Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

skkn bồi dưỡng học sinh yếu kém môn tiếng việt lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.2 KB, 8 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến: Båi dìng häc sinh yÕu kÐm m«n TiÕng ViÖt líp 1.
Trong công cuộc đổi mới giáo dục và thực hiện chủ chương chính sách của Đảng và
Nhà nước nói chung của ngành giáo dục nói riêng về việc nói không với tiêu cực và
bệnh thành tích từ những năm học trước đã thể hiện rất rõ. Theo thống kê đã có biết
bao học sinh ở lại lớp và học sinh yếu kém ngồi nhầm chỗ. Học sinh bỏ học do quá
yếu không theo học được. Điều đó làm tôi rất trăn trở làm thế nào để nâng cao chất
lượng học sinh yếu kém giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp 1.
Bởi lớp 1 là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này. Với lớp 1 điều quan
trọng nhất là đọc , viết được. Có đọc được tốt học sinh mới hiểu được nội dung văn
bản và lên lớp trên học sinh mới học tốt được các môn học khác.
Đối với cấp tiểu học để đạt được điều đó thực sự là một bài toán khó,để giải được
bài toán khó này cần có sự giúp đỡ của cả cộng đồng và xã hội. Nhất là học sinh tiểu
học các em còn vừa học vừa chơi nhưng việc học của các em lại có sự ảnh hưởng rất
lớn tới con đường học sau này của các em. Chính vì điều đó là giáo viên một trường
vùng II đa số các em là học sinh dân tộc thiểu số sự tăng cường tiếng việt, phương
pháp dạy học thực sự là cần thiết và cấp bách để các em mạnh dan trong giao tiếp
bằng ngôn ngữ thứ hai một cách tự tin khi phát âm có độ chính xác cao. Chính vì lẽ
đó tôi chọn đề tài “ Bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Tiếng Việt lớp 1”.
2. Nhiệm vụ của sáng kiến:
Sáng kiến này nhằm đạt được:
- Giúp học sinh nắm được về tiếng việt: Ngữ âm và chữ viết.
- Giúp học sinh có kĩ năng đọc: Thao tác đọc, phát âm các âm, đánh dấu
câu, đọc trơn.
- Giúp học sinh có thái độ yêu thích môn học và tự tin khi giao tiếp.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Qua thực tế giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra một số cách thức “ Bồi dưỡng học sinh
yếu kém môn Tiếng Việt lớp 1”.
1
4. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu bằng thực nghiệm trên đối tượng học sinh là học sinh lớp 1 Trường


Tiểu học Bằng Lang - Quang Bình - Hà Giang. Áp dụng từ năm học 2010 - 2011 đến
nay.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luyện tập.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp trực quan.
-Phương pháp thực hành giao tiếp.
- Phương pháp học tập theo nhóm.
- Phương pháp trò chơi học tập.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở thực tiễn:
Khi dạy học môn tiếng việt giáo viên cần áp dụng dạy lấy hoc sinh làm trung tâm là
tạo cơ hội cho học sinh học tập thông qua hoạt động thực hành. Giáo viên phải là
người thiết kế bài day sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp, là người
tổ chức, hướng dẫn điều khiển quá trình dạy học để học sinh tích cực, chủ động, sáng
tạo chiếm lĩnh tri thức mới theo yêu cầu bài học qua các hình thức dạy học như: cá
nhân, nhóm đôi, tổ, cả lớp. trò chơi học tập và tổ chức nhiều hình thức trong quá trình
dạy học như thay đổi vị trí chỗ ngồi của học sinh, thay đổi góc học tập, tạo không gian
góc học tập thoáng mát gây được không gian học tập tốt nhất…
Vào đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát phân loại học sinh trong lớp 1 Trường Tiểu
học Bằng Lang với nội dung sau:
- Tìm hiểu số học sinh đi học mẫu giáo và số học sinh không đi học mẫu giáo hoặc
đi học không đều. Tìm hiểu lí do học sinh không đi học mẫu giáo.
- Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái đã học trong trường mầm non.
Qua kết quả khảo sát tỉ lệ học sinh nhận diện được các chữ cái còn quá thấp dẫn đến
kết quả học tập chưa cao. Một trong những lí do dễ thấy là vì các em chưa được sự
quan tâm của gia đình, các em chưa chăm chỉ học. Vì vậy là giáo viên chúng ta phải
2
biết được đặc điểm tình hình của từng đối tượng phát huy những mặt tích cực của học

sinh. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng và thích thú. Giáo viên
phải gần gũi yêu thương động viên kịp thời để học sinh thích học.
2. Cơ sở khoa học:
Từ những thực trạng trên tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh đề nghị và yêu
cầu thống nhất trang bị đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học.
Yêu cầu, đề nghị phụ huynh nhắc nhở uốn nắn kịp thời việc học và làm bài ở nhà
của học sinh.
Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ đồ dùng, tranh ảnh và tài liệu tham
khảo phục vụ bài dạy. Đồng thời mượn đồ dùng học tập cho học sinh có hoàn cảnh
khó khăn.
Xây dựng đôi bạn học giỏi - yếu kèm cặp nhau.
Đưa ra các tiêu chuẩn thi đua cho từng nhóm. Đầu giờ truy bài các nhóm kiểm tra
chéo nhau. Cuối tuần tổng kết thi đua vào giờ sinh hoạt. Hết tháng tổng kết tháng và
có tuyên dương, khen thưởng.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngay sau những buổi đầu rèn nề nếp, tôi cho học sinh học các nét chữ cơ bản. Tôi
đã dạy thật kỹ, thật tỉ mỉ tên gọi và cách viết các nét chữ đó. Để cho học sinh dễ hiểu,
dễ nhớ những nét chữ cơ bản tôi phân theo cấu tạo các nét có tên gọi và cấu tạo gần
giống nhau thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét chữ
cơ bản này mà học sinh phân biệt được các chữ cái, kể cả các chữ cái có hình dáng,
cấu tạo gần giống nhau.
Ví dụ:
Các nét chữ cơ bản và tên gọi:
Nhóm 1: Nét sổ thẳng
Nét gạch ngang
Nét xiên phải
Nét xiên trái
Nhóm 2: Nét móc trên
3
Nét móc dưới

Nét móc hai đầu
Nhóm 3: Nét cong phải
Nét cong trái
Nét cong kín
Nhóm 4: Nét khuyết trên
Nét khuyết dưới
Nét thắt
Nét xoắn
Sau khi học sinh đã học thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản một cách vững
vàng thì tiếp theo là phần học âm ( chữ cái ). Giai đoạn học chữ cái là giai đoạn vô
cùng quan trọng. Trẻ có nắm chắc từng chữ cái thì mới ghép được các chữ vào với
nhau để thành tiếng, các tiếng đơn ghép lại với nhau tạo thành từ và thành câu.
Giai đoạn này tôi dạy trẻ phân tích từng nét chữ cơ bản trong từng chữ cái và nếu
chữ cái đó có cùng một tên gọi song có nhiều kiểu viết khác nhau hay gặp trong sách
giáo khoa thì tôi phân tích cho học sinh nhận biết để khi gặp kiểu chữ đó trong sách
báo trẻ dễ hiểu và không bị lúng túng.
Ví dụ:
Âm : a - g
+ Âm a gồm hai nét: nét 1: nét cong kín, nét 2 nét thẳng đứng ngắn bên phải
cao rộng 2 ô li.
+ Âm g gồm hai nét: nét 1: nét cong kín ( cao 2 li trên dòng kẻ ), nét 2: nét
khuyết dưới ( 3 li dưới dòng kẻ ).
Từ việc học kĩ cấu tạo âm tạo bởi các nét chữ cơ bản thật kĩ và tỉ mỉ sẽ giúp trẻ
phân biệt được sự khác nhau cả về cấu tạo và tên gọi của bốn âm sau: d , b, p, q.
Còn các âm ghép tôi cho học sinh học thật kĩ cấu tạo và cách ghép âm. Phân từng
cặp để học sinh phát âm chính xác và viết chính tả phân biệt.
4
Trong từng ngày, từng bài ôn tôi đã nghĩ ra được một số bài kiểm tra sự nhận thức
của trẻ thông qua các giờ chơi, các giờ nghỉ. Từ đó củng cố thêm kiến thức về từ ngữ,
câu văn cho trẻ tránh sự đơn điệu của các bài ôn tập trong sách, vì những bài ôn ở

trong sách được lặp đi lặp lại bài nào cũng như bài nào làm cho học sinh tiếp thu một
cách nhàm chán nên tôi đã thay vào phần chơi trong tiết hai của bài ôn là những bài
mà tôi tự nghĩ và viết ra phiếu. Có thể phiếu chỉ là một từ gồm hai hoặc ba tiếng cũng
có thể là một câu văn. Song những từ và câu văn này phải có nghĩa và mang tính giáo
dục.
Bảng và phiếu là những từ chỉ có âm, vần mới học xong. Từ đó không lấy trong
sách ra. Nếu học sinh đã thuộc mặt chữ rồi thì bất kì một từ nào mới trẻ cũng đọc
được. Đến khi học sinh viết chính tả vào bảng con, tôi cũng không đọc những tiếng và
từ có sẵn trong bài. Thông qua việc xây dựng tiếng, tù mới trẻ được hiểu biết thêm
nhiều từ và ý nghĩa của các từ mà trẻ tìm được của hôm trước viết vào bảng con. Do
đó phong trào tìm tiếng, từ mới học sinh rất hào hứng và phấn khởi tham gia sôi nổi,
nhiệt tình.
Sang đến phần học vần học sinh đã được học chữ hoa nên trong các đoạn văn, bài
văn tôi đã luyện cho học sinh biết nhận biết và đọc chữ hoa sau dấu chấm, các danh từ
riêng tên gọi.
Vì thường xuyên phân loại chất lượng học tập của học sinh nên tôi đã chia chất
lượng của lớp ra làm 4 trình độ: giỏi, khá, trung bình, yếu và phân công:
- Giỏi kèm yếu.
- Khá kiểm tra trung bình.
Hằng ngày tôi giao phiếu bài cho học sinh giỏi. Những ngày đầu tôi trực tiếp kiểm
tra học sinh giỏi, biết được các em học giỏi đã đọc trơn tru, lưu loát rồi thì khi nhận
được phiếu là trẻ kiểm tra bạn một cách chính xác. Từ những điều học sinh giỏi tiếp
thu được em sẽ in sâu và truyền thụ lại cho các bạn. Lúc đó học sinh trung bình và yếu
dễ tiếp thu hơn. Bởi vì ông cha đã dạy:
“ Học thầy không tày học bạn”.
Đúng thế trẻ dạy trẻ ngôn ngữ của trẻ dễ hoà đồng với nhau. Tuy nhỏ nhưng trẻ
cũng có lòng tự trọng thấy bạn hơn và lại dạy mình thì cũng phải cố gắng học để đỡ
5
thua kém bạn. Từ đó chất lượng học sinh trong lớp tương đối đồng đều. Không ỷ lại
chi học sinh giỏi mà tôi vẫn thường xuyên kiểm tra và kèm cặp học sinh trung bình và

yếu nhằm củng cố cho các em về kiến thức một cách vững vàng hơn.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện sáng kiến tại Trường Tiểu học Bằng Lang,
tôi thấy qua phương pháp này các em đã thực sự hứng thú và tích cực học môn Tiếng
Việt. Nhờ vậy các tiết học không bị nhàm chán.
Kết quả cụ thể được thể hiện như sau:
Năm học KÕt qu¶
HS giái HSkh¸ HS TB HS yÕu
2010 - 2011 5% 10% 82% 3%
2011 - 2012 10% 15% 75% 0%
2012 - 2013 20% 20% 60% 0%
Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy kết quả rất khả quan khi thực hiện sáng kiến này,
góp phần nhỏ vào nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1, số học sinh đã giảm
đáng kể, số học sinh khá giỏi ngày một tăng lên.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Ở tất cả các trường hợp học sinh yếu môn Tiếng Việt, việc quan tâm của giáo viên
đến từng học sinh và phương pháp giảng dạy sát đối tượng, kịp thời khích lệ động
viên, đáp ứng đúng những điều các em còn thiếu về kiến thức, kỹ năng nhận chữ
nhanh sẽ giúp các em dần theo kịp yêu cầu về chât lượng ở cấp tiểu học. Đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay Bộ GD & ĐT đang cương quyết thực hiện cuộc vận động hai
không là: “ Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục và chống tiêu cực trong thi
cử”, thì mỗi người thầy cần phải luôn tìm tòi, nghiên cứu tài liệu và học hỏi để tạo ra
những sáng kiến hay, góp phần nhỏ để chất lượng giáo dục của địa phương nói riêng,
cũng như của cả nước nói chung ngày một nâng lên.
Nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên vẫn là sự tiến bộ chung của toàn lớp. Vì
thế tôi nghĩ, trong tất cả các khâu soạn, giảng, kiểm tra người giáo viên vẫn phải lấy
trình độ tiếp thu chung của lớp làm chuẩn mực để hướng tới. Vấn đề là, trong cái
chuẩn mực chung ấy người giáo viên cần phải luôn luôn lưu tâm đến những em học
yếu, luôn dành cho các em một sự ưu ái, một thái độ khích lệ, động viên kịp thời,
6

những lời chỉ bảo ân cần và sự tiến bộ của các em trong học tập là phần thưởng vô
giá đối với mỗi người giáo viên chúng ta.
Trên đây là phần sáng kiến kinh nghiệm của tôi, rất mong sự góp ý để sang kiến
hoàn thiện hơn nữa, để giúp các em học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Việt, đồng
thời góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Bằng Lang, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Người viết sáng kiến


Hoàng Thị Huyền
Nhận xét của tổ khối chuyên môn




( Kí tên )
Phê duyệt của thủ trưởng đơn vị




( Kí tên đóng dấu )
Xác nhận của Phòng Giáo dục và Đào tạo
7




( Kí tên đóng dấu )
8

×