Tiêu hóa là một quá trình biến đổi phức tạp thức ăn từ những chất khó thành những chất đơn
giản,hòa tan và hấp thụ được.
Thức ăn gồm những phân tử lớn,cấu tạo phức tạp nên cơ thể không sử sụng ngay được mà phải
trải qua các quá trình biến đổi lý học,hóa học và sinh học trong ống tiêu hóa.
1.Sự tiến hóa của hệ tiêu hóa
- Đối với động vật đơn bào, sự tiêu hoá thức ăn theo lối bắt giữ và thu nhận mồi bằng các chân giả,
tiết enzim lizoxom để tiêu hoá thức ăn trong các không bào tiêu hoá
- Từ ruột khoang trở lên, đã xuất hiện túi tiêu hoá đặc biệt, chưa có hậu môn, thông với bên ngoài
nhờ một lỗ thủng. Qua đó, thức ăn sẽ được thu nhận vào và chất cặn bã sẽ được đào thải ra
- Đến da gai ống tiêu hoá đã phát triển hơn và đã có miệng, hậu môn. ống tiêu hoá càng phát triển
thì phần miệng có thêm nhiều phần phụ như: xúc tu, hàm, cơ nhai, tuyến nước bọt.
- Động vật càng cao trên thang tiến hoá thì hệ tiêu hoá càng được phát triển và đã phân hoá thành
nhiều phần phức tạp hơn từ miệng đến hậu môn và đã có các tuyến tiêu hoá.
- Tuỳ theo, các loại thức ăn mà ống tiêu hoá của mỗi nhóm động vật còn phát triển thêm các phần
đặc biệt như: diều, dạ dày cơ của chim, dạ dày bốn túi của động vật nhai lại. Cấu tạo hệ tiêu hoá của
con người nói chung là hoàn chỉnh nhất về mặt cấu tạo và chức năng sinh lý.
Hệ tiêu hóa ở người được chia thành từng phần, với mỗi phần thích nghi với từng chức năng riêng.
Ống tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày,ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn.
Những cấu trúc phối hợp: răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tuỵ, gan và túi mật. Những phần của
đường tiêu hóa có các chức năng chuyên biệt, nhưng tất cả đều được tạo bằng cùng những lớp mô
cơ bản giống nhau. Thành của ống từ trong ra ngoài: niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh
mạc.
2.Tiêu hóa ở khoang miệng
-Cấu tạo khoang miệng
+Răng:gồm Từ ngoài vào răng đợc cấu tạo bằng một lớp men răng cứng và bền để bảo vệ
răng.Ngà răng là phần chủ yếu của răng có cấu trúc giống xơng.Tuỷ răng là phần trong cùng gồm
mô liên kết, mạch máu và các nhánh thần kinh.Lớp xi măng gắn răng vào vị trí hố răng. Giữa chân
răng và lớp xi măng đợc lót 1 lớp màng collagen có tác dụng nh là lớp đệm chống các tác động cơ
học rất mạnh khi nhai.
Chức năng của các loại răng: Răng cửa để cắn thức ăn,răng nanh để xé thức ăn và răng hàm thì để
nghiền thức ăn.
+Lưỡi:Là khối cơ vững chắc, tự do và linh hoạt để nhào lộn thức ăn.Phần gốc lỡi dày hơn là phần
cuống lỡi dính với nền hầu của phần sau khoang miệng. Trong lỡi có nhiều mạch máu, dây thần kinh
và có nhiều gai vị giác.
Chức năng của lỡi là nhào lộn thức ăn và phát âm.
+Tuyến nước bọt:Gồm có 3 tuyến là:
Tuyến dới lỡi: Bé nhất, nặng 5 gam, đổ nền miệng
Tuyến dới hàm: ở hõm dới hàm nặng 150 gam
Tuyến mang tai: nặng 20-30 gam, đổ vào mặt trong của má (ngang răng hàm thứ 2) tiết ra 50-60%
tổng số nước bọt
Số lợng và thành phần tiết dịch phụ thuộc vào tính chất lí và hoá học của thức ăn. Nớc bọt có tác
dụng làm nhão thức ăn khô và cuốn khỏi niêm mạc miệng những chất có hại không cần thiết.
Các tuyến nớc bọt tiết ra nớc bọt theo cơ chế phản xạ
-Tiêu hóa ở khoang miệng
+Tiêu hóa cơ học: Thức ăn vào khoang miệng được răng cắt, xé, nghiền nhỏ rồi thấm với nước
bọt.TĂ được cắt thành những mẩu nhỏ đưa xuống hầu, xuống thực quản thông qua phản xạ nuốt:
◦ Khi nuốt, miệng ngậm lại, lưỡi nâng lên ép lên vòm miệng, dồn viên TĂ từ miệng xuống hầu.
◦ Cùng lúc đó, nắp thanh quản đóng lại không cho TĂ lọt vào đường hô hấp, thanh môn khép
◦ TĂ đi xuống hầu rồi xuống thực quản, vào dạ dày
+Tiêu hóa hóa học :
thực hiện nhờ các enzym trong nước bọt
thực hiện nhờ các enzym trong nước bọt
Đặc tính: nước bọt là dịch không màu, loảng, Tiết 1-1,2l/ngày, pH 6,6 – 8.Thành phần:Nước
Đặc tính: nước bọt là dịch không màu, loảng, Tiết 1-1,2l/ngày, pH 6,6 – 8.Thành phần:Nước
98-99%, muối , Muxin, enzym amylaza va maltase.Tác dụng: làm nhão thức ăn và chuyển hoá tinh
98-99%, muối , Muxin, enzym amylaza va maltase.Tác dụng: làm nhão thức ăn và chuyển hoá tinh
bột, diệt khuẩn nhẹ. Enzym amylaza xúc tác phân giải tinh bột chín thành dextrin và biến dextrin
bột, diệt khuẩn nhẹ. Enzym amylaza xúc tác phân giải tinh bột chín thành dextrin và biến dextrin
thành maltose.Sau đó maltase xúc tác biến maltose thành glucose,sự biến đổi này xảy ra trong dạ dày
thành maltose.Sau đó maltase xúc tác biến maltose thành glucose,sự biến đổi này xảy ra trong dạ dày
do maltase theo thức ăn đi xuống
do maltase theo thức ăn đi xuống
3.Tiêu hóa ở dạ dày
-Cấu tạo:Là phần rộng nhất của ống tiêu hoá,Có 2 cơ vòng là cơ vòng tâm vị và cơ vòng môn vị.Thể
tích của dạ dày là 1,5 -3 lít,có 2 bờ cong.Dạ dày được chia làm 3 vùng, vùng thợng vị,vùng thân vị
và vùng hang vị.Thành dạ dày dày 3-5 mm đợc chia làm 3 lớp:
+ Lớp ngoài : lớp thanh mạc
+Lớp giữa: lớp cơ trơn, trong đó có cơ dọc, cơ vòng và cơ xiên
+Lớp trong: lớp niêm mạc. Trên bề mặt của lớp niêm mạc có nhiều tuyến hình ống, cứ 1cm2 có
10.000 ống
-Tiêu hóa ở dạ dày:
+Tiêu hóa cơ học: Mỗi vùng của dạ dày có những hoạt động cơ học khác nhau.
◦ Tâm vị : việc đóng mở nhờ áp lực của thức ăn và pH trong dạ dày
◦ Thân vị và hang vị: Sau khi ăn khoảng 10-20 phút dạ dày sẽ co bóp theo kiểu làn sóng từ thân vị
đến môn vị (càng lan xạ càng mạnh). Tại hang vị thức ăn bị nghiền nát, nhào lộn và ngấm dịch vị,
tạo thành dịch lỏng gọi là “vị trấp”
◦ Môn vị :Đầu bữa ăn do tâm lý dịch vị đợc tiết ra vài giọt Hcl rơi xuống tá tràng. Nó sẽ kích thích
làm cửa môn vị đóng chặt. áp lực làm mở cửa môn vị, đẩy vị trấp xuống tá tràng. Khi xuống tá tràng
vị trấp có pH axit cao sẽ trung hoà pH kiềm tá tràng làm cho môn vị đóng lại cho đến khi môi trờng
kiềm của tá tràng trở lại bình thờng.Thời gian lu lại của thức ăn ở dạ dày tuỳ thuộc vào bản chất của
thức ăn.
+Tiêu hóa hóa học: được thực hiện nhờ các enzym tiêu hóa có trong dịch vị.Thành phần và tác dụng
của các chất trong dịch vị:
◦ Gastrin: hoocmon kích thích tiết dịch vị
◦ Pepsinogen: là dạng không hoạt động của pepsin, khi gặp HCl đặc biệt là pepsin được hoạt hóa
từ trước sẽ lập tức chuyển thành pepsin
Pepsin là enzim chính trong sự phân giải protein ở dạ dày. Pepsin cắt liên kết peptit của aa →
protein được cắt thành các chuỗi peptit ngắn
◦ Chất nhày: quánh và kiềm tính tạo thành 1 lớp dày bao phủ niêm mạc dạ dày để bảo vệ dạ dày
và bôi trơn TĂ
◦ HCl: Có chức năng hoạt hóa pepsinogen → pepsin để thực hiện chức năng phân giải
protein.Tạo pH thấp ở dạ dày để diệt khuẩn.Tham gia cơ chế đóng mở môn và tâm vị.Kích thích tiết
hoocmon secretin ở tá tràng.Thủy phân xenluloz của tế bào non.Chuyển Fe3+ → Fe2+ dễ hấp
thu.Phá hủy lớp màng của bó cơ, tạo điều kiện để pepsin hoạt động phân giải các bó cơ trong thịt,
cá…
Sự hình thành HCl:Tế bào đỉnh tiết ion hydro và ion clo.Tế bào đỉnh bơm ion hydro vào xoang dạ
dày với nồng độ rất cao nhờ ATP. Ion hydro kết hợp với ion clo vừa khuếch tán vào xoang qua các
kênh đặc hiệu trên màng →HCl
- Điều hòa tiết dịch vị
Cơ chế thần kinh
+Phản xạ có điều kiện: do hình dáng, màu sắc, mùi vị TĂ, khung cảnh bữa ăn gây tiết dịch vị ◊ gọi
là dịch vị tâm lí
+Phản xạ không điều kiện: khi TĂ tác dụng vào niêm mạc dạ dày, các thụ quan bị kích thích.
Xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về hành tủy. Xung li tâm theo dây thần kinh X chạy
đến dạ dày, tác dụng vào đám rối Meissner ◊ tuyến vị gây tiết dịch vị
Phân hệ phó giao cảm có tác dụng làm tăng tiết dịch vị
+ Phân hệ giao cảm có tác dụng làm giảm tiết dịch vị
Cơ chế thể dịch
+ Chủ yếu do tác động của gastrin: hòa lẫn vào khối TĂ , được hấp thụ vào máu trở lại dạ dày, kích
thích tuyến vị tiết dịch vị
+Prostagladin do các mô trong cơ thể tiết ra có tác dụng giảm tiết dịch vị
+Khi căng thẳng thần kinh kéo dài, hoocmon vỏ trên thận tiết ra nhiều làm tăng tiết dịch vị
4.Tiêu hóa ở ruột non
- Cấu tạo:
+Tá tràng: dài khoảng 25-30 cm, là đoạn ngắn nhất của ruột non, song lại là đoạn có chức phận tiêu
hoá quan trọng nhất. Vì nó là nơi tiếp nhận dịch tiêu hoá từ các tuyến tiêu hoá của gan và tuỵ . Tá
tràng là phần rộng nhất của ruột non, nó uốn cong hình chữ U, hành tá tràng chịu sự tấn công cuả
Hcl nên dễ bị loét.
+Lông ruột là cơ quan hấp thụ thức ăn, dài 0,5 -1mm, dày 0,1 mm. Nó phân bố dày nhất là ở tá
trạng. Tổng số lông ruột ở ngời khoảng 4 triệu cái (20- 40 cái/ mm2).
+Nhờ có cấu tạo van tràng và lông ruột đã tăng diện tích bề mặt của ruột non lên (300-500 m2 ) .
Mỗi lông ruột đợc cấu tạo ở trục giữa là mạch bạch huyết và tại đây hấp thụ nhng chất mỡ, bề mặt
các lông ruột có các mạch máu phân nhánh thành mạng lới. Đây còn tiết ra các dịch ruột (tuyến
lieberkun).
- Tiêu hóa:
+Tiêu hóa cơ học:
nhờ sự phối hợp
nhờ sự phối hợp
cử động các cơ của ruột non:
cử động các cơ của ruột non:
◦ Co thắt từng phần chủ yếu do cơ vòng gây ra xáo trộn thức ăn, làm thức ăn ngấm dịch tiêu hóa.
◦ Cử động quả lắc: do lớp cơ dọc thay nhau co giãn, làm cho các đoạn ruột trườn đi trườn lại
xáo trộn thức ăn, tránh ứ đọng.
◦ Cử động nhu động: do cả lớp cơ vòng và cơ dọc điều khiển đẩy liên tục thức ăn từ trên xuống
dưới quá trình hấp thu dễ dàng.
◦ Cử động phản nhu động: cử động ngược chiều từ ruột già lên giúp hấp thu thức ăn triệt để hơn.
+Tiêu hóa hóa học:Đổ vào ruột non có 3 loai dịch tiêu hóa
► Dịch tụy:do tuyến tụy tiết ra đổ vào tá tràng,đó là một chất lỏng không màu,có pH=7,8-8,4.
Dịch tụy chứa bicarbonate và các enzyme.Bicarbonate( NaHCO3) có vai trò như một chất đệm tạo
ra môi trường có pH thích hợp cho các enzyme hoạt động.
Các nhóm enzym có trong dịch tụy và vai trò:
◦ Nhóm enzym tiêu hóa protêin:
Trypsin:biến đổi protein thành các chuỗi polypeptit
Chymotrypsin:phân cắt polypeptit các đoạn peptit ngắn như di,tri,tetra peptit
Cacboxypeptidase:phân giải polypeptit giải phóng axit amin co nhóm –COOH tự do
◦ Nhóm enzym tiêu hóa lipid
Lipase: phân giải lipit đã được muối mật nhũ tương hóa thành axit béo và glyxerin
Phospholipase: phân giải photpholipit thành photphat và diglyxerin sau đó dược lipase phân giải tiếp
◦ Nhóm enzym tiêu hóa glucid
Amylase :phân giải gluxit thành dextrin và maltose
Maltase :phân giải maltose thành glucose
Lactase :phân giải lactose thành glucose va glactose
Sacarase :phân giải sacarose thành glucose và fructose
◦ Điều hòa tiết dịch tụy:Có 2 cơ chế điều hòa
Cơ chế thần kinh: Do dây X dưới tác dụng kích thích của 2 loại phản xạ tương tự cơ chế bài tiết
nước bọt và dịch vị.
Cơ chế thể dịch: Do 2 hormon của tế bào niêm mạc ruột non bài tiết là secretin và pancreozymin.
+ Secretin kích thích bài tiết dịch tụy chứa nhiều nước và HCO3-.
+ Pancreozymin làm bài tiết dịch tụy chứa nhiều enzym.
►Dịch mật:Do gan tiết ra,là dịch lỏng chứa trong túi mật,vị đắng,tính kiềm. Thành phần:90% là
nước,10% chất khô trong đó quan trọng nhất là axit mật và sắc tố mật
Axit mật:axit colic,axit dioxycolic,axit glycocolic chúng thường tồn tại dưới dạng muối của Na
như nattriglucocolat
Sắc tố mật :bilirubin va biliverdin
Tác dụng của dịch mật
◦ Muối mật nhũ tương hóa tất cả lipid có trong thức ăn để enzyme lipase có khả năng ◦ Phân giải
lipid thành acid béo và glycerol.
◦ Góp phần tạo môi trường kiềm để các enzyme dịch tụy hoạt động.
◦ Mật làm tăng nhu động ruột, tạo điều kiện cho tiêu hóa và hấp thu.
◦ Mật kích thích tuyến tụy tăng tiết dịch tụy.
◦ ức chế hoạt động của vi khuẩn chống thối rữa các chất ở ruột.
Sự tiết dịch mật được điều hòa bài tiết do bởi 2 cơ chế:
◦ Cơ chế thần kinh: do dây X dưới tác dụng của 2 loại phản xạ như trên.
◦ Cơ chế thể dịch: cũng do 2 hormon secretin và pancreozymin.
+ Secretin: Kích thích tế bào gan tăng sản xuất mật, vì vậy còn được gọi là hepatocrinin.
+ Pancreozymin: Kích thích co bóp túi mật để tống mật xuống ruột, còn được là cholecystokinin
(CCK).
► Dịch ruột:Do các tế Brunner ở tá tràng và tuyến Liberkuhn ở hỗng tràng và hồi tràng tiết ra.Dó
là dịch lỏng có tính kiềm chứa 97% là nước,còn lại là các muối vô cơ như muối
cacbonat,bicacbonat,clorua,photphat của Na,K,Ca và các enzym tiêu hóa thức ăn
Tác dụng chủ yếu của dịch ruột là các enzyme, bổ sung và hoàn thiện cho quá trình tiêu hóa.
◦ Nhóm enzym phân giải protein như: Amynopeptidase cắt mạch peptit giải phóng axit amin có
gốc –NH2 tự do. Dipeptidase cắt mạch dipeptit thành 3aa
◦ Nhóm enzym phân giải lipit có lipase,photpholipase
◦Nhóm enzym phân giải gluxit có amilase,maltase,lactase,sacalase tác dụng như enzym ở dịch
tụy
Cơ chế điêu hòa tiết dịch ruột :
◦ Dịch tiết ra dưới tác dụng của các thích cơ học và hóa học của thức ăn lên thành ruột , thông
qua đám rối Meissner.
◦ Dây thần kinh số X phân nhánh đến ruột non nhưng có tác dụng rất yếu lên tiết dịch ruột.
◦ Morphin ức chế tiết dịch ruột.
5.Tiêu hóa ở ruột già
-Cấu tạo: ruột già dài khoảng 1,3-1,5 m, đường kính 6cm. Gồm có 3 đoạn :
+Manh tràng: (ruột tịt ) dài 6-8 cm, có van làm cho thức ăn chỉ đi 1 chiều. ở thành sau của manh
tràng có ruột thừa dài 2-20 cm không tham gia trự tiếp vào quá trình tiêu hoá.
+Đại tràng: (ruột già chính thức), hình chữ U có 3 đoạn : lên, ngang và xuống là nơi tái hấp thu
lại nước và một số vitamin.
+Trực tràng: dài 15-20cm, là nơi tích trử phân để lên men thối . tận cùng là hậu môn
-Tiêu hóa ở ruột già: Khi thức ăn xuống ruột già thì phần lớn các chất dinh dưỡng đã được hấp thu.
Tại ruột già chỉ hấp thu thêm một vài chất dinh dưỡng, chủ yếu là tái hấp thu lại nước và cô đặc chất
bã tạo thành phân dưới sự hoạt động của các vi khuẩn lên men. Mỗi ngày cơ thể thải ra khoảng 150
gam phân.
6.Hấp thu
Các bộ phận hấp thu thức ăn
Lượng dịch hấp thu hằng ngày khoảng 8-9 lít trong đó dịch tiêu hoá là 7 lít, dịch thức ăn là 1,5 lít có
7,5 lít là ở ruột non.
-Hấp thu ở miệng: rợu, Nitroglixerin
-Hấp thu ở dạ dày: 1 số chất hoà tan trong nớc glucozơ, iốt, brom, một ít rợu hoặc một số chất độc.
- Hấp thu tại ruột non: các chất dinh dỡng nh axit amin, gluco, glixerin axit béo muối khoáng và
vitamin đợc lông ruột hấp thu đa vào máu hoặc bạch huyết đi nuôi cơ thể.
- Hấp thu tại ruột già: tái hấp thu lại nớc, một số chất dinh dưỡng còn lại và một số thuốc đặt hậu
môn.
Cơ chế hấp thu thức ăn
Sự hấp thu thức ăn chủ yếu diễn ra ở ruột non với sự tham gia của nhung mao (lông ruột).Sự hấp thụ
bao gồm hai cơ chế chính:
- Cơ chế thụ động.
+Cơ chế khuyếch tán: các chất đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Các chất dinh
dưỡng đi từ ruột vào máu.
+Cơ chế thẩm thấu: Chủ yếu là sự hấp thu nước. Các chất dinh dưỡng sẽ đi từ nơi có áp suất thấp
đến nơi có áp suất cao. Nước đi từ ruột non thấm vào máu mang theo các chất hoà tan
+Cơ chế lực hút tĩnh điện: Do các chất dinh dưỡng trong ruột non và trong máu có điện tích trái dấu
sẽ hút nhau, nên các chất từ ruột sẽ chuyển sang máu.
+Cơ chế lọc qua: áp lực thuỷ tĩnh trong ruột non 3-5 mmHg, khi áp lực tăng 8=10 mmHg thúc đẩy
quá trình hấp thu nhưng nó sẽ chèn ép các mao mạch trong nhung mao, làm giảm hoặc ngừng quá
trình hấp thu.
- Cơ chế chủ động
Các chất dinh dưỡng vào cơ thể có thể đi vào ngược chiều gradien nồng độ, áp suất và kể cả điện
thế. Quá trình vận chuyển này cần có năng lượng và chất vận tải.Trên màng vi nhung mao có hệ
thống vận tải làm nhiệm vụ vận tải các chất dinh dưỡng từ ngoài vào trong tế bào. Chất vận tải đó là
1 prôtêin .Điều kiện để hấp là có chất vận chuyển, năng lượng do ATP cung cấp, có sự tham gia của
enzim và GMP vòng, AMP vòng