ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THỊ THU HƯƠNG
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Hà Nội – Năm 2012
ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THỊ THU HƯƠNG
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ
Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI THIÊN SƠN
Hà Nội – Năm 2012
v
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP 5
1.1.
Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 5
1.1.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 5
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 5
1.2. Tài liệu và các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp 6
1.2.1. Tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 6
1.2.2. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp 10
1.3. Các chỉ tiêu để phân tích tài chính tại doanh nghiệp 13
1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 13
1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ 27
2.1. Khái quát về công ty phân bón và hóa chất dầu khí 27
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 27
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 28
2.1.3. Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty 30
2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty phân bón và hóa
chất dầu khí 30
vi
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty thông qua các Báo
cáo tài chính 30
2.2.2. Phân tích tình hình tài chính công ty thông qua các hệ số tài chính
49
2.3. Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty phân đạm và hóa
chất dầu khí 63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY PHÂN ĐẠM VÀ
HÓA CHẤT DẦU KHÍ 67
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty 67
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công
ty 68
3.3. Một số kiến nghị 71
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
Phân tích tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp sẽ cho biết tình trạng tài chính của doanh
nghiệp trong quá khứ, ở hiện tại và dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, đồng thời cung cấp thông tin
cho những đối tượng quan tâm để hình thành các quyết định quản lý, sản xuất kinh doanh và đầu tư, … Từ
đó, doanh nghiệp có thể hình thành hướng đi đúng đắn, có các chiến lược hợp lý và quyết định kịp thời nhằm
đạt kết quả kinh doanh cao nhất. Cho nên, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp (TCDN) là việc làm
thường xuyên không thể thiếu trong quản lý TCDN, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài.
Chính vì tầm quan trọng đó mà tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của Tổng công
ty phân bón và hóa chất dầu khí” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Tổng
công ty phân bón và hóa chất dầu khí
2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là công việc dựa vào các báo cáo tài chính (BCTC) do bộ phận kế toán cung cấp
để xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân
bằng tài chính, khả năng thanh toán, sinh lời, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính để đề ra quyết định đúng.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng nhằm biết được khả năng thanh toán tức thời của
doanh nghiệp, khả năng đảm bảo khoản vay bằng vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị và hàng hóa cũng như dịch vụ nhằm biết được khả năng thanh toán
hiện tại và thời gian sắp tới của khách hàng
Đối với các nhà đầu tư nhằm nắm được những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết
quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp
Các cơ quan tài chính, thuế, thống kê, chủ quản, các nhà phân tích tài chính, những người lao động, … có
nhu cầu thông tin về cơ bản giống như các chủ ngân hàng, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp
1.2. Tài liệu và các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.1.1. Sơ lược về báo cáo tài chính
a. Khái niệm báo cáo tài chính
Dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một
doanh nghiệp
b. Ý nghĩa của báo cáo tài chính
Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có
hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính
1.2.1.2. Hệ thống báo cáo tài chính
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN
1.2.2. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
a. Phương pháp so sánh
b. Phương pháp phân tích tỷ số
c. Phương pháp phân tích chi tiết
d. Phương pháp loại trừ
e. Phương pháp cân đối
g. Phương pháp phân tích Dupont
1.3. Các chỉ tiêu để phân tích tài chính tại doanh nghiệp
1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
1.3.1.1. Sự biến động tài sản và nguồn vốn qua bảng cân đối kế toán
a. Vốn lưu động thường xuyên
Là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn (hay nguồn vốn thường xuyên) với tài sản dài hạn
3
b. Nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được tài
trợ bởi người thứ ba
c. Vốn bằng tiền (Ngân quỹ ròng)
d. Mối quan hệ giữa vốn lưu động thường xuyên, nhu cầu vốn lưu động và vốn bằng tiền
e. Phân tích sự biến động của vốn lưu dộng thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động
1.3.1.2. Sự biến động chi phí, doanh thu và lợi nhuận qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
=
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
+
Lợi nhuận
khác
1.3.1.3. Sự biến động của các dòng tiền qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Tỷ trọng dòng tiề
n thu
của từng hoạt động
=
Tổng tiền thu của từng hoạt động
x 100%
Tổng tiền thu trong kỳ
1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.3.2.1. Nhóm các hệ số thanh khoản
a. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
N
ợ ngắn hạn
b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng
thanh
toán nhanh
=
Tiền và tương đương tiền + Đầu t
ư tài
chính ngắn hạn + Các khoản phải thu
N
ợ ngắn hạn
c. Hệ số khả năng thanh toán tức thì
H
ệ số khả năng
thanh toán tức thì
=
Tiền và tương đương ti
ền +
Đầu tư tài chính ngắn hạn
N
ợ ngắn hạn
d. Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay =
EBIT
Chi phí lãi vay
1.3.2.2. Nhóm các hệ số đòn bẩy tài chính
a. Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu (Hệ số tự tài trợ)
Hệ số nợ =
Tổng số nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
b. Hệ số nợ dài hạn
Hệ số nợ dài hạn =
N
ợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
c. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn
Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn =
Vốn chủ sở hữu
Tài sản dài hạn
4
d. Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định =
Tài sản cố định
x 100%
Tổng tài sản
1.3.2.3. Nhóm các hệ số hoạt động
a. Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền
trung bình
=
Số ngày trong k
ỳ
phân tích
=
Các khoản phải thu bình quân
x Số ngày trong kỳ phân tích
Vòng quay các
khoản phải thu
Doanh thu thuần
b. Vòng quay hàng tồn kho và số ngày lưu kho trung bình
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Số ngày lưu kho
trung bình
=
Số ng
ày
trong k
ỳ
phân tích
=
Hàng tồn kho bình quân x
Số ngày trong kỳ phân tích
Vòng quay
hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
c. Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hệ số hiệu quả sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
TSCĐ thuần bình quân
5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ
HÓA CHẤT DẦU KHÍ
2.1. Khái quát về tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Công ty cổ phần được thành lập theo quyết định số
02/2003/QĐ-VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng Công ty chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty phân đạm và hóa chất dầu
khí
“Nguồn: Website ”
2.1.3. Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty
sản xuất và kinh doanh phân đạm, ammoniac lỏng, khí công nghiệp, các sản phẩm hóa chất khác, các dịch vụ
kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh phân đạm và các sản phẩm hóa chất khác có liên quan (trừ hóa chất có
tính độc hại mạnh); sản xuất kinh doanh điện; kinh doanh bất động sản; mua bán hàng nông lâm sản, kinh
doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, đường thủy nội địa, chế biến các sản phẩm dầu khí và khoáng sản và
đào tạo nghề.
2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty thông qua các Báo cáo tài chính
2.2.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty
a. Vốn lưu động thường xuyên
Vốn lưu động thường xuyên ở cả ba năm đều chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và tăng nhẹ qua các
năm, chứng tỏ hơn nửa phần nguồn vốn dài hạn của công ty là để đầu tư cho tài sản ngắn hạn và nguồn đầu
tư này tăng dần qua mỗi năm.
b. Nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động ở cả ba năm đều lớn hơn không thể hiện doanh nghiệp có một phần tài sản
ngắn hạn cần nguồn tài trợ bởi bên thứ ba. Nhưng năm 2010 giảm một ít so với năm 2009, còn năm 2011 lại
tăng lên quá nhiều chứng tỏ năm 2011 cần khá nhiều nguồn tài trợ từ bên thứ ba.
c. Vốn bằng tiền
Tỷ trọng của vốn bằng tiền trong tổng nguồn vốn là khá cao, ở cả ba năm đều trên dưới 50%, năm
2010 tăng một chút so với năm 2009 nhưng sang năm 2011 lại giảm nhỏ hơn cả năm 2009. Tỷ trọng này
6
chứng tỏ doanh nghiệp chủ động về vốn bằng tiền nhưng cơ cấu vốn bằng tiền như vậy là hơi cao so với một
doanh nghiệp sản xuất.
2.2.1.2. Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận của công ty
2.2.1.3. Phân tích các dòng tiền của công ty
2.2.2. Phân tích tình hình tài chính công ty thông qua các hệ số tài chính
Bảng 2.21: Tổng hợp các hệ số tài chính
Hệ Nă
m
2009 2010 2011
Hệ số thanh khoản
Hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn
6,37 5,22 6,99
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh
5,30 4,39 5,48
Hệ số khả năng thanh toán tức
thì
4,98 4,12 4,94
Hệ số khả năng thanh toán lãi
tiền vay
183,75 231,14 126,81
Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số nợ 0,13 0,16 0,09
Hệ số vốn chủ sở hữu (Hệ số tự
tài trợ)
0,87 0,84 0,91
Hệ số nợ dài hạn 0,0428 0,0427 0,0023
Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn 2,2091 2,3887 2,5282
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định 0,3911 0,3495 0,3501
Hệ số hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu - 30,00 25,83
Kỳ thu tiền trung bình - 12,00 13,94
Vòng quay hàng tồn kho - 6,83 5,67
Số ngày lưu kho trung bình - 52,72 63,51
Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản
cố định
- 3,85 4,67
Hệ số hiệu quả sử dụng tổng tài
sản
- 0,96 1,10
Hệ số lợi nhuận
Hệ số lợi nhuận trên doanh thu
(ROS)
20,38% 25,79% 34,04
Hệ số lợi nhuận trên tổng tài
sản (ROA)
- 24,79% 37,58%
hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở - 29,22% 43,56%
7
hữu (ROE)
2.2.2.1. Phân tích các hệ số khả năng thanh toán
a. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh
toán tức thì
Các hệ số thanh khoản ở cả ba năm đều rất cao. Cho thấy tình hình thanh toán và khả năng chi trả
các khoản nợ đền hạn của doanh nghiệp là khá lớn. Năng lực cũng như chất lượng hoạt động tài chính của
công ty tốt dần lên. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được đảm bảo hơn.
b. Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay ở cả ba năm đều rất cao, mặc dù năm 2011 có giảm nhưng đó
vẫn là một hệ số khá tốt. Năm 2010 tốc độ tăng của chi phí lãi vay rất nhỏ nên đã làm cho hệ số khả năng
thanh toán lãi tiền vay tăng lên. Năm 2011 lợi nhuận trước thuế tăng với tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều so với
mức tăng của chi phí lãi vay vì vậy đã làm cho hệ số này giảm đi, nhưng với hệ số như vậy thì tình hình đảm
bảo tài chính của công ty vẫn là rất tốt.
2.2.2.2. Phân tích các hệ số đòn bẩy tài chính
a. Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu (Hệ số tự tài trợ)
Hệ số nợ của doanh nghiệp năm 2010 tăng so với năm 2009 nhưng lại giảm vào năm 2011, và cũng
có nghĩa là hệ số vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng lên và năm 2011 giảm đi.
b. Hệ số nợ dài hạn, tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn và tỷ suất đầu tư tài sản cố định
Hệ số nợ dài hạn ở cả ba năm luôn lớn hơn không (0) cho thấy mức độ phụ thuộc và rủi ro tài chính
của công ty thấp. Hơn nữa hệ số này giảm dần từ năm 2009 đến năm 2011
2.2.2.3. Phân tích các hệ số hoạt động
a. Vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho và số ngày của vòng quay
Vòng quay các khoản phải thu đều khá cao nhưng có xu hướng giảm xuống, ứng với kỳ thu tiền
trung bình thấp nhưng tăng lên. Chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp giảm nhưng hệ số
đó vẫn là cao so với trung bình. Thời gian bán chịu cho khách hàng ngắn, lượng vốn ứ đọng trong khâu
thanh toán giảm, hiệu quả sử dụng vốn cao.
Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2010 là 6,83 lần và năm 2011 giảm xuống là 5,67
lần. Đồng nghĩa với số ngày lưu kho trung bình tăng lên từ 52,72 ngày đến 63,51 ngày. Do năm 2011 công ty
đã mở rộng qui mô sản xuất, các công trình xây dựng mở rộng kinh doanh đã hoàn thành và chuẩn bị đi vào
sản xuất nên nhu cầu về nguyên vật liệu tăng lên. Vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm không chứng tỏ
hàng tồn kho luân chuyển chậm hơn, vốn ứ đọng nhiều hơn mà do nhu cầu của quy mô sản xuất gia tăng.
b. Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hệ số hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp tăng lên, năm 2010 là 3,85 lần và tăng lên 4,67 lần
vào năm 2011. Điều này cho ta thấy cứ 1 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra 3,85 đồng doanh thu vào năm 2010
và năm 2011 tăng lên là 4,67 đồng.
2.2.2.4. Phân tích các hệ số lợi nhuận
Hệ số lợi nhuận doanh thu (ROS)
Hệ số lợi nhuận của công ty rất cao và tăng lên theo thời gian. Có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu
thuần, doanh nghiệp thu được 20,38 đồng lợi nhuận ở năm 2009; năm 2010 thì thu được 25,79 đồng và năm
2011 là 34,04 đồng. Tỷ lệ lợi nhuận thu được ở năm 2010 tăng 26,53% so với năm 2009 và sang năm 2011
thì tỷ lệ này tăng lên là 31,99%.
Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
8
Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản tăng lên, năm 2010 là 24,79% và năm 2011 là 37,58% . Hệ số này
tăng lên một lượng là 12,79% tương đương với tỷ lệ tăng là 51,59% so với năm 2010. Điều này có nghĩa là
cứ 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp 24,79 đồng lợi nhuận ở năm
2010 và 37,58 đồng ở năm 2011. Chứng tỏ khả năng sinh lời của tổng tài sản của doanh nghiệp là khá cao.
Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Hệ số này cũng rất cao và tăng dần theo thời gian, chứng tỏ tình hình hoạt động tài chính của công
ty phát triển mạnh. Hiệu quả của đồng vốn của chủ sở hữu bỏ ra đem lại lợi nhuận rất cao, cứ 100 đồng vốn
chủ sở hữu bỏ ra thu được 29,22 đồng tiền lời vào năm 2010 và năm 2011 thu được 43,56 đồng, tức là tăng
lên 49,05%. Điều này cho thấy, tiền vốn chủ sở hữu đưa vào sản xuất kinh doanh đã đem lại lợi nhuận rất
cao.
2.3. Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty phân đạm và hóa chất dầu khí
Những ưu điểm
Trong những năm gần đây, tổng tài sản của công ty không ngừng tăng cho thấy quy mô sản xuất
kinh doanh của công ty đang được mở rộng. Tính đến thời điểm hiện tại thì công ty đã đầu tư xây dựng mới
thêm nhiều công trình phục vụ cho sản xuất hàng hóa (URE, CO2, điện, khí, …).
Công ty đã lập báo cáo tài chính định kỳ chi tiết hơn và đầy đủ, có thể theo sát tình hình kinh doanh
để có những động thái thích hợp với điều kiện của thị trường. Công ty đang có kế hoạch xây dựng chỉ tiêu
lợi nhuận đạt được, áp dụng thêm chính sách thưởng phạt theo lợi nhuận.
Bộ phận kế toán luôn cập nhật, chấp hành các chế độ kế toán ban hành, các sổ sách, chứng từ được
lưu cẩn thận và dễ kiểm soát. Công ty đã áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính nên tiết kiệm được thời
gian cũng như chi phí lưu trữ, dễ dàng cho việc theo dõi tình hình tài chính.
Công ty thường xuyên khuyến khích cán bộ, công nhân viên đóng góp ý kiến cho công tác quản lý
cũng như cho chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty đã tăng cường đội ngũ công nhân viên trẻ có trình độ học vấn và kỹ thuật cao, nhiệt tình
trong công tác.
Những hạn chế
Mặc dù hiệu quả kinh doanh tăng nhưng chi phí dành cho quảng cáo tiếp thị cũng cao.
Việc thanh toán các khoản tạm ứng và lương vẫn còn chậm trễ.
Công ty chưa có biện pháp cụ thể nào cho việc quản lý chi phí cho hợp lý.
9
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty
Mục tiêu giai đoạn 2011 – 2015
Lĩnh vực phân bón, hóa chất, dự kiến đến năm 2015 đạt các mục tiêu:
- Sản xuất và tiêu thụ: 1.000.000 tấn urê/năm (đạm hạt trong), 400.000 tấn NPK/năm.
- Sản xuất và tiêu thụ: 140.000 tấn/năm SA, chiếm 20% thị phần trong nước, 200.000 tấn/năm Sođa chiếm
85% thị phần trong nước, axít Sulphuric (H2SO4) dùng sản xuất SA còn dư 23.000 tấn phục vụ 10% thị
phần trong nước.
- Sản xuất và tiêu thụ 300.000 tấn DAP.
- Sản xuất và tiêu thụ 400.000 tấn axit sulphuric, NH4Cl và các hóa chất khác.
- Chủ động tham gia xuất khẩu urê, đạt sản lượng tối thiểu 250.000 tấn/năm.
- Nhập khẩu và cung ứng: 1.000.000 tấn/năm các loại phân bón khác ngoài Urê.
- Kinh doanh hóa chất cơ bản: cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất và các ngành công nghiệp khác.
- Nghiên cứu triển khai các dự án hóa chất, hóa dầu ở nước ngoài.
Lĩnh vực kinh doanh khác.
- Đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác trong và ngoài ngành. Dự kiến đến năm 2015, lợi
nhuận đầu tư tài chính chiếm 10% trong tổng lợi nhuận sau thuế.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp khác: bao bì, dịch vụ kho bãi, giao nhận, vận chuyển, cao
ốc văn phòng, đào tạo nhân lực cho ngành Hóa dầu.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty
Doanh nghiệp cần cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn
Khai thác hiệu quả nguồn tài trợ từ bên ngoài
Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động
Tăng doanh thu
3.3. Một số kiến nghị
a. Kiến nghị đối với doanh nghiệp
b. Kiến nghị đối với Nhà nước
10
KẾT LUẬN
Phân tích tình hình tài chính đã dần phát triển, là cơ sở cho các nhà quản trị tài chính trong việc đưa
ra các quyết định tài chính. Nhưng tại các nước phát triển, các ngành đều xây dựng số trung bình ngành nên
tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp chính xác và toàn diện. Trong khi
đó, việc phân tích tình hình tài chính ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các ngành chưa có số
liệu trung bình, tiêu chí phân ngành chưa rõ ràng. Mặc dù đã có nhiều báo cáo tài chính đã qua kiểm toán và
công khai nhưng cũng không tách bạch rõ ràng các khoản chi phí, hầu như những con số đều được làm đẹp
cho hình ảnh của công ty trước các nhà đầu tư. Và việc phân tích tình hình tài chính ở đây, vì nhiều nguyên
nhân khác nhau vẫn còn mang tính chất đối phó hơn là tìm kiếm thông tin chính xác. Do đó, nó còn gặp rất
nhiều khó khăn và thường chỉ có giá trị tham khảo hơn là phản ánh đúng thực trạng.
Công ty phân đạm và hóa chất dầu khí đã nâng quy mô sản xuất kinh doanh lên để đạt được hiệu
quả hoạt động ngày càng cao, nguồn lực về tài chính cũng như về nguồn nhân lực ngày càng mạnh mẽ. Qua
quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy công ty đã đảm nhiệm khá tốt vai trò của mình trong nền kinh tế của đất
nước hiện nay. Thông qua những nhận định cá nhân, tôi đã dùng những kiến thức được học tại Nhà trường
để phân tích hình hình tài chính của công ty.
Để hoàn thành được luận văn này, tôi chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Bùi Thiên Sơn, người
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, luận
văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các
Thầy – Cô giáo, bạn bè và độc giả để luận văn được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn về cả lý luận cũng
như trong thực tế.