƣợc rang và xay thủ công cùng với
hƣơng thơm của cây bạch đậu khấu và gừng dùng kèm khi uống. Khi mời cà phê,
ngƣời Trung Đông thƣờng tự mình kiểm tra độ mạnh và mùi vị trƣớc, sau đó, nếu
ngƣời khách đã đồng ý với độ mạnh và mùi vị đó rồi, ngƣời pha mới rót mời khách

để đảm bảo vị khách có đƣợc tách cà phê thơm ngon và đúng khẩu vị [38]. Do đó,
việc đƣợc mời một tách cà phê Ả rập ở các nƣớc Trung Đông là rất vinh dự vì thế
ngƣời khách thƣờng phải uống ít nhất 3 tách để tỏ lòng biết ơn [10]. Hiện nay,
phong cách thƣởng thức cà phê kiểu Ả rập này vẫn còn giữ một vị trí quan trọng
trong đời sống thƣờng nhật của ngƣời dân Trung Đông. Đối với phong cách này,
loại cà phê mà ngƣời tiêu dùng trực tiếp tiêu thụ là hạt cà phê chƣa rang.
Trong khi đó, xu hƣớng tiêu thụ cà phê kiểu công nghiệp có đối tƣợng khách
hàng chủ yếu là giới trẻ đặc biệt là tầng lớp lao động trí thức nhƣ doanh nhân, dân
công sở… [35] Phong cách này xem cà phê nhƣ một loại thức uống nhanh, vì vậy,
việc thƣởng thức cà phê không mất nhiều thời gian nhƣng vẫn đảm bảo một lƣợng
caffein nhất định đƣợc dung nạp vào cơ thể. Vận hành chung trong xu thế phát triển
của nền kinh tế, nhu cầu giao tiếp xã hội của ngƣời dân Trung Đông cũng tăng cao.
Và ở trong điều kiện các thức uống có cồn bị cấm hoặc hạn chế sử dụng trên lãnh
6

thổ các nƣớc khu vực này, cà phê đã trở thành thức uống thịnh hành nhất để đáp
ứng nhƣ cầu giao tiếp và phát triển các mối quan hệ xã hội của ngƣời dân nơi đây.
Điều này đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển không ngừng của các cửa
hàng hay quán cà phê tại đây. Trong đó, các tên tuổi lớn nhƣ Starbucks, Costa,
Dunkins’ Donuts, Seatle’s Best đã kịp thời xây dựng và bành trƣớng tên tuổi của
mình với các chuỗi cửa hàng cà phê ở khu vực này. Đơn cử nhƣ Starbucks đã có
trên 300 cửa hàng tại UAE, Ả-rập Xê-út, Cô-oét, Ca-ta, Ô-man, Ba-ranh, Li-băng,
Gioóc-đa-ni, còn Costa thì có vào khoảng 80 cửa hàng. Không chỉ dừng lại ở đó,
các công ty này đã lên kế hoạch tiếp tục đầu tƣ vào Trung Đông để tăng cƣờng số
lƣợng cửa hàng và mở rộng thị trƣờng, điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ cà phê
của khu vực này ngày càng tăng cao [36].
1.2. Khối lƣợng và kim ngạch nhập khẩu
1.2.1. Khối lƣợng nhập khẩu

Biểu đồ 1.1. Khối lƣợng nhập khẩu cà phê của Trung Đông qua các năm

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê về thương mại giữa các nước theo sản
phẩm của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp quốc)
Trong giai đoạn 2005 – 2010, khối lƣợng nhập khẩu cà phê của thị trƣờng
Trung Đông trung bình đạt trên 145,000 tấn và có mức tăng trƣởng bình quân 4%
một năm. Tốc độ tăng trƣởng khối lƣợng nhập khẩu tăng nhiều nhất là vào năm
7

2007, tăng 25% so với năm 2006. Riêng năm 2008, khối lƣợng nhập khẩu có giảm
so với năm 2007 do những tác động ban đầu của khủng hoảng kinh tế và giá cà phê
nhập khẩu tăng cao nhƣng lƣợng giảm không nhiều. Và với nhu cầu tiêu thụ cao và
ngày càng tăng trong khu vực, ngành cà phê của thị trƣờng Trung Đông đã nhanh
chóng vƣợt qua khủng hoảng, khối lƣợng nhập khẩu cà phê vào thị trƣờng này tiếp
tục đà tăng trƣởng bình quân 5% trong giai đoạn 2008 – 2010 [36].
1.2.2. Kim ngạch nhập khẩu

Biểu đồ 1.2. Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Đông qua các năm
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê về thương mại giữa các nước theo mặt
hàng của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp quốc)
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của thị trƣờng Trung Đông giai đoạn 2005 –
2010 trung bình đạt 350 triệu USD và có mức tăng trƣởng bình quân khá cao, đạt
18% một năm. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Đông tăng đến
42% so với năm 2006, tƣơng ứng với mức tăng trƣởng 25% về khối lƣợng nhập
khẩu. Đây cũng là mức tăng trƣởng cao nhất trong giai đoạn này. Trong năm 2008,
tuy khối lƣợng nhập khẩu có giảm nhƣng do giá cà phê bình quân trên thị trƣờng
thế giới tăng 15% nên kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Đông năm này vẫn
tăng 10% so với năm 2007 [24]. Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu cà phê của thị
trƣờng này năm 2010 so với năm 2005 đã tăng 90% và đƣa giá trị nhập khẩu cà phê
của Trung Đông vƣợt mức 440 triệu USD.
8


1.3. Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu
Hiện nay, phân theo mã HS, Trung Đông đang nhập khẩu 5 mặt hàng cà phê,
đó là: cà phê nhân chƣa tách caffein, cà phê nhân đã tách caffein, cà phê rang chƣa
tách caffein, cà phê rang đã tách caffein và các loại khác trong đó có cà phê hòa tan.
Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu của Trung Đông từ năm 2005 đến 2009
đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1. Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu của Trung Đông
phân theo mã HS giai đoạn 2005 – 2010
Đơn vị tính: %
Mã HS
Mô tả
Tỷ trọng các năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
090111
Cà phê nhân,
chƣa tách
caffein
87,84
87,13
90,23
90,06
92,02
91,17
090112
Cà phê nhân, đã

tách caffein
3,76
3,61
2,87
2,60
2,05
2,35
090121
Cà phê rang,
chƣa tách
caffein
4,93
4,42
4,19
5,01
3,95
4,63
090122
Cà phê rang, đã
tách caffein
0,60
0,61
0,50
0,72
0,17
0,18
090190
Khác
2,87
4,23

2,20
1,61
1,81
1,67
(Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích từ số liệu về thương mại giữa các nước theo
sản phẩm của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp quốc)
Trong giai đoạn 2005 – 2010, thị trƣờng Trung Đông chủ yếu nhập cà phê
nhân chƣa tách caffein. Tỷ lệ khối lƣợng cà phê loại này so với tổng khối lƣợng cà
phê nhập khẩu của Trung Đông giai đoạn này chiếm hơn 87% các năm 2005, 2006
và đã vƣợt 90% trong giai đoạn 2007 – 2010.
1.4. Nguồn cung cà phê trên thị trƣờng Trung Đông
Khu vực Trung Đông nổi tiếng với những mỏ dầu lớn và nền kinh tế của khu
vực này cũng phụ thuộc vào việc khai thác dầu thô và cung cấp cho thị trƣờng thế
9

giới. Các lớp đất chứa nhiều hạt các-bon do sự hình thành của các mỏ dầu cùng với
khí hậu khô hanh không đảm bảo đủ điều kiện để phát triển nông nghiệp trồng trọt,
đặc biệt là phát triển cây cà phê. Nông nghiệp chỉ chiếm từ 5 – 15% GDP của khu
vực này và chủ yếu là các sản phẩm trái cây cận nhiệt đới, ngũ cốc và chăn nuôi.
Hơn nữa, trong chiến lƣợc phát triển của mình, các nƣớc Trung Đông thƣờng tập
trung cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là ngành hóa lọc dầu, tài chính
và du lịch cao cấp [27].
Với những khó khăn về điều kiện tự nhiên và những đặc thù trong định hƣớng
phát triển nhƣ vậy, sản lƣợng cà phê tại đây không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của
khu vực. Hằng năm, khối lƣợng nhập khẩu cà phê của Trung Đông chiếm đến gần
90% tổng lƣợng cung cà phê trên thị trƣờng nội địa các nƣớc trong khu vực này.
Sau khi tăng mạnh 24,57% vào năm 2007, khối lƣợng cà phê nhập khẩu của Trung
Đông năm 2008 có giảm so với năm 2007 nhƣng đã tăng trở lại trong giai đoạn
2008 – 2010 với mức tăng trƣởng bình quân đạt gần 4%/năm. Nhìn chung, trong
giai đoạn năm 2006 đến năm 2010, khối lƣợng nhập khẩu cà phê vào thị trƣờng

Trung Đông đã tăng hơn 15,4% và đạt hơn 154 nghìn tấn.
Bảng 1.2. Các nguồn cung cà phê tại thị trƣờng Trung Đông
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Thu hoạch
trong khu vực
Khối lƣợng
(tấn)
17.292
18.330
18.788
18.924
20.849
Tỷ trọng (%)
11,47
9.93
11,63
11,50
11,92
Nhập khẩu
Khối lƣợng
(tấn)
133.484
166.278
142.799
145.592

154.028
Tỷ trọng (%)
88,53
90,07
88,37
88,50
88,08
Tổng cung
Khối lƣợng
(tấn)
150.776
184.608
161.587
164.516
174.877
Tỷ trọng (%)
100
100
100
100
100
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê về thương mại giữa các nước theo
mặt hàng của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp quốc và số liệu về sản lượng nông sản
theo quốc gia của Tổ chức Nông Lương Thế giới)
10

2. Quy định về xuất khẩu cà phê vào thị trƣờng Trung Đông
2.1. Thuế suất thuế nhập khẩu
Thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng cà phê nhập khẩu vào trị trƣờng
Trung Đông rất khác nhau giữa các nƣớc trong khu vực.

Bảng 1.3. Thuế suất thuế nhập khẩu đối với cà phê nhập khẩu
vào các nƣớc Trung Đông
Đơn vị tính: %
STT
Quốc gia
Thuế suất
1
Ba-ranh
5
2
Síp
0 – 9
3
I-ran
0 – 4,8
4
I-rắc
0
5
I-xra-en
0
6
Gioóc-đa-ni
0 – 4,8
7
Cô-oét
5
8
Li-băng
5

9
Ô-man
5
10
Ca-ta
5
11
Ả-rập Xê-út
0
12
Si-ri
0 – 4,8
13
Thổ Nhĩ Kỳ
13
14
UAE
0
15
Y-ê-men
0
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Biểu thuế nhập khẩu của Trung Đông của Trang thông
tin về thuế và thuế quan các quốc gia, Cổng thông tin điện tử xuất khẩu Hoa Kỳ,
Trang thông tin Hiệp hội thuế và hải quan thuộc Ủy ban Châu Âu và [37], [39],
[40], [42])
Nếu nhƣ các nƣớc I-rắc, I-xra-en, Ả-rập Xê-út, UAE, Y-ê-men hoàn toàn miễn
thuế đối với cà phê nhập khẩu thì Thổ Nhĩ Kỳ đánh thuế nhập khẩu với thuế suất
lên đến 13% vào mặt hàng này. Các quốc gia Ba-ranh, Cô-oét, Li-băng, Ô-man, Ca-
11


ta áp mức thuế suất là 5%. Trong khi đó, các nƣớc nhƣ Síp, I-ran, Gioóc-đa-ni, Si-ri
thì có từng mức thuế suất cho từng loại mặt hàng cà phê cụ thể.
Mặc dù mức thuế suất thuế nhập khẩu của các quốc gia là khác nhau, 06 quốc
gia trong Hội Đồng Hợp tác các quốc gia Vùng Vịnh (GCC) gồm: Ả-rập Xê-út, Ca-
ta, UAE, Ô-man, Ba-ranh và Cô-oét đã thống nhất miễn trừ thuế nhập khẩu cho gần
400 loại hàng hóa nhập khẩu trong nội bộ các quốc gia thành viên, trong đó có cà
phê [10]. Đây là động lực thúc đẩy các thƣơng nhân khu vực này nhập khẩu cà phê
vào các quốc gia trong khối có mức thuế nhập khẩu 0% nhƣ UAE và Ả-rập Xê-út
rồi sau đó phân phối đi các nƣớc thành viên để tránh thuế nhập khẩu.
2.2. Rào cản phi thuế quan
2.2.1. Quy định về dán nhãn hàng nhập khẩu
Nhìn chung, quy định về dán nhãn hàng nhập khẩu của các quốc gia Trung
Đông là tƣơng tự nhau; gồm các quy định sau:
- Nội dung thể hiện: tên và nhãn hiệu sản phẩm; thành phần nguyên liệu theo
thứ tự giảm dần; trọng lƣợng tịnh theo đơn vị mét; ngày sản xuất và hạn sử dụng;
nƣớc xuất xứ; tên và địa chỉ nhà sản xuất.
- Hình thức thể hiện: Nhãn hàng hóa phải thể hiện bằng ngôn ngữ chính thức
của nƣớc nhập khẩu, có thể có thêm ngôn ngữ khác; ví dụ, 06 nƣớc trong Hội đồng
Vùng Vịnh GCC thống nhất quy định nhãn phải đƣợc viết bằng tiếng Ả rập hoặc
bằng tiếng Ả rập và tiếng Anh, I-xra-en yêu cầu tiếng Hebrew. Nhãn hàng hóa có
thể đƣợc dán vào bao bì dƣới dạng “sticker”; chỉ riêng Ô-man quy định ngày tháng
không đƣợc thể hiện bằng “sticker” [1].
Quy định về dán nhãn và đóng gói hàng thực phẩm, nông sản nhập khẩu của
các nƣớc Trung Đông chịu ảnh hƣởng rất nhiều từ các quy định của liên minh Châu
Âu - EU, chủ yếu tập trung trong các văn bản: Directives 2000/13/EEC on the
Labeling, Presentation and Advertising of Foodstuffs, 90/496/EEC Directive on
Nutrition Labeling of Foodstuffs.
2.2.2. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Vì lý do tôn giáo, đối với thực phẩm nhập khẩu, các nƣớc Vùng Vịnh thƣờng
yêu cầu phải đƣợc chứng nhận HALAL, tức là chứng nhận sản phẩm đƣợc chế biến,

12

sản xuất theo đúng yêu cầu của kinh Qur'an và luật Shari'ah của ngƣời Hồi giáo thì
hàng mới đƣợc thông quan; tuy nhiên, đối với cà phê nhập khẩu, chứng nhận
HALAL là không bắt buộc. Mặc dù vậy, ngƣời Hồi giáo luôn ƣu tiên lựa chọn mua
những sản phẩm có dấu HALAL.
2.2.3. Quy định về giấy tờ nhập khẩu
Thủ tục và hồ sơ nhập khẩu vào thị trƣờng Trung Đông tƣơng đối giống nhau
và đơn giản, không có các yêu cầu khắt khe về giấy tờ nhập khẩu nhƣ các thị trƣờng
khác. Ngoài các giấy tờ thiết yếu cần có trong bộ hồ sơ nhập khẩu, mặt hàng cà phê
khi nhập khẩu vào thị trƣờng Trung Đông cần phải có bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận Y tế do Bộ Y tế nƣớc xuất xứ cấp;
- Giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật do Bộ Y tế nƣớc xuất xứ cấp.
II. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trƣờng
Trung Đông
1. Lợi thế của hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Theo lý thuyết về “Lợi thế so sánh” của nhà kinh tế học David Ricardo, quốc
gia có lợi thế so sánh, tức là sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp hơn tƣơng đối so
với các nƣớc khác, về mặt hàng nào thì nên chuyên môn hóa và xuất khẩu mặt hàng
đó. Chỉ số lƣợng hóa lợi thế so sánh nói trên chính là chỉ số “Lợi thế so sánh biểu
hiện” (Revealed Comparative Advantage – RCA). Trong suốt những năm qua, theo
Trung tâm Thƣơng mại Thế giới – ITC, chỉ số RCA của mặt hàng cà phê Việt Nam
rất cao, điều này cho thấy cà phê của Việt Nam có lợi thế so sánh cao, vì vậy, Việt
Nam cần tiếp tục tập trung sản xuất và và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
Bảng 1.4. Chỉ số RCA của cà phê Việt Nam
Năm
2005
2006
2007
2008

2009
RCA
19
25,5
30,4
24,1
18,2
(Nguồn: Trade Competitiveness Map - ITC)
Lợi thế so sánh của cà phê Việt Nam chính là tập hợp các yếu tố tạo ra sức
cạnh tranh cho mặt hàng này, bao gồm: điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng
cà phê, nguồn nhân lực dồi dào và sự hỗ trợ của Chính phủ.
13

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện tiên quyết
để phát triển việc trồng cà phê. Nếu nhƣ ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên,
khí hậu nóng ẩm phù hợp canh tác cây cà phê vối (Robusta) thì mùa đông lạnh cùng
với tiết trời hanh khô ở các tỉnh miền núi phía Bắc là điều kiện tốt để canh tác cây
cà phê chè (Arabica). Bên cạnh đó, thổ nhƣỡng ở những vùng đất này, đặc biệt là
vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với đất đỏ bazan, rất thích hợp để các cây cà
phê sinh trƣởng và phát triển. Tính đến năm 2010, diện tích trồng cà phê của cả
nƣớc đã đạt 542,8 nghìn ha [31].
Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngành cà phê cũng đƣợc tiếp sức bởi
một lực lƣợng lao động dồi dào. Việc trồng cà phê đã thu hút một lƣợng lớn bà con
nông dân tham gia canh tác và sản xuất vì đây là một loại nông sản có giá trị xuất
khẩu cao, giúp bà con xóa đói giảm nghèo và ổn định cuộc sống. Chính bởi điều
này mà bà con tập trung vào trồng cà phê với số lƣợng ngày càng cao, kỹ thuật canh
tác ngày càng tiến bộ. Ngoài ra, một lƣợng lớn lao động đang tham gia vào các xí
nghiệp, nhà máy chế biến đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngành cà phê Việt Nam.
Đặc biệt, mặt hàng cà phê nhận đƣợc sự quan tâm của Chính phủ, Nhà nƣớc.
Chính phủ đã có quy hoạch phát triển ngành cà phê, phối hợp với các Bộ, các địa

phƣơng xây dựng đề án phát triển, có các chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học công
nghệ, tìm kiếm thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại… nhằm giúp ngành cà phê Việt
Nam có thể tăng tốc và phát triển bền vững.
2. Tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Đông
Nhƣ đã phân tích, thị trƣờng Trung Đông là thị trƣờng có nhu cầu tiêu thụ cà
phê cao, ổn định và đang có xu hƣớng tăng. Các quốc gia Trung Đông đang dần
chuyển mình thành các nƣớc có dân số trẻ với một thế hệ những ngƣời tiêu dùng
mới với nhƣ cầu tiêu thụ cà phê mạnh, đảm bảo một lƣợng cầu cao về cà phê trong
những giai đoạn sắp tới. Bên cạnh đó, do điều kiện tự nhiên không thích hợp, sản
lƣợng cà phê tại khu vực này chỉ đáp ứng đƣợc trên 10% nhu cầu của khu vực, gần
90% nguồn cung cà phê còn lại của khu vực này là do nhập khẩu. Đây là một thị
trƣờng đầy tiềm năng đối với các nƣớc xuất khẩu cà phê, trong đó có Việt Nam.
14

Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trƣờng
Trung Đông còn khá khiêm tốn, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng quốc gia và cũng
chƣa khai thác đƣợc hết những lợi thế từ thị trƣờng này. Kim ngạch cà phê của Việt
Nam nhập khẩu vào thị trƣờng Trung Đông trong giai đoạn 2005 – 2010 chỉ chiếm
6% trong tổng kim ngạch cà phê nhập khẩu của thị trƣờng này, và kém xa thành tích
của Bra-xin, nƣớc dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu cà phê vào Trung Đông với hơn
30%. Do đó, với những lợi thế sẵn có, ngành cà phê Việt Nam cần có những bƣớc
đi mới và vững chắc để thâm nhập sâu hơn vào thị trƣờng này.

Biểu đồ 1.3. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu cà phê từ Bra-xin và Việt Nam
của Trung Đông giai đoạn 2005 – 2010
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê về thương mại giữa các nước theo mặt
hàng của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp quốc)
Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng đƣợc những
quy định về nhập khẩu cà phê vào thị trƣờng Trung Đông.
- Đối với quy định về thuế quan: mức thuế suất thuế nhập khẩu áp vào cà phê

nhập khẩu từ Việt Nam ở các nƣớc thị trƣờng Trung Đông là không cao; tuy nhiên,
các doanh nghiệp cần chú ý đặc điểm miễn thuế trong khối GCC để có định hƣớng
thị trƣờng xuất khẩu đúng đắn.
- Đối với quy định về dán nhãn và đóng gói hàng thực phẩm, nông sản: các
quy định này đƣợc xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của thị trƣờng EU, vì vậy, khả
năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trƣờng EU là
Bra-xin
30%
Việt Nam
6%
Khác
64%
15

rất cao; bên cạnh đó, đối với quy định về ngôn ngữ trên nhãn hàng hóa, việc có
thêm tiếng Ả-rập hoặc tiếng Hebrew trên nhãn hàng hóa xuất khẩu sang thị trƣờng
Trung Đông là không khó để các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng.
- Đối với quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: thị trƣờng Trung Đông ƣu
tiên tiêu thụ cà phê có chứng nhận HALAL; trong khi đó, các tiêu chuẩn để đạt
chứng nhận HALAL này khá giống với các tiêu chuẩn của chứng nhận HACCP; vì
vậy, doanh nghiệp Việt Nam đã đạt chứng nhận HACCP hoàn toàn có thể đạt đƣợc
chứng nhận HALAL để tạo lợi thế cho sản phẩm của mình trên thị trƣờng này.
- Đối với quy định về giấy tờ nhập khẩu: các quy định này của thị trƣờng
Trung Đông khá đơn giản và không quá khắt khe về mặt thủ tục, do đó, doanh
nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng đƣợc.
3. Những thuận lợi từ quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Đông cho hoạt
động xuất khẩu cà phê
Năm 2008 đƣợc Chính phủ xác định là năm trọng điểm trong thúc đẩy các
quan hệ hợp tác thƣơng mại đầu tƣ với Trung Đông, thể hiện qua Đề án “Thúc đẩy
quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008 – 2015” do Thủ tƣớng Chính phủ

phê duyệt [27]. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thƣơng cũng đã xây dựng và ban hành
“Chƣơng trình hành động đẩy mạnh quan hệ với Trung Đông đến năm 2015”. Nhƣ
vậy, trong vòng 5 năm tới, quan hệ hợp tác kinh tế thƣơng mại giữa Việt Nam và
Trung Đông là một trong những ƣu tiên phát triển hàng đầu của Chính phủ Việt
Nam và Bộ Công Thƣơng [3].
Trong báo cáo của Vụ trƣởng Vụ Thị trƣờng châu Phi, Tây Á, Nam Á tại hội
thảo “Bí quyết thành công khi thâm nhập thị trƣờng Trung Đông” do Phòng
Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, Bộ Công Thƣơng đã khẳng định
rằng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Đông đã đạt đƣợc nhiều thuận lợi về
mặt cơ chế, chính sách, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và thị trƣờng xuất khẩu [27].
Về mặt cơ chế, chính sách, Việt Nam đã bƣớc đầu tạo dựng đƣợc khuôn khổ
pháp lý làm cơ sở cho việc phát triển và tăng cƣờng quan hệ hợp tác với các nƣớc
khu vực Trung Đông, đồng thời đã ký các Hiệp định hợp tác về kinh tế, thƣơng mại,
văn hóa, khoa học kỹ thuật, khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ với nhiều nƣớc trong
16

khu vực [27]. Quan trọng hơn hết, Việt Nam đã thiết lập đƣợc mạng lƣới thƣơng vụ
ở các nƣớc I-ran, I-xra-en, Cô-oét, Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE.
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, 5 năm trƣớc đây, các mặt hàng chủ yếu xuất
khẩu từ Việt Nam sang Trung Đông là gạo và chè; đến nay các mặt hàng xuất khẩu
đã mở rộng ở nhiều nhóm hàng khác nhƣ: hàng điện tử, thủy sản, giày dép, hạt tiêu,
sản phẩm dệt may, cà phê, cao su, gạo. Chƣơng trình hành động của Bộ Công
Thƣơng nhằm thực hiện Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn
2008 – 2015 đã xây dựng danh mục các mặt hàng cần tiếp tục ƣu tiên đẩy mạnh, là
những mặt hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng và khu vực có nhu cầu lớn, nhƣ:
hàng nông sản (gạo, chè, cà phê, hạt tiêu…), thực phẩm, thủ công mỹ nghệ.
Về cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu, quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Đông
trong những năm gần đây đã có thay đổi đáng kể. Trƣớc năm 2005, thị trƣờng xuất
khẩu chủ yếu của Việt Nam tại Trung Đông là I-rắc và UAE thông qua các quan hệ
thƣơng mại mang tính nhà nƣớc; tuy nhiên, 5 năm gần đây, cơ cấu thị trƣờng đã trở

nên đa dạng hơn với các thị trƣờng mới nhƣ: Thổ Nhĩ Kỳ, I-xra-en và Ả-rập Xê-út.
Sự chuyển biến tích cực của quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung
Đông đƣợc thể hiện rõ nét nhất qua sự tăng trƣởng đáng kể tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu giữa hai bên trong giai đoạn 2007 – 2010. Kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam vào thị trƣờng Trung Đông tăng trƣởng bình quân trên 20%/năm. Từ năm
2008 đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông luôn đạt
trên mức 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, cán cân thƣơng mại cũng đã có sự thay đổi lớn,
Việt Nam đã chuyển từ chỗ nhập siêu sang xuất siêu với khu vực Trung Đông.
Bảng 1.5. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Đông
Đơn vị tính: 1000 USD
Năm
2007
2008
2009
2010
Kim ngạch xuất khẩu
810.307
1.228.279
1.249.882
1.375.703
Kim ngạch nhập khẩu
368.098
621.618
737.680
852.402
Xuất siêu
442.209
606.661
512.202
523.301

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê thương mại giữa các nước của Cơ
quan Thống kê Liên Hiệp quốc)

×