Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Bàn về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.52 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới gắn liền với nó là quá trình
hội nhập và phát triển. Sự tồn vong của mỗi cơ sở sản xuất mỗi xí nghiệp ngày càng có
nhiều thách thức đặc biệt là trong quá trình nước ta đang tham gia vào tổ chức thương
mại thế giới ( WTO ). Vì vậy mà công tác quản lý vừa là nền tảng và là cơ sở để mỗi
doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Trong công tác quản lý tiền lương, tiền công là một phạm trù kinh tế có ý nghĩa
quan trọng trong đời sống xã hội. Nó tác động lớn đến việc phát triển kinh tế, ổn định
và cải thiện đời sống xã hội. Vì vậy dưới mọi hình thái kinh tế, tiền lương và việc áp
dụng các hình thức trả lương là nhân tố quyết định hiệu quả các hoạt động của cơ quan
doanh nghiệp. Nếu hình thức trả lương hợp lý sẽ tạo động lực cho người lao động, tăng
năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí. Ngược lại hình thức trả
lương không hợp lý sẽ khiến người lao động ức chế. Do đó họ sẽ không nhiệt huyết để
tăng năng suất, không tiết kiệm vật tư, làm tổn thất chi phí, gây ảnh hưởng xấu đến sản
xuất kinh doanh.
Ở nước ta hình thức trả lương, trả công theo sản phẩm và hình thức trả lương,
trả công theo thời gian đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Do đó vấn
đề ở đây là doanh nghiệp cần lựa chọn một hình thức trả lương lao động vừa hợp lý,
vừa đúng công sức người lao động bỏ ra, lại vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Xuất phát từ vai trò to lớn đó thì sau một thời gian thực tập tại Công ty
cổ phần bia, rượu Sài Gòn – Đồng Xuân, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
Th.S Lương Văn Úc và các Cán bộ công nhân viên làm việc tại Công ty,em đã nghiên
cứu đề tài: “”. nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả cho công tác trả
lương, trả công lao động.
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG,
TIỀN CÔNG.
1. Các khái niệm về tiền lương, tiền công.
a. Các khái niệm.


Trong nền kinh tế tập trung bao cấp, người ta quan niệm tiền lương
( tiền công ) là một phần của thu nhập quốc dân được biểu hiện bằng tiền,
được phân chia cho người lao động một cách có kế hoạch, trên cơ sở quy luật
phân phối theo lao động.
Còn theo tổ chức lao động quốc tế ( IOL ).
• Tiền lương là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động
theo một số lượng nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực
tế.
• Tiền công là khoản tiền trả công lao động theo hợp đồng lao động
( chưa trừ thuế thu nhập và các khoản khấu trừ theo quy định ), được
tính dựa trên số lượng sản phẩm làm ra hoặc số giờ làm việc thực tế.
b. Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế.
 Tiền lương danh nghĩa.
Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng
góp.
 Tiền lương thực tế.
Tiền lương thực tế là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động
trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa sau khi đã đóng góp các khoản theo
quy định của nhà nước.
 Mối quan hệ của tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
Chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ
nghịch với chỉ số giá cả.
Ta có công thức xác định mối quan hệ trên như sau:
I
LDN
I
LTT

=
I
G
Trong đó:
+ I
LTT
: Chỉ số tiền lương thực tế.
+ I
LDN
: Chỉ số tiền lương danh nghĩa.
+ I
G
: Chỉ số giá cả.
2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương, tiền công.
2.1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương, tiền công.
- Tiền lương phải đóng vai trò chủ yếu trong thực hiện quy luật phân phối
theo lao động.
- Sự chênh lệch giữa mức lương cao nhất và mức lương thấp nhất phải phản
ánh khách quan mức độ phức tạp của trình độ lao động xã hội.
- Tiền lương phải là nguồn thu chủ yếu đảm bảo đời song vật chất và tinh
thần cho người lao động.
- Tiền lương được xác định dựa trên các yếu tố điều kiện lao động các tiêu
chuẩn lao động và chế độ làm việc trong ngày.
- Tiền lương phải được đặt trong mối quan hệ hợp lý với các chỉ tiêu lợi
nhuận, năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng và với các chính sách phát
triển của nhà nước.
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
- Tiền lương phải thể hiện đầy đủ và ưu tiên hơn với lực lượng lao động
mang tính tri thức.

2.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương.
a. Nguyên tắc “ trả lương ngang nhau cho lao động như nhau”.
Đây là sự thể hiện cơ bản của nguyên tắc trong phân phối lao động “
Làm theo năng lực hưởng theo lao động”. Theo đó lao động như nhau là lao
động có số lượng và chất lượng như nhau. Có thể thông qua lượng calo tiêu
hao hoặc thông qua thời gian hoăc thông qua số lượng sản phẩm đảm bảo chất
lượng để xác định lượng lao động hao phí, còn đối với chất lượng lao động có
thể thông qua các kỹ năng nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn
kỹ thuật và các phẩm chất cần thiết để thực hiện công việc.
Thực hiện nguyên tắc này làm cho người lao động yên tâm cống hiến,
yên tâm công tác với vị trí của mình. Đồng thời ngăn chặn được tư tưởng đòi
hưởng thụ cao hơn cống hiến của mình theo kiểu “ ngồi mát ăn bát vàng”.
b. Nguyên tắc “ đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân phải nhỏ hơn
tốc độ tăng năng suất lao động”.
Đây là nguyên tắc nhằm đảm bảo hiệu quả của việc trả lương. Theo
nguyên tắc này tiền lương được trả phải dựa vào năng suất lao động đạt được
và phải nhỏ hơn chúng.
Thực hiện nguyên tắc này giúp doanh nghiệp giảm giá thành hạ giá cả
và tăng cường tích lũy. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua công thức.
I
TL
Z = ( - 1 ) x d
0
I
W
Trong đó:
- Z: Là phần trăm tăng ( + ) hoặc giảm ( - ) giá thành sản phẩm.
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
- I

TL
: Chỉ số tiền lương bình quân.
- I
W
: Chỉ số năng suất lao động.
- d
0
: Tỷ trọng tiền lương trong giá thành.
Mối quan hệ trên cho thấy việc đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân nhỏ hơn
tốc độ tăng năng suất lao động làm cho Z luôn âm, tức giá thành sẽ giảm.
c. Nguyên tắc “ đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các
ngành, các vùng và giữa các đối tượng trả lương khác nhau”.
Nguyên tắc này cho biết trả công lao động phải phân biệt mức độ phức
tạp của lao động, điều kiện lao động và vị trí quan trọng của các ngành nghề
khác nhau. Như vậy tiền lương của những người lao động trong nền kinh tế
quốc dân được quyết định bởi:
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật bình quân của người lao động trong mỗi
ngành.
+ Sự khác nhau về điều kiện lao động, môi trường lao động giữa các ngành.
+ Vị trí kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân.
3. Vai trò của tiền lương, tiền công đối với các doanh nghiệp.
- Tiền lương đối với doanh nghiệp nó được hạch toán vào chi phí sản xuất vì
thế không quản lý tốt gây thất thoát sẽ làm tổn hại đến công ty.
- Sử dụng tiền lương tiền công tốt là yếu tố tăng sức cạnh tranh, bởi tiền
lương tiền công liên quan trực tiếp đến giá thành sản phẩm.
- Tiền lương là công cụ để duy trì, gìn giữ và thu hút những người lao động
giỏi có khả năng phù hợp với công việc của doanh nghiệp.
- Tiền lương, tiền công cùng với các loại thù lao khác là công cụ để quản lý
chiến lược nguồn nhân lực và có ảnh hưởng đến các chức năng khác của
quản lý nguồn nhân lực.

CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
4. Các phương pháp xác định quỹ lương trong doanh nghiệp.
a. Phương pháp dựa vào tổng thu trừ tổng chi.
Công thức tính quỹ lương kế hoạch:
QL
KH
= DT
KH
- CF
KH
Trong đó:
- QL
KH
: Quỹ lương kế hoạch.
- DT
KH
: Doanh thu kế hoạch.
- CF
KH
: Tổng chi phí kế hoạch.
b. Phương pháp dựa vào mức lương thịnh hành trên thị trường lao
động.
Đây là phương pháp gắn chặt với thị trường đặc biệt là thị trường lao
động. Vì vậy các nhà quản lý muốn tính được quỹ lương phải tìm hiểu và nắm
chắc giá cả thị trường đối với các lao động mà doanh nghiệp sẽ sử dụng. Từ đó
tính số lao động cần thiết và số tiền phải trả cho họ.
Một số mức lương mà hiện nay trên thị trường đang thịnh hành trong việc áp
dụng trả lương lao động.


Các lao động chủ yếu được phân chia dưới dạng như sau:
ĐVT: đồng
Loại Lao Động
Mức Lương
Vùng I Vùng II Vùng III
Lao động phổ thông 1.300.000 1.209.000 1.170.000
Lao động có chuyên môn nghiệp vụ
Trung cấp 2.000.000 1.860.000 1.800.000
Cao đẳng 2.500.000 2.325.000 2.250.000
Đại học 3.000.000 2.790.000 2.700.000
Trên đại học 4.500.000 4.185.000 4.050.000
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
Chuyên viên cao cấp 5.000.000 4.650.000 4.500.000
Lao động quản lý
Tổng giám đốc 15.000.000 13.950.000 13.500.000
Giám đốc 10.000.000 9.300.000 9.000.000
Phó giám đốc 8.000.000 7.440.000 7.200.000
Trưởng phòng, bộ phận 6.000.000 5.580.000 5.400.000
c. Phương pháp dựa vào chi phí ( đơn giá ) tiền lương cho một đơn vị
hàng hóa tiêu thụ.
- Theo phương pháp này việc xác định quỹ lương kế hoạch được thực hiện
theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mức chi phí tiền lương cho một đơn vị hàng hóa tiêu thụ kỳ
báo cáo.
QL
0
M
0
=

Q
0
Trong đó:
- M
0
: Mức tiền lương cho một đơn vị hàng hóa tiêu thụ kỳ báo cáo.
- QL
0
: Quỹ tiền lương chi trả thực tế kỳ báo cáo.
- Q
0
: Tổng doanh thu kỳ báo cáo.
Bước 2: Xác định mức chi phí tiền lương kỳ kế hoạch.
I
tl
M
1
= M
0
x
I
w
Trong đó:
- M
1
: Mức chi phí tiền lương kỳ kế hoạch.
- I
tl
: Chỉ số chi phí tiền lương bình quân.
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
- I
w
: Chỉ số năng suất lao động kỳ kế hoạch.
Bước 3: Xác định quỹ lương kỳ kế hoạch.
QL
1
= M
1
x Q
1
- QL
1
: Quỹ lương kỳ kế hoạch.
- Q
1
: Tổng doanh thu kỳ kế hoạch.
5. Các hình thức trả lương lao động.
5.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm.
a. Khái niệm.
Theo hình thức này tiền lương của công nhân nhận được phụ thuộc vào đơn giá
và số lượng sản phẩm chế tạo đảm bảo chất lượng.
- Công thức tính:
TL
sp
= ĐG
sp
x SP
sp
Trong đó:

+ SP
sp
: Số lượng sản phẩm được chế tạo đảm bảo chất lương.
+ ĐG
sp
: Đơn giá sản phẩm ( Là số tiền quy định để trả cho công nhân khi làm
ra một sản phẩm đảm bảo chất lượng. Đơn giá sản phẩm khác với chi phí tiền
lương cho một đơn vị sản phẩm và khác với giá một đơn vị sản phẩm).
Công thức tính đơn giá như sau:
ML
cv
ĐG
SP
=
M
sl
Hoặc được tính theo công thức:
ĐG
sp
= ML
cv
x M
tg
Trong đó:
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
+ ML
cv
: Mức lương cấp bậc công việc.
+ M

sl
: Mức sản lượng.
+ M
tg
: Mức thời gian.
b. Các chế độ trả lương theo sản phẩm.
• Chế độ trả lương trực tiếp cá nhân.
Theo chế độ này tiền lương được trả trực tiếp cho từng người thông qua đơn
giá và số lượng sản phẩm mà người công nhân đó trưc tiếp làm ra.
- Công thức tính:
TL
sp
= ĐG
sp
x SP
sp
Trong đó:
ML
cv
ĐG
SP
=
M
sl
* Chế độ này có tác dụng khuyến khích năng suất lao động cá nhân vì bản thân
từng công nhân cũng có thể thấy được mối quan hệ trực tiếp giữa kết quả sản
phẩm mình làm ra và mức lương tương ứng mình nhận được.
• Chế độ trả lương tập thể.
Theo chế độ này tiền lương của công nhân phụ thuộc vào số lượng sản phẩm
mà tập thể có thể chế tạo ra đảm bảo chất lượng.

- Công thức tính:
TL
tt
= Σ ĐG
tti
x SP
tti
Trong đó:
+ TL
tt
: Tổng tiền lương thực lĩnh của cả nhóm.
+ SP
tti
: Số lượng sản phẩm i do nhóm công nhân chế tạo đảm bảo chất lượng.
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
+ ĐG
tti
: Là đơn giá tập thể. Được tính theo công thức sau:
Σ ML
cvi
ĐG
tti
=
M
sltt
Hoặc : ĐGtti = ΣML
cvi
x M
tgtt

Trong đó:
+ Σ ML
cvi
là tổng mức lươg cấp bậc công việc.
+ M
sltt
là mức sản lượng tập thể, M
tgtt
là mức thời gian tập thể.
Muốn áp dụng phương pháp này chúng ta cần phải thực hiện việc chia lương.
Phương pháp 1: Chia theo hệ số điều chỉnh ( K
đc
).
Bước 1: Tinh đơn giá sản phẩm tập thể.
Σ ML
cvi
ĐG
tti
=
M
sltt
Hoặc : ĐGtti = ΣML
cvi
x M
tgtt
Bước 2: Tính tổng tiền lương tực lĩnh của cả tổ.
TL
tt
= Σ ĐG
tti

x SP
tti
Bước 3: Tính tiền lương cấp bậc của từng thành viên và của cả tổ.
Tiền lương cấp bậc của từng thành viên được tính bằng cách lấy mức lương
giờ ( ngày ) phù hợp với cấp bậc công nhân, nhân với số giờ ( ngày ) mà công
nhân đó thực tế làm được.
Sau đó cộng tổng tiền lươg cấp bậc của từng tành viên ta sẽ có tổng tiền lương
cấp bậc của cả tổ.
Bước 4: Tính hệ số điều chỉnh ( K
đc
).
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
TL
tt
K
đc
=
Σ TL
cb
Trong đó:
+ Σ TL
cb
: Tiền lương cấp bậc của cả tổ.
Bước 5: Tính tiền lương thực lĩnh từng thành viên.
Được xác định bằng cách lấy tiền lương cấp bậc của từng thành viên trong tổ
nhân với hệ số điều chỉnh.
Phương pháp 2: Chia theo giờ ( ngày ) hệ số.
Các bước 1 và 2 tính giống như phương pháp 1.
Bước 3: Quy đổi số giờ ( ngày ) thực tế làm việc của từng thành viên ra thành

giờ được chọn quy đổi, gọi là giờ ( ngày ) hệ số.
- Việc quy đổi được tiến hành bằng cách lấy số giờ thực tế làm việc của từng
công nhân, nhân với hệ số được chọn thấp nhất ( thường lấy K
0
= 1).
- Sau đó tính tổng số giờ ( ngày) đã quy đổi của cả tổ.
Bước 4: Tính tiền lương cho 1 giờ ( ngày) hệ số.
Được xác định bằng cách chia tổng tiền lương thực lĩnh cả tổ cho tổng số giờ
( ngày) đã quy đổi ở bước 3.
Bước 5: Tính tiền lương cho từng thành viên trong tổ.
Lấy số giờ ( ngày) đã quy đổi nhân với tiền lương cho 1 giờ ( ngày) hệ số.
• Chế độ trả lương theo sản phẩm lũy tiến.
Theo hình thức này tiền lương thực trả gồm hai bộ phận: Trả bình thường theo
đơn giá cố định và tiền trả theo đơn giá lũy tiến đối với những sản phẩm vượt
mức.
- Công thức xác định như sau:
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
TL
tt
= (ĐG

x Q
1
) + ĐG

x k x (Q
1
– Q
0

)
Trong đó:
+ ĐG

: Là đơn giá cố định.
+ ĐG
lt
: Là đơn giá lũy tiến.
+ Q
1
: Là sản lượng thực tế đạt được.
+ Q
0
: Là sản lượng đạt mức khởi điểm.
+ K : Là tỷ lệ tăng thêm so với đơn giá cố định.
5.2. Hình thức trả lương, trả công theo sản phẩm gián tiếp.
Nếu chế độ trả lương công nhân trực tiếp thì chế độ trả lương gián tiếp lại trả
cho những người làm công tác phục vụ cho công nhân chính nhằm khuyến
khích họ phục tốt hơn cho công nhân chính.
- Đơn giá sản phẩm được tính theo công thức.
L
ĐG
f
=
M
fv
x Q
Trong đó:
+ ĐG
f

: Đơn giá sản phẩm của công nhân phụ, công nhân phục vụ.
+ L : Mức lương cấp bậc của công nhân phụ, công nhân phục vụ.
+ M
fv
: Mức phục vụ của công nhân phụ.
+ Q : Mức sản lượng của công nhân chính làm lương sản phẩm.
- Tiền lương thực lĩnh xác định bằng công thức:
TL
tt
= ĐG
f
x Q
1
Trong đó:Q
1
- Là sản lượng thực tế của công nhân chính làm lương sản phẩm.
5.3. Hình thức trả lương, trả công theo sản phẩm khoán.
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
Áp dụng cho những công việc mang tính đột xuất, không xác định được một
mức lao động ổn định trong thời gian dài. Phụ thuộc vào hình thức khoán ( cá
nhân, tập thể ) mà đơn giá thanh toán lương, chia lương theo cá nhân hoặc tập
thể.
Khoán có nghĩa là giao cả một khối lượng công việc, yêu cầu về chất lượng và
thời hạn hoàn thành công việc đồng thời quy định mức tiền lương tương ứng.
Ưu điểm: Làm cho người lao động phát huy hết khả năng sáng kiến kỹ thuật,
đồng thời khối lượng công việc cũng được hoàn thành một cách nhanh chóng.
Nhược điểm: Việc xác định đơn giá khá phức tạp nhiều khi không chính xác,
làm cho công nhân bi quan hay không chú ý làm việc đầy đủ ở một số bộ phận
và dễ dẫn đến sự ỷ lại người khác.

5.4. Hình thức trả lương, trả công theo thời gian.
a. Khái niệm.
- Tiền lương của công nhân phụ thuộc vào mức lương phù hợp với cấp bậc
và thời gian làm việc thực tế của họ.
- Công thức tính:
TL
tgi
= ML
i
x T
tt
Trong đó:
+ TL
tgi
: Tiền lương nhận được của công nhân bậc i làm theo lương thời gian.
+ ML
i
: Mức lương của công nhân bậc i ( theo giờ, ngày hoặc tháng).
+ T
tt
: Thời gian thực tế làm việc của công nhân ( giờ, ngày, hoặc tháng).
b. Phạm vi áp dụng.
Hình thức trả lương thời gian thường được áp dụng ở những nơi khó định mức
( cán bộ quản lý, phục vụ, sữa chữa), nơi cần đảm bảo tuyệt đối về mặt chất
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
lượng ( sản xuất thử, thí nghiệm), nơi sản xuất đơn chiếc hoặc những nơi cần
đảm bảo an toàn tuyệt đối ( trông coi nồi hơi,…).
PHẦN 2: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM THỰC TẾ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN BIA, RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN ẢNH HƯỞNG TỚI

CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG.
1. Tổng quan về công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn – Đồng Xuân.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Rượu Đồng Xuân là một DNNN được thành lập ngày
15/9/1965 trực thuộc Sở Công Nghiệp Tỉnh Phú Thọ là tiền thân của Công ty
cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn- Đồng Xuân ngày nay. Căn cứ theo quyết định số
113/QĐ-UBND ngày 19/1/2007 của UBND Tỉnh Phú Thọ về việc chuyển giao
phần vốn Nhà nước nắm giữ tại Công ty CP Bia, Rượu Đồng Xuân về Tổng
Công ty Bia, Rượu NGK Sài Gòn quản lý. Công ty chính thức trở thành Công
ty thành viên trong tổng công ty Bia Rượu nước giải khát Sài Gòn.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua bao nhiêu khó
khăn và thăng trầm ngày nay công ty cổ phần bia rượu Sài Gòn – Đồng Xuân
đã trở thành một doanh nghiệp lớn. Có thị trường rộng doanh thu hàng năm lên
tới nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
 Các giai đoạn phát triển của công ty.
• Năm 1965- 1975:
Xí nghiệp rượu Đồng Xuân được thành lập tại thị trấn Thanh Ba – Phú Thọ với
diện tích 22393 (m2). Đến năm 1967 xí nghiệp cho ra đời 2 sản phẩm cồn 70
độ và rượu trắng, lượng lao động lúc này mới chỉ có 35 người. Do điều kiện
chiến tranh xí nghiệp đã làm ăn thua lỗ 30504 đồng.Đến năm 1975 xí nghiệp
có 94 lao động, sản lượng cồn đạt 153935 lít và 440314 lít rượu.
• Năm 1975 – 1985:
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
Trong giai đoạn này xí nghiệp đã mở rộng sản xuất và mạnh dạn đổi mới công
nghệ nên dã có nhiều sản phẩm mới được ra đời như: Rượu chanh, cam, dứa,
mơ đóng chai. Đến năm 1985 sản lượng cồn là 329225 lít nồng độ cồn đạt 96,5
độ.
• Năm 1985 – 1995:
Với sự thay đổi của cơ chế nhà nước ban lãnh đạo xí nghiệp lại chưa

nắm bắt kịp thời nên trong thời gian này xí nghiệp làm ăn thua lỗ nặng. Công
nhân viên công ty đi làm thường xuyên cũng chỉ được hưởng 70% lương và xí
nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Đứng trước tình hình đó ban giám đốc đã cũng
cố lại đội ngũ cán bộ và có những quyết định mang tính đột phá đến năm 1991
tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đã tăng lên đáng kể.
Từ năm 1994 theo quyết định số 54/QĐUB của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
Xí nghiệp đã đổi tên thành Công ty cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân.
Đến năm 1995 mức lãi của công ty là 156515806 đồng.
• Năm 1995 – 2006:
Thời kỳ này là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công ty. Sau khi ban giam đốc
đã mạnh dạn đầu tư một dây truyền công nghệ sản xuất của Đức tại nhà máy ở
km số 9 – Thăng Long, Nội Bài với diện tích 15630 m2, đến năm 1997 nhà
máy đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao.
Hiện tại công ty có hai nhà máy:
- Nhà máy cồn rượu Sài Gòn – Đồng Xuân tại Thanh Ba Phú Thọ chuyên sản
xuất cồn rượu thực phẩm công suất 1,5 triệu lít và 3 triệu lít rượu mỗi năm.
- Nhà máy Bia Sài Gòn Mê Linh tại Mê Linh – Hà Nội chuyên sản xuất bia
với công suất 30 triệu lít mỗi năm.
Tổng số lao động năm 2006 của công ty là 395 người.
• Năm 2007 đến nay:
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
Căn cứ theo quyết định số 113/QĐ – UBND ngày 19/01/2007 của UBND tỉnh
Phú Thọ về việc chuyển giao phần vốn nhà nước nắm giữ tại công ty CP Bia,
Rượu Đồng Xuân về tổng công ty bia, rượu NGK Sài Gòn quản lý. Công ty
chính thức trở thành công ty thành viên trong tổng công ty bia rượu NGK Sài
Gòn.
Với sự cố gắng của ban lãnh đạo, cùng toàn thể nhân viên công ty bước đầu đã
có những thành tựu đáng ghi nhận:
- 12 trong số 14 sản phẩm của công ty đã đạt huy chương vàng tạ các kỳ hội

chợ trong nước và quốc tế.
- Đạt giải quả cầu bạc Made in VietNam năm 2002, quả cầu vàng Made in
VietNam năm 2004.
- Đạt giải cúp sen vàng và chân dung Bạch Thái Bưởi tại hội chợ xuất nhập
khẩu và tiêu dùng Exempo 2004.
Năm 2008 doanh thu của công ty đạt trên 252 tỷ đồng, năm 2009 đạt trên 325
tỷ đồng và ước tính năm 2010 doanh thu đạt 500 tỷ đồng.
1.2. Công tác tổ chức của công ty.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý.
1.2.1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty.
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý.
Cơ cấu tổ chức của công ty được thiết kế đơn giản nên mức độ bộ phận hóa và
mức độ chính thức hóa thấp, phạm vi quản lý rộng. Vì vậy phản ứng của công
ty rất nhanh nhạy, linh hoạt với sự thay đổi của môi trường.
Chi phí quản lý trong công ty thấp trách nhiệm và quyền lợi của những người
lao động rất rõ ràng. Nhưng với cơ cấu trên công ty dễ gặp khó khăn khi được
mở rộng, chủ tịch hội đồng quản trị dễ bị quá tải.
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Ban Kiểm Soát
Ban Giám Đốc
Hội Đồng Quản Trị
Phòng Tổ
Chức Lao
Động
Phòng Tài
Chính Kế
Toán

Nhà Máy Bia
Phòng Kỹ
Thuật Đầu

Phòng
Kinh
Doanh
Phân xưởng
Cơ Khí
Động Lực
Phân xưởng
Chiết Rót
Phân xưởng
Nấu – Lên
Men
Nhà Máy Rượu
Phân
xưởng
Cồn
Phân
xưởng
Rượu
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
1.2.1.2. Chức năng các phòng ban.
Trong công cuộc đổi mới ngày nay thì đi cùng với việc cải tiến đổi mới kỹ
thuật công ty cũng rất chú trọng đến việc xây dựng bộ máy quản lý cho phù
hợp với yêu cầu thực tế. Các phòng ban chức năng của công ty bao gồm:
 Đại hội đồng cổ đông:
Là hội đồng cao nhất, với kỳ hoạt động 4 năm là nơi hoạch định các chiến lược
kinh doanh của công ty. Đại hội đồng cổ đông đã tiến hành họp 6 tháng một

lần và đã bầu ra các phòng ban chức năng, các chức vụ chủ chốt của công ty
như hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
 Ban kiểm soát:
Được lập ra với mục đích theo dõi và tổng kết các hoạt động của toàn công ty
trong suốt nhiệm kỳ hoạt động.
 Hội đồng quản trị:
Là cơ quan chịu trách nhiệm quản trị mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công
ty. Đồng thời là đại diện pháp lý của công ty trước nhà nước và pháp luật.
Ban lãnh đạo công ty: gồm một giám đốc và hai phó giám đốc
 Giám đốc:
Là người chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của hai nhà máy. Đồng
thời là người chịu mọi trách nhiệm trước nhà nước, tổng công ty và trước công
đoàn công ty.
 Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật kim trưởng phòng kỹ thuật:
Là người chịu trách nhiệm về xây dựng dịnh mức kinh tế- kỹ thuật, tiêu chuẩn
vật tư chất lượng sản phẩm. Là người điều hành mọi hoạt động của phòng kỹ
thuật.
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
 Phó giám đốc phụ trách hành chính:
Có trách nhiệm về nhân sự của công ty đồng thời chịu trách nhiệm điều hành
mọi
hoạt động của phòng hành chính.
Các phòng ban chức năng công ty:
Được tổ chức ra nhằm phù hợp với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Các phòng ban chịu sự chỉ đạo của ban lãnh đạo thông qua các trưởng
và phó phòng.
 Phòng thị trường:
Có chức năng kiểm soát mọi hoạt động tài chính của công ty. Hạch toán kinh

tế thực hiện các nhiệm vụ giao dịch thanh toán và phân phối lợi nhuận.
Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của cồng ty đồng thời chịu
trách nhiệm về Marketing tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra phòng thị trường còn
phải ký kết hợp đồng kinh doanh và theo dõi việc thực hiện hợp đồng. Nghiên
cứu và lập kế hoạch phát triên công ty.
 Phòng kỹ thuật:
Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và chất lượng sản
phẩm tiêu thụ đầu ra. Đồng thời khi có sự cố về kỹ thuật phải khắc phục và sữa
chữa.
 Phòng hành chính:
Có trách nhiệm xây dựng và triển khai các chế độ lương thưởng cho cán bộ
công nhân viên công ty. Có trách nhiệm tuyển dụng và kế hoạch nhân sự. Chịu
trách nhiệm về bảo hiểm vệ sinh an toàn lao động và tổ chức đón tiếp khách.
 Phòng tài chính kế toán:
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
Có chức năng kiểm soát mọi hoạt động tài chính của công ty. Hạch toán kinh
tế thực hiện các nhiệm vụ giao dịch thanh toán và phân phối lợi nhuận.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của công ty là các phân xưởng đứng
đầu mỗi phân xưởng là các quản đốc chịu trách nhiệm về công tác sản xuất bao
gồm:
+ Phân xưởng cồn
+ Phân xưởng Rượu
+ Phân xưởng Bia
Ở mỗi phân xưởng lại được chia ra nhiều tổ khác nhau như: Tổ nấu, Tổ
lên men, Tổ hoàn thiện…Đứng đầu mỗi tổ là các tổ trưởng chịu trách nhiệm
trong nhiệm vụ sản xuất của tổ mình.
1.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
1.2.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất cồn.

Cồn công ty sản xuất là cồn thành phẩm 96,5 độ được chế biến từ nguyên liệu
chính là sắn. Sắn được nghiền nhỏ sau đó nấu, lên men và chưng cất. Quy trình
được khái quát hóa bằng sơ đồ sau:
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất cồn thực phẩm
1.2.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất rượu.
Sản phẩm rượu được chế biến chủ yếu từ nguyên liệu cồn. Các sản phẩm rượu
hoa quả của công ty có nồng độ khoảng 12
o
đến 20
o
. Các loại rượu đặc trưng
của công ty như: Rượu nếp cẩm, hoàng đế, vodka…có nồng độ từ 18
o
đến 45
o
.
Quy trình sản xuất rượu được khái quát hóa theo sơ đồ sau:
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
Nguyên liệu
u
Nghiền nguyên liệu
u
Nấu nguyên liệu
u
Đường hóa
u
Lên men
u

Chưng cất
u
Sản phẩm cồn
u
Hoa quả
u
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất rượu.
1.2.3.3. Quy trình công nghệ sản xuất bia.
Công ty ngoài hai sản phẩm cồn và rượu thì còn có một nhà máy sản xuất bia
từ nguyên liệu Malt và gạo nghiền nhỏ. Sau đó đưa vào chuyển hóa các dung
dịch thành đường hóa và hồ hóa. Qua qúa trình nấu và lọc thô tiến hành làm
lạnh nhanh và lên men chính, phụ. Sau quá trình này đưa ra bão hòa với CO2 ta
được bia thành phẩm. Quy trình trên được khái quát bởi sơ đồ sau:
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
Cồn thực phẩm
u
Pha chế
u
Hương liệu
phụ gia
u
Lọc trong
u
Chọn, lựa,rửa
u
Ngâm đường
u
Rút dịch đường
u

Lên men
u
Lọc sơ bộ
u
Hãm cồn
u
Tàng trữ
u
Đóng chai
u
Đóng bìa Catton
u
Nhập kho
u
Hoa quả
u
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
Nghiền
nguyên liệu
Nấu
Hồ hóa
Lọc thô
Lên men
Lọc tinh
Chiết box
Thành phẩm
Đóng chai
Dán nhãn
Thanh trùng

Men
Bổ sung CO
2
Thành phẩm
Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất bia
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
1.2.4. Đặc điểm trang thiết bị và công nghệ chế tạo sản phẩm.
- Dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm bia của công ty được đầu tư công
nghệ của cộng hòa liên bang Đức, với công suất 40 triệu lít/ năm.
- Dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm rượu, công nghệ Việt Nam, công
suất 2 triệu lít/ năm.
- Dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm cồn, công nghệ Việt Nam, công
suất 1,5 triệu lít/ năm.
- Hiện tại công ty đã đầu tư nhiều đại lý phân phối và nhà máy sản xuất trên
các vùng miền.
Chi Nhánh Địa Chỉ
Việt Trì Số 2189 - Đại Lộ Hùng Vương - P.Gia Cẩm - Việt Trì - Phú
Thọ.ĐT: 0210.847.456. Fax: 0210.847.456
Vĩnh Phúc Số - 365 Đường Mê Linh - P.Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
ĐT: 0211.840.355. Fax: 0211.722.500
Hà Nội Khu II – Mễ Trì Hạ - Từ Liêm – Hà Nội. ĐT: 0903.475.519
Tuyên Quang An Tường – Yên Sơn – Tuyên Quang. ĐT: 0903.459.545
Thái Nguyên Số 234 – Đường Bến Oánh - P.Trưng Vương - TP.Thái Nguyên.
Hải Phòng Số 43 - Trần Quang Khải-Hải Phòng.
Ninh Bình Đường 10B – Phố Trung Sơn - P.Bích Đào - TP.Ninh Bình.
Quảng Bình Số 9 - Dương Văn An - Đồng Hới - Quảng Bình.
Gia Lai Số 30 - Trần Phú - TP.Pleiku - Tỉnh Gia Lai.
Quảng Nam Khu II - Núi Thành - Quảng Nam.
Đắc Lắc Số 71 - Xô Viết Nghệ Tĩnh - TP.Buôn Mê Thuật - Tỉnh Đắc Lắc.
TP HCM Số 670 - Hàm Tử - Phường 10 - Quận 5 - TP.Hồ Chí Minh.

2. Thực trạng nhân lực và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1. Thực trạng nhân lực.
2.1.1. Cơ cấu trình độ.
Công ty có tổng số lao động có mặt đến ngày 01/01/2010 là 485 lao động.
Trong đó lao động nam là 258 người chiếm 53,2%, lao động nữ 227 người
chiếm 46,8%. Về lao động trình độ trên ĐH khá khiêm tốn chỉ có 7 người
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP QTNL – K9A
chiếm 1,44% so với toàn công ty. Lao trực tiếp tham gia sản xuất không có ai
trên trình độ ĐH, hầu hết công nhân tham gia sản xuất sản phẩm là những
người tốt nghiệp THCN và công nhân kỹ thuật. Trình độ Cao đẳng ĐH cũng
chiếm một tỷ lệ khá thấp chỉ có 46 lao động và chiếm 9,48%. Lao động CNKT
chiếm đa số với 219 người tương đương 45,2%. Ngoài ra lao động có trình độ
THCN cũng chiếm một số lượng khá đông 201 lao động tương đương 41,4%.
Còn lại là lao động phổ thông với 12 người chiếm 2,48%.
Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ lao động của công ty.
Chỉ Tiêu
Tổng
số
Trình độ
Trên ĐH CĐ - ĐH THCN CNKT LĐPT
Hội đồng quản trị 5 3 2
Ban kiểm soát 3 2 1
Ban giám đốc 3 1 3
Phòng tổ chức HC 7 5 2
Phòng kế toán 8 1 4 3
Phòng kỹ thuật đầu tư 6 3 2 1
Phòng kinh doanh 10 9 1
Phân xưởng nấu lên men 21 3 8 9
Phân xưởng cồn 99 4 47 44 4

Phân xưởng rượu 163 6 67 85 5
Phân xưởng chiết rót 130 4 59 64 3
Phân xưỏng động lực 30 2 12 16
Tổng cộng 485 7 46 201 219 12
% So với tổng số 100 1,44 9,48 41,4 45,2 2,48
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhân lực năm 2009 của phòng TCHC
Trình độ lao động phản ánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời thể
hiện sự sáng tạo trong sản xuất sản phẩm. Nếu lao động có trình độ cao sẽ
mang lại sức cạnh tranh mạnh cho sản phẩm làm ra, tăng hiệu quả trong năng
lực quản lý và phát triển. Đồng thời trình độ lao động cao thì chi phí tiền lương
cấp bậc càng lớn.
Để thấy rõ hơn về cơ cấu trình độ lao động trong công ty, chúng ta có thể
thông qua biểu đồ sau:
CĐ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SVTH: TỪ NGỌC ANH

×