Tải bản đầy đủ (.pdf) (274 trang)

hoàn thiện hệ thống sản xuất giống hoa (lan, hồng môn, đồng tiên, lily, cúc) bằng công nghệ nuôi cấy quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hóa ở đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 274 trang )



0
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ




BÁO CÁO TỔNG KẾT
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN

Tên dự án :

“HOÀN THIỆN HỆ THỐNG SẢN XUẤT GIỐNG HOA (LAN, HỒNG
MÔN, ĐỒNG TIỀN, LILY, CÚC) BẰNG NUÔI CẤY MÔ QUY MÔ
CÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT HOA HÀNG
HOÁ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG”


Cơ quan chủ trì dự án: Viện Nghiên cứu Rau quả
Chủ nhiệm dự án: TS. Đặng Văn Đông




7627
28/01/2010

Hà Nội, tháng 1 năm 2010







1
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC KỸ THUẬT
DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM
"Hoàn thiện hệ thống sản xuất giống hoa (lan, hồng môn, đồng tiền, lily, cúc)
bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng
hoá ở Đồng Bằng Sông Hồng"

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án:
Hoàn thiện hệ thống sản xuất giống hoa (lan, hồng môn, đồng tiền, lily,
cúc) bằng nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát tri
ển vùng sản xuất hoa
hàng hoá ở Đồng Bằng Sông Hồng
2. Cấp quản lý: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3. Thuộc chương trình: “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công
nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp & PTNT đến năm 2020”
4. Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2007 đến tháng 8/2009
5. Cơ quan chủ trì
Viện Nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm – Hà Nội
Điện thoạ
i: 04.8276254 Fax: 04.8276148
6.Chủ nhiệm dự án:
Họ và tên: TS. Đặng Văn Đông
Chức vụ: Trưởng Bộ môn Hoa và cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả

Điện thoại: CQ: 04.8765625 NR: 04.8766720 Mobile: 0913562265
7. Tổng vốn thực hiện dự án: 8.340,0 triệu đồng, trong đó:
+ Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 2.500,0 triệu đồng


+ Khác : 5.840,0 triệu đồng


Kinh phí thu hồi: 1500,0 triệu đồng (60% kinh phí ngân sách SNKH)
7. Tên tổ chức tham gia chính
7.1. Tổ chức chịu trách nhiệm về công nghệ : Viện Nghiên cứu Rau quả
7.2. Tổ chức khác
a. Các tổ chức phối hợp hoàn thiện công nghệ
1. Trung tâm ứng dụng khoa học và sản xuất nông lâm nghiệp Quảng Ninh
Địa chỉ: Km 11 Yên Hưng – Quảng Ninh
b. Các tổ chức chính tiếp nhận và sử dụng sản phẩm của dự án


2
2. Trung tâm ứng dụng và chuyển giao CN – Sở KHCN Bắc Ninh
Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Đăng Đạo – TP Bắc Ninh – tỉnh Bắc Ninh
3. Công ty TNHH Cửu Long
Địa chỉ: Xã Đình Bảng - huyện Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh
4. HTX Dịch vụ Nông nghiệp Cát Lại
Xã Bình Nghĩa - huyện Bình Lục - Tỉnh Hà Nam.
5. HTX nông nghiệp Phù Vân
Địa chỉ: Xã Phù Vân – Phủ Lý – Hà Nam
6. Công ty Cổ phần xây dựng Vạn Xuân
Địa chỉ: Xã Việt Đoàn - huyện Tiên Du – t
ỉnh Bắc Ninh

7. HTX Đan Hoài – Đan Phượng – Hà Nội
8. Trang trại hoa Liên Phương
Địa chỉ: Xã Liên Phương – TX Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên






















3

I- ĐẶT VẤN ĐỀ
So với các lĩnh vực nông nghiệp khác, hoa cây cảnh là một ngành kinh tế
non trẻ, nhưng những năm qua đã phát triển với tốc độ khá mạnh mẽ. Theo báo

cáo năm 2005 của FAO, giá trị sản lượng Hoa cây cảnh của toàn thế giới năm
1995 đạt 35 tỷ USD, đến năm 2004 tăng lên 56 tỷ USD (tốc độ tăng bình quân
năm là 20%); trong đó giá trị xuất khẩu đạ
t từ 8,5-10 tỷ USD/năm.
Những nước có nền công nghiệp Hoa phát triển là Hà Lan, Pháp, Mỹ,
Colombia, Kenia Một số nước đang có kế hoạch đầu tư phát triển, đưa cây hoa
lên thành một ngành kinh tế quan trọng là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,
Thái Lan, Singapo, Ixraen, Italia
Do cây hoa mang lại lợi nhuận khá cao nên được 1 số nước rất chú trọng
đầu tư, đặc biệt là cho công tác nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu tiên tiến
nhất của các ngành nghề khác có liên quan như: công ngh
ệ sinh học, tin học, tự
động hoá, vật lý, hoá học, ngành công nghiệp làm nhà kính, nhà lưới, ngành
công nghiệp sản xuất giá thể, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh
Kết quả là mỗi năm trên thế giới đã tạo ra hàng trăm chủng loại hoa và
giống hoa mới, đã xây dựng rất nhiều “nhà máy” sản xuất giống hoa và hoa
thương phẩm với hàng tỷ bông hoa chất lượng cao, cung cấp cho người tiêu
dùng, đồng thời đã thúc đẩy r
ất nhiều ngành nghề khác phát triển.
Theo phân tích và dự báo của các chuyên gia kinh tế, ngành sản xuất, kinh
doanh hoa trên thế giới còn tiếp tục phát triển và vẫn có tốc độ phát triển cao (từ
12-15%) trong những năm tới. Tuy nhiên, do có một số lợi thế nên một số nước
đang phát triển như Trung Quốc, Thái Lan, Kenia, Ấn Độ sẽ vươn lên đạt
giá trị sản lượng và giá trị xuất khẩu cao, đồng thời công tác nghiên cứu sẽ
ti
ếp tục được quan tâm đầu tư để có thêm nhiều chủng loại hoa độc đáo, chất
lượng hoa cao hơn.
Ở Việt Nam, các giống hoa được trồng trước năm 1995, chủ yếu là các
giống có nguồn gốc trong nước (đào Bích, quất Văn Giang, cúc Đại Đoá, hồng
Đà Lạt, layơn trắng, layơn phấn hồng Hải Phòng ). Từ năm 2005 trở lại đây,

các giống hoa mới (đặc bi
ệt là các loại hoa cao cấp như lan, hồng môn, lily ),
đã được nhập về từ nước ngoài bằng nhiều con đường khác nhau và đã phát huy
hiệu quả rõ rệt.


4
Vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung
rất có tiềm năng phát triển sản xuất hoa hàng hoá để xuất khẩu. Tuy nhiên, sự
phát triển, sản xuất hoa những năm qua đã chưa tương xứng với tiềm năng sẵn
có. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho năng suất hoa thấp, chất
lượng không cao đó là do công tác giống mà quan trọng nhất là khâu nhân
giống. Trong khi các nước tiên tiến họ sử d
ụng 80% cây giống hoa từ nuôi cấy
mô thì con số trên ở Việt Nam chỉ đạt khoảng 5%. Những năm qua, được sự đầu
tư của Nhà nước, một số cơ quan chuyên ngành như Viện Nghiên cứu Rau
quả và Viện Di truyền Nông nghiệp, Trường ĐHNN I đã nghiên cứu thành
công một số quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật và đã tạo ra
được nhiều giống hoa có giá trị được người tiêu dùng đánh giá rấ
t cao. Tuy
nhiên, để áp dụng rộng rãi ngoài sản xuất rất cần có các bước thử nghiệm để
hoàn thiện quy trình.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện dự án: “Hoàn
thiện hệ thống sản xuất giống hoa (lan, hồng môn, đồng tiền, lily, cúc) bằng
nuôi cấy mô quy mô công nghiệp và phát triển vùng sản xuất hoa hàng hoá ở
Đồng Bằng sông Hồng”.



















5
II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU CÁC
LOẠI CÂY TRỒNG LÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất, phát triển hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam
a, Tình hình sản xuất, phát triển hoa lan trên thế giới
Trải qua nhiều thế kỷ, người ta chỉ biết gieo lan nảy mầm từ hạt [5]. Bác
sỹ, y tá người Anh John Haris và Weich đã biết đế
n vai trò của nấm Fungus
trong việc nảy mầm hạt lan ở điều kiện tự nhiên. Năm 1946, công trình nghiên
cứu của TS. Knudson (Mỹ) [7] đã mở ra công nghệ sinh học môi trường lan.
Nhờ vậy, người ta đã sản xuất được khối lượng cây lớn, đồng nhất trong thời
gian ngắn, bảo tồn, duy trì nguồn và chọn lọc được những giống sạch virus từ
các dòng được lai tạo, xây dựng các xí nghiệ
p sản xuất công nghiệp có sản
lượng lớn và giá thành hạ.

Phong lan đã được xuất khẩu và lưu thông như một ngành thương mại và
được phát triển nhanh ra nhiều nước, các nhà khoa học đã lai tạo và nuôi trồng
được nhiều giống mới độc đáo. Các quốc gia có tiềm năng sản xuất hoa lan bằng
công nghệ tiên tiến là Anh, Pháp, Newdiland, Australia, Thái Lan, Hà Lan Các
giống nhập nội từ các công ty của Singpore, Malaysia đang phát triển trên diện
tích 300 ha ở
đảo Bulan. Loddiges (1812) là người đầu tiên trên thế giới thiết lập
vườn lan thương mại [18]. Trong những thập kỷ gần đây, cùng với phương tiện
giao thông phát triển mạnh mẽ, các thành tựu khao học và sự phát triển về công
nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi, do vậy việc xuất, nhập khẩu hoa lan ngày
càng tăng với quy mô rất lớn. Nhiều nước đã trở thành cường quốc xuất khẩ
u
hoa lan như: Đài Loan, Thái Lan Hoa lan đã và đang là nguồn lợi lớn của các
nước Đông Nam á và thế giới [3], [8], [19].
Hiện nay, Thái Lan là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hoa lan đạt
110 triệu USD trong năm 2003 [20]. Thái Lan có 18 phòng nuôi cấy in vitro hoa
lan thương mại hoạt động ở Băng Cốc và các vùng phụ cận. Hàng năm sản xuất
31,6 triệu cây con trong đó Dendrobium chiếm 80%, Mokara 5%, còn lại là các
loài lan khác. Đài Loan đang tăng nhanh sản xuất Phalaenopsis và chọ
n tạo
nhiều giống mới, hiện nay đã tạo ra được một số giống lan lai có khả năng cắt
cành cao và trồng trong chậu [15]. ở Singapore, nghề trồng hoa lan xuất khẩu
trên quy mô lớn bắt đầu từ năm 1987. Nhà nước đã thấy rõ tiềm năng xuất khẩu
loại hoa này trên thị trường thế giới nên đã mở rộng trang trại trồng hoa phong


6
lan. Năm 1992, xuất khẩu hơn 18 triệu USD, hiện nay Singapore chiếm 12% thị
trường kinh doanh phong lan thế giới [3]. Hà Lan đã đầu tư 20 triệu USD vào ấn
Độ để lắp đặt các thiết bị máy móc đầu tư cho việc sản xuất hoa lan xuất khẩu.

Mỗi năm ấn Độ sản xuất được 10 triệu cây hoa lan [3]. Nhật Bản cũng đã đầu tư
6,6 triệu USD cho Thái Lan để mở rộng c
ơ sở sản xuất với công suất 10 triệu
cây hoa phong lan mỗi năm. Hiện nay, Nhật là khách hàng lớn nhất của
Singapore với khả năng tiêu thụ 60% số cây phong lan của nước này [3].
Hiện tại, các nước sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hoa phong lan chính
trên thế giới là Hà Lan, Singapore, Philipin (thị trường á, Âu, Mỹ), ngoài ra còn
nhiều nước nữa như: Pháp, Đức, Italia, Colombia là những nước kinh doanh
xuất khẩu hoa đáng kể trên thế giới. Tổng kim ngạ
ch xuất khẩu hoa phong lan
trên thế giới hàng năm đạt 21,1 tỷ USD [6]. Riêng về việc xuất khẩu lan cắt cành
trên thế giới những chủng loại được gọi là mặt hàng chính thì có tới > 95% có
xuất xứ từ các vùng nhiệt đới. Do vậy, từ năm 1967 các nước châu á như: Thái
Lan, Singapore, Indonesia đã bắt đầu phát triển nhanh sản xuất kinh doanh
xuất khẩu hoa phong lan một cách mạnh mẽ. Tính đến năm 2003, kim ngạch
xuất khẩu hoa phong lan c
ủa Hà Lan đạt 1,8 tỷ USD. Hoa phong lan ở Hà Lan
được trồng trong nhà kính với tổng diện tích là 3081,75 ha. Các nước trong khu
vực Đông Nam á cũng đang chạy đua phát triển ngành lan. Chính phủ Singapore
đặt kế hoạch vào năm 2010 đạt 100 triệu USD xuất khẩu. Thái Lan xây dựng
đầy đủ cơ sở hạ tầng và mời các nhà sản xuất vào trồng. Thủ tướng Malaysia
giao 300 ha đất của BAPng Johor cho các nhà trồng lan và yêu cầu ngành lan
phải mau chóng bắt kịp các nước phát triển. Cả
Đài Loan cũng đưa ra kế hoạch
đến năm 2005 sẽ biến đất nước thành một Hà Lan thứ 2. Đa số các cây lan trên
thị trường hiện nay là các giống lan lai của Cymbidium, Paphiopedium,
Phraenopsis, Oncidium, Dendrobium và Cattleya. Nhiều nhất là Dendrobium,
Pharaenopsis, Oncidium.
b, Tình hình sản xuất, phát triển hoa lan ở Việt Nam
Phong lan là loài hoa quý, không xa lạ gì với người Việt Nam. Thậm chí

có thẻ nói đây là thứ “cây nhà lá vườn” cũng không có gì là cường điệu. Vì lẽ
các nước Đông Nam á chúng ta trong đó có Việt Nam là vùng sản sinh ra
nhiều loài lan mà lan rừng Việt Nam đa số là quý hiếm nên được nhiều
chuyên viên về phong lan ở nước ngoài đánh giá cao. Ông cha ta từ xưa cũng
thích lặn lội vào rừng vào núi tìm lan về trồng nhưng do không nắm vững


7
phần kỹ thuật nuôi trồng cũng nhe chăm sóc nên qua thời gian hàng ngàn năm
ngành nghề này cũng không tiến triển được BAPo nhiêu. Chơi lan vẫn đơn
thuần chỉ là để giải trí. Việc trồng và chăm sóc lan còn thực hiện theo kinh
nghiệm truyền thống vì vậy hiệu quả trồng lan chưa cao. Thêm vào đó nước
ta chiến tranh liên miên khiến nông nghiệp nói chung và nghề trồng lan nói
riêng chậm phát triển hơn các nước khác vài chục năm. nhi
ều kinh nghiệm
nghiên cứu cho thấy rừng Việt Nam có trữ lượng lan lớn và tập trung nhiều loài
lan quý hiếm mà nhiều nơi không có, cùng với đó là sự quan tâm của nhà nước
và nguồn nhân lực dồi dào, khí hậu thuận lợi khiến cho ngành trồng lan nước ta
những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, nhiều phòng nghiên cứu về lan được
thành lập đưa ngành trồng lan lên một tầm cao mới.
Đặc biệt, phải k
ể đến trang trại RINSUN tại Gia Hiệp - Di Linh - Lâm
Đồng đã đầu tư trang thiết bị hiện đại có thể tự tạo ra nguồn cây giống để sản
xuất. Sản phẩm đặc biệt ở đây là lan Hồ điệp với 16 - 17 màu hoa khác nhau, từ
những màu phổ biến như: tím, trắng môi đỏ, trắng môi hồng, đỏ đến những
màu mới lạ như: trắng điểm
đen, vàng Trang trại đã đầu tư 10.000 m2 diện
tích nuôi trồng hiện đại, cung cấp trung bình 400.000 chậu lan Hồ điệp mỗi năm.
Ngoài tiêu thụ trong nước, lan Hồ điệp của trang trại còn xuất khẩu sang Mỹ,
Nhật và các nước châu Âu, Đông Nam á Mặc dù nước ta có điều kiện thuận

lợi hơn cả Thái Lan với miền nam khí hậu gió mùa ổn định, nhưng giá trị xuất
khẩu hoa lan của Vi
ệt Nam còn khiêm tốn, từ 1998 - 2003 chỉ đạt khoảng
90,000 - 150,000 USD / năm [21].
Đối với thị trường hoa trong nước, sản lượng hoa phong lan cũng không
đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Các cơ sở sản xuất hoa lan chỉ đáp
ứng được 30 - 40% nhu cầu lan cắt cành còn lại phải nhập từ các nước khác. Lần
đầu tiên Phú Yên cung ứng 250.000 cây phong lan cho 1 doanh nghiệp tại thành
phố Hồ Chí Minh để xuất khẩu. Đây là lô phong lan đầu tiên được trung tâm
gi
ống và kỹ thuật cây trồng (sở NN & PTNT Phú Yên) nhân giống thành công
bằng kỹ thuật vô tính. Hiện Trung tâm đang áp dụng phương pháp nuôi cấy mô
để sản xuất hàng loạt cây trồng khác tại làng hoa Bình Kiến, trong đó có 11 loài
hoa đang được thị trường ưa chuộng. Sắp tới Trung tâm tiếp tục cung ứng
300.000 - 500.000 cây phong lan mỗi năm để xuất khẩu sang Canada, Đài
Loan Cũng như ở một số thành phố lớn trong cả nước, ở
Đà Nẵng phong trào
chơi và sử dụng các loại hoa lan từ cao cấp đến bình dân cũng ngày càng tăng và


8
ở mọi tầng lớp nhân dân. Hiện tại ở Đà Nẵng có 3 loại hình chủ yếu trồng, kinh
doanh và chơi các loại hoa lan.
Lĩnh vực kinh doanh lan tại Việt Nam mới thực sự bắt đầu được hơn
10 năm nay. Theo ông Đồng Văn Khiêm - Giám đốc Công ty Phong lan
Xuất khẩu Thành phố thì khó khăn lớn nhất là Nhà nước chưa có chính sách
phát triển ngành lan, chưa có một văn bản nào để khuyến khích, chính sách
thuế không rõ ràng
Bên cạnh đó, việc xuất khẩu lan hiện còn qua uỷ thác, không tạo được sự
chủ động cho nhà sản xuất. CITES Việt Nam (cơ quan kiểm tra việc buôn bán

các loại động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng) chưa hoạt động nên
việc xuất lan cũng gặp khó khăn. Nói tóm lại, vấn đề sản xuất, kinh doanh, xuất
khẩu hoa lan ở Việt Nam từ trước đến nay vẫn ở dạng ti
ềm năng. Trong khi đó,
sức cạnh tranh thị trường trên thế giới là rất lớn. Những hoạt động kinh doanh
và xuất khẩu trong thời gian qua chỉ mới có ý nghĩa khởi động, hứa hẹn một sự
phát triển trong tương lai dựa trên những điều kiện thuận lợi sẵn có cho sự phát
triển ngành trồng lan.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam
a, Tình hình nghiên cứu cây hoa lan trên thế giới
Do giá tr
ị kinh tế và giá trị thẩm mỹ của cây hoa lan cao mà trên thế giới
có rất nhiều nước đã đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống cũng như chọn
lọc và lai tạo giống mới.
* Nhân giống bằng phương pháp hữu tính:
Là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, kết quả tạo ra hợp tử rồi
phát triển thành hạt. Từ hạt phát triển thành cây lan con. Đối v
ới cây hoa lan, sự
thụ phấn trong tự nhiên là do công trùng thực hiện. Về mặt cấu tạo giải phẫu,
hoa lan hoàn toàn thích ứng cho sự thụ phấn nhờ côn trùng, hoa to, màu sắc sặc
sỡ, hoa môi chồi lên, phấn hoa dính thành phấn khối nên côn trùng có thể mang
đi số lượng lớn phấn hoa trong một chuyến đi. Ngoài ra, trong thực tế hiện nay
hoa lan cũng có thể thụ phấn nhân tạo bằng những phương pháp thủ công đơn
giản. Sau khi th
ụ phấn, tiểu noãn biến đổi phát triển thành hạt, bầu noãn phát
triển thành quả. Quả chín tự nứt ra, các hạt phát tán và khi gặp điều kiện thuận
lợi sẽ nảy mầm thành cây lan con. Cây lan này để ra hoa được phải mất 3 - 7
năm tuỳ theo từng loài [7], [13], [16]. Do hạt lan quá nhỏ và hầu như không có
chất dữ trữ, chỉ có 1 phôi chưa phân hoá nên không thể gieo hạt lan như các loại



9
hạt khác. Việc làm cho hạt lan nảy mầm, phát triển thành cây con là một vấn đề
khó khăn trong thời kỳ đầu phát triển ngành lan [17].
Thực tế trên thế giới, việc nghiên cứu về cây phong lan được biết đến từ
năm 1731. Song đến năm 1844, Newman - một nhà vườn người Pháp mới làm
nảy mầm hạt lan bằng cách rắc hạt lên các cục đất quanh gốc cây lan to. Sự
thành công này đã lan rộng nhưng chưa có l
ời lý giải cụ thể. Từ khi con người
biết ứng dụng các thành tựu khoa học thì ngành trồng lan đã có những bước tiến
nhảy vọt. Năm 1904, Noel Bernard thực hiện phương pháp gieo hạt cộng sinh
với nấm để gây sự nảy mầm. Ông nhận thấy, các cây lan con nảy mầm trong
rừng đều bị nhiễm nấm. ông đã cô lập các nấm ở rễ cây lan con và cấy vào hạt
lan, bằng cách đó ông là ng
ười đầu tiên làm cho 100% hạt lan nảy mầm [14],
[18]. Nhưng cho đến khi phương pháp gieo hạt lan không cộng sinh với nấm
được thực hiện thì ngành trồng lan trên thế giới mới thực sự có bước chuyển
biến rõ rệt. Năm 1909, Hans Burgff đã làm nảy mầm được hạt của Laelio
cattleya trên môi trường dinh dưỡng gồm 0,33% đường saccarose trong điều
kiện hoàn toàn bóng tối [4]. Năm 1922, Lewis Knudso, một nhà khoa học ngời
mỹ lại thành công trong việc gieo hạt
ở môi trường thạch [20]. Ông cũng nhận
thấy rằng sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian hái quả.
Dựa vào phương pháp nhân giống hữu tính, người ta có thể lai tạo để tạo
ra các con lai mang những đặc tính tốt của bố mẹ, tạo ra nhiều giống mới có
màu sắc độc đáo, hình dáng, kích thước phong phú Đa số các cây hoa lan
trên thị trường hiện nay là các giống cây lai của Cybidium, Paphiopedium,
Phalaenopsis hoặc Cattleya. Tuy vậ
y, hơn 1 thế kỷ trước đây, sự lai giống là
một điều không thể tưởng tượng ra. Giống hoa lai đầu tiên là sự lai giống

giữa Calanthe turcata và Calanthe masuca vào năm 1856 do ông Dominy
thực hiện. Những sự lai giống tiếp theo được tiến hành vào những năm đầu
tiên đó đều do Dominy đảm nhận. Do bởi kết quả này, các nhà nuôi trồng
khác đã cạnh tranh với ông.
Năm 1863, cây lai hai giống đầu tiên được tạo ra giữa Cattleya urossiae x
Laelia crispa. Năm 1892, cây lai tam giống đầu tiên xuất hiện: Sophronitis
granditlora x Laelia cattleya x Schillerziana. Ngày nay, nhờ kết quả chọn lọc và
lai tạo đã có hàng nghìn giống đăng ký trở thành giống mới [2], [22]. Tuy nhiên,
nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính là thời gian từ khi cây mọc
đến khi ra hoa kéo dài, phải mất 3 - 4 năm, có giống 7 - 8 năm như Cattleya.


10
Mặt khác, đặc tính di truyền của con lai là không ổn định, do đó phương pháp
này chỉ được áp dụng trong chọn lọc và lai tạo giống mới.
* Nhân giống vô tính cây hoa lan
Trên thế giới, việc nhân giống vô tính cây hoa lan bằng hình thức tách
chiết thông thường rất ít được áp dụng. Do khoa học kỹ thuật phát triển mạnh và
được ứng dụng trong nông nghiệp, phương pháp nhân giống vô tính cây hoa lan
bằng nuôi cấy mô tế bào ra đời, tạo ra một bước ngo
ặt lớn đối với ngành trồng
lan trên thế giới. Từ 1 tế bào với các tác nhân nhân tạo có thể tạo ra 1 cơ thể
hoàn chỉnh, phương pháp này có thể nhân giống lan với tốc độ rất nhanh: 4 triệu
cây con/năm với vốn BAPn đầu chỉ là 1 chồi non.
BAPn đầu Morel khám phá ra phương pháp nuôi cấy mô loài lan đa thân.
Đến năm 1970, M. vajrabhaya và T. vajrabhaya đã cấy mô thành công loài lan đơn
thân. Năm 1974, các nhà khoa học đã cấy mô thành công hầu hết các loại lan thuộc
nhóm
đơn thân khác [8]. Cũng nhờ có phương pháp nuôi cấy mô tế bào, các cây
lan đã chọn lọc từ phương pháp lai hữu tính được nhân với tốc độ rất nhanh có thể

đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh, ngành hoa có giá trị này. Lee,- YH;
and Mowe (1983) [21] đã nuôi cấy đỉnh sinh trưởng giống phong lan Aranda trong
môi trường Vacine và Went. Mô tế bào thu được đã được xử lý colchicine ở các
nồng độ 0,05; 0,075; 0,1% trong 6 ngày cho kết quả tỷ lệ cao các mô bị chuyển
sang màu nâu. Theo các tác giả Duan,- J; cs (1996) [9], Eng,- PS; cs (1983) [10],
Kukulczanka,- K (1985) [11], Mamaril,- J (1997) [12], môi tr
ường có vai trò rất
quan trọng trong quá trình nuôi cấy, nó cung cấp chất dinh dưỡng đảm bảo cho sự
sinh trưởng của mô cấy. Môi trường dinh dưỡng thích hợp cho việc nuôi cấy mô
cây hoa lan là môi trường: MS (Marushige - Shoog, 1962), VW (Vacine - Went,
1949), KC (Knudson C), F (Fonnesbeck, 1972) [9]
b, Tình hình nghiên cứu cây hoa lan ở Việt Nam
Trước những năm 1990, ở Việt Nam, phương pháp nhân giống hoa lan
chủ yếu là những phương pháp cổ truyền như tách chiết, gieo hạt. Chỉ từ sau
1990, do áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuậ
t mới và sản xuất thì phương
pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô mới được phát triển mạnh mẽ.
* Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt

Đối với hoa lan, việc tự thụ phấn là rất khó khăn, thông thường trong thực
tế việc thụ phấn xảy ra nhờ côn trùng hoặc thụ phấn nhân tạo bởi con người.
Tuy phương pháp nhân giống lan bằng gieo hạt không phải là mới mẻ song do


11
hạt lan rất khó nảy mầm nên phương pháp này cũng không được áp dụng phổ
biến ở Việt Nam. Phương pháp này chỉ sử dụng chủ yếu trong lai tạo nhằm tạo
ra những giống mới có nhiều đặc tính mong muốn của con người.
Với mong ước tạo ra những cây lan lai từ các cây tự nhiên của địa
phương, từ năm 1990, nhóm cán bộ kỹ thuật của Đà Lạt đ

ã bắt đầu thực hiện các
phép lai đầu tiên trên cơ sở chọn lọc những cây bố mẹ mang các đặc tính ưu
việt. Trong đó, nhóm phong lan được chọn là các cây trong chi Renanthera và
Vanda, đã đáp ứng phần nào các yêu cầu ngày càng đa dạng về mặt sưu tập,
thưởng ngoạn và từng bước tạo tiền đề cho việc khai thác kinh tế hoa lan cắt
cành [22]. Các cây lan được chọn làm đối tượng thực hiện các phép lai BAPn
đầu gồm: Renanthera evrarfii
Guillaum, Renanthera imschootiana Rofle, Vanda
denisoniana Bens.et Rchb.f, Vanda watsonii Rofle, Vanda masperoe Guill. Đây
là các loài lan tự nhiên của Đà Lạt - Lâm Đồng, có vùng phân bố khá rộng.
Chúng đa dạng về màu sắc, hình thái và có loài có mùi thơm đặc trưng. Kết quả
là đã thành công 2 cặp lai:
Renanthera evrarfii Guillaum x Renanthera imschootiana Rofle
Renanthera evrarfii Guillaum x Vanda denisoniana Bens.et Rchb.f
* Nhân giống bằng phương pháp tách chiết

Là phương pháp đơn giản, dễ làm, không tốn kém, tuy nhiên hệ số nhân
giống là không cao. Nguyễn Việt Thái (2002) [1] cho rằng, bất kể tháng nào
trong năm cũng có thể tách chiết lan để trồng được. Tuy nhiên, thời điểm tốt
nhất cho việc tách chiết là vào đầu tháng mùa mưa, khí trời mát mẻ, cây đang đà
phát triển mạnh. Cũng theo tác giả Nguyễn Việt Thái (2002) [1], đối với loài lan
đơn thân, kinh nghiệm cho thấy phần ngọn được tách ra trồ
ng mau ra hoa hơn là
các đoạn ở phần thân. Theo Nguyễn Công Nghiệp (2000) [4], phương pháp nhân
giống bằng tách chiết với 3 giả hành có thể dùng cho tất cả các loài lan đa thân,
trừ một số giống như: Cymbidium, Phaius có thể dùng 2 giả hành duy nhất.
Đối với các loài Dendrobium khoẻ như Dendrobium caesar AlBAP,
Dendrobium caesar Latil, Dendrobium popadour có thể cắt cây con để nhân
giống khi giả hành cây con trưởng thành. Nếu cắt quá non sẽ cho kết quả không
tốt. Đối với các loài Dendrobium yếu hơ

n như: Dendrobium jacqueline Thomas,
Dendrobium theodore Takiguchi ta có thể đợi cây con mọc thêm 1 giả hành
mới thì việc nhân giống bảo đảm hơn [22].



12
* Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

Hiện nay bằng công nghệ nuôi cấy in vitro, trong thời gian ngắn có thể
sản xuất một số lượng lớn các cây giống khoẻ, đồng đều và sạch bệnh. Trường
ĐHNN I là một trong những cơ sở chính nghiên cứu về nuôi cấy mô hoa nói
chung và cây hoa lan nói riêng. Theo PGS. TS. Nguyễn Quang Thạch và cs, cây
hoa lan dễ nhân trong ống nghiệm và có hệ số nhân giống cao. Môi trường chính
cho nuôi cấy lan là môi trường Knudson C. Cùng với trường ĐHNN I, Trung
tâm Hoa cây cảnh kết hợp vớ
i Bộ môn Nuôi cấy mô tế bào của Viện Di truyền
Nông Nghiệp đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh
trưởng đến quá trình nhân nhanh và khả năng ra rễ của chồi. Kết quả đã đưa ra
được quy trình nhân giống lan Hồ điệp bằng nuôi cấy mô tế bào.
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa cúc trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại củ
a cây hoa cúc
Cây hoa cúc có tên khoa học Chrysanthemum có nguồn gốc từ Trung
Quốc, Nhật Bản và một số nước Châu Âu. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã
chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người ta đã làm lễ thắng lợi hoa vàng (hoa
cúc) và hoa cúc đã đi vào các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc từ đó (Đặng Văn
Đông, Đinh Thế Lộc, 2004) [2].
Theo Zhenhua, Shoahe, hoa cúc được trồng ở Trung Quốc cách đây 3000
n

ăm. Hoa cúc có nguồn gốc từ một số loài hoang dại thuộc loài cúc
Dendranthema, trải qua quá trình trồng trọt, lai tạo và chọn lọc từ những biến dị
trở thành những giống cúc như ngày nay[17].
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa cúc được xếp vào lớp hai lá
mầm (Đicotyleonnes), phân lớp cúc (Asteridae), bộ cúc (Asterales), họ cúc
(Asteraceae), phân họ hoa ống (Asteridae), chi Chrysanthemum (Võ Văn Chi,
Dương Đức Tiến, 1978)
Nguyễn Thị Kim Lý (2001) [6] phân loại hoa cúc theo giá trị sử dụng nh
ư
hoa cắt hay hoa trồng chậu, cúc đơn hay cúc chùm hoặc căn cứ vào hình dáng
phản ứng quang chu kỳ của giống, đặc biệt căn cứ vào hình dáng hoa, cánh cong
hay thẳng, cuốn vào hay xoè ra, nhị to hay nhỏ.
Theo Nguyễn Quang Thạch (2002) [11] có thể dựa vào 4 cách sau để
phân loại các giống cúc ở Việt Nam:
1). Dựa vào nguồn gốc chia thành hai nhóm giống là nhóm giống cũ và
nhóm giống mới nhập nội.


13
2). Dựa vào hình dáng hoa chia thành hai loại là:
- Cúc đơn: Hoa cúc nhỏ chỉ có 1-3 hàng cánh ở ngoài cùng và cồi ở giữa.
Những giống hoa này thường chơi hoa chùm
- Cúc cánh kép: Cánh hoa xếp nhiều vòng, sít nhau. Có loài cúc kép cánh
dài, có oài cánh ngắn hoa nhỏ.
3). Dựa vào cách sử dụng chia thành 2 dạng:
- Dạng hoa đơn: thường hoa to, người ta vặt bỏ các mầm nách và các hoa
ở nách để tập trung dinh dưỡng cho bông chính ở ngọn.
- Dạng hoa chùm: Người ta thường làm đối với các dạng hoa bông nhỏ
4). Dựa vào thời vụ tr
ồng chia thành 2 nhóm chính:

- Cúc đông: Cây hoa cúc có nguồn gốc ôn đới nên hầu hết các giống cúc
đều chịu lạnh và trồng vào vụ đông là chủ yếu.
- Cúc hè: Một số giống chịu được nhiệt độ cao, trồng được ở vụ hè sinh
trưởng, phát triển tốt.
2.2.2. Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới và trong nước.
a, Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới.
Lịch sử nghề trồng hoa cây cảnh trên thế giới có từ rấ
t lâu đời. Trước thế
kỷ 19 con người chơi hoa chủ yếu thông qua cây cảnh, cây thế, cây tự nhiên (có
hoa). Từ thế kỷ 20 trở lại đây, người ta mới chơi hoa theo đúng nghĩa của nó, đó
là chơi hoa cắt, hoa bông với nhiều kiểu dáng đa dạng phong phú đầy ý nghĩa.
Ngày nay sản xuất hoa trên thế giới đã phát triển mạnh và trở thành một
ngành thương mại cao. Sản xuất hoa đã mang lạ
i lợi ích to lớn cho nền kinh tế
của các nước trồng hoa trên thế giới.
Năm 1995 giá trị sản lượng hoa trên thế giới đạt 20 tỷ USD, đến năm
1997 tăng lên 27 tỷ USD. Ba nước sản xuất hoa lớn chiếm khoảng 50% sản
lượng hoa của thế giới đó là: Nhật Bản khoảng 3,731 tỷ USD, Hà Lan 3,558 tỷ
USD, Mỹ khoảng 3,270 tỷ USD. [2]
Sản xuất hoa của thế giới sẽ ti
ếp tục tăng mạnh mẽ nhất là ở các nước
đang phát triển như châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh. Hướng sản xuất hoa là tăng năng
suất hoa, giảm chi phí lao động, giảm giá thành hoa. Mục tiêu sản xuất hoa cần
hướng tới là sản xuất ra giống hoa đẹp, tươi, chất lượng cao và giá thành thấp.
Trong các loại hoa thông dụng, cây hoa cúc thuộc loại cây hoa lâu đời,
được ưa chuộng và trồng rộng rãi nhất trên thế giới. Cách đây hàng th
ế kỷ người
dân Trung Quốc, Nhật Bản đã trồng cúc trên vườn của họ. Đến nay hoa cây



14
cảnh đã phổ cập đến hàng vạn hộ, chính sách mở cửa cũng đồng thời tiếp thu cả
nền văn hoá nước ngoài nên sản xuất hoa cúc truyền thống của Trung Quốc
cũng hoà nhập với hoa cúc cắt cành ở Âu Mỹ. Thực tiễn những năm gần đây
trồng hoa cúc cắt cành đang trở thành trào lưu chính ở Trung Quốc. Vì vậy phát
triển nghề trồng hoa cắ
t có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp, tăng
thêm thu nhập cho nông dân.
Ngày nay hoa cúc đã trở thành 10 loại hoa cắt lớn trên thế giới. Theo
Đặng Văn Đông, ở Trung Quốc hoa cúc cắt được phát triển từ những năm 80
của thập kỷ 20, tuy muộn hơn các nước nhưng tốc độ nhanh, sơ bộ thống kê cho
đến nay khoảng 7 nghìn ha, là một trong nhiều loại hoa đứng hàng đầu.
Loài hoa cúc ở Nhật Bản được coi là Qu
ốc hoa. Thậm chí ở các nhà hàng
người ta có thể trang trí cho một bữa ăn với toàn hoa cúc. Và sau Nhật Bản là
những nước trồng nhiều hoa cúc: Hà Lan, Colombia, Trung Quốc. Hà Lan là
một trong những nước lớn nhất trên thế giới về xuất khẩu hoa cúc. Diện tích
trồng cúc ở Hà Lan năm 1970 là 709 ha đến năm 1984 tăng lên là 5016 chiếm
30% tổng diện tích hoa tươi. Hà Lan đã xuất khẩu hoa cắt và chậu phục vụ 80
nước trên thế giới thu về
hàng trăm triệu USD. Và sau Hà Lan là Colombia
nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu hoa cúc thu về 150 triệu USD/năm.
Nhật Bản là nước có nhu cầu sử dụng hoa cúc rất lớn. Mặc dù diện tích trồng
hoa cúc nước này chiếm 2/3 tổng diện tích trồng hoa, nhưng hàng năm Nhật Bản
vẫn phải nhập hoa cúc với một lượng lớn từ Hà Lan [2].
Các nước Tây Âu là thị trường tiêu thụ rất lớn. Nướ
c Đức là một trong
nhiều quốc gia sản xuất cúc lớn và có hiệu quả cao, 95% lượng cúc sản xuất là
cúc chùm (Để nhiều bông trên một cây) nhưng hàng năm nước Đức vẫn phải
nhập từ 317 - 376,3 triệu cành của Hà Lan và Israel. ở Pháp có khoảng 120 triệu

cành cúc được sản xuất mỗi năm tuy vậy Pháp vẫn nhập cúc ở Hà Lan từ 13,8
triệu cành vào năm 1991 đến 81 triệu cành vào năm 1995 với giá một bông từ 42
- 45 cent Hà Lan. Ở Anh cúc
được trồng ngoài đồng vào những tháng mùa hè và
quanh năm có khoảng 186 ha cúc được trồng vào năm 1996, hàng năm Anh phải
nhập từ 160 - 182,2 triệu cành từ đảo Canary, Hà Lan, Israel, Tây Ban Nha, Bỉ,
Ý. Đặc biệt ở Mỹ, hoa cúc được sử dụng với 2 dạng, cúc chùm và cúc đơn
khoảng 93,7 triệu cành được sản xuất năm 1995, và phải nhập 585,395 triệu
cành chủ yếu ở Colombia và Ecuador. Ở châu Á, mặc dù Thái Lan là một trong
những nước xuất khẩu hoa Lan lớn nhấ
t thế giới nhưng hàng năm vẫn phải nhập


15
một số lượng lớn các loại hoa cắt khác chủ yếu là hoa ôn đới, năm 1995 riêng
hoa cúc đã phải nhập từ Malaixia là 8,04 triệu baht. Còn theo số liệu thống kê về
việc nhập và xuất hoa cắt ở Philipin hằng năm, nước này phải nhập từ Hà Lan,
Úc, Malaixia, Singapo chiếm khoảng 36,98% trong tổng số hoa cắt phải nhập và
ngay đến Hà Lan nước dẫn đầu về xuất khẩu hoa cúc trên thế giới, như
ng vào
tháng mùa đông cũng phải nhập từ 13,2 -19,4 triệu cành cúc (1991 -1995) từ
Israel, Nam Mỹ, Zimbabue, trong đó tỷ lệ nhập hoa màu trắng là 33 - 36 %,
vàng 22 - 24 %, hồng 12 -14%, tím 13%, đỏ 1%, còn lại là các màu khác. Hà
Lan chỉ là nhà cung cấp vào những tháng mùa hè còn mùa đông lạnh trong điều
kiện tuyết phủ, năng suất và chất lượng hoa cúc giảm nhiều [2]. Đây cũng là một
trong những cơ hội và thách thức cho các nước đang phát triển xuất khẩu hoa
hiện nay, mà trong điề
u kiện Việt Nam cây hoa cúc lại sinh trưởng phát triển rất
tốt vào mùa đông. Nếu ta có định hướng phát triển cụ thể đầu tư thích hợp trang
thiết bị sản xuất cũng như công nghệ tiên tiến thì việc xuất khẩu sang các nước

là điều có thể thực hiện được trong tương lai. Trong quá trình nghiên cứu và tìm
bạn hàng, Nhật Bản đã chọn Việt Nam là một trong những đối tác xuất khẩu hoa
cho Nhật Bản trong những năm tới. Trung Quốc là quốc gia có tập đoàn giống
hoa cúc phong phú và có kĩ thuật tiên tiến trong việc sản xuất hoa cúc khô.
Người Trung Quốc rất chú trọng về màu sắc hoa, bông to, cánh cứng.
b, Tình hình sản xuất hoa cúc ở Việt Nam.
Việt Nam có diện tích tự nhiên trên 33 triệu ha. Diện tích trồng hoa ở
Việt Nam còn nhỏ chiếm khoảng 0,02% diện tích đất trồng trọt, hoa được
trồng từ rất lâu đời. Di
ện tích hoa tập trung ở các vùng trồng hoa truyền
thống của thành phố, khu công nghiệp, khu du lịch nghỉ mát: Ngọc Hà,
Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội). Đằng Hải, Đằng lâm (Hải Phòng)
Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh). Triệu Sơn, Thành phố Thanh Hoá
(Thanh Hoá), Gò Vấp, Hóoc môn (Thành Phố Hồ Chí Minh) phường 11, 12
(Thành Phố Đà Lạt ) với tổng diện tích trồng hoa khoảng 2 nghìn ha và tỉ lệ
các loại hoa như sau: Hoa cúc 25%, hoa hồng 35 -40 %, layơn 15%, hoa
khác 20 - 25 %. (Nguyễn Xuân Linh 1998)[7].
Hoa cúc trồng phổ
biến ở khắp nước ta nó không những có mặt ở thành
thị, đồng bằng mà còn có ở nông thôn và vùng núi cao. Theo tác giả Đặng Văn
Đông, những vùng sản xuất chính đó là Đà Lạt, Hà Nội, Hải Phòng, Châu Đốc,
Gò Vấp Trong đó Đà Lạt là nơi lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của


16
hầu hết các giống hoa cúc nhập từ nước ngoài vào diện tích trồng cúc chiếm
khoảng 25 - 30 % diện tích trồng hoa ở vùng này. Đà Lạt có khí hậu thuận lợi,
đất đai phù hợp lao động dư thưà, người dân có truyền thống trồng hoa lâu đời
nên một số công ty nước ngoài đã lập doanh nghiệp và liên doanh hợp tác sản
xuất hoa, chỉ riêng tỉnh Lâm Đồng đã có 4 công ty như Nhật Bản, Thái Lan ở

Bả
o Lộc, Đài loan ở Di Linh, Chánh Lâm ở Đức Trọng và Hafrrarm ở Đà Lạt rất
chú trọng đến việc sản xuất hoa cúc. Riêng công ty Hasfarrm với 100% vốn
nước ngoài chuyên trồng hoa cắt đặc biệt là hoa cúc chùm trong nhà kính, nhà
che với giống và phương tiện kĩ thuật ở Hà Lan, đây cũng là nơi cung cấp 60%
sản lượng hoa cho thành phố Hồ Chí Minh và cho các tỉnh phía Bắc chủ yếu là
Hà Nội và Hải Phòng.
Thành Phố Hồ Chí Minh là thị trườ
ng tiêu thụ hoa lớn ở Việt Nam nhu
cầu hoa cắt trong ngày từ 25 - 30 nghìn cành, trong khi đó SaĐéc và quận Gò
Vấp là những vùng chuyên canh hoa với diện tích lớn chỉ cung cấp được 10 -15
nghìn cành/ ngày. Hiện nay thành phố vẫn phải nhập các loại hoa cắt trong đó có
hoa cúc từ Hà Lan, Đoài Loan, Thái Lan.[3]
Cùng với thành phố Hồ Chí Mình, Hà Nội cũng là vùng sản xuất và tiêu
thụ hoa lớn của Việt Nam, ngoài các điều kiện thuận lợi nguồn gen phong phú,
đa dạng có th
ể trồng được các cây ôn đới, nhiệt đới, á nhiệt đới lao động dồi
dào, dân trí cao, sức tiêu dùng hoa ngày càng tăng lên, được nhà nước đầu tư,
khuyến khích phát triển. Nơi sản xuất hoa chính của Hà Nội là các vùng trồng
hoa chính và truyền thống như Ngọc Hà, Tây Hồ, Nhật Tân, Nghi Tàm, nhưng
do quá trình đô thị hoá mạnh diện tích trồng hoa đang bị thu hẹp nặng tuy vậy
nhu cầu vể hoa dường như không giảm nên đã xuất hi
ện những vùng trồng hoa
mới như Vĩnh Tuy, Tây Tựu, Phú Thượng, Mê Linh.
Cây hoa cúc đã mang lại nhiều thành công vì nó rất phù hợp với điều kiện
khí hậu, điều kiện sản xuất và thị hiếu của người tiêu dùng, hơn nữa cũng dễ
thâm canh, nhân giống, dễ trồng việc thu nhập trên một đơn vị diện tích là khá
cao, so sánh với việc sản xuất hai vụ thì hiệu quả trồng cúc t
ăng 7 - 8 lần, so với
rau mầu gấp 2,5 - 3 lần, nếu so sánh với các cây hoa khác thì trồng hoa hồng chỉ

gấp 6 lần lúa, hoa cẩm chướng gấp 2 lần, hoa loa kèn gấp 3lần, hoa layơn gấp 4
lần. Thế nhưng không phải ai trồng hoa cũng có lãi lớn, có hộ sản xuất không có
lãi mà còn bị lỗ. Những năm gần đây việc trồng hoa chính vụ tương đối thuận
lợi do nhu cầu thị trường chưa m
ở nên cúc có xu hướng trồng trái để tăng hiệu


17
quả kinh tế. Vì thiếu vốn lại hạn chế về kĩ thuật (như giống trái vụ, chế độ canh
tác, phòng trừ sâu bệnh) dẫn đến nhiều hộ sản xuất bị thất thu và lỗ. Tất nhiên
mức chi phí cho nghề sản xuất hoa cũng không phải là nhỏ, đòi hỏi kĩ thuật cao.,
lao động nhiều để thâm canh chăm sóc. Điều đó chứng tỏ không ph
ải hộ nào
cũng trồng hoa được. Chẳng hạn với hoa cúc chi phí là 48,6 triệu/ha, trong khi
đó cho lúa là 5,6 triệu/ha và cho rau là 13 triệu/ha, vì vậy hiện tại ngành hoa của
các huyện ngoại thành mới chỉ cung cấp cho thị trường Hà Nội khoảng 65%
tổng lượng hoa tiêu dùng, số còn lại phải nhập từ Đà Lạt, Phúc Yên, Hải Dương,
Hải Phòng (chiếm khoảng 25%) hoa nhập nội của Hà Lan, Thái Lan (15%) (theo
Đỗ Văn Viện 1998) [13].
Hà Nội có thể trồng hoa ôn
đới và nhiệt đới nên thành phần và chủng loại
hoa vô cùng phong phú và đa dạng. Trước nhu cầu của thị trường luôn luôn đòi
hỏi về năng suất, chất lượng ngày một cao nên những người sản xuất hoa ở Hà
Nội đã không ngừng tìm tòi các giống mới theo nhận xét của Nguyễn Quang
Thạch (2000) thì họ có trăm phương ngàn kế để có giống mới. Nguồn nhập chủ
yếu từ Pháp, Hà Lan, Thái Lan, Đài Loan, Trung Qu
ốc, Nhật Bản, Singapo
Một số giống nhập nội tỏ ra rất thích hợp với địa phương và được phát triển
mạnh mẽ. [12]
Trong số rất nhiều các giống hoa được nhập về thì các giống cúc mang lại

sự thành công nhất. Theo số liệu điều tra của trung tâm nghiên cứu hoa cây cảnh
Viện di truyền nông nghiệp, trong năm 1995 diện tích hoa cúc còn ở mức độ 300
ha tập trung chủ yếu ở
các vùng trồng hoa ở Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh
chỉ riêng Hà Nội hàng năm sản xuất khoảng 10 triệu cành hoa cúc cắt, cúc chậu
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước thu nhập hàng trăm triệu đồng trên
ha gieo trồng một vụ [8].
Tại sao hoa cúc lại được trồng nhiều và mang lại thành công cao như vậy?
là vì cây hoa cúc rất phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu ở Hà Nội nói riêng
và cả nước nói chung. Cúc dễ tr
ồng, dễ nhân giống bằng nhiều biện pháp khác
nhau: nhân vô tính, nuôi cấy mô, giâm cành. Từ một vài cây ban đầu chỉ sau 6
tháng đến 1 năm có thể cho rất nhiều cây giống đủ trồng cho hàng chục, hàng
trăm ha. Hiện nay ở Việt Nam đã có một số công ty nước ngoài vào thuê đất lập
doanh nghiệp hoặc liên doanh hợp tác sản xuât hoa và họ đầu tư vào hoa cúc rất
lớn đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của ngành sản xuất hoa nói
chung ở Việt Nam.


18
2.2.3. Tình hình nghiên cứu nhân nhanh cây hoa cúc bằng nuôi cấy mô tế
bào trên thế giới và Việt Nam
a, Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hoa cúc là loài hoa cắt có tính thời vụ phổ biến và là một trong những
loài hoa căt được tiêu thụ mạnh. Chính vì vậy, hoa cúc cũng được nghiên cứu
ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy in vitro nhiều nhất trong công tác giống.
Sử dụng công nghệ nhân giống in vitro để sản xuất cây con giống là một
trong nhiều nhân tố tạo nên thành công củ
a ngành sản xuất cúc ở một số nước
trên thế giới. Ngoài việc sử dụng chồi và đỉnh nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng

các bộ phận khác của cây hoa cúc để nuôi cây như đoạn thân mẫu lá cánh hoa.
Lần đầu tiên tại pháp Morell và Martin đã tạo được những cây cúc sạch bệnh
nhờ nuôi cấy mô phân sinh đỉnh vào năm 1952, cũng theo phương pháp này
nhiều nhà khoa học đã thu được những giống cúc sạ
ch virut B, veinmottle, Stunt
và Complex virut đó là Mori (1971), Asatani (1972) và Paludan (1974)[15].
Năm 1974, Asjes và công sự (Hà Lan) đã chứng minh rằng có thể sử dụng
nhiều bộ phận của cây hoa cúc để làm vật liệu nuôi cấy mô và ông đã ứng dụng
thành công kỹ thuật nuôi cấy meristem để tạo ra các giống cúc sạch bệnh,
Data và Gupta (1982) đã tạo được giống cúc mới Hamantin (Là 1 thể đột
biến về giống Meganti) do chếu tia gama ở nồng độ 1,5 krad. Giống Meganti có
hoa màu hồng tía, giống Hamanti có mộ
t số đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh
hoá và phấn hoa sai khác so với giống Meganti [16].
Năm 1989, Susex (1989) cũng đã thành công trong việc sử dụng đỉnh sinh
trưởng để nuôi cấy in vitro. Kết quả cho thấy phương pháp tối ưu để có tỷ lệ
sống sót và tỷ lệ tái sinh chồi cao nhất là bảo quản chồi đỉnh cúc trước nuôi cấy
2 ngày trong điều kiện lạnh dần 40
o
C đến 0,2
o
C với 10% Dimethylfoxde và 3%
Glucose, có nhiều giống đạt tỷ lệ nảy 100%.
Năm 1990, Kenneth và Torres đã nuôi cấy thành công từ đoạn thân và
mẫu lá của giống cúc màu tím trên môi trường MS, tỷ lệ thành chồi đạt 100% và
trung bình các cây nuôi cấy mô này sau 3-4 tháng là ra hoa. Cùng năm 1990,
trên môi trường cơ bản MS có bổ sung 0,5 – 2,0 mg/l BA và 0,2 – 2,0 mg/l
NAA, Lunegent và Warrdlay cũng thành công trong tái sinh cây trực tiếp từ
những đoạn thân của hoa cúc chrysanthemum morifollium Ramaf [16].
Năm 1991 khi nghiên cứu về ảnh hưởng của thành phần môi trường dinh

dưỡng Trigiano đã kế
t luận rằng khi đoạn thân cúc cao 1 - 2 cm và chồi cây phát


19
triển trong môi trường nuôi cấy Bencilademine, chúng hình thành 2 - 3 chồi so
với mẫu bản và không hình thành rễ bất định, còn ở trong môi trường 0,1 - 0,3
mg/ lít Indolebutyric acid hình thành 1 -2 chồi và có rễ bất định.
Để hoàn thành quy trình nuôi cây mô trên cây hoa cúc thì việc nghiên cứu
giai đoạn cuối cùng là nuôi cây In vitro ra ngoài sản xuất và có chế độ chăm
sóc hợp lí cũng rất quan trọng. Năm 1990 Robert va Smith đã nghiên cứu
bảo vệ rễ bằng chất đệm Cellulose sorbarods trong môi trường nuôi cấy
dạng lỏng làm giả
m bớt thiệt hại trong quá trình đưa cây ra ngoài và cho 1
lít môi trường ra rễ dạng lỏng 0,5 - 4 mg Paclobutrazol thì giảm được độ héo
của cây, khi cho ra ngoài sản xuất do làm thân ngắn hơn, rễ to nhiều hơn và
tăng diệp lục trên một diện tích lá.
Burchi và các cộng sự (1995) đã nghiên cứu sự biểu hiện của gen GUS ở
chồi nách của các giống cúc được chuyển gen bằng xung điện với dòng điện 0,2
- 1 mmA trong 3 - 10 phút. Kết quả như sau: 50% s
ố chồi được xử lý đã sống
sót và 50% của số này đã có biểu hiện mang gen GUS [15].
b, Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong nhân
giống cây hoa cúc đã được áp dụng nhằm nhân nhanh giống hoa cúc và đặc
biệt là các giống nhập nội phục vụ cho sản xuất. Trong những năm gần đây,
các cơ quan cùng một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đến cây hoa
cúc trên nhiề
u lĩnh vực nhưng chủ yếu là kỹ thuật nhân giống bằng công
nghệ nuôi cấy mô tế bào.

Theo kết quả nghiên cứu của GS.TS. Nguyễn Quang Thạch (1993) môi
trường nuôi dưỡng nhân tạo để nhân giống In vitro cây cúc là môi trường MS
(Murashige - skoog ). Tuy nhiên thuộc vào loại môi trường nuôi cấy và tuỳ từng
giai đoạn của quy trình nhân giống mà ta có thể bổ sung vào môi trường nền với
nồng độ và tỉ lệ khác nhau của các chất điều ti
ết sinh trưởng thực vật của các
nhóm Auxin va Xytokinin. Chúng thường dao động trong khoảng từ 1 - 2 ppm
đối với các Xytokinin và 0,5 - 1 ppm đối với các Auxin. [10]
Cây hoa cúc cũng là cây bị khá nhiều các loại sâu bệnh phá hại, theo điều
tra của Trần Thị Xuyên (1998) [14] có tới 13 loại sâu bệnh phá hại gây hại
đối với cúc trong đó gồm có 8 loại sâu và 5 loại bệnh. Năm loại bệnh đã
phát hiện gồm 4 loại bệnh nấm và 1 loại vi khuẩn. Bệnh phổ
biến nhất gây
hại trên cây hoa cúc là bệnh đốm lá do nấm Sepotoria chruysanthemi. Các


20
bệnh phấn trắng và gỉ sắt cũng tương đối nguy hại còn các bệnh khác được
ghi nhận ở mức độ ít phổ biến.
Nguyễn Thị Lý Anh (1999) đưa ra quy trình nuôi cấy mô cho 2 giống cúc
chùm Hà Lan là Puma và Princess.
Tác giả Đặng Thị Tố Nga (1999) đã nghiên cứu sử dụng chế phẩm
phitohoocmon năm 1999 của Trường Đại Học Nông Nghiệp I trong việc nhân
nhanh giống phục vụ sản xuất và đi
đến kết luận: xử lý hom giâm với nồng độ
thuốc 40% cho tỉ lệ hình thành rễ và tỉ lệ cây xuất vườn cao nhất, xử lý nồng độ
cao 100% đã ức chế sinh trưởng của cành giâm, làm chậm tỉ lệ hình thành rễ và
tỉ lệ cây xuất vườn [9].
Nguyễn Quang Thạch và các công sự (2002) [11] đã nghiên cứu và đưa ra
quy trình nuôi cấy mô cây hoa cúc CN43, vàng Đài Loan, hồng Đài Loan, Đỏ

Hà Lan như sau: nguồn mẫu nuôi cấy là đỉ
nh sinh trưởng, mắt ngủ và mô lá,
ngoài ra cũng có thể sử dụng đoạn thân, lá đài, cánh hoa, nhị hoa,… làm vật liệu
nuôi cấy. Việc khử trùng mẫu cấy được tiến hành bằng Hgcl2 0,1% trong 5 – 10
phút hoặc Ca(OCl)2 5-7% trong 15 – 20 phút. Sau khi khử trùng mẫu được cấy
lên môi trường cơ bản MS chứa 1-2mg/l Cytokinin (Kinetin, BAP,…) và 0,5-1,5
mg/l auxin (IBA, NAA,…). Để tạo rễ cho chồi cúc có thể lấy các chồi đơn lẻ
hoặc các đoạn thân chứa mầm nách vào môi trường MS chứa 0,3 – 0,5g/l than
ho
ạt tính và 0,1-0,5mg/l NAA hoặc trên môi trường MS không bổ sung chất
điều hoà sinh trưởng hay phụ gia nào khác. Tuy nhiên, mỗi giống cúc khác nhau
đòi hỏi các chất điều tiết sinh trưởng có nồng độ là khác nhau. Do đó, cần xây
dựng cho mỗi giống cúc một quy trình riêng.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh (2004), Nghiên cứu quy
trình công nghệ nhân nhanh giống cúc CN20, có kết luận: các giá thể khác nhau
có ảnh hưởng quyết định đến tỷ lệ sống của cây con khi đưa ra ngoài ống
nghiệm, giá th
ể cát: trấu hun, hoặc cát thích hợp cho cây cúc CN20 giai đoạn
vườn ươm, tỷ lệ sống đạt 88,3%, và sau 20 ngày có thể đưa cây ra ngoài ruộng
sản xuất [6].
Các tác giả Trần Khắc Hạnh, Trần Thị Lệ, Nguyễn Thị Kim Lý
(11/2004), Trường Đại học Nông – Lâm Huế và Viện Di truyền Nông nghiệp
kết luận giá thể tốt nhất cho cây cúc CN01 ra ngôi là đất: trấu hun tỷ lệ 1:1 hoặc
Cát + trấu hun tỷ lệ 1:1, cho tỷ lệ
sống tương ứng là 98,33%, và 99% [4].


21
Các tác giả Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Thị Kim Lý (12/2004) đã nghiên
cứu ảnh hưởng của giá thể và dinh dưỡng cho cây hoa cúc sau khi nhân giống,

bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, các tác giả kết luận rằng; ở giai đoạn
vườn ươm trên các giá thể đất – trấu hoặc cát - trấu, bón với liều lượng 20 kg
đạm ure/ha, 50 kg supephotphat và 20 kg kaliclorua/ha là thích hợp nhất cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc giai đoạn vườn ươm [5].
Có thể
nói rằng những kết quả nghiên cứu về hoa cúc ở việt nam chưa
nhiều và còn rất hạn. Muốn đầu tư phát triển mạnh về sản xuất hoa cúc cần phải
đầu tư nghiên cứu một cách toàn diện hơn nữa.
2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa đồng tiền trên thế giới , Việt Nam
2.3.1. Nguồn gốc cây hoa đồng tiền
Cây hoa đồng tiền có tên khoa học là Gerbera sp., thuộc họ Compositae
,
có nguồn gốc ở Nam Phi. Nó được phát hiện bởi Robert Jamerson, người
Scotsland vào năm 1880 khi đang làm ở bãi khai thác vàng gần Bardedton vùng
Trausvạl ở Nam Phi. Ông đã tặng cây này cho vườn thực vật Durdan và người
phụ trách khu vườn này là ông John Med Leywood đã gửi những cây mẫu tới
Harry Bolies ở thị trấn Cape Nam Phi. Sau đó, ông Bolies đã gửi những cây này
tới vườn thực vật hoàng Gia Anh để phân loại và nhân biết và ông dề nghị đặt
tên khoa học cho loài này là Gerbera Jamesonii. Năm 1890, Richard Irwin
Lynch (ng
ười Anh) bắt đầu thực hiện một chương trình tạo giống và đã tạo ra rất
nhiều giống cải tiến [8]
Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, hoa đồng tiền chưa được sản xuất ở
Bắc Mỹ, nhưng sau đó việc nhân giống được tiến hành rộng rãi ở California
trong suốt những năm 70 [10]
Ở Việt Nam, hoa đồng tiền được người Pháp đưa vào t
ừ đầu thế kỷ 20 và
được phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là các giống đồng tiền
đơn, hoa nhỏ. Hoa đồng tiền kép mới chỉ được du nhập vào Việt Nam khoảng
mười năm gần đây [1]

2.3.2.Giá trị thương mại của cây hoa đồng tiền
Với đặc điểm màu sắc tươi sáng, phong phú, đa dạng với đủ các loại màu,
trên một hoa có thể có một màu đơn hoặ
c nhiều màu xen kẽ, hoa to, cứng, nên
hoa đồng tiền là loại lý tưởng để làm hoa bó, lẵng hoa và cắm hoa nghệ
thuật…Ngoài ra đồng tiền cũng có thể được trồng trong chậu để chơi cả chậu
trong suốt một thời gian dài, đặt trong phòng làm việc, phòng khách rất phù hợp.


22
Hoa đồng tiền là loại hoa có sản lượng và giá trị cao. Ở điều kiện thích
hợp có thể ra hoa quanh năm. Tỷ lệ cành cắt và tỷ lệ hoa thương phẩm đều cao.
Kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc đơn giản, ít tốn công, đầu tư một lần có thể cho
thu hoạch liên tục từ 4 – 5 năm [1]
Hiện nay, ở Việt Nam trong các loài hoa đã được chú ý phát triển, thì hoa
đồng tiền kép mớ
i nhập nội còn gọi là đồng tiền Nam Phi nổi lên như một cây
cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Từ một sào đồng tiền giống mới, chăm sóc đúng
kỹ thuật có thể cho thu nhập gần 50 triệu đồng/sào
Theo Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc (2004), trồng hoa đồng tiền mang
lại giá trị thu nhập cao nhất trong các loài hoa thông dụng hiện nay. Trồng một
sào đồng tiền, chăm sóc theo đ
úng yêu cầu kỹ thuật thì một năm thu được
60.000 bông/sào (mật độ 2000 cây/sào). Với giá bán buôn tại vườn là 700 - 1500
đồng/ bông, trung bình 900 đồng/bông, tổng thu sẽ là 54 triệu đồng/ sào /năm.
Như vậy, nếu thực hiện canh tác đúng kỹ thuật với mức giá bán khiêm tốn thì
ngay năm đầu trồng hoa đồng tiền đã thu hồi toàn bộ vốn bỏ ra là
29.700.000đồng/sào, đồng thời còn lãi sấp xỉ 24 triệu đồng/sào.
Năm 1993, hoa đồ
ng tiền đứng thứ 7 trong số 10 loại hoa cắt có giá trị

kinh tế trên thế giới, đến năm 1994, nó đã vươn lên vị trí thứ 5. Sức tiêu thụ hoa
thương mại của Hà Lan tăng 12,1% chỉ qua 1 năm (từ 1993 - 1994). Trong
tương lai nhu cầu về hoa đồng tiền trên thế giới còn tăng mạnh mẽ. [1]
Chính vì vậy, hiện nay diện tích trồng hoa đồng tiền của Việt Nam ngày
càng mở rộng, lượng tiêu thụ và giá cả
ngày một tăng, rất dễ tiêu thụ ở thị
trường trong nước và thế giới.
2.3.3.Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa đồng tiền
a, Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa đồng tiền trên thế giới
Việc chọn tạo giống hoa đồng tiền ở Châu Mỹ chỉ bắt đầu từ những năm
70 của thế kỷ trước, tại trường Đại học Califorlia với những chươ
ng trình tạo ra
rất nhiều giống hoa để trồng trong nhà kính.Còn ở Châu Âu, Châu Á và Nhật
Bản lại tạo giống có xu hướng cho trồng hoa cắt.
Đồng tiền rất khó kết hạt, hạt lại rất nhỏ sức sống kém nên trước đây đồng
tiền chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp tách chồi. Hiện nay công nghệ
nuôi cấy mô tế bào được áp dụng rộng rãi trong việc nhân giống hoa đồng tiền
giúp cải thiện đáng kể trong vấn đề cây giống.


23
Giống đồng tiền cứng, hoa ngắn 6 inch trồng trong chậu được giới thiệu ở
nhật Bản vào năm 1980, sau đó người ta đã sử dụng công nghệ nuôi cấy mô để
nhân giống. Hiện nay chúng được trồng ở nhiều nước trên thế giới.
Phương pháp nuôi cấy mô tế bào là phương pháp chủ yếu trong nhân
giống hoa đồng tiền, chính vì thế, từ lâu trên thế giới đã có rất nhiề
u nhà khoa
học nghiên cứu về vấn đề này.
Năm 1974, Murashige và cộng sự đã nghiên cứu và nuôi cấy thành công
hoa đồng tiền trên môi trường MS + 0,5mg/l IAA và 10mg/l kinetin. Mẫu cấy

được giữ trong phòng nuôi ở nhiệt độ 27
0
C, thời gian chiếu sáng 12 -16
giờ/ngày, cường độ chiếu sáng là 1000 lux. Những chồi tách sẽ ra rễ sau khi
được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 10mg/l IAA. Wozniak và cộng sự
cho rằng bổ sung kinetin vào môi trường nuôi cấy sẽ làm tăng cả số lượng và
chất lượng chồi. Số lượng và chất lượng rễ cũng như sức đề kháng của cây tăng
lên khi cho thêm 2,6 mg/l ABA vào môi trường ra rễ [12].
Năm 1982, khi nghiên cứu ảnh hưởng của chấ
t điều tiết sinh trưởng tới sự
hình thành chồi và rễ của đồng tiền trong phòng nuôi cấy, Pierik và cộng sự đã
nhận thấy: Môi trường có nồng độ citokinin cao và auxin thấp thì sẽ hình thành
chồi, còn môi trường có IAA, IBA thuận lợi cho sự hình thành rễ.[13]
Năm 1985, Hempel và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của Kinetin,
BAP và 2iP đến quá trình nhân giống invitro đối với giống Marleeen và cho
thấy: 23,23µM Kinetin thích hợp cho nhân chồi và 5,5µM BAP cho số rễ tối
đa.
Khi bổ sung 9,84µM IBAvào môi trường sẽ làm tăng số lượng rễ và tăng sức đề
kháng của cây[6].
Pinto JEBP lại cho rằng môi trường tốt nhất cho tái sinh cây là MS có bổ
sung 3 - 9 mg/lBA, môi trường nhân nhanh chồi là 1/2MS + 2,27mg/lBA, còn
môi trường tạo rế tốt nhất là không có BA[5].
b, Tình hình nghiên cứu và sản xuất ở Việt Nam
Cây hoa đồng tiền ở Việt Nam đã được trồng từ rất lâu đời, song chủ yếu là
những giống hoa đồng tiền
đơn cho nên các kết quả nghiên cứu về giống hoa này
còn hạn chế. Từ những năm 1950 trở lại đây, với sự xuất hiện của nhiều giống hoa
đồng tiền nhập nội đã làm thay đổi cơ cấu trồng đồng tiền ở nhiều vùng trồng hoa
và nhận được những sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước.
Năm 1996, Nguyễn Quang Thạch và cộng sự đã nghiên cứu ph

ương pháp nuôi
cấy invitro giống hoa đồng tiền từ Tiệp Khắc và bước đầu thu được một số kết quả.


24
- Tạo được nguồn mẫu sạch ban đầu bằng nuôi cấy Meristem trên môi
trường MS-62 cải tiến có bổ sung auxin, cytokinin với tỷ lệ là 1:2 và kích thước
Meristem từ 1-2 mm cho khả năng tạo callus và cụm chồi tốt nhất
- Môi trường tốt nhất để tạo chồi là MS + 15% nước dừa +(8-10mg)/lBA
+ 0,5mg/lIAA cho hệ số nhân đạt từ 6,3 -7cây/tháng.
- Môi trường ra rễ tạo cây hoàn chỉnh hiệu quả cao nhất là MS+(8-
10mg)/lI AA + 3%Sacaroza
- Tiêu chuẩn cây con khi đưa ra
đất cần đạt từ 4 – 5 lá, có từ 4-5 rễ, cao 4-
5cm, giá thể thích hợp nhất đất và phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 1:2
Qua nghiên cứu quy trình nhân nhanh giống hoa đồng tiền bằng kỹ thuật
invitro Đỗ Năng Vịnh và cộng sự đã rút ra một số kết luận sau:
- Sử dụng HgCl2 nồng độ 0,1 phần trăm với thời gian khử trùng 10 phút
là thích hợp cho hoa đồng tiền, tỷ lệ mẫu sống
đạt 82%.
- Môi trường tạo callus và tái sinh chồi: MS + TDZ (0,2mg/l) + NAA
(0,1mg/l) + đường (50g/l) + thạch (6g/l) là tốt nhất để tạo mẫu chồi invitro.
- Nhân nhanh chồi hiệu quả nhất là môi trường bán lỏng MS + BAP
(1,5mg/l)+10 phần trăm nước dừa + B1 (1mg/l) + đường (50g/l) + thạch (3g/l).
- Môi trường tạo rễ thích hợp là: MS + NAA (0,5mg/l) + đường (50g/l) +
thạch (6g/l). Môi trường này bảo đảm tạo cây hoàn chỉnh, khoẻ, có sức sống tốt
khi ra vườn.
- Công thức giá thể thích hợp cho ra cây con ở giai đoạn vườ
n ươm là: 1
đất + 1 cát + 1 trấu hun + 1/4 phân vi sinh cho tỷ lệ cây con sống đạt 90%. [9]

Theo Lê Kim Hoàn, môi trường tạo callus MS+0,1 NAA+0,25 mg/l TDZ;
- Môi trường nhân chồi (nhân nhanh): MS+2mg/l Ki + 0,01mg/l NAA +
0,5mg/l BAP;
- Môi trường tạo cây con hoàn chỉnh: 1/2MS + 0,1mg/l IAA;
- Nên tạo rễ exvitro đối với hoa đồng tiền kép sẽ thu được lượng rễ nhiều
hơn, khoẻ hơn và đặc biệt giá thành cho 1 cây con rẻ hơn so với cho ra rễ invitro.
Liều lượng xử lý ra rễ thích hợp đối với Đồng tiền kép là 1000 ppm IBA [2]
Những nghiên cứu trên đ
ã bước đầu hoàn thiện được quy trình nhân giống
cây hoa đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tuy nhiên, việc sử dụng
những hoá chất đắt tiền như TDZ chỉ thích hợp với điều kiện thí nghiệm hoặc
mô hình sản xuất nhỏ. Với quy mô lớn, sản xuất công nghiệp sẽ làm cho sản
phẩm mất khả năng canh tranh về giá.

×