Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh
Lớp: Sư phạm mầm non 1B
Môn: giáo dục học
ĐỀ TÀI:
GVHD: Ân Thị Hảo
Tên nhóm: Candies
Danh sách nhóm:
Phạm Thị Nhẫn SBD: K36.902.060
Phạm Thị Mai SBD: K36.902.042
Nguyễn Thị Thanh Nhã SBD: K36.902.061
Trần Thị Thanh Nga SBD: K36.902.053
Vũ Thị Tú My SBD:K36.902.046
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 4 tháng 4 năm 2011
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
Mục lục
1
Trang 2
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
LỜI MỞ ĐẦU
Nhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên thủy, mà
nhân cách là các cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong quá trình sống-giao tiếp, vui
chơi, học tập, lao động. Nhân cách con người không phải được đẻ ra mà là được hình
thành. Quá trình hình thành nhân cách chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: yếu tố bẩm sinh
– di truyền, môi trường tự nhiên và hoàn cảnh xã hội, giáo dục và hoạt động cá nhân. Mỗi
yếu tố đều có vai trò quyết định. Song với tính cách là phương thức, là con đường, giáo
dục, hoạt dộng có vai trò quyết định tron quá trình hình thành và phát triển nhân cách con
người.
Để hình thành nhân cách con người phải đề cao vai trò của giáo dục và hoạt động cá
nhân. Bởi đây là hai nhân tố quyết định trực tiêp sự hình thảnh và phát triển nhân cách.
Qua đề tài này ta cho ta thấy được những quan điểm khác nhau nói về giáo dục, sự
ảnh hưởng của yếu tố giáo dục đến các yếu tố khác, và quá trình phát triển giáo dục cũng
như ảnh hưởng của yêu tố cá nhân đên nhân cach.
1
Trang 3
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
C/ YẾU TỐ GIÁO DỤC VÀ SỰ HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
I Khái niệm giáo dục
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi
nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực.
Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên
ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội
đương đại.
Giáo dục – dưới dạng chung nhất – là sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào xã hội.
Trong quá trình giáo dục, các thế hệ đang lớn phải lĩnh hội những gì xã hội đã tích lũy
được, nghhiax là tiếp thu những tri thức ở mức độ phát triển đã đạt tới của chúng , nắm
vững những kĩ năng lao động, tiếp thu các tiêu chuẩn và kinh nghiệm ứng xử trong xã
hội, và xây dựng được một hệ thống quan điểm nhất định về cuộc sống. Trong quá trình
giáo dục phải hình thành đượcnhững phẩm chất cầ thiết để giái quyết các nhiệm vụ mới
chưa hề đặt ra trước thế hệ cha anh. Muốn vậy phải rèn luyện kĩ năng thu lượm các kiến
thức cần thiết, kĩ năng thích nghi với các điều kiện luôn thay đổi của cuộc sống và lao
động, kĩ năng thực hiện hoạt động sáng tạo.
Theo từ "Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La tinh
"Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cách thức làm
bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục".
Giáo dục bao gồm việc dạy và học và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như là quá
trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu
biết. Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ
khác. Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của
1
Trang 4
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người. Nó ứng dụng phương pháp giáo dục,
một phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện
về tinh thần, và làm chủ được các mặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách
ứng xử trong xã hội.
• Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát
triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh.
• Quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung luôn gồm các thành tố
có liên hệ mang tính hệ thống với nhau: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục,
phương pháp giáo dục, phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức và chỉ tiêu đánh
giá.
Sự giáo dục của mỗi cá người bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc
đời. (Một vài người tin rằng, sự giáo dục thậm chí còn bắt đầu trước khi sinh ra, theo đó
một số cha mẹ mở nhạc, hoặc đọc cho những đứa trẻ trong bụng mẹ với hy vọng nó sẽ
ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ sau này). Với một số người quá trình đấu tranh
giành giật sự sống, giành giật sự thắng lợi trong cuộc sống cung cấp kiến thức nhiều hơn
cả sự truyền thụ kiến thức ở các trường học. Các cá nhân trong gia đình có ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả giáo dục, thường có ảnh hưởng nhiều hơn, mặc dù việc dạy dỗ trong
gia đình có thể không mang tính chính thức, chỉ có chức năng giáo dục rất thông thường.
♣ Quan điểm giáo dục theo Macxit
Theo Mác, giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, là một bộ phận của thượng tầng kiến
trúc. Cũng như tôn giáo, đạo đức, pháp quyền, trong xã hội giai cấp, giáo dục bao giờ
cũng mang tính giai cấp, giáo dục luôn luôn là công cụ của giai cấp thống trị xã hội “giai
cấp nào thống trị tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chiếm đoạt phương tiện sản xuất tinh
thần”. chỉ có thể xây dựng một nền giáo dục của giai cấp vô sản khi giai cấp đó giành
được quyền thống trị xã hội.
♣ Khái niệm giáo dục từ thuở ấu thơ
1
Trang 5
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
Giáo dục từ thưở ấu thơ đề cập đến vấn đề giáo dục từ những năm ấu thơ, một trong
những thời kỳ nhạy cảm nhất trong cuộc sống. Theo như NAEYC (Hiệp hội quốc gia về
giáo dục trẻ nhỏ), quá trình này trải dài từ lúc con người sinh ra cho đến khi 8 tuổi.
Cụm từ khác được dùng với nghĩa “giáo dục từ thưở ấu thơ” là “học tập từ thưở ấu thơ”,
“chăm sóc từ thửơ ấu thơ”.
Giáo dục từ thưở ấu thơ thường tập trung vào quá trình học tập thông qua các hoạt động
vui chơi của trẻ em. Cụm “giáo dục từ thưở ấu thơ” thường được dùng để định nghĩa các
chương trình mẫu giáo hoặc nhà trẻ.
Giáo dục từ thưở ấu thơ chính là quá trình nghiên cứu về sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc
giáo dục trẻ các kiến thức cơ bản về kỹ năng nhận thức, xã hội, cảm xúc và thể chất
trong quá trình từ khi sinh ra đến năm 8 tuổi là rất quan trọng.
Các nghiên cứu trong lĩnh vực và các nhà giáo dục từ thưở ấu thơ đều coi phụ huynh
như một phần không thể tách rời của quá trình giáo dục từ thưở ấu thơ. giáo dục hoặc
phụ huynh. Tồn tại nhiều hình thức giáo dục từ thưở ấu thơ tuỳ thuộc vào niềm tin của
nhà
Phần lớn thời gian trong 2 năm đầu đời được dùng vào việc bước đầu tạo ra “cảm giác
về bản thân” của trẻ, hay còn gọi là bước đầu xây dựng nhân dạng. Đây là phần quyết
định trong quá trình phát triển của trẻ - sự nhìn nhận đầu tiên về bản thân, cách thức
hoạt động của trẻ, mức kỳ vọng của bản thân vào các hoạt động. Vì lý do này, công việc
chăm sóc từ thưở ấu thơ phải đảm bảo ngoài việc tuyển chọn và tập huấn các giáo viên
một cách kỹ lưỡng, nội dung chương trình phải nhấn mạnh mối liên kết với gia đình,
văn hoá và ngôn ngữ của quê hương, nghĩa là giáo viên cần phải quan tâm tới mỗi trẻ
theo giáo trình phù hợp với sự phát triển, cá nhân và văn hoá. Các trung tâm nên hỗ trợ
gia đình hơn là thay thế gia đình.
Nếu trẻ không nhận được sự nuôi dưỡng, ảnh hưởng và khuyến khích đầu đủ từ giáo
viên/phụ huynh trong quá trình cốt yếu này, trẻ có thể phát triển không toàn diện, điều
này không chỉ ảnh hưởng tới thành công ở nhà trẻ, mẫu giáo mà còn trong cuộc đời sau
này của trẻ.
1
Trang 6
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
Tóm lại, có thể nói rằng, giáo dục đó là quá trình mà thế hệ cha anh truyền lại kinh
nghiệm lịch sử - xã hội cho các thế hệ mới nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống và
lao động để bảo đảm sự phát triển hơn nữa của xã hội và của cá nhân.
Như vậy, theo nghĩa rộng, nói đến giáo dục là nói đến sự tác động tới con người của
toàn thể xã hội và của thực tiễn xung quanh.
Đối với trẻ thơ, giai đoạn đầu tiên của đời người ( từ lọt lòng đến 6 tuổi) gióa dục nhằm
phát triển các chức năng tâm lí, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con
người, chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển sau được thuận lợi.
Các quan điểm về giáo dục
Giáo dục Ai Cập Cổ Đại
• Thực hành nghề nghiệp của những người bình dân,
• Giáo dục trí tuTệ sơ đẳng: tập đọc, viết, làm toán, hình học.
• Giáo dục cao đẳng dành cho các tu sĩ, những nhà kiên trúc và sau cùng là thư kí.
• Các tu sĩ nắm giữ khoa học (thiên văn, toán học, cơ học và y học) và ý tưởng tôn
giáo.
• Phương pháp dạy học là bắt chước và đào luyện trí nhớ, đôi khi học toán dưới
dạng trò chơi.
• Kỉ luật được duy trì bằng roi vọt
Giáo dục Ấn Độ
• Giáo dục theo kiểu chân truyền: Sư phụ-Đồ đệ
• Nội dung giáo dục thiên về tôn giáo (kinh Vệ đà)-văn phạm (chữ Phạn), thi ca,
triết lí và luật pháp kiểu tôn giáo, y khoa, thiên văn, toán học.
• Phương pháp chủ yếu là đào luyện trí nhớ, học thuộc lòng, không chú trọng thể
dục
• Có sự giảng dạy theo kiểu tập thể sơ cấp và các giảng tập viên, học nhóm
Giáo dục Ba Tư
• Giáo dục mang tính quý tộc và quân phiệt.
• Nên giáo dục do quốc gia đảm trách: đứa trẻ ra khỏi gia đình lúc 7 tuổi được nuôi
nấng và canh chừng trong nhà chung.
1
Trang 7
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
• Giáo dục thể chất, quân sự, rèn luyện để trở thành người lính.
Giáo dục Kinh Thánh
• Kinh thánh chứa đựng các vấn đề giáo dục.
• Đầu tiên là do người mẹ,
• Sau đó ở nhà thờ trẻ học đọc, viết, âm nhạc, khiêu vũ và đào luyện về tôn giáo.
• Coi trọng giáo dục và người thầy.
• Chú ý giáo dục cả các em nữ.
• Học toán, thiên văn, văn chương, địa lý, lịch sử, triết học, kinh thánh
Giáo dục Hy Lạp Cổ Đại
• Giáo dục quân sự ở Spart chủ yếu là phát triển thể chất, kỹ năng chiến đấu, tư cách
công dân: tính tập thể, yêu nước.
• Giáo dục tự do và nhân bản ở Athens
-Người mẹ là nhà GD đầu tiên của trẻ,
-Chú ý tính toàn diện,
-Các khoa học: kiến trúc, điêu khắc, thiên văn, triết lí, toán học, y học, sinh học, hóa học,
vật lý… đều phát triển và được truyền đạt.
-Dành cho các nhà khoa học những điều kiện nghiên cứu thuận lợi.
Giáo dục Xocrat (469-399 TCN)
• Theo trường phái duy tâm chủ quan
• Nổi tiếng về sự hoài nghi và cách dạy học hỏi
– đáp để tự tìm ra chân lý.
Phương pháp hỏi – đáp được gọi là “thuật đỡ
đẻ” hay là “phương pháp Xôcrát”
• Từ tìm hiểu sự vật hiện tượng cụ thể dẫn dắt
đến kết
luận.
1
Trang 8
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
Giáo dục Đemocrit(460-370 TCN)
• Theo quan điểm duy vật
• Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất thì mới có kết quả tốt.
• Đề cao việc học tập tri thức tự nhiên
• Không muốn giáo dục tôn giáo cho trẻ em
Giáo dục Platon (427-348 TCN)
• Giáo dục giúp cho con người có lý trí.
• Giáo dục mẫu giáo theo cách của người mẹ.
• Trẻ lớn có thể học ở trường và ngoài trời.
• Giáo dục có chọn lọc cho phù hợp với khả
năng của từng người, ai giỏi thì được học
lên mãi.
• Người giỏi nhất sẽ được chọn để đứng đầu nhà nước.
• Đánh giá cao vai trò của giáo dục.
• Giáo dục là nhiệm vụ của tất cả mọi người, của toàn xã hội.
• Giáo dục con người là cả quá trình lâu dài.
Giáo dục Aristot (384-322 TCN)
1
Trang 9
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
• Con người có 3 thành tố: xương thịt, ý chí và lí trí; vì vậy nôi dung GD phải tương
ứng như: có GD thể chất, đạo đức, trí tuệ.
• Trẻ em phát triển qua 3 thời kì: 0-7 tuổi; 7-14; 14-21 có những đặc điểm riêng;
chú ý tuổi dậy thì (14).
• Đánh giá cao vai trò của GD gia đình, của người mẹ.
• Giáo dục La Mã
• Tiếp thu nền văn minh Hy Lạp.
• Quan tâm giáo dục gia đình và pháp luật.
• Kích thích học tập bằng hình phạt.
• Phương pháp học chủ yếu là bắt chước.
• Dạy ngoại ngữ cho học sinh.
• Đã loại bỏ một phần khoa học và nghệ thuật của Hy Lạp.
Giáo dục Quách Ty Liêng (118-42 TCN)
• Chú ý giáo dục ngôn ngữ.
• Quan tâm lời nói, hùng biện.
• Tạo cho trẻ niềm vui học tập.
• Kết hợp học tập và nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
• Chống lại lối dạy học bằng roi vọt.
• Chú trọng thuyết phục.
• Thầy giáo phải yêu mến học trò
Giáo dục Trung Hoa Cổ Đại
• Kể từ 3000 năm TCN. Nền văn minh Trung Hoa xuất hiện.
• Giáo dục chịu ảnh hưởng nhiều của Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo.
• Nho giáo: Khổng Tử , Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư, Chu
Hy
T KHỔNG TỬ (551-479)
+Mục đích giáo dục: Nhân nghĩa, trung chính
Quân tử phải học đạo để thương người, trị người.
Tiểu nhân học đạo để dễ sai khiến, biết phục tùng.
1
Trang 10
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
Giáo dục làm cho dân giàu, nước mạnh
Giáo dục phục vụ chính trị: đức trị và tu thân
+Nội dung giáo dục: Đạo – đức
Trung tâm là Nhân
• Nhân là đức làm người vừa tu nhân vừa ái nhân.
• Hiếu: yêu người nhà thì mới biết yêu người ngoài
• Trung với nước.
• Nghĩa: việc gì đáng làm thì làm, không hề mưu tính cái lợi cho mình cũng không
cần biết hậu quả ra sao, không cố chấp.
• Lễ là ngọn, nhân là gốc, làm điều nhân cho mình chứ đâu do người.
• Có sáng suốt thì mới có đức nhân, biết giúp người mà không hại người và hại
mình (trí).
• Khổng Tử nói cho Tử Lộ biết 6 đức bị che lấp:
-Ham đức nhân mà không ham học thì bị che lấp là ngu muội,
-Ham đức trí mà không ham học thì bị che lấp là phóng đãng,
-Ham đức tín mà không ham học thì bị che lấp là bị tổn hại,
-Ham đức ngay thẳng mà không ham học là bị che lấp là gắt gao,
-Ham đức dũng mà không ham học thì bị che lấp là loạn động,
-Ham cương cường mà không ham học thì bị che lấp là cuồng bạo
+ Phương pháp giáo dục
Phù hợp với đối tượng
Hỏi-đáp
Ví von, dẫn chứng, liên hệ thực tế
Phát huy tính tích cực
Quan hệ thầy trò thân thiện
Mạnh Tử (479-381)
1
Trang 11
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
• Phát triển tư tưởng của Khổng Tử.
• Theo thuyết tính thiện (nhân chi sơ tính bản thiện): biểu hiện ở 4 đức: nhân-nghĩa-
lễ-trí; đề cao nhân nghĩa. Con người vốn có lòng trắc ẩn (thương xót), tu ố (then
ghét), từ nhượng (cung kính), thi phi (phân biệt phải trái).
• Giáo dục phải theo chuẩn mực, phép tắc đã được định ra do các Thánh hiền.
• Người học phải chuyên tâm, trì chí, khiêm tốn và cầu tiến.
• Chú ý lương tâm, sự hổ thẹn và tùy đối tượng.
• Không vì lợi mà vì nhân
Mạc Tử (479-381 TCN)
• Suốt đời hăm hở, kiên nhẫn làm việc nghĩa.
• Chủ trương “kiêm ái”
• Nhận biết đúng sai bằng tam biểu: thiên chí, minh quỷ và thánh vương xưa, tai mắt
của trăm họ.
• Chú trọng lý do tại sao, để làm gì.
• Phê phán chiến tranh, sự giẫn dữ và hung bạo.
• Phê phán Nho giáo; không chú ý đến lợi ích, phân biệt
• Bản tính con người như một tấm lụa trắng, sau này tấm lụa ấy thành màu gì là do
người đời và cuộc đời nhuộm nên.
Pháp gia
• Nho gia lấy nhân-nghĩa-lễ-trí-tín, Mặc gia lấy “kiêm ái” để trị nước, còn Đạo gia
theo “vô vi nhị trị”, thì Pháp gia đề cao pháp luật trong phép trị nước.
• Đại biểu cho Pháp gia là: Quản Trọng-Thận Đáo-Thân Bất Hại-Thương Ửơng-
Hàn Phi Tử.
II Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách
1
Trang 12
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
Giáo dục là quá trình hoạt động tự giác, chủ động đến con người nhằm thỏa mãn nhu cầu
hình thành và phát triển nhân cách cá nhân và đáp ứng yêu càu của xã hội. Giáo dục là
toàn bộ những tác động của nhà trường, gia đình và xã hội.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ đạo, Điều
đó được thể hiện như sau:
+ Giáo dục vạch ra nội dung và chiều hướng của sự phát triển nhân cách và tổ chức cho
nhân cách phát triển theo nội dung và chiều hướng đã vạch ra.
+ Giáo dục là con đường thuận lợi nhất để cá nhân tiếp thu kinh nghiệm lịch sử, xã hội
để tạo ra sự phát triển nhân cách.
+ Giáo dục là yếu tố tác động vào sự phát triển nhân cách có hiệu quả nhất vì đó là hoạt
động có tổ chức, có kế hoạch, có phương pháp khoa học…
+ Giáo dục có thể phát huy những mặt ưu điểm của các yếu tố khác và khắc phục, bù
đắp những khiếm khuyết của các yếu tố khác
VD: Bồi dưỡng trẻ có năng khiếu thành tài năng, giáo dục cho trẻ mù, thiểu năng trí tuệ,
người có hoàn cảnh khó khăn…
+ Giáo dục còn có khả năng uốn nắn những sai lệch của nhân cách cho phù hợp với yêu
cầu của xã hội.
Tuy vậy, chúng ta cũng không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, coi giáo dục là
vạn năng. Bởi vì nhân cách con người còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác.
1 Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Theo thuyết tiền đỉnh(thuyết sinh học)
Sự phát triển nhân cách do yếu tố di truyền quyết định, môi trường và giáo dục
không có vai trò gì trong sự phát triển nhân cách
Quan điểm đặc trung cho dòng phái nguồn gốc sinh học trong việc giải thích sự phát
triển nhân cách là quan điểm về “những đặc điểm bẩm sinh”của trẻ là xu thế, hiểu hành
vi và sự phát triển của con người một cách đơn giản, máy móc. Đối với những người
theo học thuyết nguồn góc sinh học thì nhân tố sinh học, mà trước hết là tính di truyền là
1
Trang 13
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
nhân tố có tác dộng quyết định. Sai lầm cơ bản của thuyết này là tuyệt đối hóa ảnh
hưởng của yếu tố di truyền
Theo thuyết duy cảm
Môi trường là yếu tố quyết định sự phát triển nhân cách , giáo dục là van năng
Quan điểm của John locke (là đại biểu của triết học duy vật duy cảm Anh) đưa ra
nguyên lí “tabula- tấm bảng sạch’, linh hồn chúng ta khi mới sinh ra, có thể nói như một
tờ giấy trắng, không có một kí hiệu hay ý niệm nào cả. mọi tri thức con người không
phải là bẩm sinh, mà là kết quả của nhận thức. chúng dần có được nhờ kinh nghiệm. mọi
quá trình nhận thức đều phải xuất phát từ các co quan trong cảm tính. Linh hồn con
ngưởi không đơn giản là tấm bảng sạch hoàn toàn thụ động trướn hoàn cảnh xung
quanh, mà có vai trò nhất định.
Thuyết này cho rằng trẻ em như tờ giấy trắng, môi trường và giào dục tác động như thế
nào thì sẽ phát triển như thế ấy. sai lầm cơ bản của thuyết này là tuyệt đối hóa ảnh
hưởng của yếu tố môi trường và giáo dục
Giáo dục tự do
Quan niệm của Jean Jacques Rousseau (nhà triết học khai sáng Pháp) đề nghị nên giáo
dục xã hội theo nguyên tắc tự nhiên và nguyên tắc tự do. Theo ông, khi mới sinh ra con
người có những khuynh hướng tự nhiên và tích cực.Ông cho rằng trẻ em không thụ động
tiếp nhận các chỉ dẫn của người lớn, mà tham gia một cách tích cực và chủ động vào
việc hình thành trí tuệ và nhân cách của mình. Mọi sự can thiệp của người lớn vào sự
phát triển của trẻ em đều có hại. vậy lên ông mướn giáo dục theo nguyên tắc tự do.
Quan điểm của Macxit về vai trò của giáo dục
T Đóng góp lớn lao nhất của Mác về mặt giáo dục là đã phát hiện ra bản chất xã hội của
con người.
Đó chính là quy luật của sự phát triển và giáo dục nhân cách con người trong xã hội loài
người, đó là sự khác biệt giữa con người và con vật.
- C.Mác đã tiếp thu tất cả những quan điểm duy vật của nhân loại về con người và bản
chất người. Mác cũng thừa nhận rằng con người là một thực tế tự nhiên, là một thực thể
sinh vật do quá trình biến đổi của hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.
1
Trang 14
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
- Song, Mác lại khẳng định hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực con người tạo
hoàn cảnh , nghĩa là cái hoàn cảnh tạo ra con người ấy cũng chính là do con người đã tạo
ra.
- Theo Mác, trong quá trình hình thành nhân cách, điều kiện quyết định là hoạt động
thực tiễn, hoạt động lao động và hoạt động xã hội. Đó là quan điểm biện chứng để phân
biệt Mác với các quan điểm phi Mác xít. Hoạt động xã hội và lao động vừa là điều kiện
để hình thành nhân cách vừa là thước đo, đánh giá tính chủ thể của mỗi cá nhân.
- Đối với giáo dục, giai cấp vô sản ý thức sâu sắc rằng muốn đào tạo con người phát
triển toàn diện, muốn xây dựng một nền giáo dục mới thì phải tiến hành cuộc cách mạng
chính trị, cách mạng xã hội làm thay đổi quan hệ xã hội, thiết lập xã hội mới, và chỉ trên
quan hệ xã hội đó mới xây dựng nhân cách của con người xã hội tương lai được.
- Luận đề của Mác về bản chất xã hội của con người là cơ sở lý luận để các nhà giáo dục
hiểu rõ bản chất, động lực, các quy luật của quá trình giáo dục, dạy học xã hội chủ
nghĩa. Chỉ có quán triệt sâu sắc luận đề bản chất xã hội của con người mới có thể giải
thích được tất cả những hiện tượng giáo dục vô cùng phức tạp đã xảy ra trong xã hội loài
người.
- Ở góc độ giáo dục, phải thấy hết những đóng góp của Mác là cung cấp cho khoa học
giáo dục một phương pháp luận vững chắc để xây dựng lý luận giáo dục xã hội chủ
nghĩa, xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa và tổ chức thực hiện quá trình giáo dục
con người của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
T Mác đã vạch ra quy luật tất yếu của xã hội tương lai là đào tạo, giáo dục những con
người phát triển toàn diện.
- Con người phát triển toàn diện là mơ ước của con người, vì con người có ý thức vươn
tới sự toàn diện và đó là sự khác biệt giữa con người và con vật.
- Tri thức tối thiểu và cũng là ước muốn tối đa của người nguyên thủy là kinh nghiệm
lao động hái lượm, săn bắt, tổ chức thị tộc, bộ lạc, lễ nghi tôn giáo. Đến khi xã hội loài
người phân chia giai cấp thì quá trình giáo dục cũng được phân chia theo giai cấp.
- Việc đào tạo, giáo dục các thế hệ phát triển toàn diện là điều kiện để phát triển xã hội
xây dựng kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật.
1
Trang 15
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
- Theo tinh thần của Mác, con người phát triển toàn diện sẽ là mục đích của nên giáo dục
cộng sản chủ nghĩa, và con người phát triển toàn diện là người phát triển đầy đủ, tối đa
năng lực sẳn có về tất cả mọi mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, tình cảm, nhận thức, năng
lực, óc thẩm mỹ và có khả năng cảm thụ được tất cả những hiện tượng tự nhiên, xã hội
xảy ra xung quanh, đồng thời có thể sáng tạo ra những cái mới theo khả năng của bản
thân.
- Vì vậy, con người phát triển toàn diện theo quan điểm của Mác, trước hết phải là sự
phát triển không ngừng của tất cả các mặt. song, điều đó không mâu thuẩn với sự phát
triển thiên hướng, phát triển năng khiếu chuyên biệt, mà ngược lại, sự phát triển các mặt
là tạo điều kiện cho các năng lực chuyên biệt càng hoàn thiện và càng phát triển tốt hơn.
T Mác đã vạch ra những nguyên tắc cơ bản để đào tạo, giáo dục những con người phát
triển toàn diện của xã hội tương lai.
- Đó là sự kết hợp một cách hợp lý giữa giáo dục đạo đức, thể dục, trí dục và lao động
sản xuất, đó là sự kết hợp giữa lao động sản xuất và thực hiện giáo dục bách khoa (giáo
dục kĩ thuật tổng hợp) trong việc tổ chức cho trẻ em tham gia hoạt động thực tiển, hoạt
động xã hội.
- Mác đã đi đến nhận định rằng trong xã hội tương lai “lao động kết hợp với trí dục và
thể dục, đó không những là một phương pháp làm tăng thêm sản xuất xã hội mà còn là
một phương pháp duy nhất và độc nhất để đào tạo những con người phát triển toàn
diện”.
- Theo Mác, việc tổ chức lao động sản xuất cần để cho trẻ vận dụng những tri thức tiếp
thu được qua quá trình trí dục, phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và nhằm phát triển thể lực
và giáo dục đạo đức, cần phát huy ý thức tự giác của trẻ và xuất phát từ đặc điểm tâm lý
của trẻ.
- Giáo dục kĩ thuật tổng hợp liên quan mật thiết với giáo dục lao động và tổ chức lao
động sản xuất. Theo Mác, xã hội tương lai mới có đủ điều kiện thực hiện giáo dục kĩ
thuật tổng hợp. giáo dục kĩ thuật tổng hợp vừa là một bộ phận hợp thành nội dung các
mặt giáo dục, đồng thời lại vừa như một nguyên tắc của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
1
Trang 16
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
- Ngày nay, nền sản xuất công nghệ hiện đại ở các nước phát triển đã buộc phải thực
hiện những lý tưởng giáo dục kĩ thuật tổng hợp theo quan điểm của C.Mác.
T Những ý kiến của Mác về nội dung giáo dục cộng sản chủ nghĩa.
- Theo Mác, giáo dục gồm 3 bộ phận
+ Trí dục
+ Thể dục, tức giáo dục thể chất và huấn luyện quân sự
+ Giáo dục bách khoa ( là giáo dục kĩ thuật) tức là giới thiệu các nguyên tắc cơ bản về
quá trình sản xuất và hướng dẫn cho trẻ em và thanh niên có thói quen sử dụng tất cả các
công cụ sản xuất đơn giản
- Một nền sản xuất đáp ứng được những đòi hỏi không ngừng của con người thì khoa
học kĩ thuật giữ vị trí quyết định. Muốn vậy nền giáo dục của xã hội tương lai ấy phải
lấy trí dục làm nhiệm vụ chủ yếu.
- Về nội dung của các mặt giáo dục, Mác cũng có những ý kiến, tuy chưa thật cụ thể,
nhưng đó là những phương hướng quan trọng.
+ Về trí dục
• Mác đòi hỏi phải trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học hiện đại vì “khoa học”
là lực lượng thúc đẩy cách mạng trong lịch sử.
• Mác yêu cầu việc giảng dạy trong nhà trường phải cung cấp những tri thức hệ thống,
cơ bản; những quy luật, những tri thức hiện đại để con người có khả năng vận dụng
những tri thức đó vào cải tạo tự nhiên và xã hội.
+ Về đức dục
• Đóng góp lớn lao nhất của Mác là ở chỗ vạch trần tính chất giai cấp của đạo đức, lên
án sâu sắc đạo đức tư sản.
• Hiểu theo quan điểm của Mác, không chỉ là hình thành ở thế hệ trẻ những chuẩn mực
của quan hệ cư xử như đức hạnh, mà đó là lập trường tư tưởng, ý thức giai cấp, đó là
nhân sinh quan, thế giới quan khoa học.
+ Về thể dục và quân sự
1
Trang 17
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
• Là một mặt nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện, góp phần tích cực thúc đẩy và
hoàn thiện trí tuệ, tâm hồn… và làm cho con người có đủ khả năng làm chủ bản thân,
tham gia vào các quá trình sản xuất và hoạt động xã hội.
• Làm cho con người vui tươi, hạnh phúc giúp con người nâng cao hiệu quả, hiệu suất
của hoạt động và lao động sản xuất, sức nhạy bén, nhanh nhẹn, chính xác, tính kỹ luật,
sự dũng cảm được phát triển.
• Mác cũng quan niệm rất đúng đắn rằng giáo dục thể chất và quân sự phải phù hợp với
đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi và ngoài các hình thức thể dục bình thường, nên tăng
cường du lịch, kết hợp với tổ chức lao động sản xuất hợp lý.
+ Về mĩ dục
• cũng như thể dục Mác coi đó là một thành phần nhằm hình thành con người toàn diện.
• muốn giáo dục, đào tạo những con người có nhận thức đúng, tình cảm trong sáng
không thể coi nhẹ mĩ học. yêu cầu của mĩ dục là hình thành quan điểm thẩm mĩ đúng
đắn, tình cảm thẩm mĩ sâu sắc và phải có khả năng sáng tạo ra cái đẹp, đánh giá đúng
giá trị nghệ thuật của người khác sáng tạo. Giáo dục thẩm mĩ phải thông qua dạy học và
hoạt động nghệ thuật.
♣ Kết Luận
- Ngoài những nội dung chủ yếu ở trên Mác còn là người đặt nền móng cho những luận
điểm rất cơ bản của giáo dục vô sản như: vấn đề quần chúng với giáo dục, bản chất của
giáo dục và tính chất của nhà trường, chủ nghĩa nhân đạo trong giáo dục, vấn đề tôn giáo
trong nhà trường, những vấn đề tâm lý học trong giáo dục…
- Tuy những vấn đề trên chưa cụ thể chi tiết nhưng những ý kiến của Mác là phương
hướng, là kim chỉ nam, có tính nguyên tắc để phân biệt lý luận giáo dục xã hội chủ nghĩa
với giáo dục tư sản về bản chất.
- Những tư tưởng giáo dục của Mác là kim chỉ nam cho giai cấp vô sản trong hoat động
thực tiển, những tư tưởng đó là lần đầu tiên được thử nghiệm sau khi công xã Paris được
thành lập và được thực hiện một cách triệt để từ sau cách mạng tháng 10 – 1917.
1 Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách
của cá nhân
1
Trang 18
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
• Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, trường học và từng hoạt
động giáo dục cụ thể.
• Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phương pháp,
phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung và
đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể.
• Tổ chức các hoạt động giao lưu.
• Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục…
Sự định hướng của giáo dục không chỉ thích ứng với những yêu cầu của xã hội hiện tại
mà còn phải thích hợp với yêu cầu phát triển của tương lai để thúc đẩy sự phát triển của
xã hội. vì vậy, giáo dục phải đi trước, đón đầu sự phát triển. Muốn đi trước, đón đầu sự
phát triển, giáo dục căn cứ trên những dự báo về gia tốc phát triển của xã hội, thiết kế
nên mô hình nhân cách của con người thời đại với hệ thống định hướng giá trị tương
ứng.
2 Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình
phát triển nhân cách
Các yếu tố bẩm sinh- di truyền, môi trường và hoạt động cá nhân đều có ảnh hưởng
đến sự phát triển nhân cách ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên yếu tố giáo dục lại có thể
tác động đến cá yếu tố này để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển nhân cách.
Đối với di truyền
- Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người có trong chương
trình gen được phát triển.
VD: trẻ được di truyền cấu tạo cột sống với dáng đi thẳng nhưng nếu không có sự giáo
dục thì sẽ không đi thẳng được như trường hợp của em bé người Ấn Độ sống với chó sói
nên di chuyển bằng tứ chi.
- Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ thể.
- Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện đẻ phát huy năng khiếu
thành năng lực cụ thể.
1
Trang 19
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
- Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết của cơ thể để khạn chế những khó
khăn của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách. Ngoài ra, giáo dục còn góp
phần tăng cường nhận thức trong xã hội về trách nhiệm của cộng dồng đối với người
khuyết tật và tổ chức cho toàn xã hội chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn
và bất hạnh của mình.
Đối với môi trường
- Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý thức bảo vệ
môi trường của con người,, khắc phục được sự mất cân bằng sinh thái, làm cho môi
trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn.
- Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng kinh tế- xã hội,
chức năng chính trị- xã hội, chức năng tư tưởng văn hóa của giáo dục.
- Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như gia đình, nhà trường,
khu phố,…Để các môi tường nhỏ tạo nên những tác động lành mạnh, tích cực đến sự
phát triển nhân cách con người
Đối với hoạt động cá nhân
- Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh nhằm phát huy
những phẩm chất và năng lực của cá nhân.
VD: Sân chơi ở các nhà văn hóa cho mội lứa tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh
phúc tại địa phương
- Công tác giáo dục luôn xây dựng các mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa thầy trò, giữa
bạn bè với nhau đồng thời tổ chức và định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủ
đạo ở từng lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển nhân cách.
- Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục ở cá nhân. Tự giáo dục thể hiện tính chủ thể của
cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển hóa các yêu cầu của giáo
dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá
nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ
giúp con người hình thành khả năng tự giáo dục, đè kháng trước những tác động tiêu
1
Trang 20
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ. “chỉ có những người biết tự giáo dục
mới là những người thực sự có giáo dục.” (Bennet-Anh)
2 Điều kiện để giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách
- Như vậy thông qua các tác động đón đầu sự phát triển,giáo dục koong chỉ tác
động sự phát triến nhâ cách cá nhân mà còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên
giáo dcj không phải là vạn năng, không thể một mình quyết định toàn bộ tiến trình phát
triển nhân cách. Giáo dục không chỉ là một trong các yếu ảnh hưởng quan trọng đến sự
phát triển nhân cách thông qua những tác động có tính chủ đạo. Vì vậy, để giáo dục thực
sự đóng vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cần có cách điều
kiện sau:
+ Công tác dự báo về xu hướng phát triển của xã hội phải đưa ra những định hướng đúng
đắn để giáo dục thực hiện đúng chức năngđón đầu sự phát triển.
+ Các yếu tố trong giáo dục phải thống nhất với nhau, nhà giáo dục phải giữ vai trò chủ
đạo, người được giáo dục phải thể hiện vai trò chủ động.
+ Phải có sự kết hợp chặt chẽ ba lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội, trong
đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Những yếu kèm của giáo dục thường có nguyên
nhân từ sự thiếu phối hợp đồng bộ giữa ba lực lượng này.
+ Nhà giáo dục phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của người được giáo dục.
+ Nhà giáo dục phải co phẩm chất và năng lực để làm tốt công tác giáo dục.
2 Giáo dục qua từng thời kì lịch sử ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
con người.
- Lịch sử là diễn biến có thật của sự vật, hiện tượng. Sự xuất hiện, tồn tại và biến đổi của
sự vật, hiện tượng.
Giáo dục thời kì công xã nguyên thủy
Xã hội công xã nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm.
Sống dựa vào tự nhiên.Lao động rất đơn giản như săn bắn, hái lượm với công cụ
chủ yếu chế tạo từ đá, cây và xương thú.
1
Trang 21
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
Cuộc sống thấp kém, đói rét, bệnh tật và sự yếu đuối trước tự nhiên là nguyên
nhân chủ yếu của sự phát triển rất chậm thời kì này.
Xã hội thị tộc, đùm bọc nhau theo dòng mậu hệ.
Bước chuyển quan trọng của người nguyên thủy là chuyển từ săn bắn, hái lượm
sang trồng trọt và chăn nuôi.
Việc tìm ra lửa là phát kiến vĩ đại của người nguyên thủy.
Lửa, lao động và sự phát triển của công cụ lao động cùng với ngôn ngữ đã làm phát
triển xã hội nguyên thủy.
• Cuối thời kì này gia đình xuất hiện và xã hội thay đổi.
-Kinh nghiệm lao động và sinh hoạt xã hội được tiếp thu trực tiếp trong cuộc sống.
-Học gắn liền với sự tồn tại, lao động và sinh hoạt xã hội.
-Học bằng cách quan sát, bắt chước; tự nhiên, bột phát, thực tiễn, hành động là cách học
của con người nguyên thủy.
-Chưa có trường học và người dạy
-Cuối thời kì này mới bắt đầu xuất hiện những người chuyên lo cho công việc GD.
-Nội dung giáo dục là những kinh nghiệm sản xuất, chống lại sự khắc nghiệp của tự
nhiên, thú dữ, phong tục tập quán, lễ nghi tôn giáo, luật lệ công xã.
-Phương pháp GD là lĩnh hội trực tiếp, phương tiện chủ yếu là lời nói, trực quan và hoạt
động thực tiễn
Giáo dục thời kì chiếm hữu nô lệ
• Xuất hiện nhà trường là nơi chăm sóc giáo dục cho con chủ nô, đào tạo người lính.
• Xuất hiện những người làm nhiệm vụ giáo dục.
• Tồn tại hai loại giáo dục:
Giáo dục của tầng lớp trên
Giáo dục của những người bình dân và nô lệ.
• Giao dục mang tính giai cấp.
Phát triển giáo dục hiện nay
Hai mươi năm từ năm 1986 đến năm 2005 ngành giáo dục đã thực hiện đổi mới
giáo dục phục vụ cho đường lối đổi mới kinh tế xã hội do Đảng ta đề ra. Giáo dục
1
Trang 22
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
Việt Nam đã quán triệt quan điểm ” Giáo dục là quốc sách hàng đầu “, ” Đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển “. Kết quả của đổi mới giáo dục từ 1986
đến 2005, đặc biệt trong 10 năm bản lề nước ta có những tự hào to lớn. ít nhất có
thể nêu lên bốn thành quả lớn sau đây:
- Giáo dục phục vụ có kết quả nhất định cho đào tạo nguồn nhân lực đi vào công
nghiệp hoá và hội nhập quốc tế.
- Giáo dục phục vụ cho xoá đói giảm nghèo thực hiện công bằng, bình đẳng xã
hội.
- Giáo dục phục vụ cho sự chấn hưng văn hoá giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Giáo dục phục vụ cho việc giữ vững an ninh chính trị trong đời sống cộng đồng.
Giáo dục góp phần tạo ra sự bình ổn, ổn định của cộng đồng làm tăng năng xuất
lao động xã hội thì thành tựu của giáo dục là rất to lớn.
1. Những “lỗ hổng” trong giáo dục nhân cách trẻ em
- Người lớn cứ hay ngỡ ngàng trước những hành động bạo lực, trước sự vô cảm, vô văn
hóa của một bộ phận trẻ em mà không tĩnh tâm để nhìn lại xem họ đã giáo dục trẻ em
như thế nào?
Người lớn đã quên mất rằng, một đứa trẻ ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiền lành không phải
sinh ra đã được như vậy mà nhờ được người lớn chăm sóc giáo dục. Bác Hồ cũng đã từng
viết “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Nửa đêm- Nhật ký
trong tù). Một đứa trẻ lớn lên, hình thành được một tính cách tốt hay xấu trước hết nó
phụ thuộc vào sự giáo dục của người lớn trong gia đình, nhà trường mà các em học và
môi trường xã hội, các hoạt động xã hội mà trẻ em tham gia. Nhìn vào “ba lực lượng”
giáo dục này nhiều lúc chúng ta phải giật mình bởi cách giáo dục còn thiên lệch, khắc kỷ
hoặc là buông lỏng một cách đến vô tâm.
Với gia đình là nền tảng, là tế bào của xã hội, và trẻ em là người được học những bài
học đầu tiên và thường xuyên về nhân cách trong gia đình. Thế nhưng, trước sự tác động
của cuộc sống hiện đại, trước nhu cầu mưu sinh của nhiều gia đình mà giáo dục con cái
bị sao nhãng. Có gia đình, nhất là ở nông thôn, bố mẹ sinh con gửi lại ông bà để đi làm
1
Trang 23
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
kinh tế. Chỉ lo tiền cho con mà không biết rằng con cái thiếu thốn tình cảm, cần tình
thương, sự ôm ấp vỗ về, động viên an ủi của cha mẹ khi chúng gặp những trở ngại trong
cuộc sống. Những đứa trẻ thiếu tình thương thường sống lạnh lùng, vô cảm
Muốn con ngoan học tốt nhưng cha mẹ nhiều khi lại không dành thời gian để quan
tâm đến con cái. Ngày thì bận làm việc, tối xem vô tuyến hoặc ngủ, để cho trẻ loay hay
nơi bàn học muốn làm gì thì làm. Với cách “quan tâm” đến con cái như vậy nên chưa bao
giờ như bây giờ một không khí cô đơn bao trùm lên giới trẻ ngay chính trong ngôi nhà
với người thân của mình lại đậm đặc như vậy.
(nguồn ảnh: Thethaovanhoa.vn)
Trẻ em cảm thấy cô đơn nên chúng
phải tìm cách giải trí bằng cách kết
thân với bạn bè, bằng các trò chơi
Game online…Ông bà ta đã từng dạy
“chọn bạn mà chơi” nhưng trong lúc
cô đơn lại thiếu sự định hướng của người lớn thì chúng gặp ai cũng có thể kết thân được,
tốt có, xấu có. Thậm chí có em còn không phân biệt được đâu là tốt, là xấu nên còn có
những hành động làm theo bạn bè một cách mù quáng, thiếu bản lĩnh, học theo những
thói xấu dễ dẫn tới phạm pháp, sa ngã. Không kết bạn ngoài đời thì chúng kết bạn ảo trên
mạng hoặc chơi game bạo lực. Nếu bất kỳ ai đi vào bất kỳ một quán “net” nào cũng thấy
trên 90% là thanh thiếu niên đang chơi game online mà phần lớn là game bạo lực. Điều
này nó ảnh hưởng đến nhân cách một cách tiêu cực nhiều hơn là tích cực.
1
Trang 24
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
Các vụ phạm tội do thanh thiếu niên
gây ra đang gia tăng (ảnh minh họa)
Ở thành thị có đôi ba tiệm cho
thuê sách truyện để các em thuê đọc.
Đây cũng là một cách giải trí tốt
nhưng thị hiếu của các em lại thích
truyện tranh mà truyện tranh cho trẻ em hiện nay cũng còn nhiều điều đáng bàn như ngôn
ngữ phần lớn là khẩu ngữ (ít nhiều còn ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt),
truyện tranh có rất nhiều chuyện của người lớn, hình ảnh khiêu gợi, kích thích trí tò mò
của các em thì không đúng lúc. Ở nông thôn thì gần như không có sách để cho các em
đọc. Các bưu điện văn hóa xã toàn sách dành cho người già và sách kỹ thuật nông nghiệp
không đủ sức giữ chân các em. Rất ít xã có thư viện riêng vì thế các em không được giải
trí lành mạnh bằng đọc sách, không học được lời hay lẽ phải, tri thức tiến bộ của nhân
loại từ những trang sách. Đây cũng là một lỗ hổng trong giáo dục và cũng là một thiệt
thòi lớn cho các em hiện nay.
Đối với nhà trường hiện nay thì xu hướng vẫn còn coi trọng dạy chữ hơn dạy người.
Các em gần như phải học cả ngày. Học sinh phổ thông từ lớp 1 cho đến lớp 12 ngoài học
buổi chính còn học buổi hai (nâng cao, củng cố kiến thức). Dưới áp lực của thi cử và các
chỉ tiêu nhà trường đặt ra, mà thường là chỉ tiêu về chất lượng học lực đã làm cho giáo
viên phải đầu tư nhiều vào việc truyền thụ kiến thức văn hóa nên còn rất ít thời gian cho
giáo dục đức, thể, mĩ. Dẫn đến trẻ em cũng căng thẳng, mệt mỏi chán chường, sợ học và
giảm hứng thú vui vẻ khi đến trường nên hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho
các em còn nhiều hạn chế.
Để khắc phục được những điều còn bất cập trong giáo dục nhân cách cho trẻ hơn ai
hết người lớn phải thấy được trách nhiệm giáo dục con cái của chính mình. Tổ chức đoàn
thanh niên (ở địa phương cũng như trong nhà trường) phải đẩy mạnh các hoạt động
1
Trang 25